Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu các yếu tố chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố đà nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.06 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


PHAN THỊ CÔNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CHỌN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học:TS. Võ Quang Trí

Phản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Huy
Phản biện 2: TS. Hồ Huy Tựu

Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 27 tháng 01 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, vấn đề chọn trường đại học không chỉ của riêng người
học hay phụ huynh mà nó còn là mối quan tâm lớn của các cơ sở đào
giáo dục đại học và có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của trường.
Trong những năm gần đây, sau khi kết thúc các mùa tuyển sinh, lãnh
đạo các trường ĐH, CĐ thường bày tỏ sự lo lắng vì không đủ nguồn
tuyển sinh so với yêu cầu đề ra. Các trường gặp khó khăn trong công
tác hoạt động giảng dạy và có thể đứng trước nguy cơ đóng cửa.
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT)
(theo ), tính đến năm 2015 cả nước có 445
trường ĐH và CĐ trong đó có 357 trường công lập và 88 trường ngoài
công lập. Qua mỗi năm, số lượng các trường ĐH ngày càng gia tăng,
đặc biệt trường công nhiều gấp 3 - 4 lần trường ngoài công lập. Đồng
thời, Bộ GD&ĐT cho phép một số trường tự do tuyển sinh theo
phương thức tuyển sinh riêng (xét theo học bạ), nên mức độ cạnh
tranh tuyển sinh giữa các trường càng trở nên mạnh mẽ, vì thế vấn đề
được đặt ra là các trường đại học phải nổ lực nhiều hơn trong công tác
nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo, cơ sở vật chất, cơ hội việc
làm…để thu hút thí sinh lựa chọn trường mình.
Bên cạnh đó, theo thống kê gần đây mỗi năm có khoảng 41% học
sinh tốt nghiệp THPT đăng ký vào ĐH, CĐ, vào cao đẳng nghề, trung
cấp khoảng 23%, học nghề tại trung tâm đào tạo nghề khoảng 13%, đi
làm khoảng 10%. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển
đại học năm 2017, tỷ lệ học sinh không đăng ký xét tuyển ĐH là 26%.
Thực tế cho thấy, học sinh đã có những bước chuyển biến tích cực

trong việc lựa chọn ngành nghề và hướng đi phù hợp của các em trong
tương lai, đây chính là thử thách cho các trường ĐH, CĐ cần có
những chính sách tuyển sinh phù hợp hơn.


2
Xây dựng một chiến lược nhằm thu hút được người học đòi hỏi
phải thoả mãn được mong muốn của họ, đồng thời các trường cần hiểu
rõ vị thế của mình so với đối thủ cạnh tranh. Theo các quan điểm hiện
đại trong ngành Marketing thì mọi hành vi của người tiêu dùng đều
được dựa trên những quy luật tìm ẩn trong nhận thức. Do đó, để có
một cái nhìn chung nhất và mang tính kiên định về các yếu tố chọn
trường của người học mà đối tượng chính là học sinh lớp 12 thì cần
phải biết được quy luật dẫn dắt đến quyết định chọn trường diễn ra
trong tâm trí họ (Chaudhuri, 2006). Nhiều nghiên cứu đi trước đã kết
luận, học sinh chịu tác động bởi nhiều yếu tố khi quyết định chọn
trường, đó có thể là đặc điểm cố định của trường như danh tiếng, chất
lượng đào tạo, cơ sở vật chất; khả năng trúng tuyển của cá nhân; học
phí phù hợp hay ảnh hưởng từ người thân, tuy nhiên những nghiên
cứu này vẫn chưa xác định được học sinh sử dụng yếu tố nào khi lựa
chọn trường đại học và yếu tố nào quan trọng nhất trong tâm trí của họ
khi ra quyết định chọn trường. Vì vậy để giải đáp câu hỏi trên cũng
như đưa ra những đề xuất cho các đơn vị liên quan góp phần nâng cao
kết quả công tác tuyển sinh ở các trường ĐH, CĐ, đề tài "Nghiên cứu
các yếu tố chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố Đà
Nẵng” được tác giả chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố học sinh lớp 12 tại thành phố Đà Nẵng sử
dụng khi chọn trường đại học.
- Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố khi học sinh lớp 12

tại thành phố Đà Nẵng chọn trường đại học.
- Qua đó, đề xuất một số kiến nghị đối với các đơn vị liên quan để
góp phần nâng cao kết quả công tác tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: học sinh lớp 12 tại các trường trung học tại TP. Đà
Nẵng


3
Nghiên cứu này tiến hành khảo sát và đánh giá mức độ ưu tiên
của các yếu tố lựa chọn trường đại học của học sinh lớp 12 trên địa
bàn TP. Đà Nẵng.
- Phạm vi:
Khảo sát và đánh giá mức độ ưu tiên của các yếu tố lựa chọn trường
đại học của học sinh lớp 12 tại 15 trường THPT tại TP. Đà Nẵng.
Nghiên cứu chỉ khảo sát học sinh khối THPT hệ chính quy,
không khảo sát hệ bổ túc văn hoá, thí sinh tự do.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp phân tích kết hợp
(Conjoint Analysis)
4.1 Nghiên cứu định tính
Tác giả thực hiện các phỏng vấn chuyên sâu 20 đáp viên là học
sinh lớp 12 tại 5 trường THPT Đà Nẵng để xác định các yếu tố sẽ xuất
hiện trong nghiên cứu, từ đó thực hiện nghiên cứu định lượng về các
yếu tố chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại TP. Đà Nẵng.
4.2 Nghiên cứu định lƣợng
Quá trình nghiên cứu định lượng được thực hiện theo các bước
như sau:
- Bước 1: Nhận biết các yếu tố khi học sinh chọn trường đại học
3hong qua phiếu điều tra 20 đáp viên là học sinh lớp 12 tại TP.Đà

