Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.88 KB, 11 trang )

QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
Quy trình tín dụng bán lẻ tại BIDV chính thức được đưa vào vận hành 2009.
Đây là quy trình cấp tín dụng được xây dựng trên nền tảng quy trình cấp tin dụng
chung của BIDV. Quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại BIDV hiện nay gồm 14 bước, quy
định các trình tự cấp tín dụng bán lẻ tại BIDV và nó bao gồm 14 bước cụ thể:
1. Tiếp thị về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV. Hiện tại BIDV
cung cấp các dịch vụ bán lẻ:
- Sản phẩm tín dụng bán lẻ;
- Sản phẩm huy động vốn;
- Sản phẩm dịch vụ gia tăng
Đối tượng khách hàng cung cấp dịch vụ bán lẻ chủ yếu là khách hàng cá nhân
Căn cứ vào nhu cầu của từng khách hàng mà BIDV có phương thức tiếp thị hoặc
chăm sóc phù hợp. Các sản phẩm về dịch vụ bán lẻ của BIDV được cung cấp bởi
Cán bộ quân hệ khách hàng bán lẻ (CBQHKH)
2. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn:
Khi Khách hàng có nhu cầu sử dụng Sản phẩm tín dụng bán lẻ của Ngân hàng,
Lãnh đạo bộ phận QHKH giao cho CBQHKH tiến hành phỏng vấn sơ bộ Khách
hàng để:

Vũ Trung Kiên – GaMBA01.M06


- Nắm bắt nhu cầu tín dụng,
- Yếu tố ảnh hưởng tới quá trình cấp tín dụng bán lẻ tới khách hàng.
- Khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay trong từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ
cụ thể;
Trên cơ sở đó xác định và tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng
bán lẻ phù hợp nhất.
3. Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ khách hàng
CBQHKH chịu trách nhiệm:


- Tiếp nhận toàn bộ hồ sơ từ khách hàng;
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp hồ sơ khách hàng
4. Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng:
Trên cơ sở Hồ sơ vay vốn của khách hàng, CBQHKH nghiên cứu, đánh giá
phân tích khoản vay theo những nội dung cụ thể sau đây:
4.1. Về thông tin khách hàng.
4.2. Về năng lực tài chính của khách hàng.
4.3. Về lịch sử quan hệ tín dụng.
4.4. Đánh giá, phân tính phương án/dự án sản xuất, kinh doanh, đầu tư
4.5. Về tài sản đảm bảo.
Vũ Trung Kiên – GaMBA01.M06


4.6. Lập Báo cáo đề xuất tín dụng
Sau khi nghiên cứu toàn diện hồ sơ, căn cứ vào kết quả thẩm định khách hàng
(thẩm định thông tin khách hàng, tài sản đảm bảo), chẩm điểm tín dụng (Định hạng
tín dụng) đối với mỗi khách hàng, đối chiếu, đánh giá so với các điều kiện theo quy
định tại từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể CBQHK lập Báo cáo đề xuất tín dụng
5. Quyết định cấp tín dụng:
Trên cơ sở Báo cáo đề xuất tín dụng của CBQHKH kèm theo hồ sơ vay vốn
trình lãnh đạo bộ phận QHKH
Trên cơ sở ý kiến trình của lãnh đạo bộ phận QHKH
+ Nếu đồng ý Lãnh đạo QHKH ký và phê duyệt đề xuất tín dụng.
+ Nếu không đồng ý cho vay, có ý kiến và chuyển lại cho CBQHKH thông báo
cho khách hàng.
6. Ký kết các Hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý:
6.1. Soạn thảo, đàm phán các Hợp đồng:
Trên cơ sở quyết định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền và Hợp đồng mẫu
CBQHKH soạn thảo Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm tiền vay trình LĐ
PQHKH kiểm soát và thương lượng với khách hàng các điều khoản trước khi trình

cấp có thẩm quyền ký Hợp đồng.
6.2. Ký kết các Hợp đồng:
Vũ Trung Kiên – GaMBA01.M06


