Tải bản đầy đủ (.doc) (157 trang)

Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển huyện triệu phong, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ ÁI LIÊN

SINH KẾ CỦA NGƯ DÂN SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN
TẠI CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH
QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN ĐĂNG HÀO

HUẾ, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Lê Thị Ái Liên

i




LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của các Thầy, Cô giáo đến nay tôi đã hoàn thành chương
trình đào tạo Cao học và làm luận văn này.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân,
tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào là
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo, Phòng đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng
Trị, Uỷ ban nhân dân huyện Triệu Phong, các phòng, ban chuyên môn và Ủy ban
nhân dân các xã của huyện, các cá nhân, các hộ ngư dân trên địa bàn các xã Triệu
An, Triệu Lăng, Triệu Vân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập
thông tin, tài liệu, nghiên cứu làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã tạo điều kiện trong suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Tác giả luận văn

Lê Thị Ái Liên

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên:


LÊ THỊ ÁI LIÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Niên khóa: 2016 – 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG HÀO
Tên đề tài: SINH KẾ CỦA NGƯ DÂN SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
BIỂN TẠI CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG
TRỊ
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sinh kế và đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế của các hộ ngư dân sau sự cố môi trường biển
tại các xã ven biển huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là sinh kế của các hộ sư dân sau sự
cố môi trường biển bao gồm các vấn đề liên quan đến nguồn lực sinh kế, hoạt động
sinh kế của hộ ngư dân trước và sau sự cố môi trường biển, xu hướng và mô hình
chuyển đổi sinh kế; các chính sách, giải pháp cải thiện sinh kế cho hộ ngư dân sau
sự cố môi trường biển.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp thu thập số liệu: Gồm thu thập số liệu thứ cấp và thu thập số
liệu sơ cấp.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin
3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế của hộ ngư
dân ven biển; Đánh giá thực trạng sinh kế của các hộ ngư dân sau sự cố môi trường
biển tại các xã ven biển huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị từ đó đề xuất một số
giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế của các hộ ngư dân sau sự cố môi trường

biển tại các xã ven biển huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

iii
iiii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Chú giải

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CN – XD

Công nghiệp – Xây dựng

DFID

Ủy ban phát triển quốc tế Vương quốc Anh

DLSTCĐ

Du lịch sinh thái cộng đồng

iv
iv



ĐVT

Đơn vị tính

DVHC

Dịch vụ hậu cần

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SL

Số lượng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TM – DV

Thương mại – Dịch vụ

TT

Thứ tự


UBND

Ủy ban nhân dân

v
v


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ............................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................v
Danh mục các biểu bảng ......................................................................................... viii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ ........................................................................x
PHẦN

I:

ĐẶT

VẤN

ĐỀ

............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1
2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................8
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ CỦA NGƯ
DÂN VEN BIỂN
........................................................................................................9
1.1. Cơ sở lý luận về sinh kế của ngư dân ven biển ....................................................9
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về sinh kế..................................................................9
1.1.2. Sinh kế của ngư dân ven biển trước tác động của sự cố môi trường biển ......16
1.2. Cơ sở thực tiễn về cải thiện sinh kế cho ngư dân ven biển ................................23
1.2.1. Kinh nghiệm về cải thiện sinh kế ở một số nước trên thế giới .......................23
1.2.2. Kinh nghiệm về cải thiện sinh kế cho ngư dân ven biển ở Việt Nam ............28
1.3. Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................................30
1.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................30
1.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về nguồn lực sinh kế .................................................30

v


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA NGƯ DÂN SAU SỰ CỐ MÔI
TRƯỜNG BIỂN TẠI CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH
QUẢNG TRỊ
............................................................................................................33
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Triệu Phong ...................................33
2.1.2. Thực trạng phát triển vùng ven biển huyện Triệu Phong ...............................40
2.2. Sự cố môi trường biển và các tác động đến vùng ven biển huyện Triệu Phong43
2.2.1. Tổng quan về sự cố môi trường biển ..............................................................43
2.2.2. Tác động của sự cố môi trường biển đối với vùng ven biển huyện Triệu

