Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của học sinh trường trung học phổ thông mai thúc loan, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐỖ VÂN ANH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG MAI THÚC LOAN, HUYỆN LỘC HÀ,
TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐỖ VÂN ANH
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG MAI THÚC LOAN, HUYỆN LỘC HÀ,
TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh

Hà Nội - 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, không
sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của
luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của
luận văn.
Học viên

Đỗ Vân Anh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô ở Khoa Các khoa học liên
ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh
đã trực tiếp tận tâm hướng dẫn, quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ và cung cấp những
kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo ở trường Trung học phổ thông
Mai Thúc Loan, Lộc Hà, Hà Tĩnh đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng chấm
luận văn đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện luận
văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, đồng nghiệp và bạn bè đã

luôn ủng hộ và khích lệ tôi học tập trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm
Học viên

Đỗ Vân Anh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................
MỤC LỤC .............................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 4

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5

4.

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................... 5


4.1.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 5

4.2.

Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 5

5.

Ý nghĩa nghiên cứu ....................................................................................... 5

6.

Kết cấu luận văn ............................................................................................ 6

NỘI DUNG ........................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU ....................................... 7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 7
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................... 7
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước .................................................................. 15
1.2. Các khái niệm làm việc ............................................................................... 18
1.2.1. Biến đổi khí hậu ...................................................................................... 18
1.2.2. Nhận thức ................................................................................................ 19
1.2.3. Đánh giá .................................................................................................. 20
1.2.4. Học sinh trung học phổ thông ................................................................. 21
1.3. Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu ......................................................... 21
CHƯƠNG 2: ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 24
2.1. Địa bàn nghiên cứu ..................................................................................... 24

2.1.1. Huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh................................................................... 24
2.1.2. Trường THPT Mai Thúc Loan................................................................ 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 29
i


2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu ................................................. 29
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ................................................................... 29
2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...................................................... 29
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu ............................... 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 35
3.1. Thực trạng nhận thức của học sinh trường Trung học phổ thông về biến đổi
khí hậu ................................................................................................................. 35
3.1.1. Nhận thức về bản chất của biến đổi khí hậu ........................................... 35
3.1.2. Nhận thức về biểu hiện của biến đổi khí hậu .......................................... 39
3.1.3. Nhận thức về nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu ............................ 46
3.1.4. Nhận thức về hậu quả của biến đổi khí hậu............................................ 52
3.1.5. Nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu ........................................... 62
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh trung học phổ thông về
biến đổi khí hậu ................................................................................................... 66
3.2.1. Các nguồn thông tin về biến đổi khí hậu mà học sinh tiếp cận .............. 66
3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh ................................ 71
3.2.2.1. Mối tương quan giữa các đặc điểm của học sinh với nhận thức về biến
đổi khí hậu ........................................................................................................... 72
3.2.2.2. Các yếu tố tác động đến nhận thức về biến đổi khí hậu ...................... 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 81
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 85

ii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

CNVC

Công nhân viên chức

COP

Hội nghị Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change
(Ủy ban Liên chính phủ vè Biến đổi khí hậu)

KNK

Khí nhà kính

KT - XH


Kinh tế - xã hội

LHQ

Liên Hiệp Quốc

PVS

Phỏng vấn sâu

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UNFCCC United Nations Framework Convention on Climate Change
(Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu)
UNICEF

United Nations Children's Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc)

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông tin chung về các học sinh tham gia nghiên cứu ...................... 31

Bảng 3.1: Nhận thức về Bản chất của BĐKH của các nhóm học sinh khác nhau
về học lực ............................................................................................................ 37
Bảng 3.2: Nhận thức về bản chất của BĐKH của các nhóm học sinh khác nhau
về nghề nghiệp của cha mẹ ................................................................................. 38
Bảng 3.4: Nhận thức về biểu hiện của BĐKH của các nhóm học sinh khác nhau
về khóa học.......................................................................................................... 41
Bảng 3.5: Nhận thức về biểu hiện của BĐKH của các nhóm học sinh khác nhau
về học lực ............................................................................................................ 44
Bảng 3.6: Nhận thức về nguyên nhân dẫn đến BĐKH của các nhóm học sinh
khác nhau về khóa học ........................................................................................ 48
Bảng 3.7: Nhận thức về nguyên nhân dẫn đến BĐKH của các nhóm học sinh
khác nhau về học lực ........................................................................................... 50
Bảng 3.8: Nhận thức về hậu quả của BĐKH đối với nông nghiệp của các nhóm
học sinh khác nhau về học lực ............................................................................ 54
Bảng 3.9: Nhận thức về hậu quả của BĐKH đối với tài nguyên nước, tài nguyên
đất và vùng ven biển của các nhóm học sinh khác nhau về học lực ................... 58
Bảng 3.10: Nhận thức về hậu quả của BĐKH đối với môi trường - sức khỏe con
người của các nhóm học sinh khác nhau về học lực ........................................... 61
Bảng 3.11: Nhận thức về hậu quả của BĐKH đối với môi trường - sức khỏe con
người của các nhóm học sinh khác nhau về nghề nghiệp của cha mẹ ................ 61
Bảng 3.12: Nhận thức về các cách giảm thiểu phát thải khí nhà kính của học sinh... 62
Bảng 3.13: Nhận thức về về đánh giá vai trò của các đối tượng trong quá trình
tiếp cận thông tin của học sinh ............................................................................ 70
Bảng 3.14: Sự tương quan giữa các biến ............................................................ 73
Bảng 3.15: Tóm tắt mô hình ............................................................................... 74
Bảng 3.16: Hệ số hồi quy .................................................................................... 75

