Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của chủng Linh chi (Ganoderma lucidum) trên cơ chất tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.18 KB, 48 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
--------

VŨ THỊ HỒNG YẾN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦNG LINH CHI
(GANODERMA LUCIDUM) TRÊN
CƠ CHẤT TỔNG HỢP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng

HÀ NỘI - 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
--------

VŨ THỊ HỒNG YẾN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦNG LINH CHI
(GANODERMA LUCIDUM) TRÊN
CƠ CHẤT TỔNG HỢP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


TS. DƢƠNG TIẾN VIỆN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Dƣơng Tiến Viện, các thầy cô
giáo trong khoa Sinh - KTNN cùng các bạn sinh viên đã giúp đỡ em hoàn thành
tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên, đây là lần đầu nghiên cứu khoa học chắc chắn còn rất nhiều
khiếm khuyết nên em mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn
để bài khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 8 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Vũ Thị Hồng Yến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những
kết quả và số liệu trong khóa luận chƣa đƣợc ai công bố dƣới bất kì hình thức
nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Đề tài tôi có sử dụng trích dẫn một số nội dung của một số tác giả khác
để bổ sung hoàn thiện cho bài khóa luận của mình. Tôi xin phép và chân
thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 8 tháng 05 năm 2018
Sinh viên


Vũ Thị Hồng Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 3
3. Địa điểm thí nghiệm. ......................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................................. 3
NỘI DUNG ............................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 4
1.1. Nguồn gốc nấm Linh chi ................................................................................. 4
1.2. Đặc điểm sinh học về nấm Linh chi ................................................................. 5
1.2.1. Tên khoa học và vị trí phân loại .................................................................... 5
1.2.2. Đặc điểm sinh học hình thái của nấm Linh chi......................................... 6
1.2.3. Thành phần hoá học và hoạt chất trong Linh chi ..................................... 7
1.2.3.1. Hoạt chất trong Linh chi ............................................................................. 7
1.2.3.2. Đặc tính dược học của nấm Linh chi ......................................................... 7
1.2.3.3. Một số thành phần phần hóa học trong Linh chi .................................... 11
1.2.4. Điều kiện sống của Linh chi......................................................................... 12
1.2.5. Chu trình sống của Linh chi......................................................................... 13
1.3. Tình hình nghiên cứu của nấm Linh chi trên thế giới và trong
nƣớc ......................................................................................................................... 13
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 13
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 15
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU .................. 17
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 17
2.1.1. Đối tượng thực vật ........................................................................................ 17
Chủng nấm Linh chi đỏ Ganoderma Lucidum do Trung tâm nấm,

Khoa Công nghệ Sinh học, Học Viện nông nghiệp Việt Nam. ........................... 17


2.1.2. Nguyên vật liệu ............................................................................................. 17
Nguyên liệu .............................................................................................................. 17
Các thiết bị và vật tư khác ...................................................................................... 17
- Dụng cụ cấy giống: tủ cấy, que cấy cấp 1, cồn, giấy báo, bông, đèn
cồn. Nhà nuôi trồng ............................................................................................... 17
2.2 Địa điểm thí nghiệm. ..................................................................................... 18
2.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 18
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 18
2.4.1. Quy trình nuôi trồng nấm Linh chi .............................................................. 18
2.4.2. Bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 18
2.4.2.1. Phương pháp xử lý nguyên liệu ................................................................ 19
2.4.2.2. Đóng bịch nấm........................................................................................... 20
2.4.2.3. Thanh trùng................................................................................................ 20
2.4.2.4. Cấy giống ................................................................................................... 20
2.4.2.5. Giai đoạn chăm sóc thu hái quả thể......................................................... 21
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu............................................................................... 21
3.1. Ảnh hƣởng của cơ chất, nhiệt độ nuôi trồng đến khả năng bung
sợi và ra quả thể của nấm Linh chi ........................................................................ 22
3.1.1. Ảnh hưởng của các thành phần cơ chất đối với sự phát triển hệ
sợi 22
3.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phát triển hệ sợi ................................. 25
3.1.3. Ảnh hưởng của cơ chất đến khả năng ra quả thể của Linh chi ................. 26
3.2. Khả năng nhiễm mốc ở các bịch ƣơm ......................................................... 29
3.3. Giai đoạn phát triển quả thể .......................................................................... 30
3.4. Năng suất nấm Linh chi ................................................................................ 31
3.5. Một số điểm lưu ý, biểu hiện và biện pháp khắc phục các bệnh ở
nấm Linh chi ............................................................................................................ 32

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 35


TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 36
PHỤ LỤC ẢNH ........................................................................................................ 1