- Đối với khách hàng: Hợp đồng phải được khách hàng vay hoặc đại diện hợp
pháp của Hộ gia đình trực tiếp ký tại Ngân hàng hoặc tại Phòng Công chứng theo
quy định
- Đối với Ngân hàng: Hợp đồng do người có thẩm quyền hoặc người được sự
uỷ quyền của Giám đốc ký.
6.3. Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm:
CBQHKH cùng với khách hàng thực hiện việc công chứng, chứng thực hợp
đồng và đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản thế chấp theo đúng quy định hiện hành.
7. Đề xuất và quyết định giải ngân:
Sau khi các cấp có thẩm quyền tại Chi nhánh quyết định cấp tín dụng, CB
QHKH hướng dẫn khách hàng lập Bảng kê rút vốn (Hợp đồng tín dụng cụ thể) trình
LĐPQHKH và trình Lãnh đạo Chi nhánh ký phê duyệt giải ngân.
8. Giao, nhận hồ sơ và phê duyệt cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS:
Khi hoàn tất các nội dung nêu trên, CBQHKH hoàn thiện 3 bộ hồ sơ liên quan
đến khách hàng, khoản vay (trong đó 02 bộ hồ sơ sẽ bàn giao cho Phòng quản trị tín
dụng (PQTTD). Trên cơ sở hồ sơ nhận được từ phòng quan hệ khách hàng
( PQHKH), lãnh đạo phòng quản trị tín dụng (LĐPQTTD) phân công cán bộ quản trị
tín dụng (CBQTTD) kiểm tra tính đầy đủ, trước khi cập nhật vào hệ thống và chuyển
cho phòng dịch vụ khách hàng (PDVKH) để giải ngân. Và tiến hành giao cho khách
hàng 1 bộ hồ sơ.
Vũ Trung Kiên – GaMBA01.M06


9. Giải ngân:
Phòng dịch vụ khách hàng (PDVKH) sau khi nhận hồ sơ giải ngân từ PQTTD, chịu

trách nhiệm:
- Hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ giải ngân, gồm: Uỷ
nhiệm chi, Giấy lĩnh tiền mặt,…
- Kiểm tra sự phù hợp về nội dung, thông tin khách hàng .
Sau khi hoàn thành thủ tục giải ngân cho khách hàng, cán bộ dịch vụ khách
hàng (CBDVKHCN) lưu hồ sơ giải ngân theo quy định.
10. Kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay:
- Sau khi giải ngân: CBQHKH thực hiện định kỳ hàng năm việc kiểm tra khoản
vay, biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp với thực tế sản phẩm tín dụng
Việc kiểm tra sau khi giải ngân được lập thành Biên bản. Bản chính được
chuyển cho Bộ phận QTTD để lưu giữ hồ sơ theo quy định và khách hàng lưu giữ 1
bẩn
11. Quản lý sau khi giải ngân và thu nợ, lãi, phí:
CBQTTD có trách nhiệm thường xuyên theo dõi hợp đồng tín dụng, bảng kê
rút vốn để thông báo cho P.QHKH để đôn đốc thu hồi nợ gốc, nợ lãi, phí từ khách
hàng

Vũ Trung Kiên – GaMBA01.M06


CBQHKH trong phạm vi trách nhiệm quản lý khách hàng theo phân công thông
báo khách hàng trả nợ, đảm bảo không để nợ quá hạn xảy ra.
Trong quá trình quản lý nếu phát hiện dấu hiệu rủi ro, CBQTTD/ CBQHKH
thực hiện kiểm tra, rà soát và báo cáo Lãnh đạo trực tiếp để chỉ đạo, xử lý kịp thời.
12. Điều chỉnh tín dụng:
Khi khách hàng có nhu cầu điều chỉnh tín dụng hoặc Bộ phận QHKH chủ động
đề xuất điều chỉnh tín dụng trên cơ sở đánh giá khoản vay, tài sản đảm bảo … hoặc
các thông tin cảnh báo của Bộ phận quản lý rủi ro (QLRR) thì CBQHKH phụ trách
khoản vay là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.

