Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Chuyên đề Di truyền cấp độ tế bào (lí thuyết + bài tập)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.71 KB, 23 trang )

Chuyên đề: Di truyền cấp độ tế bào
Lí thuyết: Hình thái và cấu trúc Nhiễm sắc thể:
1. Hình thái
- NST là cấu trúc mang gen của tế bào và chỉ có thể quan sát dưới kinh hiển vi và
quan sát rõ nhất tại kì giữa của quá trình phân bào.
- Mỗi NST điển hình đều có chứa các trình tự nuclêôtit đặc biệt là tâm động, các trình
tự nuclêôtit ở 2 đầu mút và các điểm khởi đầu tái bản:
+ Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển trong phân bào.
+ Vùng đầu mút có vai trò bảo vệ NST, làm cho các NST không dính vào nhau.
+ Các trình tự khởi động nhân đôi là những điểm ADN bắt đầu được nhân đôi tại
đó.
- Mỗi loài đều có mộ NST đặc trưng về số lượng và hình thái NST.
- Ở phần lớn các loài lưỡng bội, NST tồn tại thành các cặp tương đồng.
- Người ta thường chia NST thành 2 loại: NST thường và NST giới tính.
2. Cấu trúc
- NST là cấu trúc gồm ADN và prôtêin (chủ yếu là histôn) ở các sinh vật nhân chuẩn.
- Phân tử ADN mạch kép chiều ngang 2nm, quấn 1 3/4 vòng (chứa 146 cặp nuclêotit)
quanh khối prôtêin (8 phân tử histôn) tạo nên nuclêôxôm.
- Các nuclêôxôm nối với nhau bằng 1 đoạn ADN và 1 phân tử prôtêin histôn tạo nên
chuỗi nuclêôxôm chiều ngang 11 nm gọi sợi cơ bản. Sợi cơ bản tiếp tục xoắn bậc 2 tạo
sợi nhiễm sắc 30nm. Xoắn tiếp lên 300nm và xoắn lần nữa thành cromatit 700nm (1nm
= 10-9m).
- Ở sinh vật nhân sơ, mỗi tế bào chỉ chứa 1 ADN mạch kép, dạng vòng chưa có cấu
trúc NST như sinh vật nhân chuẩn.
Lí thuyết: Hoạt động của Nhiễm sắc thể:
1. Nguyên phân


Các kì

Những diễn biến cơ bản của NST



Hoạt động của tế bào chất

Kì trung
gian

- NST đơn ở trạng thái dãn xoắn tiến hành nhân
đôi

- Tế bào thực hiện các hoạt động nhằm
tăng trưởng kích thước và chuẩn bị cho
phân bào.

Kì đầu

- NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn

- Màng nhân và nhân con tiêu biến.
- Thoi phân bào đính vào tâm động

Kì giữa

- NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành

- Thoi vô sắc được hình thành

1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào
Kì sau


- Các crômatit trong NST kép tách nhau ở tâm
động và đi về hai cực của tế bào thành 2 NST
đơn

- Các sợi tơ vô sắc co rút làm các NST đi
về 2 cực tế bào

Kì cuối

- NST dãn xoắn

- Thoi vô sắc biến mất
- Màng nhân và nhân con xuất hiện trở
lại, hình thành 2 nhân.
- Tế bào chất phân chia và tạo thành 2
tế bào mới

2. Giảm phân


Giảm phân I

Giảm phân II

Trung
gian

- NST đơn nhân đôi

- Diễn ra rất ngắn, các NST không

tiến hành nhân đôi.

Kì đầu

- NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn.

NST bắt đầu đóng xoắn

- Các cặp NST thể kép trong cặp tương đồng bắt

Màng nhân và nhân con tiêu

cặp theo chiều dọc, tiếp hợp với nhau và trao đổi

biến

chéo xảy ra giữa hai cromatit không cùng chị em.

