Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nghiên cứu tình hình phát sinh gây hại của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) hại lúa vụ mùa 2017 và biện pháp phòng trừ tại Cao Minh - Phúc Yên -Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.61 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======

PHẠM THỊ TRANG

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHÁT SINH GÂY HẠI
CỦA RẦY NÂU (NILAPARVATA LUGENS STAL)
HẠI LÚA VỤ MÙA 2017 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
TẠI CAO MINH – PHÚC YÊN – VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng
Người hướng dẫn khoa học

TS. DƯƠNG TIẾN VIỆN

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn
bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy
hướng dẫn TS. Dương Tiến Viện đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt tôi trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận.
Trân trọng cảm ơn lãnh đạo trường ĐHSP Hà Nội 2, Ban Chủ nhiệm và
cán bộ, giảng viên khoa Sinh - KTNN đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn tôi
suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ Chi Cục
Bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc – Trạm bảo vệ thực vật Phúc Yên, chị Nguyễn Thị
Lệ đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài nghiên
cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động
viên quan tâm khích lệ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Phạm Thị Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan!
Bản khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành bằng sự nhận thức chính
xác của bản thân.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực, chưa
được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Phạm Thị Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nghĩa tiếng Việt

Từ viết tắt
BVTV


Bảo vệ thực vật

CT

Công thức

DTDB

Dự tính dự báo

KD18

Khang dân 18

TƯ8

Thiên Ưu 8


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2. Tình hình nghiên cứu rầy nâu trong và ngoài nước ................................... 4
1.2.1. Tình hình nghiên cứu rầy nâu trên thế giới ............................................ 4

1.2.1.1. Vị trí phân loại, triệu chứng gây hại, ký chủ và phân bố của rầy nâu
Nilaparvata lugens Stal ..................................................................................... 4
1.2.1.2. Đặc điểm sinh học của rầy nâu ............................................................ 7
1.2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của rầy nâu ... 9
1.2.1.4. Các biện pháp phòng trừ rầy nâu ...................................................... 10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu rầy nâu ở trong nước.......................................... 12
1.2.2.1. Triệu chứng gây hại, ký chủ và phân bố của rầy nâu Nilaparvata
lugens Stal ....................................................................................................... 12
1.2.2.2. Tình hình phát sinh gây hại của rầy nâu ở trong nước ..................... 13
1.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của rầy nâu ............. 16
1.2.2.4. Tập tính sinh sống của rầy nâu........................................................... 19
1.2.2.5. Biện pháp phòng trừ rầy nâu Nilaparvata lugens Stal ở Việt Nam ... 21
1.3. Diện tích lúa gieo trồng tại tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây ... 22
1.4. Tình hình diễn biến thời tiết khí hậu vụ mùa 2017 tại tỉnh Vĩnh Phúc ... 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 26


2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26
2.4.1. Phương pháp điều tra diễn biến mật độ rầy nâu ở vụ mùa 2017 tại Cao
Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc ......................................................................... 26
2.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học trừ rầy ở
vụ mùa năm 2017 tại Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc .............................. 27
2.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu.................................................... 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 30
3.1. Mức độ phổ biến của rầy nâu hại lúa vụ mùa năm 2017 tại Cao Minh Phúc Yên - Vĩnh Phúc ..................................................................................... 30
3.2. Diễn biến mật độ rầy nâu ở vụ mùa 2017 ................................................ 31
3.3. Diễn biến mật độ rầy nâu ở 3 chân đất khác nhau trên giống lúa Thiên ưu

8 ....................................................................................................................... 32
3.4. Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học phòng trừ rầy nâu vụ
mùa 2017 tại Cao Minh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc .......................................... 34
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 36
I. KẾT LUẬN .................................................................................................. 36
II. ĐỀ NGHỊ .................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 38
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích lúa gieo trồng tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2006 – 2016 ....... 23
Bảng 1.2. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ mùa 2017 tại tỉnh Vĩnh Phúc .......... 24
Bảng 2.1. Hoạt chất, nồng độ và liều lượng các loại thuốc sử dụng phun cho
thí nghiệm........................................................................................................ 28
Bảng 3.1. Mức độ phổ biến của rầy nâu hại thân lúa vụ mùa năm 2017 tại Cao
Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc ......................................................................... 30
Bảng 3.2. Diễn biến mật độ rầy nâu trên một số giống lúa ở vụ mùa 2017 tại
Cao Minh – Phúc yên – Vĩnh Phúc ................................................................. 31
Bảng 3.3. Diễn biến mật độ rầy nâu trên 3 loại chân đất khác nhau ở vụ mùa
2017 tại Cao Minh – Phúc yên – Vĩnh Phúc ................................................... 33
Bảng 3.4. Hiệu lực của hai loại thuốc trừ rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
ngoài đồng ruộng............................................................................................. 34


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây lúa là một trong những cây lương thực chính của nước ta và nhiều
nước trên thế giới, nó có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Khoảng 40% dân số trên thế giới sống bằng lúa gạo, sử dụng lúa gạo làm

nguồn lương thực chính, khoảng 25% sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần
thức ăn hàng ngày. Lúa gạo có ảnh hưởng tới ít nhất 65% dân số thế giới, sản
xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước Châu Á với mức tiêu dùng khoảng
180-200kg/người/năm, Châu Mỹ khoảng 100kg/người/năm [3]. Nước ta có
diện tích trồng lúa khá lớn và vấn đề dịch hại luôn được quan tâm đúng mức.
Đã nhiều năm nay các loài dịch hại luôn là đối tượng trực tiếp ảnh hưởng đến
năng suất lúa. Để đảm bảo tính ổn định và nâng cao năng suất, phẩm chất lúa,
ngoài các yếu tố khác như giống, kỹ thuật canh tác điều kiện thời tiết khí
hậu…, sâu bệnh là một yếu tố hết sức quan trọng, nó là yếu tố ảnh hưởng rất
lớn đến năng suất, phẩm chất và sản lượng lúa [16].
Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) thuộc họ Delphacidae, bộ Homoptera
đã được ghi nhận tại hầu hết các nước có trồng lúa trên thế giới như Ấn Độ,
Sri Lanka, Cam Phu Chia, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia,
Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin, các quốc đảo vùng Thái Bình
Dương và Việt Nam. Trước năm 1960 rầy nâu chỉ là đối tượng dịch hại thứ
yếu, trong thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20 khi cuộc “cách mạng xanh” diễn
ra thì rầy nâu đã trở thành đối tượng sâu hại quan trọng bậc nhất ở hầu hết các
nước trồng lúa trên thế giới. Trong giai đoạn 1966-1975 thiệt hại do rầy nâu
gây ra cho các nước Châu Á ước tính khoảng 300 triệu đô la Mỹ [10].
Ở Việt Nam, rầy nâu đã được ghi nhận như một loài sâu hại lúa quan
trọng từ những năm 1931-1932. Nhưng cũng chỉ trong khoảng 30 năm trở lại
đây chúng mới trở thành đối tượng dịch hại chủ yếu và thường xuyên ở nhiều