iv



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Nhận thức về bản chất của biến đổi khí hậu................................... 35
Biểu đồ 3.2: Nhận thức về biểu hiện BĐKH của học sinh ................................. 40
Biểu đồ 3.3: Nhận thức về biểu hiện của BĐKH của các nhóm học sinh khác
nhau về giới tính .................................................................................................. 43
Biểu đồ 3.4: Nhận thức về biểu hiện của BĐKH của các nhóm học sinh khác
nhau về nghề nghiệp của cha mẹ......................................................................... 45
Biểu đồ 3.5: Nhận thức về nguyên nhân dẫn đến BĐKH ................................... 46
Biểu đồ 3.6: Nhận thức về nguyên nhân dẫn đến BĐKH của các nhóm học sinh
khác nhau về giới tính ......................................................................................... 49
Biểu đồ 3.7: Nhận thức về nguyên nhân dẫn đến BĐKH của các nhóm học sinh
khác nhau về nghề nghiệp cha mẹ....................................................................... 51
Biểu đồ 3.8: Nhận thức về hậu quả của BĐKH đối với nông nghiệp của các
nhóm học sinh khác nhau về khóa học - giới tính .............................................. 53
Biểu đồ 3.9: Nhận thức về hậu quả của BĐKH đối với nông nghiệp của các
nhóm học sinh khác nhau về nghề nghiệp của cha mẹ ....................................... 55
Biểu đồ 3.10: Nhận thức về Hậu quả của BĐKH đối với tài nguyên nước, tài
nguyên đất và vùng ven biển của các nhóm học sinh khác nhau về khóa học ... 56
Biểu đồ 3.11: Nhận thức về hậu quả của BĐKH đối với tài nguyên nước, tài
nguyên đất và vùng ven biển của các nhóm học sinh khác nhau về giới tính .... 57
Biểu đồ 3.12: Nhận thức về hậu quả của BĐKH đối với tài nguyên nước, tài
nguyên đất và vùng ven biển của các nhóm học sinh khác nhau về nghề nghiệp
cha mẹ.................................................................................................................. 58
Biểu đồ 3.13: Nhận thức về hậu quả của BĐKH đối với môi trường - sức khỏe
con người của các nhóm học sinh khác nhau về khóa học ................................. 59
Biểu đồ 3.14: Nhận thức về hậu quả của BĐKH đối với môi trường - sức khỏe
con người của các nhóm học sinh khác nhau về giới tính .................................. 60
Biểu đồ 3.15: Nhận thức về tình trạng tham gia các hoạt động ngoại khóa của
học sinh................................................................................................................ 64
Biểu đồ 3.16: Nhận thức về tổ chức hoạt động chuyên đề của học sinh ............ 65

Biểu đồ 3.17: Các nguồn cung cấp thông tin về BĐKH cho học sinh ................ 67
Biểu đồ 3.18: Nhận thức về việc trao đổi vấn đề biến đổi khí hậu với các đối
tượng của học sinh............................................................................................... 69
Biểu đồ 3.19: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa khóa học và nhận thức về
BĐKH của học sinh THPT ................................................................................. 76

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ ngày một nhanh chóng và phức
tạp hơn, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Đây cũng là một
trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trên toàn cầu khi BĐKH gây
ra một loạt những hệ quả khó lường như băng tan, nước biển dâng, hạn hán trên
diện rộng, cường độ và tần suất lũ lụt và bão gia tăng…[39] Trong những năm
qua, nhiều nơi trên thế giới đã phải gánh chịu những tác động tiêu cực của
BĐKH, ảnh hưởng đến điều kiện KT - XH, và đặc biệt là tính mạng con người
[33].
Để thích ứng với điều kiện khí hậu hiện nay, nhận thức về BĐKH là nền
tảng cơ sở để con người ứng phó với BĐKH [34]. Cụ thể, công tác giáo dục, đào
tạo và nhận thức của công chúng đã được quy định tại Điều 6 của Công ước
khung của LHQ về biến đổi khí hậu [40]. Việc này đã và đang kêu gọi chính phủ
các nước xây dựng và thực hiện nhiệm vụ giáo dục cũng như xây dựng các
chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH
nhằm đảm bảo sự tiếp cận của cộng đồng với các thông tin và thúc đẩy sự tham
gia của xã hội trong việc giải quyết các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, không phải
tất cả các bên liên quan đều nhận thức một cách đúng đắn những kiến thức về
BĐKH và các giải pháp mà họ có thể chủ động thực hiện nhằm thích ứng với
BĐKH. Do đó, hoạt động đánh giá nhận thức là một phần quan trọng của quá

trình nâng cao nhận thức nhằm tăng cường khả năng thích ứng và giảm thiểu rủi
ro tổng thể, hạn chế các tác động tiêu cực của BĐKH.
Đánh giá nhận thức là sự phản hồi của hệ thống tư duy, có vai trò quan
trọng không thể tách rời của quá trình giáo dục và đào tạo. Như vậy, đánh giá
nhận thức là hợp phần không thể thiếu được trong việc điều chỉnh giáo dục, là
cơ sở cho hành động nâng cao mức độ nhận thức chung. Hành động nâng cao
nhận thức là nhân tố quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách thích ứng,
gia tăng sự nhiệt tình trong hoạt động hỗ trợ, chủ động hành động và phát huy
1


các kiến thức cũng như các nguồn lực của địa phương [36]. Mặt khác, vai trò
của đánh giá nhận thức nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu và điều chỉnh
mục tiêu. Mục đích của việc này là mặc dù nhận thức khác nhau trong các điều
kiện khác nhau nhưng mục tiêu duy nhất là gia tăng mối quan tâm, cố gắng thay
đổi hành vi của đối tượng. Đánh giá nhận thức phản ánh chính xác kết quả của
hoạt động nhận thức như một cơ sở để đối chiếu với mục tiêu đã đề ra, đảm bảo
tính khách quan. Mặt khác, đánh giá nhận thức tạo ra động lực để thúc đẩy các
mặt tốt của đối tượng được đánh giá, đồng thời hạn chế các mặt tiêu cực, đảm
bảo tính phát triển [16].
Những báo cáo gần đây của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
đã xác nhận rằng BĐKH thực sự đang diễn ra và gây ra nhiều tác động nghiêm
trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường tại nhiều nước trên thế giới [40],
trong đó Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do
những tác động của BĐKH [37]. Nhận thức rõ ràng các tác động của BĐKH,
Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia ứng phó với BĐKH và Chiến lược Quốc gia về BĐKH. Bên cạnh đó,
báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 đã thẳng thắn chỉ
ra BĐKH là một trong ba thách thức lớn về môi trường của Việt Nam hiện nay
và tương lai cùng với tình trạng ô nhiễm và vấn đề quản lý môi trường [3]. Ngày