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại nấm Linh Chi theo Lý Thời Trân (1595) ....................................5
Bảng 1.2. Thành phần hoạt chất cơ bản của nấm Linh chi [15] ................................7
Bảng 1.3. Đặc điểm của Lục bảo Linh chi theo nhà y dược Lý Thời Trần [7] ................8
Bảng 1.4. Thành phần hóa học trong nấm Linh chi [7] ...........................................11
Bảng 2.1. Công thức môi trường dinh dưỡng trên giá thể tổng hợp ........................19
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến sự sinh trưởng, phát
triển của hệ sợi nấm Linh chi (Đợt 1 ngày 01/03/2017) ...........................................22
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thành phần cơ chất phối trộn đến sự sinh
trưởng, phát triển của hệ sợi nấm Linh chi (Đợt 2 ngày 01/06/2017)......................24
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển của hệ sợi
nấm Linh chi ..............................................................................................................26
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của cơ chất nuôi trồng đến khả năng ra quả thể
của nấm Linh chi (Đợt 1) ..........................................................................................27
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của cơ chất nuôi trồng đến khả năng ra quả thể ...................28
của nấm Linh chi đỏ (Đợt 2) .....................................................................................28
Bảng 3.6. Khả năng nhiễm mốc ở các bịch ươm ......................................................29
Bảng 3.7. Thời gian ra quả thể ................................................................................30
Bảng 3.8. Năng suất nấm Linh chi ...........................................................................31


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.2. Chu kì phát triển của nấm Linh chi ...........................................................13
Hình 3.1. Ảnh hƣởng của môi trƣờng dinh dƣỡng đến thời gian phát triển
hệ sợi của chủng nấm Linh chi (Đợt 1 ngày 01/03/2017) .........................................23
Hình 3.2. Ảnh hƣởng của thành phần cơ chất phối trộn đến sự sinh
trƣởng, phát triển của hệ sợi nấm Linh chi (Đợt 2 ngày 01/06/2017) ......................25
Hình 3.3. Khả năng nhiễm mốc ở các bịch ƣơm ......................................................30
Hình 3.4. Năng suất nấm thu đƣợc ...........................................................................32
Hình 3.5. Nhiễm mốc ở nấm Linh chi ......................................................................33


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nấm Linh chi có tên khoa học Ganoderma lucidum (leyss ex. Fr) Karst
Nấm linh chi thuộc họ nấm lim, còn có tên khác nhƣ Tiên thảo, Nấm trƣờng
thọ, Vạn niên nhung. Nấm linh chi đƣợc xếp vào loại thƣợng phẩm, là một vị
thuốc quý trong “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cƣơng mục”. Trong y
học hiện đại, tác dụng của nấm linh chi vẫn đƣợc các nhà khoa học ở nhiều
nơi trên thế giới nghiên cứu và phát hiện thêm theo thời gian.
Theo văn học cổ, nấm Linh Chi đƣợc coi là dƣợc thảo siêu hạng. Dƣợc
thảo siêu hạng là những dƣợc thảo mà con ngƣời có thể dùng lâu dài với số
lƣợng lớn mà vô hại. Sau 2000 năm, qua sách vở và qua các cuộc nghiên cứu,
vẫn không có tác dụng phụ nào đƣợc báo cáo.
Ở Trung Quốc, tên nấm linh chi đại diện cho sự kết hợp giữa tính hiệu
lực tâm linh và bản chất của sự bất tử, và đƣợc coi là "loại thảo dƣợc có hiệu
lực tâm linh", tƣợng trƣng cho thành công, hạnh phúc, quyền năng thiêng
liêng và tuổi thọ. Trong số các loại nấm trồng, G. lucidum là duy nhất trong
đó giá trị dƣợc phẩm của nó chứ không phải là dinh dƣỡng là tối quan trọng.
Một loạt các sản phẩm thƣơng mại G. lucidum có sẵn dƣới nhiều hình thức
khác nhau, chẳng hạn nhƣ bột, thực phẩm bổ sung và trà. Chúng đƣợc sản
xuất từ các phần khác nhau của nấm, bao gồm sợi nấm, bào tử và thân cây.

Các ứng dụng cụ thể và lợi ích sức khỏe do lingzhi mang lại bao gồm kiểm
soát lƣợng đƣờng trong máu, điều chế hệ thống miễn dịch, bảo vệ gan, kìm
khuẩn và hơn thế nữa. Những niềm tin khác nhau về lợi ích sức khỏe của G.
lucidum dựa chủ yếu vào bằng chứng giai thoại, sử dụng truyền thống và văn
hóa. Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cung cấp hỗ trợ khoa học cho một số
tuyên bố cổ xƣa về lợi ích sức khỏe của nấm linh chi [9].

1


Trên thế giới, có hơn 250 loài trong chi Linh chi (Ganoderma) đƣợc mô
tả, nhƣng Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum) đƣợc nghiên cứu chi tiết nhất.
Trong “Lục Bảo Linh chi” thì Xích chi đƣợc xem là Linh chi thật sự (Nguyễn
Hữu Đống và Đinh Xuân Linh, 2000). Loài chuẩn G. lucidum này có thành
phần hoạt chất phong phú với hàm lƣợng nhiều nhất.
Theo Wasser (2010) [16], trƣớc đây nấm Linh chi chỉ có trong tự nhiên
với số lƣợng rất ít nên có giá rất đắt. Từ đầu những năm 1970, các nhà khoa
học đã thành công trong việc trồng nhân tạo nấm Linh chi, từ đó kỹ thuật này
liên tục đƣợc cải tiến và đạt đến quy mô công nghiệp. Từ năm 1980, việc sản
xuất nấm Linh chi phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ở Trung Quốc. Linh chi
có thể đƣợc trồng nhân tạo trên thân gỗ, trên môi trƣờng chứa phụ phẩm lâm
nghiệp, hoặc nuôi cấy chìm thu nhận sinh khối. Bên cạnh môi trƣờng truyền
thống là mùn cƣa, Linh chi còn có thể đƣợc trồng trên rơm rạ, bã mía...
Hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới đề công nhận giá
trị khoa học của nấm Linh chi trong đời sống hàng ngày. Nấm Linh chi từ lâu
đã đƣợc coi là thảo dƣợc có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con ngƣời nhƣ:
tăng cƣờng hệ miễn dịch ở các cơ quan của con ngƣời nhƣ hệ bài tiết, hệ tuần
hoàn … hỗ trợ chống ƣng thƣ, phòng và hỗ trợ các bệnh tiểu đƣờng, chống dị
ứng động ngoài ra nấm còn có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ làm đẹp.
Ở Việt Nam từ thập kỉ 70 của thế kỉ XX trở lại đây, Linh chi đã đƣơc