1


vùng. Theo tài liệu đã ghi nhận được ở phía Bắc thì năm 1969, rầy nâu đã phá
hại mạnh ở Thái Bình và một số tỉnh Trung bộ. Những năm sau đó (19711974) rầy nâu đã phát triển ở nhiều vùng thuộc duyên hải Trung bộ và đồng
bằng Bắc bộ. Diện tích bị rầy nâu gây hại năm 1974 lên tới 97.860 ha. Trong
những năm 1976-1978, các đợt dịch rầy nâu đã liên tiếp xảy ra ở các tỉnh Bắc

bộ và ven biển miền Trung. Trong hai năm 1977-1978 rầy nâu đã phá hại trên
diện tích khoảng một triệu ha ở các tỉnh phía Bắc, làm giảm năng suất 3050%, nhiều nơi bị mất trắng, thiệt hại lên tới khoảng một triệu tấn thóc [1].
Tiếp theo sau sự phá hại của rầy nâu, bệnh lúa lùn xoắ n lá do rầy nâu
truyền đã xuất hiện ở nhiều vùng, từ đồng bằng Bắc bộ đến ven biển Trung
bộ. Diện tích bị hại chỉ tính riêng ở đồng bằng sông Cửu Long đã lên tới
40.000 ha.. Từ năm 2006 đến nay (2010) rầy nâu đã trở thành dịch hại quan
trọng nhất ở các vùng trồng lúa trong cả nước, nhất là các tỉnh đồng bằng
Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Theo Cục Bảo vệ thực vật
(BVTV), trong những năm 2000 - 2010, diện tích lúa bị hại do rầy nâu gây ra
trong cả nước là 6.311.959 ha trong đó miền Bắc là 2.878.365 ha, miền Nam
là 3.397.898 ha. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là đa số các giống đang gieo
trồng chủ yếu các giống mẫn cảm với rầy nâu ở nước ta. Đặc biệt rầy nâu là
môi giới truyền bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá. Vì vậy hiện nay, rầy nâu hại
lúa đang trở thành mối đe doạ hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng đáng kể đến
năng suất và phẩm chất lúa ở nhiều vùng trồng lúa trong cả nước [11].
Xuất phát từ những vấn đề cấp bách nói trên nên tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình phát sinh gây hại của rầy nâu
(Nilaparvata lugens Stal) hại lúa vụ mùa 2017 và biện pháp phòng trừ tại
Cao Minh - Phúc Yên -Vĩnh Phúc”.

2


2. Mục đích nghiên cứu
-

Theo dõi định kỳ, thu thập số liệu về diễn biến mật độ, phát sinh, phát

triển và gây hại của rầy nâu trên lúa
-


Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ rầy nâu

-

Đề xuất một số biện pháp phòng trừ rầy nâu để từ đó làm tăng hiệu quả

năng suất lúa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra một số dẫn liệu về đặc điểm sinh thái của
rầy nâu hại lúa (Nilaparvata lugens Stal) làm phong phú thêm các tài liệu về
rầy nâu và là cơ sở cho công tác DTDB. Đồng thời, với việc nghiên cứu biến
động số lượng giúp tìm ra quy luật phát sinh gây hại của rầy nâu trong năm
nhằm làm cơ sở cho DTDB dịch hại rầy nâu có thể phát sinh vào từng thời
điểm trong năm để điều chỉnh thời vụ cây trồng một cách hợp lý và từ đó có
những biện pháp phòng trừ kịp thời.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những năm gần đây, rầy nâu là một trong những đối tượng gây hại
chính trên lúa, luôn đe dọa đến năng suất và phẩm chất lúa. Chính vì vậy việc
nghiên cứu nắm vững tình hình phát sinh, phát triển của rầy nâu đối với từng
giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa chính là cơ sở để có được quyết
định đúng đắn trong phòng trừ rầy nâu một cách có hiệu quả.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) là đối tượng sâu hại lúa quan trọng
nhất hiện nay ở hầu hết các vùng trồng lúa ở Việt Nam [13].
Từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, nhìn chung trong ngành trồng lúa
ở vùng Đông Nam Á có những thay đổi lớn về cơ sở vật chất và kỹ thuật. Cho
đến nay, nhiều nhà khoa học cho rằng sự gia tăng tính trầm trọng của rầy nâu
liên quan đến kỹ thuật trồng lúa tiên tiến. Mặt khác, bản thân rầy nâu cũng có
những biến đổi đã hình thành nhiều nòi sinh học (biotype) khác nhau, nòi sinh
học sau có độc tính mạnh hơn nòi sinh học trước đó. Do đó vấn đề phòng
chống rầy nâu ngày càng trở nên phức tạp hơn.
Rầy nâu là một trong những loài rầy tấn công cây lúa có ảnh hưởng trực
tiếp gián tiếp đến thất thu năng suất và là vecto truyền nhiều bệnh virut cho
cây lúa.
Để ngăn chặn sự gây hại (cả trực tiếp và gián tiếp) của rầy nâu chúng ta
cần phải tìm ra biện pháp hiệu quả để phòng trừ chúng. Chính vì vậy việc tìm
hiểu rõ ảnh hưởng của 1 số yếu tố sinh thái đến diễn biến mật độ của rầy nâu
là rất cần thiết.
Kết quả của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở để xây dựng các biện pháp
phòng trừ có hiệu quả với rầy nâu.
1.2. Tình hình nghiên cứu rầy nâu trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu rầy nâu trên thế giới
1.2.1.1. Vị trí phân loại, triệu chứng gây hại, ký chủ và phân bố của rầy nâu
Nilaparvata lugens Stal
Rầy nâu được coi là một trong những đối tượng nguy hiểm gây hại trên
lúa có

