Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH tín DỤNG của NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.78 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM (VIETINBANK).

1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công Thương
+ Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
+ Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân
hàng Việt Nam.
+ Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và
trên 800 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.
+ Có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng
khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo
hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ,
Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
+ Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.
+ Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên toàn thế
giới.
+ Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt
Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
+ Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu
Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát
hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.


+ Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại
điện tử tại Việt Nam.
+ Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển
các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
VietinBank luôn nỗ lực hết mình để đem lại cho khách hàng những sản phẩm dịch
vụ tốt nhất, để làm được điều này VietinBank đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001: 2000 ở tất cả các chi nhánh của VietinBank tại các tỉnh thành trên cả nước.


VietinBank đã xây dựng hàng loạt các quy trình tác nghiệp và từng bước hoàn thiện
đưa vào sử dụng. Một trong các quy trình đó là “Quy trình tín dụng”.
Trên thực tế, dù được định nghĩa như thế nào thì mục tiêu cơ bản của hầu hết
các NHTM là lợi nhuận, an toàn và sự lành mạnh của các khoản tín dụng. Do đó, một
quy trình tín dụng được thiết kế hợp lý, và áp dụng một cách linh hoạt sẽ góp phần
giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM. Tùy thuộc
vào quy mô của từng ngân hàng, năng lực của đội ngũ nhân sự, mức độ ứng dụng của
công nghệ tin học, thời hạn cho vay, hình thức cho vay và lĩnh vực cho vay mà quy
trình tín dụng có thể được thiết kế khác nhau.

2. Quy trình tín dụng nói chung của VietinBank.
2.1 Khái niệm quy trình tín dụng:
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu chính và chủ
yếu cho hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Tín dụng đang mang lại nguồn thu
chiếm tỷ trọng từ 60 đến 80% trong tổng thu nhập của ngân hàng.


Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp
nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân,
thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.
2.2 Ý nghĩa của quy trình tín dụng:
Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan
trọng đối với một ngân hàng thương mại.
Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao
chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:
Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động
tín dụng.
Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.
2.3 Một quy trình tín dụng căn bản của VietinBank

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn
chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
- Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
- Mục đích sử dụng vốn vay
- Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong
việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.


Mục tiêu: Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng,
dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi
ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.
Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng
trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra
quyết định cho vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với
một hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:
- Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt
- Từ chối cho vay với một khách hàng tôt.
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm
thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Bước 4: Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín
dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa
hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng

và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây
phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng


Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách
hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng...để đảm bảo khả
năng thu nợ.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Những bất cập và biện pháp khắc phục:
Vấn đề thứ 1: Thông tin tín dụng vẫn chưa được Ngân hàng khai thác triệt để
phục vụ cho các giai đoạn của quy trình tín dụng.
Trong quy trình tín dụng, kết quả của giai đoạn trước luôn là tiền đề để thực
hiện tiếp các giai đoạn sau, ảnh hưởng đến chất lượng công việc của các giai đoạn sau.
Nhưng, tùy từng trường hợp cụ thể mà các giai đoạn của quy trình tín dụng có thể
được các cán bộ tín dụng áp dụng linh hoạt để tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn.
Kết quả đánh giá của cán bộ tín dụng sẽ quyết định đến hiệu quả tín dụng. Do đó,
thông tin về khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nếu kết quả đánh giá sai sẽ
làm giảm những khách hàng truyền thống và ngân hàng gặp phải nguy cơ không thu
hồi được nợ. Đối với các khách hàng có quan hệ thường xuyên và lâu năm thì công
việc sẽ dễ dàng hơn, bởi vì ngân hàng đã có những thông tin nhất định về khách hàng
của mình. Tất nhiên, ở mọi trường hợp, do chưa đánh giá được tầm quan trọng của
thông tin tín dụng nên ngân hàng vẫn chưa có biện pháp xử lý, khai thác thông tin một
cách hiệu quả nhất. Thêm vào đó, thiếu đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên
môn cao, thông thạo kỹ năng phân tích doanh nghiệp, chuyên sâu về nghiệp vụ thông
tin tín dụng. Thủ tục cho vay chưa được thiết kế phù hợp với từng nhóm khách hàng,
từng khoản vay cụ thể…
Biện pháp khắc phục:



Để các khoản vay an toàn, hiệu quả, thông tin phải được ngân hàng khai thác từ
nhiều nguồn khác nhau như: hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, hồ sơ khách hàng, các cơ
quan chức năng có liên quan (cơ quan thuế, trung tâm thông tin tín dụng của Ngân
hàng Nhà nước…), trực tiếp phỏng vấn khách hàng, cập nhật thông tin trên thị
trường… nhằm phục vụ kịp thời cho các giai đoạn của quy trình tín dụng. Cần thiết
lập bộ phận chuyên làm nghiệp vụ thu thập, phân tích, lưu trữ thông tin về khách
hàng, năng động tìm kiếm các biện pháp xử lý, khai thác, sử dụng thông tin đó một
cách hiệu quả nhất. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng phân
tích doanh nghiệp cho cán bộ tín dụng, khuyến khích họ tiếp cận công nghệ thông tin
hiện đại. Thông tin chính xác, quyết định tín dụng hợp lý chắc chắn khả năng quay về
của vốn tín dụng cao, vốn tín dụng được hoàn trả đúng hạn, góp phần nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng và hoạt động ngân hàng.
Vấn đề thứ 2: Chậm trễ trong việc giải quyết công việc.
Vì hồ sơ khoản vay nằm tại đơn vị kinh doanh trong khi đó cán bộ giao dịch tín
dụng của Ngân hàng lại tập trung độc lập tại trung tâm giao dịch tín dụng không cùng
địa bàn nên việc chuyển giao hồ sơ sẽ dễ bị thất lạc. Đây là một vấn đề bất cập tương
đối nghiêm trọng. Do chứng từ của một khoản vay thường là những giấy tờ có giá
hoặc là giấy tờ vô cùng quan trọng như: bản gốc giấy chứng nhật tài sản đảm bảo như
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hóa đơn mua bán chứng minh nguồn gốc tài
sản… Thêm vào đó, từ khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng đến khi thực hiện giải
ngân cho khách hàng phải thông qua quá nhiều bộ phận, chậm trễ trong công việc gây
tâm lý căn thẳng cho khách hàng.
Biện pháp khắc phục:


Ký hợp đồng vận chuyển với một đơn vị cung cấp dịch vụ quy định rõ trách
nhiệm của bên cung cấp dịch vụ đồng thời khi giao nhận phải ghi rõ hồ sơ bao gồm
những giấy tờ gì.
Thiết kế thủ tục cho vay đơn giản, phù hợp với pháp luật hiện hành, đảm bảo

mục tiêu an toàn trong kinh doanh, thích ứng với từng nhóm khách hàng, từng loại
khoản vay, … xóa bỏ cơ chế “một cửa, một dấu nhưng nhiều chữ ký” nhằm tiết kiệm
thời gian, tránh gây phiền nhiễu cho khách hàng.
Câu 2: Sau khi hoàn thành môn học, tôi nhận thấy các nội dung tác nghiệp của
môn học rất nghĩa và có thể áp dụng rất đa dạng, giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức
tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, mang lại lợi ích tối đa cho doanh
nghiệp. Tuy nhiên, với công việc của mình là thực hiện xử lí, hoàn thiện và quản lí các
món đầu tư của ngân hàng. Tôi thấy việc áp dụng phương pháp LEAN là phương pháp
hợp lí nhất cho công việc của mình. Bởi vì, LEAN Production, là một hệ thống các
công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình
sản xuất. Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng và
rút ngắn thời gian sản xuất. Khi nghiên cứu áp dụng phương pháp LEAN vào quy
trình nghiệp vụ tín dụng của mình, tôi sẽ loại bỏ được một số lãng phí sau, để tăng
hiệu quả và chất lượng công việc. Cụ thể như sau:
Với quy trình tác nghiệp tín dụng thông thường hiện nay tuy đã có tác dụng
trong việc sử dụng tối đa hóa nguồn lực tập trung tiết kiệm chi phí nhân sự và cung
cấp dịch vụ có chất lượng, hiệu quả cho các đơn vị cũng như khách hàng, tuy nhiên
việc triển khai mô hình giao dịch tín dụng tập trung sẽ gây ra một số loại lãng phí sau
đối với quy trình giải ngân khoản vay:


1. Sản xuất thừa: Với mô hình này việc một khách hàng sẽ lưu 02 bộ hồ sơ.
Một bộ hồ sơ bản chính sẽ được giao dịch tín dụng quản lý và 01 bộ hồ sơ bản sao sẽ
do đơn vị quản lý khách hàng quản lý. Thêm vào đó để đảm bảo việc giải ngân kịp
thời đáp ứng nhu cầu khách hàng thì khi giải ngân khoản vay đơn vị kinh doanh sẽ
phải fax hoặc gửi qua scan cho trung tâm giao dịch tín dụng làm thủ tục. Như vậy
trung tâm giao dịch tín dụng sẽ in thêm một bộ hồ sơ giải ngân nữa để lưu trước khi
được giao nhận bản gốc hồ sơ. Đây là một sự lãng phí về mặt giấy tờ. Để tránh sự lãng
phí này phải quy định một cách chặt chẽ loại hồ sơ nào đơn vị kinh doanh cần thiết
lưu làm giảm tối đa chứng từ lưu. Đồng thời có chương trình phần mềm để lưu hồ sơ

bản fax hoặc bản scan khi đơn vị kinh doanh gửi lên chứ không nhất thiết phải in ra tất
cả chứng từ, chỉ in ra những bản cần thiết để thực hiện giải ngân.
2. Vận chuyển: với mô hình giao dịch tín dụng tập trung thì hồ sơ khoản vay
bản gốc phải chuyển từ đơn vị kinh doanh về trung tâm giao dịch tín dụng và như vậy
làm phát sinh chi phí vận chuyển. Chi phí này trước đây không có vì hồ sơ và cán bộ
giao dịch tín dụng nằm tại đơn vị kinh doanh. Để tránh lãng phí trong vận chuyển việc
quy định 01 tuần một lần thực hiện việc chuyển hồ sơ từ đơn vị kinh doanh cho trung
tâm giao dịch tín dụng.


KẾT LUẬN:
Thực tế quy trình từ khi tiếp nhận yêu cầu vay vốn của khách hàng, thẩm định,
cho vay đến khi tất toán khoản vay có khá nhiều bước và qua nhiều bộ phận. Tuỳ
thuộc đối tượng khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp, mục đích vay vốn tiêu
dùng, bổ sung vốn lưu động hay vốn đầu tư trung dài hạn mà quy trình có những khác
biệt nhất định. Đặc biệt, các ngân hàng khác nhau cũng chia nhỏ các bộ phận khác
nhau trong quá trình xét duyệt và cấp tín dụng.
Tuy nhiên, xét một cách tổng quát về toàn bộ quy trình, có thể tóm lược quy
trình thành các bước lớn sau:
-

Thẩm định trước khi cho vay;

-

Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay;

-

Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay.


Ý nghĩa của quy trình tín dụng là để đồng nhất quá trình cấp tín dụng (bao gồm
từ khi tiếp cận tới khi thu hồi nợ) nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro cho khoản vay. Kết
thúc mỗi bước của quy trình là cơ sở để thực hiện bước tiếp theo, bất cứ quy trình nào
cũng vậy, không chỉ là quy trình tín dụng. Tất cả các giai đoạn trong quy trình tín
dụng đều có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của khoản vay vì để vay vốn, người
đi vay phải đáp ứng được tất cả các yêu cầu cũng như quy định của Ngân hàng...
Mô hình giao dịch tín dụng tập trung là mô hình mà các ngân hàng hiện đại áp
dụng để tối đa hóa nguồn lực, năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Tuy nhiên
việc đầu tư ban đầu và những trục trặc khi áp quy trình giải ngân là không tránh khỏi.
Nhưng những trục trặc này chủ yếu xuất phát từ thói quen lao động, vì vậy việc kiên


trì áp dụng quy trình này cùng với việc phát hiện và loại bỏ những lãng phí như mô
hinh Lean đã đề cập thì đây là một quy trình rất ưu việt.
------------------------------


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Quản trị hoạt động – Đại học Griggs
2. Tài liệu “Cẩm nang tín dung” – Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam



×