Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tại làng nghề gò, đúc đồng đại bái, huyện gia bình, tỉnh bắc ninh đến sức khỏe cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

PHẠM XUÂN TUẤN

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TẠI LÀNG NGHỀ GÒ, ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI, HUYỆN GIA BÌNH,
TỈNH BẮC NINH ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

PHẠM XUÂN TUẤN

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TẠI LÀNG NGHỀ GÒ, ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI, HUYỆN GIA BÌNH,
TỈNH BẮC NINH ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên nghành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trương Việt Dũng

Hà Nội – 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của GS.TS Trương Việt Dũng, không sao chép các công trình
nghiên cứu nào khác. Số liệu và kết quả của luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Luận văn này sử dụng các thông tin thứ cấp có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy
đủ, đúng qui cách và trung thực.
Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về nguyên bản và tính xác thực của luận văn.

Tác giả

Phạm Xuân Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
tại làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đến sức khỏe
cộng đồng” đã được hoàn thành tại Khoa các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia
Hà Nội tháng 12 năm 2017. Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, đồng nghiệp và gia đình cũng như bạn bè.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến GS.TS Trương Việt Dũng đã
hướng dẫn tận tình và giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bản luận
văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị đang làm việc tại phòng ban của
UBND xã Đại Bái, các anh chị trong trạm y tế Đại Bái và các cơ sở, hộ gia đình trong
làng nghề đúc truyền thống Đại Bái đã hỗ trợ tác giả về chuyên môn, thu thập tài liệu,
thông tin trong các chuyến thực địa tháng 12 năm 2016 và thực địa tháng 5 năm 2017
tại xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Trong phạm vi của luận văn này, do thời gian và điều kiện hạn chế nên sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các quý thầy cô và đồng nghiệp, bạn bè.
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Tác giả
Phạm Xuân Tuấn

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................1
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................3
1. Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................................4
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................5
6. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................................5
7. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................7
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................................7
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................7
1.1.2. Tính bền vững và tính bền vững về môi trường .........................................................9
1.1.3. Tính liên ngành của vấn đề nghiên cứu ....................................................................11
1.1.4. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu .........................................................................13
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................................................14
1.2.1. Các công cụ, phương pháp đánh giá tính bền vững môi trường ..............................14

1.2.2. Lịch sử nghiên cứu về môi trường và sức khỏe cộng đồng làng nghề .....................17
1.2.3. Lịch sử nghiên cứu môi trường và sức khỏe tại khu vực nghiên cứu ......................20
1.3. Tổng quan về làng nghề Đại Bái..................................................................................21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................29
2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...............................................................................29
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................29
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................29
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................30
iii


2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..............................................................................30
2.3.2. Phương pháp phi thực nghiệm ..................................................................................31
2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu chất lượng môi trường đất, nước và không khí ..........35
2.3.4. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu ....................................................................38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..............................................40
3.1. Đánh giá tính bền vững về môi trường làng nghề .......................................................40
3.1.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá .......................................................................................40
3.1.2. Kết quả đánh giá tính bền vững về môi trường làng nghề .......................................46
3.2. Ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe cộng đồng ..................................................52
3.2.1. Hiện trạng bệnh tật và tình hình thay đổi bệnh tật của làng nghề ............................53
3.2.2. Hiện trạng chi phí y tế và thăm khám bệnh của người dân ......................................54
3.2.3. So sánh tình hình sức khỏe người làm nghề và không làm nghề .............................58
3.3. Đề xuất giải pháp tăng cường tính bền vững môi trường làng nghề ...........................60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................67
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................71
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN............................................71
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT THỰC ĐỊA .................................................................73

PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG NGHIÊN CỨU .........................................76
PHỤ LỤC 4: BỘ CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI CỦA
ĐẠI HỌC YALE VÀ COLUMBIA ...................................................................................77

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BQ : Bình quân
CN-TTCN : Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
CNH : Công nghiệp hóa
CSSX : Cơ sở sản xuất
CTCP : Công ty cổ phần
ĐVT : Đơn vị tính
LĐ : Lao động
LN : Làng nghề
LNTT : Làng nghề truyền thống
NVL : Nguyên vật liệu
HĐH : Hiện đại hóa
PTBV : Phát triển bền vững
SX – KD : Sản xuất kinh doanh
TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)
WB : World Bank (Ngân hàng thế giới)

WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thông tin phỏng vấn cộng đồng theo giới tính và nghề nghiệp ....................... 32
Bảng 2.2. Phân tích bảng câu hỏi và nội dung .................................................................. 33
Bảng 2.3. Bảng thống kê và phân tích chất lượng môi trường .......................................... 35
Bảng 2.4. Mô tả vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường ...................................... 37
Bảng 2.5. Thang phân hạng kết quả đánh giá tính bền vững môi trường theo ĐH Yale
và Columbia ....................................................................................................................... 39
Bảng 3.1. Các chủ đề, tiêu chí và chỉ thị không sử dụng từ bộ chỉ số ESI ....................... 40
Bảng 3.2. Các chủ đề, tiêu chí và chỉ thị sử dụng đánh giá tính bền vững môi trường .... 42
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tính bền vững môi trường theo tiêu chí và chiều cạnh ......... 46
Bảng 3.4. Lượng than của xã Đại Bái tiêu thụ trong vòng một tháng............................... 49
Bảng 3.5. Tình hình thăm khám bệnh ở trạm y tế xã Đại Bái năm 2016 .......................... 57
Bảng 3.6. So sánh tổng hợp giữa hai đối tượng làm nghề và không làm nghề ................. 58
Bảng 3.7. Tổng hợp các giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường làng nghề. .................. 61

