Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Sử dụng phần mềm Inorgani Chemistry trong dạy hoá học nhằm nâng cao kết quả học hóa học của học sinh lớp 97 trường THCS Hùng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 25 trang )

MỤC LỤC
Trang

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

2

1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI

3

2. GIỚI THIỆU

3

2.1 Hiện trạng

3

2.2 Giải pháp thay thế

4

2.3 Vấn đề nghiên cứu

4

2.4 Giả thuyết nghiên cứu

4


3. PHƯƠNG PHÁP

4

3.1 Khách thể nghiên cứu

4

3.2 Thiết kế

5

3.3 Quy trình nghiên cứu

5

3. 4. Đo lường và thu thập dữ liệu

6

4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN

6

4.1Trình bày kết quả

6

4.2 Phân tích kết quả dữ liệu


7

4.3 Bàn luận

8

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

8

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

8

7. PHỤ LỤC

8

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Trang: 1


Tên đề tài: Sử dụng phần mềm Inorgani Chemistry trong dạy hoá học nhằm nâng cao
kết quả học hóa học của học sinh lớp 97 trường THCS Hùng Vương
Người nghiên cứu: Nguyễn Đức Công
Đơn vị: Trường THCS Hùng Vương, Huyện Trảng Bom
1. Hiện trạng

1. Nhiều học sinh có kết quả học tập môn Hóa Học thấp
2. Nguyên nhân của sự việc trên do:

- Các em không có ý thức tự giác trong học tập.
- Các em nhận thấy môn hóa khó nên nản không học.
- Các em không biết vận dụng lý thuyết vào làm bài tập.
- Các em không hứng thú với các tiết học hóa học.
- Các em không biết sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập hóa học.
………
3. Trong các nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập môn Hóa Học thấp
ở nhiều học sinh nêu trên, tôi chọn tác động vào nguyên nhân: Các em
không biết sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập hóa học

2. Giải pháp

1. Sự chuẩn bị của giáo viên về: nội dung bài dạy; dụng cụ và hóa chất;
sự thiết kế hợp lí và khoa học giáo án, kết hợp hiệu quả của CNTT vào
giờ dạy, sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập
2. Sự chuẩn bị của học sinh: xem kĩ nội dung bài học; tham gia tích
cực xây dựng tiết học, chú ý về các hiện tượng trong quá trình thực
hành, tìm hiểu biết sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập.

thay thế

3.Vấn đề
nghiên cứu

- Giáo viên tăng cường hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm hỗ trợ
học tập trong dạy hóa học lớp 97
- Tổ chức cho học sinh sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập trong hóa học
9 có thể làm tăng kết quả học môn Hóa Học cho học sinh lớp 9 7
không?


4. Thiết kế

- Kiểm tra trước tác động và sau tác động với nhóm đối chứng(lớp 9/8)
và nhóm thực nghiệm (lớp 9/7).
- Thời gian thu thập dữ liệu từ tuần 5 đến tuần 19 năm học 2015 - 2016

5. Đo lường

- Sử dụng công cụ là các bài kiểm tra định kì trên lớp

6. Phân tích

1. Lựa chọn phép kiểm chứng: T-test độc lập
2. Phân tích và giải thích dữ liệu

7. Kết quả

- Có, việc tổ chức cho học sinh sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập tăng
kết quả học môn Hóa Học cho học sinh lớp 97.
- Kết luận và khuyến nghị.

1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Trang: 2


Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông - ICT
(Information and Communication Technology) trong những năm gần đây đã tác động
vào hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, xã hội, đặc biệt là
giáo dục. Tuy nhiên, theo những thống kê mới nhất thì Việt Nam hiện đang nằm ở
nhóm các nước kém nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về ứng dụng ICT

