Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Ca dao về tình yêu quê hương đất nước với giáo dục học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.62 KB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
===o0o===

MAI THỊ NGẦN

CA DAO VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƢƠNG ĐẤT NƢỚC
VỚI GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học dân gian

HÀ NỘI, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
===o0o===

MAI THỊ NGẦN

CA DAO VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƢƠNG ĐẤT NƢỚC
VỚI GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học dân gian

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

ThS. Đỗ Thị Huyền Trang


HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lời biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo trong trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, đặc biệt là
ThS. Đỗ Thị Huyền Trang - ngƣời đã tận tâm, tận tụy hƣớng dẫn, chỉ bảo
em trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận với đề tài
“Ca dao về tình yêu quê hương đất nước với giáo dục học sinh tiểu học”.
Qua đây, em cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới bố mẹ, bạn bè
đã luôn quan tâm, động viên, khích lệ để em có thể dành mọi thời gian cũng
nhƣ sức lực hoàn thành tốt việc nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Mai Thị Ngần


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Đề tài “Ca dao về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc với giáo dục học sinh
tiểu học” chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu
nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Mai Thị Ngần



DANH MỤC VIẾT TẮT

Nxb:

Nhà xuất bản

ĐHQGHN:

Đại học quốc gia Hà Nội

SGK:

Sách giáo khoa

L:

Lớp

T:

Tập

Tr:

Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chƣơng 1 ........................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÍ LUẬN .............................................................................................. 6
1.1. Đặc điểm học sinh lứa tuổi Tiểu học ......................................................... 6
1.1.1. Đặc điểm tâm lí. ...................................................................................... 6
1.1.1.1. Đặc điểm về hoạt động và môi trƣờng sống ........................................ 6
1.1.1.2. Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ .......................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm về nhận thức, nhân cách và thẩm mĩ. ..................................... 9
1.1.2.1. Đặc điểm nhận thức. ............................................................................ 9
1.1.2.2. Đặc điểm nhân cách. .......................................................................... 10
1.1.2.3. Đặc điểm thẩm mĩ. ............................................................................. 11
1.2.Giới thiệu khái quát về ca dao tình yêu quê hƣơng đất nƣớc ................... 12
1.2.1. Khái niệm về ca dao .............................................................................. 12
1.2.2. Phân loại ca dao .................................................................................... 14


1.2.3. Ca dao về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc................................................ 15
1.2.3.1. Nội dung, biểu hiện. ........................................................................... 15
1.2.3.2. Vài nét về nghệ thuật ......................................................................... 18
Chƣơng 2 ......................................................................................................... 23
Ý NGHĨA CỦA CA DAO VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƢƠNG ĐẤT NƢỚC VỚI
VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC ................................................... 23
2.1. Ca dao về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc với việc giáo dục nhận thức cho
học sinh tiểu học.............................................................................................. 23

2.1.1. Giới thiệu về các địa danh trên mọi miền tổ quốc ................................ 23
2.1.1.1. Giới thiệu tên các danh lam thắng cảnh trên đất nƣớc....................... 23
2.1.1.2. Giới thiệu địa danh qua các đặc sản vùng miền................................. 27
2.1.1.3. Giới thiệu các địa danh qua con ngƣời và các sự kiện lịch sử ........... 30
2.1.1.4. Nhận thức về địa danh qua nét đẹp văn hóa ...................................... 32
2.1.2. Cung cấp những kiến thức về tự nhiên và đời sống xã hội ................... 35
2.2. Giáo dục thẩm mĩ ..................................................................................... 40
2.3. Ca dao tình yêu quê hƣơng đất nƣớc với việc hình thành nhân cách cho
học sinh Tiểu học ............................................................................................ 43
2.4. Ca dao tình yêu quê hƣơng đất nƣớc bồi dƣỡng năng lực cảm thụ Văn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học..................................................................... 48
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học dân gian đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh
hoạt của nhân dân Việt Nam, nhất là đối với học sinh Tiểu học. Văn học dân
gian có nội dung phong phú, đa dạng, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, lí
tƣởng, mơ ƣớc của nhân dân lao động Việt Nam qua các thời kì lịch sử.
Chính vì lẽ đó mà văn học dân gian có vai trò giáo dục toàn diện nhân cách
cho học sinh Tiểu học.
Trong kho tàng ca dao Việt Nam, ca dao về tình yêu quê hƣơng đất
nƣớc chiếm số lƣợng khá lớn. Bởi quê hƣơng là nguồn cảm hứng vô tận của
thơ ca dân gian; là một thứ tình cảm thiêng liêng, thể hiện đậm nét trong đời
sống sinh hoạt của ngƣời bình dân. Sức hấp dẫn của ca dao không chỉ ở
ngôn ngữ giản dị, đời thƣờng mà còn ở nội dung thể hiện của nó. Ca dao
không chỉ cho thấy những nét đẹp về thiên nhiên, cuộc sống, phong tục tập
quán của ngƣời xƣa mà còn làm nổi bật tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân

dân lao động Việt Nam.
Thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ca dao nhƣ ca dao về
tình cảm vợ chồng, những câu hát thề nguyền, những câu hát than thân song
chƣa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về nhóm bài ca dao tình
yêu quê hƣơng đất nƣớc. Đây là mảnh đất trống cần đƣợc khai thác, tìm tòi
và khám phá. Đến với những bài ca dao về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc,
hình ảnh của những danh lam thắng cảnh, những đặc sản vùng miền, anh
hùng dân tộc hay nét đẹp văn hóa nhƣ hiện ra trƣớc mắt chúng ta với biết
bao cung bậc cảm xúc.
Là một ngƣời giáo viên Tiểu học tƣơng lai, tôi đã đƣợc nghiên cứu, tìm
hiểu đặc điểm về tâm lí cũng nhƣ đặc điểm phát triển của học sinh Tiểu học.