nhiều nhà khoa học quan tâm, các nhà khoa học nghiên cứu chủ yếu vào điều tra,
đặc điểm phân loại điều kiện sinh thái và công nghệ nuôi trồng nấm Linh chi.
Với nhu cầu về thực tiễn nuôi trồng nấm Linh chi trên giá thể mùn cƣa ở
các địa phƣơng để ngƣời dân đƣợc sử dụng Linh chi nên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của chủng
Linh chi (Ganoderma lucidum) trên cơ chất tổng hợp”.

2


2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trƣởng phát triển của nấm linh chi đỏ trên giá
thể tổng hợp.
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của
chủng Linh chi đỏ
3. Địa điểm thí nghiệm.
Tiến hành thí nghiệm tại:
- Phòng thí nghiệm của khoa Sinh - KTNN của trƣờng ĐHSP Hà Nội 2.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp số liệu, thông tin khoa học cho công tác nghiên cứu về nuôi
trồng và chọn tạo giống nấm Linh chi.
- Trên cơ sở nuôi trồng trong một số công thức môi trƣờng khác nhau,
tiến hành xác định điều kiện nuôi trồng thích hợp nhất trong từng giai đoạn
phát triển, góp phần củng cố quy trình công nghệ nuôi trồng nấm Linh chi.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần làm đa dạng công thức môi trƣờng cho công nghệ sản xuất
nấm Linh chi.
- Góp phần trồng nấm hiệu quả hơn, tăng chất lƣợng nấm, tận dụng
những phế liệu nông - lâm để nuôi trồng nấm tạo nguồn thực phẩm giàu giá

trị dinh dƣỡng có giá trị dƣợc liệu và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

3


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc nấm Linh chi
Ngoại sử chép rằng trong một bữa tiệc tân niên đãi các sứ thần ngoại
quốc, Từ Hy thái hậu nhà Thanh đã tổ chức một bữa ăn gồm tổng cộng 365
món, kéo dài bảy ngày đêm, mỗi ngày có một món đặc biệt. Bảy món cho bảy
ngày là Linh chi, tƣợng tinh, sơn dƣơng trùng, chuột bạch bao tử, óc khỉ,
trứng công, và heo sữa (nhũ trƣ). Bữa tiệc kéo dài từ sáng mồng một đến
mồng bảy tháng giêng. Những món ăn đãi thực khách dĩ nhiên là cầu kỳ
không phải chỉ vì bào chế công phu mà còn cả tìm tòi, săn bắt hay nuôi dƣỡng
rất kỹ lƣỡng. Thế nhƣng Linh Chi là cái gì mà đƣợc đƣa lên hàng đầu trong
danh sách của thực đơn 365 món? Phải chăng đó là những cái nấm màu đen
sì, bóng nhẫy mà chúng ta vẫn thấy ngƣời ta để hàng rổ trong các tiệm thuốc
bắc ở Nam Cali? Lẽ đâu Linh Chi lại dễ dàng đến thế [14].
Chính loại nấm đó tên gọi Linh Chi, là dƣợc thảo đứng đầu trong Thần
Nông Bản Thảo Kinh. Bản Thảo Kinh tên nguyên thủy là Thần Nông Bản
Thảo Kinh, đƣợc hình thành vào khoảng cuối đời Đông Hán, là của ngƣời sau
thác danh họ Thần Nông sáng tác. Tác phẩm này tập hợp những kinh nghiệm
về dƣợc vật từ đời Hán trở về trƣớc, tất cả 365 loại, trong đó thực vật chiếm
đa số (252 vị), kế là động vật (67 vị) và sau cùng là khoáng thạch (46 vị) và
có thể coi là cuốn sách về dƣợc học đầu tiên của Trung Hoa. Cuốn kinh này
chia các vị thuốc ra làm ba loại, thƣợng, trung và hạ phẩm. Linh Chi là dƣợc
loại đứng đầu của thƣợng phẩm, trên cả nhân sâm, là một dƣợc thảo đƣợc
xem là kỳ diệu, có rất nhiều hiệu năng, dùng lâu không hại, có thể giúp ngƣời
ta diên niên trƣờng thọ. Thời trƣớc chỉ có vua chúa và vƣơng hầu biết tới chứ

ngƣời bình dân thì chỉ nghe mà không mấy khi đƣợc gặp [14].
Cây nấm đó còn mang nhiều huyền thoại còn lạ lùng hơn cả nhân sâm.
Ngƣời ta bảo rằng nấm này chỉ mọc tại những khu rừng hoang vu, vào thời

