Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Quy trình hoạt động của công ty sản xuất bột mỳ VImaflour

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.77 KB, 4 trang )

QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT BỘT MỲ
VIMAFLOUR
1/ Giới thiệu doanh nghiệp:
Công ty TNHH Sản xuất bột mỳ Vimaflour là doanh nghiệp Liên doanh giữa Tập
đoàn Malayan Flour Mills Berhad, một tập đoàn lớn trong ngành ngũ cốc của
Malaysia và Tổng công ty Lương thực Miền Bắc - Vinafood 1.
Trụ sở chính: Cái Lân – Hạ Long – Quảng Ninh
Văn phòng tại Hà Nội: 133 Thái Hà – Hà Nội.
Giấy phép đầu tư: số 976/GP do Bộ Kế hoạch đầu tư cấp ngày 01/9/1994
Tổng vốn đầu tư: 39.100.000 USD, trong đó vốn pháp định là 14.167.000 USD.
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính: Nhập khẩu lúa mỳ hạt, chế biến, kinh
doanh và xuất khẩu bột mỳ chất lượng cao và các sản phẩm phụ từ lúa mỳ.
Sản phẩm chính: Bột mỳ chất lượng cao phục vụ chế biến bánh ngọt cao cấp, bánh
mỳ, mỳ tôm và các loại bánh kẹo khác.
Thành lập năm 1994, đến nay, Công ty Liên doanh bột mỳ, nay là Công ty
TNHH SX Bột mỳ Vimaflour đã đứng vững trên thị trường phía bắc với các sản
phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng như Bột mỳ Cái cân, Cây Tre, Hoa
Ngọc Lan. Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Công ty đã xây dựng nhà
máy giai đoạn II và nâng tổng công suất chế biến lên hơn 200 ngàn tấn/năm.
II/ Giới thiệu quy trình hoạt động của doanh nghiệp:
Nhà máy chế biến bột mỳ của Công ty đặt tại Khu công nghiệp Cảng nước
sâu Cái Lân – Thành phố Hạ Long. Với dây chuyền chế biến bột mỳ thuộc loại tiên
tiến nhất thế giới do hãng Buler cung cấp, khép kín và hoàn toàn tự động, nối liền
với cảng nước sâu đã tạo cho Công ty rất nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh.
Nguyên liệu sản xuất của nhà máy là hạt lúa mỳ nhập khẩu từ Mỹ, Úc, Canada,
được vận chuyển tới Cảng nước sâu Cái Lân. Tại đây, dây chuyền hút hạt tự động


sẽ dẫn chuyền nguyên liệu từ hầm tàu vào tới silo chứa liệu của nhà máy. Hệ thống
silo với công suất 50.000 tấn có khả năng bảo quản ngũ cốc trong điều kiện tốt, có
khả năng đo lường tồn kho và được kết nối tự động với dây chuyền xay nghiền.


Toàn bộ quá trình sản xuất được tự động hóa và được điều khiển chỉ bởi 01 kỹ sư
chỉ huy từ buồng điều khiển trung tâm.
Sản phẩm sau quá trình xay nghiền là bột mỳ và phụ phẩm cám mỳ được chuyển
sang khu vực đóng bao, chất pallet vào kho hàng hóa chờ tiêu thụ.
Văn phòng chính của Công ty đặt tại Hà Nội, có khả năng truy cập và kiểm
soát toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nhà máy thông qua phần mềm quản
lý hiện đại được kết nối 24/24.
III/ Những điểm cần điều chỉnh trong quay trình tác nghiệp
Vimaflour là một trong số ít những doanh nghiệp có vốn đầu tư của Malaysia hoạt
động hiệu quả nhất tại Việt nam. Với dây chuyền sản xuất hiện đại, đội ngũ cán bộ
kỹ sư lành nghề, các chuyên gia quản lý người nước ngoài nhiều kinh nghiệm và
các công cụ quản lý hiện đại, sản phẩm bột mỳ của Vimaflour là sản phẩm dẫn đầu
trên thị trường bột mỳ phía bắc. Với quy trình hoạt động đã được chuẩn hóa, hoạt
động sản xuất của Công ty diễn ra với rất ít rủi ro và lãng phí. Tuy nhiên, trong
điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, việc cải tiến quy trình và hoạt
động tác nghiệp trong nhà máy là điều vô cùng cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt
động, gia tăng giá trị cho khách hàng và duy trì vị thế trên thị trường.
Những tác nghiệp còn ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động của Cty gồm:
- Lãng phí về thời gian và chi phí của khách hàng trong khâu phân phối: Nhiều giai
đoạn trong năm, nhu cầu tiêu thụ bột mỳ tăng cao. Do đặc thù sản phẩm bột mỳ là
vòng đời ngắn, sản phẩm chỉ có hạn dùng 5-8 ngày sau khi sản xuất, đồng thời việc
bán hàng được quyết định bởi phòng Marketing ở Hà Nội, trong khi nhà máy sản
xuất đặt tại Cái Lân, dẫn đến nhiều trường hợp phương tiện vận chuyển của khách
hàng phải chờ đời 1-2 ngày mới nhận được hàng. Điều này gây ra lãng phí về thời
2