Phong.........................................................................................................................45
2.2.3. Công tác khắc phục sự cố môi trường biển tại huyện Triệu Phong ................46
2.3. Thực trạng sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển
huyện Triệu Phong ....................................................................................................51
2.3.1. Đặc điểm chung của hộ điều tra ......................................................................51
2.3.2. Tác động của sự cố môi trường biển đến các nguồn lực sinh kế của ngư dân
ven biên huyện Triệu Phong .....................................................................................60
2.3.3. Các hoạt động sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven
biển huyện Triệu Phong ............................................................................................75
2.3.4. Kết quả sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển ................................83
2.3.5. Khó khăn khi chuyển đổi sinh kế của ngư dân các xã ven biển huyện Triệu
Phong.........................................................................................................................87
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƯ
DÂN TẠI CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ
...................................................................................................................................89
3.1. Định hướng sinh kế ............................................................................................89
3.2. Giải pháp ............................................................................................................90
3.2.2. Khôi phục phát triển nuôi trồng thủy sản........................................................91
3.2.3. Phát triển sản xuất nông nghiệp ......................................................................92
3.2.4. Khôi phục dịch vụ du lịch biển ......................................................................94
vi


3.2.5. Tập huấn chuyển đổi ngành nghề ...................................................................94
3.2.6. Giải pháp về chính sách ..................................................................................95
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................97
3.1. Kết luận ..............................................................................................................97
3.2. Kiến nghị ............................................................................................................99
3.2.1 Đối với Nhà nước .............................................................................................99
3.2.2. Đối với các cấp chính quyền địa phương........................................................99

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................101
PHỤ LỤC ...............................................................................................................105
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng I.1:

Thông tin thu thập số liệu thứ cấp.......................................................4

Bảng I.2:

Số lượng mẫu được điều tra trên địa bàn huyện Triệu Phong ............6

Bảng 1.1:

Khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của sự
cố môi trường biển ............................................................................22

Bảng 2.1:

Quy mô, cơ cấu đất đai của huyện Triệu Phong năm 2017 ..............35


Bảng 2.2:

Giá trị sản xuất của huyện Triệu Phong giai đoạn 2013 - 2017........37

Bảng 2.3:

Dân số huyện Triệu Phong giai đoạn 2013 - 2017............................38

Bảng 2.4:

Bảng tổng hợp phương tiện khai thác thủy sản tại huyện Triệu Phong
năm 2017 ...........................................................................................41

Bảng 2.5:

Hoạt động nuôi trồng hải sản năm 2017 ...........................................42

Bảng 2.6:

Số lượng cơ sở DVHC nghề cá huyện Triệu Phong năm 2017 ........43

Bảng 2.7:

Tổng hợp tác động của sự cố môi trường biển đối với vùng ven biển
huyện Triệu Phong ............................................................................45

Bảng 2.8:

Kết quả hỗ trợ khẩn cấp cho ngư dân ven biển tại huyện Triệu Phong
...........................................................................................................47


Bảng 2.9:

Kết quả kê khai thiệt hại theo Quyết định số 1880/QĐ-TTg ............48

Bảng 2.10:

Kết quả kê khai thiệt hại theo Quyết định số 309/QĐ-TTg ..............49

Bảng 2.11:

Tổng hợp kinh phí chi trả bồi thường thiệt hại cho các đối tượng bị
ảnh hưởng do sự cố môi trường biển ................................................50

Bảng 2.12:

Các đối tượng bị ảnh hưởng còn tồn động và đề xuất bổ sung trên địa
bàn huyện Triệu Phong .....................................................................50

Bảng 2.13:

Diện tích đất đai bình quân của các hộ điều tra ................................51

Bảng 2.14:

Chủ của các hộ điều tra năm 2017 ....................................................53

Bảng 2.15:

Nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra năm 2017 .........................55


Bảng 2.16:

Tài sản nhà ở của các hộ điều tra ......................................................57

Bảng 2.17:

Đánh giá mức độ quan trọng của các nhóm cộng đồng đối với hộ ngư
dân lúc khó khăn ...............................................................................59

Bảng 2.18:

Biến động diện tích nuôi thủy sản tại các xã ven biển ......................61

viii
viiiv


Bảng 2.19:

Số lao động có việc làm trước và sau sự cố môi trường biển ...........63

Bảng 2.20:

Cơ cấu việc làm tại các hộ điều tra phân theo ngành kinh tế............64

Bảng 2.21:

Thống kê số lượng tàu thuyền nằm bờ sau sự cố môi trường biển ...67


Bảng 2.22:

Tài sản trong gia đình của các hộ điều tra trước và sau sự cố môi
trường biển ........................................................................................68

Bảng 2.23:

Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các hộ điều tra................................71

Bảng 2.24:

Thu nhập của các nhóm hộ trước và sau sự cố môi trường biển ......73

Bảng 2.25:

Lựa chọn sinh kế của các hộ trước và sau sự cố môi trường biển ....76

Bảng 2.26:

Thời gian làm việc của lao động đánh bắt thủy sản trước và sau sự cố
môi trường biển
.................................................................................78

Bảng 2.27:

Hoạt động nuôi trồng thủy sản trước và sau sự cố môi trường biển .80

Bảng 2.28:

Thời gian làm việc của lao động dịch vụ hậu cần nghề các trước và

sau sự cố môi trường biển .................................................................81

Bảng 2.29:

Thu nhập bình quân của các hộ điều tra trước, trong và sau sự cố môi
trường biển ........................................................................................84

Bảng 2.30:

Đánh giá mức độ tác động của sự cố môi trường biển đến
môi trường .........................................................................................86

Bảng 2.31:

Một số khó khăn khi chuyển đổi sinh kế của hộ ngư dân .................88

ix
ix


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hóa khái niệm sinh kế ....................................................................10
Sơ đồ 1.2: Tài sản sinh kế của người dân .................................................................11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế các ngành của huyện giai đoạn 2013 - 2017 ................37
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn vay của các hộ điều tra ......................................................57
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ VENN thể hiện mối quan hệ giữa ngư dân và các tổ chức cộng
đồng ...........................................................................................................................60

Biểu đồ 2.4: Sản lượng khai thác thủy sản huyện Triệu Phong ................................79
giai đoạn 2015 – 2017 ...............................................................................................79

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Khung sinh kế nông thôn bền vững của Scoones (1998)..........................13
Hình 1.2: Khung sinh kế bền vững của DFID (2001)...............................................14
Hình 1.3: Khung sinh kế bền vững ven biển của IMM (2004) .................................15
Hình 1.4: Mối quan hệ giữa sự cố môi trường biển với khung sinh kế ....................21
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Triệu Phong .....................................................33
Hình 2.2: Tổng quan về sự cố môi trường biển năm 2016 .......................................44

x


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sinh kế bền vững là một chủ đề được quan tâm trong các tranh luận về phát
triển, giảm nghèo và quản lý môi trường cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
Từ cuối những năm 1990 trên thế giới đã có các nghiên cứu áp dụng các lý thuyết về
khung sinh kế để phân tích các cơ hội và thách thức về sinh kế của người dân ở khu
vực nông thôn và ven biển, từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền
vững.
Sự cố môi trường biển do công ty Trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng
nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra vào tháng 4 năm 2016 đã ảnh hưởng đến 4 tỉnh ven
biển miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Theo
thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn những thiệt hại liên quan sau
sự cố môi trường biển và những tác động của nó đến hoạt động khai thác hải sản, cụ
thể, tổng số tàu thuyền khai thác hải sản của bốn tỉnh là 16.444 chiếc, với khoảng
50.000 người bị ảnh hưởng trực tiếp và 176.334 người phụ thuộc; hoạt động nuôi

trồng thủy sản suy giảm, trên 3.350 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh bị ảnh
hưởng, 3.218 lồng nuôi cá bị chết. Sự cố môi trường Formosa còn gây ra nhiều khó
khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm thủy, hải sản. Đặc biệt, việc tiêu thụ sản
phẩm hải sản từ thị trường của bốn tỉnh bị ảnh hưởng giảm sút nghiêm trọng. Trong
bối cảnh đó, sinh kế của hàng chục ngàn người dân ven biển bị đe dọa; từ đó gây ra
các tác động đến sản xuất và cuộc sống của người dân ven biển.
Đánh giá ban đầu cho thấy sự cố môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh gây
ra đã ảnh hưởng đến nguồn lực sinh kế, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế
và kết quả sinh kế, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của ngư dân các tỉnh miền
Trung. Trước những ảnh hưởng nặng nề đó, Chính phủ đã có nhiều chính sách ban
đầu nhằm hỗ trợ cho ngư dân vượt qua khó khăn. Tuy vậy, việc khắc phục sự cố
môi trường và tìm giải pháp ổn định cuộc sống lâu dài cho ngư dân được xác định là
nhiệm vụ bức thiết nhất hiện nay.