1


Hơn nữa, nhận ra tầm quan trọng lớn lao mà ca dao về tình yêu quê hƣơng đất
nƣớc đem lại cho học sinh Tiểu học, tôi đi khai thác đề tài này với mong
muốn sau khi ra trƣờng sẽ thực hiện tốt công việc giảng dạy văn học dân gian
nói chung và ca dao tình yêu quê hƣơng đất nƣớc nói riêng.
Xuất phát từ những lí do trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Ca dao về
tình yêu quê hương đất nước với giáo dục học sinh Tiểu học”.
2. Lịch sử vấn đề
Ca dao về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc có giá trị to lớn trong đời sống
sinh hoạt của nhân dân Việt Nam. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy ca dao
về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc từ lâu đã đƣợc đề cập đến trong một số công
trình nghiên cứu.
Năm 1968, Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình, Tạp chí văn
học số 10/1968, sau này đƣợc in trong cuốn Văn học Việt Nam - Văn học dân
gian - Những công trình nghiên cứu, tác giả đề cập đến “những hình ảnh đƣợc
nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong ca dao, mỗi hình ảnh đƣợc khai thác ở những

khía cạnh nhất định: hình ảnh con cò, cây tre, trăng, thuyền với bến, cà với
muối, cuội với trăng, quán mát với cây đa, bến xƣa với con đò cũ, mận với
đào, lê với lựu… ngƣời nghe cảm thấy tâm hồn rung động vì đã hiểu đƣợc ý
của ngƣời hát, đã bắt đầu đồng cảm. Chính sự lặp đi lặp lại nhiều lần ấy trở
nên thân thuộc”[9]. Hình ảnh của làng quê Việt Nam nhƣ in dấu đậm nét
trong kí ức của mỗi ngƣời, trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho các nghệ sĩ
từ xƣa đến nay.
Năm 1971, trong cuốn “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” khi đề cập
đến vấn đề tình yêu quê hƣơng đất nƣớc trong ca dao, Vũ Ngọc Phan có viết:
“Lòng yêu nƣớc của nhân dân Việt Nam không thể hiện một cách bóng gió
khắp toàn bài ca dao nhƣ những thơ văn thời thế của những ngƣời nho sĩ.
Lòng yêu đất nƣớc của nhân dân Việt Nam hòa với lòng yêu những cảnh

2


thiên nhiên trong đất nƣớc, hòa với lòng yêu những cảnh thiên nhiên trên đất
nƣớc, hòa với cả lòng yêu đồng ruộng, cảnh chợ, con đò; trong tình yêu ấy,
nhân dân nói lên những cái đặc biệt, những cái phong phú của từng miền,
những cái lớn lao của sông núi, của thác, của rừng, những cái hiểm trở nó làm
cho quân xâm lăng khiếp sợ”[10; Tr.42].
Năm 1997, trong cuốn Phê bình bình luận văn học ca dao, dân ca, tục
ngữ, vè do Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn và trích dẫn, với bài viết Thiên nhiên
đất nước trong ca dao, tác giả Đinh Gia Khánh đã trích dẫn rất nhiều câu ca
dao nói về cảm hứng thiên nhiên trong các bài ca dao. Trong đó tác giả có chỉ
ra một tính chất trong cảm hứng thiên nhiên là “Những niềm vui, niềm tự hào,
những cảm xúc dạt dào trƣớc vẻ đẹp của giang sơn đất nƣớc thân yêu” [11;
Tr.75]
Nguyễn Bích Hà khi viết về tình yêu đất nƣớc trong ca dao cũng từng có
nhận định: “Mỗi làng quê mang một sắc thái riêng nhƣng đều thể hiện sự gắn

bó tha thiết của mỗi ngƣời. Thứ tình cảm thiêng liêng, bền chặt, quen thuộc
và sâu nặng đó đã trở thành sức mạnh của ngƣời Việt Nam”[1, Tr.246]. Quê
hƣơng đất nƣớc ấy trong kí ức, trong tâm hồn mỗi ngƣời đơn thuần là những
gì gần gũi, thân quen nhƣ ao làng, cây đa, bến nƣớc, sân đình. Ngoài ra cũng
có những nỗi nhớ quê hƣơng gắn liền với những địa danh, con ngƣời, đặc sản
cụ thể.
Năm 2003, trong cuốn “Phân tích - Bình giảng tác phẩm văn học dân
gian” của Thạc sĩ Nguyễn Xuân Lạc cũng đã phân tích bốn bài ca dao về tình
yêu quê hƣơng đất nƣớc, con ngƣời. Ở đây, khi phân tích, tác giả cũng đã chỉ
ra vẻ đẹp của những danh lam thắng cảnh gắn với di tích lịch sử của nó và
niềm tự hào, tình yêu tự nhiên với non sông đất nƣớc. “Đất nƣớc ta nơi nào
cũng đẹp. (…) Đẹp, để ta yêu quý tự hào về quê hƣơng đất nƣớc, nhƣng cũng
để chia sẻ với mọi ngƣời”[7; Tr.100].