Nẵng (kết quả từ nghiên cứu định tính)
- Bước 2: Phân biệt và chọn mức độ quan trọng của các yếu tố
- Bước 3: Tạo ra các trường hợp nghiên cứu (trường đại học)
bằng cách kết hợp với các thuộc tính trên, tiến hành khảo sát trên 30
đáp viên.
- Bước 4: Thu thập phản hồi về lựa chọn trường đại học 3hong qua
cuộc khảo sát 205 học sinh lớp 12 tại các trường THPT của TP.Đà Nẵng.
4.3 Quy trình phân tích dữ liệu
Dữ liệu trong nghiên cứu được phân tích dựa trên các bước:


4
- Bước 1: Thống kê mô tả các yếu tố mà học sinh quyết định khi
chọn trường đại học (mẫu N=20)
- Bước 2: Kết nối các trường đại học với các tiêu chí mà học sinh
quyết định khi chọn trường để xác định được các tiêu chí được gán
cho một trường cụ thể (mẫu N=30)
- Bước 3: Phân tích kết hợp giữa lựa chọn trường đại học với các
tiêu chí (mẫu N=205) nhằm đánh giá yếu tố nào quan trọng đối với
việc chọn trường của học sinh và yếu tố nào là quan trọng nhất trong
tâm trí của học sinh khi chọn trường.
Đồng thời, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích kiểm
định T – test và kiểm định phương sai (Oneway Anova) để xác định
sự khác biệt giữa các nhóm trong việc đánh giá tầm quan trọng của
các yếu tố đến quyết định chọn trường.
5. Bố cục đề tài
Luận văn gồm 2 phần:
- Phần giới thiệu: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Phần nội dung: được chia thành 4 chương

+ Chương 1: Cơ sở lý luận
+ Chương 2: Mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu
+ Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
+ Chương 4: Kết quả nghiên cứu
+ Chương 5: Kết luận, giải pháp và kiến nghị
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tài liệu nghiên cứu của luận văn được tham khảo từ sách, các bài
viết, một số nghiên cứu và tư liệu, cụ thể:
- Các khái niệm lý thuyết được tham khảo từ sách hành vi người
tiêu dùng của tác giả Nguyễn Xuân Lãn, TS. Phạm Thị Lan Hương,
TS. Đường Thị Liên Hà (2010).
- Các nghiên cứu chọn trường đại học:


5
+ Nghiên cứu nước ngoài: mô hình nghiên cứu của các tác giả
David W. Chapman (1981), Jackson (1982), Litten (1982), Cosser và
Toit (2002), Dana D.Clayton (2013), Bromley H. Kniveton (2004),
Michael Borchert (2002), Marvin J. Burns (2006).
+ Nghiên cứu trong nước: nghiên cứu của Trần Văn Quí, Cao
Hào Thi (2009), Trương Thị Vân Anh (2016), Nguyễn Phương Toàn
(2011), Nguyễn Minh Hà (2011).
- Các nghiên cứu về đánh giá xếp hạng trường đại học: bảng xếp
hạng đại học của Tạp chí US News and World Report, bảng xếp hạng
đại học theo Times Higher Education Supplement (THES), bảng xếp
hạng đại học của Đại học Giao thông Thượng Hải (TQ), bảng xếp
hạng đại học tại Việt Nam.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƢỜI TIÊU DÙNG

1.1.1Khái niệm hành vi ngƣời tiêu dùng
Hành vi của người tiêu dùng phản ánh tổng thể các quyết định
của người tiêu dùng đối với việc thu nhận, tiêu dùng, loại bỏ hàng hóa,
bao gồm sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và ý tưởng, bởi các đơn vị
quyết định (con người) theo thời gian.
1.1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời tiêu dùng
Khi ra quyết định mua, sử dụng hay loại bỏ sản phẩm, người tiêu
dùng chịu ảnh hưởng bởi bốn thành phần: (1) Các nhân tố tâm lý cốt
lõi (tiến trình bên trong), (2) Tiến trình ra quyết định, (3) Các nhân tố
bên ngoài (văn hóa người tiêu dùng) và (4) Kết quả hành vi người tiêu
dùng. Bốn thành phần này có mối liên hệ mật thiết với nhau.
1.1.3 Các nhân tố tâm lý cốt lõi (MAO)
Trước khi người tiêu dùng ra quyết định, họ phải có một số
nguồn kiến thức hay thông tin làm cơ sở cho quyết định của họ.


6
Nguồn này là các nhân tố tâm lý cốt lõi, bao gồm động cơ, khả năng
và cơ hội; nhận thức và ghi nhớ thông tin; tạo lập và thay đổi thái độ.
1.1.4 Nhận thức
Nhận thức là một tiến trình qua đó con người chuyển tải những
ấn tượng cảm giác thành quan điểm chặt chẽ và thống nhất về thế giới
xung quanh. Nhận thức bao gồm hai hoạt động chính: cảm giác (tiếp
xúc, chú ý) và hiểu. Hai hoạt động này có thể diễn ra theo thứ tự hoặc
đan xen, củng cố lẫn nhau.
1.2 LÝ THUYẾT VỀ LỰA CHỌN
1.2.1 Thuyết lựa chọn duy lý (Rational Choice Theory)
(Homans, 1961)
1.2.2 Lý thuyết hành động hợp lý
1.2.3 Lý thuyết về tiến trình đánh giá và ra quyết định

1.2.4 Tiến trình đánh giá và lựa chọn trƣờng đại học
a. Một số khái niệm: Học sinh lớp 12, hướng nghiệp, tư vấn
hướng nghiệp, lựa chọn ngành nghề đào tạo, giáo dục và giáo dục đại
họ, chọn trường đại học
b. Tiến trình đánh giá và quyết định lựa chọn trường
1.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƢỚC
1.3.1 Mô hình chọn trƣờng đại học của HS
a. Mô hình của Jackson (1982)
Mô hình này hướng về HS, theo đó việc lựa chọn trường của HS
bao gồm 3 giai đoạn: tùy chọn, loại trừ và đánh giá. Giai đoạn tùy chọn
nhấn mạnh những tác động của xã hội ảnh hưởng đến việc chọn trường
đại học, trong khi giai đoạn loại trừ và đánh giá nhấn mạnh đến chi phí
học đại học và những đặc điểm của trường đại học.
b. Mô hình của Litten (1982)
Litten cho rằng quyết định chọn trường là một quá trình diễn ra
liên tục gồm 5 bước: (1) có những khát vọng về trường đại học, (2)
tìm kiếm, (3) thu thập thông tin, (4) gửi đơn xin nhập học và (5) ghi