12/12/2015, thỏa thuận Hội nghị thượng đỉnh khí hậu thế giới COP 21 đã đi vào
lịch sử với sự đồng thuận của 195 nước thành viên với Công ước khung của
LHQ về biến đổi khí hậu. Là một nước đang phát triển chịu tác động nặng nề
của biến đổi khí hậu, Việt Nam vẫn cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà
kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ
cộng đồng quốc tế. Mặc dù gặp khó khăn về nguồn lực, Việt Nam đã đóng góp 1
triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh giai đoạn 2016 - 2020 [3]. Qua đó thể hiện sự
nghiêm túc của Việt Nam khi thực hiện các nghĩa vụ trong Công ước khung của
LHQ về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto.

2


Ở nước ta nói riêng, học sinh chính là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng
của đất nước, cần được nhận các hỗ trợ để phát triển nguồn nhân lực phục vụ
cho tương lại sau này. Các nguy cơ về BĐKH mà học sinh có thể gặp phải rất đa
dạng bao gồm từ những ảnh hưởng trực tiếp về mặt thể chất, tính mạng từ gia
tăng tần suất và cường độ các hiện tượng thiên tai cho tới những ảnh hưởng gián
tiếp về cơ sở vật chất phục vụ cho hệ thống giáo dục, chương trình đào tạo, khó
khăn về tâm sinh lý [2]. Nhận thức được sâu sắc các vấn đề về BĐKH (nguyên
nhân, biểu hiện, hậu quả và giải pháp ứng phó) là hết sức cần thiết đối với tất cả
mọi người trong mọi lứa tuổi, mọi thành phần dân cư [7].
Trong diễn biến BĐKH ngày một phức tạp thì việc đánh giá nhận thức
học sinh nói riêng và cộng đồng nói chung là hết sức quan trọng và càng cần
được đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc lồng ghép giáo dục BĐKH như một nội dung
bắt buộc vào nhà trường vẫn chưa được chính thức hóa [15]. Bên cạnh đó, các
địa phương rất cần các nghiên cứu đánh giá nhận thức về BĐKH và tác động
của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực. Đây là cơ sở khoa học để xây dựng và
thực hiện các chính sách, chiến lược, kế hoạch và giải pháp ứng phó với BĐKH
phục vụ phát triển bền vững KT - XH trong bối cảnh chịu tác động của BĐKH

của khu vực. Hiện nay, việc lồng ghép giáo dục về BĐKH và ứng phó với
BĐKH trong một số trường học chưa được thực hiện sâu sắc [15]. Đặc biệt,
nhận thức về BĐKH và ứng phó với BĐKH chưa được hình thành rõ rệt trong
cộng đồng học sinh.
Là một tỉnh vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, có đường bờ biển dài 137 km,
tỉnh Hà Tĩnh có diện tích 5.998 km2 với ba loại địa hình đặc trưng gồm khu vực
miền núi, vùng đồng bằng và đồng bằng ven biển cùng dân số là 1.261 triệu
người [17]. Hà Tĩnh nằm ở phía đông dãy Trường Sơn, địa hình hẹp và dốc,
nghiêng từ Tây sang Đông, địa hình đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, phân
hóa phức tạp và bị chia cắt mạnh, cùng đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng
ẩm thuộc vùng khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, Hà Tĩnh là địa
phương có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Thu nhập của người dân chủ yếu phụ
3


thuộc vào sản xuất nông nghiệp, ngành sản xuất bị ảnh hưởng nhiều nhất từ sự
thay đổi điều kiện khí hậu trong một thời gian dài. Hà Tĩnh là một trong những
tỉnh dễ bị tổn thương bởi nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan
gia tăng [1]. Bên cạnh đó, Báo cáo tổng kết kế hoạch 2013 - 2020 của tỉnh đã
khẳng định, vùng đồng bằng ven biển chịu nhiều thách thức bởi sự gia tăng mực
nước biển, lũ lụt và bão, còn vùng đồi núi sẽ gia tăng lũ quét, sạt lở đất, tình
trạng thiếu nước vào mùa khô [8]. Báo cáo cũng chỉ ra rằng đối tượng dễ bị tổn
thương và chịu nhiều thách thức nhất là người dân sản xuất nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, người già, phụ nữ và trẻ em. Để có các giải pháp ứng phó với
BĐKH phù hợp cần phải đánh giá đúng nhận thức về BĐKH và các biện pháp
ứng phó đối với BĐKH của người dân. Do đó, những hoạt động nghiên cứu
khoa học về nhận thức cộng đồng tại khu vực này đáng được quan tâm.
Từ tầm quan trọng và thực tiễn trên, đề tài “Nghiên cứu đánh giá nhận
thức về BĐKH của học sinh trường Trung học phổ thông Mai Thúc Loan,
huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh” là thực sự cần thiết; nhằm xem xét, đánh giá tổng

thể về mức độ nhận thức của học sinh trường THPT Mai Thúc Loan; từ đó, có
kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường công tác giáo dục, đào tạo nâng cao nhận
thức, hình thành kĩ năng ứng phó với những BĐKH cho học sinh, có thái độ ứng
xử đúng đắn với vấn đề BĐKH. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đánh giá
nhận thức của học sinh THPT trên cơ sở các kiến thức về BĐKH và ứng phó với
BĐKH đã được công bố, từ đó đề xuất một số định hướng về giải pháp nâng cao
nhận thức của học sinh với BĐKH và ứng phó với BĐKH.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn này nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng nhận thức về BĐKH
của học sinh trường THPT Mai Thúc Loan, Hà Tĩnh: mô tả mối liên quan và
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhận thức về BĐKH của học
sinh Trung học phổ thông.

