Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn tỉnh lâm đồng giai đoạn 2010 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.55 KB, 3 trang )

Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2010 - 2016
Lâm Đồng là tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên (diện tích 9.773,54 km2) có độ
cao từ 300m đến 1.500m, có nhiệt độ trung bình thấp, ôn hoà, biên độ giao động
nhiệt giữa ngày và đêm lớn (từ 18-25 oC), thích hợp với tập đoàn cây á nhiệt đới và
nhiều loại cây trồng vùng ôn đới. Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh khoảng
359.604,7 ha, trong đó diện tích cây lâu năm khoảng 233.363 ha, chiếm 73,8%
diện tích gieo trồng: cà phê 160.610 ha, chiếm gần 68,82%; chè búp 20.366,7 ha,
chiếm 8,73%; điều 20.107,5 ha, chiếm 8,62%; cây ăn quả 14.610,6 ha, chiếm
6,26%; cao su 9.064,8 ha, chiếm 3,88%; dâu tằm 5.071,2 ha, chiếm 2,17%; hồ tiêu
1.962,3 ha, chiếm 0,84%; ca cao 348,4 ha, chiếm 0,15%; còn lại các loại cây lâu
năm khác chiếm tỷ trọng thấp (1.213 ha, chiếm 0,52%) như cà ri, dược liệu, ...
Diện tích cây lâu năm tập trung ở Bảo Lâm 50.747 ha, chiếm 21,75%; Di
Linh 44.860 ha, chiếm 19,22%; Lâm Hà 43.974,7 ha, chiếm 18,84%; Đức Trọng
21.508 ha, chiếm 9,22%; Bảo Lộc 17.982 ha, chiếm 7,71%; Đạ Huoai 13.891 ha,
chiếm 5,95%; Đạ Tẻh 10.862 ha, chiếm 4,65%; Đam Rông 10.298,7 ha, chiếm
4,41%; Cát Tiên 7.188,3 ha, chiếm 3,08%; các huyện còn lại Lạc Dương, Đơn
Dương và TP. Đà Lạt chiếm tỷ trọng thấp 5,16%.
Thực hiện Quyết định số 1442/QĐ-BNN-TT, ngày 27/6/2014 của Bộ Nông
nghiệp & PTNT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức tuyên truyền phát triển cây
tiêu khai thác lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết và dựa trên như cầu
thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, để phát triển theo hướng sản xuất hàng
hóa, tập trung, hiệu quả và bền vững. Tỉnh chưa có quy hoạch phát triển cây tiêu,
chưa khuyến khích nông dân phát triển thêm diện tích mà tập trung áp dụng kỹ
thuật thâm canh trên diện tích tiêu hiện có nhằm tăng năng suất, chất lượng sản
phẩm. Diện tích hiện tại chủ yếu được nông hộ chủ yếu trồng xen trên diện tích cây
công nghiệp, cây ăn trái các loại hiện đang sản xuất trên địa bàn. Các giống tiêu
được trồng trên địa bàn: giống Panniyur (Ấn Độ), Kuching (Malaysia), Lada
Belangtoeng (Indonesia). Tổng diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh năm 2016
tỉnh đạt khoảng 1.962,3 ha, diện tích cho sản phẩm đạt 831,4 ha; năng suất đạt 22,2


tạ/ha; sản lượng thu hoạch đạt 1.848,7 tấn. Các mô hình trồng xen hồ tiêu với cà
phê mang hiệu quả kinh tế khá, hiệu quả kinh tế tăng khoảng 30 - 40% so với sản
xuất cà phê thông thường.


Bảng 1: Diện tích hồ tiêu của tỉnh Lâm Đồng
giai đoạn 2010 – 2016

Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

Diện tích gieo trồng
(ha)
281
328
406
482
782
1452
1962

Diện tích thu hoạch
(ha)
275

285
337
349
439
533
831

Nguồn: Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng

Diện tích hồ tiêu phân bổ trên địa bàn các huyện, thành phố giai đoạn 2010 – 2015
ĐVT: Ha
2010

2011

2012

2013

2014

2015

281

328

406

482


782

1.452

1. Thành phố Đà Lạt

0

0

0

0

0

0

2. Thành phố Bảo Lộc

5

12

12

15

18


41

3. Huyện Đam Rông

0

2

4

6

13

16

4. Huyện Lạc Dương

0

0

0

0

0

0


5. Huyện Lâm Hà

19

21

30

44

103

264

6. Huyện Đơn Dương

17

15

13

10

10

11

7. Huyện Đức Trọng


34

77

89

109

192

267

8. Huyện Di Linh

13

15

76

90

188

396

TỔNG SỐ



9. Huyện Bảo Lâm

47

50

50

64

87

265

10. Huyện Đạ Huoai

52

50

51

52

56

60

11. Huyện Đạ Tẻh


79

70

65

75

76

77

12. Huyện Cát Tiên

15

16

16

17

39

55



×