Thoi vô sắc xuất hiện


- Cuối kì đầu hai NST kép tách nhau ra.
Kì giữa

- NST tiếp tục co xoắn cực đại , NST có hình thái

- NST kép co xoắn cực đại và

đặc trưng cho loài


tập trung 1 hàng trên mặt phẳng

- Thoi vô sắc đính vào tâm động ở một bên của
NST.

xích đạo của thoi vô sắc.
- Thoi vô sắc dính vào 2 phía

- Các cặp NST tương đồng tập trung và thành 2

của NST kép

hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau

- Các cặp NST kép tương đồng di chuyển độc lập về hai
cực của tế bào và chúng phân li độc lập với nhau.

- NST tách nhau tại tâm động trượt
trên thoi vô sắc di chuyển về hai
cực tế bào.

Kì cuối

- Sau khi di chuyển về hai cực của tế bào NST bắt đầu
dãn xoắn, màng nhân và nhân con hình thành

- NST dãn xoắn. Màng nhân và
nhân con xuất hiện, màng tế bào
hình thành. Tạo ra hai tế bào con.


Kết
quả

- Từ 1 tế bào mẹ có 2n NST kép sinh ra 2 tế bào con có
bộ NST n kép

- Từ 1 tế bào có n NST kép tạo ra 2
tế bào mang bộ NST n đơn

3. Các công thức thường gặp
a) Số NST, crômatit, tâm động trong nguyên phân và giảm phân
Gọi số NST ở tế bào xôma của loài là 2n
- Nguyên phân
Kì trung gian

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

NST đơn

0

0


0

4n

4n

NST kép

2n

2n

2n

4n

4n

Crômatit

4n

4n

4n

0

0


Tâm động

2n

2n

2n

4n

4n

- Giảm phân


Giảm phân I

Giảm phân II

Kì trung gian

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Kì đầu


Kì giữa

Kì sau

Đầu Kì cuối

NST đơn

0

0

0

0

0

0

0

2n

n

NST kép

2n


2n

2n

2n

2n

n

n

2n

2n

Crômatit

4n

4n

4n

4n

4n

2n


2n

0

0

Tâm động

2n

2n

2n

2n

2n

n

n

2n

2n

b) Các bài toán liên quan đến quá trình nguyên phân
Một tế bào tiến hành nguyên phân k lần.
- Số tế bào con được sinh ra: 2k tế bào

- Số NST trong các tế bào mới là: 2n.2 k (NST)
- Số NST mới được hình thành/môi trường nội bào cung cấp là: 2n. (2 k - 1) (NST)
Lí thuyết: Đột biến cấu trúc Nhiễm sắc thể:
1. Đột biến cấu trúc NST
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu của NST
- Các dạng đột biến này sắp xếp lại những khối gen trên và giữa các NST nên có thể
làm thay đổi hình dạng và kích thước NST.
- Đột biến NST có thể do các tác nhân vật lý, hoá học hay sinh học gây ra.
- Người ta chia đột biến NST thành các dạng; mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và
chuyển đoạn.
2. Các dạng đột biến cấu trúc NST
a. Mất đoạn


- Là dạng đột biến làm mất 1 đoạn nào đó của NST.
- Mất đoạn làm giảm số lương gen trên NST, làm mất cân bằng gen nên thường gây
chết với thể đột biến.
- Ứng dụng: người ta chủ động gây ra các đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ các gen
gây hại.
b. Lặp đoạn
- Lặp đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn nào đó trên NST được lặp lại một hay
nhiều lần.
- Lặp đoạn làm tăng số gen trên NST, làm mất cân bằng gen trong hệ gen.
- Trong một số trường hợp, lặp đoạn làm tăng số lượng gen và sản phẩm của gen
nên cũng có thể được ứng dụng trong thực tế.
- Lặp đoạn không gây hậu quả nghiêm trọng bằng mất đoạn. Ngoài ra, lặp đoạn NST
cũng tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hoá.
c. Đảo đoạn
- Là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180° và nối
lại.

