Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Hướng dẫn học sinh thiết kế và tổ chức trò chơi rung chuông vàng trong dạy học chương III, sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 93 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

QUÁCH THỊ NHUNG

HƢỚNG DẪN HỌC SINH THIẾT KẾ
VÀ TỔ CHỨC TRÕ CHƠI RUNG
CHUÔNG VÀNG TRONG DẠY HỌC
CHƢƠNG III, SINH HỌC 11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Sinh học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. AN BIÊN THÙY

Hà Nội, 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận đƣợc những sự
giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hƣớng dẫn khoa học:
TS. An Biên Thùy, cô đã tận tâ

d u dắt, hƣớng dẫn tôi trong quá trình

nghiên cứu, thực hiện đề tài.
ơn các thầy cô trong Ban chủ nhiệm khoa Sinh -

Tôi xin chân thành cả


KTNN và các thầy cô trong tổ bộ

ôn Phƣơng pháp giảng dạy

ôn Sinh đã

tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận của mình.
Xin chân thành cả

ơn BGH trƣờng THPT Nguyễn Huệ – Ninh Bình

và cô giáo Nguyễn Thị Huế, giáo viên bộ môn Sinh học trƣờng THPT
Nguyễn Huệ - Ninh B nh, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian
thực hiện h

uận t t nghiệp

Do hạn chế về thời gi n và bƣớc đầu làm quen với phƣơng pháp giảng
dạy mới nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi rất
mong nhận đƣợc ý kiến đ ng g p của quý thầy cô và các bạn để đề tài đƣợc
hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cả

ơn!

Hà Nội, tháng 04 nă
Sinh viên

Quách Thị Nhung


2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin c

đo n rằng mọi thông tin và kết quả nghiên cứu trong khóa

luận này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Tôi cũng xin c

đo n đây à ết quả nghiên cứu củ riêng tôi dƣới sự

hƣớng dẫn của TS. An Biên Thùy. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.

Hà Nội, tháng 04 nă

2018

Sinh viên

Quách Thị Nhung


Danh mục các từ viết tắt
Thứ
tự

Đọc là


Chữ viết tắt

1

BGD ĐT

Bộ giáo dục đào tạo

2

GV

3

HĐTNST

4

HS

5

TCN

Trƣớc công nguyên

6

TNST


Trải nghiệm sáng tạo

7

THPT

Trung học phổ thông

Giáo viên
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Học sinh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................3
4. Đ i tƣợng nghiên cứu............................................................................................4
5. Giả thuyết khoa học ...............................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................4
8 Đ ng g p củ đề tài ...............................................................................................5
NỘI DUNG ...............................................................................................................6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..........................6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu iên qu n đến đề tài ..........................................6

1.1.1. Trên thế giới .....................................................................................................6
1.1.2. Ở Việt Nam ......................................................................................................9
1 2 Cơ sở lí luận .......................................................................................................10
1.2.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ....................................................................10
1 2 2 Tr chơi ..........................................................................................................14
1.2.3. Trò chơi Rung chuông vàng .........................................................................20
1 3 Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................21
1.3.1.Mục đích điều tra ............................................................................................21
1.3.2.Đối tượng điều tra ..........................................................................................21
1.3.3.Phương pháp điều tra.....................................................................................21
1.3.4.Điều tra giáo viên ...........................................................................................21


1.3.5.Điều tra học sinh ............................................................................................23
Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................................26
Chƣơng 2: HƢỚNG DẪN HỌC SINH THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CHƢƠNG III, SINH HỌC 11 28
2.1. Phân tích nội dung chƣơng III, Sinh học 11 ...................................................28
2.1.1. Vị trí phần “Sinh trưởng và phát triển ở thưc vật”, Sinh học 11 ..............28
2.1.2. Mục tiêu cần đạt trong chương “Sinh trưởng và phát triển”theo chuẩn
kiến thức Sinh học 11 ...............................................................................................28
2.1.3. Mục tiêu cần đạt trong chương “Sinh trưởng và phát triển”theo mức độ
nhận thức. .................................................................................................................31
2 2 Hƣớng dẫn học sinh thiết kế và tổ chức tr chơi Rung chuông vàng trong
dạy học Chƣơng III, Sinh học 11. ...........................................................................35
2.2.1. Quy trình hướng dẫn học sinh thiết kế và tổ chức trò chơi Rung chuông
vàng trong dạy học Chương III, Sinh học 11. ........................................................35
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ..................................47
3.1. Mục đích đánh giá ...........................................................................................49
3.2. Nội dung đánh giá.............................................................................................49

3 3 Phƣơng pháp đánh giá ......................................................................................49
3.3.1. Chọn lớp đánh giá..........................................................................................49
3.3.2. B trí ..............................................................................................................49
3.4. Kết quả đánh giá ...............................................................................................50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................54
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Do yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông
Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 h

XI (Nghị quyết s 29-

NQ/TW) [12] với nội dung: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại h

trong điều kiện kinh tế

thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩ và hội nhập qu c tế. Trong nghị
quyết đã nêu rõ “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích
tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng,
phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức
học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa
học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và

học ”
Mục tiêu giáo dục củ nƣớc t trong gi i đoạn hiện n y đã đƣợc xác
định rõ tại Hội nghị ban chấp hành Trung Ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam
lần thứ 2 (khoá 8). Một trong những mục tiêu đ

à đào tạo thế hệ trẻ có

phẩm chất và năng ực s u: “C ý thức cộng đồng và phát huy tích cực của
cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại C tƣ duy sáng
tạo, c

ĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và

kỷ luật ”
Luật Giáo dục [13], điều 28.2 khẳng định “Phƣơng pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng
pháp tự học, rèn luyện ĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động
đến tình cả , đe

ại niềm vui, hứng thú cho học sinh” C n trong phƣơng

1


hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện n y đã c sự th ng nhất về việc
cần thiết phải thực hiện nguyên tắc dạy học trong hoạt động và bằng hoạt
động. Và theo nguyên tắc này thì GV phải tổ chức, hƣớng dẫn cho HS hoạt
động học tập trong quá trình dạy học nhằ


ĩnh hội kiến thức và hình thành

nhân cách Đặc biệt là hình thành năng ực tự học và giải quyết vấn đề và
tƣ duy ho học.


