Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo về biến đổi khí hậu của liên hiệp quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.89 KB, 4 trang )

Báo cáo về biến đổi khí hậu của liên hiệp quốc



Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, thuộc Liên Hiệp Quốc)
công bố ngày 17/11 cảnh báo tình trạng Trái đất nóng lên là “rõ ràng” và “các nước
nghèo sẽ chịu ảnh hưởng trước tiên”.

Đây là báo cáo thứ tư trong lịch sử 20 năm của IPCC, tổ chức vừa nhận giải Nobel hòa
bình 2007 cùng với cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore.


Hãng tin AP dẫn lời Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon: “Với báo cáo này, các

Tổng thống Indonesia Susilo
Bambang Yudhoyono dẫn đầu đoàn
người “đạp xe đi làm” trong chiến
dịch cổ xúy cho hội nghị về biến đổi
khí hậu của Liên Hiệp Quốc tổ chức
tại Bali. (Ảnh: Reuters)
nhà khoa học trên thế giới đã cùng nói chung một ý rõ rệt. Tôi hi vọng những nhà làm
luật trên thế giới sẽ có hành động tương tự. Chỉ có hành động khẩn cấp của toàn thế giới
mới có thể giải quyết thảm họa này”. Ông cũng kêu gọi Mỹ và Trung Quốc - hai nước
“sản xuất” 1/2 lượng khí thải trên thế giới - phải làm nhiều hơn nữa để làm chậm quá
trình thay đổi khí hậu toàn cầu.


Hãng tin Reuters cho biết báo cáo dựa trên 29.000 dẫn chứng và các mô hình nghiên cứu
bằng máy tính, được xem là tiền đề quan trọng để các nhà lãnh đạo trên thế giới xem xét
trước khi tham gia hội nghị thượng đỉnh về thay đổi khí hậu ở Bali, Indonesia vào tháng
sau. Họ sẽ thảo luận về một nghị định thư thay đổi khí hậu mới, thay thế nghị định thư


Kyoto 1997 sẽ hết hiệu lực năm 2012, yêu cầu các quốc gia công nghiệp giảm khí thải
gây hiệu ứng nhà kính khiến Trái đất nóng lên.


Mỹ rút khỏi nghị định thư Kyoto năm 2001, với lý do các thông tin về thay đổi khí hậu
không được chứng minh khoa học và yêu cầu Mỹ giảm khí thải là không công bằng, vì
yêu cầu này không áp dụng với hai nước phát triển nhanh là Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy
nhiên, trưởng đoàn đại diện của Mỹ, bà Sharon Hays, nay đã nhìn nhận: “Điều thay đổi từ
năm 2001 đến nay là có sự khẳng định khoa học rằng đang diễn ra sự thay đổi khí hậu”.


Báo cáo của IPCC cũng đưa ra nhiều giải pháp để thế giới tránh rơi vào tình trạng tồi tệ
nhất do khí hậu thay đổi, như chuyển sang dùng năng lượng hạt nhân hay điện sản xuất từ
khí, dùng các thiết bị tiêu tốn điện ít hơn. IPCC cũng dự báo nếu thực hiện những giải
pháp này, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm bình quân 0,12% mỗi năm cho đến
năm 2050… Tổng thư ký Ban Ki Moon do vậy gợi ý là các nước nghèo cần được giúp đỡ
để phát triển các nguồn năng lượng sạch, để họ thích nghi với điều kiện khí hậu hiện nay.


Tuy vậy Trung Quốc và Ấn Độ vẫn giữ lập trường không chấp nhận những biện pháp cấp
cứu môi trường gây ảnh hưởng tới sự phát triển và nỗ lực của hai nước này nhằm đưa
người dân thoát khỏi đói nghèo. Khúc mắc này có thể gây căng thẳng tại các phiên thảo
luận của hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Bali.

Các điểm chính trong báo cáo:

* Hành động của con người là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thay đổi khí hậu;

* Đến năm 2100, nhiệt độ trung bình trên Trái đất có thể tăng từ 1,1-6,4
0

C so với mức
của giai đoạn 1980-1990;

* Mực nước biển sẽ tăng 18-59cm;

* 11/12 năm qua là những năm nóng nhất kể từ năm 1850;

* Khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng 70% từ năm 1970-2004;

* Thay đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới những nước nghèo trước, nhưng có thể cảm nhận ở
khắp mọi nơi;

* Đến năm 2020, khoảng 75-250 triệu người ở châu Phi sẽ thiếu nước ngọt;

* Các đô thị ở châu Á sẽ chịu cảnh ngập lụt;
* Cư dân ở các đô thị lớn của châu Á sẽ có nguy cơ chịu cảnh lụt lội do nước sông hồ
dâng cao;

* Bắc Mỹ sẽ chịu những đợt nóng dài hơn với nhiệt độ cao hơn, cạnh tranh về nguồn
nước sẽ căng thẳng hơn;

* Khoảng 20-30% các loài được biết đến nay có nguy cơ tuyệt chủng nếu nhiệt độ trung
bình toàn cầu tăng 1,5-2,5
0
C;

* Sản lượng mùa màng từ loài cây trồng phụ thuộc vào nước mưa sẽ chỉ còn một nửa;

* Mất an ninh lương thực nghiêm trọng hơn ở châu Phi;


* Thời tiết khắc nghiệt sẽ thường xuyên hơn. Bão nhiệt đới mạnh hơn, hỏa hoạn, hạn hán
và dịch bệnh nhiều hơn;

* Ngay cả khi lượng khí CO
2
trong khí quyển được duy trì ở mức hiện nay, mực nước
biển sẽ tiếp tục tăng khoảng 0,4-1,4m, vì nước biển vẫn ấm lên và lan rộng.

×