1


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình trụ cột tính bền vững ........................................................................... 10
Hình 1.2. Sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững ..................................................... 11
Hình 1.3. Tóm tắt khung nghiên cứu của luận văn ........................................................... 13
Hình 1.4. Trình độ văn hóa người lao động ...................................................................... 24
Hình 1.5. Thống kê hộ nghèo tại xã Đại Bái ..................................................................... 24
Hình 1.6. Cơ cấu sản xuất tại làng Đại Bái 2016 .............................................................. 26

Hình 1.7. Quy trình sản xuất nhôm đồng .......................................................................... 27
Hình 2.1. Tính toán số hộ dân được phỏng vấn ................................................................ 32
Hình 2.2. Trang thiết bị và nhân lực phân tích chất lượng môi trường của công ty
Goshu Kohsan Vietnam ..................................................................................................... 36
Hình 2.3. Các vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường.......................................... 36
Hình 2.4. Mô hình thiết kế cấu trúc khối tính toán thang điểm của chỉ số đánh giá tính
bền vững về môi trường .................................................................................................... 39
Hình 3.1. Tính bền vững môi trường của làng nghề Đại Bái theo các tiêu chí ................. 46
Hình 3.2. Kết quả 4 chiều cạnh tính bền vững môi trường làng nghề Đại Bái ................. 47
Hình 3.3. Kết quả chiều cạnh các hệ thống môi trường làng nghề Đại Bái ...................... 48
Hình 3.4. Kết quả chiều cạnh mức độ giảm áp lực môi trường ........................................ 48
Hình 3.5. Ống khói tại các lò nung chưa đạt chiều cao tiêu chuẩn ................................... 49
Hình 3.6. Kết quả chiều cạnh mức độ rủi ro cho con người ............................................. 50
Hình 3.7. Kết quả khảo sát việc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động ............................ 50
Hình 3.8. Phương tiện bảo hộ cá nhân khi lao động ......................................................... 51
Hình 3.9. Kết quả chiều cạnh năng lực thể chế xã hội ...................................................... 52
Hình 3.10. Tỷ lệ người dân mắc các bệnh theo phỏng vấn ............................................... 53
Hình 3.11. So sánh tình hình bệnh tật hiện nay với trước kia ........................................... 54
Hình 3.12. Tỷ lệ số người điều trị y tế trong gia đình ....................................................... 55
Hình 3.13. Số tiền chi trả dịch vụ y tế của cộng đồng ....................................................... 55
Hình 3.14. Thông tin về lượt thăm khám của người dân tại trạm y tế .............................. 56
Hình 3.15. Tỷ lệ các bệnh của người dân khi tới khám tại trạm y tế ................................ 57
Hình 3.16. Thông tin người dân thăm khám chữa bệnh tại trạm y tế xã Đại Bái vào
tháng 6/ 2016 ..................................................................................................................... 58
Hình 3.17. So sánh tổng hợp giữa hai đối tượng làm nghề và không làm nghề ............... 59
2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài

Ở Việt Nam các làng nghề truyền thống đã và đang có nhiều đóng góp cho nền
kinh tế của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Hàng hóa
của làng nghề đáp ứng đủ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu nước ngoài do có
sự đầu tư phát triển cả về kỹ thuật cũng như mở rộng quy mô sản xuất. Bắc Ninh, một
trong những tỉnh có nhiều làng nghề nhất ở nước ta hiện có 62 làng nghề, (30 làng
nghề truyền thống và 32 làng nghề mới) với khả năng tạo công ăn việc làm cho
khoảng 30 ngàn lao động cho địa phương và các vùng lân cận, đã đóng góp rất lớn vào
ngân sách của tỉnh cũng như của Nhà nước.
Mặc dù tiềm năng phát triển làng nghề là khá lớn tuy nhiên rào cản cho sự phát
triển ấy là hoạt động sản xuất của các làng nghề đang tác động xấu tới chất lượng môi
trường và ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe không chỉ người lao động mà còn của cộng
đồng dân cư làng nghề. Tại các làng nghề, tỷ lệ dân mắc bệnh do ô nhiễm môi trường
cao hơn các làng, xã thuần nông. Hầu hết môi trường sản xuất trong các làng nghề đều
không đạt tiêu chuẩn, người lao động tiếp xúc trực tiếp với môi trường không an
toàn như: bụi, nhiệt, tiếp xúc với hóa chất. Tỷ lệ người dân tại các làng nghề bị mắc
các bệnh đường hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa là khá cao do tiếp xúc với
môi trường bị ô nhiễmm tệ hơn nữa là những người làm việc trực tiếp tại làng nghề
còn có nguy cơ mắc một số bệnh mang nghề nghiệp như bệnh bụi phổi, ung thư, thần
kinh, đau lưng, đau cột sống…
Đại Bái là một làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Bắc Ninh với các sản phẩm
chính từ đồng và nhôm. Hiện tại đây đang là một trong những điểm nóng ô nhiễm môi
trường cần quản lý trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Các giải pháp đã áp dụng cho làng nghề Đại Bái chưa giúp cải thiện được tình hình,
bên cạnh đó gây ra các vấn đề về sức khỏe cho người lao động và cộng đồng xung
quanh khu vực sản xuất. Do sự phát triển thiếu bền vững cùng với công nghệ sản xuất
lạc hậu dẫn đến sự gia tăng về lượng chất thải rắn; ô nhiễm môi trường không khí, ô
nhiễm nguồn nước…v.v. nguy cơ này ảnh hưởng xấu tới sức khỏe môi trường và sức
khỏe cộng đồng địa phương. Mặt khác, đối lập với trình độ tay nghề cao thì trình độ
dân trí của người dân tại các làng nghề lại thấp đặc biệt liên quan tới vấn đề chăm sóc
sức khỏe bản thân, lĩnh vực cần có sự am hiểu nhất định, điều đó dẫn đến việc không