4


điểm nhất định, mà không phải là ngƣời có duyên phận lớn thì không gặp
đƣợc. Những khối ngọc tạc theo hình chiếc nấm này gọi là ngọc nhƣ ý, tƣợng
trƣng cho sống lâu, ta thấy nơi tay các tiên ông trong tranh cổ.
Linh Chi, viết theo kiểu phiên âm Trung Hoa Lingzhi hay Lingchih, tên
Nhật reishi, tên khoa học ganoderma lucidum, là một loại nấm thuộc họ đa
khổng (polyporaceae), thƣờng mọc trên những cây mục. Thời xƣa ngƣời ta
chỉ có thể tìm thấy nấm trong rừng, trên những núi cao chứ không cách gì gây
giống đƣợc. Có sách lại nói là Linh Chi chỉ tìm thấy ở phía tây núi Thái Hàng.
Chính vì thế mà cây nấm này càng mang nhiều truyện thần kỳ. Trong truyện
Bạch Xà tinh, Linh Chi có tác dụng cải tử hoàn sinh, làm cho ngƣời chết có
thể sống lại đƣợc. Vì vậy ngƣời ta còn gọi là Linh Chi thảo nên nhiều tác giả
đã cho rằng đây là một loại cây cỏ. Thực ra, nhƣ trên đã nói, Linh Chi là một
loại nấm [14].
1.2. Đặc điểm sinh học về nấm Linh chi
1.2.1. Tên khoa học và vị trí phân loại
Linh chi có tên khoa học là Garnoderma lucidum, thuộc nhóm nấm
lớn, rất đa dạng về chủng loại. Nhà y - dƣợc Lý Thời Trân trong “Bản Thảo
Cƣơng Mục” đã phân ra 6 loại Linh chi và màu sắc của chúng nhƣ sau:
Bảng 1.1. Phân loại nấm Linh Chi theo Lý Thời Trân (1595)
Tên gọi

Màu sắc


Thanh long( Long chi)

Xanh

Hồng chi( Xích chi, Đơn chi)

Đỏ

Hoàng chi( Kim chi)

Vàng

Bạch chi( Ngọc chi)

Trắng

Hắc chi( Huyền chi)

Đen

Tử chi( Mộc chi)

Tím

5


Phân loại nấm Linh chi:
Giới


Mycetalia

Nghành

Basidiomycota

Lớp

Basidiomycetes

Bộ

Aphyllophorales

Họ

Ganodermataceae Donk

Chi

Ganoderma

Loài

Ganoderma Lucidum

1.2.2. Đặc điểm sinh học hình thái của nấm Linh chi
Nấm Linh chi (phần quả thể) gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm ngoài
ra còn phần thịt nấm.
* Cuống nấm

- Cuống dài hoặc ngắn, đỉnh bên, có hình trụ, đƣờng kính 0,5 đến 3 cm.
- Cuống nấm ít phân nhánh, đôi khi uốn khúc cong queo.
* Mũ nấm
- Mũ nấm khi non có hình trứng, lớn dần có hình quạt.
- Mặt dƣới mũ nấm phẳng có màu trắng hoặc màu vàng, mặt này có
nhiều lỗ nhỏ li ti, đây chính là nơi hình thành và phát tán bào tử.
* Phần thịt nấm
- Phần thịt nấm có chất màu vàng kem, nâu nhạt hoặc trắng kem phân
chia kiểu lớp trên lớp dƣới.
* Đảm bào tử
- Có dạng trứng cút đôi khi đƣợc mô tả là dạng trứng có đầu chóp tròn
hoặc nhọn.
- Có 2 dạng: dạng lõm đầu và dạng không lõm đầu.
- Bảo tử có cấu trúc vỏ kép ngoài không màu, lớp trong có gai nhọn đâm
sát vào màng ngoài, chính giữa là khối nội chất tụ lại thành 1 giọt hình cầu.

6


- Lớp vỏ bóng trên mũ đƣợc tạo nên do một số lớp sợi nấm dạng hình
chùy, không có vách ngăn ngang sắp xếp theo dạng bờ rào tạo nên [4].
1.2.3. Thành phần hoá học và hoạt chất trong Linh chi
1.2.3.1. Hoạt chất trong Linh chi
Bảng 1.2. Thành phần hoạt chất cơ bản của nấm Linh chi [15]
Nhóm chất
Polysaccharid

Steroid

Hoạt chất

Beta - D – glucan; ganoderan A, B, C, D - 6; BN
– 3B: 1, 2, 3; D – 6
Ganodosteron ; Lanosporeric axit A
Lonosterol I, II, III, IV, V
Ganodermic axit Mf,T-O
Ganoderic axit R, S
Ganoderic axit

Triterpenoid

B, D, F, H, K, S, Y ...
Ganodermadid
Ganosporelacton A, B
Lucidene A, Lucidenol

Protein

Lingzhi – 8

Axit béo

Oleic axit

1.2.3.2. Đặc tính dược học của nấm Linh chi
Tài liệu cổ nhất cũng nói tƣơng đối cụ thể về khả năng trị liệu của Linh
chi cũng theo Nhà Y- dƣợc Lý Thời Trần (1595) theo tác giả mỗi loại Linh
chi khác nhau có đặc tính riêng.