13. Xử lý thu hồi nợ quá hạn:
Khi phát sinh nợ đến hạn nhưng Khách hàng không có khả năng trả nợ và
không được BIDV xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, CBQHKH chịu trách nhiệm
thông báo bằng văn bản cho khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ, đồng thời
phối hợp với Bộ phận QLRR đề xuất các biện pháp xử lý trình cấp có thẩm quyền
quyết định tín dụng xem xét, quyết định.
14. Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ:
Khi khách hàng trả hết nợ, CBQHKH phối hợp với CBQTTD và CBDVKHCN
đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí... để tất toán khoản vay, thanh lý
hợp đồng.
Vũ Trung Kiên – GaMBA01.M06


Bộ phận Quan hệ khách hàng đầu mối thực hiện giải tỏa các hợp đồng bảo đảm
tiền vay đối với khách hàng
CBQTTD thực hiện lưu trữ toàn diện hồ sơ và quản lý theo quy định.

Những bất cập trong quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại BIDV và biện pháp
khắc phục.
 Sự phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình cho vay:
Trong quá trình cho vay đôi khi chưa có sự thống nhất về hồ sơ khách hàng
giữa bộ phận QHKH và bộ phận QTTD dẫn đến sau khi bộ phận QHKH đồng ý phê
duyệt cấp tín dụng cho khách hàng, ký hợp đồng tín dụng với khách hàng. Khi chuyển
hồ sơ giải ngân sang bộ phận QTTD và bị từ chối cho vay dẫn đến việc thực hiện vi
phạm hợp đồng tín dụng đã ký.
Biện pháp: Cán bộ QHKH cần xem xét kỹ trước hồ sơ trước khi cho vay, có sự
trao đổi với bộ phận QTTD trước khi ký hợp đồng tín dụng với khách hàng
 Bất cập trong quá trình kiểm tra đối với khoản vay và khách hàng vay.
Quá trình kiểm tra khoản vay hiện nay chỉ áp dụng hình thức kiểm tra sau khi
đã phát tiền vay cho khách hàng. Chưa thực hiện kiểm tra trước và trong quá trình

giải ngân. Do đó, chưa hạn chế được các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay
Biện pháp :
Vũ Trung Kiên – GaMBA01.M06


- Trước và trong quá trình xét duyệt cho vay: Kiểm tra thông tin của khách
hàng, dự án sản xuất, kinh doanh, đối chiếu với thực tế, kiểm tra tính đúng đắn của
hồ sơ khách hàng
- Khi giải ngân: Kiểm tra đề nghị giải ngân của khách hàng phù hợp với từng
mục đích sử dụng vốn vay cụ thể..
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro, CBQHKH
phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo LĐPQHKH và cấp có thẩm quyền
quyết định tín dụng chỉ đạo, xử lý kịp thời.
 Bất cập trong quá trình thu nợ
Hiện nay việc thu nợ đối với khách hàng chưa có sự phối hợp với các phòng
QHKH, QTTD, DVKH do đó đôi khi xảy ra tình trạng thu thừa, thu thiếu hoặc thu
không đúng các khoản vay của khách hàng, gây nên tình trạng lộn xộn trong quá
trình quản lý khoản vay của khách hàng.
Biện pháp: Trường hợp khách hàng trả nợ, CBQHKH hướng dẫn khách hàng
lập (02 bản) UNC hoặc Giấy nộp tiền mặt trong đó ghi rõ nội dung trả nợ số tiền: gốc,
lãi và phí trả nợ. Sau đó, CBQHKHCN lập Đề nghị thu nợ chuyển PDVKH để tiến
hành thu nợ.
Câu 2:
Sau khi học xong môn quản trị hoạt động Tôi thây có một số điểm có thể áp
dụng đối với 1 doanh nghiệp dịch vụ như BIDV:
Vũ Trung Kiên – GaMBA01.M06


