Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ luận văn thạc sỹ đề tài NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH BẢO TỒN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NGỌC LINH, TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.62 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN QUỐC CƯỜNG

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUY HOẠCH BẢO TỒN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG
CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NGỌC LINH,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học


Huế, 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN QUỐC CƯỜNG

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUY HOẠCH BẢO TỒN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG
CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NGỌC LINH,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học


Mã số: 8620201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. TRẦN NAM THẮNG


Huế, 2018


MỤC LỤC

I. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.............................................................................1
1. Nội dung và kết quả đã hoàn thành theo đúng tiến độ..........................................1
1.1. Thu thập số liệu sơ cấp, những thông tin liên quan với đề tài:..........................1
1.2. Kết quả tổng quan vấn đề nghiên cứu.................................................................2
1.2.1. Trên thế giới.......................................................................................................2
1.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống khu BTTN.................................2
1.2.1.2. Bảo tồn Đa dạng sinh học và phát triển bền vững........................................6
1.2.2. Ở Việt Nam.........................................................................................................8
1.2.3. Chính sách và các quy định của pháp luật Việt Nam đối với các KBTTN:........17
1.3. Kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu:
19
1.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu..........................................................19
1.3.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế xã hội...................................................................24
1.4. Điều tra thực địa về tài nguyên rừng, đa dạng sinh học...................................27
1.4.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất, loại rừng.....................................................27
1.4.2. Đặc điểm tài nguyên rừng...............................................................................30
2. Nội dung chưa hoàn thành theo kế hoạch đến tại thời điểm báo cáo.................38
3. Các nội dung tiếp tục hoàn thành theo kế hoạch của đề cương..........................38
II. NHỮNG ĐỀ XUẤT THAY ĐỔI TRONG ĐỀ TÀI............................................39

III. CAM KẾT CỦA HỌC VIÊN................................................................................39


1
ĐẠI HỌC HUẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: NGUYỄN QUỐC CƯỜNG
Chuyên ngành đào tạo: Lâm học; Lớp: Cao học 22C
Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quy
hoạch bảo tồn bền vững tài nguyên rừng của khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh,
tỉnh Quảng Nam.
Thời gian thực hiện đề tài: 26 tuần (từ ngày 01/3/2018 đến 15/9/2018)
I. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Căn cứ vào đề cương đã được Hội đồng đánh giá đề cương thông qua, học viên
báo cáo tiến độ thực hiện đề tài như sau:
1. Nội dung và kết quả đã hoàn thành theo đúng tiến độ
1.1. Thu thập số liệu sơ cấp, những thông tin liên quan với đề tài:
- Bản đồ, số liệu điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2011-2020 (Theo Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày
10/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam);
- Bản đồ, số liệu kiểm kê rừng huyện Nam Trà My năm 2016 (Theo Quyết định

số 4379/ QĐUBND ngày 13/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam);
- Bản đồ lập địa tỉnh Quảng Nam do Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Trung
Trung Bộ xây dựng năm 2004;
- Dự án nghiên cứu khả thi Khu bảo tồn thiên nghiên ngọc Linh, tỉnh Quảng
Nam, do Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế và Viện Điều tra, Quy hoạch rừng xây dựng
năm 2000;
- Báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững KBTTN Ngọc Linh, tỉnh
Kon Tum đến năm 2020, do Viện Điều tra, Quy hoạch rừng xây dựng năm 2013;
- Các báo cáo chuyên đề về thảm thực vật, hệ thực vật, hệ động vật của khu vực
nghiên cứu;
- Niên giám thống kê năm 2016 của huyện Nam Trà My;