7



Bảng 1.3. Đặc điểm của Lục bảo Linh chi theo nhà y dược Lý Thời Trần [7]
Tên gọi
Thanh chi hay Long chi

Đặc tính
Vị chua, không độc; Chủ trị sáng mắt,
bổ gan khí, an thần, tăng trí tuệ

Hồng chi, Xích chi hay Đơn chi

Vị đắng, không độc
Tăng trí nhớ, dƣỡng tim, bổ trung,
chữa trị tức ngực

Hoàng chi hay Kim chi

Vị ngọt, không độc, an thần

Bạch chi hay Ngọc chi

Vị cay, không độc,ích phổi, thông
mũi, an thần, chữa ho

Hắc chi hay Huyền chi

Vị mặn, không độc,trị chứng bí tiểu

Tử chi hay Mộc chi


Vị ngọt,không độc, trị đau nhức khớp
xƣơng, gân cốt

Linh chi là một loại nấm đặc biệt, Linh chi có vị đắng, có tác dụng tăng
co bóp cơ tim, tăng tuần hoàn, trị chứng tắc nghẽn, khó chịu, tăng trí lực, tăng
tuổi thọ. Theo các tài liệu cổ và những nghiên cứu khoa học gần đây, có thể
tóm tắt các tác dụng của Linh chi nhƣ sau:
- Đối với hệ tim mạch: Nấm Linh chi có tác dụng điều hòa, ổn định huyết
áp. Khi dùng cho ngƣời huyết áp cao, nấm Linh chi làm hạ huyết áp, dùng lâu
thì huyết áp ổn định. Với ngƣời suy nhƣợc, huyết áp thấp, nấm Linh chi có tác
dụng nâng huyết áp nhờ vào khả năng cải thiện, chuyển hóa dinh dƣỡng. Nấm
Linh chi làm giảm cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỷ trọng
cao trong máu, dùng tốt với những ngƣời bị xơ mỡ động mạch. Nấm Linh chi
làm giảm khả năng kết tập tiểu cầu nên dùng đƣợc với những trƣờng hợp co
thắt mạch vành, nhờ vậy mà giảm đƣợc cơn đau thắt tim. Kết quả nghiên cứu

8


trên thực nghiệm đó chứng tỏ Linh chi có tác dụng cải thiện công năng tim
mạch, tăng lƣu lƣợng máu tim và động mạch vành, tăng tuần hoàn mao mạch
tim [7].
- Với các bệnh hô hấp: Nấm Linh chi đƣợc dùng để điều trị viêm phế
quản dị ứng, hen phế quản, hiệu quả có thể đạt tới 80%.
- Với các bệnh gan mật: Linh chi có tác dụng tốt với các bệnh gan mãn
tính nhờ vào tác dụng nâng cao chức năng gan. Theo các nghiên cứu, nấm
Linh chi nuôi trồng tại Việt Nam có tác dụng bảo vệ phóng xạ khá tốt trên
thực nghiệm.
- Với bệnh tiểu đường: Linh chi có tác dụng ổn định đƣờng huyết ở
những ngƣời bị bệnh đái tháo đƣờng do trợ giúp quá trình tạo glycogen, tăng

cƣờng oxy hóa axit béo, giảm tiêu hao glucose.
- Với bệnh thấp khớp: Bác sĩ Wilkinson (Anh) cho biết nấm Linh chi tỏ
ra rất hiệu quả trong điều trị viêm khớp nhờ các tác nhân chống viêm tên là
ftriturpinoids, có tác dụng tƣơng tự corticoid.
Tiêu thụ Linh chi có thể có tác dụng tích cực đối với viêm khớp dạng
thấp, một bệnh tự miễn dịch lâu dài ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe của
khớp. Một nghiên cứu đƣợc công bố trên tạp chí “Molecular and Cellular
Biochemistry” vào tháng 7 năm 2007 đã nghiên cứu ảnh hƣởng của một
polysaccharide peptide đƣợc tìm thấy trong Linh chi trong nhân tế bào và sản
xuất cytokine - protein viêm - trong viêm khớp dạng thấp khớp. Đây là những
tế bào chuyên biệt góp phần vào sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp và có
thể chịu trách nhiệm khởi phát bệnh, theo một nghiên cứu đƣợc công bố trong
“Thấp khớp” vào tháng 6 năm 2006. Các nhà nghiên cứu quan sát thấy rằng
Ganoderma lucidum polysaccharide peptide ức chế thành công việc sản xuất
cytokine và tăng sinh tế bào trong các nguyên bào sợi này. Nghiên cứu thêm
là cần thiết để nghiên cứu cơ chế hoạt động của Ganoderma lucidum. [10]