1


Triệu Phong là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Trị, có vùng sinh
thái đa dạng bao gồm vùng trung du, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển. Triệu
Phong có bờ biển dài khoảng 18 km với cửa lạch quan trọng là Cửa Việt, ngư
trường đánh bắt rộng lớn, có các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như mực nang,
cua, hải sâm, tảo và một số loài cá quý hiếm.... Vùng ven biển của huyện Triệu
Phong còn có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản, làm muối và khai
thác phát triển du lịch. Năm 2016, sự cố môi trường biển cũng đã ảnh hưởng không
nhỏ đến tình hình khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản của bà con ngư dân
ven biển thuộc 5 xã Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng, Triệu Phước và Triệu Độ.
Theo số liệu thống kê có 852 tàu thuyền khai thác biển bị ảnh hưởng, hơn 3.900 hộ,
hơn 10.500 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, diện tích nuôi trồng thủy
sản bị thiệt hại hơn 414 ha. Điều đó khiến sinh kế của hàng ngàn người dân ven
biển bị đe dọa, gây ra các tác động đến sản xuất và cuộc sống của người dân ven

biển. Một năm sau sự cố, việc đánh giá thực trạng sinh kế của ngư dân ven biển
huyện Triệu Phong để tìm giải pháp ổn định cuộc sống lâu dài cho ngư dân được
xác định là nhiệm vụ bức thiết hiện nay.
Xuất phát từ thực tiễn đó tôi đã lựa con nghiên cứu đề tài: “Sinh kế của ngư

dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển huyện Triệu Phong, tỉnh
Quảng Trị”.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Đặc điểm sinh kế của ngư dân ven biển là gì?
- Thực trạng sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển năm 2016 tại các
xã ven biển huyện Triệu Phong như thế nào?
- Cần có những giải pháp như thế nào đề cải thiện sinh kế của các hộ ngư dân
sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị?

2


3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sinh kế và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện sinh
kế của các hộ ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển huyện Triệu
Phong, tỉnh Quảng Trị.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế của hộ ngư dân ven biển;
- Đánh giá thực trạng sinh kế của các hộ ngư dân sau sự cố môi trường biển
tại các xã ven biển huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế của các hộ ngư dân
sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là sinh kế của các hộ sư dân sau sự
cố môi trường biển bao gồm các vấn đề liên quan đến nguồn lực sinh kế, các hoạt
động và kết quả sinh kế của hộ ngư dân trước và sau sự cố môi trường biển; các
chính sách, giải pháp cải thiện sinh kế cho hộ ngư dân sau sự cố môi trường biển.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung phân tích thực trạng sinh kế của hộ
ngư dân sau sự cố môi trường biển. Phân tích sự thay đổi trong các nguồn lực sinh
kế dẫn đến sự thay đổi các hoạt động sinh kế, xu hướng chuyển đổi và kết quả sinh
kế. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần cải thiện sinh kế của hộ
ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển huyện Triệu Phong, tỉnh
Quảng Trị.
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng
Trị.
- Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng các thông tin thứ cấp từ năm 2013 đến
2017. Thông tin sơ cấp được thu thập trong năm 2017.

3


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
5.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Dựa vào số liệu đã công bố như niên giám thống kê, các loại sách báo, tạp
chí, văn bản ở các phòng ban chức năng của địa phương như: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Chi cục thống kê, Phòng tài chính kế hoạch, UBND các xã... Thu thập số liệu thứ
cấp thừ các cơ quan tổ chức, sách báo, bài viết trên internet. Cụ thể:
Bảng I.1: Thông tin thu thập số liệu thứ cấp
Loại số liệu


Nguồn thu thập

4

Mục đích


Cơ sở lý luận, thực tiễn

Số liệu chung về địa
bàn nghiên cứu: điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội
Số liệu về đối tượng bị
ảnh hưởng bởi sự cố môi
trường biển, kinh phí bồi
thường thiệt hại cho ngư
dân

