Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Quy trình tín dụng bán lẻ tại chi nhánh tại chi nhánh ngân hàng ĐTPT hải dương ( tên viết tắt BIDV)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.59 KB, 9 trang )

Quy trình tín dụng bán lẻ tại chi nhánh tại Chi nhánh Ngân hàng
ĐT&PT Hải Dương ( tên viết tắt BIDV)
I.

LỜI MỞ ĐẦU

Theo quan điểm truyền thống, người ta thường cho rằng, chỉ có những doanh
nghiệp chế tạo, sản xuất các sản phẩm vật chất có hình thái cụ thể như xe máy, đồ
gia dụng, vật liệu… mới gọi là các doanh nghiệp sản xuất. Những doanh nghiệp
khác không sản xuất các sản phẩm vật chất đều xếp vào loại các đơn vị phi sản
xuất. Giờ đây, trong xu thế mới và điều kiện mới của thị trường, quan niệm như
vậy không còn phù hợp nữa. Các Doanh nghiệp dịch vụ như nhà hàng, khách sạn,
ngân hàng, bệnh viện… đều có thể coi là các đối tượng của quá trình nghiên cứu
sản xuất và tác nghiệp. Hay nói cách khác, ngày nay, sản xuất được hiểu là một quá
trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào,
biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra.
Quản trị sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan để việc
quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa
chúng thành các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất.
Đối với lĩnh vực ngân hàng, theo lý thuyết quản trị sản xuất và tác nghiệp,
thuộc nền sản xuất bậc 3 – công nghiệp dịch vụ, kinh doanh mặt hàng đặc biệt là
dịch vụ tài chính, tiền tệ và với mỗi ngân hàng đều phải chịu sức ép cạnh tranh từ
các ngân hàng bạn về quy mô, mạng lưới, trình độ công nghệ, lãi suất, phong cách
phục vụ.
BIDV – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam luôn nỗ lực hết mình để đem
lại cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất, để làm được điều này BIDV
đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 ở tất cả các chi nhánh của
BIDV tại các tỉnh thành trên cả nước. Trong bài viết này, quy trình tín dụng bán lẻ
tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hải Dương sẽ được phân tích để làm rõ điều này:



1. Quy trình tín dụng bán lẻ tại chi nhánh tại Chi nhánh Ngân hàng
ĐT&PT Hải Dương ( tên viết tắt BIDV)
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Hải dương có địa chỉ 02 Lê Thanh
Nghị - Thành Phố Hải dương là một Ngân hàng cung cấp đa dạng hoá cá sản phẩm
dịch vụ Ngân hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường, một trong những sản phẩm nổ
trội đó là sản phẩm tín dụng bán lẻ với nhiều loại hình như cho vay tiêu dùng, cho
vay kinh doanh bất động sản cho vay ứng trước tiền chứng khoán, cầm cố chứng từ
có giá, thế chấp quyền sử dụng đất...Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi
nhánh hải dương có quy trình tín dụng bán lẻ như sau:
Bước 1:
1. Tiếp thị tới Khách hàng về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của BIDV:
-

Toàn bộ cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân (CBQHKHCN) có trách
nhiệm trực tiếp tiếp thị toàn diện các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện

-

hành của BIDV tới các Khách hàng bán lẻ, bao gồm các nhóm:
Sản phẩm cấp tín dụng bán lẻ;
Sản phẩm huy động vốn;
Sản phẩm dịch vụ gia tăng, ngân hàng hiện đại…..

CBQHKHCN trong quá trình thực hiện tác nghiệp cho Khách hàng bán lẻ, chủ
động tiếp thị tới Khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng liên quan.
+ Phương thức tiếp thị: Căn cứ vào từng đối tượng Khách hàng, Khách hàng đã,
đang hoặc chưa sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của BIDV… để có phương
thức tiếp thị hoặc chăm sóc Khách hàng đảm bảo phù hợp với chính sách phát triển
hoạt động ngân hàng bán lẻ trong từng thời kỳ.
2. Gặp gỡ, phỏng vấn và hướng dẫn Khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn:

2.1. Khi Khách hàng bán lẻ có nhu cầu sử dụng Sản phẩm tín dụng bán lẻ của
Ngân hàng, CBQHKHCN được phân công tiến hành phỏng vấn sơ bộ Khách hàng
để làm rõ các nội dung sau đây:


-

Nắm bắt nhu cầu tín dụng, điều kiện của Khách hàng;
Khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay trong từng Sản phẩm tín dụng
bán lẻ cụ thể;