tên

khoa

học




Nilaparvata

4

lugens

Stal,

thuộc

giống


Nilaparvata, họ rầy Delphacidae, bộ nhỏ Fulgoromorpha, bộ phụ
Auchenorrhyncha, bộ cánh đều Homoptera.
Nilaparvata lugens được đặt tên đầu tiên vào năm 1854 là Delphax
lugens Stal. Sau đó đổi tên thành Nilaparvata lugens bởi Muir và Giffard vào
năm 1924. Tại Sri Lanka, Nilaparvata lugens được biết đầu tiên với tên
Nilaparvata greeni Distant (Fernando và ctv , 1979) . Tại đài Loan, rầy nâu
được biết đến với cái tên đầu tiên là Liburnia oryzae (Fukuda, 1934) , sau
đó là Nilaparvata oryzae Matsumra (Anonymous, 1944; Wang, 1957) và
trở thành Nilaparvata lugens Stal vào các năm sau đó [15].
Phân bố của rầy nâu rộng khắp các nước trồng lúa ở Châu Á, Australia
và một số đảo ở Thái Bình Dương. Trên thế giới phạm vi phân bố của rầy nâu
rất rộng. Theo Mochida (1970) , rầy nâu phân bố ở hầu hết các nước trồng
lúa nước ở Châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào,
Bangladesh, Indonesia, Srilanca, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Đài

Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… Lúa nước là ký chủ chính của rầy
nâu do đó thời gian không trồng lúa hoặc để ruộng nghỉ không có lúa
chét có thể làm giảm số lượng rầy cho vụ tiếp theo. Cây dại thuộc họ hoà
thảo và lúa chét là ký chủ phụ thích hợp cho rầy sinh sống và đẻ trứng
[15].
Ấn Độ: Tại vùng Kerala từ năm 1958, 1962 đã ghi nhận được rầy nâu
phát sinh rải rác và lần đầu tiên phát sinh mạnh thành dịch trong năm 1973 1974. Vào các năm 1976, 1977, 1983, 1987 đã ghi nhận rầy nâu phát sinh
thành dịch ở một số bang khác thuộc An Độ như Andhra Pradesh, Tamil
Nadu [14].
Bangladesh: Những ghi nhận sớm về rầy nâu hại lúa ở nước này vào các
năm 1917 và 1957, 1969. Tinh hình rầy nâu ở Bănglađét tuy có gia tăng từ

5


năm 1970, nhưng vẫn chỉ được coi là sâu hại thứ yếu trên cây lúa. Lúa bị cháy
do rầy nâu lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1976 ở tại vùng Dacca [14].
Inđônêxia: Rầy nâu được ghi nhận là loài sâu hại lúa ở nước này vào các
năm 1931, 1939 và 1940 tại đảo Java. Từ năm 1951 chỉ ghi nhận rầy nâu gây
hại trên diện tích nhỏ 50 - 150 ha lúa. Rầy nâu trỏ thành đối tượng gây hại số
một ttên lúa ở Inđônêxia từ năm 1968 - 1969. Diện tích bị nhiễm và thiệt hại
do rầy nâu ngày càng gia tăng từ năm 1974 - 1975 [14].
Malaixia: Trước đây, rầy nâu thưcmg được coi là sâu hại thứ yếu trên
cây lúa. Năm 1967, rầy nâu cùng với rầy lưng trắng đã phát sinh thành dịch
trên diện tích hơn 5.000 ha lúa ở phía Tây Malaixia. Từ năm 1968, hiện tượng
lúa bị cháy do rầy nâu bắt đầu xuất hiện ở Malaixia. Từ năm 1975 đã ghi nhận
dịch rầy nâu bùng phát tại một số nơi. Từ đó trở đi, các trận dịch rầy nâu xảy
ra thường xuyên và đã ghi nhận được vào các năm 1976, 1977, 1979, 1982,
1983, 1987, 1991 [14].
Nhật Bản: Rầy nâu được ghi nhận là một loài côn trùng gây hại cho cây

lúa một cách rõ ràng ỏ nước này cũng từ rất lâu. Rầy nâu phát sinh mạnh từ
trước năm 697 hoặc 701. Vào năm 1897, nó đã phát sinh thành dịch. Trong
thế kỷ XX, những đợt dịch rầy nâu ở Nhật Bản xảy ra thường xuyên hơn. Đã
ghi nhận dịch rầy nâu xảy ra vào các năm 1912, 1926, 1929, 1935, 1940,
1944, 1948, 1960, 1966 và 1969 (Kisimoto, 1976) Philippin: Rầy nâu có từ
lâu, nhưng đến năm 1954 người ta mới chú ý tới nó khi nó xuất hiện với mật
độ cao và gây hại nặng ở vùng Calamba (tỉnh Laguna). Năm 1959, tất cả các
ruộng cấy giống lúa Milfor ở tỉnh này đều bị rầy nâu phá. Tại Viện Nghiên
cứu Lúa Quốc tế (IRRI), một vài ruộng lúa bị cháy do rầy nâu đã quan sát
được vào năm 1964. Từ năm 1966 trở đi, diện tích lúa bị rầy nâu phá hại bắt
đầu gia tăng. Năm 1973, hầu hết các tỉnh trồng lúa ở Philippin đều bị rầy nâu
phá hại, có 21 tỉnh bị hại ở mức nghiêm trọng, 14 tỉnh bị hại ở mức vừa phải.