3


đánh giá được mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe, hệ quả là
xem nhẹ những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới bản thân. Hơn nữa, việc thực
hiện các chế độ chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người lao động của
các doanh nghiệp, chủ cơ sở tại làng nghề còn thiếu và yếu; việc trang thiết bị y tế của
địa phương cũng còn khiêm tốn, việc thăm khám và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp ở
các làng nghề đang bị bỏ ngỏ dẫn đến ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe
con người ngày càng nghiêm trọng. Như vậy sự phát triển làng nghề hiện đang chứa
đựng nhiều yếu tố thiếu bền vững và có thể mặt trái của phát triển làng nghề đang tiếp
tục gia tăng nếu không có nhận thức đúng đắn về hậu quả môi trường, sức khỏe cộng
đồng. Vậy thì, ở làng nghề gò đúc đồng Đại Bái, tính bền vững về môi trường làng
nghề ra sao? Môi trường đang tác động như thế nào tới sức khỏe của người dân?
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu, đánh giá ảnh
hưởng của ô nhiễm môi trường tại làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh đến sức khỏe cộng đồng” nhằm đánh giá tính bền vững về môi
trường làng nghề và ảnh hưởng của môi trường tới sức khỏe cộng đồng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát: xác định được các yếu tố cấu thành nên tính bền vững và đánh
giá được tính bền vững môi trường làng nghề. Trên cơ sở kết quả của việc đánh
giá đó, phân tích ảnh hưởng của môi trường tới sức khỏe của cộng đồng làng nghề
và đề xuất các giải pháp tăng cường tính bền vững môi trường làng nghề. Thời
gian từ tháng 9/ 2016 tới tháng 9/ 2017
 Mục tiêu cụ thể:
 Xác định được các thành phần, tiêu chí áp dụng để đánh giá tính bền
vững môi trường làng nghề.
 Phân tích được hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe cộng
đồng.
 Đề xuất được các giải pháp tăng cường tính bền vững môi trường làng

nghề.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Tính bền vững môi trường làng nghề
 Sức khỏe cộng đồng làng nghề
4. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: nghiên cứu được tiến hành tại 4 xóm: (1) Xóm Trại; (2) Xóm
4


Sôn; (3) Xóm Tây Giữa và (4) Xóm ngoài thuộc địa bàn xã Đại Bái, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh
 Phạm vi thời gian: từ tháng 9/ 2016 tới tháng 9/ 2017
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu trả lời câu hỏi chính đó là: Kết quả tính bền vững môi trường làng
nghề và ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khỏe cộng đồng như thế nào?
Câu hỏi phụ bao gồm:
 Câu hỏi phụ 1: kết quả tính bền vững môi trường làng nghề đang ở mức độ nào?
 Câu hỏi phụ 2: sức khỏe cộng đồng làng nghề đang có vấn đề gì?
 Câu hỏi phụ 3: có thể nâng cao tính bền vững môi trường làng nghề bằng các giải
pháp nào?
Giả thuyết chính của nghiên cứu: tính bền vững của môi trường làng nghề là thấp và
ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng địa phương.
 Giả thuyết 1: tính bền vững của môi trường làng nghề chỉ phụ thuộc vào 4 hợp
phần chính đó là: (i) các hệ thống môi trường; (ii) mức độ giảm áp lực môi trường;
(iii) mức độ rủi ro cho con người; (iv) năng lực thể chế xã hội.
 Giả thuyết 2: chất lượng sức khỏe cộng đồng làng nghề vừa có yếu tố tác động tích
cực.
6. Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa khoa học: sử dụng cách tiếp cận khoa học bền vững để đánh giá tính bền
vững về môi trường của làng nghề, tiếp cận hệ thống – liên ngành để đánh giá ảnh

hưởng của môi trường tới sức khỏe cộng đồng làng nghề đúc đồng Đại Bái.
 Ý nghĩa thực tiễn:
 Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đánh giá tính bền vững
môi trường làng nghề và ảnh hưởng của môi trường tới sức khỏe người
dân.
 Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và chăm lo cho sức khỏe của người
dân tại làng nghề đúc đồng Đại Bái nói riêng và các làng nghề tái chế
kim loại khác nói chung.
7. Cấu trúc của luận văn
Mục lục
Danh mục hình, bảng, biểu đồ
5


Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
 Khái niệm về PTBV


Quan niệm về PTBV dần được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội và có
tính tất yếu. Tư duy về phát triển bền vững manh nha trong cả quá trình sản xuất xã
hội và bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tiếp đó là
nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Chính vì thế, năm 1992,
Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở
Ri-ô đơ Gia-nê-rô đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát
triển bền vững được xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế
hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương
lai”. Theo đó, ba trụ cột phát triển bền vững được xác định là:
Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển
nhanh và an toàn, chất lượng;
Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con người,
chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm:
thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức
hưởng thụ về văn hóa, văn minh;
Thứ ba, bền vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống.
 Sức khỏe môi trường

 Sức khỏe: là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và
xã hội, chứ không phải chỉ là một tình trạng không bệnh tật hay tàn tật”
(WHO, 2005).
 Môi trường: là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con
người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao
động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo
nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người” (UNESCO, 1981).
 Sức khoẻ môi trường: là tất cả những khía cạnh liên quan tới sức khỏe,
tình trạng ốm, bị bệnh và bị thương tật của con người do phải chịu tác
7



động từ các yếu tố môi trường vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và tâm lý
(WHO, 1993).
 Ô nhiễm môi trường

 Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật (Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2014).
 Khái niệm tiêu chuẩn môi trường

Là các giá trị được ghi nhận trong các quy định chính thức, xác định nồng độ
tối đa cho phép của các chất trong thức ăn, nước uống, không khí; hoặc giới hạn chịu
đựng của con người và sinh vật với các yếu tố môi trường xung quanh.
Tiêu chuẩn môi trường: là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
(Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2014).
 Khái niệm bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường: là hoạt động giữ cho môi trường trong lành sạch sẽ, phòng
ngừa hạn chế các tác động xấu tới môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô
nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác sử dụng hợp lí và tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học (Quốc hội nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2014).
 Khái niệm ô nhiễm môi trường nước

Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước
gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Theo hiến chương Châu Âu: “Ô nhiễm môi trường nước là: sự biến đổi chủ yếu
do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho

việc sử dụng, cho nông nghiệp, cho công nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động
vật nuôi cũng như các loài hoang dã”.
 Khái niệm về nước ngầm

Nước ngầm: là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích
bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang dưới bề mặt trái đất, có thể
khai thác cho các hoạt động sống của con người.
 Khái niệm nước thải

8


Nước thải: là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã
bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
 Một số khái niệm về làng nghề

Khái niệm làng nghề được hiểu theo nhiều cách thức khác nhau. Các nhà
nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan niệm về làng nghề, dưới đây là một số quan niệm.
 Làng nghề là: hình thức phân công giữa công nghiệp và nông nghiệp sớm
nhất trong nông thôn. Từ đó phát huy nội lực, huy động tiềm năng các hộ
trong nông thôn để phát triển là ưu thế của làng nghề, là một giải pháp cơ
bản nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn (Đặng Kim Chi và cộng
sự, 2006).
 Làng nghề được phân thành làng một nghề, làng nhiều nghề, làng nghề
truyền thống và làng nghề mới...
 Tiêu chí công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống

Tiêu chí công nhận làng nghề theo thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày
18/12/2006 của BNN&PTNT. Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
 Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động

ngành nghề nông thôn;
 Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận;
 Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước
1.1.2. Tính bền vững và tính bền vững về môi trường
 Tính bền vững: là sự duy trì các điều kiện mà con người và thiên nhiên có thể
tồn tại và chung sống hài hòa với nhau, duy trì cân bằng ổn định ba yếu kinh tế - xã
hội - môi trường và hài hòa sự kết hợp ba yếu tố đó để thỏa mãn các nhu cầu hiện tại
mà không phương hại đến các nhu cầu của tương lai, đảm bảo được cho thế hệ tương
lai vẫn có đủ mọi điều kiện về môi trường (trong đó có các nguồn tài nguyên) và kinh
tế - xã hội.
Theo Mai Trọng Nhuận tính bền vững là giá trị cốt lõi của một hệ thống lợi ích
cần được duy trì theo thời gian, là sức chống chịu của các hệ thống - khả năng kéo dài
của quá trình. Tính bền vững là duy trì các quá trình sản sinh, sản xuất, đảm bảo: i)
Không gây suy thoái, nguy hiểm tới các hệ thống sinh vật tự nhiên; ii) Thay thế nguồn
tài nguyên mà con người sử dụng bởi các nguồn tài nguyên có giá trị tương đương
hoặc cao hơn cho cùng hoạt động mà không làm suy thoái, gây nguy hiểm tới các hệ
thống sinh vật tự nhiên. Mô hình trụ cột tính bền vững của (Fiksel và nnk 2012) bao
gồm 3 hợp phần bền vững thuộc kinh tế, xã hội và môi trường.

9


Xã hội - Môi trường
(SE)

Môi trường - Kinh tế
(EE)

Môi trường

Sử dụng TNTN
Quản lý Môi Trường
Ngăn chặn ô nhiễm
(Không khí, nước, đất, rác thải)

Luật môi trường
Tài nguyên thiên nhiên
Quản lý
Cấp địa phương và khu vực

EE

SE
Xã hội
Mức sống
Giáo dục
Cộng đồng
Bình đẳng
Văn hóa

Hiệu quả năng lượng
Trợ cấp/ khuyến khích sử
dụng tài nguyên tái tạo

SEE
Tính bền vững

ES

Kinh tế

Lợi nhuận
Tiết kiệm chi phí
Tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu
& phát triển

Kinh tế - Xã hội
(ES)
Đạo đức kinh doanh, Thương mại, Quyền lao động

Hình 1.1. Mô hình trụ cột tính bền vững
(Nguồn: Fiksel và nnk, 2012)
 Môi trường bền vững: là đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các thế hệ hiện tại và
tương lai mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ của các hệ sinh thái cung cấp cho chúng.
(Morelli và John, 2011).
 Tính bền vững về môi trường: là khả năng duy trì các giá trị của môi trường đã
được xác định trong môi trường tự nhiên. (Philip Sutton, 2004).
 Chỉ số bền vững môi trường: là một chỉ số tổng hợp được tính toán dựa trên
các chỉ thị chọn lọc đặc trưng cho tính bền vững về mặt môi trường. (Trung tâm Luật
và chính sách môi trường Yale – Đại học Yale kết hợp với Trung tâm quốc tế nghiên
cứu Mạng lưới thông tin khoa học trái đất (CIESIN) và Đại học Columbia và Diễn đàn
Kinh tế thế giới, 2005).
 Chỉ số ESI là một thước đo của sự tiến bộ tổng thể phát triển theo hướng bền
vững về môi trường.Giá trị của chỉ số ESI dao động trong khoảng 0 – 100. Giá trị này
càng cao, tính bền vững môi trường càng cao.Vì thế, chỉ số ESI có ý nghĩa to lớn trong
việc định lượng hóa sự bền vững của môi trường. Việc đánh giá mức độ bền vững
thông qua một con số tính toán rõ ràng và có cơ sở khoa học sẽ giúp cho các nhà lãnh
đạo, các cơ quan hoạch định chính sách, các chuyên gia môi trường và toàn thể công
chúng có một cái nhìn trực quan và chính xác về hiện trạng cũng như xu thế diễn biến
của môi trường trong tương lai. Do vậy, khi lựa chọn các chỉ thị bền vững môi trường

phù hợp và áp dụng phương pháp tích hợp hiệu quả, khoa học thì chỉ số ESI sẽ trở
thành một chỉ số chuẩn mà có thể dễ dàng sử dụng để đánh giá môi trường và hoạch
định chính sách tối ưu.
10