2014 bộ Giáo dục – Đào tạo đã b n hành công văn s

5555/BGDĐT – GDTrH [11] hƣớng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới
phƣơng pháp dạy học và kiể

tr , đánh giá; tổ chức quản lí các hoạt động

chuyên môn củ trƣờng trung học/trung tâm giáo dục thƣờng xuyên qua
mạng nêu rõ các GV: “xây dựng các chuyên đề dạy học, biên soạn câu hỏi
và bài tập, thiết kế tiến trình dạy học, tổ chức dạy học và dự giờ” để hỗ trợ
các trƣờng phổ thông, các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên triển khai có
hiệu quả việc đổi mới đồng bộ PPDH và kiể

tr , đánh giá chất ƣợng giáo

dục, nâng c o năng ực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về phát triển kế
hoạch giáo dục nhà trƣờng theo định hƣớng phát triển năng ực học sinh.
1.2. Nội dung môn Sinh học thuận lợi cho thiết kế hoạt động trải nghiệm
sáng tạo
Sinh học là môn khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thế giới s ng, đ i
tƣợng của sinh học là thế giới s ng, nhiệm vụ của sinh học là tìm hiểu cấu
trúc, cơ chế, bản chất của các hoạt động, quá trình, quan hệ trong thế giới
s ng và với


ôi trƣờng. Dạy học môn Sinh học gắn liền với các hoạt động

thực hành, làm thí nghiệ , tr chơi…… Trong đ , thực hành, làm thí
nghiệ

đƣợc coi là hoạt động bậc thấp củ TNST, c n tr chơi, diễn đàn,

hội thi, cuộc thi… chính à

ột hình thức củ HĐTNST

1.3. Tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động TNST
Hoạt động TNST là một bộ phận của quá trình giáo dục, đƣợc tổ
chức ngoài giờ học các

ôn văn h

ở trên lớp và có m i quan hệ bổ sung,

2


hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động thực hành, những
việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, HĐTNST à các hoạt động
giáo dục có mục đích, c tổ chức đƣợc thực hiện trong hoặc ngoài nhà
trƣờng nhằm phát triển, nuôi dƣỡng ý thức s ng tự lập, đồng thời quan tâm,
chia sẻ tới những ngƣời xung qu nh Các e

đƣợc chủ động tham gia vào


tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị,
thực hiện và đánh giá ết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và
khả năng của bản thân Các e

đƣợc trải nghiệ , đƣợc bày tỏ qu n điểm, ý

tƣởng, đƣợc đánh giá và ựa chọn ý tƣởng hoạt động, đƣợc thể hiện, tự
khẳng định bản thân, đƣợc tự đánh giá và đánh giá ết quả hoạt động của
bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… Từ đ , h nh thành và phát triển
cho các em những giá trị s ng và các năng ực cần thiết.
HĐTNST c thể thực hiện dƣới nhiều hình thức hác nh u, tr chơi
cũng à

ột hình thức củ HĐTNST dễ thực hiện, gây hứng thú cho học

sinh.
Rung chuông vàng là một tr chơi bổ ích dành cho các bạn học sinh,
sinh viên đƣợc gi o ƣu và thử sức mình, giúp các bạn giải tỏa bớt áp lực
bài vở Qu đ , các bạn cũng c tinh thần, phấn khởi hơn trong quá tr nh
học tập.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài
“Hướng dẫn học sinh thiết kế và tổ chức trò chơi Rung chuông vàng
trong dạy học chương III, sinh học 11” nhằm góp phần vào công cuộc đổi
mới dạy học sinh học trong trƣờng phổ thông trong gi i đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
-

Hƣớng dẫn học sinh thiết kế và tổ chức tr chơi Rung chuông

vàng trong dạy học chƣơng III Sinh học 11.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3


3.1.

Nghiên cứu cơ sở lí luận của hoạt động trải nghiệm sáng tạo,

trò chơi gồm: Khái niệm, đặc điểm, các hình thức, vai trò.
3.2.

Điều tra thực trạng của việc sử dụng trò chơi cho học sinh

hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học.
3.3.

Phân tích nội dung kiến thức, chuẩn kiến thức kĩ năng làm cơ

sở cho việc hướng dẫn học sinh thiết kế và tổ chức trò chơi Rung chuông
vàng trong chương III Sinh học 11.
3.4.

Hướng dẫn học sinh thiết kế và tổ chức trò chơi Rung chuông

3.5.

Đánh giá chất lượng của giả thuyết đề tài đưa ra.

3.6.


