Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

phân tích chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam- pgd nguyễn huệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÁO CÁO THỰC TẬP
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM- PGD NGUYỄN HUỆ
GVHD : GS.TS. NGUYỄN THỊ CÀNH
SVTH : CAO THỊ THU HIỀN
Lớp K7.404.B
Mã số sinh viên K07.404.0688
TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2011
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô ở Đại học Kinh tế
- Luật, các thầy cô ở Khoa Tài chính – Ngân hàng đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt, truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm cho em trong suốt bốn năm trên giảng đường đại học.
Đặc biệt, em xin chân thành cám ơn cô GS.TS. Nguyễn Thị Cành. Cô đã tận tình
chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ em hoàn thành được báo cáo này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và toàn thể các anh chị trong PGD
Nguyễn Huệ đã rất thân thiện, vui vẻ, luôn nhiệt tình hỗ trợ giúp đỡ em, tạo điều kiện
cho em tiếp xúc thực tế, học hỏi kinh nghiệm làm và hoàn thành tốt chương trình thực
tập của mình.
Do kiến thức của em còn hạn chế, thời gian thực tập lại tương đối ngắn nên sai sót
là điều không thể tránh khỏi. Kính mong quý thầy cô, các anh chị góp ý để em hoàn
thiện báo cáo thực tập này.
Cuối cùng em kính chúc các thầy cô Đại học Kinh tế - Luật, các anh chị trong
PGD Nguyễn Huệ dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công tác và cuộc
sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện


Cao Thị Thu Hiền
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

















Tp Hồ Chí Minh, Ngày…Tháng…Năm 2011
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


















Tp Hồ Chí Minh, Ngày…Tháng…Năm 2011
LỊCH TRÌNH TIẾP XÚC GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
Họ và tên sinh viên : Cao Thị Thu Hiền
Mã số sinh viên : K07.404.0688
TT Ngày tháng năm
Nhiệm vụ được giao / Nội dung thực hiện /
Những điểm lưu ý
Chữ ký của
GVHD
1
2
3
4
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
MỤC LỤC
oOo
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN

DỤNG 3
1.1: Khái quát về tín dụng 3
1.1.1: Khái niệm về tín dụng 3
1.1.2: Bản chất của tín dụng 3
1.1.3: Các nguyên tắc tín dụng 3
1.1.4: Phân loại tín dụng 4
1.2: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng 5
1.2.1: Doanh số cho vay 5
1.2.2: Doanh số thu nợ 6
1.2.3: Dư nợ cho vay 6
1.3: Một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng 6
1.3.1: Nợ quá hạn 7
1.3.2: Tỷ lệ nợ quá hạn 7
1.3.3: Tỷ lệ nợ xấu 8
1.3.4: Tỷ lệ trích lập dự phòng 8
1.4: Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 8
1.4.1: Lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng/ Tổng dư nợ tín dụng 9
1.4.2: Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng so với tổng thu nhập 9
1.4.3: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) 9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- PGD NGUYỄN
HUỆ 10
2.1: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 10
2.2: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Phòng giao dịch
Nguyễn Huệ 10
2.2.1: Giới thiệu sơ lược 10
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
2.2.2: Lĩnh vực hoạt động của PGD Nguyễn Huệ 10
2.2.3: Cơ cấu tổ chức PGD Nguyễn Huệ 11