6


Hầu hết ruộng lúa bị cháy lụi, ước tính mất khoảng 150.000 tấn thóc (tương
đương 20 triệu đô la Mỹ cùng thời điểm). Từ đó đến nay, rầy nâu ở nước này
phát sinh theo xu thế chung trong vùng, năm 1998 bùng phát thành dịch lớn
[14].
Thái Lan: Trước năm 1974 chưa ghi nhận được tác hại của rầy nâu trên
lúa. Từ năm 1975, rầy nâu trở thành loài sâu hại lúa nguy hiểm ở nước này.
Từ đó cho đến nay có 3 thời kỳ rầy nâu bùng phát thành dịch lớn ở Thái Lan
là các năm 1975 - 1984, 1989 - 1991 và 1995 - 2000 [14].
Triều Tiên: Từ năm 1912 đến năm 1975 có 4 thời điểm rầy nâu phát sinh
mạnh vối khoảng 10 đợt dịch bùng phát. Thời điểm thứ nhất là năm 1912;
thời điểm thứ hai vào các năm 1921, 1922, 1923; thời điểm thứ 3 vào năm
1965, 1966, 1967, 1969 và 1970; thời điểm thứ 4 vào năm 1973, 1974 và
1975. Từ sau 1975 đến 1997, những năm có dịch lớn là 1983, 1985, 1987,
1990, 1996, 1997 [14].

Trung Quốc: Năm 1955 rầy nâu bùng phát thành dịch ở vùng trồng lúa
phía Bắc. Năm 1957 dịch rầy nâu xảy ra ở vùng trồng lúa phía Nam. Từ năm
1966, dịch rầy nâu xảy ra thường xuyên hơn ở vùng trồng lúa phía Nam và đã
ghi nhận được vào các năm 1966, 1969, 1974, 1975, 1977, 1980, 1983, 1985,
1987, 1988, 1989, 1990, 1991, 1997, 1998, 2004, 2005 [14].
1.2.1.2. Đặc điểm sinh học của rầy nâu
* Sự phát triển và một số đặc điểm của rầy non: Tỷ lệ sống của rầy non
đạt từ 96-98%, cao nhất ở nhiệt độ 25ºC, ở nhiệt độ ổn định 27-28ºC, thời
gian phát dục ngắn nhất là 12 ngày và tổng thời gian phát dục của trứng và
rầy non ngắn nhất là 20 ngày, rầy non tuổi 4 và tuổi 5 hoạt động bình thường
trong khoảng nhiệt độ 12-31ºC. Thời gian phát dục của rầy non trong điều
kiện 25ºC là 13,2 ngày. Khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ 30ºC thì thời gian phát
dục của rầy non là 13,1 ngày. Nhiệt độ cao từ 25-30ºC, trứng và sâu non của

7


rầy nâu hoàn thành sớm hơn ở nhiệt độ thấp là 10ºC, và tác giả cũng cho thấy
rằng tỷ lệ sống sót của rầy non giảm khi ở nhiệt độ lên quá cao trên 30ºC.
Giới hạn dưới cho sự phát triển của rầy non tuổi 1 đến tuổi 3 là 12,2ºC và cho
tuổi 4 tuổi 5 là 11,3ºC [9].
* Sự phát triển và một số đặc điểm của rầy nâu trưởng thành: Rầy nâu có
hai dạng cánh: một dạng cánh dài và một dạng cánh ngắn. Khi rầy nâu được
nuôi ở các điều kiện khác nhau như nhiệt độ, ánh sáng, mật độ, thức ăn,.. ảnh
hưởng lớn đến sự hình thành dạng cánh. Những con trưởng thành cái cánh dài
thu vào năm 1992 từ Nhật Bản và những khu vực cận nhiệt đới như ở phía
Bắc Việt Nam thì thời gian sống kéo dài hơn khi chúng được thu ở khu vực
nhiệt đới như Indonesia. Quần thể rầy nâu thu vào năm 1993, 1994 ở Nhật
Bản, miền Trung, miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam có thời gian
trước đẻ trứng cũng dài hơn ở Malaysia [9].

Rầy trưởng thành thường vũ hóa vào buổi sáng, những hoạt động của
chúng thường bắt đầu sau khi cánh hình thành. Những con cái cánh ngắn bắt
đầu giao phối với con đực sau khi vũ hóa từ 2-4 ngày và 3-7 ngày đối với
những con cái cánh dài ở nhiệt độ 25ºC, trong khi đó cả hai dạng cánh dài và
ngắn của con đực trưởng thành. Sau khi vũ hóa 24 giờ thì rầy trưởng thành
bắt đầu giao phối, hoạt động tăng dần lên đến ngày thứ 5 sau đó giảm dần.
Một cá thể đực có thể giao phối với 9 cá thể cái trong vòng 24 giờ, trong thời
gian sống con cái có thể giao phối 2 lần hoặc nhiều hơn. Số trứng do một con
cái đẻ thay đổi tùy thuộc vào từng cá thể, liên quan chặt chẽ với thời gian
sống và số ngày đẻ, con cái đẻ nhiều nhất tới 1.474 trứng. Trong điều kiện
nhiệt độ bình thường, một cá thể cái đẻ từ 108-599 trứng. Trong thực tế, con
cái cánh ngắn đẻ nhiều trứng hơn con cái cánh dài. Một rầy nâu trưởng thành
cánh dài đẻ khoảng 250 trứng trong suốt thời gian sống của chúng [9].

8


Đối với trưởng thành cánh dài, con đực hoạt động bình thường trong
phạm vi từ 9-31ºC, tuổi thọ của rầy trưởng thành giảm khi nhiệt độ tăng trong
phạm vi từ 10-30ºC. Thời kỳ tiền đẻ trứng và đẻ trứng của trưởng thành có
quan hệ với nhiệt độ, nhiệt độ thấp sẽ kéo dài thời gian đẻ trứng và trước đẻ.
Rầy nâu đẻ nhiều nhất và điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của trưởng
thành là 27,5ºC [9].
1.2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của rầy nâu
Nhiệt độ: Nhiệt độ là một trong những yếu tố khí hậu có ảnh hưởng lớn
nhất tới sự phát dục, biến động quần thể và phát dịch của rầy nâu. Nhiệt độ
trong phạm vi 25-30ºC là thích hợp nhất đối với sự phát dục của trứng và rầy
non, nếu nhiệt độ cao hơn 33-35ºC thì không thích hợp với rầy. Nhiệt độ thấp
trong khoảng từ 15-18ºC là không thích hợp cho sự phát triển của rầy, nhiệt
độ cao góp phần tăng số lượng rầy [4].