7
danh vào học. Năm bước này có thể rút ngắn thành 3 giai đoạn: (1)
quyết định tham gia vào quá trình giáo dục sau trung học; (2) tìm hiểu
về các trường đại học; (3) phát triển một tập hợp các trường đại học để
xem xét và quá trình nộp đơn và đăng ký học. Mô hình này nhận diện
một tập hợp những tác động đến quá trình chọn lựa trường đại học
như: hoàn cảnh kinh tế gia đình, môi trường xã hội, đặc tính cá nhân,
đặc điểm trường đại học, đặc điểm trường THPT,…Theo Litten,
những thuộc tính của trường trung học và những chính sách là các yếu
tố quan trọng nhất trong suốt quá trình tìm kiếm.
1.3.2 Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định chọn

trƣờng đại học của HS
a. Các nghiên cứu trên thế giới
 Mô hình của David W. Chapman (1981)
Mô hình nghiên cứu của David W. Chapman cho rằng việc chọn
trường đại học của HS THPT là do ảnh hưởng của 2 thành phần: thành
phần nhóm yếu tố đặc thù cá nhân bao gồm các yếu tố như: tình trạng
kinh tế xã hội, năng lực, kết quả học tập ở THPT, mức độ giáo dục
mong đợi và thành phần các yếu tố bên ngoài nhóm thành 3 loại nói
chung: người thân, đặc điểm cố định của trường đại học; nỗ lực giao
tiếp của trường đại học với học sinh tiềm năng.
 Mô hình Cosser và Toit (2002)
Cosser và Toit đã vận dụng mô hình của Chapman (1981) với một ít
thay đổi để nghiên cứu ở một số quốc gia đang phát triển (Nam Phi và Ấn
Độ) để nghiên cứu các ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của HS
lớp 12. Kết quả nghiên cứu của hai tác giả này có 10 yếu tố chia thành 2
nhóm yếu tố quyết định đến lựa chọn trường đại học của HS trường
THPT. Một nhóm yếu tố thể hiện “đặc tính của nhà trường” và nhóm
còn lại thể hiện “những ảnh hưởng khác” (người thân, gia đình, bạn bè,
thầy, cô giáo,…), 10 yếu tố này bao gồm: danh tiếng của trường, danh
tiếng của khoa, có ký túc xá tốt, có các tiện ích sinh hoạt thể thao, khả


8
năng có học bổng, cho phép học qua thư tín, vị trí thuận tiện, học phí
thấp, có mối quân hệ với người thân và bạn bè gợi ý.
 Mô hình nghiên cứu của Dana D.Clayton (2013)
Dana D.Clayton (2013) đã tiến hành nghiên cứu “Các yếu tố tác
động đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ
thông năm cuối cấp có thành tích học tập cao” với các nhóm yếu tố:
- Mức độ ảnh hưởng của người khác khi xem xét quyết định chọn

trường Đại Học
- Những thành tố thuộc về danh tiếng của trường Đại Học
D.Clayton đã nghiên cứu mẫu 114 học sinh sắp tốt nghiệp có
thành tích học tập cao của ba trường trung học phổ thông tư thục và
một trường đặc cách ở vùng Tây Nam bang Indiana. Nghiên cứu chỉ
ra rằng 67% học sinh tham gia muốn theo học trường đại học công lập
và 33% chọn trường đại học tư thục. Theo kết quả nghiên cứu, cả hai
nhóm học sinh trên đều xem yếu tố chất lượng chương trình đào tạo là
quan trọng nhất.
 Các nghiên cứu liên quan khác
Nghiên cứu của Bromley H. Kniveton (2004), Michael Borchert
(2002), Marvin J. Burns (2006)
b. Nghiên cứu ở Việt Nam
 Mô hình của Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009)
Kết quả phân tích 227 bảng trả lời của học sinh lớp 12 năm học
2008- 2009 của 5 trường THPT tại Quảng Ngãi phản ánh cho thấy 5
yếu tố bao gồm yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai; yếu tố đặc
điểm cố định của trường đại học; yếu tố về bản thân cá nhân học sinh;
yếu tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh và yếu tố
về thông tin có sẵn trong việc lựa chọn trường đại học.
 Mô hình của Trương Thị Vân Anh (2016)
Kết quả nghiên cứu của mô hình cho thấy có 3 nhóm yếu tố
quyết định đến việc chọn trường của học viên đó là: Đặc điểm của


9
trường đại học, Đặc điểm của cá nhân học viên và giao tiếp xã hội.
Trong đó yếu tố xã hội hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất
trong quyết định lựa chọn trường đại học của học viên.
 Mô hình của Nguyễn Phương Toàn (2011)

Kết quả nghiên cứu qua việc khảo sát 402 HS của 8 trường
THPT tại địa bàn tỉnh Tiền Giang năm học 2011, tác giả này đã xác
định được 5 yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học
của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với mức độ ảnh hưởng từ
mạnh đến yếu như sau: yếu tố về mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành
nghề đào tạo, yếu tố về đặc điểm của trường đại học, yếu tố về khả
năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra trường (cơ hội làm việc trong
tương lai), yếu tố về nỗ lực giao tiếp của trường đại học với HS THPT
và yếu tố danh tiếng của trường đại học. Mô hình nghiên cứu giải
thích được 27.6% cho tổng thể về mối liên hệ của 5 yếu tố trên với
biến lựa chọn trường đại học của HS.
 Mô hình của Nguyễn Minh Hà (2011)
Nguyễn Minh Hà đã kết hợp một số mô hình của Chapman
(1981), Litten (1982), Jackson (1982), Hossler và Gallagher (1987),
Cabrera và Nasa (2000) trên cơ sở điều chỉnh một số yếu tố cho phù
hợp với đối tượng khảo sát là sinh viên năm nhất của 3 khối ngành:
Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Khoa học kỹ thuật và Khoa học xã hội
nhân văn của Đại học Mở TP. HCM về việc chọn trường Đại học Mở
TP. HCM và đã đưa ra mô hình đưa ra 5 yếu tố lựa chọn đó là: (1) yếu
tố người thân, (2) yếu tố đặc điểm của trường đại học, (3) yếu tố đặc
điểm của bản thân sinh viên, (4) yếu tố công việc trong tương lai và
(5) yếu tố nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến HS
1.3.3 Tổng kết các yếu tố lựa chọn từ những nghiên cứu đi trƣớc
1.4 SỰ KHÁC BIỆT QUY CHẾ TUYỂN SINH CỦA TRƢỜNG
ĐẠI HỌC VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI


10
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chương này trình bày một số khái niệm, cơ sở lý thuyết có liên quan

đến chủ đề nghiên cứu, một số nghiên cứu trước về chọn trường của HS do
các tác giả trong và ngoài nước: Chapman (1981), Jackson (1982), Litten
(1982), Cosser và Toit (2002), Dana D.Clayton (2013), M.J.Burns và các
cộng sự, Cabera và La Nasa, Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009),
Trương Thị Vân Anh (2016), Nguyễn Minh Hà (2011), Nguyễn Phương
Toàn (2011). Đồng thời kèm với khảo sát chuyên sâu được triển khai tại
các trường THPT tở Đà Nẵng, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu “Các
yếu tố lựa chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại TP. Đà Nẵng” trong
chương 2.
CHƢƠNG 2
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
2.1 MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT TRONG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Mô hình sơ bộ đề xuất
2.1.2 Nghiên cứu ban đầu
Danh tiếng của trường đại
học
Cơ hội việc làm
Chi phí học tập
Khả năng trúng tuyển
Truyền thông tư vấn

H1
H2
H3

Quyết định chọn
trường đại học

H4
H5


Hình 2.2 Mô hình lý thuyết của đề tài
Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp của tác giả, 2018
2.2 GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
2.2.1 Yếu tố “Danh tiếng của trƣờng đại học”


11
Giả thiết H1: Học sinh lớp 12 lựa chọn trường đại học dựa vào
yếu tố danh tiếng.
2.2.2 Yếu tố “Cơ hội việc làm”
Giả thiết H2: Học sinh lớp 12 lựa chọn trường đại học dựa vào
yếu tố cơ hội việc làm.
2.2.3 Yếu tố “Chi phí học tập”
Giả thiết H3: Học sinh lớp 12 lựa chọn trường đại học dựa vào
chi phí học tập tại trường đại học đó.
2.2.4 Yếu tố “Khả năng trúng tuyển”
Giả thiết H4: Học sinh lớp 12 lựa chọn trường đại học dựa vào
khả năng trúng tuyển vào trường đại học đó.
2.2.5 Yếu tố “Truyền thông tƣ vấn”
Giả thiết H5: Học sinh lớp 12 lựa chọn trường đại học dựa vào
yếu tố truyền thông tư vấn.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Trong chương này, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất
trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu trước và trình bày chi
tiết các giả thiết được đưa vào nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu đề
xuất với 5 yếu tố lựa chọn trường đại học gồm: danh tiếng của trường
đại học, cơ hội việc làm, chi phí học tập, khả năng trúng tuyển, truyền
thông tư vấn. Giả thiết đưa ra về 05 yếu tố lựa chọn trường đại học
của học sinh.

CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn, đó là:
(1) Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn
cho nghiên cứu định lượng;


12
(2) Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo
sát, xác định mức độ tác động của các yếu tố, đánh giá và kiểm định
giả thiết.
3.1.1 Nghiên cứu định tính
Mục tiêu của giai đoạn này nhằm xác định các yếu tố học sinh
đánh giá và quyết định khi chọn trường đại học, điều chỉnh và bổ sung
các biến quan sát để đo lường các khái niệm dùng trong nghiên cứu.
Phần này dựa trên mô hình lý thuyết và các nghiên cứu trước và qua
việc phỏng vấn chuyên sâu các em học sinh lớp 12 tại 05 trường
THPT tại TP. Đà Nẵng: Lê Quý Đôn, Phan Châu Trinh, Trần Phú,
Nguyễn Hiền, Ngũ Hành Sơn.
Thông qua nghiên cứu cho thấy quyết định chọn trường đại học
của các em học sinh dựa trên các yếu tố như: danh tiếng của trường
đại học, cơ hội việc làm, chi phí học tập, khả năng trúng tuyển, truyền
thông tư vấn.
3.1.2 Nghiên cứu định lƣợng
Quá trình nghiên cứu định lượng được thực hiện theo các bước
như sau:
- Bước 1: Nhận biết các yếu tố khi học sinh chọn trường đại học
thông qua nghiên cứu định tính.
- Bước 2: Phân biệt và chọn mức độ quan trọng của các tiêu chí

cho từng yếu tố.
Tác giả tiến hành hiệu chỉnh và xây dựng hệ thống tiêu chí độc
lập cho 5 yếu tố trong mô hình nghiên cứu,.
- Bước 3: Tạo ra các trường hợp nghiên cứu (trường đại học)
bằng cách kết hợp với các thuộc tính trên, tiến hành khảo sát trên 30
đáp viên.
Từ nghiên cứu định tính, tác giả xác định được danh sách 12
trường đại học được các em học sinh lựa chọn nhiều nhất khi quyết
định xét tuyển đại học, đồng thời các trường đại học cũng được cân