9


- Với bệnh ung thư: Các nhà nghiên cứu Nhật Bản, Trung Quốc, Đài
Loan đã thực hiện nhiều công trình chức minh nấm Linh chi có đặc tính tăng
cƣờng hệ miễn dịch của cơ thể. Theo kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân ung
thƣ dạ dày, tử cung… của trung tâm điều trị ung thƣ (Tokyo - Nhật Bản), tỉ lệ
ngƣời bệnh dùng nấm Linh chi sống thêm 5 năm cao hơn những ngƣời không
dùng nấm. Trong một nghiên cứu đƣợc công bố trong "Y học bổ sung dựa
trên bằng chứng và chứng minh" vào năm 2012, bột bào tử của Ganoderma
lucidum cho thấy hứa hẹn giảm bớt mệt mỏi ở phụ nữ bị ung thƣ vú đang trải
qua liệu pháp nội tiết. Liệu pháp nội tiết là cách điều trị bổ sung, ngăn chặn
hoặc loại bỏ các hormon để ức chế sự phát triển của một số bệnh ung thƣ, bao

gồm ung thƣ vú. Phụ nữ đã nhận đƣợc bào tử Linh chi có kinh nghiệm cải
thiện mệt mỏi và giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm.
- Điều biến miễn dịch: Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng kích
thích hệ miễn dịch của Linh chi.Theo Roy (2006) [10], trong các liệu pháp
bằng thảo dƣợc hiện nay ở phƣơng Tây, Linh chi chủ yếu đƣợc dùng nhƣ
thuốc bổ, đặc biệt là nhƣ chất điều biến miễn dịch. Linh chi đƣợc dùng để
tăng cƣờng chức năng miễn dịch và đề phòng nhiễm trùng cơ hội trong các
phác đồ điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV. Nhờ khả năng điều biến miễn
dịch và ức chế sự sản sinh histamine, Linh chi cũng có thể đƣợc dùng nhƣ tác
nhân chống viêm trong điều trị hen suyễn và dị ứng. Linh chi cũng đƣợc dùng
trong điều trị viêm khớp, viêm phế quản dị ứng,... (Nguyễn Hữu Đống và
Đinh Xuân Linh, 2000; Wasser, 2010) .
- Kháng khuẩn và kháng virus: Theo Wasser (2010) [10], gần đây, nhiều
nghiên cứu chứng minh Linh chi có chứa các thành phần kháng khuẩn có khả
năng ức chế một số loại vi khuẩn. Các thành phần dƣợc tính quan trọng
(polysaccharide và triterpenoid) trong Linh chi có khả năng ức chế sự nhân
bản của HIV, virus viêm gan siêu vi B, virus Herpes …

10


Theo một số nghiên cứu, khả năng tăng cƣờng hệ miễn dịch của Linh
chi cũng đóng vai trò trong hoạt tính kháng khuẩn và kháng virus. Dù cơ chế
vẫn chƣa đƣợc xác định, Linh chi mở ra một khả năng mới trong sử dụng
Linh chi kèm theo các liệu pháp nhằm giảm tác hại của các loại thuốc kháng
khuẩn, kháng virus.
- Chống oxy hóa: Nhiều thành phần trong Linh chi, đặc biệt là
polysaccharide và triterpenoid, thể hiện khả năng chống oxy hóa in vitro. Các
hoạt chất trong Linh chi giúp cơ thể tiêu diệt các gốc tự do, chống oxy hóa, từ
đó ngăn ngừa ung thƣ và các bệnh mãn tính khác (Wachtel-Galor et al., 2011;

Wasser, 2010) [10].
Gần đây một số đề tài nghiên cứu khoa học về nấm Linh chi còn nêu ra
một số tác dụng đặc biệt quý báu của nấm Linh chi đồi với một số bệnh nan y
nhƣ ngăn ngừa và làm hạn chế sự phát triển của khối u, ức chế một số vi
khuẩn gây các bệnh nhiễm trùng, chữa viêm loét dạ dày tá tràng, chữa bệnh
đái đƣờng… Vì tác dụng bổ khí và làm tăng hệ thống miễn nhiễm của cơ thể,
ngƣời ta đã dùng Linh chi để phụ với các loại thuốc trị ung thƣ [7].
1.2.3.3. Một số thành phần phần hóa học trong Linh chi
Bảng 1.4. Thành phần hóa học trong nấm Linh chi [7]
Thành phần

Hàm lƣợng (%)

Nƣớc

12 - 13

Cellulose

54 - 56

Lignin

13-14

Lipid

1,9-2,0

Monosaccharide


4,5-5,0

Sterol

0,14-0,16

Polysaccharide

1,0-1,2

Protein

0,08-0,12

11


Phân tích thành phần nguyên tố của nấm Linh chi: protein, lipit, cenllulo,
vitamin và nhiều nguyên tố khoáng (khoảng 40 nguyên tố) nhƣ P, S, Mg, Zn,
Fe, K, Na, Mn, Al, Cu, Sr… Hai nguyên tố quan trọng nhất là selelium và
germanium [1].
1.2.4. Điều kiện sống của Linh chi
- Môi trƣờng sống của nấm thƣờng ở rừng kín xanh ẩm, độ cao từ vài
chục mét đến 1500m, sống hoại sinh trên các thân cây gỗ mục.
- Nấm Linh chi thƣờng xuất hiện ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Đại
Dƣơng và châu Mỹ.
- Trong từng giai đoạn nấm Linh chi chỉ yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, độ
thông thoáng, ánh sáng, pH và dinh dƣỡng.
+ Nhiệt độ [6]

 Giai đoạn nuôi sợi: 20⁰C - 30⁰C.
 Giai đoạn phát triển quả thể: 22⁰C - 28⁰C.
+ Độ ẩm [6]
 Độ ẩm cơ chất: 60% - 65%.
 Độ ẩm không khí: 80% - 95%.
+ Độ thông thoáng: trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm
Linh chi đều cần có độ thông thoáng tốt.
+Ánh sáng [6]
 Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng.
 Giai đoạn phát triển quả thể: cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc sách
đƣợc).
Cƣờng độ ánh sáng cân đối từ mọi phía.
+ Độ pH [6]
Môi trƣờng pH từ axit yếu đến trung tính (pH 5,5 - 7). Sợi nấm sinh
trƣởng thích hợp nhất trong khoảng pH 4 – 6.