trong giáo dục, xét cả về vật lực, nhân lực và tài lực.
Mục tiêu giáo dục trong thời đại mới là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ
những kiến thức, kỹ năng có sẵn cho học sinh mà điều đặc biệt quan trọng là phải bồi
dưỡng cho họ năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, để từ đó có thể sáng tạo ra
những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới, góp phần làm giàu
thêm nền kiến thức của nhân loại. Vì vậy việc dạy học nói chung và dạy học hóa học
nói riêng cần phải đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp, nhất là đổi mới
phương pháp dạy và học sao cho vai trò tự chủ của học sinh trong hoạt động xây dựng
kiến thức ngày một nâng cao, để từ đó năng lực sáng tạo của họ được bộc lộ và ngày
càng phát triển. Tiến tới mục tiêu “biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo”.
Để đáp ứng được nhu cầu trên thì xã hội phải tăng cường tư liệu dạy học, đặc biệt
phải hỗ trợ tư liệu dạy học cho cả học sinh, sinh viên lẫn giáo viên. Muốn vậy, mỗi giáo
viên cần được đào tạo về công nghệ thông tin để biết khai thác những phần mềm chuyên
môn đã được xây dựng ở các nước cũng như nước ta, kết hợp sử dụng chúng với các
phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tính, projector vào quá trình dạy và học nhằm
giúp học sinh, sinh viên phát huy tính tích cực học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức dưới sự
tổ chức, điều khiển của giáo viên, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
hiện đại.
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc
biệt quan trọng trong quá trình Dạy - Học. Tuy nhiên, trong hóa học có nhiều khái niệm
khó và trừu tượng, nhiều phản ứng diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm, diễn tiến của các
quá trình và hiện tượng rất khó quan sát, một số thí nghiệm lại độc hại, nguy hiểm vv..
Vì vậy rất cần có sự hỗ trợ của ICT.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của ứng dụng tin học trong dạy học hóa học và
nghiên cứu từ đó tôi chọn giải pháp là: “Sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập hoá học
nhằm nâng cao kết quả học hóa học của học sinh lớp 9 7 trường THCS Hùng Vương”.
Tôi coi đó là một yêu cầu quan trọng để nâng cao kết quả học tập môn Hóa học của học
sinh lớp 9.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp 9 của trường Trung học cơ sở Hùng
Vương: lớp 9/7 là lớp thực nghiệm, lớp 9/8 là lớp đối chứng. Thời gian thu thập dữ liệu

từ tuần 5 đến hết tuần 19 của năm học 2015 – 2016.
Trang: 3


Lớp thực nghiệm (lớp 9/7) trong quá trình dạy học giáo viên tăng cường cho học
sinh sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập hóa học. Lớp đối chứng (lớp 9/8) giáo viên dạy
theo hướng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên và yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ
năng do bộ giáo dục qui định.
Qua việc thu thập số liệu có bảng kết quả sau:
Nhóm thực
nghiệm
(9/7)

Nhóm đối
chứng (9/8)

Độ lệch giá trị
trung bình

Giá trị p

Giá trị trung bình
trước tác động

5,84

5,83

-0,01


0,5

Giá trị trung bình
sau
quá
trình
nghiên cứu (tuần 5
đến tuần 19)

6,49

5,03

1,46

0,01

Qua bảng dữ liệu trên ta thấy giá trị p sau 14 tuần tác động = 0,01<0,05 điều đó
chứng tỏ rằng tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến việc làm tăng kết quả học tập của
học sinh lớp 97 trong học hóa học. Do đó giáo viên cần tăng cường cho học sinh sử dụng
phần mềm hỗ trợ học tập hóa học trong dạy học hóa học 9 nhằm nâng cao kết quả học
tập môn hóa học 9.
2. GIỚI THIỆU:
2.1 Hiện trạng:
Học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Hùng Vương học còn nhiều em học yếu môn
hóa học. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này, nhìn chung các nguyên nhân
sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học hóa của các em.
- Về phía học sinh:
+ Nhiều em không có ý tự giác trong học tập.
+ Các em nhận thấy môn hóa trừu tượng, khó tiếp thu nên nản không học.