13
đối và điều chỉnh theo tiêu chí có đa dạng ngành nghề đào tạo gồm cả
trường đại học công lập và ngoài công lập. Dưới đây là danh sách các
trường được lựa chọn để tiến hành khảo sát.
Từ bảng thống kê mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên, tác giả
đưa ra danh sách các tiêu chí của trường ĐH được thí sinh đánh giá
khi chọn trường.
Thông qua danh sách các tiêu chí chọn trường, tác giả sử dụng
phương pháp loại trừ để lựa chọn các trường có các tiêu chí riêng biệt
đưa vào khảo sát lần 2. Theo đó 08 trường được lựa chọn để làm khảo
sát gồm: ĐH Kinh tế Đà Nẵng, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Đông Á,
ĐH Duy Tân, ĐH Kiến trúc, ĐH Huế, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Tôn
đức thắng.
- Bước 4: Thu thập phản hồi về lựa chọn trường đại học thông
qua cuộc khảo sát 205 học sinh lớp 12 tại các trường THPT của TP.Đà
Nẵng. Các đáp viên trả lời đánh giá theo hình thức xếp hạng các
trường đại học sẽ đăng ký xét tuyển theo nguyện vọng từ 1 đến 8
(trong đó: nguyện vọng 1 là ưu tiên nhất, nguyện vọng 8: ít ưu tiên
nhất; dữ liệu sẽ được mã hoá trong SPSS theo điểm 1: ít ưu tiên nhất,

điểm 8: ưu tiên nhất)
3.2 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Sau khi hoàn tất việc thu thập dữ liệu, tiến hành xem xét lại các
phiếu khảo sát nhằm loại đi những phiếu không đạt. Kế đó, tiến hành
mã hoá, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Sau đó
tiến hành phân tích dữ liệu qua các bước sau:
- Bƣớc 1: Thống kê mô tả các đặc điểm của học sinh khi ra
quyết định chọn trường đại học
- Bƣớc 2: Phân tích kết hợp (Conjoint Analysis) giữa lựa chọn
trường đại học với các tiêu chí nhằm đánh giá yếu tố nào quan trọng
đối với việc chọn trường của học sinh và yếu tố nào là quan trọng nhất
trong tâm trí của học sinh khi chọn trường.


14

TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Trong chương này, tác giả đưa ra phương pháp nghiên cứu
định tính và định lượng. Phương pháp định tính được thực hiện bằng
việc thảo luận nhóm gồm 20 em học sinh đang học lớp 12, trong đó tỷ
lệ (nam/nữ) bằng nhau. Nội dung thảo luận là các yếu tố lựa chọn
trường đại học của học sinh, kết quả thảo luận dùng để điều chỉnh cho
nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng với kích
cỡ mẫu lần 1 là 30 đáp viên nhằm xác định các tiêu chí lựa chọn cụ
thể cho từng trường đại học gồm: danh tiếng của trường đại học (2
tiêu chí), cơ hội việc làm (2 tiêu chí), chi phí học tập (tiêu chí), khả
năng trúng tuyển (tiêu chí), truyền thông tiếp thị và tư vấn tuyển sinh
(tiêu chí) và khảo sát lần 2 với kích cỡ 205 đáp viên nhằm thoả mãn
nhu cầu phân tích kết hợp, đối tượng khảo sát là các học sinh lớp 12
THPT chuẩn bị dự thi tốt nghiệp THPT QG và xét tuyển đại học năm

học 2017 – 2018. Ngoài ra, các đặc điểm mẫu nghiên cứu còn lại được
sử dụng nhằm hỗ trợ cho việc thống kê mô tả về các thuộc tính liên
quan đến đối tượng khảo sát và đưa ra phương pháp phân tích dữ liệu
nhằm tìm ra những kết quả nghiên cứu.
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
Mẫu khảo sát được thực hiện tại 15 trường THPT công lập (theo
bảng 3.2) với cỡ mẫu n=205. Các phiếu thu thập đảm bảo 100% hợp
lệ vì vậy được sử dụng đầy đủ trong phân tích dữ liệu
4.1.1 Phân bố mẫu theo giới tính
Trong số 205 mẫu khảo sát hợp lệ, 100% là học sinh THPT công
lập bao gồm 95 nam (46.3%) và 110 nữ (53.7%). Theo đó, với mẫu


15
khảo sát này cho thấy tỷ lệ học sinh nam và nữ chệnh lệch nhau không
đáng kể (bảng 4.2 và biểu đồ 4.1)
4.1.2 Phân bố mẫu theo dự tính sau khi tốt nghiệp
Xét về dự định sau khi tốt nghiệp THPT có 119 em xét tuyển
ĐH, CĐ (58%), học nghề hoặc TCCN có 24 em (11.7%), thi lại nếu
không đậu có 21 em (10.2%), đi du học có 34 em (16.6%) và dự định
khác có 7 em (3.4%). Với mẫu khảo sát trên cho thấy dự định sau khi
tốt nghiệp THPT của các em học sinh lớp 12 tại TP.Đà Nẵng chủ yếu
sẽ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
4.1.3 Phân bố mẫu theo mức độ chắn chắc chọn trƣờng đại
học và thời gian tìm hiểu trƣờng
Về thời gian học sinh bắt đầu tìm hiểu về trường đại học xét
tuyển ở lớp 10 là 36 em chiếm tỷ lệ 17.6%, 58 em tìm hiểu về trường
đại học ở lớp 11 chiếm tỷ lệ 28.3%, 50 em tìm hiểu về trường đại học

ở học kỳ I lớp 12 chiếm tỷ lệ 24.4%, 45 em tìm hiểu về trường đại học
ở học kỳ II lớp 12 chiếm tỷ lệ 22.0%, 16 em không nhớ thời gian tìm
hiểu về trường hoặc vào thời gian khác chiếm tỷ lệ 7.8% (bảng 3.5 và
biểu đồ 3.3).
Về mức độ chắc chắn chọn trường đăng ký xét tuyển, cụ thể là
24 học sinh (11.7%) rất chắc chắn, 65 học sinh (31.7%) chắc chắn
chọn trường, 58 học sinh (28,.3%) vẫn còn phân vân, 38 học sinh
(18.5%) không chắc chắn trong việc chọn trường và 20 học sinh
(9.8%) rất không chắc chắn trong việc chọn trường dự thi (có thể có
một dự định khác như đi du học hoặc chọn học các trường TCCN…)
(bảng 3.5)
4.1.4 Phân bố mẫu theo ngành/nghề chọn của học sinh
Xét về mặt ngành/ nghề chọn xét tuyển đại học của học sinh,
khảo sát cho thấy xu hướng hiện nay đa số học sinh chọn khối ngành
kinh tế (33.2%), các khối ngành còn lại như Khoa học tự nhiên
(18.5%), Kỹ thuật (14.1%), Sư phạm (11.2%), Sức khoẻ (8.8%), Xã