3


Năm 2006, trong cuốn “Bình giảng ca dao” của Hoàng Tiến Tựu, ông
cũng đã đi phân tích và làm rõ ý nghĩa của một số bài ca dao về tình yêu quê
hƣơng đất nƣớc. Chẳng hạn nhƣ, khi bình giảng bài ca dao “Anh đi anh nhớ
quê nhà”, tác giả có viết: “Mỗi ngƣời, mỗi nhà thơ đều có cách định nghĩa
riêng về quê hƣơng của mình, không ai hoàn toàn giống ai cả. (…) Còn quê
hƣơng của chàng trai trong bài ca dao này là “canh rau muống”, “cà dầm
tƣơng”, là những con ngƣời “dãi nắng dầm sƣơng, tát nƣớc bên đƣờng…”,
thật là tự nhiên và hợp tình hợp lí” [18; Tr.98].
Năm 2011, Nguyễn Thị Thanh Hằng trong luận văn thạc sĩ: Một số
phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ, thông qua việc nhận
diện một số biện pháp tu từ cú pháp câu hỏi tu từ, ngƣời viết đƣa ra một số
câu ca dao ca ngợi cái hay, cái đẹp về con ngƣời và vùng đất họ đang sinh
sống:

- “Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh
Vú sữa nào ngọt bằng vú sữa Cần Thơ?
-

Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh

Gái nào bảnh bằng gái Cần Thơ
Làm chi nay đợi mai chờ
Linh đinh Phong Mỹ, dật dờ Hoà An” [4]
Nhìn lại các vấn đề đã đƣợc nghiên cứu, ta thấy ca dao về tình yêu quê
hƣơng đất nƣớc chƣa thật sự nhận đƣợc sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà
nghiên cứu. Có thể nói, tất cả các ý kiến, nhận xét trong các giáo trình, các
bài báo trên đều xác đáng, nhƣng hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ khái
quát, hoặc chỉ đề cập đến một phƣơng diện của ca dao về tình yêu quê
hƣơng đất nƣớc, chứ chƣa nói ra ý nghĩa của việc dạy các bài ca dao về tình
yêu quê hƣơng đất nƣớc với giáo dục học sinh Tiểu học. Song đó lại là
những gợi ý bƣớc đầu cho chúng tôi tiếp cận đề tài này.

4


Từ những gợi ý quý báu đó của những ngƣời đi trƣớc mà tôi đi nghiên
cứu đề tài “Ca dao về tình yêu quê hương đất nước với việc giáo dục học
sinh Tiểu học”.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu “Ca dao về tình yêu quê hương đất nước với giáo dục học
sinh Tiểu học” nhằm chỉ rõ ý nghĩa của văn học dân gian nói chung và ca dao
về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc nói riêng với giáo dục học sinh Tiểu học.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: ý nghĩa của ca dao về tình yêu quê hƣơng đất

nƣớc với giáo dục học sinh tiểu học
- Phạm vi nghiên cứu: ca dao về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc trong
cuốn “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan và các bài ca
dao về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc trong chƣơng trình sách giáo khoa Tiếng
Việt đối với việc giáo dục học sinh Tiểu học
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt những yêu cầu mà đề tài đặt ra, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu dựa trên sự kết hợp vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung khóa luận đƣợc tổ chức gồm hai chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận.
Chƣơng 2: Ý nghĩa của ca dao về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc với
việc giáo dục học sinh Tiểu học.

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Đặc điểm học sinh lứa tuổi Tiểu học
1.1.1. Đặc điểm tâm lí.
Học sinh Tiểu học là lứa tuổi thiếu nhi nằm trong độ tuổi từ 6 đến 11,
12 tuổi. Học sinh lứa tuổi này gồm một số đặc điểm cơ bản sau:
1.1.1.1. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống
Bƣớc vào môi trƣờng tiểu học, học sinh có hoạt động chủ đạo là hoạt
động học tập. Điều này có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng tới sự phát

triển tâm lí của học sinh. Đặc trƣng của lứa tuổi này là tính chủ định, kĩ năng
làm việc trí óc và sự phản tỉnh. Nhà trƣờng và hoạt động học tập đem đến cho
trẻ nhiều điều mới lạ, đặt ra ở trẻ những đòi hỏi mới của cuộc sống khiến trẻ
không những tự lập mà còn phải thích ứng với nó. Trẻ cần có ý thức và trách
nhiệm với việc mình đang làm.
Ở trƣờng mầm non, hoạt động chủ yếu của các em là hoạt động vui chơi
thì giờ đây, khi sang trƣờng tiểu học, hoạt động học tập trở thành hoạt động
chủ đạo của các em. Ngoài việc học tập, học sinh sẽ tham gia vào một số hoạt
động lao động vừa sức nhƣ: quét dọn vệ sinh lớp học, sân trƣờng, tham gia
trồng cây, bắt sâu, nhổ cỏ,… Trẻ đƣợc tham gia vào các hoạt động của
trƣờng, của lớp mà trƣớc đây ở mầm non trẻ chƣa đƣợc biết tới.
Môi trƣờng sống của trẻ cũng đang đƣợc thay đổi. Trẻ không phải chỉ ở
nhà cũng với những ngƣời thân yêu trong gia đình mà còn đƣợc tiếp xúc với
thầy cô, bạn bè, các bậc cha mẹ học sinh, các đoàn thể. Trẻ 6 tuổi bƣớc vào
trƣờng tiểu học với một vốn liếng không nhỏ về thế giới xung quanh xong nó
chỉ dừng lại ở mức kinh nghiệm. Vì thế trẻ tò mò, muốn khám phá thế giới
xung quanh. Trẻ mạnh dạn, tự tin đi khám phá những điều mới lạ xung quanh