Trên cơ sở đó xác định và tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ
phù hợp nhất.
Trường hợp, nếu cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân có đủ thông tin về khách hàng
như thu nhập, tài sản, các điều kiện khác… không phù hợp với chính sách tín dụng,
điều kiện của Sản phẩm tín dụng…và có thể ra quyết định từ chối thì báo cáo l ãnh đ
ạo ph òng quan h ệ khách hàng cá nhân (LĐPQHKHCN) hoặc trường hợp cần thiết
phải báo cáo Lãnh đạo Chi nhánh xem xét, quyết định trước khi thông báo cho khách
hàng.
2.2. Trên cơ sở hồ sơ theo quy định tại từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể, cán
bộ quan hệ khách hàng cá nhân được phân công có trách nhiệm hướng dẫn Khách
hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ và yêu cầu Khách hàng
cung cấp đầy đủ một lần.
Tuyệt đối tránh trường hợp cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân yêu cầu khách
hàng cung cấp, bổ sung hồ sơ vay vốn nhiều lần để tránh gây phiền hà cho khách
hàng và đảm bảo thời gian xử lý cấp tín dụng và giải ngân nhanh chóng, kịp thời.
Bước 2
1. Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ:
-


Căn cứ vào hồ sơ theo quy định trong từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ
thể và hướng dẫn Khách hàng hoàn thiện hồ sơ cán bộ quan hệ khách
hàng cá nhân (nên đồng thời là cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân đã

-

hướng dẫn Khách hàng lập hồ sơ ) chịu trách nhiệm:
Trực tiếp tiếp nhận toàn bộ hồ sơ từ khách hàng;
Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo yêu cầu; tính đầy đủ, phù hợp của
thông tin trên bề mặt hồ sơ; đối với hồ sơ bản sao có đối chiếu với các hồ
sơ gốc (nếu có); đảm bảo sự phù hợp về thông tin giữa các hồ sơ…


Trường hợp khách hàng chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ như đã hướng dẫn và theo yêu
cầu, cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân phải có trách nhiệm yêu cầu Khách hàng
bổ sung một lần những hồ sơ còn thiếu.
2. Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng, cán bộ
quan hệ khách hàng cá nhân lập phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu
3. Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng:
Trên cơ sở Bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ của khách hàng, Lãnh đạo phòng quan hệ
khách hàng cá nhân phân công cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân nghiên cứu,
đánh giá phân tích khoản vay theo những nội dung cụ thể sau đây:
3.1. Về thông tin khách hàng:
3.2. Về năng lực tài chính của khách hàng:
3.3 Đánh giá, phân tính phương án/dự án sản xuất, kinh doanh, đầu tư:
3.4 Về tài sản đảm bảo:
3.5 Lập Báo cáo đề xuất tín dụng, phê duyệt đề xuất tín dụng:
a) Trường hợp không đồng ý cấp tín dụng:
- cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân báo cáo LĐPQHKHCN/LĐPGD trường hợp
cần thiết phải báo cáo Lãnh đạo Chi nhánh xem xét quyết định trước khi thông báo

từ chối cho vay tới Khách hàng.
b) Trường hợp cấp tín dụng không thông qua phê duyệt rủi ro:
- cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân đồng ý cấp tín dụng thì trình cấp có thẩm
quyền quyết định cấp tín dụng theo quy định
c) Trường hợp cấp tín dụng phải thông qua phê duyệt rủi ro tín dụng tại Chi
nhánh:
- Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng cá nhân đồng ý cấp tín dụng trên cơ
sở đề xuất của Lãnh đạo phòng quan hệ khách hàng cá nhân thì phê duyệt Báo cáo
đề xuất tín dụng và phòng quan hệ khách hàng cá nhân gửi Bộ phận quản lý rủi ro
(QLRR) thực hiện thẩm định đánh giá rủi ro và phê duyệt cấp tín dụng.