+ Kĩ năng vận dụng lý thuyết vào làm bài tập còn yếu: Kỹ năng lập công thức hóa
học, lập phương phương trình hóa học, phân loại các hợp chất vô cơ, tính theo CTHH
và PTHH, …
+ Các em không hứng thú với các tiết học hóa học.
+ Các em không biết sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập hóa học.
- Về phía giáo viên: Giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc rèn cho học sinh biết và
vận dụng các phần mềm hỗ trợ học hóa vào trong giảng dạy.
- Nguyên nhân khách quan mà tôi cảm nhận được là: môn Hóa học là môn học
trừu tượng, kiến thức hóa học còn nặng so với học sinh.
Trang: 4


Để làm thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này chú trọng đến việc tăng
cường sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập hoá học cho học sinh lớp 9 7 trường THCS
Hùng Vương
2.2 Giải pháp thay thế:
Trước tiên, giáo viên dạy Hóa 9 của trường tôi xác định rằng: rèn kỹ năng lập
công thức hóa học,lập phương trình hóa học, giải bài toán liên quan đến công thức hóa
học, phương trình hóa học,kĩ năng thực hành … cho học sinh là điều cần thiết, song
chưa đủ mà phải cần làm cho học sinh biết vận dụng một số phần mềm hỗ trợ học hóa
thì hiệu quả mới được nâng cao. Từ đó có thể nhận ra vấn đề thông qua các phần mềm
do chính các em sử dụng giúp các em rút ra kiến thức mới hoặc hiểu rõ hơn bản chất
của sự biến đổi chất, dùng kiến thức để giải thích thực nghiệm ngược lại dùng thực
nghiệm để chứng minh lý thuyết đã học sẽ khắc sâu kiến thức hơn, tạo nên hứng thú,
phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh cho nên chất lượng học tập môn hóa được
nâng lên, kĩ năng ứng dụng tiến bộ của tin học trong học tập tích cực hơn.
Muốn vậy đòi hỏi các em phải có kĩ năng sử dụng máy tính thì mới thu được kết
quả như mong muốn. Trong mỗi tiết học có sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập hoá học
giáo viên hướng dẫn kĩ thao tác tiến hành, uốn nắn ngay những thao tác sai nhằm đảm
bảo sử dụng phần mềm hiệu quả, linh hoạt.

Thời gian thực hiện giải pháp thay thế: Từ tuần 5 đến tuần 19 của chương trình
hóa học 9 trong năm học 2015 – 2016.
2.3 Vấn đề nghiên cứu:
Việc cho học sinh sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập hoá học của học sinh lớp 9 7
trường THCS Hùng Vương có làm tăng kết quả học hóa học.
2.5 Giả thuyết nghiên cứu là:
Việc cho học sinh sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập hoá học đã nâng cao kết quả
học hóa học của học sinh lớp 97 trường THCS Hùng Vương.
3. PHƯƠNG PHÁP:
3.1 Khách thể nghiên cứu:
 Giáo viên:
- Thầy Nguyễn Đức Công – Giáo viên dạy Hóa lớp 9/7 (Lớp thực nghiệm)
- Thầy Nguyễn Đức Công – Giáo viên dạy Hóa lớp 9/8 (Lớp đối chứng)
Giáo viên có tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc được học sinh yêu mến.
Có lòng yêu nghề, nhiệt tình trong công việc giáo dục học sinh, có nhiều kinh nghiệm
trong giảng dạy.
 Học sinh:
- Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu cụ thể như sau:
Số học sinh

Trang: 5


Tổng số

Nam

Nữ

Lớp 9/7


38

17

21

Lớp 9/8

41

22

19

- Ý thức học tập của học sinh khá tốt, yêu mến thầy cô giáo. Giáo viên chủ nhiệm
có chú ý nhiều đến kết quả học tập của học sinh, đến việc rèn luyện đạo đức của
học sinh.
- Đa số các em đều ngoan, được các bậc phụ huynh quan tâm. Điều kiện học tập
của các em tương đối tốt.
3.2 Thiết kế:
- Lựa chọn thiết kế: Kiểm tra trước và sau tác động với hai nhóm tương đương.
- Tôi dùng bài viết số 1 (Học kì I) làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm
tra cho thấy điểm trung bình của hai lớp 9/7 và 9/8 có sự tương đương nhau. Tôi
dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập để kiểm chứng sự tương đương điểm số
trung bình của hai lớp trước khi tác động.
 Bảng kiểm chứng để xác định hai lớp tương đương:
Thực nghiệm (Lớp 9/7)

Đối chứng (lớp 9/8)