16
hội nhân văn (8.3%) và các khối ngành khác là 5.9%. Tương ứng với
ngành nghề được chọn thì các trường đào tạo thuộc khối kinh tế cũng
được chọn nhiều hơn các trường đào tạo các ngành nghề khác.
4.2 PHÂN TÍCH KẾT HỢP
4.2.1 Kiểm định giả thiết lựa chọn trƣờng đại học
Ta có mô hình ước lượng được trình bày như sau:
U= bo+ b1x1 + b2x2 + b3x3 + b4x4 + b5x5+ b6x6 + b7x7 +
b8x8 + b9x9 + b10x10
Kết quả xử lý được trình bày trong bảng 4.5
Bảng 4.5 Kết quả phân tích kết hợp
Yếu tố


Mức độ

Danh tiếng

Trung bình

-0.152

Nổi tiếng

-0.304

Hệ số lợi ích (ij)

Cơ hội việc Trung bình

0.125

làm

0.250

Cao

Chi phí học Trung bình
tập
Khả

Cao

năng Thấp

trúng tuyển

Cao

1.374

0.648
1.297
0.773

tư vấn

-0.773

(Constant)

trọng của yếu tố
14.302
13.039

25.539

2.747

Truyền thông Ít
Nhiều

Mức độ quan


21.131
25.990

1.193

Từ kết quả phân tích trên, tác giả kết luận một số vấn đề sau:
 Kiểm định giả thiết lựa chọn trƣờng đại học
- Ta thấy hệ số lợi ích của yếu tố danh tiếng của trường đại học ở
mức độ trung bình và nổi tiếng là khác nhau (-0.152-(-0.304)) #0), từ
đó kết luận danh tiếng của trường đại học là yếu tố mà học sinh dựa


17
vào khi chọn trường đại học. Vì vậy ta chấp nhận giả thiết H1: học
sinh lớp 12 tại TP. Đà Nẵng lựa chọn trường đại học dựa vào danh
tiếng của trường đại học đó.
- Hệ số lợi ích của yếu tố cơ hội việc làm tương lai ở mức độ
trung bình và cao là khác nhau (0.250-0.125 #0), với kết quả trên có
thể thấy rằng cơ hội việc làm tương lai là yếu tố mà học sinh quan tâm
khi chọn trường, từ đó ta chấp nhận giả thiết H2: học sinh lớp 12 tại
TP. Đà Nẵng lựa chọn trường đại học dựa vào cơ hội việc làm tương
lai của trường đại học đó.
- Hệ số lợi ích của yếu tố chi phí học tập ở mức độ trung bình và
cao là khác nhau (2.747-1.374 #0), từ đó kết luận chi phí học tập là
yếu tố mà học sinh quan tâm khi chọn trường đại học. Vì thế ta chấp
nhận giả thiết H3: học sinh lớp 12 tại TP. Đà Nẵng lựa chọn trường
đại học dựa vào chi phí học tập của trường đó.
- Với hệ số lợi ích của yếu tố khả năng trúng tuyển vào trường
đại học ở mức độ thấp và cao là khác nhau (1.297-0.648 #0), điều này

cho thấy khả năng trúng tuyển là yếu tố mà học sinh quan tâm khi
chọn trường, vì vậy ta chấp nhận giả thiết H4: học sinh lớp 12 tại TP.
Đà Nẵng lựa chọn trường đại học dựa vào khả năng trúng tuyển của cá
nhân vào trường đại học đó.
- Hệ số lợi ích của yếu tố truyền thông tư vấn ở mức độ trung
bình và cao là khác nhau (0.773- (-0.773) #0), từ đây cũng cho kết quả
về việc truyền thông tư vấn là yếu tố cần thiết trong quyết định chọn
trường của học sinh, vì thế ta chấp nhận giả thiết H5: học sinh lớp 12
tại TP. Đà Nẵng lựa chọn trường đại học dựa vào truyền thông tư vấn
của trường đại học đó.
 Mức độ tác động của từng yếu tố đến quyết định chọn
trƣờng của học sinh
- Hệ số lợi ích của yếu tố danh tiếng trường đại học theo mức độ
trung bình (-0.152) và nổi tiếng (-0.304) cho biết danh tiếng của trường


18
đại học càng nổi tiếng thì học sinh có xu hướng lựa chọn trường đó
càng thấp, hay đối với các trường có danh tiếng trung bình thì việc lựa
chọn trường của học sinh cũng có xu hướng tương tự.
- Hệ số lợi ích của yếu tố cơ hội việc làm theo mức độ trung bình
(0.125) và cao (0.250) cho biết cơ hội việc làm của trường đại học
càng cao xu hướng lựa chọn trường càng cao, kết quả trên hoàn toàn
đúng với lập luận ban đầu cũng như những nghiên cứu có trước, điều
này có nghĩa học sinh rất mong muốn lựa chọn trường đại học có cơ
hội việc làm tốt trong tương lai, nếu các trường đại học truyền thông
và thể hiện tốt điều này sẽ gia tăng cơ hội đăng ký và dự tuyển của thí
sinh.
- Hệ số lợi ích của yếu tố chi phí học tập theo mức độ trung bình
(1.374) và cao (2.747) cho biết trường đại học có chi phí học tập càng