4


Về mặt khoa học, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nghiên cứu
này sẽ được lưu giữ làm tài liệu đối chiếu và so sánh trong các nghiên cứu lặp
lại ở những năm tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là thực trạng nhận thức của học sinh Trung học phổ
thông về Biến đổi khí hậu.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: trường Trung học phổ thông Mai
Thúc Loan, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nghiên cứu từ tháng 05/2016 đến tháng
07/2017. Trong đó thời gian tiến hành lấy mẫu điều tra xã hội học là từ tháng
9/2016 đến tháng 10/2016.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng nhận thức của học sinh trường THPT Mai Thúc Loan về

BĐKH hiện nay như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức về BĐKH của học sinh?
4.2.

Giả thuyết nghiên cứu

Hiện tại, trên 50% nhận thức của các em học sinh trường THPT Mai
Thúc Loan, Hà Tĩnh về BĐKH vẫn còn chưa đúng đắn.
Các yếu tố khóa học, giới tính, học lực, nghề nghiệp có ảnh hưởng đến
nhận thức của của học sinh về BĐKH.
5. Ý nghĩa nghiên cứu
Dựa trên cơ sở đánh giá nhận thức về BĐKH của học sinh THPT tại Hà
Tĩnh, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức cho học sinh Trung học
phổ thông; đồng thời phát huy vai trò của các em nhằm ứng phó hiệu quả với
thiên tai; phát triển khả năng ứng phó và chuẩn bị của học sinh ở cấp địa
phương.
5


6. Kết cấu luận văn
Ngoài các mục bắt buộc (bao gồm Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài
liệu tham khảo), luận văn bao gồm 3 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của nghiên cứu
Chương này tổng hợp các nghiên cứu trước đây gồm các nghiên cứu trong
và ngoài nước, ngoài ra chỉ rõ các khái niệm và lý thuyết được sử dụng để trả lời
các câu hỏi nghiên cứu. Từ đó xây dựng nền tảng cơ sở lý thuyết và thực tiễn
cho việc nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương này giới thiệu khái quát về đối tượng và không gian nghiên cứu,
cũng như các phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Các kết quả đạt được
Chương này nêu ra các kết quả của nghiên cứu được tiến hành dưới góc
độ liên ngành, tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh trường THPT Mai
Thúc Loan về biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, kết quả của việc đánh giá và phân
tích các yếu tố tác động đến nhận thức của học sinh THPT về biến đổi khí hậu
cũng được trình bày.

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã và đang là một trong những thách thức

toàn cầu nghiêm trọng nhất hiện nay, sự cần thiết của việc đánh giá nhận thức về
BĐKH trong cộng đồng là rất quan trọng nhằm xây dựng các hoạt động giảm
thiểu và thích ứng với các tác động của BĐKH. Do đó, các nghiên cứu về nhận
thức biến đổi khí hậu đã được thực hiện trên nhiều đối tượng.
Một loạt các nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng y khoa về BĐKH đã
được thực hiện và công bố trên tạp chí Y học lao động và môi trường Ấn Độ. Có
thể kể đến nghiên cứu của Jai Pal Majra và Das Acharya công bố trên tạp chí Y
học lao động và môi trường Ấn Độ vào năm 2009 mang tựa đề “Bảo vệ sức
khỏe khỏi biến đổi khí hậu: Sự chuẩn bị của thực tập viên Y khoa” [35]. Kết quả
cho thấy có khoảng 90% các bác sĩ thực tập nội trú nhận thức được BĐKH và
các hoạt động của con người đóng vai trò chính. 94% nhận thức được những tác
động trực tiếp về sức khỏe do nhiệt độ cao hơn và sự suy giảm tầng ô-dôn. Có

78% người tham gia khảo sát biết về sự thay đổi tần suất và phân bố của các loại
bệnh truyền qua vector, bệnh liên quan đến nguồn nước và tác động của sức
khỏe đến dịch chuyển dân cư. Các kiến thức về bảo vệ sức khỏe chỉ hạn chế
trong việc giảm nhẹ BĐKH và giáo dục đào tạo. Các lựa chọn như thích ứng,
thiết lập và tăng cường hệ thống giám sát khí hậu và bệnh tật, hành động y tế
trong trường hợp khẩn cấp chỉ được nhận thức bởi 7%, 6%, 13% [35]. Tuy
nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là những người tham gia trả lời đã được lựa
chọn dựa trên cơ sở đến trước và sẵn sàng tham gia nghiên cứu, điều này có thể
gây ra một số sai lệch trong mẫu nghiên cứu.
Đầu tiên, một tựa đề của tác giả Harshal T. Pandve cùng các đồng sự của
mình đã công bố trên tạp chí Y học lao động và môi trường Ấn Độ năm 2009
về“Vai trò của giới trẻ trong việc chống lại biến đổi khí hậu” [31] đã chỉ ra biến
7


đổi khí hậu là một trong những thách thức toàn cầu quan trọng nhất hiện nay.
Qua đó, thanh thiếu niên đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại BĐKH.
Một cuộc điều tra thí điểm dựa trên bảng câu hỏi đã được tiến hành tại thành
phố Pune, bang Maharashtra, Ấn Độ để đánh giá nhận thức về BĐKH của thanh
thiếu niên những người được đi học. Trong số 201 tham gia cuộc khảo sát, có
98,5% cho biết BĐKH đang xảy ra và có 95,5% cho rằng các hoạt động của con
người đang góp phần vào BĐKH. Nghiên cứu cũng đánh giá nhận thức của các
đối tượng về các tổ chức quốc tế trong vấn đề BĐKH và những ảnh hưởng của
nó. Chỉ có 45,3% người tham gia khảo sát biết về Công ước khung của Liên hợp
Quốc về BĐKH (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto, trong khi đó, có 45,8%
nhận thức được về Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC). Bên cạnh đó, có
54,5% số người được hỏi cho rằng thanh thiếu niên có thể đóng vai trò chính
trong việc chống lại BĐKH [31].
Năm 2011, một nghiên cứu khác của tác giả Harshal cùng đồng sự được
tiến hành trong cộng đồng các sinh viên y khoa về BĐKH và được công bố trên