2.2.4: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất của PGD Nguyễn
Huệ 13
2.2.5: Tình hình các hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Huệ từ năm 2008-
2010 15
2.3: Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của PGD Nguyễn Huệ 19
2.3.1: Doanh số cho vay 20
2.3.2: Dư nợ cho vay 24
2.3.3: Doanh số thu nợ 28
2.4: Phân tích chất lượng hoạt động tín dụng tại PGD Nguyễn Huệ 31
2.4.1: Tỷ lệ nợ quá hạn 31
2.4.2: Tỷ lệ nợ xấu 36
2.4.3: Tỷ lệ trích lập dự phòng 36
2.5: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại PGD Nguyễn Huệ 37
2.5.1: Lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng/ Tổng dư nợ tín dụng 37
2.5.2: Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng so với Tổng thu nhập 38
2.5.3: Thu nhập lãi cận biên (NIM) 38
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ
HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM- PGD NGUYỄN HUỆ 40
3.1: Những kết quả đạt được và hạn chế của chất lượng và hiệu quả hoạt động
tín dụng tại PGD Nguyễn Huệ 40
3.1.1: Kết quả đạt được 40
3.1.2: Hạn chế- Nguyên nhân 40
3.2: Một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động tín dụng tại PGD Nguyễn Huệ 42
3.2.1: Giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế 42
3.2.2: Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng 43
KẾT LUẬN 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SVTH: Cao Thị Thu Hiền
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
oOo
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
DNCV : Dư nợ cho vay
DSCV : Doanh số cho vay
DSTN : Doanh số thu nợ
ĐVT : Đơn vị tính
HĐTD : Hoạt động tín dụng
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
PGD : Phòng giao dịch
TCKT : Tổ chức kinh tế
TCTD : Tổ chức tín dụng
TMCP : Thương mại cổ phần
Vietinbank : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
DANH MỤC BIỂU BẢNG
oOo
Trang
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Huệ từ năm 2008- 2010
13
Bảng 2.2: Doanh thu các hoạt động của PGD Nguyễn Huệ 14
Bảng 2.3: Chi phí các hoạt động của PGD Nguyễn Huệ 14
Bảng 2.4: Nguồn vốn huy động qua 3 năm 2008- 2010 của PGD Nguyễn Huệ 15
Bảng 2.5: Kết cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn 17
Bảng 2.6: Kết cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền 18
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động dịch vụ của PGD Nguyễn Huệ 19
Bảng 2.8: Tình hình hoạt động tín dụng của PGD Nguyễn Huệ năm 2008- 2010 19
Bảng 2.9: Doanh số cho vay theo kỳ hạn 20

Bảng 2.10: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 22
Bảng 2.11: Doanh số cho vay theo sản phẩm cho vay 23
Bảng 2.12: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn 24
Bảng 2.13: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế 26
Bảng 2.14: Dư nợ cho vay theo sản phẩm cho vay 27
Bảng 2.15: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn 29
Bảng 2.16: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 29
Bảng 2.17: Doanh số thu nợ theo sản phẩm cho vay 30
Bảng 2.18: Phân loại các nhóm nợ và tỷ lệ nợ quá hạn 31
Bảng 2.19: Số liệu nợ quá hạn của PGD Nguyễn Huệ 33
Bảng 2.20: Tỷ lệ nợ xấu 36
Bảng 2.21: Tỷ lệ trích lập dự phòng 36
Bảng 2.22: Lợi nhuận thuần từ HĐTD/ Tổng dư nợ tín dụng 37
Bảng 2.23: Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng so với Tổng thu nhập 38
Bảng 2.24: Thu nhập lãi cận biên của PGD Nguyễn Huệ 38
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
oOo
Trang
Biểu đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức 11
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng doanh thu, chi phí, lợi nhuận 13
Biểu đồ 2.3: Đánh giá tăng trưởng vốn huy động 16
Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay theo kỳ hạn 21
Biểu đồ 2.5: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 22
Biểu đồ 2.6: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn 25
Biểu đồ 2.7: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế 26
Biểu đồ 2.8: Dư nợ cho vay theo sản phẩm cho vay 28
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu các nhóm nợ quá hạn 32
Biểu đồ 2.10: Nợ quá hạn theo kỳ hạn 34

Biểu đồ 2.11: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế 34
Biểu đồ 2.12: Nợ quá hạn theo sản phẩm cho vay 35
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
BÁO CÁO THỰC TẬP 1 GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Hoạt động tín dụng là chiếc cầu nối trung gian giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn, nó
đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc hoàn trả
cả gốc, lãi của khách hàng vay vốn có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của mỗi ngân
hàng. Chính vì thế, việc nâng cao chất lượng hiệu quả tín dụng là vấn đề cốt yếu nhất
trong hoạt động quản trị, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, nhất là trong giai
đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay. Bởi lẽ, giữa tăng trưởng và nâng cao chất lượng hiệu
quả tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Việc làm thế nào để
tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn bảo đảm chất lượng hiệu quả tín dụng luôn là vấn đề mà
các Tổ chức tín dụng (TCTD), Cơ quan quản lý Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) đặc biệt quan tâm.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Phòng giao dịch Nguyễn Huệ tuy
mới được thành lập, còn non trẻ nhưng việc tăng trưởng tín dụng đã đạt được những kết
quả đáng mừng, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần giải quyết để góp phần đưa tín
dụng tăng trưởng một cách bền vững.
Xuất phát từ tình hình trên, qua quá trình thực tập tại PGD Nguyễn Huệ em quyết
định chọn đề tài: “ Phân tích chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam- PGD Nguyễn Huệ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam- PGD Nguyễn Huệ.
- Phân tích chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam- PGD Nguyễn Huệ, tìm nguyên nhân làm cho chất lượng và hiệu quả
hoạt động tín dụng kém. Qua đó đề xuất các giải pháp để hoạt động tín dụng ngày càng
chất lượng và hiệu quả.

