Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

bài tập lơn Chế định Kiểm sát viên theo quy định của pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.7 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
Trong công cuộc hoàn thiện hệ thống pháp luật nước nhà thì việc tìm hiểu và
hoàn thiện các chế định về kiểm sát viên đóng một vai trò hết sức quan trọng . pháp
luật nước ta đã có những quy chế pháp lý dành riêng cho Kiểm sát viên Viện kiểm sát
nhân dân, Chất lượng và hiệu quả hoạt động của cán bộ Kiểm sát viên góp phần không
nhỏ trong công cuộc hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần thực hiện mục tiêu đầu
tiên của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền. Với địa vị pháp lý quan trọng như
vậy trong phạm vi bài tập lớn lần này em xin làm rõ đề tài: “Chế định Kiểm sát viên
theo quy định của pháp luật hiện hành. Trực trạng và giải pháp”.
NỘI DUNG
I.
1.

Một số khái niệm cơ bản.
Khái niệm kiểm sát viên
Theo từ điển Bách khoa toàn thư (tr.563 - NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội) kiểm

sát viên là cán bộ của cơ quan kiểm sát được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật, có
thẩm quyền và nghĩa vụ luật định, thực hiện chức năng kiểm tra giám sát việc chấp hành
triệt để nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước, tổ chức xã hội và công dân.
Theo từ điển Luật học, kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của
pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam gồm có: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viên trung cấp,
Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự
bao gồm Viện kiểm sát quân sự trung ương đồng thời là Kiểm sát viên Viện kiểm sát


nhân dân tối cao, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân
sự (theo điều 3 pháp lệnh về kiểm sát viên sửa đổi, bổ sung năm 2011).
2.

Quy chế pháp lý Kiểm Sát Viên

2


Quy chế pháp lí của kiểm sát viên : là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định địa vị
pháp lý, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn,trình tự thủ tục tuyển chọn, và những biện
pháp đảm bảo trách nhiệm pháp lý của của Kiểm Sát Viên.
I.
1.

Chế định kiểm sát viên của viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp
luật hiện hành.
Địa vị pháp lý của Kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của

hầu hết các cơ quan quản lý, các chủ thể tham gia tố tụng hình sự, dân sự, các nhân viên
nhà nước và công dân. Khi tiến hành các công tác kiểm sát, Viện kiểm sát không có
quyền năng về hành chính mà chỉ có quyền yêu cầu kiến nghị, kháng nghị đối với các
đối tượng chịu sự kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân, nhằm đề ra các biện pháp xử lý
vi phạm pháp luật, khôi phục lại hiệu lực pháp luật mà viện kiểm sát đã lấy làm căn cứ
để tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Ngoài chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật, Viện kiểm sát còn chức năng thực hành quyền công tố của nhà nước - truy tố
kẻ phạm tội ra trước tòa bằng bản cáo trạng. Đây là chức năng riêng có của Viện kiểm
sát nhân dân được Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất giao cho mà các
cơquan khác của nhà nước không thể thay thế.

Trong hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố thì
Kiểm sát viên là nhân tố cơ bản, hoạt động nghề nghiệp của Kiểm sát viên mang tính
đặc thù cao. Nghề nghiệp đó có ảnh hưởng lớn đến tính công minh của pháp luật, tới uy
tín nền công lý của một quốc gia, kiểm sát viên là người đại diện nhà nước trực tiếp bảo
vệ nền công lý, thay mặt nhà nước và nhân danh nhà nước truy tố kẻ phạm tội ra trước
tòa án đại diện cho công lý buộc tội bị cáo trước phiên tòa bằng cách đọc bảng cáo trạng
và tranh tụng…
2.

Tiêu chuẩn, trình tự thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức

kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân
2.1. Tiêu chuẩnkiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân

3


Tiêu chuẩn chung, căn cứ Điều 2 Pháp lệnh Kiểm sát viên năm 2002 được sửa đổi
bổ sung năm 2011 thì Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung
thực, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát, có tinh thần kiên
quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy
định của Pháp lệnh Kiểm sát viên, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được
giao, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên. Việc xác định các tiêu
chuẩn Kiểm sát viên quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Kiểm sát viên cần căn cứ vào quy
định tại Thông tư liên tịch số 01năm 2003 thông tư liên tịch – tòa án nhân dân tối cao –
Bộ quốc phòng – Bộ nội vụ - Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam để vận dụng cho phù
hợp.
Ngoài những tiêu chuẩn chung thì còn có những tiêu chuẩn cụ thể đối với kiểm
sát viên, đối với Kiếm sát viên sơ cấp được quy định ở điều 18 pháp lệnh kiểm sát viên