2

- Và một số văn bản pháp luật, tài liệu, số liệu liên quan khác....
1.2. Kết quả tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống khu BTTN
* Khu bảo tồn thiên nhiên và Công ước Đa dạng sinh học:
Định nghĩa của IUCN khẳng định bảo tồn đa dạng sinh học là mục tiêu cơ bản
của khu BTTN: “Khu bảo tồn thiên nhiên là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển
được khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá
đi kèm, được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu
quả khác” (IUCN 1994)
Trong vài thập kỷ qua, các khu BTTN trên thế giới đang có xu hướng tăng cả
về số lượng và diện tích. Theo tạp chí Khu BTTN, Tập 14, số 3, năm 2004, trên thế
giới có hơn 100.000 khu BTTN chiếm 11,7% diện tích đất liền tồn thế giới. Vườn
quốc gia chiếm số lượng và diện tích lớn nhất, tiếp đến là các khu bảo tồn loài và sinh
cảnh. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện một hệ thống quản lý phù hợp trên thực tế nhằm

hiện thực hóa các lợi ích tiềm năng mà khu BTTN có thể đem lại vẫn còn là thách thức
lớn nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Cơng ước ĐDSH (1992) xác định các khu BTTN là cơng cụ hữu hiệu và có vai
trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học “tại chỗ”. Tại điều 8 “Bảo tồn tại chỗ”
của Công Ước có các mục (a), (b) và (c) qui đinh rõ các nước tham gia cơng ước
ĐDSH có trách nhiệm thành lập hệ thống khu BTTN, xây dựng các hướng dẫn lựa
chọn, thành lập và quản lý các khu BTTN, quản lý các tài nguyên sinh học bên trong các
khu BTTN để đảm bảo bảo tồn và sử dụng bền vững.
* Hệ thống phân hạng quốc tế các khu BTTN theo IUCN
Nguồn gốc của các khu BTTN “hiện đại” có từ thế kỷ thứ 19. Vườn quốc gia
Yellowstone là Vườn quốc gia đầu tiên trên thế giới, được thành lập tại Mỹ năm 1872.
Trong quá trình hình thành và phát triển các khu BTTN, mỗi nước đều có cách tiếp cận
riêng, khơng có các tiêu chuẩn hoặc thuật ngữ chung, điều này gây trở ngại cho việc
chia sẻ các ý tưởng và kinh nghiệm về khu BTTN trong phạm vi khu vực và toàn cầu.
Những nỗ lực đầu tiên nhằm làm rõ những thuật ngữ và phân hạng các khu
BTTN được ghi nhận vào năm 1933. Hệ thống phân hạng quốc tế khu BTTN đầu tiên
được IUCN xây dựng và công bố năm 1978 - gọi là Hệ thống phân hạng 1978. Hệ thống
phân hạng 1978 của IUCN gồm có 10 phân hạng. Hệ thống này đã được sử dụng tương
đối rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới và trong các hoạt động quốc tế như làm cơ sở
cho xây dựng “Danh Mục các khu BTTN của Liên Hiệp Quốc năm 1993”.


3

Hệ thống phân hạng các khu BTTN năm 1978:
- Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt/nghiên cứu khoa học (Scientific
Research/ Strict Nature Reserve)
- Vườn Quốc gia (National Park)
- Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên (National Monument/ Natural Landmark)
- Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên/Bảo vệ đời sống hoang dã (Nature