5,84

5,83

Trung bình cộng
p1

0,5

p1 = 0,5 > 0,05 từ đó cho thấy rằng sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp thực
nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai lớp được coi là tương đương.
 Thiết kế nghiên cứu:
Lớp

Thực nghiệm
(Lớp 9/7)

Đối chứng
(Lớp 9/8)

Kiểm tra trước

Tác động

tác động

Kiểm tra sau
tác động


O1

Dạy học có tăng
cường sử dụng
phần mềm hỗ trợ
học hóa

O3

O2

Dạy học không
hoặc rất ít sử dụng
phần mềm hỗ trợ
học hóa

O4

Trang: 6


Trong quá trình kiểm tra sau tác động thì tôi phân ra làm 2 lần: lần thứ nhất dựa vào kết
quả bài kiểm tra 1 tiết số hai, lần thứ hai dựa vào kết quả bài thi học kì I
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3.3 Quy trình nghiên cứu:
 Chuẩn bị bài dạy của giáo viên:
- Giáo viên dạy Hóa lớp 9/8 là lớp đối chứng: soạn bài, chuẩn bị đồ dùng thí
nghiệm và tiến hành dạy học có sử dụng phương pháp tổ chức thí nghiệm nhóm
theo chỉ dẫn của SGK.
- Giáo viên dạy Hóa lớp 9/7 là lớp thực nghiệm: soạn bài, chuẩn bị đồ dùng thí

nghiệm và tiến hành dạy học có tăng cường cho học sinh sử dụng phần mềm hỗ
trợ học tập hóa học.
 Tiến hành dạy thực nghiệm: Tuân theo giáo án đã thiết kế, kế hoạch giảng dạy
của nhà trường, phân phối chương trình và thời khóa biểu để đảm bảo tính khách
quan
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu:
* Sử dụng công cụ đo, thang đo: Bài kiểm tra viết của học sinh, điểm của các bài
kiểm tra.
- Sử dụng bài kiểm tra trước tác động: Bài kiểm tra Hóa một tiết số 1 (học kì I).
- Bài kiểm tra sau 14 tuần tác động: Bài kiểm tra hóa học kì I
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
+ Sau khi thực hiện dạy xong các bài (từ bài 7 “Tính chất hóa học của bazơ” đến
hết bài 14 “Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối”) trong giai đoạn 5
tuần đầu (từ tuần 6 đến tuần 10) áp dụng đề tài thì tiến hành cho học sinh làm bài
kiểm tra một tiết số 2 học kì I theo phân phối chương trình của phòng giáo dục và
theo thời khóa biểu quy định của trường. Giáo viên dạy Hóa 9 của trường chấm
bài theo đáp án đã được xây dựng.
+ Sau khi thực hiện dạy xong hết các bài (từ bài 7 “Tính chất hóa học của bazơ”
đến hết bài 28 “Các oxit của cacbon”) trong thời gian áp dụng đề tài thì tiến hành
cho học sinh làm bài kiểm tra học kì I theo phân phối chương trình và lịch thi của
phòng giáo dục. Giáo viên dạy Hóa 9 của trường chấm bài theo đáp án đã được
xây dựng.
* Kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ liệu:
- Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách giáo viên trực tiếp
kiểm tra lại bài chấm hai lớp thực nghiệm (lớp 9/7) và lớp đối chứng (lớp 9/8).
- Nhận xét của giáo viên để kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ liệu:
+ Về nội dung đề bài: Phù hợp với trình độ của học sinh lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng, cơ bản phân loại được học sinh
+ Câu hỏi có tính chất mô tả: yêu cầu HS phải nắm bắt được hiện tượng xảy ra ở
một số phản ứng.