sửa đổi năm 2011: “ Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh Kiểm sát
viên, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, có năng lực thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt …”, đối với kiểm sát viên trung cấp thì được quy
định tại điều 19 pháp lệnh Kiểm sát viên sửa đổi năm 2011, đối với Kiểm sát viên viện
kiểm sát nhân dân tối cao và viện kiểm sát quân sự trung ương thì được quy định tại
điều 20, 21 pháp lệnh sửa đổi 2011 về kiểm sát viên.
2.2. Thủ tục tuyển chọn, bộ nhiệm, miễn nhiệm cách chức kiếm sát viên theo

pháp luật hiện hành.
Dựa trên trên Hiến pháp 2013, quy định của Luật tổ chức kiểm sát viên và Pháp
lệnh kiểm sát viên năm 2002 thì vấn đề về trình tự thụ tục tuyển chọn,bổ nhiệm,miễn
nhiệm hay cách chức đối với từng cấp và từng chức vụ là khác nhau mặc dù đều có
chung một số tiêu chí và cơ sở. Thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức
kiểm sát viên được quy định ở điều 22 đến điều 30 pháp lệnh về kiểm sát viên sửa đổi
năm 2011.

4


Việc tuyển chọn kiểm sát viên phải thông qua hội đồng tuyển chọn. Đối với hội
đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao làm chủ tịch, đại diện lãnh lạo Bộ quốc phòng, Bộ nội vụ, Ủy
ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành trung ương hội luật gia là Ủy viên; Đối
với Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viện trung cấp, sơ cấp thuộc viện kiểm sát nhân dân
thì Chủ tịch hoặc là Phó chủ tịch làm chủ tịch, đại diện Sở nội vụ, Ủy ban mặt trận tổ
quốc, Ban chấp hành hội luật gia cấp tỉnh làm ủy viên; đối với Hội đồng tuyển chọn
Kiểm sát viên Viện kiếm sát quân sự thì Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương
làm chủ tịch, đại diện lãnh đạo của Bộ quốc phòng, Bộ nội vụ, Ủy ban mặt trận tổ quốc
Việt Nam, hội luật gia Việt Nam làm Ủy viên.
Việc miễn nhiệm,cách chức kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ

tịch nước quyết định; Đối với kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh,huyện do
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định và cũng trải qua trình tự thủ tục
tuyển chọn,bổ nhiệm kiểm sát viên. Mặt khác,cũng theo quy định trên thì Chủ tịch nước
ra quyết định miễn nhiệm,cách chức đối với kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối
cao theo đề nghị của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh,huyện theo đề nghị
của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên theo pháp luật hiện hành.

Trên cơ sở Hiến pháp 2013 và các văn bản luật quy định về kiểm sát viên thì đối
với kiểm sát viên nhiệm vụ, quyền hạn chung được quy định cụ thể từ Điều 12 đến
Điều 17 Pháp lệnh về kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm sửa đổi năm 2011.
Tại điều 12 pháp lệnh sửa đổi quy định: “ Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ thực
hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát
cấp mình theo phân công của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng”
“ Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao khi có căn cứ cho rằng việc
đó là trái pháp luật […] Viện trưởng cấp trên trực tiếp và không phải chịu trách nhiệm
về hậu quả của việc thi hành quyết định đó” (Điều 13).
5


Bên cạnh đó, kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn đối với từng lĩnh vực khác
nhau cụ thể bao gồm:
Trong lĩnh vực kiểm sát các hoạt động tư pháp: Kiểm sát hoạt động tư pháp
được hiểu là kiểm tra giám sát, xem xét, theo dõi việc tuân theo pháp luật đối với hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, giam giữ, cải tạo của các cơ quan tiến hành tố
tụng và giải quyết các hành vi phạm pháp, kiện tụng trong nhân dân nhằm bảo đảm cho
pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Trong lĩnh vực thực hành quyền công tố: Công tố là quyền của nhà nước truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. ở nước ta, quyền công tố được nhà
nước giao cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện. Tức là quyền buộc tội nhân danh nhà

nước đối với người phạm tội, do đó đối tượng tác động của quyền công tố là tội
phạm và người phạm tội.
4.