tạp chí Y học lao động và môi trường Ấn Độ: “Đánh giá nhận thức về BĐKH và
những mối nguy hiểm đối với sức khỏe trong các sinh viên y khoa” [29]. Tổng
cộng có 250 sinh viên y khoa đã tham gia nghiên cứu này. Trong số đó, có
98,4% sinh viên cho rằng BĐKH đang diễn ra, và 98,0% sinh viên cho rằng các
hoạt động của con người đang góp phần vào BĐKH. Nguồn thông tin mà sinh
viên được tiếp cận phổ biến nhất là báo và tạp chí (78,2%). Phần lớn nhận xét
rằng nạn phá rừng và ô nhiễm công nghiệp và khói xe cộ đóng góp chủ yếu vào
BĐKH. Theo 47,5% sinh viên, các vấn đề liên quan đến sức khoẻ được ưu tiên
trong chiến lược phòng, chống biến đổi khí hậu. Theo 65,1% sinh viên, các mối
nguy hiểm trực tiếp về thể chất của hiện tượng thời tiết cực đoan có ảnh hưởng
quan trọng nhất đến sức khoẻ của con người, tiếp theo là các nguy cơ sức khoẻ
liên quan đến thiên tai (43,5%), bệnh nước (27,6%), bệnh do vector truyền (17,6
%), và suy dinh dưỡng (10,0%) [29].

8


Đồng thời năm 2011, tác giả Harshal tiếp tục nghiên cứu và thu được kết
quả với chủ đề “Đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu trong một cộng đồng
đô thị” đã được đăng tải trên tạp chí Y học lao động và môi trường Ấn Độ [30].
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá nhận thức về BĐKH trong cộng đồng
đồ thị dựa trên thực hiện nghiên cứu trường hợp tại khu vực sinh sống thuộc
trường Cao đẳng y tế ở thành phố Pune. Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
733 người trên 18 tuổi, kết quả nghiên cứu thu được 91,68% người tham gia
khảo sát nhận thức được hiện tượng BĐKH đang diễn ra. Trong khi đó có
81,40% người được hỏi cho rằng các hoạt động của con người đang góp phần
vào BĐKH. Các nguồn thông tin phổ biến nhất về BĐKH là truyền hình
(59,78%), tiếp theo là báo và tạp chí (42,11%), đài phát thanh (13,39%) và
Internet (9,23%) [29]. Có 74,90% người trả lời cho rằng nạn phá rừng là một
trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên BĐKH [29]. Các ý kiến khác nhận

xét ô nhiễm khói bụi từ xe cộ (60,85%) và hoạt động sản xuất công nghiệp
(46,66%) là các tác nhân đóng góp đáng kể vào BĐKH [29]. Theo đó, có
65,21% người tham gia khảo sát cho rằng việc thay đổi lối sống sẽ có hiệu quả
nhất trong việc giải quyết vấn đề BĐKH [29]. 54,57% tổng số người tham gia
khảo sát đã nhận thức về BĐKH và giáo dục BĐKH là rất quan trọng trong giảm
nhẹ và thích ứng với BĐKH [29]. Như vậy, kết quả khảo sát phản ảnh tình trạng
hiện tại của một số bộ phận dân cư trong khu vực thành thị có biết đến BĐKH
cũng như vai trò của hoạt động con người trong BĐKH. Đa số ủng hộ việc bản
thân tự thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tác động của BĐKH là một dấu
hiệu khả quan trong mục tiêu giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH. Từ đó, cần thiết
phải tiến hành khảo sát toàn quốc để thu thập thông tin có độ chắc chắn cao hơn.
Cuộc điều tra tạo cơ sở để các nhà quản lý thiết lập và ra quyết định đối với các
hoạt động giảm nhẹ tác động BĐKH. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất khuyến
khích các chương trình, chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức liên quan đến
BĐKH cũng như các hoạt động giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH.
Trong Hội nghị Quốc tế về Giáo dục và Tâm lý Giáo dục (ICEEPSY
2012), nhóm tác giả Khoa Giáo dục của Đại học Masaryk Cộng hòa Séc đã đưa
9


ra thảo luận xoay quanh chủ đề “Sự hiểu biết của giáo viên về biến đổi khí hậu”
[38]. Chủ đề về biến đổi khí hậu đã được đưa vào chương trình giáo dục của
Cộng hòa Séc từ năm 2007 nhưng tại cấp trường học sự giáo dục chưa rõ ràng.
Năm 2011, nhóm tác giả đã tiến hành một nghiên cứu về sự hiểu biết của giáo
viên về BĐKH với những câu hỏi tập trung và cách thức hoạt động của hệ thống
khí hậu. Bằng phương pháp phỏng vấn trực tuyến, các câu hỏi được xây dựng
dựa trên các kiến thức cơ bản vè BĐKH đã được công bố trong các nghiên cứu
khoa học. Dữ liệu được thu thập từ ngày 02-16/3/2011 và qua xử lý thu được
171 bản khảo sát sử dụng trong nghiên cứu [38]. Sử dụng phương pháp định
lượng với thang điểm tuyệt đối, 0 là đáp án “Không” “Không biết” hoặc là sai;