6


mình bằng những kiến thức khoa học. Tính tò mò, ham hiểu biết kích thích trẻ
ham học tập khiến trẻ ở lứa tuổi tiểu học đã có khả năng tập trung chú ý tƣơng
đối dài (khoảng 30-35p) vào đối tƣợng. Dƣới sự tổ chức, hƣớng dẫn của thầy
cô theo phƣơng pháp nhà trƣờng trẻ đƣợc trang bị kiến thức khoa học và
phẩm chất của một ngƣời công dân thực thụ trong tƣơng lai.
1.1.1.2. Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ
Sự phát triển trí tuệ của trẻ lứa tuổi Tiểu học bao gồm nhận thức cảm
tính và nhận thức lí tính:
Nhận thức cảm tính: các cơ quan cảm giác đều phát triển và đang trong

quá trình hoàn thiện. Tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết
nên ít phân hóa. Ở các lớp đầu tiểu học, tri giác của các em thƣờng gắn với
hành động, hoạt động thực tiễn nhƣng học sinh các lớp cuối tiểu học đã biết
tìm ra dấu hiệu đặc trƣng, biết phân biệt sắc thái của các chi tiết để đi đến
phân tích, tổng hợp và tìm ra mối liên hệ giữa chúng. Tri giác đã mang tính
mục đích và có phƣơng hƣớng rõ ràng.
Nhận thức lí tính:
Tƣ duy của học sinh Tiểu học là sự chuyển từ tính trực quan, cụ thể sang
trừu tƣợng, khái quát. Xuất phát điểm ban đầu của trẻ là tƣ duy cụ thể dựa
trên những đặc điểm trực quan của đối tƣợng. Nhƣng khi tiếp xúc với thực tế,
học tập, trao đổi đặc biệt là hoạt động học trong nhà trƣờng, trẻ đã thoát khỏi
tính chất trực tiếp của tri giác và mang dần tính trừu tƣợng, khái quát. Muốn
trẻ lứa tuổi Tiểu học phát huy đƣợc hết khả năng tƣ duy, ngoài việc cho trẻ tri
giác bằng thực tiễn, cha mẹ và các bậc phụ huynh cũng cần lồng ghép bài học
thành những hình ảnh màu sắc, hấp dẫn, những câu hỏi mở để kích thích khả
năng tƣ duy của trẻ.
Cũng nhƣ tƣ duy, tƣởng tƣợng của học sinh là một quá trình nhận thức
có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống nói chung và hoạt động học
nói riêng của học sinh Tiểu học. Ở những lớp đầu Tiểu học, trẻ tƣởng tƣợng

7


khá đơn giản và dễ dàng thay đổi nhƣng ở các lớp cuối tiểu học, trí tƣởng
tƣợng của trẻ phong phú và sáng tạo hơn. Trẻ có thể vẽ tranh, viết văn miêu tả
một sự vật, hiện tƣợng bất kì mà có thể trẻ chƣa từng nhìn thấy chỉ cần qua
ngôn ngữ. Hình ảnh tƣởng tƣợng của trẻ lúc đầu còn dựa trên đối tƣợng cụ
thể, về sau nó đƣợc phát triển trên cơ sở của ngôn từ. Điều đó giúp trẻ xây
dựng hình ảnh mới một cách sáng tạo, cải biến, chế tạo những cái cũ để kết
hợp tạo thành cái mới mẻ. Vì vậy, tổ chức tốt các hoạt động dạy học sẽ tạo

điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tƣởng tƣợng cho học sinh tiểu học.
Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất chiếm ƣu thế, nên ở học
sinh tiểu học, trí nhớ trực quan - hình tƣợng đƣợc phát triển hơn trí nhớ từ
ngữ-lôgic. Các em ghi nhớ tài liệu bằng trực quan tốt hơn bằng lời nói. Khi
ghi nhớ tài liệu bằng lời thì việc nhớ và tái hiện các từ gắn với các sự vật cụ
thể sẽ tốt hơn các từ có nội dung trừu tƣợng. Các em dễ ghi nhớ và nhớ lại tốt
hơn những câu chuyện, bài hát, câu ca dao tục ngữ hơn là các tài liệu học tập.
Ngoài ra tình cảm có ảnh hƣởng lớn đến độ bền vững và độ nhanh của sự ghi
nhớ. Dƣới ảnh hƣởng của hoạt động học tập, trí nhớ có chủ định, trí nhớ ý
nghĩa, trí nhớ từ ngữ - logic đƣợc xuất hiện, phát triển và cùng với trí nhớ
không chủ định, trí nhớ máy móc, trí nhớ trực quan - hình tƣợng, chúng giữ
vai trò quan trọng trong hoạt động học tập của học sinh.
Chú ý không chủ định đƣợc phát triển mạnh và chiếm ƣu thế ở học sinh
tiểu học. Tất cả những gì mới mẻ, bất ngờ, hấp dẫn, dễ dàng đều thu hút sự
chú ý của trẻ mà không cần bất kì một sự nỗ lực nào của ý chí. Sự chú ý ấy
càng trở nên đặc biệt tập trung và bền vững khi tài liệu học tập sinh động hoặc
khơi gợi ở trẻ những rung cảm tích cực. Ở đầu cấp Tiểu học, học sinh chỉ chú
ý đến những giờ học, tiết học mà có nhiều màu sắc, mới lạ, nhiều tranh ảnh.
Sự chú ý đó còn yếu, thiếu bền vững và không thể ổn định trong thời gian dài.
Đến cuối cấp Tiểu học, học sinh dần điểu chỉnh đƣợc sự chú ý của bản thân

8


vào các hoạt động học một cách có chủ định. Trong học tập không phải cái gì
cũng lí thú nên cũng cần có sự kết hợp giữa chú ý không chủ định và chú ý
chủ định để vừa giảm đƣợc sự căng thẳng cho học sinh vừa đem lại hiệu quả
thực hiện nhiệm vụ cao.
1.1.2. Đặc điểm về nhận thức, nhân cách và thẩm mĩ.
1.1.2.1. Đặc điểm nhận thức.