 Khoa học bền vững: là ngành khoa học nghiên cứu về tính bền vững, nghiên
cứu cơ sở khoa học, giải pháp để đảm bảo tính bền vững. Phát triển bền vững toàn cầu,
khu vực, quốc gia, các cơ quan, doanh nghiệp... trên cơ sở nghiên cứu tính bền vững
và tương tác giữa 3 hệ thống: hệ thống trái đất - xã hội và con người (Mai Trọng
Nhuận, 2016). Nghiên cứu trong khoa học bền vững bao gồm: (i) Phát hiện, xác định,
đánh giá tính bền vững; (ii) Xác định, phân tích điều kiện, đảm bảo tính bền vững,
phát triển bền vững trên cơ sở nghiên cứu tính bền vững và tương tác giữa 3 hệ thống
trái đất - xã hội - con người; (iii) Xác định, so sánh, lựa chọn các giải pháp đảm bảo
tính bền vững trên cơ sở nghiên cứu tính bền vững và tương tác giữa 3 hệ thống trái
đất - xã hội - con người; (iv) Xác định, so sánh, lựa chọn các giải pháp để phát triển
bền vững trên cơ sở nghiên cứu tính bền vững và tương tác giữa 3 hệ thống trái đất xã hội - con người; (v) Các nội dung khác liên quan.
Như vậy, đề tài khoa học bền vững “Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của ô
nhiễm môi trường tại làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc
Ninh đến sức khỏe cộng đồng” sẽ đánh giá tính bền vững của môi trường làng nghề,
trên cơ sở kết quả nghiên cứu tính bền vững đánh giá được, tác giả sẽ phân tích các
ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khỏe cộng đồng dựa vào kết quả phần
thuộc tính tác động của các tiêu chí đánh giá và lựa chọn các giải pháp đảm bảo và
nâng cao tính bền vững cho môi trường trên cơ sở các tiêu chí đáp ứng đã lựa chọn.
Tác giả cũng đề xuất các giải pháp tăng cường tính bền vững môi trường làng nghề.
1.1.3. Tính liên ngành của vấn đề nghiên cứu

Sinh thái
Môi trường


Chất lượng
cuộc sống

Bền vững
sức khỏe
cộng đồng
Môi trường
khỏe mạnh

Xã hội thay đổi
và hài hòa

Ảnh hưởng tới
hệ thống sức
khỏe cộng đồng

Kinh tế
phồn vinh

Hình 1.2. Sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững
(Nguồn: World Health Organization, World Summit on Sustainable Development
(AKA Earth Summit 2002), (External link) , p.1. 2002.)
Theo hình 1.2 chúng ta thấy: các yếu tố quyết định về sức khoẻ bao gồm tình trạng
kinh tế và xã hội, mạng lưới hỗ trợ xã hội, giáo dục và học vấn, việc làm và điều kiện
11


làm việc, môi trường xã hội, môi trường thể chất, thực hành sức khoẻ cá nhân và kỹ
năng đối phó, phát triển trẻ khỏe mạnh, sinh học và di truyền học cũng như văn
hoá. Những yếu tố quyết định này có thể được phân nhóm theo khía cạnh kinh tế, xã

hội và môi trường của PTBV như sau:
 Các yếu tố vật lý (môi trường): trong môi trường tự nhiên (ví dụ không khí
chúng ta thở, nước mà chúng ta uống, thức ăn chúng ta ăn) là những ảnh hưởng
quan trọng đến sức khoẻ. Cuối cùng, quần thể con người phụ thuộc vào sự toàn
vẹn của các hệ sinh thái hỗ trợ chúng.
 Các yếu tố xã hội: chẳng hạn như giáo dục và mạng lưới hỗ trợ xã hội (cho
phép và hỗ trợ các lựa chọn lành mạnh và lối sống), cũng như kiến thức, ý định,
hành vi và kỹ năng đối phó của người dân là những ảnh hưởng quan trọng đến
sức khoẻ.
 Các yếu tố kinh tế: như mức thu nhập và tình trạng việc làm, là những yếu tố
quyết định quan trọng cho sức khoẻ. Người dân có thu nhập thấp có nhiều khả
năng bị bệnh hơn người có thu nhập cao hơn. Thất nghiệp, thiếu việc làm và
công việc căng thẳng hoặc làm việc không an toàn, làm việc trong điều kiện ô
nhiễm có liên quan đến sức khoẻ kém hơn.
Rất nhiều các nghiên cứu cho thấy rằng mô hình sản xuất và tiêu dùng không
bền vững, sự kém phát triển, suy thoái môi trường và sự đổ vỡ của mạng lưới xã hội
có thể ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ cộng đồng (WHO, 2002). Trong khi đầu tư vào
sức khoẻ con người là một phương tiện mạnh mẽ để khuyến khích tăng trưởng kinh tế,
bảo vệ môi trường và giảm đói nghèo (WHO, 2001). Nói một cách khác phát triển bền
vững là chìa khóa để cải thiện sức khoẻ cộng đồng, trong khi để hướng đến phát triển
bền vững thì một yếu tố phải thỏa mãn đó là sức khỏe cộng đồng phải được đảm bảo.
Sức khoẻ cộng đồng và phát triển bền vững có mối quan hệ mật thiết, cả hai đều
nhấn mạnh sự cần thiết phải cân nhắc về lâu dài, hợp tác cùng nhau và tích hợp các
yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế vào quá trình ra quyết định. Sức khỏe cộng đồng
vừa là một chỉ số vừa là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế, phát triển bền vững
không thể xảy ra nếu không có dân số khỏe mạnh và sức khoẻ của người dân không
thể duy trì mà không có môi trường lành mạnh (HC, SDS 2007)
Trong phạm vi làng nghề, theo các nghiên cứu cho đến nay, hầu hết các làng nghề
Việt Nam đã có hiện tượng ô nhiễm môi trường. Trong đó, ô nhiễm môi trường nước
12