Xử lý kết quả thực nghiệm, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

vàng

4. Đối tƣợng nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu:

- Nội dung kiến thức sinh học 11, tập chung vào chƣơng III
- Quy trình thiết kế các hoạt đông trải nghiệm sáng tạo
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh lớp 11
5. Giả thuyết khoa học
Nếu hƣớng dẫn học sinh thiết kế và tổ chức đƣợc tr chơi Rung
chuông vàng trên cơ sở phân tích mục tiêu và nội dung bài học thì sẽ góp
phần nâng cao chất ƣợng dạy học môn Sinh học.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Tổ chức tr chơi Rung chuông vàng trong dạy học chƣơng III,
Sinh học 11.
- Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy
học chƣơng III, Sinh học 11.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

4


Nghiên cứu tƣ iệu c


iên qu n à

cơ sở lí luận cho đề tài: Các

thông tƣ của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát triển năng ực và năng ực tự
học. Sách giáo khoa, tài liệu tập huấn và các tài liệu liên quan khác.
7.2. Phương pháp điều tra
Quan sát việc sử dụng các HĐTNST trong trƣờng THPT của giáo
viên
Điều tra tần suất sử dụng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
dạy học Sinh học của GV và tần suất tham gia các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo của HS ở trƣờng THPT.
7.3. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm thiết kế các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo trong sinh học 11 ở trƣờng THPT.
7.4. Phương pháp thực nghiệm
Đánh giá tính khả thi của giả thuyết khoa học.
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Lí luận
- Góp phần hệ th ng h

cơ sở lí luận của việc thiết kế và tổ chức

hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 11.
8.2. Thực tiễn
- Đề xuất đƣợc quy trình hƣớng dẫn học sinh tự thiết kế và tổ chức
đƣợc các hoạt động trải nghiệm sáng tạo về phần “ Sinh trƣởng và phát
triển ở thực vật“ Sinh học 11.
- Biên soạn tài liệu gồm 50 câu hỏi sử dụng trong việc tổ chức trò

chơi
- Làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy và học tập cho các bộ
môn khoa học nói chung và bộ môn Sinh học nói riêng ở các trƣờng THPT.

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Trên thế giới
Tƣ tƣởng giáo dục về học qua trải nghiệ

đã xuất hiện từ thời cổ đại

và đƣợc phát triển dần bới các nhà giáo dục trên thế giới, đƣợc nhiều nƣớc có
nền giáo dục tiên tiến trên thế giới coi nhƣ triết lý giáo dục của qu c gia mình.
Vai trò của trải nghiệ

đ i với giáo dục đã đƣợc các nhà giáo dục

dự trên qu n điểm triết học về giáo dục của mình nghiên cứu ở nhiều góc
độ hác nh u, nhƣ “qu n điểm về phƣơng pháp giái dục coi trọng thực
hành, vận dụng” của Khổng Từ (551 – 479 TCN); “Qu n điểm về dạy học
phải đảm bảo m i liên hệ với đời s ng, giáo dục thông qu tr chơi, hoạt
động ngoài giờ lên lớp, ngoài thiên nhiên” của J.A Cô – men – xki; Học
thuyết giáo dục của Mác – Ănghen và Lê – nin về “Giáo dục kỹ thuật tổng
hợp và giáo dục kết hợp với o động sản xuất”;…
Công trình nghiên cứu của Lê – nin về lý luận nhận thức c ý nghĩ
vô cùng quan trọng đ i với việc phát triển lý luận dạy học. Trong quá trình

phát triển lý luận nhận thức duy vật biện chứng, Lê-nin đã nêu ên công
thức điển hình phản ánh đặc trƣng của quá trình nhận thức củ

oài ngƣời:

“Từ trực qu n sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, từ tƣ duy trừu tƣợng đến
thực tiễn, đ

à con đƣờng biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận

thức hiện thức hách qu n” [5].
Trên cơ sở đ , ý uận dạy học củ các nƣớc xã hội chủ nghĩ đã ấy
đ

à

nền tảng phƣơng pháp uận của mình và giải quyết vẫn đề một cách

khoa học nhƣ: Giải thích bản chất của quá trình dạy học, m i liên hệ giữa
các mặt nhận thức - tình cảm – tƣ duy trừu tƣợng – hoạt động thực tiễn của
học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức.

6


Qu n điểm học qua trải nghiệm trở thành tƣ tƣởng giáo dục chính
th ng và phát triển thành học thuyết chỉ khi nó gắn liền với các nhà tâm lý
học, giáo dục học nhƣ: Jonh Dewey, Kurt Lewin, D vid Ko b và các nhà
giáo dục hiện đại sau này.
Tƣ tƣởng của nhà giáo dục học John Dewey về học qua trải nghiệm

[14] [15]:
Khi nói về vai trò của giáo dục, ông đã dẫn chứng các hình thức giáo
dục trong lịch sử B n đầu là truyền đạt kinh nghiệm giữa các thế hệ là trực
tiếp, tuy nhiên s u đ h nh thức học này dần trở nên h

hăn bởi những

điều thế hệ trƣớc truyền đạt mang tính lý luận xa vời, áp đặt đẫn dến dập
khuôn không có sự sáng tạo ở ngƣời học. Ông phê phán nền giáo dục
truyền th ng à

đứa trẻ trở nên bị động, chấp nhận, phục tùng, thiếu sáng

tạo. Chính vì thế cần tổ chức các hoạt động nhằm hình thành kinh nghiệm
cho ngƣời học bằng các hoạt động có tính kế hoạch, tổ chức, đây chính là
hoạt động học tập trong nhà trƣờng.
John Dewey à ngƣời đƣ r qu n điể