Các sách báo, bài giảng,
giáo trình, các công trình
nghiên cứu trước đây, internet.
Các báo cáo về tình hình
kinh tế xã hội, quốc phòng an
ninh, dân số lao động của
UBND huyện Triệu Phong,
các Phòng, ban liên quan
Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Quảng
Trị, Phòng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện

Triệu Phong, Phòng tài chính,
UBND các xã

Tổng quan về lý thuyết,
thưc tiễn liên quan đến sinh
kế của ngư dân ven biển
Mô tả, phân tích tình hình
kinh tế, xã hội của huyện
và xã có liên quan đến sinh
kế và chuyển đổi sinh kế
cho ngư dân
Phản ánh mức độ tác
động của sự cố môi trường
biển đến các ngư dân ven
biển và các chính sách hỗ
trợ của nhà nước

5.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Sự cố môi trường biển đã ảnh đến sinh kế của người dân thuộc 5 xã Triệu
An, Triệu Vân, Triệu Lăng, Triệu Phước và Triệu Độ.
Dựa trên số lượng tàu cá, công suất tàu, các hoạt động liên quan đến thủy
sản, điều kiện tự nhiên và xã hội cũng số liệu số lao động bị ảnh hưởng của các xã,
tôi tiến hành chọn 3 xã có tính chất đại diện cho vùng ven biển của huyện Triệu
Phong đó là: Triệu Vân, Triệu An, Triệu Lăng.

5


(1) Xã Triệu An là xã ven biển điển hình, có số lượng tàu cá xa bờ và ven bờ
lớn, dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển.

(2) Xã Triệu Vân có số lượng tàu thuyền ít hơn, chủ yếu các nghề đơn giản
ven bờ như cào, nơm...kinh tế phát triển đa dạng.
(3) Xã Triệu Lăng là xã có số lượng tàu thuyền dưới 20CV lớn, có hoạt động
du lịch biển.
a. Đối tượng cung cấp thông tin
Các thông tin được thu thập cho các phân tích, đánh giá được thu thập từ hai
nhóm đối tượng chính:
- Cán bộ lãnh đạo xã và cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp của xã.
- Các hộ gia đình đại điện cho các nhóm sinh kế chính ở địa phương bị ảnh
hưởng bởi sự cố môi trường biển bao gồm các hộ đánh bắt thủy sản (đánh bắt xa bờ
và gần bờ); nuôi trồng thủy sản; kinh doanh, dịch vụ (hậu cần nghề cá, kinh doanh
chế biến thủy hải sản, du lịch biển).
b. Thu thập thông tin định tính
Có 3 phương pháp thu thập thông tin chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu
định tính là: phỏng vấn (cấu trúc và bán cấu trúc); thảo luận nhóm; quan sát, ghi
nhận (hình ảnh, mô tả).
Luận văn sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung là phương pháp thu
thập thông tin từ những cuộc thảo luận với một nhóm từ 6 – 8 người có chung một
số đặc điểm kinh tế - xã hội nhất định về chủ đề của cuộc thảo luận. Luận văn sử
dụng phương pháp thảo luận nhóm với hai nhóm đối tượng chính: (i) cán bộ lãnh
đạo xã và cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản của các xã, (ii) các hộ
ngư dân đại diện cho 3 nhóm sinh kế chính. Các cuộc thảo luận nhóm tập trung và
phỏng vấn sâu các câu hỏi tìm hiểu các thông tin chung về: nhận thức của người dân
về sự cố môi trường biển, những ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ, sự thay đổi sinh
kế của các hộ trước và sau sự cố, xu hướng lựa chọn sinh kế và các hoạt động sinh
kế của các hộ sau sự cố môi trường biển, những khó khăn trong việc chuyển đổi,
khôi phục sinh kế của hộ và đề xuất kiến nghị của các đối tượng.
Thông qua các cuộc thảo luận nhóm tập trung, dựa trên các thông tin định
tính thu thập được để tiến hành xây dựng, thiết kế bảng hỏi hộ ngư dân nhằm cụ thể
hóa, lượng hóa các thông tin định tính dưới dạng các con số định lượng.



c. Thu thập thông tin định lượng
Nghiên cứu định lượng thường được áp dụng khi chủ đề nghiên cứu đã được
xác định rõ ràng và cần có những mô tả chi tiết bằng các con số cho một mẫu cụ
thể. Các thông tin định lượng thường được thu thập thông qua các cuộc điều tra sử
dụng bảng hỏi được thiết kế sẵn. Dựa trên các thông tin định tính đã thu thập được,
tiến hành xây dựng bảng hỏi hộ ngư dân nhằm thu thập các thông tin định lượng ở
cấp hộ ngư dân.
-