Trang: 7


+ Các câu hỏi có phản ánh các vấn đề có liên quan đến giải pháp đề tài nghiên
cứu.
+ Nhận xét về kết quả hai lớp: lớp thực nghiệm có tiến bộ rõ rệt hơn so với lớp
đối chứng
* Kiểm chứng độ tin cậy:
Kiểm chứng bằng kiểm tra nhiều lần: Song song với việc học sinh hai lớp đã làm
các bài kiểm tra một tiết số 1, số 2 và thi học kì 1 theo hình thức tổ chức kiểm tra
chung thì tôi cho học sinh hai lớp làm các bài kiểm tra theo nội dung đề bài tương
đương bài đã làm. Kết quả điểm số của lần làm bài thứ 2 của hai lớp gần như
không thay đổi về sự chênh lệch giữa các giá trị so sánh.
Trong quá trình áp dụng giải pháp nghiên cứu của đề tài tôi cũng tiến hành chia
làm 2 giai đoạn khảo sát: giai đoạn 1 là 5 tuần (từ tuần 6 đến hết tuần 10), giai
đoạn 2 là 9 tuần (từ tuần 11 đến hết tuần 19) và kết quả điểm số của 2 lần khảo sát
thị sự chênh lệch giữa các giá trị so sánh đều có ý nghĩa.
Tôi rút ra kết luận: Các dữ liệu thu được là đáng tin cậy.
4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN:
4.1 Trình bày kết quả:
Thực nghiệm (Lớp 9/7)

Giá trị trung bình

Đối chứng (Lớp 9/8)

Trước
tác động

Sau

tác động 14
tuần

Trước
tác động

5,84

6,49

5,83

Độ lệch giá trị trung bình
trước tác động

-0,01

Độ lệch giá trị trung bình
sau tác động 14 tuần

1,46

Độ lệch chuẩn p1

0,5

Độ lệch chuẩn p2

0,01


Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn SMD (sau 14
tuần tác động)

0,52

Sau
14 tuần
5,03

4.2. Phân tích kết quả dữ liệu:
* Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương trước tác động: p1 = 0,5 > 0,05
Sự chênh lệch điểm số trung bình cộng trước tác động của 2 nhóm thực nghiệm và
đối chứng là không có ý nghĩa. Hai nhóm được coi là tương đương.
Trang: 8


* Phân tích dữ liệu và kết quả sau tác động:
Như trên đã chứng minh rằng hai lớp trước tác động là tương đương. Phép kiểm
chứng T-test độc lập cho kết quả: p 2 0,01 < 0,05 chứng tỏ rằng sự chênh lệch giữa
điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa, tức là điểm trung
bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác
động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (sau 14 tuần tác động): SMD 0,52. Như vậy
sau quá trình tác động mức độ ảnh hưởng của giải pháp đưa ra trong nghiên cứu là có
tính thực tiễn, có ý nghĩa với đề tài và ứng dụng được trong hoạt động sư phạm.

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng.
4.3. Bàn luận:

Kết quả bài kiểm tra sau trước tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có
độ lệch giá trị trung bình là -0,01; kết quả bài kiểm tra sau 14 tuần tác động của lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng có độ lệch giá trị trung bình là 1,48: điều đó cho thấy điểm
trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt.
Phép kiểm chứng T-Test độc lập điểm trung bình hai bài kiểm tra sau tác động
của hai lớp là p2 0,01 <0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình
của hai lớp không phải là do ngẫu nhiên mà do tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (sau 14 tuần tác động): SMD 0,52 điều
này có nghĩa giải pháp nghiên cứu tích cực.
5. Kết luận và khuyến nghị:
5.1 Kết luận:
Trang: 9


Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: việc tăng cường cho học sinh sử dụng phần
mềm hỗ trợ học tập hoá học góp phần nâng cao đáng kể chất lượng học tập của học
sinh, đem lại thành công cho tiết dạy của giáo viên vì đã khơi dậy sự hứng thú cho học
sinh từ đó phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.
Qua quá trình theo dõi thái độ học tập của học sinh : đa số đều tỏ ra thích thú và
tập trung hơn trong tiết học.
Sau một thời gian áp dụng giải pháp của đề tài thì đa số các em đã thấy đây là
phương pháp học hiệu quả, kĩ năng thực hành, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin
vào học tập của các em cũng được cải tiến đáng kể.
Tóm lại các kết quả trong nghiên cứu cho thấy việc tăng cường cho học sinh sử
dụng phần mềm hỗ trợ học tập hoá học là phương pháp tốt, hỗ trợ cho học sinh lớp 9 7
trường trung học cơ sở Hùng Vương nâng cao kết quả học tập bộ môn hóa học.
5.2 Khuyến nghị:
Từ thực tế giảng dạy tôi xin đưa ra một số đề xuất và kinh nghiệm trong việc ứng
dụng ICT trong dạy học như sau:
a. Chuẩn bị bài giảng có ứng dụng ICT