Độ ẩm và lượng mưa: Về vai trò của ẩm độ với phát sinh, phát triển của
rầy nâu, nhìn chung các tác giả đều cho rằng môi trường ẩm có liên quan chặt
với rầy nâu, điều kiện này góp phần làm tăng số lượng quần thể của chúng.
Độ ẩm trong phạm vi từ 70-80% là thích hợp cho sự phát dục của rầy nâu..
Các trận dịch rầy nâu thường xảy ra trong điều kiện khô hạn [4].
Cây chủ: Lúa là cây chủ thích hợp nhất với rầy nâu. Trên các ký chủ
phụ như cỏ, rầy nâu có thể sống nhưng phát triển không thuận lợi.
Giống lúa: Quan niệm chung đều cho rằng việc gieo cấy các giống lúa
mới đã làm tác hại của rầy nâu tăng lên. Tác giả nhận xét các trận dịch rầy
nâu gần đây liên quan đến nhập nội những giống lúa có năng suất cao. Ở
Indonesia sự phá hại của rầy nâu có tương quan chặt chẽ với diện tích cấy
giống lúa mới, nhưng một số tác giả khác lại phản đối quan niệm này và cho
rằng nhìn chung các giống lúa mới không mẫn cảm với rầy nâu hơn các giống
lúa cao cây cổ truyền, mà chính là các biện pháp kỹ thuật được áp dụng với

9


giống lúa mới như cấy dày, tưới nước, bón nhiều phân... mới là nguyên nhân
gây lên bùng phát rầy nâu [4].
Mùa vụ: Nhiều tác giả cho rằng việc tăng vụ lúa trong năm đã dẫn đến
làm tăng sự phá hại của rầy nâu, việc gieo cấy hai hoặc nhiều vụ lúa liên tiếp
trong một năm với thời gian không ổn định đã góp phần gây ra các trận dịch
rầy nâu. Trong một năm, thời gian có cây chủ tồn tại trên đồng ruộng càng dài
thì càng có điều kiện cho quần thể rầy nâu đạt đến mật độ cao, trong điều kiện
đó rầy nâu phát tán từ ruộng này sang ruộng khác và lan rộng từ ruộng cấy
trước sang ruộng lúa cấy sau.
Mật độ gieo cấy: Cấy dầy và tăng mật độ gieo sạ cũng làm tăng tác hại
của rầy nâu. Nguyên nhân là do khi tăng mật độ cấy hoặc sạ đã tạo nên điều
kiện tiểu khí hậu trong ruộng lúa thích hợp với rầy nâu.

Phân bón: Các tác giả đều thống nhất bón nhiều phân, đặc biệt là phân
đạm sẽ làm tăng sự gây hại của sâu hại trong đó có rầy nâu. Nhiều công trình
nghiên cứu cho thấy: bón nhiều phân đạm sẽ làm mật độ rầy nâu tăng lên, bởi
lẽ khi bón nhiều phân đạm đã làm cây lúa chống chịu với rầy nâu kém hơn và
làm tăng sức sống, cũng như khả năng đẻ trứng của rầy nâu.
Thiên địch: Mối quan hệ tương quan giữa rầy nâu và kẻ thù tự nhiên
(bắt mồi, ký sinh...) dường như là nhân tố chính điều khiển quần thể rầy
nâu, nhất là ở các nước nhiệt đới [4].
1.2.1.4. Các biện pháp phòng trừ rầy nâu
Theo tổng kết của IRRI (1979) hai biện pháp phòng trừ rầy nâu áp dụng
trong thực tế sản xuất đã được đánh giá cao hơn cả là gieo cấy các giống lúa
kháng rầy nâu và sử dụng một số thuốc hóa học chọn lọc. Tuy nhiên, nhiều
tác giả nhận xét rằng nếu chỉ dùng hai biện pháp trên thì chưa đầy đủ. Gieo
cấy rộng rãi các giống kháng rầy sau một thời gian sẽ xuất hiện các byotip rầy
mới có khả năng kháng lại giống đó.

10


Dùng thuốc hóa học một cách không đúng sẽ giết chết thiên địch của rầy
nâu và gây ra hiện tượng kháng thuốc. Vì vậy khuynh hướng chung của các
nước hiện nay lấp dụng các chương trình phòng trừ tổng hợp dựa trên các
biện pháp kĩ thuật trồng trọt, phát huy tác dụng của các thiên địch, đặc biệt
chú ý chọn tạo, sử dụng các giống kháng rầy và sử dụng thuốc hóa học chọn
lọc đúng cách khi cần thiết.
Phòng trừ rầy nâu bằng biện pháp hóa học: Nhìn chung các nghiên cứu
về hiệu lực phòng trừ rầy nâu của thuốc, thời điểm sử dụng, đánh giá tác động
của thuốc tới quần thể thiên địch, tính chống thuốc và khả năng tái phát quần
thể rầy nâu… đã được nghiên cứu. Tốc độ phát triển của quần thể rầy nâu gắn
liền với sự sử dụng thuốc hóa học cũng như cách sử dụng thuốc hóa học. Sự

phục hồi nhanh chóng của quần thể dịch hại thường do bởi sự lạm dụng thuốc
trừ sâu dẫn đến giết hại các loài thiên địch trên đồng ruộng, làm mất cân bằng
sinh thái. Có nhiều trường hợp, khi sử dụng thuốc trừ sâu là nguyên nhân dẫn
đến phục hồi quần thể dịch hại bao gồm cả rầy nâu. Sự phục hồi quần thể rầy
nâu phụ thuộc vào phương pháp và thời gian xử lý thuốc trên chân đất trũng.
Với những phương pháp xử lý thuốc cho thấy phun thuốc lên lá là phương
pháp có tác động lớn nhất đến sự phục hồi quần thể rầy nâu sau khi phun. Xu
hướng của sự phục hồi quần thể phụ thuộc nhiều vào số lần sử dụng thuốc hóa
học.
Phòng trừ rầy nâu bằng biện pháp sinh học: Tạo môi trường thuận lợi cho
các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại, phát triển nhằm góp
phần tiêu diệt dịch hại, bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc
hoá học, tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng cách trồng xen,
làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp… Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lí tạo
điều kiện cho thiên địch phát triển. Sử dụng các loại thiên địch như: nấm đối
kháng (nấm xanh Metarhizium anisopliae, nấm trắng Beauveria bassiana ký