Số lượng mẫu điều tra:

Số liệu sơ cấp sẽ thu thập bằng điều tra trực tiếp các hộ ngư dân ven biển
bằng phiếu điều tra. Đối tượng khảo sát mẫu là các hộ gia đình có sinh kế và nguồn
thu nhập phụ thuộc vào các hoạt động đánh bắt thủy sản (đánh bắt xa bờ và gần bờ);
nuôi trồng thủy sản; kinh doanh, dịch vụ (hậu cần nghề cá, kinh doanh chế biến
thủy hải sản, du lịch biển) bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.
Do kích cỡ của tổng thể khá lớn và thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên cỡ
mẫu khảo sát là 90 mẫu.
Khảo sát được thực hiện với sự tham gia của 3 nhóm sinh kế dựa vào biển bị
ảnh hưởng trực tiếp gồm: (1) nhóm đánh bắt thủy sản (bao gồm: đánh bắt xa bờ và
đánh bắt gần bờ); (2) nhóm nuôi trồng thủy sản; (3) nhóm kinh doanh, dịch vụ (bao
gồm: hậu cần nghề cá; kinh doanh, chế biến thủy hải sản và du lịch biển).
Phỏng vấn 90 hộ gia đình gồm: 42 hộ đánh bắt thủy sản (gồm 3 hộ đánh bắt
xa bờ, 39 hộ đánh bắt gần bờ), 20 hộ nuôi trồng thủy sản, 28 hộ kinh doanh, dịch vụ
(gồm:
5 hộ hậu cần nghề cá, 21 hộ kinh doanh, chế biến thủy hải sản và 2 hộ du lịch biển).
Bảng I.2: Số lượng mẫu được điều tra trên địa bàn huyện Triệu Phong
ĐVT: Hộ

Các xã chọn điểm điều tra


TT

Đối tượng điều tra

1
3
5

Đánh bắt thủy sản
Nuôi trồng thủy sản
Kinh doanh, chế biến thủy hải sản

Tổng
Triệu
số
An
90
39
42
20
20
9
28
10

Triệu
Lăng

35
15
8
12

Triệu
Vân
16
7
3
6


- Phương pháp chọn mẫu:
Đối tượng khảo sát mẫu là các hộ gia đình có sinh kế và nguồn thu nhập phụ
thuộc vào đánh bắt, khai thác thủy sản gần bờ và xa bờ, nuôi trồng thủy sản, kinh
doanh, chế biến thủy sản và có hoạt động du lịch, dịch vụ, hậu cần ven biển bị ảnh
hưởng bởi sự cố môi trường biển. Mẫu sẽ được chọn ngẫu nhiên từ danh sách thống
kê các hộ và lao động thỏa mãn tiêu chí này. Quy trình chọn mẫu thực hiện như sau:
Bước 1: Thu thập danh sách các hộ, đối tượng bị thiệt hại do hội đồng thẩm
định và đánh giá của xã lập và phân theo các nhóm sinh kế chính.
Bước 2: Chọn hộ gia đình được điều tra theo phương pháp chọn ngẫu nhiên
dựa trên danh sách các hộ đã được phân tổ.
- Nội dung phỏng vấn hộ: Thu thập các thông tin về tình hình cơ bản của hộ,
sự thay đổi các nguồn lực sinh kế của hộ, các hoạt động và kết quả sinh kế của hộ
trước và sau sự cố môi trường biển, lựa chọn sinh kế của hộ sau sự cố môi trường
biển, những khó khăn hộ gặp phải trong cải thiện sinh kế...
5.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin
5.2.1. Tổng hợp thông tin
- Sắp xếp các thông tin đã thu thập điều tra được.

- Phân tổ thống kê.
- Xác định các bảng, đồ thị, sơ đồ.
- Tập hợp ý kiến.
5.2.2. Phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả:
Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê,
tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số trung bình, phần trăm... Trên cơ sở đó
mô tả lại thực trạng sinh kế, các hoạt động và kết quả sinh kế trong đời sống kinh tế
của ngư dân tại vùng nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: So sánh các vấn đề liên quan đến sinh kế của hộ ngư
dân trước và sau sự cố môi trường biển (tài sản, việc làm, thu nhập...)