Nhu cầu nhận thức hình thành và phát triển ở trẻ em lứa tuổi Tiểu học rõ
nét và đặc biệt nhất là nhu cầu tìm hiểu về thế giới xung quanh, khát vọng
hiểu biết mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, nhận thức của học
sinh Tiểu học còn khá đơn giản, các em chủ yếu quan sát, tiếp xúc với môi
trƣờng tự nhiên xung quanh các em để nhìn thấy, lắng nghe các sự vật, hiện
tƣợng cụ thể chứ chƣa biết phân tích, suy luận một cách logic.
Bƣớc vào môi trƣờng học mới với bao điều mới lạ dƣờng nhƣ trẻ khá lạ
lẫm, trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh một cách mãnh liệt. Đối với
những trẻ đầu Tiểu học, các em có nhu cầu tìm hiểu những sự việc cụ thể,
những sự vật riêng biệt (lớp 1 và lớp 2), sau đó, đến cuối cấp Tiểu học, những
nhu cầu gắn liền với sự phát hiện những nguyên nhân, quy luật, các mối liên
hệ và quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật hiện tƣợng (lớp 3, lớp 4, lớp 5) là
điểm thu hút mối quan tâm của trẻ. Trẻ tự đặt câu hỏi “Nó là cái gì?”, “Vì
sao?”, “Tại sao?” hay “Nhƣ thế nào?” với những thắc mắc mà trẻ không hiểu
và rồi trẻ lại tự mình đi tìm câu trả lời bằng nhiều cách khác nhau. Thông qua
việc trẻ tự khám phá, tự chiếm lĩnh, trẻ nhận thức, lĩnh hội đƣợc tri thức khoa
học cho mình. Tuy nhiên ngƣời lớn cũng cần phải định hƣớng một cách đơn
giản, để hiểu cho trẻ, không để trẻ tự mò mẫm theo bản năng, từ đó giúp trẻ
phát triển hoàn hảo khả năng nhận thức trong lứa tuổi này.
Nhận thức là nguồn năng lƣợng tinh thần giúp trẻ định hƣớng và đƣa ra
những bƣớc tiến lên trong cách xử lí tình huống trên con đƣờng khám phá kho

9


tàng tri thức của nhân loại. Đặc biệt, với lứa tuổi học sinh Tiểu học, quá trình
nhận thức không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn của trẻ. Vì thế nhu cầu
nhận thức của học sinh tiểu học đƣợc thỏa mãn tƣ duy trong hành động và tƣ
duy bằng hành động. Chính những hoạt động muôn màu, muôn vẻ trong gia
đình, nhà trƣờng, xã hội và trong ngay cả cuộc sống của các em đã giúp hoạt

động nhận thức đƣợc hình thành và phát triển.
1.1.2.2. Đặc điểm nhân cách.
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, thuộc tính tâm lí của cá nhân, quy
định hành vi xã hội và giá trị của xã hội của cá nhân đó. Nhân cách cũng
chính là tƣ cách, phẩm chất đạo đức của một ngƣời. Nhân cách còn đƣợc hiểu
là toàn bộ những đặc điểm tâm lí, những thuộc tính tâm lý quy định cốt cách
làm ngƣời và giá trị xã hội của mỗi cá nhân.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, nhân cách của trẻ vẫn mang tính chỉnh thể,
hồn nhiên. Trẻ rất thật thà, ngay thẳng và bộc lộ một cách vô tƣ, hồn nhiên
theo những gì mà trẻ nghĩ, trẻ thấy. Hơn thế, trẻ sống trong môi trƣờng học
đƣờng mới, vẫn còn có nhiều nhút nhát, rụt rè nên chƣa bộc lộ hết những
năng lực, tố chất tiềm ẩn về nhân cách. Tuy nhiên, một số tính cách tốt của trẻ
đã đƣợc bộc lộ ra ngoài nhƣ tính thật thà, dung cảm, tốt bụng,... Một số biểu
hiện về hành vi nhân cách của trẻ đƣợc biểu hiện ra ngoài chỉ mang tính chất
lâm thời nên cũng cần phải quan sát cẩn thận để có những điều chỉnh kịp thời.
Nhân cách của học sinh lứa tuổi Tiểu học vẫn mang tính tiềm ẩn. Những
năng lực, tố chất của các em vẫn chƣa đƣợc bộc lộ rõ rệt. Nhờ những tác động
thích ứng mà nhân cách có thể dần bộc lộ ra bên ngoài. Nếu đó là những biểu
hiện tốt thì chúng ta cần cổ vũ, khích lệ để trẻ tiếp tục phát huy. Nếu đó là
những hành vi, suy nghĩ chƣa đúng thì chúng ta có những biện pháp điều
chỉnh, ngăn chặn kịp thời.
Đặc biệt, nhân cách của trẻ ở lứa tuổi này phát triển chƣa hoàn thiện, nó

10


đang đƣợc dần hình thành, chau chuốt trong quá trình học tập, lao động. Việc
hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều. Muốn trẻ phát
triển toàn diện về mặt nhân cách cần kiên trì và có kế hoạch cụ thể theo sát
tiến trình phát triển của trẻ.