cao học sinh càng có xu hướng lựa chọn trường đó càng cao và đối với
các trường có mức học phí trung bình thì xu hướng lựa chọn trường
cũng tỷ lệ thuận theo hệ số lợi ích, điều này trái ngược với nhận định
ban đầu của tác giả, vì những nghiên cứu có trước đã kết luận chi phí
học tập càng phù hợp học sinh sẽ lựa chọn trường đó càng nhiều.
- Hệ số lợi ích của yếu tố khả năng trúng tuyển theo mức độ thấp
(0.68) và cao (1.297) cho biết trường đại học có khả năng trúng tuyển
càng cao học sinh càng có xu hướng lựa chọn trường đại học đó, nếu
khả năng trúng tuyển ở mức độ trung bình, học sinh vẫn có thể lựa
chọn trường đại học này nhưng mức độ tác động ít hơn.
- Hệ số lợi ích của yếu tố truyền thông tư vấn theo mức độ ít
(0.773) và nhiều (-0.773) cho biết trường đại học có yếu tố truyền
thông tư vấn càng nhiều học sinh sẽ có xu hướng ít lựa chọn trường đó
và ngược lại nếu trường đại học có truyền thông tư vấn ít học sinh lại
có xu hướng lựa chọn trường đại học đó nhiều hơn. Kết quả phân tích
trên trái ngược với lý luận ban đầu của tác giả, điều này có thể được
giải thích bởi mẫu nghiên cứu là các bạn học sinh các trường THPT


19
công lập, các bạn có đầy đủ thông tin để nhận diện được thông tin
truyền thông nào đúng, tốt, vì vậy trong quá trình ra quyết định chọn
trường có thể những học sinh này không dựa quá nhiều vào yếu tố
truyền thông tư vấn để ra quyết định.
4.2.2 Kiểm định mức độ quan trọng của các yếu tố lựa chọn
trƣờng đại học
Theo kết quả phân tích kết hợp, hệ số quan trọng của mức độ nào
có giá trị cao nhất chứng tỏ học sinh quan tâm nhiều nhất đến yếu tố
đó. Như vậy, theo bảng 4.5 yếu tố truyền thông tư vấn là yếu tố quan
trọng nhất trong quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh, sau

đó đến chi phí học tập, khả năng trúng tuyển, danh tiếng của trường
đại học và cơ hội việc làm.
Ngoài ra, trong các mức độ của mỗi yếu tố, hệ số lợi ích của mức
độ nào cao nhất thì được học sinh quan tâm và thích nhiều nhất. Từ
đó, dựa trên bảng 4.5 chúng ta có thể nhận định rằng, học sinh quan
tâm và mong muốn lựa chọn trường đại học có danh tiếng trung bình,
cơ hội việc làm cao, chi phí học tập cao, khả năng trúng tuyển cao và
truyền thông tư vấn ít.
Tổng mức độ quan trọng của 5 yếu tố:
I = {Max ((ij) - Min ((ij)}= I danh tiếng + I cơ hội việc làm + I
chi phí học tập + I khả năng trúng tuyển + I truyền thông tư vấn
= [-0.152 – (-0.304)] + [0.250 - 0.125] + [2.747 – 1.374] + [1.297
– 0.648] + [0.773-(-0.773)] = 0.152 + 0.125 + 1.373 + 0.649+1.546
= 3.845
Với mức độ quan trọng của yếu tố danh tiếng trường đại học là
14.302. Điều này có nghĩa, nếu thay đổi yếu tố danh tiếng của trường
đại học sẽ tác động đến 14.302% cơ hội học sinh lựa chọn trường đại
học đó.
Mức độ quan trọng của yếu tố cơ hội việc làm là 13.039. Điều
này giải thích, nếu thay đổi yếu tố cơ hội việc làm của trường đại học


20
sẽ ảnh hưởng đến 13.039% trong quyết định lựa chọn trường đại học
của học sinh.
Mức độ quan trọng của yếu tố chi phí học tập là 25.539. Kết quả
trên cho thấy nếu thay đổi yếu tố chi phí học tập tại trường đại học bất
kỳ sẽ tác động đến 25.539% trong quyết định chọn trường của học
sinh.
Mức độ quan trọng của yếu tố khả năng trúng tuyển là 21.131.

Kết quả giải thích rằng nếu thay đổi yếu tố khả năng trúng tuyển vào
trường đại học sẽ ảnh hưởng đến 21.131% trong quyết định lựa chọn
trường đại học của học sinh.
Mức độ quan trọng của yếu tố truyền thông tư vấn là 25.990%.
Điều này có nghĩa, nếu thay đổi yếu tố truyền thông tư vấn trong
trường đại học sẽ ảnh hưởng đến 25.990% trong quyết định chọn
trường của thí sinh.
4.2.3 Đánh giá độ tin cậy và hiệu quả phân tích
Theo số liệu thống kê của Pearson’s R và Kendall’s tau cho thấy
có sự tương quan giữa các điểm quan sát và ước tính trên tổng thể lựa
chọn vì r=0.828 và Sig = 0.006<0.05. Điều này giải thích được mô
hình được xây dựng phù hợp với dữ liệu thu thập và có thể sử dụng.
4.2.4 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thiết
4.3 PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ
HÌNH (KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐA NHÓM)
Kiểm định mô hình đa nhóm được thực hiện nhằm kiểm định sự
khác biệt về việc chọn trường đại học của học sinh THPT đối với các
yếu tố quyết định giữa các nhóm học sinh được phân theo các đặc
điểm như: giới tính, thời gian tìm hiểu về trường, ngành/nghề chọn dự
thi, tình trạng quyết định, dự định xét tuyển. Phương pháp sử dụng là
dung kiểm định phương sai ANOVA một chiều (Oneway – ANOVA)
đối với tất cả các đặc điểm trên, ngoài trừ đặc điểm giới tính thì sử
dụng kiểm định T-test (vì giới tính chỉ có 2 nhóm)