Trong đó phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh nhằm xác định sự
thay đổi về:
+ Lao động và việc làm của hộ ngư dân trước và sau sự cố môi trường biển.
+ Tài sản của các hộ ngư dân trước và sau sự cố môi trường biển.
+ Thu nhập của các hộ ngư dân trước và sau sự cố môi trường biển.
+ Lựa chọn sinh kế và kết quả sinh kế của các hộ ngư dân trước và sau sự cố
môi trường biển.
- Phương pháp phân tích định tính: Dựa vào các công cụ như phiếu điều tra
phỏng vấn ngư hộ; phân tích những khó khăn, thách thức trong phát triển sinh kế
của hộ. Qua đó xác định được các yếu tố gây khó khăn đến phát triển sinh kế và đưa
ra các giải pháp nhằm giúp ngư dân cải thiện sinh kế.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, luận văn được chia làm 3
chương.
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế của ngư dân ven biển.
Chương II: Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven
biển huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Chương III: Một số giải pháp cải thiện sinh kế cho ngư dân các xã ven biển
huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH
KẾ CỦA NGƯ DÂN VEN BIỂN
1.1. Cơ sở lý luận về sinh kế của ngư dân ven biển
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về sinh kế
1.1.1.1. Khái niệm sinh kế
Từ giữa những năm 80, ý tưởng về sinh kế đã được đề cập trong các tác
phẩm của Robert Chambers. Về sau, khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong các
nghiên cứu của Barrett và Reardon, F. Ellis, Conway và những người khác đầu
những năm 90. Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (bao gồm cả nguồn lực tinh thần
và nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết đề mưu sinh.
Theo Ủy ban phát triển Quốc tế vương quốc Anh (DFID) “Sinh kế có thể
được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được,
kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng
như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ” [29].
Theo Chamber và Conways “Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và các
hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người” [28] .
Theo Bùi Đình Toái ,[15] khái niệm sinh kế của hộ hay của một cộng đồng là
một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết
định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt
đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một
cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai hay phương tiện kiếm sống của hộ gia đình
hay cộng đồng đó.
Tóm lại, có thể hiểu sinh kế như là một tập hợp các nguồn lực và khả năng
của con người có được, kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ
thực hiện nhằm để kiếm sống và những mục tiêu và ước nguyện của hộ.

Khái niệm sinh kế có thể diễn đạt bằng sơ đồ như sau:



Nguồn lực và
khả năng

Các quyết
định

Nguồn lực
sinh kế

Các hoạt
động

Chiến lược sinh kế

Kiếm sống
Mục tiêu và
ước nguyện
Mục tiêu
sinh kế

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hóa khái niệm sinh kế
1.1.1.2. Sinh kế bền vững
 Khái niệm
Theo Chambers và Conway [28], định nghĩa về sinh kế bề vững bao gồm:
con người, năng lực, kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ,
trong đó tài sản của họ là tài nguyên, dự trữ và tài sản vô hình. Sinh kế sẽ bền vững

hơn khi nó bao gồm, hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ
thuộc vào và lợi ích dòng tác động đến sinh kế khác. Về mặt xã hội, sinh kế được
cho là bền vững khi nó có thể chống chịu hoặc làm hồi sinh từ những thay đổi lớn,
từ đó có thể cung cấp cho tương lai khả năng phát triển mới.
Theo quan điềm của DFID [29] thì sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình,
một cộng đồng được xem là bền vững khi: Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó có
thể vượt qua những biến động trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh, hoặc khủng
hoảng kinh tế gây ra. Phát triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà không làm ảnh hưởng
đến nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tóm lại, một sinh kế được gọi là bền vững khi con người, hộ gia đình, cộng
đồng với khả năng của mình có thể đối phó, phục hồi lại được sinh kế sau những áp
lực, những tổn thương (các cú sốc, thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng...) và đồng
thời có thể duy trì hay nâng cao khả năng nguồn lực con người và thiên nhiên.
 Các yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững
Khung sinh kế bền vững phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa 5 nhóm
yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) hoạt động sinh kế; (iii) kết
quả sinh kế; (iv) thể chế và chính sách; (v) bối cảnh bên ngoài [8].


×