d) Trường hợp khoản vay vượt mức phán quyết của Chi nhánh:
Chi nhánh (Phòng QLRR là đầu mối) lập bộ hồ sơ trình Hội sở chính, Ban Quản lý
rủi ro tín dụng đầu mối tiếp nhận hồ sơ, xử lý để trình cấp có thẩm quyền quyết
định cấp tín dụng
Bước 3 Quyết định cấp tín dụng:
- Trình tự quyết định cấp tín dụng đối với khoản vay không qua thẩm định rủi ro tại
Chi nhánh được thực hiện như sau:
Trên cơ sở Báo cáo đề xuất tín dụng của cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân kèm
theo hồ sơ vay vốn, cấp có thẩm quyền thực hiện việc xem xét phê duyệt cấp tín
dụng như sau:
- Trong trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định cho vay và quyết định giải ngân
của lãnh đạo phòng quan hệ ca nhân nếu đồng ý cho vay, lãnh đạo phòng quan hệ ca
nhân ký vào vị trí “PHÊ DUYỆT ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG”;
- Nếu không đồng ý cho vay, có ý kiến và chuyển lại cho Cán bộ quan hệ khách
hàng cá nhân thông báo cho khách hàng.
Bước 4. Ký kết các Hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý,đề xuất giải
ngân
- Soạn thảo, đàm phán các Hợp đồng:

- Ký kết các Hợp đồng:
- Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm:
- Đề xuất và quyết định giải ngân:
2. Giao, nhận hồ sơ và phê duyệt cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS:
-Giao, nhận hồ sơ:
Khi hoàn tất các nội dung nêu trên, Cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân hoàn thiện
3 bộ hồ sơ liên quan đến khách hàng, khoản vay 02 bộ hồ sơ sẽ bàn giao cho
Phòng qu ản lý tín dụng để phê duyệt, cập nhật thông tin và chuyển cho Phòng d
ịch v ụ khách hàng cá nhân để giải ngân 01 bộ hồ sơ chuyển cho khách hàng


- Lưu giữ hồ sơ:
C án bộ quản tr ị tín dụng tiến hành lưu giữ hồ sơ theo quy định của BIDV.
3. Giải ngân:
- Hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ giải ngân, gồm: Uỷ nhiệm
chi, Giấy lĩnh tiền mặt,…
- Kiểm tra sự phù hợp về nội dung, thông tin khách hàng (họ và tên, ngày tháng
năm sinh, chữ ký, con dấu) và sự khớp đúng giữa các hồ sơ, chứng từ.
Căn cứ: Giấy chứng minh thư nhân dân/quân nhân/hộ chiếu, Giấy uỷ quyền hợp
pháp
- Sau khi hoàn thành thủ tục giải ngân cho khách hàng, cán bộ d ịch v ụ khách
hàng cá nhân lưu hồ sơ giải ngân theo quy định.
- Kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay:
- Quản lý sau khi giải ngân và thu nợ, lãi, phí:
Quản lý sau giải ngân:
- Cán bộ quản trị tín dụng để phê duyệt có trách nhiệm thường xuyên theo dõi
thông qua hợp đồng tín dụng, bảng kê rút vốn, các chương trình báo cáo phần
mềm… để thông báo định kỳ (trước ngày đến hạn tối thiểu 7 ngày làm việc) cho ph
òng quan hệ khách hàng cá nh ân để đôn đốc thu hồi nợ gốc, nợ lãi, phí từ
khách hàng theo đúng quy định tại Hợp đồng.

Bước 5: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ:
- Tất toán khoản vay:
Khi khách hàng trả hết nợ, Cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân phối hợp với cán
bộ quản trị tín dụng và Cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân đối chiếu, kiểm tra về
số tiền trả nợ gốc, lãi, phí... để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng.
- Giải toả các hợp đồng bảo đảm tiền vay:
- Cán bộ quản trị tín dụng thực hiện lưu trữ toàn diện hồ sơ và quản lý theo quy
định của BIDV.


2. Những bất cập của quy trình tác nghiệp của ngân hàng BIDV
Vì đây là một sản phẩm dịch vụ cung ứng của Ngân hàng có nhiều khác biệt
so với mô hình của một doanh nghiệp sản xuất. tuy nhiên ở đây, ta có thể nhận thấy
theo mô hình LEAN trong quy trình tín dụng bán lẻ tại chi nhánh Ngân hàng
ĐT&PT Hải dương có sự lãng phí về năng suất.
Thứ nhất: Đối với sản phảm cho vay cầm cố chứng từ có giá, bộ phận dịch vụ
khách hàng là bộ phận trực tiếp tiến hành việc nhận tiền gửi tiết kiệnm của khách
hàng mặt khác việc cầm cố chứng từ có giá không đòi hỏi nghiệp vụ cao vì vậy bộ
phận dịch vụ khách hàng hoàn toàn có thể làm đuợc, tuy nhiên tại BIDV Hải
dương, bộ phận Quan hệ khách hàng vẫn trực tiếp làm. Đối với sản phẩm cầm cố
chứng từ có giá lên để bộ phận dịch vụ làm là hợp lý.
Thứ hai: Hiện tại BIDV Hải dương có 09 tầng với tổng số cán bộ nhân viên là
180 người sử dụng tổng thể 05 tầng, sự bố trí các phòng ban chưa đồng bộ dẫn đến
năng suất lao động không cao, việc trình ký, phối kết hợp giữa các phòng ban còn
chậm, mặt khác việc bố trí nhân sự chưa đồng đều dẫn đến tình trạng có phòng dư
thừa lao động có phòng thiếu lao động.
Nên bố trí các phòng nghiệp vụ liên quan ơ gần nhau để thuận tiện cho việc
trao đổi, phối kết hợp thực hiện công việc.
Thứ ba: Còn có tình trạng ỉ lại trong công việc, chưa tự giác chủ động, phân phối
thời gian hợp lý để giải quyết công việc. tính linh động còn hạn chế.