3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt đề tài, trên cơ sở dựa trên các kiến thức được tiếp thu tại
trường, đề tài còn sử dụng một số phương pháp sau:
- Thu thập số liệu thực tế từ các báo cáo kinh doanh hoạt động tại PGD Nguyễn
Huệ từ năm 2008- 2010.
- Dùng phương pháp phân tích số tuyệt đối, tương đối, so sánh, đối chiếu số liệu
qua các năm để phân tích, đánh giá.
4. Đối tượng- Phạm vi nghiên cứu
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
BÁO CÁO THỰC TẬP 2 GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tình hình hoạt động, chất lượng và hiệu quả
hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- PGD Nguyễn Huệ.
- Phạm vi nghiên cứu: Số liệu phản ánh về tình hình hoạt động tín dụng qua 3 năm
2008- 2010 tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- PGD Nguyễn Huệ.
5. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng.
Chương 2: Phân tích chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam- PGD Nguyễn Huệ.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- PGD Nguyễn Huệ.
KẾT LUẬN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN
DỤNG
1.1. Khái quát về tín dụng
1.1.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ vay mượn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật
dựa trên nguyên tắc nợ vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.
(1) Vốn gốc
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
Người cho

vay
Người đi
vay
BÁO CÁO THỰC TẬP 3 GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
(2) Vốn gốc + lãi
1.1.2. Bản chất của tín dụng
Bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc
trưng sau:
• Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng có thể là tài sản hữu hình hay
vô hình.
• Sự tín nhiệm trong quan hệ tín dụng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tín dụng phải
tuân thủ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi
vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ hoàn trả đầy đủ và đúng hạn.
• Giá trị hoàn trả thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay. Giá trị lớn hơn đó được
gọi là giá cả mua quyền sử dụng vốn mà ngân hàng bán cho khách hàng của mình trong
khoảng thời gian thỏa thuận trước.
1.1.3. Các nguyên tắc tín dụng:
1.1.3.1. Nợ vay phải được hoản trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi theo đúng hạn cam kết:
Khi đến kỳ hạn được xác định trên hợp đồng, khách hàng phải nộp tiền mặt hoặc
ra lệnh trích trên tài khoản của mình để thanh toán nợ cho ngân hàng. Nếu khách hàng
không thực hiện thì ngân hàng sẽ tự động trích tiền trên tài khoản tiền gửi của khách
hàng để thu hồi nợ. Trường hợp tài khoản tiền gửi không đủ số dư, ngân hàng sẽ chuyển
nợ quá hạn để thu nợ với lãi suất 1.5 lần lãi suất cho vay thông thường. Nếu khách hàng
không thanh toán, ngân hàng sẽ phát mãi tài sản cầm cố, thế chấp.
1.1.3.2. Nợ vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận:
Theo nguyên tắc này thì khoản tiền vay của khách hàng phải được sử dụng đúng
theo mục đích đã được ghi sẵn trên hợp đồng.
1.1.3.3. Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo quy định của Chính phủ và của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
Tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm

hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố hoặc thế chấp của khách hàng vay, bão lãnh
của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tổ chức tín dụng không
được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay. Tổ
chức tín dụng xem xét, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ
vốn vay. Tổ chức tín dụng Nhà nước được cho vay không có bảo đảm của Chính phủ.
1.1.4. Phân loại tín dụng
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
BÁO CÁO THỰC TẬP 4 GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
1.1.4.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
 Tín dụng ngắn hạn: Đây là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường để
cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu
sinh hoạt của cá nhân. Đây là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngân hàng.
 Tín dụng trung hạn: Đây là loại tín dụng có thời gian tính từ một đến năm năm,
loại tín dụng này được cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở
rộng và xây dựng các công trình nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh.
 Tín dụng dài hạn: Đây là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, loại này được
sử dụng để cấp vốn xây dựng cơ bản, đầu tư xây các xí nghiệp mới, các công trình thuộc
cơ sở hạ tầng (đường xá, bến cảng, sân bay…) cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô
lớn.
1.1.4.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng
 Tín dụng cá nhân và hộ gia đình: Các khoản cho vay nhỏ phục vụ đời sống sinh
hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất nhỏ.
 Tín dụng doanh nghiệp: Các khoản cho vay lớn phục vụ sản xuất kinh doanh cho
các xí nghiệp, doanh nghiệp lớn.
1.1.4.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
 Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp: là loại cho vay để bổ
sung vốn lưu động, mua sắm máy móc cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp,
thương mại và dịch vụ.
 Cho vay tiêu dùng cá nhân: là loại cho vay để mua sắm các vật dụng gia đình đắt
tiền hoặc chi trả các chi phí sinh hoạt thông thường qua thẻ tín dụng.

 Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến mục đích mua sắm, kinh
doanh bất động sản.
 Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất nông
nghiệp như giống cây trồng vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu…
 Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu: là loại cho vay phục vụ cho doanh nghiệp
trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.1.4.4. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng
 Tín dụng có đảm bảo: Khách hàng vay phải có tài sản đảm bảo thế chấp hoặc cầm
cố hoặc có bảo lãnh của người thứ ba, thông thường giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hơn
khoản vay.
 Tín dụng không đảm bảo: Là loại tín dụng không có tài sản thế chấp khi cho vay
mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng, thông thường cho vay tín chấp khi người
đi vay có uy tín cao và mức độ rủi ro thấp.
1.1.4.5. Căn cứ vào phương pháp hoàn trả
 Cho vay trả góp: Vốn góp trả dần kèm theo tiền lãi mỗi kỳ cho đến khi đáo hạn.
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
BÁO CÁO THỰC TẬP 5 GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
 Cho vay theo món: Mỗi lần vay là một hợp đồng, lãi trả từng kỳ và vốn trả khi
đáo hạn.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định thỏa
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời gian nhất định theo chu kỳ sản xuất
kinh doanh.
 Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng bằng văn
bản chấp nhận cho khách hàng vượt quá số tiền trong tài khoản thanh toán của khách
hàng.
1.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng
1.2.1. Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay
trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh
số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.

1.2.2. Doanh số thu nợ
Là toàn bộ các món vay mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân
hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. Qua biến động của doanh số thu nợ ta biết
được tình hình thu nợ khách hàng có đảm bảo đúng thời hạn hay không.
1.2.3. Dư nợ cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cho vay tính đến thời
điểm nhất định. Trong hoạt động ngân hàng, cần phải xem xét tỷ lệ hợp lý giữa dư nợ
cho vay và tổng vốn huy động để đảm bảo lợi nhuận cũng như hạn chế những rủi ro có
thể xảy ra. Đây là chỉ tiêu chính phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.3. Một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng
Khái niệm: Chất lượng tín dụng là kết quả đạt được của toàn bộ quy trình tín
dụng từ khi khách hàng có nhu cầu tín dụng đến ngân hàng đề nghị cấp tín dụng, cho đến
khi khoản tín dụng được hoàn trả cho ngân hàng với sự thỏa mãn của khách hàng lẫn
ngân hàng.
Trước khi tìm hiểu về các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng, ta có
phân loại nợ như sau:
Theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN của NHNN, TCTD phân loại nợ theo 5
nhóm sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc
và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
BÁO CÁO THỰC TẬP 6 GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh
nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả
nợ đầy đủ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi
đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
gian trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo
thời hạn trả nợ lần đầu được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn
hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng:
1.3.1. Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu phán ánh các khoản nợ khi đến hạn phải trả mà khách hàng không trả
được nợ cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển
từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn (Nợ từ nhóm 2 đến
nhóm 5 theo phân loại nợ của NHNN).
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng tại ngân hàng.
1.3.2. Tỷ lệ nợ quá hạn
Công thức:
Tỷlệ nợ quáhạn(%)=

Nợ quá hạn
Tổng dư nợ
x 100
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
BÁO CÁO THỰC TẬP 7 GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng,
nhằm phản ánh mức độ cho vay của ngân hàng đối với khách hàng có khả năng hoàn trả
thấp.
Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng lớn thì nó
phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược
lại.
Theo quy định tại Thông tư số 49/2004/TT- BTC ngày 3/6/2004 của Bộ tài chính
hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các TCTD Nhà nước và
theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ này nên được kiểm soát trong phạm vi không quá 5%.
1.3.3. Tỷ lệ nợ xấu
Công thức:
Tỷlệ nợ xấu(%)=
Nợ xấu
Tổng dư nợ
x 100
Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay của ngân hàng được đánh giá là có
khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi. Nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3
đến nhóm 5 theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN, ngày 22/4/2005 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động của các TCTD.
1.3.4. Tỷ lệ trích lập dự phòng
Công thức:
Tỷlệ tríchlập dự phòng(%)=
Dự phòng rủi rotíndụng
Tổng dư nợ