11


sinh rầy; ong mắt đỏ ký sinh sâu đục thân, nhện linh miêu,… Hiện nay, biện
pháp sử dụng chế phẩm nấm xanh M.a ( Metarhizium anisopliae) để phòng
trừ Rầy nâu trên đồng ruộng là biện pháp khá phổ biến và ngày càng được
nhân rộng nhờ tính khả thi và hiệu quả phòng trừ cao. Ngoài ra có thể sử dụng
các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các loại thuốc sinh học chỉ có tác
dụng trừ dịch hại, không độc hại với các loại sinh vật có ích an toàn với sức
khỏe con người và môi trường, tập trung nhân nuôi, sử dụng thiên địch nhóm
bắt mồi, ký sinh và vi sinh vật để phòng trừ sâu hại cây trồng.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu rầy nâu ở trong nước
1.2.2.1. Triệu chứng gây hại, ký chủ và phân bố của rầy nâu Nilaparvata

lugens Stal
Trong nước, rầy nâu có mặt ở khắp các vùng trồng lúa nhất là các vùng
lúa thâm canh. Chúng có mặt ở vùng đồng bằng, ven biển, trung du cho đến
các vùng núi cao như điện Biên, Mù Căng Chải. Ở Việt Nam, do cách biệt về
địa lý mà điểm ranh giới cách biệt là đèo Hải Vân, nơi hướng gió tây nam đổi
hướng ra biển đông, ngăn chặn sự lây lan của các quần thể rầy nâu giữa 2
miền đã hình thành nên 2 quần thể rầy nâu ở miền Nam và ở miền Bắc [12].
Ngoài cây lúa, rầy nâu có thể phá hại trên các cây ngô, lúa mì, mạch, kê,
cỏ gấu, cỏ lồng vực.
Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút
dịch cây. Bị hại nhẹ các lá dưới có thể bị héo. Bị hại năng chúng gây nên hiện
tượng “cháy rầy”, cả ruộng bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng, năng suất có
thể giảm tới 50% hoặc mất trắng. Thông thường khi bị hại chúng tạo nên các
vết hại màu nâu đậm. Nếu bị rầy hại nặng thì phần dưới thân cây lúa có màu
nâu đen. Do tổ chức dẫn nhựa cây bị phá hại nghiêm trọng làm cho cây lúa bị
khô héo và chết. Lúa ở thời kỳ làm đòng và trỗ nếu bị rầy hại nặng thì tác hại
càng nghiêm trọng hơn. Rầy có thể hút nhựa ở cuống đòng non, đồng thời rầy

12


cái chích rách mô thân cây để đẻ trứng. Các vết thương cơ giới đó tạo điều
điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập làm cho cây lúa thối lũn, đổ rạp, gây nên
hiện tượng bông lúa bị lép một nửa hoặc toàn bộ. Hiện tượng cháy rầy đầu
tiên mang tính cục bộ một vài m2, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi vết cháy
rầy lan toả rất nhanh lên tới 1 vài ha hoặc cả cánh đồng trong vòng 1-2 tuần
[12].
1.2.2.2. Tình hình phát sinh gây hại của rầy nâu ở trong nước
Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) là loài côn trùng rất nhỏ lại sống ở
dưới gốc lúa nên rất khó phát hiện, chúng có khả năng sinh sản rất cao với

vòng đời rất ngắn (không đầy một tháng lại có một lứa rầy) nên dễ bùng phát
thành dịch gây ra “cháy rầy” đồng loạt.
Tại miền Bắc, năm 1958 đã ghi nhận rầy nâu phát triển thành dịch, gây
hại lúa chiêm trũng, làm tổn thất lớn ở Hà Nam. Năm 1962, rầy nâu phát sinh
gây hại nặng tại Thanh Hóa, Nam Hà, Hải Phòng, Hà Bắc, Hà Tây, Tuyên
Quang. Năm 1964, phát sinh mạnh ở Nghệ An, Nam Hà, Hải Phòng, Hải
Hưng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Thái, Vĩnh Phúc. Năm 1965 phát sinh
mạnh tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tây, Lạng Scm, Tuyên Quang và Vĩnh Phú.
Năm 1969, rầy nâu lại phát sinh mạnh tại Nghệ An, Thái Bình, Hà Bắc, Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Bắc Thái. Từ năm 1971 trở lại đây, rầy nâu đã trở thành
mối nguy hiểm cho nghề trồng lúa ở miền Bắc và nhiều năm nó đã phát sinh
thành dịch, gây hại ở hầu hết các tỉnh từ Lạng Sơn, Tuyên Quang đến Nghệ
An [14].
Đồng bằng sông Cửu Long đã chịu một trận dịch rầy nâu rất lớn (19771978) gây ra cảnh “lúa cao gạo kém” chưa từng thấy vì tác hại do rầy nâu gây
ra. Thuốc trừ sâu lúc bấy giờ không còn hiệu quả nữa, nhưng may nhờ tìm ra
được giống lúa kháng rầy (IR36 hay Nông nghiệp 3A) và nhân nhanh đã đẩy

13


lùi được dịch rầy nâu vào năm 1979. Kể từ đó giống lúa kháng rầy được phổ
biến rộng rãi nên sản xuất lúa đã đi vào ổn định [2].
Sản xuất lúa ngày một gia tăng do đẩy mạnh thâm canh tăng vụ liên tiếp
nhau, nên sau một thời gian dài bị khống chế, rầy nâu đã phát dịch trở lại trên
diện rộng từ năm 2006 do thích nghi được với khả năng kháng rầy của các
giống lúa và việc bùng phát của các loại thuốc BVTV đã phá vỡ sự cân bằng
sinh thái trong ruộng lúa [2].
Có tất cả trên 300 bẫy đèn được bố trí đều khắp các tỉnh của đồng bằng
sông Cửu Long từ đó đến nay, mật số rầy được theo dõi hàng đêm và mỗi
ngày số liệu được gửi về Trung tâm BVTV phía Nam để tổng kết cho Cục