- Hệ quả: làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST.
- Sự sắp xếp các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình
tiến hoá.
d. Chuyển đoạn
- Là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST
không tương đồng.
- Đột biến chuyển đoạn làm thay đổi nhóm gen liên kết.
- Các thể đột biến mang chuyển đoạn NST thường bị giảm khả năng sinh sản.
- Đột biến chuyển đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.


Lí thuyết: Đột biến số lượng Nhiễm sắc thể:

1. Đột biến lệch bội
a. Cơ chế phát sinh
- Đột biến lệch bội xảy ra do các rối loạn trong phân bào làm cho một hoặc một số
cặp NST tương đồng không phân li.
- Sự phân li không đồng đều của một hay một số cặp NST trong giảm phân tạo ra các
giao tử thừa hay thiếu một vào NST.
- Các giao tử này kết hợp với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể lệch bội.
- Lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng làm cho
một phần cơ thể mang đột biến lệch bội tại thể khảm.
b. Hậu quả
- Làm mất cân bằng hệ gen nên gây giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản.
- Ở người, lệch bội thường gây chết từ giai đoạn sớm (sẩy thai tự nhiên). Các trường
hợp sống đến khi sinh đều mắc các bệnh hiểm nghèo và không có khả năng sinh sản.
c. Ý nghĩa
- Đột biến lệch bội cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
- Trong chọn giống có thể sử dụng đột biến lệch bội để xác định vị trí của gen trên
NST.

2. Đột biến đa bội
Cơ chế phát sinh:
- Do trong quá trình nguyên phân, các NST nhân đôi nhưng không phân li tạo nên tế
bào có bộ NST tăng lên gấp bội → các thể đa bội chẵn
- Trong giảm phân tạo giao tử, các NST nhân đôi nhưng không phân li tạo nên giao
tử 2n, khi giao tử này kết hợp với giao tử n bình thưởng sẽ tạo ra hợp tử 3n


Bài tập trắc nghiệm: Di truyền cấp độ tế bào
Câu 1: Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau
ABCDEFG.HI và abcdefg.hi. Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao
tử có nhiễm sắc thể trên với trình tự sắp xếp các gen là ABCdefFG HI. Có thể kết luận,
trong giảm phân đã xảy ra hiện tượng:
A. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST tương đồng.
B. nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng.
C. nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng.
D. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng.
Câu 2: Điều không đúng khi cho rằng: Ở các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới
tính
A. chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục của cơ thể.
B. chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì không tương đồng ở giới kia.
C. không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định tính trạng
thường.
D. của các loài thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX.
Câu 3: Sự liên kết giữa ADN với histôn trong cấu trúc của nhiễm sắc thể đảm bảo chức
năng
A. lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.
B. phân li nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi.
C. tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi.
D. điều hòa hoạt động các gen trong ADN trên NST.

Câu 4: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột biến:
A. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.
B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN.


C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.
D. làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.
Câu 5: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng
sẽ
A. dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến.
B. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.
C. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến.
D. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến.
Câu 6: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này
người ta đếm được 22 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào
này có kí hiệu là
A. 2n – 2
B. 2n – 1 – 1
C. 2n – 2 + 4
D. A, B đúng.
Câu 7: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị
rối loạn phân li trong phân bào ở 1 nhiễm sắc thể kép trong cặp Dd sẽ tạo ra 2 tế bào
con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
A. AaBbDDdEe và AaBbddEe.
B. AaBbDddEe và AaBbDEe.
C. AaBbDDddEe và AaBbEe.
D. AaBbDddEe và AaBbddEe.
Câu 8: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới
A. một số cặp nhiễm sắc thể.
B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.



C. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST.
D. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
Câu 9: Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14 và tất cả các cặp NST tương đồng đều
chứa nhiều cặp gen dị hợp. Nếu không xảy ra đột biến gen, đột biến cấu trúc NST và
không xảy ra hoán vị gen, thì loài này có thể hình thành bao nhiêu loại thể ba khác
nhau về bộ NST?
A. 7.