12


+ Dinh Dƣỡng: sử dụng nguồn trực tiếp Xenlulozo.
1.2.5. Chu trình sống của Linh chi

Hình 1.2. Chu kì phát triển của nấm Linh chi
A: thể quả; B: mặt ngoài phiến nấm; C: đảm; D: sự phối nhân trong đảm; E:
đảm và bào tử đảm; F: bào tử đảm nảy mầm; G: sợi nấm đơn nhân; H: sự
phối chất của 2 sợi nấm đơn nhân; I: sợi nấm song nhân [10].
1.3. Tình hình nghiên cứu của nấm Linh chi trên thế giới và trong nƣớc
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Linh Chi đã đƣợc biết từ rất lâu. Vua Tần Thủy Hoàng muốn tìm kiếm
những cây nấm này nên sai đạo sĩ Từ Phúc đem 1500 đồng nam và 1500 đồng

nữ đến tới Ðông Hải tìm thuốc trƣờng sinh. Những ngƣời này ra đi mà không
thấy trở về, không biết có phải vì mất tích ngoài biển cả hay vì họ đã không
kiếm ra nên sợ hãi không dám về phục mệnh. Có những truyền thuyết cho
rằng những ngƣời này đã định cƣ trên quần đảo Phù Tang và là tổ tiên của
ngƣời Nhật hiện nay.
Trong lịch sử đã có rất nhiều ngƣời tìm cách gây giống và trồng loại nấm
này nhƣng đều không đƣợc. Mà mãi tới năm 1971, hai nhà bác học ngƣời
Nhật tên là Zenzaburo Kasai và Yukio Naoi, giáo sƣ thuộc phân khoa nông
nghiệp, của đại học Kyoto mới thành công trong việc gây giống nên ngƣời ta

13


mới trồng đƣợc loại nấm này một cách qui mô. Từ đó, nấm linh chi đƣợc
trồng và sử dụng trong việc bào chế chứ không chỉ là huyền thoại.
Năm 1971, nhà bác học ngƣời Nhật Yukio Naoi đã sử dụng thành công
phƣơng pháp „„Nuôi cấy bào tử‟‟ để tạo ra mầm Linh chi nhân tạo đầu tiên
[3]. Từ đó, nhịp độ gia tăng ổn định công nghệ nuôi trồng Linh chi ở Nhật
phát triển nhanh. Nếu tình từ năm 1979 sản lƣợng Linh chi khô ở Nhật Bản
11đạt 5 tấn/năm thì năm 1995 sản lƣợng đạt 200 tấn/năm. Nhƣ vậy sau 40
năm sản lƣợng Linh chi của Nhật tăng gấp 40 lần [4].
Ngày nay, thế giới hàng năm sản xuất đƣợc khoảng 4.300 tấn, riêng
Trung Hoa trồng khoảng 3000 tấn còn lại là các nƣớc khác nhƣ Hàn Quốc,
Nhật Bản, Ðài Loan, Hoa Kỳ, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Sri Lanka và
Indonesia. Nhật Bản tuy đã tìm ra cách trồng nhƣng nay chỉ sản xuất khoảng
500 tấn mỗi năm, đứng sau Trung Hoa.
Đến nay việc nghiên cứu Linh chi không chỉ ở một số nƣớc mà đã lan
rộng ra toàn thế giới. Hiện nay đã có 250 bài báo của các nhà khoa học trên
thế giới công bố liên quan đến dƣợc tính điều trị của Linh chi. Hội nghị nấm
học thế giới ở Vancuver tại Canada đã nhất trí thành lập viện nghiên cứu Linh

chi Quốc tế đặt trụ sở tại NewYork [8].
Các nƣớc Đông Nám Á gần đây cũng nghiên cứu về Linh chi. Malaysia
chú trọng cải tiến về quy trình trồng nấm Linh chi ngắn ngày , trên các phế
thải giàu chất xơ, thậm chí cho thu hoạch thể quả sau 40-45 ngày. Tại Thái
Lan và Philippin đã có 1 số trang trại vừa và nhỏ thành lập để nuôi trồng
Ganoderma lucidum.
Hiện nay, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam là
các quốc gia sản xuất nấm linh chi nhiều nhất trên thế giới.
Trong đó Trung Quốc là nƣớc sản xuất nấm lớn nhất thế giới. Năm 1955,
sản lƣợng là 3 triệu tấn, chiếm 60% tổng sản lƣợng thế giới, riêng tỉnh Phúc