Conservation Reserve/Managed Nature Reserve/ Wildlife Sanctuary).
- Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/cảnh quan biển (Protected Landscape/
Seascape).
- Khu dự trữ tài nguyên (Resource Reserve)
- Khu
dự trữ thiên nhiên/ nhân chủng học (Nature Biotic Area/
Anthropological Reserve).
- Khu quản lý sử dụng đa mục đích (Multiple use Management
Area/Managed Resource Area).
- Khu dự trữ sinh quyển (Biosphere Reserve).
- Khu di sản thiên nhiên thế giới (World Natural Heritage Site).
Tuy nhiên, ngay sau đó, hệ thống phân hạng 1978 đã bộc lộ một số thiếu sót.
Năm 1984, IUCN đã tiến hành những bước đầu tiên xem xét lại và đề xuất cập nhật hệ
thống phân hạng này.
Hệ thống phân hạng khu BTTN quốc tế của IUCN hiện hành được công bố năm
1994, trên cơ sở cập nhật Hệ thống phân hạng 1978. Hệ thống phân hạng 1994 có tất
cả 6 phân hạng. Năm phân hạng đầu tiên chủ yếu dựa trên các phân hạng (I- V) của hệ
thống phân hạng 1978. Phân hạng VI tập hợp các ý tưởng của các phân hạng VI, VII
và VIII của hệ thống phân hạng 1978.
Hệ thống phân hạng các khu BTTN năm 1994:
- Hạng I: Khu BTTN nghiêm ngặt/Khu bảo vệ động vật hoang dã:
+ Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt;
+ Khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã.
- Hạng II: Vườn Quốc Gia
- Hạng III: Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên;
- Hạng IV: Khu bảo tồn loài/Sinh cảnh;
- Hạng V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/cảnh quan biển;
- Hạng VI: Khu bảo tồn kết hợp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.



4

Việc sắp xếp một khu BTTN vào một phân hạng nhất định cần căn cứ vào mục
tiêu quản lý chủ đạo của khu BTTN đó.
Hệ thống phân hạng các khu BTTN của IUCN khơng có ý định đặt ra những
tiêu chuẩn hoặc làm hình mẫu chính xác để áp dụng ở tất cả các quốc gia, tên các khu
BTTN có thể thay đổi tuỳ từng quốc gia. Các khu BTTN được thành lập trước tiên để
đáp ứng các yêu cầu của địa phương và quốc gia, sau đó được “đặt tên” và gắn với các
phân hạng của IUCN căn cứ vào mục tiêu quản lý.
Như vậy, hệ thống phân loại của IUCN đã được cập nhật những quan điểm hiện
đại về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học là kết hợp bảo tồn và sử dụng bền vững tài
nguyên đa dạng sinh học. Mặt khác hệ thống phân chia này đã bao trùm được tất cả
các loại hình bảo tồn ở các vùng địa sinh học khác nhau trên thế giới, với nhiều loại hệ
sinh thái khác nhau. Đây là hệ thống phân chia đã được nhiều nước áp dụng theo các
mức độ khác nhau để bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học của mỗi nước.
IUCN khuyến nghị: Đây là hệ thống các khu Bảo tồn xây dựng trên phạm vi
toàn cầu, các nước thành viên của IUCN có thể tùy điều kiện đất nước mình để áp
dụng hệ thống trên một cách sáng tạo.
* Hệ thống các khu BTTN của một số nước vùng Đông Nam Á
Nhận thức được tình hình diện tích rừng bị thu hẹp dẫn đến mất nơi cư trú của
nhiều loài động thực vật, các nước trong khu vực đã chủ động thực hiện chương trình
bảo tồn đa dạng sinh học ở từng quốc gia, bảo tồn đa dạng sinh học được cụ thể hố
bằng việc thành lập các khu bảo vệ. Đơng Nam Á hiện có 1.119 khu bảo vệ với tổng
diện tích hơn 52 triệu ha. Hiện nay, hệ thống phân hạng của từng quốc gia áp dụng có
sự khác nhau.
Khu bảo tồn và vườn quốc gia các nước Đông Nam Á
Quốc gia
Bruney
Campuchia
Indonesia

