Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Xây dựng đề cương chi tiết môn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.25 KB, 6 trang )

I. MỞ ĐẦU
Qúa trình đổi mới giáo dục- đào tạo ở nước ta đã và đang đặt ra những yêu
cầu mới về nội dung và chương trình đào tạoở các bậc học trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Mặc dù vậy, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã chỉ ra
một số tồn tại như: “Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi,
kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng lý
thuyết… chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo
dục kỹ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của người học”.
Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo
(có thể kéo dài một vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm). Bản thiết kế tổng
thể đó cho ta biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trông
đợi ở người học sau khoá học, nó phác họa ra quy trình cần thiết để thực hiện nội
dung đào tạo, nó cũng cho ta biết các phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm
tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian
biểu chặt chẽ.
Phát triển chương trình đào tạo là quá trình liên tục, làm hoàn thiện chương
trình đào tạo, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Bản thân là giảng viên, trên cơ sở được học tập, nghiên cứu tìm hiểu về lý
luận dạy học đại học, phương pháp dạy học đại học, nội dung phát triển chương
trình giáo dục- đào tạo, trong nội dung bài thu hoạch tập trung xây dựng đề cương
chi tiết một môn học.


II. NỘI DUNG- XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
1. Cơ sở lý luận
a, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo
Mục tiêu tổng quát: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu
quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển


toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu
gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý
tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập;
bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa,
xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng
xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt
Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Mục tiêu cụ thể: Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình
độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri
thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ
cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực
quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc
tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các
lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Nhiệm vụ: Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo
hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng
của hệ thống giáo dục đại học. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng
thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ
khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới.
b, Bản chất của chương trình đào tạo
Một số người quan niệm rằng: chương trình đào tạo là sự thể hiện của nội
dung đào tạo. Đây là quan niệm đúng nhưng chưa đủ, chưa thể hiện rõ quan điểm
mới trong đào tạo. Wentling.T (1993) cho rằng: chương trình đào tạo là một bản
thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (có thể là một khóa học kéo dài vài
giờ, một ngày, một tuần hoặc một năm). Bản thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ
nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì trông đợi ở người học sau khóa học. Chương
trình đào tạo phác họa ra quy trình cần thực hiện nội dung đào tạo, cho biết phương
pháp đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tất cả những cái đó
được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ.

c, Các cách tiếp cận trong việc xây dựng chương trình đào tạo
Trong lịch sử phát triển giáo dục có 3 cách tiếp cận khác nhau trong việc xây
dựng chương trình đào tạo: Tiếp cận nội dung, tiếp cận mục tiêu và tiếp cận phát


triển (tiếp cận năng lực). Tại mỗi thời điểm của lịch sử phát triển giáo dục, các
quốc gia cũng như mỗi nhà trường cần có cách tiếp cận riêng phù hợp với sứ mệnh
của riêng mình. Vì vậy, các nhà quản lý giáo dục, nhà sư phạm cần hiểu bản chất
của từng cách tiếp cận chương trình đào tạo.
- Cách tiếp cận nội dung (content approach)
Theo cách tiếp cận này: chương trình đào tạo chỉ là bản phác thảo nội dung
đào tạo. Đây là cách tiếp cận kinh điển trong việc xây dựng chương trình đào tạo,
mục tiêu đào tạo chính là nội dung đào tạo, phương pháp dạy học nhằm truyền đạt
nội dung dạy học. Như vậy, bản chất của quá trình dạy học là quá trình truyền thụ
nội dung dạy học.
Ưu điểm: Xác định rõ nội dung dạy học, dễ dàng truyền thụ tri thức sẵn có
của người dạy cho người học.
Hạn chế: Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, sự bùng nổ
thông tin như vũ bão, kiến thức gia tăng theo cấp số nhân, cách tiếp cận nội dung
chương trình đào tạo không còn phù hợp vì thiếu thời gian học tập trên lớp, người
học trở nên thụ động, khó đánh giá được mức độ nông sâu của kiến thức.
- Cách tiếp cận mục tiêu (objective approach)
Vào giữa thế kỷ 20, cách tiếp cận mục tiêu được sử dụng ở Mỹ. Theo cách
tiếp cận này, chương trình đào tạo phải được xây dựng xuất phát từ mục tiêu đào
tạo. Dựa vào mục tiêu đào tạo mà người thiết kế chương trình lựa chọn nội dung,
phương pháp và cách thức đánh giá kết quả học tập thích hợp. Cách tiếp cận này
chú ý đến đầu ra (out put), chú trọng sản phẩm (những thay đổi về hành vi của
người học về các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ. B.Loom đã xây dựng được
mục tiêu về các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ. Cách tiếp cận này coi đào tạo
là công cụ để tạo nên các sản phẩm theo các tiêu chuẩn định sẵn. Mục tiêu đào tạo