B. 14.

C. 35.

D. 21.

Câu 10: Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng
A. mất đoạn nhiễm sắc thể.
B. lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. đảo đoạn nhiễm sắc thể.
D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 11: Thực chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự
A. làm thay đổi vị trí và số lượng gen NST.
B. sắp xếp lại những khối gen trên nhiễm sắc thể.
C. làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
D. sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các NST.
Câu 12: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN
tương ứng
A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường.
B. ngắn hơn so với mARN bình thường.

C. dài hơn so với mARN bình thường.
D. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường.
Câu 13: Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm là
A. sợi ADN.


B. sợi cơ bản.
C. sợi nhiễm sắc.
D. cấu trúc siêu xoắn.
Câu 14: Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau:
gen bẹ lá màu xanh nhạt – gen lá láng bóng – gen có lông ở lá - gen màu sôcôla ở lá
bì. Người ta phát hiện ở một số dòng ngô đột biến có trật tự như sau: gen bẹ lá màu
xanh nhạt – gen có lông ở lá - gen lá láng bóng – gen màu sôcôla ở lá bì. Dạng đột
biến nào đã xảy ra?
A. Chuyển đoạn.
B. Lặp đoạn.
C. Đảo đoạn.
D. Mất đoạn.
Câu 15: Một tế bào sinh dục, trong quá trình giảm phân xảy ra đột biến chuyển động
tương hỗ giữa 2 NST. Về lý thuyết tỉ lệ loại giao tử có NST bị đột biến chuyển đoạn
bằng
A. 1/4

B. 1/3

C. 1/2.

D. 3/4

Câu 16: Điểm khác nhau giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội là

A. Số lượng NST.
B. Nguồn gốc NST.
C. Hình dạng NST.
D. Kích thước NST.
Câu 17: Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể giúp
A. thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
B. thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
C. thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
D. tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.


Câu 18: Một tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng nguyên phân một số lần bằng nhau.
Các tế bào con được tạo ra đều giảm phân bình thường cho 160 giao tử. Số NST trong
các tinh trùng tạo ra nhiều hơn trong số các trứng là 576 NST. Bộ NST lưỡng bội của
loài
A. 2n = 4.
B. 2n = 8.
C. 2n = 6.
D. 2n = 12.
Câu 19: Đặc điểm nào là của cơ thể đa bội?
A. Cơ quan sinh dưỡng bình thường.
B. Cơ quan sinh dưỡng to lớn.
C. Tốc độ sinh trưởng và phát triển chậm.
D. Dễ bị thoái hóa giống.
Câu 20: Khi quan sát bộ NST trên tiêu bản, thấy có một NST có kích thước ngắn hơn
bình thường một cách rõ ràng. Dạng đột biến này có thể là
A. đảo đoạn NST hay chuyển đoạn NST.
B. mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn giữa các NST.
C. chuyển đoạn trên cùng NST hay mất đoạn ngắn NST.
D. mất một đoạn NST hoặc đảo đoạn NST.

Đáp án
1

A

2

A

3

A

4

D

5

A

6

D

7

B

8


D

9

A

10

B

11

D

12

D

13

C

14

C

15

D


16

B

17

A

18

D

19

B

20

B


Câu 18:
Gọi số lần lần nguyên phân của 2 loại tế bào này là k (k ∈N)
1 tế bào sinh tinh sau giảm phân cho 4 tinh trùng
1 tế bào sinh trứng sau giảm phân cho 1 trứng.
Vì thế số giao tử được tạo ra là:
4.2k + 2k = 160
2k = 160 : 5 = 32 = 25
⇒k = 5

