Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Quy trình mở và thanh toán tín dụng (LC) nhập khẩu tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.49 KB, 4 trang )

1. Quy trình mở và thanh toán tín dụng (LC) nhập khẩu tại Ngân
hàng Ngoại Thương Chi nhánh tỉnh Bắc Giang:
Hiện nay, tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương tỉnh Bắc Giang đang
cung cấp rất nhiều dịch vụ ngân hàng bán lẻ và bán buôn cho khách hàng. Trong
đó dịch vụ về thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ truyền thống và luôn được
khách hàng tin dùng. Không những thế khi nói đến Ngân hàng Ngoại Thương là
khách hàng nghĩ tới công nghệ vượt trội cũng như dịch vụ thanh toán toàn cầu
chính xác nhất và nhanh nhất.
Là một chi nhánh cấp I của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank Trung Ương, chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương tỉnh Bắc Giang
có quy trình mở và thanh toán thư tín dụng (LC) nhập khẩu như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và thẩm định chứng từ.
- Đối với thanh toán tín dụng nhập mở bằng vốn tự có của khách hàng (ký
quỹ 100% giá trị LC), phòng Thanh toán quốc tế (TTQT) sẽ tiếp nhận hồ sơ trực
tiếp từ khách hàng.
- Đối với thanh toán thư tín dụng mở bằng vốn vay hay có mức ký quỹ
dưới 100%, phòng Khách hàng (KH) sẽ tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng.
Phòng khách sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo,
… để quyết định cho vay và mức ký quỹ. Sau đó, lập thông báo tài trợ thương
mại, trên đó có những thông tin về khách hàng, về mức ký quỹ, về số tiền vay,…
trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt. Hồ sơ phê duyệt được chuyển sang phòng
quản lý Nợ (QLN) kiểm tra lại các thông tin về khách hàng và nhập lưu các
thông tin tín dụng của khách hàng. Cuối cùng với vai trò là phòng tác nghiệp,
phòng Thanh toán quốc tế sau khi nhận hồ sơ từ phòng Quản lý nợ sẽ tiến hành
mở LC cho khách hàng.
Bước 2: Mở LC.

1


Phòng Thanh toán Quốc tế kiểm tra lại các yếu tố trên thư yêu cầu mở LC
của doanh nghiệp với hợp đồng thương mại, nếu có yếu tố nào mâu thuẫn sẽ liên


lạc với khách hàng. LC mở và phiếu hạch toán phí được in thành 3 bản, 1 bản
lưu hồ sơ LC, 1 bản trả khách hàng và 1 bản lưu chứng từ kế toán.
Bước 3: Nhận chứng từ từ ngân hàng nước ngoài
- Khi nhận được chứng từ từ Ngân hàng nước ngoài, phòng Thanh toán
Quốc tế tiến hành kiểm tra chứng từ, lập phiếu báo chứng từ phù hợp/ không
phù hợp và thông báo cho khách hàng. Trên phiếu báo chứng từ phù hợp có ghi
ngày hết hạn thanh toán cho phía khách hàng, ngoài thông báo cho khách hàng
đối với những LC mở bằng vốn vay hoặc ký quỹ dưới 100%, phòng TTQT
thông báo cho phòng Khách hàng lưu, theo dõi ngày đến hạn thanh toán để làm
thủ tục cho khách hàng nhận nợ, thanh toán.
- Trong trường hợp chứng từ chưa về tới chi nhánh trong khi hàng đã về
đến Việt Nam, khách hàng muốn phát hành bảo lãnh nhận hàng (trường hợp
khách hàng không có vận đơn gốc) hoặc ký hậu vận đơn (trường hợp khách
hàng có vận đơn gốc), phòng Thanh toán Quốc tế sẽ trình Giám đốc Chi nhánh
ký bảo lãnh nhận hàng/ký hậu vận đơn theo yêu cầu của khách hàng. Trong
trường hợp LC có nguồn thanh toán không phải ký quỹ 100% thì phải có ý kiến
của phòng Khách hàng bằng văn bản về việc phát hành bảo lãnh nhận hàng/ký
hậu vận đơn đó.
Bước 4: Thanh toán Bộ chứng từ
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ chứng từ, khách
hàng sẽ phải làm thủ tục thanh toán cho bộ chứng từ phù hợp hoặc có ý kiến
bằng văn bản đối với bộ chứng từ không phù hợp: đồng ý thanh toán, thanh toán
một phần, từ chối thanh toán,… Đối với LC mở bằng vốn vay, phòng khách
hàng sẽ tiến hành thủ tục cho khách hàng nhận nợ, chuyển hồ sơ sang phòng
Quản lý Nợ mở tài khoản vay cho khách hàng. Sau khi, Giám đốc phê duyệt
phòng Thanh toán Quốc tế sẽ lập lệnh chuyển tiền đi nước ngoài. Kết thúc quá
trình mở và thanh toán LC.