Laos
Malaysia
Myanmar
Philippines
Singapore
Thailand
Vietnam
Tổng số

Tổng số khu
33
23
361
20
11
38
147
4
212
164
1.119

Diện tích
121,2
3.258
23.300
3.208
5.483
3.200
2.704,1

2,2
8.774
2.198,7
52.249,1

Tỷ lệ (%
20,0
18,0
11,9
13,9
16,7
4,7
9,0
34,4
17,0
7,2

VQG
1
7
37
11

1
96
30
Nguồn : WCMC


5


* Các loại hình BTTN khác
a) Khu Dự trữ sinh quyển thế giới
Khu dự trữ sinh quyển thế giới là một danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các
khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú đa dạng. Theo định
nghĩa của UNESCO: Khu dự trữ sinh quyển thế giới là những khu vực có hệ sinh thái
bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh
học với việc phát triển bền vững khu vực đó có giá trị nổi bật, được quốc tế cơng nhận.
Mạng lưới của các khu DTSQ thế giới được hình thành vào năm 1976 và đến
năm 2012 đã có 610 khu dự trữ sinh quyển thuộc 117 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong
đó có 12 khu xuyên biên giới. Các nước có nhiều khu DTSQ nhất là Mỹ (47), Nga
(39), Tây Ban Nha (38) và Trung Quốc (28). (Nguồn: new/en/
natural-sciences/environment/ecological-sciences/biosphere-reserves/world -networkwnbr/).
b) Di sản thiên nhiên thế giới
Theo Công ước di sản thế giới thì di sản thiên nhiên là: Các đặc điểm tự nhiên
bao gồm các hoạt động kiến tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm các hoạt động
kiến tạo có giá trị nổi bật tồn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học. Các
hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới được xác
định chính xác tạo thành một mơi trường sống của các lồi động thực vật đang bị đe
dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn. Các khu Di
sản thiên nhiên thế giới thường trùng với các khu BTTN. Các khu Di sản thế giới là
niền vinh dự, tự hào của quốc gia và thường thu hút nhiều khách du lịch.
c) Khu RAMSAR
Công ước Ramsar là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp
lý và thích đáng các vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn
ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ở thời
điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận các chức năng sinh thái học nền
tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa và kinh tế
của chúng. Các nước tham gia Công ước thành lập các khu BTTN và sử dụng bền
vững các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được Công ước công nhận và

đưa vào Danh sách các khu RAMSAR của thế giới.
Đến tháng 5/2012, tổng cộng có 160 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia công
ước Ramsar, bao gồm 2006 khu, tổng diện tích là 192.822.023 hecta (Nguồn: Số liệu
trên trang web Ramsar.org, ngày 09/05/2012).


6

1.2.1.2. Bảo tồn Đa dạng sinh học và phát triển bền vững
* Quan niệm về bảo tồn và phát triển bền vững:
Theo quan niệm trước đây, các khu BTTN thường được xem như một khu vực
tách biệt với thế giới bên ngoài. Quan niệm này đã dẫn đến những sai lầm trong việc
quản lý các khu BTTN. Kết quả là thiên nhiên vẫn liên tục bị con người tác động theo
hướng tiêu cực: khai thác tài nguyên rừng, thực vật và động vật rừng mà nguyên nhân
là do những áp lực xã hội và sinh thái cả trong và ngoài khu BTTN.
Theo Chương trình Con người và Sinh quyển (Man and Biosphere Program;
viết tắt là: MAB thuộc UNESCO) thực tế cho thấy các khu BTTN vẫn cần có một số
khu vực khơng có hoặc chịu rất ít tác động của con người với những quy định kiểm
soát chặt chẽ, được gọi là “vùng lõi”. Bên cạnh đó cần thúc đẩy phát triển kinh tế thân
thiện với môi trường, phát triển giáo dục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền
thống ở các vùng xung quanh được gọi là các “vùng đệm” và chuyển tiếp trong đó,
người dân địa phương đóng vai trị chủ chốt. Có như vậy cơng tác bảo tồn mới đạt được
hiệu quả lâu dài và bền vững.
Bảo tồn và phát triển bền vững là nhằm giải quyết một trong những vấn đề thực
tiễn quan trọng nhất mà con người đang đối mặt hiện nay: đó là làm thế nào để có thể
tạo nên sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên
với sự thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, duy trì các giá trị văn hố truyền thống đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của con người tại các khu bảo tồn.
* Bảo tồn đa dạng sinh học:
ĐDSH và bảo tồn đã trở thành một chiến lược trên toàn cầu, nhiều tổ chức quốc