1.1.2.3. Đặc điểm thẩm mĩ.
Thẩm mĩ là hiểu biết và thƣởng thức cái đẹp. Giáo dục thẩm mĩ cho lứa
tuổi học sinh tiểu học có thể hiểu là giáo dục ngƣời học có nhận thức tƣơng
đối đúng đắn và đầy đủ về cái đẹp và nghệ thuật, biết thƣởng thức cái đẹp
đồng thời hạn chế hoặc tránh xa cái xấu xa, độc ác. Nói cách khác, một ngƣời
đƣợc giáo dục thẩm mĩ đúng đắn sẽ nhận biết đƣợc đâu là cái đẹp, cái tốt, đâu
là cái chƣa đẹp chƣa tốt để yêu, để ghét, biết làm sao để cái tốt đƣợc nhân
rộng đến tất cả mọi ngƣời còn cái xấu sẽ bị hạn chế hoặc loại bỏ.
Giáo dục thẩm mĩ có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân
cách của học sinh tiểu học. Cảm xúc thẩm mĩ không những xây dựng trên cơ
sở cảm thụ cái đẹp mà còn trên cơ sở nắm chắc nội dung, tƣ tƣởng của các tác
phẩm. Các em khi đƣợc giáo dục về thẩm mĩ sẽ nhận ra đƣợc cái hay cái đẹp
cũng nhƣ cái xấu trong cuộc sống đồng thời học sinh sẽ có cách ứng xử phù
hợp với những ngƣời xung quanh mình, hình thành nên tính cách cao thƣợng
cho trẻ. Từ đó trẻ hình thành đƣợc những mối quan hệ lành mạnh với mọi
ngƣời xung quanh. Thông qua cái đẹp, trẻ thêm lạc quan, yêu đời và tự tin
trong cuộc sống từ đó khêu gợi các em tham gia vào việc xây dựng và sáng
tạo ra cái đẹp.
Giáo dục thẩm mĩ tác động đến trí tuệ, tình cảm, đạo đức, nhận thức, quá
trình hình thành và hoàn thiện những nét đẹp trong hành vi của học sinh tiểu
học. Thông qua những bài học trên ghế nhà trƣờng, các em đƣợc bồi đắp vẻ
đẹp tâm hồn, cảm nhận bức tranh tƣơi đẹp về cuộc sống, con ngƣời, những
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử từ đó các em thêm yêu, biết bảo vệ và tôn

11


vinh vẻ đẹp của đất nƣớc. Ở lứa tuổi này, học sinh Tiểu học khó có thể tiếp
nhận những kiến thức khô khan, triết lí và tẻ nhạt. Trẻ sẵn sàng bỏ ngoài tai
những lời hay, lẽ phải nếu nó quá dài dòng và buồn chán. Trái lại, nếu những

điều đó đƣợc thể hiện dƣới một hình thức khác, sinh động hơn, hấp dẫn hơn,
nhiều màu sắc hơn chắc chắn sẽ thu hút đƣợc sự chú ý của trẻ. Giáo dục thẩm
mĩ khơi dậy ở trẻ tính tích cực sáng tạo và sự tự giác sắc bén hơn. Học sinh sẽ
dễ dàng chú ý, ghi nhớ, tƣ duy để đƣa những hình ảnh mà các em quan sát
đƣợc vào bộ não của mình, góp phần phát triển năng lực nhận thức cho bản
thân. Từ đó trí tƣởng tƣợng của các em cũng trở nên phong phú hơn.
Giáo dục thẩm mĩ còn có liên quan đến giáo dục lao động và thể dục.
Toàn bộ vẻ đẹp của hoàn cảnh, của quá trình tổ chức hoạt động lao động giúp
cho trẻ tăng năng suất tham gia vào lao động để tạo ra sản phẩm tích cực. Trẻ
trở nên hứng thú và làm việc say mê hơn. Đồng thời, sức khỏe phát triển, thể
lực tốt có tác dụng thẩm mĩ đến sự phát triển chung về mặt tinh thần.
Nói tóm lại, giáo dục thẩm mĩ đóng góp một phần rất quan trọng vào
việc phát triển toàn diện cho học sinh Tiểu học.
1.2.Giới thiệu khái quát về ca dao tình yêu quê hƣơng đất nƣớc
1.2.1. Khái niệm về ca dao
Ca dao thƣờng là những bài thơ ngắn, những câu hát do nhân dân sáng
tác tập thể, đƣợc lƣu truyền và phổ biến rộng rãi trong nhân dân theo hình
thức truyền miệng. Ngoài sự biểu hiện đời sống tình cảm, đời sống vật chất
của con ngƣời, ca dao còn phản ánh ý thức lao động, sản xuất của ngƣời dân
Việt Nam và tình hình xã hội thời xƣa về các mặt kinh tế và chính trị. Về khái
niệm ca dao, đã có rất nhiều cách lí giải khác nhau trong các công trình
nghiên cứu.ƣ
Trong cuốn Giáo trình Văn học dân gian của tác giả Nguyễn Bích Hà, ca
dao đƣợc hiểu là những câu thơ, câu hát trữ tình dân gian.

12


Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dƣơng Quảng Hàm cho rằng: “Ca dao
(ca: hát; dao: bài hát không có chƣơng khúc) là những bài hát ngắn lƣu hành

trong dân gian, thƣờng tả tính tình, phong tục của ngƣời bình dân” [2; Tr.11].
Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc
Phi (Đồng chủ biên) ca dao đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Ca dao còn đƣợc gọi là
phong dao. Thuật ngữ ca dao đƣợc dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau.
Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc
điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lƣu hành phổ biến
trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Trong trƣờng hợp này ca dao
đồng nghĩa với dân ca” [3; Tr.31].
Vũ Ngọc Phan có cách nhìn nhận khác trong định nghĩa về thuật ngữ ca
dao “Theo định nghĩa về hình thức của ca dao thì câu thành khúc điệu là ca,
không thành khúc điệu gọi là dao. Nhƣ vậy, ở ca dao có bài đã thành khúc
điệu và có bài chƣa thành khúc điệu. (Ngƣời ta còn gọi ca dao là phong dao,
vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi thời)”[10; Tr.29].
Các nhà nghiên cứu văn học dân gian Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên
cho rằng: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Theo cách hiểu thông
thƣờng thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tƣớc bỏ đi những tiếng đệm,
tiếng láy… hoặc ngƣợc lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu
dân ca” [5; Tr.436].
Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, Hoàng Tiến Tựu đƣa ra cách
nhìn nhận về định nghĩa ca dao “danh từ ca dao đƣợc dùng theo nghĩa hẹp
(nghĩa phái sinh) để chỉ thơ trữ tình dân gian truyền thống (bao gồm nguồn lời
thơ nảy sinh từ các thể loại dân ca trữ tình truyền thống và những sáng tác thơ
truyền miệng đƣợc làm theo phong cách thơ dân gian truyền thống)” [19;
Tr.163].
Nhƣ vậy, mặc dù có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về ca dao