gian, chi phí cho khách hàng và ảnh hưởng đến giá trị của Công ty trong tiềm thức
người mua.
- Việc mua nguyên liệu theo từng tầu hàng với giá trị từ 5-10 triệu USD là biện

pháp tối ưu để tiết giảm chi phí vận chuyển và mua hàng, cũng như dự phòng tránh
biến động giá trên thế giới và ổn định sản xuất. Tuy nhiên, điều này cũng làm tăng
chi phí về hàng tồn kho của doanh nghiệp.
- Việc giao quyền cho người lao động còn hạn chế, đôi khi ảnh hưởng tới tính chủ
động, sáng tạo và tiết kiệm của người lao động trong việc sử dụng tiết kiệm và hiệu
quả công cụ, dụng cụ, vận hành máy móc ….
- Kho thành phẩm có diện tích rộng quá mức dự trữ cần thiết, do đó bộ phận Pallet
thường xếp hàng một cách dàn trải, điều này làm lãng phí về thời gian nâng hàng
từ khu vực đóng bao đến các điểm tồn trữ cũng như từ các điểm tồn trữ đến
phương tiện nhận hàng.
- Sản xuất sạch cần được quan tâm hơn. Mặc dù dây chuyền chế biến là khép kín,
song do sản phẩm của quá trình sản xuất là bột nên nồng độ bụi trong nhà máy cao.
Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà còn làm giảm
tuổi thọ của máy móc.
IV/ Những điều chỉnh nên tiến hành tại các bước tác nghiệp.
Để gia tăng giá trị cho khách hàng, giữ vững và mở rộng thị phần, Công ty cần chú
ý:
- Kết nối thông tin về tiến độ sản xuất theo giờ giữa Nhà máy sản xuất và Phòng
kinh doanh để hoạt động sản xuất và tiêu thụ được Just in time, giảm thiệt hại cho
khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Tìm kiếm các khách hàng có khả năng cung cấp theo lô nhỏ để giảm chi phí tồn
trữ hàng hóa hơn.
- Lên kế hoạch vật tư kịp thời và vừa đủ để đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn
khi các chi tiết máy hỏng hóc, và cũng không quá thừa để lãng phí vật tư.
3


V. Ứng dụng của môn học vào công việc hiện tại.
Sau hơn 15 năm ra đời và hoạt động, Vimaflour đã khẳng định được thương
hiệu và chiếm lĩnh vững vàng trên thị trường Việt nam. Do chính sách của Cty mẹ

Malaysia về việc phân chia thị trường của các Công ty con, Vimaflour ở phía Bắc
và Mekong flour ở thị trường phía nam, Công ty xác định thị trường mục tiêu là
Phía Bắc và đã chiếm lĩnh thành công thị trường này với phân đoạn khách hàng là
các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cao cấp bằng hình ảnh dẫn đầu của một sản
phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường, đáp ứng đa dạng
nhu cầu của thị trường.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, đời sống của người tiêu
dùng ngày càng cao, nhu cầu về sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm đòi hỏi
sản phẩm của doanh nghiệp cũng phải tăng cường áp dụng sản xuất sạch, gia tăng
các giá trị cho khách hàng bằng việc mở rộng nghiên cứu và hỗ trợ khách hàng các
công nghệ chế biến sản phẩm chế biến từ bột mỳ, trên cơ sở tận dụng lợi thế về
kinh nghiệm của Công ty mẹ tại malaysia trong lĩnh vực chế biến thực phẩm cao
cấp.

Tài liệu tham khảo :
- Quản trị hoạt động- Giáo trình chương trình MBA của ĐH Griggs.

__________________________________________________________________

4



×