Gọi n là số NST trong bộ đơn bội của loài.
Số NST trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn trong số các trứng là 576 NST tức là:
4.25.n – 25.n = 567
⇒n=6
Vậy 2n = 12.
Đáp án D
Câu 21: Hậu quả thường gặp của đột biến lặp đoạn là gì?
A. Ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
B. Ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật.
C. Tăng cường hay giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng.
D. Ảnh hưởng đến sức sinh sản của sinh vật.
Câu 22: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá
trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc
thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra


bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số
giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ:
A. 0,25%

B. 0,5%

C. 1%.

D. 2%.

Câu 23: Quan sát một nhóm tế bào sinh tinh của một cơ thể ruồi giấm có bộ nhiễm sắc
thể 2n = 8, giảm phân bình thường; người ta đếm được trong tất cả các tế bào này có
tổng số 128 nhiễm sắc thể kép đang phân li về hai cực của tế bào. Số giao tử được tạo
ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là

A. 8.

B. 16.

C. 32.

D. 64.

Câu 24: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa
các gen là: AB = l,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20 cM, AC = 18 cM. Trật tự
đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là
A. DABC.

B. CABD.

C. ABCD.

D. BACD.

Câu 25: Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12
cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba này
A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau.
B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau.
C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống
nhau.
D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống
nhau.
Câu 26: Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể
đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là
A. 20.


B. 22.

C. 44.

D. 80.

Câu 27: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
1. Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
2. Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
3. Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.


4. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
Số đáp án đúng là:
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4

Câu 28: Quan sát tế bào sinh dưỡng của 1 con châu chấu bình thường người ta đếm
được 23 NST. Con châu chấu sẽ cho bao nhiêu loại giao tử khác nhau. Nếu các cặp
NST đồng dạng có cấu trúc khác nhau giả sử không xảy ra trao đổi chéo trong quá
trình giảm phân
A. 4096.

B. 2048.


C. 1024.

D. 64.

Câu 29: Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ
A. phân tử ADN dạng vòng.
B. chỉ là phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng, không liên kết với prôtêin.
C. phân tử ADN liên kết với prôtêin.
D. phân tử ARN.
Câu 30: Ở một loài động vật có 100 tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa đang tiến hành
giảm phân, trong đó có 5 tế bào xảy ra rối loạn ở lần phân bào 2 ở tế bào của tế bào
chứa gen a. Giảm phân 1 bình thường, các tế bào khá giảm phân bình thường. Số tinh
trùng mang gen a là
A. 5.

B. 10.

C. 195.

D. 200.

Câu 31: Ở một loài động vật, xét 100 tinh bào bậc 1 có 2 cặp NST kí hiệu là AaBb.
Trong quá trình giảm phân của các tinh bào trên có 98 tinh bào giảm phân bình thường
còn 2 tinh bào bị rối loạn giảm phân 1 ở cặp NST Aa, cặp Bb giảm phân bình thường,
giảm phân 2 bình thương. Xác định tỉ lệ tinh trùng ab?
A. 0,01.

B. 0,245.


C. 0,49.

D. 0.5.

Câu 32: Cây lai F1 giữa cải củ và cải bắp có đặc điểm gì?
A. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 36, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ.
B. Mang 2 bộ NST đơn bội n A + nB = 36, không sinh trưởng phát triển được nhưng bất
thụ.


C. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 18, không sinh trưởng phát triển được nhưng bất
thụ.
D. Mang 2 bộ NST đơn bội nA + nB = 18, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ.
Câu 33: Mức độ mềm dẻo của kiểu hình phụ thuộc vào
A. môi trường sống.
B. kĩ thuật canh tác.
C. kiểu gen quy định kiểu hình đó.
D. số lượng cá thể của quần thể.
Câu 34: Sơ đồ sau minh hoạ cho dạng đột biến cấu trúc NST nào?
(1): ABCD.EFGH → ABGFE.DCH
(2): ABCD.EFGH → AEFGBCD.H
A. (1): Chuyển đoạn chứa tâm động; (2): Đảo đoạn chứa tâm động.
B. (1): Đảo đoạn chứa tâm động; (2): Chuyển đoạn trong một NST.
C. (1): Chuyển đoạn kông chứa tâm động; (2): Chuyển đoạn trong 1 NST.
D. (1): Đảo đoạn chứa tâm động; (2): Đảo đoạn không chứa tâm động.
Câu 35: Cơ chế nào sau đây được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột
biến mất đoạn?
A. Sự trao đổi chéo không tương hỗ giữa 2 NST không tương đồng.
B. Sự đóng xoắn của sợi nhiễm sắc gây ra sai khác trong quá trình nhân đôi.
C. Do hoạt động ADN pôlimeraza của cơ thể đã không đảm bảo tính sửa chữa trong