BVTV dự báo hàng tuần.
Đến năm 2010 thì lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đồng loạt trúng mùa
và sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước lên đến trên 6 triệu tấn, và dự kiến
trong năm 2012 sẽ trên 7 triệu tấn với gần 70% là gạo đến từ đồng bằng sông
Cửu Long. Trong khi đó thì nhiều nước sản xuất lúa lân cận lại bị rầy nâu tấn
công, do họ cũng chuyển sang thâm canh tăng vụ để tăng khả năng tự túc
lương thực như Philippines, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc, hay tăng
lượng gạo xuất khẩu như Thái Lan [2].
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, vụ Chiêm Xuân 2016, toàn tỉnh gieo trồng được hơn
40 nghìn ha cây trồng các loại; trong đó, hơn 30 nghìn ha lúa. Ở giai đoạn trỗ
bông- phơi màu - vào chắc, đây là thời kỳ cây lúa mẫn cảm với sâu, bệnh hại,
nhất là rầy nâu - rầy lưng trắng [6].
Qua kiểm tra của Trạm BVTV huyện Sông Lô, rầy cám nở rộ 2 đợt
chính; đợt 1 từ ngày 28/4-3/5/2016; đợt 2 từ ngày 5/5-8/5/2016, mật độ bình
quân từ 1.200-2.000 con/m2, cục bộ có nơi hàng nghìn con/m2 tập trung ở
các xã, thị trấn: Tam Sơn, Như Thụy, Nhân Đạo, Phương Khoan, Đôn Nhân,
Cao Phong. Vì vậy, ngay khi phát hiện rầy tuổi 1 với mật độ cao 5.000 -

14


10.000 con/m2 trên các trà lúa chiêm trũng giống -X133, nếp tại các cánh
đồng của thị trấn Tam Sơn (4ha) và xã Nhân Đạo (8ha) [6].
Qua thực tế điều tra, diện tích nhiễm rầy hơn 1.000 con/m2 trên địa bàn
huyện khoảng 195ha, trong đó thị trấn Tam Sơn 65ha; các xã: Nhân Đạo
40ha; Phương Khoan 20ha; Nhạo Sơn 10ha; Đồng Quế 10ha; Tân Lập 15ha;
Như Thụy 30ha; Đôn Nhân 5ha. Vì vậy, mặc dù trong những ngày nghỉ lễ,
những cán bộ ngành Nông nghiệp và huyện Sông Lô vẫn hàng ngày cùng bà
con nông dân thường trực ngoài đồng để xử lý kịp thời rầy nâu hại lúa. Cùng
với đó, Sở NN&PTNT chỉ đạo các cơ quan trực thuộc Sở: Chi cục Bảo vệ

thực vật, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư hỗ trợ kịp thời nhân lực, máy
móc và đề nghị Công ty bảo vệ thực vật I Trung ương cung ứng trực tiếp
thuốc đặc hiệu phòng trừ rầy (thuốc Bassa 50ND, Victory 500 EC); Công ty
Thuốc BVTV An Giang cung ứng thuốc trừ rầy nội hấp – lưu dẫn Chess cho
các địa phương. Với sự chủ động tích cực từ tỉnh đến cơ sở, đến thời điểm
này, diện tích lúa nhiễm rầy trên địa bàn huyện Sông lô cơ bản được phòng
trừ. Đối với một số diện tích mật độ rầy cao, Sở NN&PTNT phối hợp với
UBND huyện tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tổ chức phun lại lần 2
và rà soát diện tích nhiễm thêm để có biện pháp phòng trừ kịp thời [6].
Tại huyện Lập Thạch, phát hiện rầy nâu (vào ngày 3/5/2016) với mật độ
5.000-10.000 con/m2 tại cánh đồng chiêm trũng cầu Chỗ và cầu Mua thuộc 2
thôn: Nghĩa An, Liên Sơn. Xã đã tiến hành phun thuốc trừ rầy nhưng do đặc
điểm xứ đồng sâu nên gây khó khăn cho công tác phòng trừ, dẫn đến một số
diện tích lúa ở đồng bị cháy rầy [6].

15


1.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của rầy nâu
Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như khí hậu
của nước ta. Thêm vào đó sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm cho thời tiết
nước ta thay đổi, những cơn giông trái mùa xen kẽ nắng là điều kiện thuận lợi
cho rầy nâu phát triển.
Nhiệt độ nuôi từ 25-27oC thì thời gian phát dục của rầy nâu như sau:
trứng từ 6-8 ngày, rầy non từ 12-15 ngày, rầy trưởng thành sống trung bình là
19,2 ngày (cái) và 8 ngày (đực). Rầy non có 5 tuổi, thời gian các tuổi kéo dài
từ 2-6 ngày. Vòng đời của rầy từ trưởng thành lứa trước đến trưởng thành lứa
sau khoảng 26-31 ngày. Tại Hà Nội thời gian phát triển các pha của rầy nâu
nuôi trong điều kiện nhiệt độ từ 24,5-29,3oC thời gian trứng là 6,6-7,4 ngày,
rầy non 13,4-15,7 ngày, rầy trưởng thành sống 12,2-14,7 ngày. Vòng đời từ

26-31 ngày. Tháng 11, khi nhiệt độ thấp 22,3oC, vòng đời rầy từ 35-40 ngày.
Trong tháng 2- 3, với nhiệt độ thấp (17-20,2oC) vòng đời kéo dài tới 50-55
ngày.
Thời gian phát dục của rầy nâu trong vụ mùa nhiệt độ từ 25-29oC thì
thời gian trứng khoảng 6,5 ngày, rầy non khoảng 13,5-16 ngày, trưởng thành
6-9 ngày, trước đẻ trứng 2,5-3 ngày, vòng đời 26-30 ngày. Số trứng trên mỗi
ổ ít nhiều phụ thuộc vào giống lúa làm thức ăn cho rầy . Trên giống nhiễm rầy
số trứng/ổ cao gấp 2 lần so với giống kháng rầy. Bên cạnh đó, khả năng đẻ
trứng còn phụ thuộc vào mùa vụ, trong một năm thì vụ xuân rầy đẻ trứng
nhiều hơn vụ mùa, vụ xuân đẻ 255 trứng nhưng vụ mùa chỉ đẻ 164 trứng
(thấp hơn 1,37 lần so với vụ xuân). Tại Tiền Giang, năm 1977-1978 cho thấy
ổ trứng rầy nâu có ít nhất là 1 trứng và nhiều nhất là 43 trứng, thường là 2-5
trứng/ổ. Trứng có dạng “quả chuối tiêu” mới đẻ trong suốt, gần nở chuyển
màu vàng và có hai điểm mắt đỏ. Rầy đẻ thành từng ổ từ 5 - 12 trứng nằm sát
nhau theo kiểu “úp thìa”, đầu nhỏ quay vào trong, đầu to quay ra ngoài biểu bì