“học qua làm, học bắt đầu từ

à ” Trong quá tr nh s ng, con ngƣời không ngừng thu ƣợm kinh nghiệm
và cải tổ kinh nghiệm - ấy chính là giáo dục. Mục đích giáo dục không phải
là đào tạo ngƣời học h y à

ngƣời học phát triển phù hợp với những

khuôn mẫu sẵn có, xa vời thực tiễn cuộc s ng,

à à giúp ngƣời học giải


quyết những vấn đề đƣợc đặt ra do những tiếp xúc hằng ngày với điều kiện
tự nhiên và xã hội. Tri thức rút đƣợc qua quá trình làm ấy mới chính là
những chi thức thực Theo đ , cần đƣ các oại bài tập hoạt động nhƣ: nghề
à

đồ thủ công, dệt,… vào nhà trƣờng, các hoạt động này vừa gây hứng

thú cho ngƣời học, vừa phản ánh thực tiễn của xã hội.
J Dewey đề cao luận điểm về phƣơng pháp dạy học trải nghiệm, ông
nhấn mạnh: sự phát triển thể chất của trẻ sẽ đi trƣớc về giác qu n, theo đ
trẻ hành động trƣớc khi có sự nhận thức đầy đủ về hành động đ , nghĩ

7

à


trẻ thƣờng hành động hi chƣ c

inh nghiệm về hành động. Vì vậy, để

phát triển trí tuệ cho học sinh, phƣơng pháp dạy học phải bằng trải nghiệm
và thông qua trải nghiệ , nghĩ

à để cho trẻ trực tiếp tham gia vào hoạt

động. Sự phát triển trí tuệ trƣớc hết phải có quá trình hình thành biểu tƣợng.
Trải nghiệm sẽ cho trẻ biểu tƣợng trong đầu về sự vật hiện tƣợng đ
Có thể n i, tƣ tƣởng giáo dục của John Dewey rất tiến bộ vào thời ký
đ , đến bây giờ tƣ tƣởng giáo dục về “học thông qua làm, học qua trải

nghiệ ” của ông vẫn là một trong những triết lý giáo dục điển hình củ nƣớc
Mỹ.
D vid Ko b cũng đƣ r
học là một quá tr nh trong đ
chuyển hóa kinh nghiệ ; nghĩ
trải nghiệ

ột lí thuyết về học từ trải nghiệ , theo đ ,
iến thức củ ngƣời học đƣợc tạo ra qua việc
à, bản chất của hoạt động học là quá trình

D Ko b đƣ r sáu đặc điểm chính của học từ trải nghiệm:

- Việc học t t nhất cần trú trọng đến quá trình chứ không phải kết
quả;
- Học là một quá trình liên tục trên nền tảng kinh nghiệm;
- Học tập đ i hỏi việc giải quyết xung đột giữa mô hình lý thuyết với
công cuộc thực tiễn;
- Học tập là sự kết n i giữ con ngƣời với

ôi trƣờng;

- Học tập là quá trình kiến tạo ra tri thức, nó là kết quả của sự chuyển
hóa giữa kiến thức xã hội và kiến thức cá nhân.
Một s quan niệm khác của các học giả qu c tế cho rằng giáo dục trải
nghiệm coi trọng và khuyến khích m i liên hệ giữa các bài học trừu tƣợng
với các hoạt động giáo dục cụ thể để t i ƣu h

ết quả học tập (Sakofs,


1995); học từ trải nghiệm phải gắn kinh nghiệm củ ngƣời học với hoạt
động phản ánh và phân tích (Chapman, McPhee and Proudman, 1995); chỉ
có kinh nghiệ

th chƣ đủ để đƣợc gọi là trải nghiệm; chính quá trình

phản ánh đã chuyển hóa kinh nghiệm thành trải nghiệm giáo dục (Joplin,

8


1995) Cũng trong nă

1995, Conr d và Hedin đã phỏng vấn 4000 học sinh

trong 33 chƣơng t nh học tập trải nghiệ
đe

là sự học qua trải nghiệ

hác nh u và rút r đƣợc kết luận

ại kết quả tích cực đ i với sự phát triển tâm

lý củ ngƣời học chẳng hạn nhƣ à

tăng sự tự tin vào chính

nh, đe


ại

nhiều lợi ích cho nhà trƣờng, năng ực tự chủ và khả năng lý luận củ ngƣời
học đƣợc tăng ên Bên cạnh đ , các năng ực xã hội củ ngƣời học cũng
đƣợc phát triển và cho kết quả tích cực cũng nhƣ phát triển cảm xúc xã hội,
có ý thức, trách nhiệm với ngƣời khác, có ý thức và thái độ tích cực khi làm
việc nhóm và khả năng à

việc với ngƣời lớn, tăng h

u n tham gia các

hoạt động xã hội, đặc biệt à năng ực xác nhận và giải quyết vấn đề cũng tăng
ên đáng ể.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đƣợc các nƣớc phát triển quan tâm,
nhất à các nƣớc tiếp cận hệ th ng chƣơng tr nh phổ thông theo hƣớng phát
triển năng ực, ĩ năng s ng, đạo đức và phẩm chất,…
Từ những nghiên cứu trên thế giới, chúng ta có thể thấy các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo đƣợc các nƣớc rất coi trọng và thực hiện dƣới
nhiều hình thức, ĩnh vực khác nhau, bằng cách này hay cách khác các hoạt
động ấy đe