- Tùy theo điều kiện thực tế của trường, tùy theo nội dung của bài dạy, có thể lựa
chọn ứng dụng của tin học vào giảng dạy, không lạm dụng.
- Xem xét nội dung bài học, có những nội dung nào cần sự hỗ trợ của ICT. Chỉ
nên ứng dụng khi dạy các quá trình khó mô tả bằng lời, các đồ thị, phim, biểu đồ, hình
ảnh minh hoạ...
- Xây dựng các nguồn học liệu từ các website, các địa chỉ trên internet và bằng
cách scan các hình ảnh, sử dụng các đĩa CD, USB,...
b. Một số vấn đề cần lưu ý khi lên lớp:
- Khó khăn của HS trong tiết học CNTT là việc ghi bài do đó GV nên ghi bảng
như những tiết dạy bình thường để HS có thể ghi chép được.
- Việc sử dụng kênh màu, kênh chữ phải hài hoà, hợp lý, rõ ràng.
- Do thời gian dành cho các thao tác có hạn nên cần lưu ý tiến độ thực hiện bài
dạy phải phù hợp với tốc độ thao tác của HS.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- TS Nguyễn Xuân Dũng-ĐH Vinh-Bài giảng tin học ứng dụng trong hóa học.
- Ths Võ Tiến Dũng –CN Nguyễn Phong- CĐSP Quảng Trị- Ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học hóa học ở trường THCS.
- Trần Hữu Hải-Khoa công nghệ Hóa-Bài thực hành ứng dụng tin trong hóa học.
- Nguyễn Trọng Thọ- Chuyên Lê Hồng Phong- Tin học ứng dụng trong hóa học.
7. PHỤ LỤC
1- Bảng điểm

Trang: 10


Trang: 11


Trang: 12



2- Đề bài kiểm tra trước tác động
I. TRẮC NGHIỆM.
Khoanh tròn vào một trong các chữ cái a,b,c,d ở đầu đáp án đúng.
1. Oxit nào dưới đây không tác dụng với nước
A. CuO
B. CaO
C. P2O5
D. SO3
2 . Cho khí SO2 tác dụng với nước. Sản phẩm thu được làm quỳ tím chuyển sang màu:
A. Xanh
B. Đỏ
C. Không đổi màu
D. Trắng
3. Axit không có tính chất hóa học nào sau đây:
a. Làm đổi màu quì tím thành đỏ
b. Tác dụng với oxit bazơ
c. Tác dụng với nước
d. Tác dụng với bazơ
4. Cho 10,5gam hỗn hợp hai kim loại kẽm và đồng vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau
phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc).Thành phần % theo khối lượng của kẽm và đồng
trong hỗn hợp đầu là:
a. 61,9% và 38,1%
b. 63% và 37%
c. 61,5% và 38,5%
d. 65% và 35%
5. Trong công nghiệp để sản xuất vôi sống thì nhiệt phân:
a. Canxi nitrat
b. Canxi photphat
c. Đá vôi

d. Vôi tôi
6. Trong các axit dưới đây, hãy chỉ ra axit yếu:
a. HNO3
b. H2SO4
c. HCl
d. H2CO3
7. Khi cho đồng vào axit sunfuric đặc và nóng, sản phẩm khí thu được là:
a. H2
b. CO2
c. CO
d. SO2
8. Chất xúc tác cần sử dụng trong quá trình oxi hóa SO2 thành SO3 là:
a. V2O5
b. N2O5
c. P2O5
d. MnO2
9. Cho 63g Na2SO3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thì thể tích khí ở đktc thoát ra là:
a. 3,36 lít
b. 1,5 lít
c. 150 lít
d. 11,2 lít
10. Cho dung dịch HCl vào CuO, hiện tượng xảy ra là:
a. CuO tan dần, dung dịch chuyển sang màu xanh lam.
b. Không có hiện tượng gì.
c. Dung dịch sôi lên, có khí thoát ra.
d. Xuất hiện chất kết tủa màu trắng.
11. Trong nông nghiệp chất dùng để khử chua đất trồng là:
a. Axit clohiđric
b. Axit sunfuric
c. Canxi oxit