13


nhƣng theo tôi, ca dao có thể hiểu là những bài thơ có thể hát hoặc ngâm nga

thành những làn điệu dân ca.
1.2.2. Phân loại ca dao
Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao là một thể loại có số lƣợng tác
phẩm rất lớn với nội dung phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, việc phân loại
ca dao gặp rất nhiều khó khăn do có nhiều ý kiến khác nhau đƣợc đƣa ra.
Trong cuốn Giáo trình Văn học dân gian do Hoàng Tiến Tựu chủ biên,
ca dao đƣợc chia thành 6 loại:
- Ca dao lao động
- Ca dao ru con
- Ca dao nghi lễ, phong tục
- Ca dao trào phúng, bông đùa
- Ca dao trữ tình
- Đồng dao
Nhóm tác giả cuốn Văn học dân gian Việt Nam của Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội dựa vào chức năng sinh hoạt của ca dao chia chúng thành ba loại:
- Ca dao phong tục nghi lễ
- Những bài ca lao động
- Ca dao trữ tình sinh hoạt
Trong cuốn Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của tác giả Nguyễn
Bích Hà, dựa theo chức năng sinh hoạt, ca dao chia thành các loại:
- Những bài ca nghi lễ
- Những bài ca lao động
- Những bài hát cho trẻ
- Những bài ca sinh hoạt gia đình
- Những bài ca sinh hoạt xã hội, lịch sử
- Những bài ca giao duyên

14



Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất ý kiến và chia ca dao
thành 3 nhóm lớn:
- Ca dao nghi lễ
- Ca dao lao động
- Ca dao sinh hoạt (hát ru, đồng dao, trào phúng, tình cảm gia đình,
phong cảnh đất nƣớc, …)
1.2.3. Ca dao về tình yêu quê hương đất nước
1.2.3.1. Nội dung, biểu hiện.
Ca dao nói chung, ca dao về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc nói riêng đều
là những tác phẩm trữ tình dân gian diễn tả sự nhận thức, thế giới nội tâm của
con ngƣời qua việc phản ánh hiện thực khách quan. Những ngƣời nông dân
nghèo, những ngƣời lao động quanh năm suốt tháng gắn bó với con trâu, với
ruộng đồng. Đối với họ, quê hƣơng là tất cả những gì gần gũi nhất, gắn bó
nhất. Trên một dải đất hẹp, từ buổi bình minh lịch sử loài ngƣời cho đến nay,
trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ca dao nhƣ thƣớc phim quay chậm ghi lại
cảnh, ghi lại tình yêu Tổ quốc của nhân dân ta.
Mỗi làng quê đều mang những nét đẹp riêng, những dấu ấn riêng để lại
bao nhung nhớ trong lòng mỗi ngƣời con quê hƣơng. Thứ tình cảm thiêng
liêng, sâu nặng và bền chặt ấy nhƣ những rễ cây đâm sâu vào lòng đất. Quê
hƣơng đất nƣớc là nơi ta sinh ra, lớn lên, trƣởng thành, nuôi dƣỡng bao tâm
hồn trẻ thơ. Làng quê nơi họ sinh sống có bến nƣớc hằng ngày tắm giặt, rửa
rau; có cây đa, có lũy tre xanh tỏa bóng mát, là nơi trò chuyện, nghỉ ngơi mỗi
buổi trƣa hè nóng bức. Buổi trƣa hè nóng bức đƣợc ăn bát cơm trắng với rau
muống luộc, với cà ghém chua chấm tƣơng thì bao nhiêu mệt mỏi cũng tan
biến hết. Chính vì vậy mà mỗi lần xa quê là sự thổn thức, mong ngóng, háo
hức mong chờ đƣợc quay về bên vòng tay yêu thƣơng, vỗ về của mẹ quê
hƣơng. Cũng có nhiều nơi, món ăn của họ trở thành đặc sản đƣợc mọi ngƣời

15



yêu thích. Chẳng hạn nhƣ:
“Dƣa La, húng Láng, nem Bảng, tƣơng Bần
Nƣớc mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét”
Bài ca dao giới thiệu tới tất cả mọi ngƣời những món ăn gần gũi, thân
thuộc, giản dị trong cuộc sống thƣờng nhật nhƣng trở thành đặc sản mà đâu
đâu trên cả nƣớc mọi ngƣời cũng muốn thƣởng thức nhƣ cá rô Đầm Sét, nƣớc
mắm làng Vạn Vân hay cả những món ăn bình dị, dân dã nhất nhƣ dƣa, rau
húng, nem, tƣơng bần cũng đƣợc nhân dân làng quê đó tự hào, yêu mến.
Mỗi ngƣời dân ở mỗi làng quê, họ rất tự hào về những đặc sản quê mình.
Họ gửi gắm tình yêu đó vào mỗi bài ca dao để lƣu truyền đến muôn đời và
cũng là để giới thiệu tới tất cả mọi ngƣời nét ẩm thực làng quê mình. Đó có
thể là bát cháo, bữa cơm hay cốc nƣớc chè xanh:
“Ra đi nhớ cháo làng Giề
Nhớ cơm Phố Mía, nhớ chè Đông Viên”.
Đặc biệt, đối với những ngƣời dân vùng nông thôn, quê hƣơng chiếm
một vị trí vô cùng quan trọng. Đối với trẻ em làng quê, niềm vui là đƣợc nô
đùa dƣới ánh trăng, nghe bố mẹ ngân nga những câu hát trữ tình về con
ngƣời, về đất nƣớc. Hạnh phúc là đƣợc sống nơi làng quê với những ngƣời
thân yêu trong gia đình. Quê hƣơng đi vào trong tiềm thức của mỗi ngƣời một
cách tự nhiên với biết bao kỉ niệm. Đó là vẻ đẹp yên bình của xóm làng:
“Làng tôi có lũy tre xanh,
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải, nhãn hai hàng,
Dƣới sông cá lội từng đàn tung tăng”.
Làng quê gắn bó với lũy tre xanh, với dòng sông hiền hòa uốn lƣợn nhƣ
ngƣời mẹ đang ôm ấp, bảo vệ những đứa con của mình. Trên bờ những hàng
vải, hàng nhãn đƣợc trồng hai bên vừa đem lại bóng mát vừa đem đến quả