tế đã ra đời để hướng dẫn việc đánh giá, bảo tồn và phát triển ĐDSH trên toàn phạm vi
thế giới như: Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Chương trình mơi trường
Liên hiệp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện tài nguyên di
truyền quốc tế (IPGRI),...
Loài người muốn tồn tại lâu dài trên hành tinh này thì phải có một dạng phát
triển mới và phải có cách sống mới. Nhu cầu cơ bản và sự sống còn của chúng ta phụ
thuộc vào tài nguyên của trái đất, nếu những tài ngun đó bị suy giảm thì cuộc sống
của chúng ta và các thế hệ mai sau sẽ bị đe doạ.
Vì thế tại Hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và ĐDSH đã tổ chức
tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992, 150 nước đã tham gia ký vào công ước
về ĐDSH và bảo vệ chúng.
Từ đó, nhiều hội thảo được tổ chức để thảo luận và nhiều cuốn sách mang tính
chất chỉ dẫn về ĐDSH được ra đời. Năm 1990, WWF đã xuất bản cuốn sách nói về
tầm quan trọng của ĐDSH (The importance of biological diversity) hay IUCN, UNEP
và WWF đưa ra Chiến lược bảo tồn thế giới (World conservation strategy), IUCN -


7

WWF đưa ra Chiến lược ĐDSH toàn cầu (Global biological strategy)...
Theo số liệu của IUCN (2002) và WCPA thì số lượng các khu bảo vệ thiên
nhiên trên toàn thế giới hiện là 30.000 khu với tổng diện tích khoảng 12,8 triệu km2
chiếm 9,5% diện tích phần lục địa của thế giới.
Tuy nhiên cùng với những biến cố về lịch sử, về kinh tế xã hội, ĐDSH trên thế
giới đã và đang bị suy thối nghiêm trọng. Do đó cần có sự tham gia của mỗi cấp ở các
gia trên thế giới trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH. Nhiều công ước quốc tế đã ra đời như:
Công ước về bảo vệ các vùng đất ướt (RAMSAR) năm 1971, Công ước về bảo tồn
lồi (CITES) năm 1973, Cơng ước về ĐDSH (CBD) năm 1992,...
Tóm lại, việc xây dựng, thành lập hệ thống khu bảo tồn trên thế giới đã quán
triệt phương châm: Bảo tồn kết hợp chặt chẽ với phát triển và chú ý đến quyền lợi của

người dân địa phương sống trong và xung quanh các khu bảo tồn. Điều này thể hiện
trong hệ thống phân hạng của IUCN và nhiều nước khác. Ngoài các khu bảo tồn được
bảo vệ nghiêm ngặt và toàn vẹn các hệ sinh thái và cảnh quan, thì cũng có những khu
bảo tồn được phép tác động hay khai thác hợp lý hoặc sử dụng bền vững, nếu các tác
động đó khơng phá vỡ thành phần, cấu trúc hệ sinh thái. Công tác qui hoạch, xây dựng
hệ thống rừng đặc dụng ở mỗi nước rất đa dạng, đi sâu vào nhiều mặt và có các giải
pháp bảo tồn khác nhau, tuy nhiên đều có chung mục tiêu là: bảo vệ các hệ sinh thái,
môi trường sống hay sinh cảnh (habitat), các loài động thực vật quý hiếm và các cảnh
quan đẹp có giá trị lịch sử, văn hoá đặc biệt.
* Phát triển bền vững:
Vào đầu thập niên những năm 1980, Liên minh Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
(IUCN) đã đề xuất khái niệm PTBV. Đến năm 1987, khái niệm này đã được Ủy ban
Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) tiếp thu, triển khai và định nghĩa trong
bản tường trình mang tựa đề “Tương lai của chúng ta” như sau: “Phát triển bền vững
là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho
việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Cuối năm 1987, Liên Hiệp Quốc đã chuẩn bị cho 2 hội nghị quan trọng về vấn
đề PTBV. Hội nghị thứ nhất diễn ra năm 1992 tại Rio de Janeiro gọi là Hội nghị
Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển đã chính thức hố sự đồng lịng của
các nước hội viên Liên Hiệp Quốc về một chương trình nghị sự PTBV gọi là Agenda
21 (Action Plan for Sustainable Development for the 21st Century). Hội nghị thứ hai
diễn ra năm 2002 tại Johannesburg, Nam Phi với sự tham gia của 196 Quốc gia “Hội
nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững”. Hội nghị Johannesburg đã xác
định phải xúc tiến và thực hiện Agenda 21 và đề ra các mục tiêu cho thiên niên kỷ
mới. PTBV đã trở thành tuyên ngôn và chiến lược hành động chung của nhiều Quốc
gia trên thế giới.