1. Mô hình LEAN - Theo mô hình LEAN trong quá trình tác nghiệp tại các
doanh nghiệp thường xuất hiện 7 loại lãng phí. Tuy nhiên tại BIDV xuất hiện 3 loại

lãng phí chính: .
Sản xuất thừa: Đó là việc sao y hệ thống các văn bản, công văn, giấy tờ, các
báo cáo
Sản phẩm hỏng: Soạn thảo các loại hợp đồng tín dụng, thế chấp, cầm cố…bị
hư hỏng do cán bộ tác nghiệp làm ẩu, làm không đúng với qui trình dẫn đến đến tốn
kém chi phí in ấn và mất thời gian. Ngoài ra sản phẩm hỏng (khuyết tật) còn thể hiện
ở việc đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới nhưng không thu hút được sự quan tâm
cũng như không được khách hàng chấp nhận, hiệu quả thu được thấp mà chi phí bỏ
ra thì quá cao.
Dự trữ quá mức cấn thiết: Việc dự trữ quá mức cấn thiết thường thể hiện ở
công tác nguồn vốn. Nếu dự trữ ( tồn quỹ) quá mức tiền mặt sẽ làm tăng chi phí vì các
khoản tiền này nếu gửi không kỳ hạn tại NHNN sẽ được hưởng lãi trong khi nếu để
trong quỹ sẽ không sinh lãi mà vẫn phải trả chi phí huy động khoản tiền này. Hơn nữa,
nếu lượng tiền tồn quỹ quá lớn còn gây tình trạng thiếu an toàn….
Viéc áp dung mô hình LEAN sẽ giúp BIDV tìm ra các loại lãnh phí để từ đó
đưa ra các biện pháp khắc phục, trãnh lãng phí nguồn lực.
2. Áp dụng Các tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý Chất lượng:

Vũ Trung Kiên – GaMBA01.M06


Việc áp Tiêu chuẩn ISO 9000 (Europe/EC) Đã giúp cho BIDVBIDV đưa ra
trình tự công việc chuẩn. Đây là trình tự một người cán bộ phải tuân thủ khi thực
hiện công việc, bao gồm các thao tác và các bước thực hiện công việc. Việc mô tả rõ
ràng giúp đảm bảo rằng tất cả các cán bộ đều thực hiện công việc theo cách thức
tương tự nhau và hạn chế các sai biệt vốn có. Trong điều kiện lý tưởng, việc chi tiết
hoá công việc chỉ rõ từng bước thao tác cho mỗi cán bộ . Sau đó đưa ra thời gian
chuẩn về việc cung cấp sản phẩm dịch vụ, mô tả rõ ràng và theo dõi tốc độ một quy
trình cần được duy trì ở các công việc khác nhau..
3. Đào tạo và trao đổi thông tin:

Không ngừng đào tạo nhân viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị trong và ngoài ngành nhằm tìm ra các biện
pháp hiệu quả.
4. Sử dụng nguyên tắc 5S
Đó là: Sắp xếp, bố trí công việc một cách khoa học, có kế hoạch cụ thể rõ
ràng; Sẵn sàng hợp tác với khách trong mọi điều kiện có thể.
Khi thực hiện 5S thành công trong công ty, những thứ không cần thiết sẽ được
loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng,
đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy móc thiết bị trở nên sạch sẽ,
được bảo dưỡng, bảo quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, tạo sự

Vũ Trung Kiên – GaMBA01.M06


hoà đồng của mọi người, qua đó mọi người làm việc có thái độ tích cực, có trách
nhiệm và ý thức trong công việc
Với kiến thức được học môn quản trị hoạt động, còn nhiều nội dung có thể áp
dụng vào việc cải thiện hiệu quả quản trị tại BIDV, trong khuôn khổ báo cáo này chỉ
có thể đề cập những nội dung quan trọng và thiết thực có tác dụng tới quá trình quản
lý nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công việc tại BIDV.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Tài liệu quản trị sản xuất và tác nghiệp – Chương trình đào tạo thạc sĩ

Quản trị kinh doanh quốc tế
2.

Website: www://bidv.com.vn.


3.

Website: www.saga.vn.

4.

Website: www.quantri.com.vn

5.

Quy trinh ISO tại BIDV

6.

Quy trình cấp tín dụng bán lẻ - BIDV

7.

MBA dành cho lãnh đạo – NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh

Vũ Trung Kiên – GaMBA01.M06



×