phải được xây dựng rõ ràng sao cho có thể định lượng được và dùng nó làm tiêu
chí để đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo. Với cách tiếp cận mục tiêu có thể
chuẩn hóa quy trình xây dựng chương trình đào tạo cũng như quy trình đào tạo
theo một công nghệ nhất định. Vì thế, có khái niệm “Công nghệ giáo dục” và
chương trình đào tạo được xây dựng theo kiểu này gọi là “chương trình đào tạo
kiểu công nghệ”.
Ưu điểm: Mục tiêu đào tạo cụ thể và chi tiết, thuận lợi cho việc đánh giá
hiệu quả và chất lượng chương trình đào tạo; người dạy và người học biết rõ mình
phải làm gì trong quá trình dạy học để đạt mục tiêu; xác định rõ hình thức và
phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; dễ dàng cho việc quản lý hoạt
động dạy học.
Hạn chế: Sản phẩm đào tạo phải đồng nhất ở đầu ra (out put) trong khi
nguyên liệu đầu vào (in put) là những con người rất khác nhau; rèn đúc người học
theo một khuôn mẫu nhất định làm người học bị thụ động, thiếu tính sáng tạo…;
khả năng tiềm ẩn, nhu cầu, sở thích của cá nhân người học không được quan tâm


đúng mức; chỉ dừng lại ở một quá trình học tập mà chưa định hướng rõ ràng
phương hướng phấn đấu trong tương lai của người học.
-Cách tiếp cận phát triển (developmental approach)
Với quan điểm: Giáo dục là một quá trình, mức độ làm chủ bản thân tiềm ẩn
ở mỗi người được phát triển một cách tối đa hay nói cách khác, đào tạo theo hướng
phát triển (tiếp cận) năng lực của người học. Theo Kelly.A.V (1977), “chương trình
đào tạo là một quá trình và giáo dục là một sự phát triển”. Theo quan điểm này,
giáo dục phải phát triển tối đa mọi tiềm năng trong mỗi con người, giúp họ làm chủ
được những tình huống, đương đầu với những thách thức sẽ gặp phải trong cuộc
sống và hoạt động nghề nghiệp một cách chủ động và sáng tạo. Giáo dục là quá
trình tiếp diễn liên tục trong suốt cuộc đời mỗi con người, như vậy nó không chỉ
được đặc trưng chỉ bằng một mục đích cuối cùng nào.
Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm về năng lực, chúng tôi đưa ra định

nghĩa chung về năng lực như sau: Năng lực là hệ thống khả năng của con người đã
được phát triển và được hiện thực hoá thể hiện trong việc con người thực hiện linh
hoạt, sáng tạo và hiệu quả một loại hoạt động nào đó. Thành tố cơ bản của năng
lực là tri thức, kỹ năng và động cơ thực hiện, trong đó tri thức đóng vai trò nền
tảng, kỹ năng là mặt thực hiện của năng lực trong thực tiễn, động cơ là động lực
thúc đẩy con người vận dụng tri thức và kỹ năng vào thực tiễn.
Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và
làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển do
nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học. Năng lực này có nhiều tên gọi khác
nhau, ví dụ như : năng lực xuyên chương trình, năng lực chính hay là năng lực nền
tảng, năng lực chủ yếu.
Năng lực cụ thể, chuyên biệt là những năng lực riêng được hình thành và
phát triển trong một lĩnh vực hay một môn học nào đó.
Ưu điểm: Sản phẩm đào tạo đa dạng, giúp người học thích ứng với cuộc
sống và hoạt động nghề nghiệp; mang tính nhân văn vì cách tiếp cận này chú trọng
đến lợi ích, nhu cầu của từng cá nhân người học, chú trọng đến những giá trị mà
chương trình mang lại; chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu của người học,
quá trình đào tạo giúp người học phát triển được tính tự chủ, khả năng sáng tạo
trong việc giải quyết vấn đề. Việc xây dựng chương trình đào tạo theo môđun cho
phép người học với sự giúp đỡ của người dạy có thể tự mình xác định lấy chương
trình đào tạo cho riêng mình.
Hạn chế: Cách tiếp cận này quá chú trọng đến nhu cầu và sở thích của cá
nhân mà ít quan tâm đến lợi ích của cộng đồng. Trong thực tế, nhu cầu và sở thích
của các cá nhân thường đa dạng và hay thay đổi nên chương trình đào tạo khó thỏa
mãn.
Như vậy, mỗi cách tiếp cận chương trình đào tạo có những đặc điểm riêng,
có ưu điểm và hạn chế riêng, vì vậy, các nhà quản lý và các nhà sư phạm cần hiểu
được bản chất của chương trình đào tạo để xây dựng cho phù hợp.