ại rất nhiều lợi ích cho ngƣời đƣợc trải nghiệm về tất cả các

phƣơng diện đức, trí, thể, mỹ, đặc biệt là kinh nghiệm, kiến thức và hình
thành phát triển nhân cách cho học sinh.
1.1.2. Ở Việt Nam
Từ thời

đầu của nền giáo dục nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa,


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phƣơng pháp để đào tạo nên những ngƣời
tài đức à: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với

o động sản xuất,

nhà trƣờng gắn liền với xã hội!”
Đây cũng à nguyên í giáo dục đƣợc qui định trong Luật giáo dục
hiện hành của Việt N

theo đ : “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện

theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,

9


lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội”
Hiện nay Bộ GD – ĐT cũng rất qu n tâ

đến việc đƣ HĐTNST vào

nhà trƣờng, cụ thể nhƣ biên tập nhiều tài liệu tập huấn về HĐTNST, tổ chức
và cử các cán bộ có kinh nghiệm xu ng các đị phƣơng, tập huấn cho các
GV tại địa phƣơng Biên soạn sách Hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ lớp 1
đến lớp 12 và sách Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học
trung học cơ sở đ i với từng môn học. Về phí cá nhân cũng c nhiều ngƣời
nghiên cứu, qu n tâ


đến hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chƣơng

trình phổ thông nhƣ Th S Nguyễn Thị Nga nghiên cứu Tổ chức hoạt động
trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học lịch sử đị phƣơng ở
trƣờng trung học phổ thông huyện Ba Vì – Hà Nội. ThS. Trần Thị Gái
nghiên cứu Xây dựng và sử dụng mô hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong dạy học Sinh học ở trƣờng Trung học phổ thông. Ở trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội 2 n i chung và Kho Sinh n i riêng cũng c rất nhiều
nghiên cứu về HĐTNST nhƣ tác giả Khuất Hƣơng Liên nghiên cứu thiết kế
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 11,…

ỗi tác giả

dừng lại ở phạm vi nghiên cứu riêng Tuy nhiên đ s các nghiên cứu hiện
n y thƣờng đƣ r các thiết kế hoạt động của chính giáo viên, giáo viên là
ngƣời thiết kế và chủ trì tổ chức ra các hoạt động, chƣ c nhiều ngƣời
nghiên cứu việc hƣớng dẫn học sinh thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong môn Sinh học cho học sinh lớp 11, đặc biệt à Chƣơng III: Sinh
trƣởng và phát triển. Chính vì những í d đ , chúng tôi đã chọn đề tài:
“Hướng dẫn học sinh thiết kế và tổ chức trò chơi Rung chuông vàng
trong dạy học chương III, sinh học 11”
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.2.1.1. Khái niệm Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

10


Theo Từ điển Tiếng việt [7], "Trải có nghĩa là đã từng qua, từng
biết, từng chịu đựng; còn nghiệm có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy

điều nào đó là đúng. Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc
tinh thần; tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc
vào cái đã có".
Theo Bách ho toàn thƣ

ở Wi ipedi , “Trải nghiệm hay kinh

nghiệm là tổng quan khái niệm bao gồm tri thức, kĩ năng trong hoặc quan
sát sự vật hoặc sự kiện đạt được thông qua tham gia vào hoặc tiếp xúc đến
sự vật hoặc sự kiện đó”. Lịch sử của từ “trải nghiệm” gần nghĩa với từ
“thử nghiệm” Thực tiễn cho thấy trải nghiệ

đạt đƣợc thƣờng thông qua

thử nghiệm.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một khái niệm mới trong dự thảo
về “Đổi mới chƣơng tr nh và sách giáo ho phổ thông s u 2015”
Theo dự thảo chƣơng tr nh giáo dục phổ thông mới công b tháng 8


2015, HĐTNST là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được

trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự
hướng dẫn và tổ chức của các nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm,
đạo đức, các kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân. TNST là
hoạt động được coi trọng trong từng môn học, đồng thời trong kế hoạch
giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt
động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ
năng khác nhau.
Theo Đinh Thị Kim Thoa, HĐTNST là hoạt động giáo dục thông qua

sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học
được trong nhà trường với thực tiễn đời sống mà nhờ đó các kinh nghiệm
được tích lũy thêm và dần chuyển hóa thành năng lực.
Theo Ngô Thu Dung, HĐTNST là thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt
động giáo dục trong nhà trường được tổ chức phù hợp với bản chất hoạt

11


động của con người, tính từ trải nghiệm sáng tạo để nhấm mạnh bản chất
hoạt động chứ không phải một dạng hoạt động mới.
Theo Lê Huy Hoàng, HĐTNST là hoạt động xã hội, thực tiễn giúp
học sinh tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện
phẩm chất năng lực, nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điểu
chỉnh cá tính, giá trị, nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát
triển bản thân, bổ trợ cùng với các hoạt động dạy học trong chương trình
giáo dục thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục. Hoạt động này nhấn mạnh
sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo của người học và được tổ chức
một cách linh hoạt, sáng tạo.
Từ những định nghĩ trên, với mục đích nghiên cứu của mình,chúng
tôi hiểu định nghĩ HĐTNST à: “HĐTNST là hình thức hoạt động được
thực hiện sáng tạo và hiệu quả, giúp học sinh phát hiện, hình thành kiến
thức, vận dụng kiến thức đã học và áp dụng trong thực tế đời sống. Các
hoạt động được thực hiện trong lớp học, trường, nhà hay tại bất kì địa điểm
nào phù hợp.”
1.2.1.2. Đặc điểm hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- HĐTNST à