21
4.3.1 Sự khác biệt theo giới tính
Theo bảng mô tả ta thấy có sự khác biệt giữa quyết định chọn
trường đại học của 2 nhóm giới tính, giá trị trung bình ở nhóm giới
tính nam là 3.4118 so với giá trị trung bình ở nhóm nữ là 2.5. Kết quả

kiểm định T – test cho thấy gía trị Sig.=0,1 > 0,05 trong kiểm định
Levene cho thấy phương sai giữa 2 nhóm giới tính đồng nhất, khi đó
các giá trị thống kê t tham chiếu theo dòng Equal variances assumed.
Vì p=0.000 <0.05 nên khẳng định có sự khác biệt giữa quyết định
chọn trường của nam và nữ trên tổng thể.
4.3.2 Sự khác biệt theo thời gian tìm hiểu về trƣờng
Bảng mô tả cho thấy các đại lượng thống kê cho từng nhóm và
cho từng mẫu nghiên cứu. Bảng này cũng cho thấy sự khác biệt về
việc chọn trường đại học của 5 nhóm thời gian tìm hiểu về trường. Kết
quả ANOVA cho thấy mức ý nghĩa Sig.=0.002 <0.05 của hệ số F có ý
nghĩa thống kê giữa 5 nhóm thời gian tìm hiểu về trường đối với việc
chọn trường của học sinh. Do đó, có sự khác biệt về việc chọn trường
của 5 nhóm này.
4.3.3 Sự khác biệt theo khối ngành xét tuyển
Bảng mô tả cho thấy sự khác biệt về việc chọn trường của 7 khối
ngành xét tuyển. Kết quả ANOVA cho thấy mức ý nghĩa Sig.=0.053 >
0.05 của hệ số F không có ý nghĩa thống kê giữa 7 nhóm ngành xét
tuyển đối với việc chọn trường của học sinh. Do đó, không có sự khác
biệt về việc chọn trường của 7 nhóm này.
4.3.4 Sự khác biệt theo dự định thi
Bảng mô tả cho thấy sự khác biệt về việc chọn trường của 5
nhóm dự định sau khi tốt nghiệp THPT. Kết quả ANOVA cho thấy
mức ý nghĩa Sig.=0.002 < 0.05 của hệ số F có ý nghĩa thống kê giữa
5 nhóm dự định sau khi tốt nghiệp THPT đối với việc chọn trường của
học sinh. Do đó, có sự khác biệt về việc chọn trường của 5 nhóm này.


22
4.4 MỨC ĐỘ QUYẾT ĐỊNH CỦA HỌC SINH LỚP 12 VỀ VIỆC
CHỌN TRƢỜNG ĐẠI HỌC

Kết quả kiểm định T-test cho thấy kiểm định đạt mức ý nghĩa
Sig.=0.000 < 0.05 và giá trị trung bình của thang đo chọn trường đại
học của học sinh THPT được đánh giá ở mức không cao (giá trị trung
bình = 3.17073), chưa đạt mức chắc chắn = 4 trong thang điểm Likert
của mô hình nghiên cứu.
TÓM TẮT CHƢƠNG 4
Chương này thể hiện kết quả thông qua phân tích kết hợp và
kiểm định giả thiết các yếu tố lựa chọn trường đại học của học sinh
lớp 12 và mức độ quan trọng của các yếu tố thông qua phương pháp
kết hợp (Conjoint Analysis).
Sau khi phân tích kết hợp có thể thấy có 5 yếu tố quyết định đến
việc chọn trường đại học của học sinh đó là: danh tiếng của trường đại
học, cơ hội việc làm, chi phí học tập, khả năng trúng tuyển, truyền
thông tư vấn. Trong đó, mức độ quan trọng của các yếu tố được sắp
xếp theo thứ tự như sau: truyền thông tư vấn - chi phí học tập - khả
năng trúng tuyển – danh tiếng của trường đại học - cơ hội việc làm.
Yếu tố truyền thông tư vấn quan trọng nhất trong quyết định chọn
trường của học sinh. Phân tích cũng cho thấy mô hình nghiên cứu là
phù hợp với dữ liệu thu thập và cũng đánh giá được mức độ ảnh
hưởng của từng yếu tố trong mô hình đối với việc chọn trường đại học
của học sinh lớp 12 tại TP. Đà Nẵng.
Qua kiểm định mô hình đa nhóm, cụ thể kiểm định Independent
Sample T – Test cho đặc tính nhân khẩu học với việc chọn trường của
học sinh cho thấy có sự khác biệt về việc chọn trường đại học giữa
giới tính nam và nữ. Với kiểm định ANOVA cũng cho thấy có sự
khác biệt về thời gian tìm hiểu, dự định thi và không có sự khác biệt
về khối ngành xét tuyển trong việc chọn trường đại học.


23

Qua phân tích giá trị bình quân, chương này cũng đánh giá các
yếu tố chọn trường đại học của học sinh chỉ đạt trên mức trung bình,
chưa cao.
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG
CAO HIỆU QUẢ VỀ ĐỊNH HƢỚNG CHỌN TRƢỜNG ĐẠI
HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12
5.1 KẾT LUẬN
Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện
bằng phương pháp thảo luận nhóm và điều tra bảng câu hỏi về các yếu
tố lựa chọn trường đại của học sinh. Kết quả nghiên cứu định tính kết
hợp với cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước
nhằm đưa ra mô hình nghiên cứu lý thuyết gồm 5 yếu tố lựa chọn
trường đại học của học sinh lớp 12 tại TP. Đà Nẵng bao gồm: (1)
Danh tiếng của trường đại học, (2) Cơ hội việc làm, (3) Chi phí học
tập, (4) Khả năng trúng tuyển, (5) Truyền thông tư vấn.
Dựa trên thông tin thu thập được từ nghiên cứu định tính và khảo
sát sơ bộ, nghiên cứu định lượng chính thức đã thực hiện trên mẫu có
kích thước N=205 được phân bố cho 15 trường THPT công lập.
Kết quả cho thấy trong 5 yếu tố ban đầu đề xuất, sau khi phân
tích kết hợp, các yếu tố lựa chọn trường đại học của học sinh lớp 12
tại TP.HCM gồm 5 nhân tố: danh tiếng của trường đại học, cơ hội việc
làm, chi phí học tập, khả năng trúng tuyển và truyền thông tư vấn.
Trong đó, yếu tố truyền thông tư vấn, chi phí học tập và danh tiếng
của trường đại học có mối quan hệ ngược chiều với xu hướng chọn
trường của học sinh. Đồng thời mô hình cũng chỉ ra được truyền thông
tư vấn là yếu tố quan trọng nhất mà học sinh ưu tiên khi chọn trường



×