14


Kiến 0,8 triệu tấn, chiếm 26,7% cả nƣớc; 6,4% toàn thế giới. Năm 2006
Trung Quốc đã sản xuất đƣợc 18 triệu tấn nấm tƣơi các loại. Năm 2009 riêng
tỉnh Phúc Kiến sản xuất gần 2 triệu tấn đạt giá trị trên 8,6 tỷ Nhân dân tệ thu
hút trên 3 triệu lao động trồng nấm chuyên nghiệp. Năm 2010 sản lƣợng nấm
tại Trung Quốc đạt 20,2 triệu tấn, tƣơng đƣơng mức giá trị khoảng 300 tỷ
nhân dân tệ [11].
Thị trƣờng tiêu thụ nấm ăn lớn nhất hiện nay là Đức (300 triệu USD),
Mỹ (200 triệu USD), Pháp (140 triệu USD), Nhật Bản (100 triệu USD). Mức
tiêu thụ nấm bình quân theo đầu ngƣời của Châu Âu, Mỹ, Nhật, Đức khoảng
4,0-6,0 kg/năm, dự kiến tang trung bình 3,5%/năm [11].
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nƣớc ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nguyên liệu sẵn có nhƣ
mùn cƣa, rơm, rạ … lực lƣợng lao động đông, nuôi trồng ở diện tích nhỏ, vốn
đâu tƣ thấp ... là những điều kiện thuận lợi nuôi trồng nấm. Từ nhiều năm trở
lại đây nhiều mô hình trồng nấm đã đƣợc đƣa ra và sử dụng hiệu quả đem lại
hiệu quả kinh tế cao, giúp ngƣời dân xoá đói giảm nghèo và từng bƣớc nâng

cao chất lƣợng cuộc sống.
Từ những năm 70, 80, 90 của thế kỉ XX nấm Linh chi đƣợc quan tâm
nhiều về thành phần hoá học cũng nhƣ thành phần dƣợc lý và quy trình sản
xuất ra các chế phẩm.
Nấm linh chi Việt Nam đƣợc trồng đầu tiên vào năm 1978, khi các nhà
khoa học Việt Nam tiến hành nghiên cứu các loại nấm Linh chi dại trong rừng
Việt Nam, là một loài nấm có tên khoa học là Ganoderma Lucidum, viết theo
kiểu phiên âm Trung Hoa là Lingzhi, tên Nhật là Reishi. Trong năm 1978,
loài chuẩn Linh chi đỏ đƣợc nuôi thành công trong phòng thí nghiệm. Từ năm
1990, phong trào nuôi trồng Linh chi bùng nổ ở thành phố Hồ Chí Minh, sản
lƣợng hàng năm đạt 10 tấn. Nhờ đầu tƣ phát triển ngành nấm, đến nay nhiều

15


hộ nông dân trong cả nƣớc đang thu nhập khá cao và ổn định. Nhiều hộ nhờ
tận dụng nguyên liệu rơm rạ đã thoát ra cảnh nghèo [13].
Hầu hết các loại nấm linh chi Việt Nam đƣợc trồng ở các trại nấm đều
đƣợc nghiên cứu và trồng theo phƣơng pháp: lấy từ các thành phần mạt cƣa
(chủ yếu là cây cọ dầu, liễu, cao su) và phôi trộn cùng các chất bổ sung dinh
dƣỡng nhƣ cám gạo, cám ngô hoặc thạch cao.
Nấm linh chi Việt Nam trồng chủ yếu tại Lâm Đồng hoặc một số cơ sở
nông lâm tại TP HCM với số lƣợng khá ít (ở nƣớc ta, đa số nấm linh chi Hàn
Quốc và Trung Quốc du nhập vào là nhiều). Hình dạng nấm linh chi Việt
Nam thƣờng có màu đỏ, cuống dài hoặc đã đƣợc cắt, tai nấm nhỏ và nặng chỉ
khoảng 10g/tai nấm. Giá bán loại nấm linh chi tại một số địa điểm trong khu
vực Đà Lạt hoặc TP HCM khá đắt, khoảng từ 700 000 - 1 000 000 đồng [12].
Trong một vài năm gần đây con ngƣời đã tìm kiếm và phát hiện một
lƣợng lớn Linh chi tại một số vùng cao nƣớc ta. Đây là một kho tàng sản
phẩm quý của Việt Nam, cần đƣợc nghiên cứu sâu để đƣa vào sản xuất, khai

thác và phát triển nấm Linh chi ở nƣớc ta [1].
Ngoài ra, nấm linh chi Việt Nam còn có loại nấm không đƣợc trồng, chủ
yếu là mọc hoang trong rừng nhiệt đới và có đủ màu sắc nhƣ: đỏ sậm, đen, có
long trên mặt tai nấm hoặc không long... Các nhà khoa học cho rằng, nếu ăn
hoặc uống phải các loại này sẽ không có lợi cho sức khỏe, thậm chí còn có thể
bị ngộ độc [12].
Sản lƣợng linh chi của Việt Nam năm 2017 ƣớc đạt 250 tấn, tăng 500 lần
so với năm 1988. Số lƣợng các công ty nấm và trại nấm tăng đáng kể thời
gian gần đây với khoảng 10 công ty và 40 trại tại TP HCM [11].

16


×