Những biện pháp bảo đảm cho hoạt động của Kiểm sát viên theo pháp luật
hiện hành.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có bảo đảm về pháp lí như quy định ở

chương II pháp lệnh về Kiểm sát viên sửa đổi năm 2011 và những đảm bảo về vật chất
được quy định tại điều 31, điều 32 pháp lệnh về kiểm sát viên sửa đổi năm 2011.
Thực trạng và giải pháp về chế định Kiểm sát viên theo pháp luật hiện

II.
1.

hành.
Thực trạng

Về tiêu chuẩn,trình tự bổ nhiệm kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân
Theo quy định của tất cả các văn bản pháp luật hiện hành về tiểu chuẩn, trình tự
bổ nhiệm Kiểm sát viên như luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002, pháp lệnh
về Kiểm sát viên sửa đổi năm 2011, và hướng dẫn cụ thể tại thông tư 01 về tiêu chuẩn
của Kiểm sát viên. Việc quy định tiêu chuẩn của Kiểm sát viên sao cho phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh và thực tiễn của quốc gia nhìn chung có bước tiến trong quá trình
tuyển chọn, bổ nhiệm những kiểm sát viện thực sự có trình độ và năng lực. Nếu đến
1998 toàn ngành tư pháp có 76% đã tốt nghiệp Đại học luật và Cao đẳng kiểm sát,trong
đó trình độ Đại học Luật là 25,5%,Cao đẳng là 47.5% và các trình độ khác là 3%. Đặc

6



biệt điểm chú ý trong đó riêng đội ngủ kiểm sát viên các cấp có trình độ Đại học
luật,Cao đẳng là 84%. Thì đến tháng 01 năm 2007,toàn ngành có 87,3% có trình độ cử
nhân Luật và Cao đẳng kiểm sát (với 21 tiến sỹ,109 thạc sỹ và Cao đẳng chỉ chiếm
15%) trong đó riêng đội ngủ kiểm sát viên các cấp chiếm 60,3% và hơn 90% có trình độ
cử nhân Luật. qua đó sẽ có một đội ngũ công tác với trình độ và có chuyên môn hơn
ngày càng đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bên cạnh đó thì còn một số hạn chế về cả số và
chất lượng
Về số lượng, theo dự kiến của ngành kiểm sát, hàng năm cần bổ nhiệm 800 Kiểm
sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp, nhưng trên thực tế Kiểm sát viên Viện kiểm sát
các cấp được bổ nhiệm không đủ không đáp ứng với yêu cầu cán bộ của ngành. Về chất
lượng ngoài những Kiểm sát viên có năng lực, trình độ chuyên môn tốt và phẩm chất
đạo đức tốt thì vẫn có không ít những kiểm sát viên yếu về năng lực, trình độ, chuyên
môn và có những biểu hiện tham nhũng tiêu cực
Nguyên nhân là do bản thân Kiểm sát viên thiếu ý thức rèn luyện đạo đức nâng
cao trách nhiệm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, mặt khác do thiếu sự quan tâm
sâu sắc của đảng và lãnh đạo ngành, đoàn thể nơi kiểm sát viên công tác, việc kiểm tra
giám sát bị buông lỏng và đặt biệt chưa được đào tạo bài bản, kể cả đào tạo bài bản thì
chưa được chưa đào tạo chuyên sâu về nghề kiểm sát và thiếu kinh nghiệm…ngoài ra
thì còn do hiện tượng chạy việc, hoặc hiện tượng có mối quan hệ mà xin việc dễ dàng
dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng như mong muốn và chưa khách quan.
Về thuyên chuyển, điều động kiểm sát viên
Theo quy định của pháp luật hiện hành, để điều chỉnh kiểm sát viên từ Viện kiểm
sát này tới Viện kiểm sát khác phải qua các thủ tục hành chính phức tạp và mất nhiều
thời gian, ảnh hưởng rất lớn tới việc đảm nhiệm cảu Viện kiểm sát viên. Và trên thức tế
người được điều chuyển gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc song như mức lương thấp, bị
san sẻ về thu nhập…
Về hoạt động của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân

7



Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát viên nhân danh nhà nước, đại diện cho
công lý, cho sự nghiêm minh của pháp luật truy tố kẻ phạm tội không làm oan sai ngừi
vô tội. với vai trò là Ủy viên công tố kiểm sát viên tham gia phiên tòa bảo đảm việc truy
tố, xét xử đúng người đúng tội đúng pháp luật. thì đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ.Theo thống kê,trong năm 2013 ngành Kiểm sát đã thực hiện nhiều biện pháp
hiệu quả, nỗ lực phấn đấu và đạt những kết quả tích cực quan trọng, đạt và vượt các chỉ
tiêu Nghị quyết số 37/2012/QH13 đề ra. Nhiều chỉ tiêu công tác tăng so với cùng kỳ
năm 2012, như: tỉ lệ giải quyết tố giác, tin báo tội phạm tăng 4,1%; tỉ lệ bắt, giữ chuyển
xử lý hình sự tăng 0,5%; việc xác định án trọng điểm tăng 20,4%, tổ chức phiên tòa lưu
động tăng 9,2%, phiên toà rút kinh nghiệm về hình sự tăng 37,8%, tích cực phối hợp tổ
chức các phiên toà rút kinh nghiệm về dân sự (1.094 phiên tòa).
Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, theo
quy định của luật tổ chức Viện kiểm sát và pháp lệnh sửa đổi 2013 thì Kiểm sát viên
thực hiên song song hai quyền tại phiên tòa xét sử đó là: quyền công tố và quyền kiểm
sát xét xử, thì câu hỏi đặt ra là khi nào Kiểm sát viên thực hành quyền kiểm sát việc xét
xử, chỉ riêng mỗi quyền công tố thôi cũng đã đủ để mệt rồi còn nói gì đến quyền kiểm
sát nữa. hoạt động hai quyền cùng một lúc chắc chắn sẽ không có hiệu quả.
2.

Giải pháp

Thứ nhất : cần có sự hoàn thiện về tiêu chuẩn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân
dân. Là kiểm sát viên trước hết phải có lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng tuyệt
đối vào sự lãnh đạo của Đảng, luôn phấn đấu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của
ngành, bảo về Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân và phải gương mẫu trong công tác cũng như trong hoạt động. riêng đối với
tiêu chuẩn chuyên môn về nghiệp vụ, yêu cầu về trình độ cử nhân luật, nghiệp vụ kiểm
sát và yêu cầu về kiến thức pháp luật sâu rộng cụ thể; Cần phải có thêm về tiêu chuẩn

chính trị người được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên phải có trình độ lý luận chính trị từ
trung cấp trở lên. Người được bổ nhiệm phải có chứng nhận (bằng tốt nghiệp) của học
viện tư pháp chức không nói chung chung là: đã được đào tạo nghiệp vụ kiểm sát
8


Thứ hai : cần chú trọng thủ tục điều động, thuyên chuyển nhanh gọn, mặt khác
cần có chế độ trợ cấp về kinh tế, tạo điều kiện về nhà ở (nhà công vụ) để họ yên tâm
nhận nhiệm vụ tránh các tác động tiêu cực tới việc thực hiện hoạt động kiểm sát các
hoạt động tư pháp và thực hiện quyền công tố của họ.Ngoài những chế độ dược ghi
nhận ở khoản 2 điều 31 pháp lệnh sửa đổi thì cần quy định chế độ đối với kiểm sát viên
khi Kiểm sát viên khi được điều động,biệt phái, thuyên chuyển như vậy sẽ tạo nguồn
thúc đẩy hiệu quả hoạt động của kiểm sát viên hơn.
Thứ ba: cần quy định kiểm sát viện chỉ thực hiện mỗi quyền công tố tại phiên tòa
như vậy thì hiệu quả sẽ được bảo đảm.
KẾT LUẬN
Với nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, trực
tiếp thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân
dân đảm nhận vai trò đại diện cho công lý , cho sự nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo
pháp luật được thực thi thống nhất. Hệ thống pháp luật nước nhà đang đàn hoàn thiện,
đáp ứng những yêu cầu đổi mới của thòi kỳ hội nhập và phát triển, chế định kiểm sát
viên Viện kiện sát nhân dân cũng từng bước khắc phục những hạn chế, tạo cơ sở pháp
lý vững chắc cho việc thực hiện nhiệm vụ của cải cách tư pháp, việc hoàn thiện chế định
Kiểm sát viên góp phần nâng cao hiêuh quả hoạt động và xây dựng dội ngũ Kiểm sát
viên tinh thông nghiệp vụ làm một trong những công việc cấp bách cần làm.

1.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình luật hiến pháp năm 2013 nhà xuất bản công an nhân dân trường đại


2.

học luật Hà Nội.
Pháp lệnh số 15 /2011/UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lênh

3.

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.
/>
9


4.
5.

luật tổ chức viện Kiểm sát nhân dân ngày 02 tháng 4 năm 2002 của quốc hội 10.
Thông tin liên tịch số 01/TTLT – VKSND-BQP-BNV-UBMTTQVN hướng vẫn

6.

thủ tục tuyển chọn,bổ nhiệm,miễn nhiệm,cách chức kiển sát viên
Luật hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

10



×