ột loại hình hoạt động dạy học có mục đích, c tổ


chức đƣợc thực hiện trong hoặc ngoài nhà trƣờng; HS đƣợc chủ động tham
gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến
chuẩn bị, thực hiện và đánh giá ết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi và khả năng của bản thân; các e

đƣợc trải nghiệm, bày tỏ qu n điểm,

ý tƣởng, đánh giá và ựa chọn ý tƣởng hoạt động, thể hiện tự khẳng định
bản thân, tự đánh giá và đánh giá ết quả hoạt động của bản thân, của nhóm
mình và bạn bè.
- HĐTNST c nội dung rất đ dạng và mang tính tích hợp, ngoài kiến
thức về sinh học, HĐTNST c n tổng hợp kiến thức, ĩ năng của nhiều môn
học, nhiều ĩnh vực học tập và giáo dục nhƣ: vật lí, hóa học, địa lí, giáo dục

12


ĩ năng s ng, giáo dục

o động, giáo dục

ôi trƣờng và biến đổi khí hậu,

giáo dục phòng ch ng HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục vệ sinh an toàn
thực phẩm, giáo dục sử dụng năng ƣợng tiết kiệm, giáo dục giới tính và
sức khỏe sinh sản vị thành niên,...
- HĐTNST c thể tổ chức tại nhiều đị điểm khác nhau ở trong hoặc
ngoài nhà trƣờng nhƣ: ớp học, thƣ viện, ph ng đ năng, ph ng truyền
th ng, sân trƣờng, vƣờn trƣờng, công viên, vƣờn hoa, viện bảo tàng, các di
tích lịch sử và văn h , các d nh


thắng cảnh, các công trình công cộng,

nhà các nghệ nhân, các làng nghề, cơ sở sản xuất,... hoặc ở các đị điểm
hác ngoài nhà trƣờng c

iên qu n đến chủ đề hoạt động.

1.2.1.3. Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
-

Cầu n i nhà trƣờng, kiến thức các môn học… với thực tiễn cuộc

s ng một cách có tổ chức, c định hƣớng… g p phần tích cực vào hình
thành và củng c năng ực và phẩm chất nhân cách.
-

Giúp giáo dục thực hiện đƣợc mục đích tích hợp và phân hóa của

mình nhằm phát triển năng ực thực tiễn và cá nhân h , đ dạng hóa tiềm
năng sáng tạo.
-

Nuôi dƣỡng và phát triển đời s ng tình cảm, ý chí tạo động lực

hoạt động, tích cực hóa bản thân…
1.2.1.4. Các hình thức tổ chức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Có nhiều cách để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, đƣợc
chia thành 4 nhóm hình thức nhƣ s u:
1/ Hình thức có tính khám phá

 Thực địa, thực tế
 Tham quan
Cắm Trại
Tr chơi ( ớn)
 Cuộc thi

13


2/ Hình thức có tính tham gia lâu dài
 Câu lạc bộ
 Dự án và nghiên cứu khoa học
3/ Hình thức có tính thể nghiệm
 Diễn đàn
 Gi o ƣu
 Hội thảo/xe in
 Sân khấu hóa
4/ Hình thức có tính c ng hiến xã hội
 Thực hành o động việc nhà, việc trƣờng
 Hoạt động chiến dịch
Hoạt động nhân đạo
 Hoạt động tình nguyện
Trò chơi
1.2.2.1. Đặc điểm
Tr chơi à

ột loại hình hoạt động giải trí, thƣ giãn; à

n ăn tinh


thần nhiều bổ ích và không thể thiếu đƣợc trong cuộc s ng con ngƣời nói
chung và đặc biệt, đ i với thanh thiếu niên học sinh nói riêng, những trò
chơi phù hợp nhiều khi có tác dụng giáo dục rất tích cực. Tr chơi à h nh
thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung iến thức thuộc nhiều ĩnh
vực hác nh u, c tác dụng giáo dục “chơi

à học, học

à chơi”

Tr chơi c thể đƣợc sử dụng trong nhiều tình hu ng khác nhau của
hoạt động trải nghiệ

sáng tạo nhƣ à

quen, hởi động, dẫn nhập vào nội

dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá ết quả, rèn luyện các
ĩ năng và củng c những tri thức đã đƣợc tiếp nhận,.. Tr chơi c những
thuận lợi nhƣ: phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học
sinh; giúp cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri

14


thức của nhiều ĩnh vực khác nhau; tạo đƣợc bầu không khí thân thiện; tạo
cho học sinh tác phong nhanh nhẹn, ...
1.2.2.2. Những chức năng cơ bản của trò chơi
Tr chơi c nhiều chức năng xã hội hác nh u nhƣ chức năng giáo
dục, chức năng văn h , chức năng giải trí, chức năng gi o tiếp...