ngược lại, 1 điểm là đáp án “Có” “Chắc chắn” hoặc là đúng. Nhìn chung, các
giáo viên trung học đưa ra kết quả tốt hơn so với các giáo viên tiểu học và các
giáo viên dạy môn vật lý cho thấy những hiểu biết tốt hơn những đối tượng giáo
viên khác.
Năm 2015, tác giả Ali Said Al Buloshi và Elnazir Ramadan đã công bố
kết quả nghiên cứu về “Nhận thức về BĐKH và nhận thức của người dân ở
Muscat Governorate, Oman” trên tạp chí Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu [25]. Các
tác giả tiến hành khảo sát 350 đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên bằng bảng
câu hỏi tiêu chuẩn [25]. Kết quả thu được thể hiện nhận thức của cộng đồng về
BĐKH là cao mặc dù hạn chế các kiến thức về nguyên nhân của BĐKH. Dữ liệu
được phân tích hồi quy cho thấy giới tính, số năm đào tạo và thu nhập là những
yếu tố quan trọng quyết định mức độ nhận thức. Nội dung thứ nhất của cuộc
điều tra là khảo sát cộng đồng về các kiến thức tổng quát của BĐKH, trong đó,
86,7% người tham gia cho rằng BĐKH là sự gia tăng nhiệt độ và ngược lại có
4,7% người tham gia cho rằng BĐKH là sự giảm nhiệt độ [25]. Khi tìm hiểu về
các nguyên nhân gây ra BĐKH, hầu hết số người tham gia khảo sát cho rằng
BĐKH là hệ quả của các hoạt động sản xuất của con người. Từ đó, tất cả đều
khẳng định ít nhất các hậu quả của BĐKH đến đời sống con người thể hiện trên
các mặt về thiên tai, bệnh tật, suy giảm năng suất nông nghiệp,... Ngoài ra,
77,3% số người tham gia khẳng định về công tác thích ứng và giảm nhẹ tác
10


động của BĐKH [25]. Các nguồn thông tin mà người tham gia khảo sát tiếp cận
cũng rất đa dạng, thể hiện bằng 48% tiếp cận qua các kênh truyền hình, 36% tiếp
cận từ địa phương, 27% được phổ biến từ các chương trình giáo dục và 24% tiếp
cận bằng internet và các nguồn thông tin trực tuyến [25]. Như vậy, nghiên cứu
này đã điều tra nhận thức của cộng đồng về BĐKH trong tình hình hiện tại của
địa phương, nhằm tiếp cận sự hiểu biết theo những cách tốt nhất để giải quyết
vấn đề BĐKH hiện nay.

Đặc biệt, những năm gần đây, trong các nghiên cứu về nhận thức BĐKH
với các đối tượng khách thể là học sinh có thể kể đến chuỗi Dự án Truyền thông
về biến đổi khí hậu của Đại học Yale đã được xây dựng từ năm 2005. Chuỗi dự
án được tiến hành nhằm đánh giá về kiến thức biến đổi khí hậu của cộng đồng.
Trong đó, đáng chú ý nhất là dự án “Nghiên cứu quốc gia về kiến thức BĐKH
của thanh thiếu niên Mỹ” được thực hiện với 517 thanh thiếu niên ở độ tuổi từ
13 tuổi đến 17 tuổi trong khoảng thời gian từ 24/6 đến 22/7/2010 [36]. Kết quả
khảo sát cho thấy mức độ Nhận thức về biến đổi khí hậu, bao gồm nguyên nhân,
tác động của BĐKH cùng các giải pháp ứng phó với BĐKH. Ngoài ra, nghiên
cứu còn so sánh mức độ nhận thức của thanh thiếu niên với người trưởng thành.
Bằng cách sử dụng thang phân loại, các mức tỷ lệ trong nhận thức chúng về
BĐKH được gán với mốc điểm: đạt từ 90% trở lên = A, 80-89% = B, 70-79% =
C, 60-69 = D, và từ 59% trở xuống = F [36]. Nghiên cứu không chỉ đưa ra mức
độ hiểu biết của mỗi người khác nhau, kết quả thu được cũng chỉ ra một số ít
thanh thiếu niên có sự hiểu biết đúng đắn về BĐKH. Trong đó, 25% thanh thiếu
niên đạt mức A, B, hoặc C, so với 30% người trưởng thành. Ngược lại, có đến
54% thanh thiếu niên nhận điểm không đạt (F), so với 46% người lớn [36]. Các
thanh thiếu niên tham gia dự án cũng nhận ra hạn chế trong hiểu biết về BĐKH
của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu này có nội dung khảo sát còn mang nặng tính
khoa học chuyên sâu, các câu hỏi dài dòng, chưa thực sự đề cập đến BĐKH.
Năm 2011, một nghiên cứu của UNICEF được công bố, nội dung điều tra
về “Khảo sát về Nhận thức, thực hành ở trẻ em và biến đổi khí hậu” [42]. Kết
11


quả được phân chia rõ ràng theo các yếu tố giới tính và độ tuổi. Cách thức tiến
hành được chọn là phỏng vấn trực tiếp để tránh các áp lực lên trẻ khi tiến hành
khảo sát. Cuộc điều tra tiến hành ở Montenegro với 666 học sinh, trong đó có
349 học sinh tiểu học và 317 học sinh trung học cơ sở [42]. Do các nội dung
khảo sát chủ yếu về vấn đề nóng lên toàn cầu nên kết quả thu được là tình trạng