gần như 100% đã xảy ra ở tất cả các làng nghề. Chất lượng môi trường ở các làng
nghề bị ô nhiễm kéo theo nhiều hệ lụy về ảnh hưởng môi trường sinh thái chung, tăng
chi phí kinh tế để xử lý môi trường... và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe người dân
đồng thời kéo theo các chi phí y tế liên quan đến bệnh tật tại các làng nghề. Nói một
cách khác, chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng là một trong các nhân tố
chính trong phát triển ổn định, bền vững xã hội theo hướng thuận chiều, hướng nhìn
nhận này đã được minh chứng trong thực tế cũng như các nghiên cứu lý thuyết.
Các hoạt động nghề có vai trò không nhỏ đối với nền kinh tế địa phương nói riêng
và kinh tế vùng nói chung. Khi kinh tế được cải thiện thì đời sống người dân cũng
được cải thiện đáng kể, trên hết là nguồn đầu tư và trang bị cơ sở, thiết bị y tế được
nâng cao, việc thăm khám và chăm lo sức khỏe người dân được cải thiện... cũng là
điều không thể phủ nhận theo một hướng nhìn nhận khác.
1.1.4. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu
Quy trình sản xuất,
tái chế Nhôm, Đồng
Tổng quan nghiên
cứu

+ Phỏng vấn tiếp
xúc với yếu tố có
hại: bụi, hơi khí độc,
tiếng ồn
+ Quan sát khu vực

Tính bền vững khía
cạnh môi trường của
làng nghề
B1: Xác định các yếu


+ Tiêu chí hiện trạng MT
+ Tiêu chí áp lực của MT
+ Tiêu chí tác động của
MT
+ Tiêu chí đáp ứng của
MT

tố có hại của môi
trường và tiếp xúc
của người dân

Ảnh hưởng

+ Kết quả thăm
khám bệnh
+ Chi phí y tế và
điều trị

Xây dựng các tiêu
chí đánh giá dựa vào
bộ chỉ số ESI

B2: Hậu quả tiếp
xúc môi trường

+ So sánh làm nghề
và không làm nghề

Sức khỏe cộng đồng


Hình 1.3. Tóm tắt khung nghiên cứu của luận văn
(Nguồn: Tác giả thực hiện)
Khung phân tích được xây dựng dựa vào: (i) Quy trình sản xuất tái chế của Nhôm
Đồng, để tính toán lượng phát thải rác, nước, khí thải trong suốt quá trình này; (ii)
13


Đánh giá tính bền vững môi trường làng nghề thông qua áp dụng bộ chỉ thị ESI của
Đại học Yale và Columbiatiêu để đánh giá, phân tích các tiêu chí hiện trạng, áp lực,
tác động và đáp ứng của các hợp phần hệ thống môi trường; (iii) Hiện trạng thăm
khám y tế, chi phí bệnh tật của người dân làng nghề thông qua số liệu thăm khám và
khảo sát cộng đồng; (iiii) Phân tích ảnh hưởng của môi trường tới sức khỏe cộng đồng
thông qua xử lý số liệu thống kê. Kết quả mong đợi sẽ đạt được các mục tiêu nghiên
cứu như đã nêu trên.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Các công cụ, phương pháp đánh giá tính bền vững môi trường
Nhằm định lượng hóa việc đánh giá tính bền vững hệ thống môi trường, nhiều nhà
nghiên cứu và các tổ chức khác nhau đã nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các chỉ số
tổng hợp về phát triển bền vững môi trường, giúp cho việc đánh giá, so sánh giữa các
quốc gia cũng như từng khu vực cụ thể được thuận lợi hơn. Việc lượng hóa từng thông
số cụ thể cũng giúp cho các quốc gia có thể tìm ra các yếu tố môi trường cần cải thiện
nâng cao tính bền vững cho từng địa phương. Hiện nay có các công cụ để đánh giá
tính bền vững về môi trường có thể kể đến như:
 Bộ chỉ số tính bền vững môi trường - (Environmental Sustainability Index/ESI)
Kể từ hội nghị Rio de Janeiro, Brazil, từ 3/6 đến 14/6/1992, đánh dấu sự quan tâm
của thế giới về môi trường và phát triển. Từ năm 2000, Trung Tâm Luật Môi Trường
& Chính sách Yale (Yale Center for Environmental Law and Policy, YCELP) cùng
với Trung Tâm Hệ Thống Thông Tin Khoa Học Địa Cầu (Center for Earth Information
Science Information Network, CIESIN) thuộc Đại học Columbia hợp tác tìm công

thức định lượng bằng số có tên Chỉ Số Môi Trường Bền Vững được xử dụng để bổ túc
cho Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ (Millennium Development Goals, MDGs) và
kết hợp với GDP (gross domestic product) mà từ lâu dùng để đo mức độ an sinh
(wellbeing).
o Năm 2001 ESI được thực hiện dựa trên 67 thông số của 22 chỉ thị, gồm 5
nhóm cơ bản: (i) Các hệ thống môi trường; (ii) Các áp lực môi trường; (iii)
Khả năng gây tổn thương đến con người; (iv) Khả năng ảnh hưởng của các
định chế xã hội; (v) Vị thế của quốc gia trong quan hệ toàn cầu.
o Năm 2005 được thực hiện dựa trên 76 thông số của 21 chỉ thị, bao gồm 5
nhóm cơ bản: (i) Các hệ thống môi trường; (ii) Mức độ giảm áp lực môi
14