16



ngọt cho mọi ngƣời. Dƣới sông, những đàn cá đang tung tăng bơi lội thành
từng đàn.
Hay sự hùng vĩ của núi non bát ngát nghìn trùng, những dãy núi cao,
những biển nƣớc lớn từng làm cho bọn xâm lăng khiếp sợ.
“Nhất cao là núi Tản Viên
Nhất sâu là vũng Thủy Tiên, cửa Vƣờng”
Văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, đƣợc thể hiện rất rõ qua các
lễ hội truyền thống của Việt Nam. Trong năm, ngƣời ta tổ chức rất nhiều lễ
hội trên khắp mọi miền đất nƣớc giúp con ngƣời nhớ về cội nguồn, hƣớng
thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui.
“Ấy ngày mùng sáu tháng ba
Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây”
Chùa Tây Phƣơng cũng là một trong số các ngôi chùa có kiến trúc độc
đáo ở Việt Nam, nổi bật với các bộ tƣợng, đặc biệt là bộ tƣợng mƣời tám vị
La Hán. Hằng năm, chùa Tây Phƣơng tổ chức lễ hội từ ngày mùng 6 đến ngày
mừng 10 tháng 3 âm lịch, thu hút khách thập phƣơng đến tham quan. Đây vừa
là dịp để du khách đi lễ chùa vừa để chiêm ngƣỡng những công trình nghệ
thuật nguy nga và tráng lệ của mảnh đất xứ Đoài.
Những vị vua anh minh, những anh hùng dân tộc có công xây dựng và
gìn giữ non sông cũng đƣợc ca dao ghi lại để tỏ lòng biết ơn, ghi nhớ đến
muôn đời. Mặc dù chỉ là gợi nhắc những anh hùng, những chiến công vang
dội qua tên địa danh nhƣng bao trùm lên là tình yêu, niềm tự hào của tác giả
dân gian về con ngƣời, lịch sử dân tộc:
“Ai lên Biên Thƣợng Lam Sơn
Nhớ Lê Thái Tổ chặn đƣờng quân Minh”.
Tình yêu quê hƣơng đất nƣớc của nhân dân Việt Nam biểu hiện muôn
màu muôn vẻ đối với ngƣời, với cảnh và với cả văn hóa dân tộc. Các nét đẹp


17


văn hóa về truyền thống yêu nƣớc đƣợc gửi gắm vào những câu ca dao. Yêu
cha mẹ, ông bà, lối sống nặng tình nặng nghĩa, đoàn kết với họ hàng, làng
xóm. Đặc trƣng nhất phải kể đến chính là các lễ hội đƣợc tổ chức trong năm.
Mùa xuân thƣờng là mùa rảnh rỗi nhất của ngƣời nông dân, họ tổ chức các lễ
hội về nông nghiệp (cầu mƣa, xuống đồng, cơm mới) và các lễ hội về nghề
nghiệp (đúc đồng, rèn, đua ghe). Ngoài ra còn tổ chức lễ hội kỉ niệm các anh
hùng dân tộc đã có công dựng nƣớc và giữ nƣớc. Không để những nét đẹp
văn hóa cổ truyền của dân tộc bị mất đi, ông cha ta đã đƣa chúng vào trong
những câu ca dao ngắn vừa để ca ngợi, thể hiện sự tự hào vừa để nhắc nhở
con cháu triết lí, đạo đức làm ngƣời:
“Dù ai đi ngƣợc về xuôi
Nhớ ngày giổ Tổ mùng mƣời tháng ba”
Câu ca dao nhắc nhở mỗi ngƣời báo đáp công ơn dựng nƣớc và giữ nƣớc
của các vua Hùng. Dù là ai, dù ngƣời đó đang ở đâu trên đất nƣớc Việt Nam
thì vào ngày mùng mƣời tháng ba hàng năm, những ngƣời con mang dòng
máu Lạc Hồng, những ngƣời con mang dòng máu rồng tiên, đều thu xếp công
việc của mình về với đất Tổ Phong Châu Phú Thọ để dâng hƣơng, tỏ lòng
thành kính, biết ơn tới các vị vua Hùng. Bài ca dao ngoài việc nhắc nhở ngày
giỗ tổ Hùng Vƣơng còn muốn giáo dục tới học sinh nét đẹp văn hóa của
ngƣời dân Việt Nam với truyền thống “Uống nƣớc nhớ nguồn”, lòng biết ơn
sâu sắc tới các vị vua Hùng đã có công khai phá và đấu tranh kiên cƣờng bảo
vệ non sông để ngày hôm nay chúng ta đƣợc sống trong hòa bình, ấm no.
Cũng chính vì lẽ đó mà có rất nhiều danh lam thắng cảnh đất nƣớc, đặc
sản vùng miền và những lễ hội đƣợc ghi lại trong những ca dao về tình yêu
quê hƣơng đất nƣớc.
1.2.3.2. Vài nét về nghệ thuật
Ca dao về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc thƣờng là những bài hát ngắn,


18


×