2



- Trong quá trình phát sinh các vấn để liên quan đến bộ chứng từ, LC,
phòng Thanh toán Quốc tế sẽ là phòng đầu mối, trực tiếp xử lý các điện đến từ
nước ngoài cũng như lập điện đẩy đi nước ngoài.
2. Khi thực hiện các hoạt động tác nghiệp hiện nay tại doanh nghiệp, theo
anh/chị, doanh nghiệp hiện có những loại lãng phí nào trong 7 loại lãng phí được
liệt kê theo mô hình LEAN? Loại bỏ những loại lãng phí đó bằng cách nào?
Theo mô hình LEAN có 7 bước lãng phí sau:
- Phế phẩm và sự lãng phí
- Chu kỳ sản xuất
- Mức tồn kho
- Năng suất lao động
- Tận dụng thiết bị và mặt bằng
- Tính linh động
- Sản lượng
Đây là một sản phẩm dịch vụ cung ứng của Ngân hàng có nhiều khác biệt
so với mô hình của một doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên ở đây, ta có thể nhận
thấy theo mô hình LEAN trong quy trình mở và thanh toán LC nhập tại chi
nhánh Ngân hàng Ngoại Thương tỉnh Bắc Giang có sự lãng phí về năng suất.
Theo quy trình tín dụng tại Chi nhánh (trong đó có việc mở và thanh toán bằng
LC có mức ký quỹ dưới 100%), trong hoạt động tác nghiệp có sự tham gia của
phòng quản lý Nợ - là Phòng có chức năng mở tài khoản vay cho khách hàng và
theo dõi các khoản nợ đến hạn, thông báo cho phòng khách hàng thu hồi nợ từ
khách hàng, làm cho quá trình mở LC bị kéo dài hơn. Mọi công việc từ tiếp xúc
khách hàng, thẩm định khả năng tài chính, thẩm định hiệu quả kinh doanh của
khách hàng cũng như mức độ rủi ro có thể xảy ra với khách hàng, với ngân hàng
đều do phòng khách hàng thực hiện.
Như vậy, hồ sơ mở LC chỉ cần phòng khách hàng trình duyệt và chuyển
ngay cho phòng TTQT mở LC không cần phải qua phòng QLN là hợp lý.
Tại Chi nhánh tỉnh Bắc Giang có một đặc thù riêng trong tác nghiệp như

sau:
3


Từ khi mở đến khi thanh toán LC nhập đều được thực hiện tại phòng
Thanh toán Quốc tế và các điện mở LC, thanh toán LC có sự kiểm duyệt cuối
cùng của Ban Giám đốc. Tại Chi nhánh Bắc Giang có khác với một số Chi
nhánh khác (chi nhánh Bắc Ninh, chi nhánh Vĩnh Phúc) phòng Thanh toán Quốc
tế được thừa lệnh của Giám đốc Chi nhánh, mọi điện mở, thanh toán LC chuyển
đi nước ngoài do Phòng kiểm duyệt cuối cùng. Việc kiểm duyệt cuối cùng trên
các điện đi nước ngoài tại chi nhánh tỉnh Bắc Giang có làm cho việc mở, thanh
toán LC lâu hơn nhưng theo quan điểm quản lý của Chi nhánh thì đó là việc làm
đảm bảo về chất lượng dịch vụ cũng như tránh được tối đa các rủi ro có thể xảy
ra. Nhưng sự linh hoạt ở đây cũng không được phát huy tối đa.
Quy trình tín dụng trong đó có quy định về quy trình tác nghiệp giữa các
phòng ban về việc mở và thanh toán LC nhập phù hợp với tình hình hiện tại đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như hiệu quả Quản lý.

4



×