nhận thức của học sinh với sự nóng lên toàn cầu cũng như các biện pháp giảm
thiểu tác động của nó. Trong đó có 33% số học sinh tiểu học và 31% số học sinh
trung học cơ sở không thể giải thích được khái niệm về sự nóng lên toàn cầu
cũng như hầu hết các em không biết hiệu ứng nhà kính là gì [42].
Năm 2012, Hardi Shahadu, Thạc sĩ Truyền thông, Truyền thông và Phát
triển đã công bố nghiên cứu những hiểu biết về khí hậu của giới trẻ châu Phi,
dựa trên nền tảng lý thuyết về sự thích nghi xã hội với biến đổi khí hậu. Nghiên
cứu đã tiến hành điều tra 150 sinh viên trên tổng số 3000 sinh viên của 5 trường
đại học ở châu Phi [28]. Tuy nhiên, do thời gian bị giới hạn nên các đối tượng
nghiên cứu có thể bị buộc phải lựa chọn câu trả lời mà không thực sự phản ảnh
được nhận thức của họ. Phát hiện của nghiên cứu này xoay quanh vấn đề áp
dụng mô hình PMSACC với Giới trẻ Ghana về BĐKH. Một trong những kết
quả đã thu được là mức độ tiếp cận thông tin của giới trẻ. Tác giả đã đưa ra và
phân tích kết quả khảo sát, như sau: 71% câu trả lời rằng họ xem tivi ít nhất 5
ngày 1 tuần; 64% câu trả lời chọn nghe đài radio 5 ngày 1 tuần [28]. Mặt khác,
giới trẻ đã tiếp nhận thông tin về BĐKH từ nhiều nguồn phong phú. Cụ thể,
25% số người tham gia nghiên cứu tiếp nhận thông tin BĐKH từ những nguồn
chính thống, 62% khác chỉ thỉnh thoảng nhận các thông tin về BĐKH và 13%
còn lại rất hiếm khi hoặc chưa bao giờ có thông tin về BĐKH. Cách thức tiếp
cận thông tin về BĐKH cũng được làm rõ, 76% câu trả lời cho rằng họ nhận
thông tin qua các kênh truyền thông cơ bản nhất như tivi, đài phát thanh, tuy
nhiên 24% còn lại thì tiếp nhận thông tin qua các bài giảng của thầy cô hoặc
chương trình đào tạo [28].

12


Năm 2013, luận văn Thạc sĩ của Tse Ka Ho Alan, Khoa học quản lý môi
trường, trường Đại học Hồng Kông với đề tài “Nhận thức về biến đổi khí hậu và
sự tham gia trong sản xuất các bon thấp: tác động đối với giáo dục biến đổi khí

hậu ở Hồng Kông” [39]. Đây là một nghiên cứu điều tra Nhận thức về BĐKH
và hành động tích cực của các em bằng cách so sánh học sinh ở các trường tiểu
học và trung học cơ sở tại Hồng Kông. Các nghiên cứu đã sử dụng cả hai
phương pháp định lượng và định tính để thu thập dữ liệu. Số liệu định lượng
được thu thập từ 709 học sinh từ hai trường trung học cơ sở và hai trường tiểu
học bằng phương pháp điều tra bảng hỏi, bao gồm các nội dung: thái độ môi
trường, nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu và chú trọng định hướng nền kinh
tế các bon thấp [39].
Năm 2013, tác giả Arnold D. Pitpitunge đã đưa ra nghiên cứu Nhận thức
về BĐKH, bằng cách nghiên cứu mẫu ngẫu nhiên của 122 học sinh THPT từ 12
- 14 tuổi thuộc năm thứ nhất và năm thứ hai tại hai trường khoa học có 10 năm
giảng dạy tại Philipin. Kết quả thu được là số học sinh có nhận thức đúng đắn về
BĐKH ở dưới mức 50% [24]. Nghiên cứu chỉ ra rằng Nhận thức về BĐKH có
sự phụ thuộc vào năm học của các em. Các học sinh năm thứ hai có nhận thức
đúng đắn hơn các học sinh năm thứ nhất [24]. Điều này được giải thích bằng
việc các học sinh năm thứ hai được tiếp xúc với các giờ học khoa học tích hợp
với vấn đề môi trường [24]. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra mối tương quan giữa
nhận thức của học sinh bao gồm các kiến thức cơ bản, hậu quả, giảm thiểu và
thích ứng với BĐKH thông qua các kênh truyền thông, gia đình và nhà trường.
Cùng năm này, trên tạp chí Ambio có một bài báo mang tựa đề “Các ý
kiến và nhận thức về Khoa học biến đổi khí hậu của học sinh Trung học phổ
thông” đã được đăng tải. Nghiên cứu này khảo sát kiến thức về BĐKH ở lứa
tuổi vị thành niên (16-17 tuổi) [32]. Hơn nữa, đánh giá tác động của các bài
giảng khoa học BĐKH đối với kiến thức của học sinh. Cuộc khảo sát được tiến
hành ở Áo và Đan Mạch với 188 học sinh trong các trường học trước và sau các
bài giảng về BĐKH [32]. Các khảo sát được tiến hành trong môi trường giáo
13


dục chính thức là cơ hội để đánh giá nền tảng kiến thức hiện tại và sự hiểu biết

khoa học về BĐKH của học sinh. Nhóm học sinh tham gia khảo sát là đối tượng
sẵn sàng bắt đầu thực hành kiến thức và ý kiến của mình trước khi bước vào xã
hội. Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát ý kiến và mức độ hiểu biết về
BĐKH ở học sinh THPT và ảnh hưởng của các bài giảng đến các ý kiến cá
nhân. Để kiểm chứng các giả thuyết đã đặt ra là các bài giảng có hiệu quả đối
với hiểu biết của học sinh, nhóm nghiên cứu đã sử dụng bảng hỏi điều tra. Kết
quả thu được có 68% học sinh có ý kiến rằng BĐKH là một mối đe dọa và 92%
học sinh nhận thức được BĐKH đang diễn ra [32]. Kết quả cho thấy kiến thức
về BĐKH có ảnh hưởng đáng kể đến ý kiến của học sinh về BĐKH. Học sinh có
nhiều câu trả lời đúng hơn về BĐKH. Cụ thể, học sinh cho rằng con người đang
gây ra BĐKH, cá nhân và chính phủ đều có trách nhiệm giải quyết các vấn đề
liên quan. Các bài giảng về BĐKH đã cải thiện đáng kể sự phát triển tri thức
nhưng không ảnh hưởng đến các ý kiến cá nhân. Kiến thức được cải thiện 11%
sau các bài học [32]. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm các câu trả lời đúng vẫn còn
dưới 60% cho thấy nhu cầu cấp bách về cải thiện giáo dục khoa học về BĐKH
[32].
Năm 2015, một nghiên cứu của Desalegn Obsi Gemeda, trường đại học
Jimma, Ethiopia bàn về nội dung “Nhận thức về biến đổi khí hậu trong quản lý
tài nguyên thiên nhiên sinh viên tại Đại học Jimma, Ethiopia” đã sử dụng thống
kê mô tả như tần số và tỷ lệ phần trăm đã được sử dụng để tính toán các trị số
nhận thức của sinh viên về biến đổi khí hậu [26]. Kết quả của nghiên cứu này
chỉ ra rằng BĐKH là một trong những vấn đề môi trường hàng đầu đang được
quan tâm hiện nay và 92,9% số người được hỏi nhận thấy BĐKH ảnh hưởng đến
nền kinh tế của Ethiopia [26]. Bên cạnh đó, 87,9% số người được hỏi đồng ý
rằng BĐKH là một vấn đề thực sự của một quốc gia, 85,2% đồng ý rằng BĐKH
ảnh hưởng đến sức khỏe con người và 74,7% số người được hỏi cảm nhận rằng
BĐKH có tác động đến hệ sinh thái [26].