8


Từ năm 1992 đến năm 2004 đã có 113 nước trên thế giới xây dựng và thực hiện
Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và 6.416 Chương trình
nghị sự 21 cấp địa phương, đồng thời tại các nước này đều đã thành lập các cơ quan
độc lập để triển khai thực hiện chương trình này. Các nước trong khu vực như Trung
Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia... đều đã xây dựng và thực hiện Chương
trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.
Như vậy, mục tiêu cuối cùng của PTBV là thoả mãn nhu cầu căn bản của con
người, cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai
ổn định. PTBV thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc gia,
giữa hiện tại với tương lai. PTBV có tính chất đa diện, thống nhất và toàn bộ. Muốn
PTBV phải lồng ghép được ba thành tố quan trọng của sự phát triển với nhau: kinh tế,
xã hội và bảo vệ môi trường.
Đây là nguyên lý chung để hướng đến sự PTBV của các lĩnh vực trong nền kinh
tế. Cách tiếp cận bền vững ngày càng được phát triển và mở rộng cho nhiều ngành
trong đó có vấn đề về phát triển lâm nghiệp bền vững.
1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống rừng đặc dụng
Rừng Đặc dụng là một loại Khu Bảo vệ do ngành Lâm nghiệp xây dựng và
quản lý. Theo Điều 4 của Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004) thì “Rừng đặc dụng
được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc
gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa,
danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phịng hộ, góp phần bảo vệ
môi trường.”
Việt Nam là một trong những nước sớm quan tâm đến vấn đề bảo tồn tài
nguyên ĐDSH. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống RĐD Việt Nam đã trải
qua hơn 50 năm và được chia làm 3 giai đoạn:
* Giai đoạn từ 1960 đến 1974
- Ở miền Bắc: Ngày 7/7/1962, Chính phủ Việt Nam ra Quyết định thành lập
Khu Rừng cấm Cúc Phương (đây là khu RĐD đầu tiên, sau trở thành Vườn Quốc gia
đầu tiên của Việt Nam). Là khu RĐD với hệ động thực vật trên núi đá vôi nằm tiếp

giáp vùng sinh thái Đồng bằng Bắc Bộ và Tây Bắc. Trong giai đoan này ngành Lâm
nghiêp đã phát hiện và đề xuất 49 khu Rừng cấm ở các tỉnh phía Bắc. Do đất nước
đang trong thời kỳ chiến tranh và những hạn chế về điều kiện kinh tế kỹ thuật nên việc
xây dựng, quản lý các khu RĐD mới chỉ dừng lại ở các hoạt động bảo vệ tài nguyên
rừng là chủ yếu.
- Ở miền Nam: Năm 1965, Chính phủ Sài Gịn quyết định thành lập 10 khu bảo
vệ vùng thấp: Côn Đảo, Châu Đốc, Bảo Lộc, Rừng cấm săn bắn Đức Xuyên (Buôn Ma