d. Lưu
huỳnh đioxit
12. Khí A là chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axit. Khí A vào
cơ thể qua đường hô hấp (gây ho và viêm) hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu
hoá, sau đó vào máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khí A là khí nào sau
đây:
a. Khí nitơ
b. Khí cacbonic
c. Khí sunfurơ
d. Hơi nước
II. TỰ LUẬN.
1. Viết phương trình hóa học của phản ứng với các cặp chất sau:
a) Kali oxit và nước
b) Nhôm và dung dịch axit clohiđric
c) Lưu huỳnh trioxit và nước
d) Bari oxit và dung dịch axit sunfuric
2.Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu là: H2SO4; HCl; NaCl.
Hãy nêu cách nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết
phương trình hóa học.
Trang: 13


3.Cho một lượng kẽm dư vào 200 gam dung dịch H2SO4. Sau phản ứng thu được 4,48
lít khí hiđro(đktc).
a. Tính khối lượng kim loại đã tham gia phản ứng.
b. Tính khối lượng muối tạo thành.
c. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit đã dùng.
( H = 1, S = 32, O = 16, Zn = 65 , Na = 23, Cu = 64, Fe = 56, Ca = 40, C = 12)
3- Đề bài kiểm tra sau tác động
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN HÓA HỌC 9
Thời gian: 60 phút
Câu 1:
Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện
(nếu có)
FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe2(SO4)3  FeCl3
Câu 2:
Bổ túc và hoàn thành các phản ứng hóa học sau:
a.

?

+

NaOH



Na2SO4

+

?

b.

?

+


CO2



Na2CO3

+

?

c.

Al(OH)3

+

?



AlCl3

+

?

d.

?


+

AgNO3



Cu(NO3)2

+

?

Câu 3:
Cò những chất CuO, BaCl2, Zn, chất nào tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch
H2SO4 loãng sinh ra:
a. Chất khí cháy được trong không khí.
b. Dung dịch có màu xanh lam.
c. Có chất kết tủa trắng không tan trong nước và axit.
Câu 4:
Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng khi cho lá nhôm sạch vào
dung dịch đồng (II) cloua.
Câu 5:
Chỉ dùng thêm quỳ tím hãy nhận biết 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch sau:
Ba(OH)2, HCl, H2SO4, AgNO3.
Câu 6: Trộn một dung dịch có hòa tan 0,1mol CuCl 2 với một dung dịch có hòa tan 12g
NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến
khối lượng không đổi.
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng
Trang: 14



c. Tính khối lượng các chất tan có trong nước lọc.
(biết: Cu = 64; H = 1; Na = 23; O = 16; Cl = 35,5)
4- Giới thiệu phần mềm hỗ trợ học hóa học
I. Giới thiệu
Chương trình hỗ trợ học tập hóa học vô cơ được xây dựng trên ngôn ngữ VB.NET gồm
các chức năng :
1. Công cụ:

- Máy tính: hỗ trợ tính toán về toán học, hóa học thông thường.. đáp ứng khá đầy đủ về
nhu cầu tính toán hóa học.

- Bảng tuần hoàn: hỗ trợ tra cứu về tra cứu thông tin hình ảnh và dữ liệu của các
nguyên tố.

Trang: 15


- Chuyển đổi đơn vị: hỗ trợ việc chuyển đổi các đơn vị từ đơn giản đến phức tạp

- Tính toán hóa học theo đường chéo : hỗ trợ giải bài toán về tính nồng độ, thể tính,
khối lượng trung bình, số nguyên tử cacbon trung bình…

Trang: 16


- Nhận biết và điều chế: hỗ trợ video, dữ liệu nhận biết các anion và cation thông
thường trong chương trình hóa học phổ thông, các video thí nghiệm về điều chế,
phương trình điều chế.


- Từ điển : từ điển anh việt trợ giúp vấn đề học tập tra cứu các tài liệu tiếng anh

- Mô hình tinh thể : Quan sát mô hình tinh thể và thông tin về mô hình tinh thể.
2. Tra cứu

Trang: 17


- Tra cứu hình ảnh hóa chất: hỗ trợ việc tra cứu hình ảnh các hóa chất thông thường

- Tra cứu mô hình phân tử: hỗ trợ việc quan sát tra cứu về hình ảnh mô hình phân tử .