- Chức năng giáo dục: Tr chơi à phƣơng tiện giáo dục hấp dẫn, tác
động toàn diện đến tất cả các mặt khác nhau củ nhân cách Tr chơi giúp
các em nâng cao thể lực, rèn luyện sự nhanh nhẹn, dẻo dai và bền bỉ củ cơ
bắp, thần kinh, phát triển t t các chức năng của các giác quan, các chức
năng vận động, phát triển t t các phẩm chất và năng ực tƣ duy sáng tạo,
linh hoạt.
Tr chơi à

ột phƣơng tiện để giúp học sinh nâng cao hiểu biết về tự

nhiên, xã hội, về khoa học - kỹ thuật, văn h

văn nghệ, phát triển t t các

năng ực tƣ duy, trí nhớ, ngôn ngữ, tƣởng tƣợng (đặc biệt à các tr chơi trí
tuệ và tr chơi sáng tạo) Chơi cũng đ i hỏi học sinh tƣ duy, ứng dụng tri
thức vào hành động, phát triển năng ực thực hành Chơi cũng à

ột con

đƣờng học tập tích cực.
- Chức năng gi o tiếp: Tr chơi à

ột hình thức giao tiếp Tr chơi

tạo cơ hội để học sinh tham gia vào các m i quan hệ giao tiếp bạn bè, phát
triển t t các năng ực giao tiếp, tr chơi đồng thời là một phƣơng tiện (một
con đƣờng)

à thông qu đ , học sinh có thể giao tiếp đƣợc với nhau một


cách tự nhiên và dễ dàng.
- Chức năng văn h : Tr chơi à

ột hình thức sinh hoạt văn h

lành mạnh củ con ngƣời. Tổ chức cho học sinh th
phƣơng pháp tái tạo văn h , bảo tồn văn h

gi tr chơi à

và phát triển văn h

ột

rất có

hiệu quả
- Chức năng giải trí: Tr chơi à

ột phƣơng thức giải trí tích cực và

hiệu quả, giúp học sinh tái tạo năng ực thần kinh và cơ bắp sau những thời

15


gian học tập, o động căng thẳng Tr chơi giúp học sinh thƣ giãn, th y đổi
tâm trạng, giải toả những buồn phiền, những mệt mỏi về trí tuệ và cơ bắp,
tạo niềm vui, hứng khởi, sự hồn nhiên, yêu đời


để học sinh tiếp tục học

tập và rèn luyện t t hơn Những tr chơi vui nhộn và hào hứng không chỉ
thoả mãn nhu cầu của các em mà nó còn mang lại những giá trị tinh thần
hết sức to lớn, hữu ích.
Mục đích củ tr chơi nhằ
động giáo dục

ôi cu n học sinh th

gi vào các hoạt

ột cách tự nhiên và tăng cƣờng tính trách nhiệ ; h nh

thành cho học sinh tác phong nhanh nhẹn, phát huy tính sáng tạo cũng nhƣ
tăng cƣờng sự thân thiện, h
căng thẳng,

ệt

đồng giữ các học sinh, tạo hứng thú, xu t n

ỏi cho các e

học sinh trong quá tr nh học tập và giúp

cho quá trình học tập đƣợc tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không
khô khan nhàm chán.
1.2.2.3. Ph n loại trò chơi

Một s tr chơi c thể tổ chức trong nhà trƣờng phổ thông:
1.2.2.3.1. Trò chơi học tập
Là oại tr chơi đƣợc sử dụng để củng c ,

ở rộng, iể

tr

iến

thức học trên ớp Tr chơi học tập là những tr chơi c tác dụng cải thiện
năng ực và phẩm chất ngƣời th
thể hiện năng ực củ

gi chơi thông qu đ giúp ngƣời chơi

nh trƣớc tập thể hay những ngƣời cùng chơi

Những chức năng tâ

sinh ý chủ yếu củ con ngƣời từ bé đến lớn

đƣợc thể hiện trong mọi hoạt động, quan hệ, công việc và những ĩnh vực
sinh hoạt khác nhau của cá nhân là nhận thức biểu cảm hay thái độ và vận
động. Ba chức năng này cũng à những ĩnh vực phát triển triển khai những
mục tiêu giáo dục rèn luyện của học sinh trong quá trình dạy học Nhƣ vậy,
căn cứ vào chức năng tr chơi dạy học có 3 nhóm sau:
Nhóm 1 Trò chơi phát triển nhận thức

16



Đó là loại tr chơi đ i hỏi ngƣời tham gia phải sử dụng các chức
năng nhận thức nỗ lực hoạt động nhận thức thực hiện các hành vi và hành
động nhận thức để tiến hành các nhiệm vụ chơi, hoàn thành uật chơi và các
quy tắc chơi, tuân thủ những yêu cầu và mục đích chơi nhờ vậy mà cải
thiện và phát triển đƣợc khả năng nhận thức quá trình và kết quả nhận thức
củ

nh tr chơi phát triển nhận thức lại đƣợc phân thành một s nhóm

nhỏ:
 Các tr chơi phát triển cảm giác và tri giác
 Các tr chơi phát triển và rèn luyện trí nhớ
 Các tr chơi phát triển tƣởng tƣợng và tƣ duy
Nhóm 2 Trò chơi phát triển các giá trị
Là những tr chơi c nội dung văn h

xã hội trong đ các qu n hệ

chơi ph ng tác ý tƣởng hóa các quan hệ đạo đức, thẩm mỹ, kinh tế, gia
đ nh, xã hội, chính trị, pháp luật, quân sự … thực hiện các quy luật hay quy
tắc chơi đƣợc định hƣớng vào việc ích thích, h i thác các thái độ tình
cảm tích cực động viên lý trí và nhu cầu xã hội khuyến khích sự phát triển
các phẩm chất cá nhân củ ngƣời tham gia.
Nhóm 3: Trò chơi phát triển vận động
Các tr chơi phát triển vận động là loại tr chơi đƣợc chơi hơi hác
những tr chơi vận động nó có phạm vi rộng hơn tr chơi vận động trực
tiếp đ i hỏi các vận động phải tuân theo quy luật hay quy tắc và nội dung
chơi chủ yếu là vận động N đƣơng nhiên c chức năng phát triển vận

động c n tr chơi phát triển vận động vừa gồ

các tr chơi vận động vừa

gồm những tr chơi hác
1.2.2.3.2. Trò chơi vận động: Là oại tr chơi để rèn uyện, củng c các t
chất cơ thể.