trường; (iii) Mức độ giảm ruổi ro con người; (iv) Năng lực thể chế và xã hội;
(v) Quản lý môi trường toàn cầu.
Khi tính ESI cho các quốc gia thì các thành phần và chỉ tiêu sẽ được lựa chọn cho
phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của quốc gia đó.
 Bộ chỉ số thực hiện môi trường - (Environmental Performance Index/EPI)
Kể từ năm 2006, các nhà nghiên cứu đã đơn giản hóa các biến số tính toán ESI để hình
thành chỉ số thực hiện môi trường (EPI, 2012), cho phép việc tính toán và định lượng
hóa từng yếu tố dễ dàng hơn. Báo cáo EPI, 2012 được tính toán dựa trên 10 nhóm chỉ
thị với 22 chỉ thị cụ thể trên cơ sở 2 nhóm đối tượng: Sức khỏe môi trường (gồm 3
nhóm chỉ thị) và Tính bền vững của hệ sinh thái (gồm 7 nhóm chỉ thị). Đồng thời, tỷ
trọng của từng nhóm chỉ thị và cho từng chỉ thị cụ thể cũng được xác lập để tính toán
chỉ số EPI cuối cùng.
 Bộ chỉ số tổn thương môi trường - (Environmental Vulnerability Index/EVI)
Chỉ số tổn thương môi trường được ủy ban khoa học Trái đất Ứng dụng Nam Thái
Bình Dương (SOPAC) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) xây dựng
và triển khai. Chỉ số này được xây dựng dựa trên việc đánh giá khả năng xảy ra rủi ro
cho môi trường, trong đó các đối tượng bị ảnh hưởng bao gồm cả hệ sinh thái tự nhiên

và cộng đồng dân cư sinh sống trên đó. Chỉ số EVI được phát triển dựa trên 3 trục chỉ
thị cơ bản: Nguy cơ xảy ra tai biến, khả năng chống đỡ trước các thiệt hại và khả năng
phục hồi sau tai biến. Việc tính toán giá trị của từng chỉ thị đơn dược lượng hóa dựa
trên các nguồn thông tin từ các báo cáo cho từng quốc gia và số liệu thường được
chuẩn hóa về dạng Logarit. Thang điểm của từng chỉ thị đơn dao động từ 1 đến 7 dựa
trên việc phân tích các phân bố thống kê và kết quả từ 50 chỉ thị đơn được tính toán
thành Chỉ số tổn thương môi trường tổng hợp.
Ngoài ra các chỉ số đánh giá bền vững môi trường cũng được tích hợp trong:
 Mục tiêu Phát triển Bền vững - (Sustainable Development Goals/SDGs)
Nhiều mục tiêu và chỉ số môi trường tồn tại trong bối cảnh pháp lý, để thúc đẩy các
nhà quản lý đưa ra các quyết định đối với một khu vực cụ thể và bền vững cho toàn
nhân loại. Mục tiêu phát triển bền vững được khởi xướng bởi Liên Hợp Quốc bao gồm
17 mục tiêu và định hướng đạt được các kết quả đó vào năm 2030. Để tạo thuận lợi
cho việc thực hiện và giám sát các mục tiêu phát triển bền vững, LHQ đã đưa ra các
15


giải pháp Phát triển Bền vững, bao gồm các chỉ số cần đạt được trong một thời gian cụ
thể.
Xét trên khía cạnh bền vững môi trường, LHQ đưa ra 5 thành phần bao gồm: không
khí đất, nước sạch, đa dạng sinh học và biển, đại dương; 12 tiêu chí và 19 chỉ thị.
Ngoài việc tập trung mạnh vào kết quả đạt được tính bền vững về môi trường, Mục
tiêu phát triển bền vững đã còn nhấn mạnh đến việc tăng cường chuyển giao công
nghệ, tăng cường năng lực ở các nước đang phát triển và thúc đẩy nhận thức của địa
phương về mục tiêu phát triển bền vững để tạo điều kiện đạt được các mục tiêu này.
 Đánh giá vòng đời - (Life Cycle Assessment/LCA)
Phương pháp đánh giá vòng đời định lượng tất cả lượng phát thải và tài nguyên liên
quan tiêu thụ và các tác động liên quan đến môi trường và sức khoẻ và các vấn đề cạn
kiệt tài nguyên có liên quan đến bất kỳ hàng hoá hoặc dịch vụ nào. LCA trước hết là
định lượng lượng phát thải từ tất cả các giai đoạn của sản phẩm hoặc dịch vụ. Các tác

động do phát thải sau đó sẽ được đánh giá bằng các phương pháp luận về Phương pháp
Đánh giá Tác động Chu kỳ Sống (Life Cycle Impact Assessment - LCIA). Chất lượng
môi trường có thể bị ảnh hưởng được thể hiện bằng một loạt các loại tác động, mỗi
nhóm được thể hiện bằng một hoặc nhiều chỉ số. Có 13 chuỗi tác động riêng biệt được
xác định từ sự phát thải tới các thiệt hại về khu vực bảo vệ (môi trường tự nhiên, sức
khoẻ con người và tài nguyên thiên nhiên). Tính bền vững về mặt môi trường của một
hoạt động có thể được đánh giá bằng các chỉ số trung gian, hoặc các chỉ số điểm cuối.
 Thông tư 02/2013/TT-BKHĐT – Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của
Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chiến lược Phát triển bền
vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 432/QĐTTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: Xây dựng
chương trình/ kế hoạch hành động phát triển bền vững; Lồng ghép các nội dung phát
triển bền vững trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát
triển ngành/ lĩnh vực; Tổ chức thực hiện phát triển bền vững; Kinh phí thực hiện;
Giám sát, đánh giá, báo cáo.
Thông tư này áp dụng đối với các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, đoàn thể và cá
nhân có liên quan đến việc thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2020. Thông tư này đề cập tới 3 chỉ tiêu tổng hợp (i) GDP xanh ; (ii) Chỉ
16


số phát triển con người (HDI); (iii) Chỉ số bền vững môi trường và 3 hợp phần chỉ
tiêu cụ thể về Kinh tế, Xã hội, Tài nguyên và môi trường trong đó chỉ tiêu về tài
nguyên và môi trường có 7 chỉ tiêu cụ thể bao gồm: (i) Tỷ lệ che phủ rừng (%); (ii)
Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học (%); (iii) Diện tích đất bị thoái
hóa (triệu ha); (iv) Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt(m3/người/năm); (v) Tỷ lệ
ngày có nồng độ các chất độc hại trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép (%);
(vi) Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải
rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (%); (viii)
Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương

ứng (%).
Do ESI kết hợp quá nhiều các yếu tố của môi trường, kể cả tài nguyên thiên nhiên,
ô nhiễm, quản trị môi trường, đóng góp bảo vệ môi trường toàn cầu, khả năng cải
thiện môi trường (76 chỉ thị) nên ESI trở nên không thực tiễn để trở thành công cụ
hướng dẫn thiết thực trong việc hoạch định chính sách cho các quốc gia, tuy nhiên
việc lựa chọn các chỉ số, chị thị đánh giá tính bền vững môi trường của từng khu vực
phụ hợp sẽ đạt được kết quả như kỳ vọng. Luận văn này sử dụng bộ chỉ số ESI trong
đó loại bỏ các hợp phần – chiều cạnh, chỉ tiêu, chỉ số không phù hợp và tích hợp
một số tiêu chí của SDGs, cá nhân đề xuất vào quá trình đánh giá tính bền vững
môi trường làng nghề.
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu về môi trường và sức khỏe cộng đồng làng nghề
Có khá nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau về tình trạng môi
trường và sức khỏe tại các làng nghề ở Việt Nam, các nghiên cứu ấy là:
Nghiên cứu về “Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng nghề Việt Nam”,
các tác giả Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương, Lê Vân Trình (2005) đã
thực hiện nghiên cứu về môi trường và sức khoẻ người lao động, an toàn sản xuất
trong làng nghề và các biện pháp phòng ngừa. Ngoài ra còn đề cập tới vấn đề chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ cho người lao động làng nghề, nghiên cứu này tập trung chủ
yếu vào người lao động.
Tiếp đến “Nghiên cứu nguy cơ sức khoẻ ở các làng nghề tại một số tỉnh phía Bắc
và giải pháp can thiệp” của Nguyễn Thị Liên Hương (2006) cho kết quả về tình trạng
sức khỏe của người lao động và cộng đồng ở một số làng nghề ở phía Bắc. Kết quả của
nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ người mắc các bệnh đặc trưng ở các làng nghề như bệnh
17


về da, bệnh hô hấp... chiếm tỷ lệ khá cao. Ngoài ra các nguyên nhân dẫn đến nguy cơ
sức khỏe của người lao động cũng được đề cập liên quan tới phương tiện bảo vệ sản
xuất và tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm do phần lớn các hộ sản xuất không xử lý.
Không thể không kể đến nghiên cứu “Làng nghề Việt Nam và môi trường, Đặng

Kim Chi và các cộng sự (2005)”. Cho đến nay đây vẫn là nghiên cứu tổng quát nhất về
làng nghề và thực trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề hiện nay. Một số làng
nghề ở Bắc Ninh như làng nghề sản xuất giấy Dương Ô (Phong Khê – Bắc Ninh), tái
chế sắt thép Đa Hội hay làng nghề tái chế nhựa Minh Khai đã được tác giả lựa chọn để
đánh giá trong nghiên cứu của mình. Kết quả của nghiên cứu chỉ rõ hiện trạng môi
trường làng nghề ở 5 nhóm nghề chính, qua đó nêu rõ các dự báo phát triển và mức độ
ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trong tương lai. Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất
một số định hướng xây dựng chính sách đảm bảo PTBV làng nghề và hơn nữa là các
giải pháp cải thiện môi trường sản xuất cho từng loại hình sản xuất tại làng nghề của
Việt Nam.
Nghiên cứu “Estimates the health Effects of Air Pollution, Bart Ostro, 1994: A
method with an Appllication to Jakata – Nghiên cứu ảnh hưởng của sức khỏe bởi ô
nhiễm không khí trường hợp tại Jakata, Bart Ostro, 1994”, trong nghiên cứu này tác
giả đã tính toán được nồng độ chất lượng ô nhiễm trong môi trường không khí hiện tại,
so sánh với các mức tiêu chuẩn yêu cầu của WHO, đưa ra được các hậu quả về sức
khỏe khi tiếp xúc với môi trường không khí như vậy và cuối cùng là giả định về sự
tăng giảm nồng độ các chất trong không khí trong khu vực nghiên cứu dẫn đến sự thay
đổi về hậu quả tác động sức khỏe từ đó từ đó tính toán mô phỏng được lợi ích về sức
khỏe đạt được khi thay đổi các chỉ số môi trường theo hướng cả bất lợi và có lợi.
Nghiên cứu “Environment Management for Traditional Craft Villiages in
Vietnam, Korean - Worldbank, 2015 – Quản lý môi trường tại các làng nghề truyền
thống ở Việt Nam”, trong nghiên cứu này các tác giả đã thực hiện nghiên cứu việc thực
hiện quản lý môi trường ở các làng nghề truyền thống ở Việt Nam, đồng thời so sánh
với kinh nghiệm thực thi hệ thống quản lý môi trường ở khu vực ngoài ô, tiểu thủ công
nghiệp Saemaul Undong – Hàn Quốc. Nghiên cứu này đã chỉ ra kết quả 5 vấn đề quan
trọng nhất ảnh hưởng tới quản lý hệ thống môi trường ở các làng nghề tại Việt Nam đó
là: (i) Thiếu nguồn lực trong việc thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường; (ii) Thiếu
quy định cụ thể trong việc ngăn ngừa ô nhiễm môi trường ở phạm vi nông thôn và làng
18



×