x 100
Tỷ lệ này nhằm phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín dụng.
Nhìn vào tỷ lệ trích lập dự phòng ta có thể thấy được chất lượng hoạt động tín
dụng của ngân hàng. Tỷ lệ trích lập dự phòng càng lớn chứng tỏ chất lượng hoạt động tín
dụng càng kém.
1.4. Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Khái niệm: Hiệu quả tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh, đánh giá một
cách trung thực và khách quan toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại,
qua đó thể hiện chất lượng tín dụng, khả năng thu hồi nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng hạn
cũng như khả năng tạo ra lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng:
1.4.1. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng/ Tổng dư nợ tín dụng
Công thức:
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
BÁO CÁO THỰC TẬP 8 GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
Tỷlệ sinh lời (%)=
Lợi nhuận thuầntừ hoạt độngtín dụng
Tổng dư nợ tíndụng
x 100
Tỷ lệ này cho biết 1 đồng cho vay tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản vay. Nó cho biết một đồng
cho vay tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này cao chứng tỏ khoản cho vay đó
có hiệu quả, có chất lượng cao.
1.4.2. Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng so với tổng thu nhập
Công thức:
Thu từ lãi sovớitổng thu nhập(%)=
Thu nhậplãi từ hoạt động tíndụng
Tổng thu nhập
x 100
Chỉ tiêu này cho biết thu nhập về lãi chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng thu nhập

của ngân hàng. Thu từ lãi càng cao chứng tỏ ngân hàng chủ yếu tập trung vào tín dụng.
Ta thấy rằng nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì
một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ
nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa. Chất lượng tín dụng được nâng cao chỉ thực sự
có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.
1.4.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Công thức:
NIM =
Thutừ lãicho vay−Chi phí trảlãi
Tài sảnsinh lời
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là thước đo tính hiệu quả hay khả năng sinh lời. Chúng
chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng
trưởng của nguồn thu (ở đây đề tài đang đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng do đó
nguồn thu ở đây là thu từ cho vay) so với mức tăng chi phí (Chi phí trả lãi cho tiền gửi).
Đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí phải trả lãi mà ngân hàng có
thể đạt được thông qua hoạt động chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có
chi phí thấp.
Chỉ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng càng cao.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- PGD
NGUYỄN HUỆ
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
BÁO CÁO THỰC TẬP 9 GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Incombank) được thành lập từ năm 1988
sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội
đồng Bộ trưởng). Đến ngày 15/04/2008, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đổi tên
thương hiệu từ INCOMBANK sang thương hiệu mới VIETINBANK. Là một trong
những ngân hàng thương mại hàng đầu, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân
hàng Việt Nam với hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc gồm 1 Sở Giao dịch, 149

Chi nhánh và trên 900 Phòng giao dịch. Ngoài ra Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam còn sở hữu 6 công ty hạch toán độc lập là: Công ty Cho thuê Tài chính, Công
ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty
TNHH Bảo hiểm, Công ty TNHH Quản lý Quỹ, Công ty TNHH Vàng bạc đá quý và 3
đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực; đồng thời còn là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân
hàng INDOVINA.
Với phương châm: "Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại", Ngân Hàng TMCP Công
Thương Việt Nam luôn không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ
và đa dạng dịch vụ nhằm “Nâng giá trị cuộc sống” mọi khách hàng.
2.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Phòng giao dịch
Nguyễn Huệ
2.2.1. Giới thiệu sơ lược
PGD Nguyễn Huệ được thành lập ngày 07/01/2008 và đặt tại số 75 Nguyễn Huệ-
Quận 1- TP. Hồ Chí Minh. Đây là PGD trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
PGD được thành lập với mục đích mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam.
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động của PGD Nguyễn Huệ
Trực tiếp giao dịch với khách hàng cá nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội các nghiệp
vụ:
 Huy động vốn VNĐ và ngoại tệ từ cá nhân, các tổ chức kinh tế xã hội dưới mọi
hình thức thức theo quy định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và pháp
luật như: Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành kỳ phiếu Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam, …
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
BÁO CÁO THỰC TẬP 10 GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
 Thực hiện các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ như: Thanh toán chuyển tiền
VNĐ; chi trả kiều hối; thu đổi, mua bán ngoại tệ; bán, thu đổi séc du lịch; phát hành và
thanh toán thẻ; vấn tin tài khoản; tư vấn các nghiệp vụ ngân hàng; thực hiện tiếp nhận hồ