2. Xây dựng đề cương chi tiết môn học
Chương trình môn học (một Module) quy định mục tiêu, nội dung, phương
pháp, quy trình triển khai môn học, phương thức đánh giá kết quả, học liệu sử
dụng phục vụ môn học... Đối với bản thân đang công tác tại Khoa Kỹ thuật cơ sở,
xây dựng một đề cương chi tiết môn học Lý thuyết mạch như sau:
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
Đối tượng: Chỉ huy- Tham mưu thông tin Lục quân
Trình độ: Đại học
Môn học: ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ VÀ ĐO LƯỜNG
Học phần: LÝ THUYẾT MẠCH
01 ĐVHT; 20 tiết
1. Thông tin chung về môn học
- Tên học phần: Lý thuyết mạch
- Mã học phần: ĐH 2201
- Số đơn vị học trình: 01  
- Loại học phần : bắt buộc
- Môn, học phần tiên quyết: Toán cao cấp, toán chuyên đề, vật lý đại cương, cấu
kiện điện tử.
- Phân bố thời gian: 20 tiết
+ Lý thuyết: 12
+ Làm bài tập trên lớp: 01
+ Thực hành, thí nghiệm: 04
+ Kiểm tra: 03
- Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn Điện tử tương tự/Khoa Kỹ thuật Cơ
Sở
2. Chuẩn đầu ra môn học
2.1. Kiến thức
2.1.1 Hiểu được những kiến thức cơ bản về khái niệm, định luật và các tính
chất cơ bản của mạch điện.
2.1.2 Phân tích mạch điện tuyến tính dạng tác động của các nguồn khác

nhau. 2.1.3 Vận dụng kiến thức môn học giải thích các hiện tượng vật lý diễn ra
trong mạch điện, giải các bài tập phân tích mạch điện.


2.2 Kỹ năng
2.2.1 Thực hiện thành thạo các phương pháp phân tích mạch điện tuyến
tính.
2.2.2 Khai thác được phần mềm mô phỏng WorkBench để phân tích, tính
toán các mạch điện tuyến tính.
2.2.3 Hình thành kỹ năng học tập và tác phong làm việc theo nhóm.
2.3 Thái độ
2.3.1 Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, học tập nghiêm túc, tinh thần
ham học hỏi, say mê công việc, có tinh thần tự học cao.
2.3.2 Tích cực chủ động nghiên cứu phục vụ cho các môn cơ sở ngành tiếp
theo.
2.3.3 Chấp hành nghiêm qui trình sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật nói
chung và các thiết bị điện tử nói riêng.
III. KẾT LUẬN
Khái niệm “Phát triển chương trình đào tạo” xem việc xây dựng chương
trình là một quá trình chứ không phải là một trạng thái hoặc một giai đoạn tách biệt
của quá trình đào tạo. Đặc điểm của cách nhìn nhận này là luôn phải tìm kiếm các
thông tin phản hồi ở tất cả các khâu về Chương trình đào tạođể kịp thời điều chỉnh
từng khâu của quá trình xây dựng và hoàn thiện chương trình nhằm không ngừng
đáp ứng tốt hơn với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo.
Trong giai đoạn hiện nay, đứng trước yêu cầu của đổi mới giáo dục, các
trường đại học cần định hướng xây dựng Chương trình đào tạotheo hướng tiếp cận
năng lực người học. Vì vậy, các nhà quản lý, nhà sư phạm, giảng viên cần hiểu bản
chất của việc tiếp cận Chương trình đào tạotheo hướng tiếp cận năng lực người học
một cách thấu đáo, sâu sắc và toàn diện.




×