quá trình nhân đôi ADN.
D. Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 NST trong cùng 1 cặp tương đồng
Đáp án
21

C

22

B

23

D

24

A

25

B


26

C

27


B

28

A

29

B

30

C

31

B

32

D

33

C

34

B


35

D

Câu 22:
Mỗi tế bào sinh tinh tạo 4 giao tử, nên khi có 2000 tế bào sinh tinh sẽ tạo ra 8000 giao
tử.
Do 20 tế bào có cặp NST số 1 không phân ly nên sẽ tạo ra 80 giao tử không bình
thường, trong đó có 40 giao tử n +1 có 7 NST, 40 giao tử n – 1 chỉ chứa 5 NST .
Tỉ lệ giao tử chứa 5 NST là:
Đáp án B
Câu 23:
Các NST kép đang phân li về 2 cực nên các tế bào này đang ở kì sau của giảm phân
1.
Số tế bào trong nhóm là: 128 : 8 = 16 tế bào.
Mỗi tế bào sinh tinh tạo ra 4 giao tử, nên nhóm tế bào này tạo ra: 16 .4 = 64 tế bào.
Đáp án D
Câu 24:
Vì AB + BC = 1,5 + 16,5 = 18 cM nên B nằm giữa A và C.
BC + BD = 16,5 + 3,5 = 20 cM nên B nằm giữa C và D.
AB < BD (1,5 < 3,5) nên A nằm giữa B và D.
Nên trật tự đúng của các gen là: DABC.
Đáp án A
Câu 28:


Ở châu chấu, các con đực chỉ mang 1 NST giới tính X nên bộ NST 2n của châu chấu
có 24 NST tức là châu chấu có 12 cặp NST tương đồng trong đó có 1 cặp là NST giới
tính
Nếu các cặp NST đồng dạng có cấu trúc khác nhau và không có sự trao đổi chéo trong

giảm phân thì số loại giao tử được tạo ra là: 2 12 = 4096 loại giao tử.
Đáp án A.
Câu 30:
Một tế bào sinh tinh giảm phân cho 4 tinh trùng. 100 tế bào sinh tinh cho 400 tinh trùng.
5 tế bào bị rối loạn ở lần phân bào thứ 2 cho 3 loại tinh trùng là A, aa và 0.
Số giao tử đột biến là: 5 x 2 = 10 giao tử.
Số giao tử không mang gen là 5 giao tử.
Số giao tử mang gen A là 200 giao tử do bất thường chỉ xảy ra ở tế bào chứa gen a.
Vậy số tinh trùng mang gen a là: 400 – 200 – 5 = 195 giao tử.
Đáp án C
Câu 31:
Mỗi tinh bào bậc 1 giảm phân cho 4 tinh trùng. 100 tế bào sinh tinh cho 400 tinh trùng.
Xét riêng cặp NST Aa:
98 tế bào giảm phân bình thường cho: 196 tinh trùng A , 196 tinh trùng a
2 tế bào xảy ra rối loạn giảm phân I cho 4 tinh trùng chứa cả A và a (Aa) và 4 tinh trùng
không chứa cả A và a (O). Tỉ lệ tinh trùng về cặp NST này là: 0,49A: 0,49a : 0,01Aa :
0,01 O
Xét cặp NST Bb giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 0,5B : 0,5b.
Vậy tinh trung ab có tỉ lệ là: 0,49 x 0,5 = 0,245.
Đáp án B
Câu 34:


Ở NST số 1, dạng ban đầu mỗi bên tâm động có 4 đoạn lần lượt theo thứ tự là A, B, C,
D, tâm động, E, F, G, H. Sau khi bị đột biến đoạn CD.EFG đã xoay để thành NST mới
có thứ tự các đoạn A, B, G, F, E, tâm động, D, C, H. Đây là dạng đột biến đảo đoạn
chứa tâm động.
Ở NST số 2, dạng ban đầu mỗi bên tâm động có 4 đoạn lần lượt theo thứ tự là A, B, C,
D, tâm động, E, F, G, H. Sau khi đột biến, đoạn NST EFG đã chuyển đến xen vào giữa
AB tạo nên NST có thứ tự các đoạn như sau: A, E, F, G, B, C, D, tâm động, H. Đây là

dạng đột biến chuyển đoạn trong 1 NST.
Đáp án B
Câu 36: Ở trâu có bộ NST lưỡng bội 2n = 50. Một nhóm tế bào đang giảm phân có 400
NST kép đang tiếp cận với thoi phân bào. Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?
A. 6.

B. 8.

C. 10.

D. 12.

Câu 37: Ở người bộ NST 2n = 46. Tổng số tế bào được sinh ra trong các thế hệ tế bào
do quá trình nguyên phân từ 1 tế bào lưỡng bội của người là 62. Số NST có trong thế
hệ tế bào cuối cùng ở trạng thái chưa nhân đôi là bao nhiêu?
A. 1272 NST.

B. 1372 NST

C. 1472 NST.

D. 1572 NST.

Câu 38: Để xác định một cơ thể nào đó có phải là thể đa bội hay không, phương pháp
nào dưới đây là đáng tin cậy nhất ?
A. Quan sát và đếm số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng.
B. Đánh giá sự phát triển của cơ quan sinh dưỡng.
C. Đánh giá thời gian sinh trưởng và khả năng chống chịu với sâu bệnh.
D. Đánh giá khả năng sinh sản.
Câu 39: Loài A có bộ NST 2n = 14. Xác định số tâm động, số crômatit, số NST đơn, số

NST kép ở kỳ giữa của nguyên phân lần lượt là
A. 14, 0, 28, 14.
B. 14, 28, 0, 14.
C. 28, 0, 14, 14.
D. 14, 28, 14, 0.


Câu 40: Một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ
NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Giải
thích nào sau đây là hợp lí ?
A. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn.
B. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14.
C. Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó bị
tiêu biến.
D. Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc NST 21 gắn vào NST 14
do chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 41: Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc
thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân ly, các nhiễm sắc thể
khác phân ly bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ
NST là:
A. 2n + 2 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 2 - 1.
B. 2n + 1 - 1 và 2n - 2 - 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 1 + 1.
C. 2n + 1 + 1 và 2n - 1 - 1 hoặc 2n + 1 - 1 và 2n - 1 + 1.
D. 2n + 1 + 1 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 và 2n - 1 - 1.
Câu 42: Các thể lệch bội nào sau đây hiếm được tạo thành hơn ?
A. Thể không và thể một.
B. Thể không và thể ba.
C. Thể không và thể bốn.
D. Thể một và thể ba.
Câu 43: Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ

cái như sau:
(1): ABGEDCHI
(2): BGEDCHIA


(3): ABCDEGHI
(4): BGHCDEIA.
Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi
trước đó.
Trình tự xuất hiện các nòi là:
A. 1→2→4→3.
B. 3→1→2→4.
C. 2→4→3→1.
D. 2→1→3→4.
Câu 44: Khi nghiên cứu NST của một cá thể sinh vật, người ta nhận thấy xuất hiện đột
biến NST trong đó trình tự của NST cá thể nghiên cứu là ABCDE*GHIKL, trong khi trình
tự NST của loài nói trên là ABCDEF*GHIKL. Theo anh chị dạng đột biến trên có vai trò:
A. Thường không gây hậu quả nghiêm trọng, chúng tạo điều kiện cho các biến đổi gen,
tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa.
B. Thường làm mất cân bằng các gen nên thường gây chết đối với thể đột biến,
thường dùng để loại bỏ các gen không mong muốn ra khỏi NST.
C. Tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa, đặc biệt nếu quá trình trên
được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn tới hình thành loài mới.
D. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
Câu 45: Có 8 tế bào cùng loài nguyên phân số đợt bằng nhau, cần môi trường nội bào
cung cấp 1344 NST đơn. Số NST chứa trong các tế bào con sinh ra trong đợt nguyên
phân cuối cùng bằng 1536. Xác định số lượng NST trong bộ lưỡng bộ của loài trên.
A. 2n = 8.
B. 2n = 12.
C. 2n = 24.

D. 2n = 46.


Câu 46: Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng
A. thời gian kì trung gian.
B. thời gian của quá trình nguyên phân.
C. thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp.
D. thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân.
Câu 47: Dưới đây có bao nhiêu hiện tượng xảy ra ở kỳ đầu của nguyên phân ?
1. Màng nhân mờ dần rồi tiêu biến đi.
2. Các NST bắt đầu co xoắn lại.
3. Thoi phân bào bắt đầu xuât hiện.
4. Màng nhân xuất hiện.
5. Nhiễm sắc thể dãn xoắn.
Phương án đúng là
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 48: Thoi phân bào được hình thành theo nguyên tắc
A. từ hai cực của tế bào lan vào giữa.
B. chi hình thành ở 1 cực của tế bào.
C. chỉ xuất hiện ở vùng tâm tế bào.
D. từ giữa tế bào lan dần ra.
Câu 49: Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là
A. xảy ra sự biến đổi số lượng của nhiễm sắc thể.

B. có sự phân chia của tế bào chất.
C. nhiễm sắc thể phân đôi đi về hai cực của tế bào.
D. nhiễm sắc thể tự nhân đôi.


Câu 50: Trong giảm phân, ở kỳ sau I và kỳ sau II có điểm giống nhau là
A. sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào.
B. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn.
C. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.
D. sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.
Đáp án
36

B

37

C

38

A

39

B

40

D


41

C

42

C

43

B

44

B

45

C

46

C

47

B

48


D

49

A

50

A

Câu 36:
Các NST kép đang tiếp cận thoi phân bào nên các tế bào này bước vào kì giữa, có thể
là kì giữa 1 hoặc kì giữa 2.
Nếu là kì giữa 1, số tế bào là 400 : 50 = 8 tế bào.
Ở kì giữa 2, mỗi tê bào chỉ có n NST kép tức là 25 NS kép. Vì vậy số tế bào là 400 : 25
= 16 tế bào.
Vì vậy chúng ta chọn đáp án B. 8 tế bào là đúng
Câu 37:
Gọi n là số lần nguyên phân từ tế bào ban đầu n ϵ N
Tổng số tế bào được sinh ra trong các thế hệ tế bào do quá trình nguyên phân từ 1 tế
bào lưỡng bội của người là 62, nên 21 + 22 + ... + 2n = 62
Giải theo bài toán về cấp số nhân được n = 5.
Số tế bào ở thế hệ cuối cùng là 25 = 32 tế bào.
Số NST đơn có trong thế hệ tế bào cuối cùng là 32 x 46 = 1472 NST.


Đáp án C.
Câu 39:
Ở kì giữa của nguyên phân, các NST đã nhân đôi nhưng chưa phân li, vì thế số tâm

động là 2n, số crômatit là 4n, số NST đơn là 0, số NST kép là 2n.
Ở loài A những thông số trên lần lượt là 14, 28, 0, 14.
Đáp án B



×