17


1.2.2.3.3. Trò chơi khởi động: à oại tr chơi dùng để tạo bầu hông hí sôi
động, vui vẻ, tạo tâ

trạng vui vẻ, tạo tâ

thế cho học sinh trƣớc hi bắt

đầu hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể hoặc bắt đầu tổ chức
1.2.2.3.4. Trò chơi mô ph ng
Theo Từ điển bách ho toàn thƣ“The New Encyclopedia Britani”
(1994),

ô phỏng đƣợc hiểu à sự bắt chƣớc, phỏng theo

sự vật h y quá tr nh nào đ bằng cách xây dựng những
chúng trong tác động qu
tr nh đ trên những

ại nhằ


các e

ô h nh động, xử ý

nghiên cứu các hiện tƣợng, sự vật, quá

ô h nh này Mô phỏng đƣợc sử dụng há nhiều trong

giáo dục và học tập Mục đích củ các
nghĩ, cả

ột hiện tƣợng,

xúc, hành động trong

ô phỏng này à để học sinh c suy

ôi trƣờng giả định, gi ng nhƣ thật, qu đ

rút r đƣợc những inh nghiệ , iến thức, ỹ năng ứng xử cần thiết
Mô phỏng g

phỏng nhƣ các g

e truyền h nh à những tr chơi đƣợc thiết ế
eshow truyền h nh nhƣ: Chiếc n n

diệu, Đƣờng ên


đỉnh O y pi , Ai à triệu phú, Đấu trƣờng 100, Rung chuông vàng,
các tr chơi này, các e

đƣợc th

ô

gi , tƣơng tác và đƣợc củng c

Qu
iến

thức, ỹ năng đã học trên ớp
Với các tr chơi

ô phỏng g

e truyền h nh nội dung rất phong phú

đ dạng, vừ c thể thực hiện việc củng c , há
các

phá iến thức củ tất cả

ôn học vừ c thể triển h i các nội dung giáo dục nhƣ giáo dục

Quyền trẻ e , giáo dục Sức hỏe sinh sản và ph ng tránh HIV, giáo dục
ph ng ch ng tệ nạn xã hội h y giáo dục bảo vệ
ph với biến đổi hí hậu và giả


ôi trƣờng, giáo dục ứng

nhẹ rủi ro thiên t i,

1.2.2.4. Nguyên tắc thiết kế trò chơi
- Đảm bảo tính mục đích: Mục đích củ tr chơi à phát huy tính tích
cực học tập củ ngƣời chơi. Vì vậy nhiệm vụ chơi, uật chơi và hành động
củ tr chơi đ i hỏi ngƣời chơi phải sử dụng các giác quan, các thao tác trí

18


tuệ, đặc biệt là th o tác tƣ duy nhƣ: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu
tƣợng h , để ĩnh hội kiến thức của bài học, môn học.
- Đảm bảo tính chất của hoạt động chơi: Mỗi tr chơi học tập phải là
tr chơi đích thực, thực sự hấp dẫn, kích thích tính tích cực, tự lập, sáng tạo
củ ngƣời chơi Những tr chơi nhằm tích cực hóa hoạt động học tập cho
ngƣời chơi phải tạo cơ hội cho các em hứng thú, tự nguyện tham gia vào trò
chơi, tích cực vận dụng v n hiểu biết và năng lực trí tuệ củ

nh để giải

quyết nhiệm vụ học tập trong những hoàn cảnh chơi sinh động với yếu t
thi đu ẫn nhau.
- Đảm bảo tính hệ th ng và tính phát triển: Các tr chơi đƣợc sắp xếp
từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tạo thành một hệ th ng gồm các
nh

tr chơi nhằ


nâng c o năng ực phát triển trí tuệ củ ngƣời chơi.

- Đảm bảo tính đ dạng: Các tr chơi hệ th ng phải đ dạng, phong
phú tạo cơ hội cho ngƣời chơi thực hành, vận dụng v n hiểu biết thuộc
nhiều ĩnh vực khác nhau và khả năng tƣ duy của họ để giải quyết nhiệm vụ
học tập trong những tình hu ng chơi đ dạng, phong phú.
1.2.2.5. Quy tắc tổ chức trò chơi
ƣớc 1: Căn cứ
cần ĩnh hội, từ đ

ục tiêu giáo dục, ự chọn những nội dung

à HS

ự chọn h nh thức chơi phù hợp để truyền đạt nội dung

ƣớc 2: Thiết ế tr chơi, quy tắc chơi, ự chọn phƣơng tiện và đị
điể

chơi
ƣớc 3: Xác định đ i tƣợng chơi, quy

HS th

gi , c thể nh

ô tr chơi: xác định s

nhỏ (từ 2 đến 4 hoặc 5 HS) hoặc nh


đến 15 học sinh); C thể à

ƣợng

ớn (từ 10

ột ớp hoặc h i ớp, toàn trƣờng

ƣớc 4: Tổ chức chơi theo ế hoạch Chú ý đả

bảo nguyên tắc n

toàn, giáo dục, vui
ƣớc 5: Tổng ết hoạt động, Nhận xét đánh giá học sinh trong quá
trình hoạt động

19


×