9

Thuột), đảo Hoang Loan và Mũi Dinh. Vùng núi cao có 3 khu: Chư Yang Sin
(2.405m), đỉnh Lang Biang (2.183m) và Bạch Mã - Hải Vân (1.450m). Theo số liệu
của IUCN (1974) miền Nam Việt Nam có 7 khu RĐD với diện tích 753.050 ha. (Cao
Văn Sung- Hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên ở Việt Nam-1994).
* Giai đoạn từ 1975 đến 1986
Sau khi đất nước thống nhất, ngành Lâm nghiệp đã triển khai việc điều tra, phát
hiện các khu vực có tính ĐDSH cao để thành lập các khu rừng cấm trên cả nước đặc
biệt ở các khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Các đề án về hệ thống
các khu rừng cấm đã lần lượt được đệ trình lên Bộ và Chính phủ.
Ngày 24/01/1977, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 41/TTg thành
lập 10 Khu rừng cấm, tổng diện tích 44.310 ha, gồm: Ba Bể, Đảo Ba Mùn, Ba Vì, Bắc
Sơn (Mỏ Rẹ), Bán đảo Sơn Trà, Đền Hùng, Pắc Bó, Rừng Thông Đà Lạt, Núi Tam
Đảo và Tân Trào (Núi Hồng). Trong đó chỉ có 3 khu: Ba Vì, Đảo Ba Mùn va Núi Tam
Đảo thuộc loại Bảo tồn thiên nhiên, các khu cịn lại thuộc loại Văn hóa – Lịch sử.
Ngày 9/8/1986, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 194/CT
xác lập danh mục 73 Khu Rừng cấm trên tồn quốc với tổng diện tích là 769.512 ha,
gồm 2 Vườn quốc gia (65.000 ha), 46 Khu Bảo tồn Thiên nhiên (629.661 ha) và 25
Khu Văn hóa- Lịch sử và Môi trường (74.851 ha).
Ngày 30/12/1986, Quy chế quản lý ba loại rừng (trong đó có RĐD) được chính

thức ban hành theo Quyết định số 1171/QĐ của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp. Theo Quy
chế này Rừng cấm được đổi tên là RĐD và được chia làm 3 phân hạng: Vườn Quốc
gia, Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Khu Văn hóa- Lịch sử và Mơi trường.
Hệ thống RĐD Việt Nam ở giai đoạn này đã gồm nhiều khu đại diện cho các
đai, đới khi hậu và các đơn vị địa lý sinh học khác nhau phân bố tương đối đồng đều
trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
* Giai đoạn từ 1987 đến nay
Trong giai đoạn này, việc xây dựng RĐD được đẩy mạnh nhờ sự quan tâm của
các ngành và các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, được sự cộng tác
tích cực của các nhà khoa học trong nước cũng như sự hỗ trợ có hiệu quả về khoa học
kỹ thuật và vật chất của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
Song song với việc tiếp tục điều tra phát hiện thêm các khu mới, công tác xây
dựng Luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật (nay la Dự án đầu tư) cho các khu đã được cơng
nhận cũng được đẩy mạnh nhằm nhanh chóng cụ thể hóa và tăng cường năng lực quản
lý và bảo vệ hệ thống RĐD Việt Nam.
Công tác điều tra cơ bản cũng thu được nhiều thành tựu có ý nghĩa khoa học như
việc phát hiện và mô tả mới một số loài thú lớn từ năm 1992 - 1996 bao gồm:
- Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), 1992


10

- Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), 1993
- Mang Trường sơn (Muntiacus truongsonensis), 1996…
Một số lồi chim, cơn trùng và thực vật mới cho khoa học cũng được phát hiện
trong giai đoạn này.
Việc phát hiện các loài trên đã chứng minh thêm giá trị đa dạng sinh học cao
của khu hệ động vật và thực vật Việt Nam và đẩy mạnh hơn sự đầu tư của Chính phủ
Việt Nam và các tổ chức quốc tế cho công tác bảo vệ và phát triển hệ thống RĐD của
Việt Nam.