Trang: 18


- Tra cứu công thức: Trợ giúp vấn đề hệ thống hóa lại các công thức giúp việc tìm
kiếm tra cứu các công thức trong hóa học phổ thông được dễ dàng.

- Tra cứu khái niệm: hỗ trợ việc tra cứu các khái niệm, các thông tin liên quan đến hóa
học
Trang: 19


- Tra cứu thông tin nguyên tố : trợ giúp thông tin về các nguyên tố hóa học

- Tra cứu hình ảnh nguyên tố : chứa các hình ảnh về các nguyên tố hóa học.
Trang: 20



- Flash: Chứa các mô phỏng bằng flash trong hóa học nhằm hỗ trợ học tập và giảng dạy

- Tra cứu phương trình : Trợ giúp việc tìm kiếm các phương trình phản ứng.

Trang: 21


3. Hỗ trợ khác:

- Lý thuyết hóa học lớp 10: chứa kiến thức tóm lược hóa học phổ thông lớp 10
- Lý thuyết hóa học lớp 11: chứa kiến thức tóm lược hóa học phổ thông lớp 11
- Lý thuyết hóa học lớp 11: chứa kiến thức tóm lược hóa học phổ thông lớp 12
- Ôn tập: Tổng hợp các kiến thức cơ bản theo từng chương.
- Phương pháp: giải các dạng toán hóa học.
- Ebook: chứa dữ liệu các tài liệu điện tử ( ebook) tiếng việt và tiếng anh.
- Câu hỏi về Hóa học và cuộc sống: chứa dữ liệu các vấn đề liên quan giữa hóa học và
cuộc sống.

Trang: 22


Trường THCS Hùng Vương
PHIẾU ĐÁNH GIÁ , XẾP LOẠI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: Nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 94 trường THCS Hùng Vương
trong môn hóa học 9 thông qua việc tăng cường tổ chức thực hành nhóm
Người thực hiện: Nguyễn Đức Công
Họ tên người đánh giá:………………………..……….……
Đơn vị:…………………………………………………...…..
1/ ĐÁNH GIÁ:

Tiêu chí đánh giá

Điểm

1. Tên đề tài (5)
- Mục tiêu đề tài(1)
- Đối tượng nghiên cứu (1)
- Phạm vi nghiên cứu (1)
- Biện pháp tác động (2)

Trang: 23

Nhận xét


2. Hiện trạng (5)
- Nêu được hiện trạng (2)
- Xác định được nguyên nhân (2)
- Chọn một nguyên nhân để tác động (1)
3. Giải pháp thay thế (10)
- Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế (4)
- Giải pháp khả thi và hiệu quả (4)
- Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài (2)
4. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu(5)
- Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên (2,5)
- Xác định được giả thuyết nghiên cứu(2,5)
5. Thiết kế (5)
- Lựa chọn thiết kế phù hợp (2,5)
- đảm bảo giá trị của nghiên cứu (2,5)
6. Đo lường(5)

- Xây dựng được công cụ và thang đo (2)
- Độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu (3)
7. Phân tích dữ liệu và bàn luận(5)
- Lựa chọn phép kiểm chứng (2,5)
- Trả lời được vấn đề nghiên cứu (2,5)
8. Kết quả(20)
- Giải quyết được các vấn đề đặt ra (7)
- Hiệu quả của đề tài (7)
- Khả năng áp dụng(6)
9. Minh chứng (35)
- Đầy đủ (15)
- Khoa học (10)
- Thuyết phục (10)
10. Trình bày (5)
- Cấu trúc, diễn đạt, hình thức (2,5)
- Trình bày trước hội đồng (2,5)
Trang: 24


Tổng cộng
2/XẾP LOẠI:……………….
Tốt (Từ 86- 100 điểm)

Khá (Từ 70 – 85 điểm)

Đạt (50 – 69 điểm)

Không đạt (< 50 điểm)
Trảng Bom, Ngày… tháng …năm 2016


Tổ Trưởng

Người đánh giá

Chủ tịch hội đồng chuyên môn

Trang: 25


×