16


ngoài của bẹ lá. Trứng mới đẻ nằm chìm trong mô biểu bì, trứng sắp nở chồi
đầu trứng ra ngoài biểu bì bẹ lá. Trứng được đẻ ở bẹ lá là chính (lúa non) và ở
gân chính của lá lúa (lúa già) [15].
Trong điều kiện Việt Nam, các kết quả theo dõi về khả năng đẻ trứng
của rầy nâu không giống nhau. Tại phòng thí nghiệm Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp miền Nam, một con rầy nâu cái trưởng thành của rầy nâu đẻ
trung bình 150-400 trứng. Nuôi thí nghiệm ở Long An, mỗi con rầy nâu cái
trưởng thành cái đẻ 50 – 200 trứng, nhiều nhất đẻ tới 612 trứng. Trong điều
kiện vùng Hà Nội, một con rầy nâu cái trưởng thành có khả năng đẻ 110-324
trứng, nhiều nhất tới 670 trứng. Trong điều kiện ở nước ta, rầy nâu cái trưởng
thành có thời gian đẻ trứng kéo dài tử 1-27 ngày, thường phổ biến là 6-7 ngày

[15].
Tỷ lệ rầy cánh ngắn và cánh dài phụ thuộc vào nguồn thức ăn và mật độ
trong ruộng lúa. Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và chín, chủ yếu rầy cánh dài xâm
nhập vào ruộng lúa. Thời gian sống của rầy nâu trưởng thành cũng phụ thuộc
vào nhiệt độ. Ở điều kiện nhiệt độ cao thời gian sống của rầy trưởng thành
ngắn hơn và ngược lại ở điều kiện nhiệt độ thấp thì thời gian sống của rầy
trưởng thành cũng dài hơn.
Điều kiện khí hậu có vai trò lớn trong phát sinh và phát triển rầy nâu.
Nhiệt độ ở lớp không khí gần sát mặt nước ruộng thấp hơn nhiệt độ ở lớp
không khí phía trên cao trong ruộng lúa. Ẩm độ tương đối của không khí đạt
cao nhất ở khoảng gần mặt nước và giảm dần theo hướng đi lên phía ngọn cây
lúa. Thực tế rầy nâu thường sống ở phần gốc thân trên mặt nước ruộng lúa.
Nơi thích hợp nhất cho rầy nâu sinh sản là đoạn gốc thân cây lúa 10 cm phía
trên mặt nước. Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thay đổi mật độ
rầy nâu. Tình trạng ngập nước thường xuyên ở ruộng lúa có lợi cho sự gia
tăng mật độ rầy nâu. Rầy nâu ưa chuộng được tưới nước hơn ruộng khô nước.

17


Do đó chế độ nước trong ruộng lúa có liên quan đến sự phát triển của rầy nâu.
Ruộng lúa có nước thường xuyên tạo điều kiện khích lệ sự sinh sản của rầy
nâu. Điều khiển tốt chế độ nước trên ruộng lúa sẽ là một biện pháp phòng
chống rầy hữu hiệu.
Ở Việt Nam rầy nâu tồn tại quanh năm, rầy phát sinh phát triển nhiều sau
mưa kéo dài, ẩm ướt, nhiệt độ tăng lên hoặc những năm khô hạn và những
năm mưa lớn tới 160 mm, nhiệt độ 23 - 260C, ẩm độ 81 - 87% .Những năm
mưa kéo dài xen kẽ với những ngày nắng gắt là điều kiện cho rầy nâu phát
sinh phát triển. Tuy nhiên có mưa to gió lớn hoặc nhiệt độ đột ngột hạ thấp có
thể làm hạn chế rầy nâu phát triển hoặc gây chết cho rầy.

Sự phát sinh phát triển của rầy nâu trong năm ở các tỉnh trồng lúa phía
Bắc bị ảnh hưởng sâu sắc và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết của
mùa đông khắc nghiệt. Kết quả nghiên cứu nhiều năm cho thấy hàng năm ở
điều kiện vùng đồng bằng sông Hồng thường có 9 lứa rầy nâu phát sinh gây
hại. Hai lứa rầy rầy nâu phát sinh mạnh, gây hại nặng là lứa rầy nâu phát sinh
vào tháng 5 trên lúa xuân và vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 trên lúa mùa. Thời
gian của 2 lứa rầy này có thể sớm hơn hoặc muộn hơn phụ thuộc vào thời tiết
của từng năm . Đây là 2 thời kỳ đỉnh cao mật độ quần thể của rầy nâu ở vùng
đồng bằng sông Hồng. Tại đồng bằng song Cửu Long, điều kiện nhiệt độ và
ẩm độ tương đối của không khí hoàn toàn thuận lợi cho rầy nâu phát sinh,
phát triển quanh năm. Mưa to làm trôi rầy, nhất là rầy cám. Mưa nhỏ giúp rầy
nâu phát triển nhanh. Điều kiện nhiệt độ 24-25oC, ẩm độ 90 %, nắng mưa xen
kẽ thuận lợi cho sự phát triển của rầy nâu.
Những năm mưa kéo dài xen kẽ với những ngày nắng gắt là điều kiện
cho rầy nâu phát sinh phát triển. Tuy nhiên có mưa to gió lớn hoặc nhiệt độ
đột ngột hạ thấp có thể làm hạn chế rầy nâu phát triển hoặc gây chết cho rầy.
.

18


×