14



Nhìn chung, đã có nhiều tổ chức, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang
có sự triển khai các nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng về BĐKH. Mặc dù,
đối tượng khảo sát rất đa dạng về tuổi tác, thành phần xã hội hay yếu tố giới
tính, tuy nhiên, giới hạn đối tượng là học sinh THPT chưa được quan tâm và
chưa có nhiều nghiên cứu riêng biệt và chi tiết. Có thể thấy đây là một khoảng
trống trong vấn đề nghiên cứu đánh giá nhận thức của học sinh THPT về BĐKH
cần được xem xét, thực hiện.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, các nghiên cứu nhận thức về BĐKH cũng được triển khai
thực hiện trên nhiều đối tượng như người dân ven biển, người dân sản xuất nông
nghiệp... đều là những đối tượng chịu tổn thương từ tác động của BĐKH.
Trong tạp chí Khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 4 năm 2013, một
nghiên cứu của các tác giả trường Đại học Lâm nghiệp được đăng tải với tiêu đề
“Ứng xử của người nông dân vùng ven biển với biến đổi khí hậu tại xã Giao
Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” [5]. Một trong những kết quả nghiên
cứu đã đưa ra tình trạng nhận thức của người dân với BĐKH ở xã Giao Thiện.
Nhóm nghiên cứu đã điều tra 120 hộ trong xã và thu được kết quả: có 65,4% số
hộ trong xã nhận thức được về BĐKH, biểu hiện và nguyên nhân của nó [5].
Phần lớn các hộ cho rằng thời tiết địa phương hiện nay biến đổi nhiều, các hiện
tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, lụt, nóng dài ngày, rét đậm rét hại, nước
biển dâng, xâm nhận mặn, sương muối... gia tăng nhiều và thất thường [5].
Người dân biết đến BĐKH qua các phương tiện truyền thông phi khoa học như
sách báo, tivi, đài, mạng Internet và tuyên truyền của cán bộ [5]. Chỉ có 28,6%
số hộ nhận thức được các nguyên nhân gây nên BĐKH. Nghiên cứu này chủ yếu
tập trung phân tích các hành vi ứng xử của người nông dân xã Giao Thiện với
BĐKH, vì vậy các kết quả về nhận thức của người chưa xem xét sâu các khía
cạnh khác [5].
Nghiên cứu trong cộng đồng nông dân ven biển đồng bằng sông Hồng có
thể kể đến đề tài Thạc sĩ Biến đổi khí hậu của tác giả Phạm Đình Tuyên năm

15


2016 “Đánh giá hiện trạng vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức về
biến đổi khí hậu cho nông dân ven biển đồng bằng sông Hồng” [10]. Bằng các
phương pháp điều tra anket và phỏng vấn sâu một số người dân ở các tỉnh Hải
Phòng, Thái Bình và Nam Định, nghiên cứu chỉ ra phần lớn người dân lựa chọn
truyền hình là phương tiện truyền thông tiếp cận thông tin về BĐKH phổ biến
nhất, chiếm tỷ lệ khoảng 89,23% và 100% [10]. Vì mục tiêu của nghiên cứu là
tìm hiểu vai trò của báo chí đối với nâng cao nhận thức về BĐKH nên phạm vi
nghiên cứu chỉ giới hạn trong mối quan hệ giữa báo chí và người nông dân ở
đồng bằng sông Hồng. Do đó, nghiên cứu không đưa ra đánh giá cụ thể hơn về
nhận thức của người dân về BĐKH.
Năm 2013, nhóm tác giả ở khoa Sư phạm và Ngoại ngữ, Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội đã công bố nghiên cứu khoa học về “Nhận thức của sinh
viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu đến sự phát triển Nông, Lâm, Ngư nghiệp và đời sống của
người dân ở khu vực nông thôn Việt Nam”. Bằng việc xây dựng thang điểm
đánh giá nhận thức, nghiên cứu này đã chỉ ra nhận thức của sinh viên về vấn đề
BĐKH ở mức độ trung bình. Nghiên cứu đã sử dụng phiếu điều tra bán cấu trúc
để tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội về BĐKH. Kết quả phân tích cho thấy nhận thức của sinh viên về vấn đề
BĐKH ở mức độ trung bình. Sinh viên có nhận thức khá tốt về tác động của
BĐKH đến các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và ảnh hưởng của BĐKH đến
đời sống người dân ở khu vực nông thôn Việt Nam. Cụ thể, sinh viên khoa Tài
nguyên và Môi trường có nhận thức cao hơn sinh viên các khoa khác [8]. Nhiều
sinh viên chưa hiểu rõ bản chất của BĐKH và nguyên nhân gây ra BĐKH. Phần
lớn các sinh viên tham gia khảo sát có nhận thức tốt với các hoạt động của bản
thân nhằm ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, các sinh viên chưa có hiểu biết sâu
rộng về các giải pháp, hoạt động của cộng đồng quốc tế và Chính phủ Việt Nam

trong việc thích ứng và giảm thiểu BĐKH. Sinh viên được tiếp cận với các biện
pháp ứng phó với BĐKH của người dân qua các nguồn thông tin như: mạng
internet, ti vi, báo chí, tài liệu và bài giảng của thầy cô. Bên cạnh đó, các hoạt
16


×