Nên có chương trình công tác tuần, tháng để thực hiện công việc tốt nhất
Thứ tư: Từ việc ỉ lại trong công việc, sự bố trí nhân sự, các phòng ban chưa khoa
học, không đồng đều,...dẫn đến sản lượng công việc chưa cao.
Nên thay đổi môi trường làm việc, tạo động lực khuyến khích cán bộ trong
công việc để đạt đươch hiệu qảu cao nhât.
Hiện nay BIVD Việt Nam đã và đang có những bản dự thảo quy trình mới để
phù hợp với chính sách khách hàng cuãng như để đáp ứng các chuẩn mực quốc tế,


chắc chắn sau khi quy trình mới được ra đời sẽ đáp ứng được sự thoả mãn nhu cầu
của khách hàng và đảm bảo cho sự hoạt động của BIDV an toàn hiệu quả.
II.

CÂU 2:

Bằng việc áp dụng các lý thuyết và kiến thức của môn quản trị hoạt động, các
doanh nghiệp nói chung và ngân hàng BIDV chi nhánh Hải Dương nói riêng có thể
khắc phục được những hạn chế hiện trong quy trình tác nghiệp của họ. Đối với
ngân hàng BIDV chi nhánh Hải Dương, các biện pháp sau đây có thể áp dụng để
loại bỏ những lãng phí hiện tại:
 Cam kết về mặt thời gian và chất lượng: Phải có sự cam kết với khách hàng
về thời gian thực hiện, và chất lượng sản phẩm ví dụ như đối với huy động
tiết kiệm với số tiền là bao nhiêu thì thời gian thực hiện tác nghiệp tối đa là
bao nhiêu và được bảo hiểm trong trường hợp rủi ro xảy ra đối với ngân
hàng như thế nào hoặc sản phẩm chuyển tiền phải chính xác đến được người
thụ hưởng trong vòng bao nhiêu thời gian, …
 Nhân viên phải được đào tạo chéo nhằm mục tiêu linh hoạt và hiệu quả, các
nhân viên đều có khả năng thực hiện tất cả các loại nghiệp vụ với chất lượng
cao, thường xuyên quan sát khách hàng để xử lý các tình huống, tư vấn
khách hàng để sản phẩm khi được cung cấp đến khách hàng là sản phẩm

không bị lỗi, không phải làm lại.
 Về phía nhà quản lý, việc quan sát để thấy được những khâu còn chưa hoàn
thiện và quản lý về chất lượng nhằm đưa ra các thiết kế mới về sản phẩm
dịch vụ cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc loại bỏ các lãng phí thừa ra
khỏi dây chuyền sản xuất.
III.

KẾT LUẬN


Quản trị sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc
quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm biến đổi chúng
thành các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quản cao nhất. Để tạo ra sản
phẩm hoặc dịch vụ, các doanh nghiệp đều phải thực hiện 3 chức năng cơ bản:
marketing, sản xuất, tài chính. Do đó có thể nói rằng quản trị sản xuất và tác
nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu quản trị
tốt, ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn
cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu quản trị kém sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, có
thể dẫn tới phá sản. Hiểu được tầm quan trọng của quản trị sản xuất và tác nghiệp,
các doanh nghiệp không ngừng đưa ra các biện pháp hữu hiệu để cải tiến hệ thống
này.
IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tài liệu môn Quản trị Hoạt động.
- Hệ thống quản lý chất lượng 9001: 2000 được áp dụng tại BIDV
- Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp của trường ĐHKTQD
-
-




×