sơ chuyển tiền TTR ra nước ngoài của khách hàng và chuyển hồ sơ về Chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh… theo quy định của NHNN Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam và Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
 Thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng: Cho vay ngắn
hạn, cho vay trung- dài hạn, cho vay tiêu dùng- kinh doanh- bất động sản, cho vay hỗ trợ
du học,…
2.2.3. Cơ cấu tổ chức PGD Nguyễn Huệ
Biểu đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức
Chức năng:
 Trưởng phòng: Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc Chi nhánh TP.
Hồ Chí Minh và pháp luật về toàn bộ hoạt động kinh doanh PGD theo phân cấp, ủy
quyền và nhiệm vụ Giám đốc Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh giao, cụ thể:
- Điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của PGD, phân công trách nhiệm cụ thể
hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và sở trường của cán bộ.
- Thực hiện kiểm soát các nghiệp vụ theo nhiệm vụ của PGD do Giám đốc giao
và đảm bảo an toàn tuyệt đối mọi hoạt động của PGD.
- Kiểm soát và ký xác nhận trên các chứng từ theo quy định.
 Phó phòng:
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ PHÒNG
GIAO
DỊCH
VIÊN
THỦ QUỸNHÂN
VIÊN TÍN
DỤNG
BÁO CÁO THỰC TẬP 11 GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
- Giúp Trưởng phòng chỉ đạo, điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động nghiệp vụ,
dịch vụ tại PGD.

- Tham gia ý kiến với Trưởng phòng trong công tác quản lý, điều hành và thực
hiện các lĩnh vực công tác tại PGD.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.
 Giao dịch viên- Thủ quỹ:
- Chịu trách nhiệm giao dịch trực tiếp, cập nhật hạch toán đầy đủ mọi giao dịch
theo nhiệm vụ được giao với khách hàng theo đúng quy định.
- Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về khách hàng và các giao dịch
phát sinh trong ngày theo quy định.
- Lập, in, kiểm soát các yếu tố và ký xác nhận trên chứng từ, thẻ, phiếu …đảm
bảo tính pháp lý của chứng từ giao dịch theo quy định.
- Tạm ứng tiền, giao dịch thu- chi với khách hàng theo chứng từ đã được Trưởng
phòng hoặc Phó phòng ủy quyền ký kiểm soát, hoàn tạm ứng tiền cuối ngày bảo đảm an
toàn quỹ tiền mặt.
- Kiểm soát đầy đủ, chính xác các biểu mẫu để cuối ngày nộp về Chi nhánh TP.
Hồ Chí Minh theo quy định.
- Thực hiện việc ghi chép chứng từ và việc thu- chi tiền đối với khách hàng theo
quy định chế độ kế toán và quy định của nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ, đảm bảo an toàn cho
việc chi trả.
 Nhân viên tín dụng:
- Marketing, bán các sản phẩm Tín dụng ở PGD Nguyễn Huệ.
- Tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng, tập hợp hồ sơ, phối hợp với Phòng thẩm định và
quản lý rủi ro của Chi nhánh tiến hành thẩm định để cấp tín dụng, thực hiện các thủ tục
giải ngân cho khách hàng.
- Theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ của khách hàng.
2.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất của PGD Nguyễn
Huệ
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Huệ từ năm 2008- 2010
Đvt: Ngàn đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Chênh lệch Chênh lệch

2009/2008 2010/2009
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Doanh
thu
1.516.424 2.086.599 3.597.297 570.175 37,6% 1.510.698 72,4%
Chi phí 717.668 822.169 1.600.761 104.501 14,6% 778.592 94,7%
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
BÁO CÁO THỰC TẬP 12 GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
LNTT 798.756 1.264.430 1.996.536 465.674 58,3% 732.106 57,9%
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Huệ)
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng doanh thu, chi phí, lợi nhuận
2.2.4.1. Phân tích doanh thu:
Bảng 2.1 cho thấy, doanh thu của PGD tăng đều qua các năm với tốc độ tăng
trưởng rất ấn tượng. Năm 2010 tốc độ tăng trưởng doanh thu về tương đối tăng 72,4% so
với năm 2009. Tuy PGD chỉ mới thành lập năm 2008 nhưng đến nay PGD đã đạt được
hiệu quả cao trong doanh thu và lợi nhuận.
Bảng 2.2: Doanh thu các hoạt động của PGD Nguyễn Huệ
Đvt: Ngàn đồng
Chỉ tiêu 2008
Tỷ
trọng
2009
Tỷ

trọng
2010
Tỷ
trọng
Thu từ lãi 1.125.621 74,2% 1.439.754 69% 2.777.114
77,2%
Thu từ hoạt động dịch vụ 390.803 25,8% 646.845 31% 820.183
22,8%
Tổng thu 1.516.424 100% 2.086.599 100% 3.597.297 100%
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của PGD Nguyễn Huệ)
Từ bảng 2.2, ta thấy doanh thu của PGD Nguyễn Huệ tăng qua các năm bao gồm
từ hai nguồn thu là thu từ hoạt động tín dụng và thu từ hoạt động dịch vụ, trong đó
nguồn thu từ hoạt động tín dụng là chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với thu từ
hoạt động dịch vụ (năm 2008 chiếm 74,2%, năm 2009 chiếm 69% và năm 2010 chiếm
77,2%). Với khả năng phân tích và tư vấn hợp lý của cán bộ tín dụng đã tạo nên sự yên
tâm cho khách hàng trong việc sử dụng vốn vay một cách hiệu quả và ngày càng thu hút
được nhiều khách hàng đến với PGD Nguyễn Huệ. Từ đó tạo ra được nguồn thu chủ yếu
cho PGD.
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
BÁO CÁO THỰC TẬP 13 GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
Thu từ hoạt động tín dụng tuy là nguồn thu chủ yếu trong tổng thu nhập, song đây
không phải là nguồn thu mang tính bền vững và có rủi ro cao. Vì vậy, việc đa dạng hóa
hoạt động dịch vụ, đem lại khoản thu mang tính chất ổn định và gần như không có rủi ro
là hướng đi chung của các ngân hàng hiện nay. Từ bảng 2.2 ta thấy thu từ hoạt động dịch
vụ tăng dần qua các năm cho thấy PGD ngày càng chú trọng hơn vào loại hoạt động này
nhằm góp phần cho sự tăng trưởng của hệ thống.
2.2.4.2. Phân tích chi phí
Bảng 2.3: Chi phí các hoạt động của PGD Nguyễn Huệ
Đvt: Ngàn đồng
Chỉ tiêu 2008

Tỷ
trọng
2009
Tỷ
trọng
2010
Tỷ
trọng
Chi phí trả lãi 592.688 82,6% 660.201 80,3% 1.311.023 81,9%
Chi phí hoạt động dịch vụ 124.980 17,4% 161.967 19,7% 289.738 18,1%
Tổng chi 717.668 100% 822.168 100% 1.600.761 100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của PGD Nguyễn Huệ)
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng chi phí tăng qua các năm (năm 2009 tăng trưởng
tổng chi phí là 14,6%, năm 2010 tăng trưởng tổng chi phí là 94,7%). Do PGD Nguyễn
Huệ đang trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động, phát triển các dịch vụ, sản phẩm.
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi
phí (trên 80%). Nguyên nhân là do khi nhận tiền gửi của khách hàng thì phải trả lãi dựa
trên số tiền mà họ gửi vào. Còn chi phí cho hoạt động dịch vụ không cao vì loại hoạt
động này ít tốn kém chi phí.
2.2.4.3. Lợi nhuận trước thuế:
Mặc dù chỉ mới được thành lập năm 2008 nhưng PGD đã góp phần tạo nên lợi
nhuận đáng kể cho Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Tốc độ tăng trưởng khá nhanh chỉ sau 1
năm hoạt động. Lợi nhuận trước thuế của PGD Nguyễn Huệ năm 2010 có tăng nhưng
tốc độ tăng thấp hơn năm 2009, lí do là do vào năm này các ngân hàng cạnh tranh gay
gắt nên lãi suất bị đẩy lên cao, làm cho tốc độ tăng tổng chi phí năm sau tăng nhanh hơn
năm trước và vượt qua tốc độ tăng doanh thu (Doanh thu tăng 72,4%, chi phí tăng
94,7%) nên làm giảm tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, xét về tuyệt đối mức
tăng lợi nhuận trước thuế năm 2010 lại cao hơn mức tăng của năm 2009. Điều này cho
thấy PGD ngày càng hoạt động có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
2.2.5. Tình hình các hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Huệ từ năm 2008- 2010

2.2.5.1. Hoạt động huy động vốn từ khách hàng
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
BÁO CÁO THỰC TẬP 14 GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
Công tác huy động vốn là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng thì Ngân hàng cần mở rộng hoạt động
huy động vốn. Hiện nay, việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân
hàng diễn ra ngày càng gay gắt.
Bảng 2.4: Nguồn vốn huy động qua 3 năm 2008- 2010 của PGD Nguyễn Huệ
Đvt: Ngàn đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng Năm 2010 Tốc độ tăng
Dân cư 40.208.740 50.527.763 25,7% 68.310.011 35,2%
Tỷ trọng 94,9% 94,6% 95,3%
TCKT 2.148.129 2.884.249 34,3% 3.368.909 16,8%
Tỷ trọng 5,1% 5,4% 4,7%
Tổng 42.356.869 53.412.012 26,1% 71.678.920 34,2%
(Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn của PGD Nguyễn Huệ)
Biểu đồ 2.3: Đánh giá tăng trưởng vốn huy động
Nguồn vốn huy động của PGD Nguyễn Huệ tăng qua các năm, tính đến cuối năm
2009 nguồn vốn huy động đạt con số là 53.412 triệu đồng (tăng 26,1% so với năm 2008)
và đến 31/12/2010 là 71.679 triệu đồng (tăng 34,2% so với năm 2009), so với năm đầu
mới thành lập chỉ là 42.357 triệu đồng. Điều này cho thấy uy tín của PGD ngày càng
được nâng cao trong tình hình cạnh tranh lãi suất gay gắt giữa các ngân hàng. Có được
sự tăng trưởng như vậy là do sự nổ lực của toàn thể PGD, không ngừng đổi mới các
chiến lược thu hút khách đến gửi tiền, đó là phong cách phục vụ thân thiện, nhiệt tình
của nhân viên, sự hiện đại của trang thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm, …Tất cả đã tạo được
SVTH: Cao Thị Thu Hiền
Ngàn đồng
Năm
BÁO CÁO THỰC TẬP 15 GVHD: GS.TS. Nguyễn Thị Cành
sự tin tưởng của khách hàng đối với PGD Nguyễn Huệ, do đó ngoài những khách hàng

thân thiết gắn bó còn có thêm lượng khách hàng mới không ngừng tăng cao.
 Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế:
Từ bảng 2.4 ta thấy, trong tổng vốn huy động từ khách hàng của PGD, nguồn vốn
huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn và tỷ trọng của khoản mục này qua 3 năm đều
trên 94%, tương ứng đó là tỷ lệ khá nhỏ của các khoản tiền gửi từ các tổ chức kinh tế.
Các khoản tiền gửi từ dân cư tăng dần qua các năm, năm 2009 tăng 25,7% so với năm
2008 và tính đến cuối năm 2010 thì khoản mục này tăng 35,2%. Xu hướng trên thể hiện
trạng thái dư tiền trong dân cư do đời sống kinh tế tăng, thu nhập của dân cư tăng, nên tỷ
lệ tiết kiệm trong dân cư tăng. Như vậy PGD đã ngày càng thu hút được dân cư đến gửi
tiền vào Ngân hàng và đã đạt được mục tiêu của Ngân hàng đề ra ngay từ đầu là sẽ thu
hút vốn từ dân cư.
Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng nhưng không lớn và tỷ
trọng trong tổng nguồn gửi cũng không cao. Điều đó là do các doanh nghiệp gửi vào
Ngân hàng chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, các doanh nghiệp cần quay vòng vốn nên không để nhiều vốn trong Ngân hàng,
bên cạnh đó vì là PGD mới thành lập, quy mô nhỏ nên chưa thu hút được tiền gửi từ các
doanh nghiệp, vì đa số khách hàng đến PGD là các doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn PGD
đang hoạt động. Tuy nhiên, PGD Nguyễn Huệ vẫn luôn cố gắng để ngày càng có nhiều
doanh nghiệp hợp tác. Tuy tăng không nhiều nhưng qua 3 năm thì vốn huy động được từ
các tổ chức kinh tế vẫn có xu hướng tăng.
 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn
Bảng 2.5: Kết cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Đvt: Ngàn đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Tốc độ
tăng
Năm 2010
Tốc độ
tăng
Không kỳ hạn 2.141.405 3.578.605 67,1% 5.590.956 56,2%

Tỷ trọng 5,1% 6,7% 7,8%
Có kỳ hạn 40.215.464 49.833.407 23,9% 66.087.964 32,6%
Tỷ trọng 94,9% 93,3% 92,2%
Tổng 42.356.869 53.412.012 26,1% 71.678.920 34,2%
( Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn của PGD Nguyên Huệ)
Nhìn vào bảng 2.5, ta nhận thấy nguồn vốn huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn
tăng dần qua các năm. Mặc dù tốc độ tăng trưởng nguồn vốn không kỳ hạn năm 2010
SVTH: Cao Thị Thu Hiền

×