Hệ thống các khu bảo vệ của Việt Nam vẫn đang phát triển cả về quy mơ và tổ
chức. Tuy nhiên mới chỉ có các khu trong hệ thống RĐD (chủ yếu trên đất liền và một
số rất ít các khu đất ngập nước và ven biển) có quyết định của Chính phủ, các Bộ hoặc
Ủy ban Nhân dân các tỉnh và thành phố. Các khu Bảo vệ ngoài lâm nghiệp (đât ngập
nước và các khu bảo vệ biển) hiện chưa có quyêtt định.
Ngay từ cuối năm 1990, để tăng cường công tác bảo tồn thiên nhiên ở Việt
Nam, Chính phủ và Bộ Lâm nghiệp (cũ) nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn đã có chủ trương nâng tổng diện tích các khu RĐD của Việt Nam lên khoảng 2
triệu ha. Để thực hiện chủ trương này, trong hai năm 1997 và 1998, Bộ NN&PTNT đã
giao cho Viện Điều tra, Quy hoạch rừng phối hợp với Cục Kiểm lâm thực hiện kế
hoạch “Điều tra đánh giá và quy hoạch mở rộng hệ thống RĐD của Việt Nam”, tiếp đó
hợp tác cùng Tổ chức BirdLife Quốc tế (BirdLife International) thực hiện dự án “Mở
rộng hệ thống các khu RĐD của Việt Nam cho thế kỷ 21” do Liên minh Châu Âu tài
trợ. Tiếp sau đố, Cục Kiểm lâm – Bộ NN&PTNT và WWF đã triển khai thực hiện dự
án do Danida tài trợ có tên Cải thiện Quản lý các khu bảo vệ tại Việt Nam. Một trong
các sản phẩm của dự án này là đã xây dựng được Chiến lược cho Hệ thống Khu Bảo
vệ của Việt Nam.
Ngày 11/01/2001, Quy chế mới về quản lý RĐD đã được ban hành theo Quyết
định số 08/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Điều 6 của Quy chế này, RĐD được chia thành ba Phân hạng: “Vườn
Quốc gia”, “Khu Bảo tồn Thiên nhiên” và “Khu Văn hóa, Lịch sử và Môi trường (các
khu bảo vệ cảnh quan)”. Khu Bảo tồn Thiên nhiên được chia thành hai Phân hạng phụ:
“Khu Dự trữ Thiên nhiên” và “Khu Bảo tồn loài/sinh cảnh”. Quy chế cũng giao trách
nhiệm cho Bộ Văn hóa và Thơng tin phối hợp với Bộ NN&PTNT thành lập và quản lý
các Khu Văn hóa, Lịch sử và Môi trường.
Điều 8 của Quy chế nêu các mục tiêu cơ bản của vùng đệm để nhằm “ngăn
chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng” và chỉ rõ rằng “tất cả các hoạt
động trong vùng đệm phải hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ Rừng đặc
dụng. Hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm, cấm săn bắn, bẫy bắt các loài động
vật hoang dã và chặt phá các loại thực vật là đối tượng bảo vệ”.



11

Trách nhiệm quản lý chung đối với hệ thống RĐD của quốc gia thuộc về Cục
Kiểm lâm – Bộ NN&PTNT. Tuy nhiên, chính quyền các cấp có liên quan đến việc
quản lý các khu RĐD ở cấp tỉnh, huyện, xã... Công việc quản lý hàng ngày tại từng
khu RĐD do Ban quản lý RĐD hoặc một số đơn vị khác đảm nhiệm. Trong đó có 106
khu RĐD đã có Ban quản lý, trong số đó có 68 khu bao tồn thiên nhiên trong số 95 khu
đã được quyết định và tồn bộ 27 Vườn Quốc gia.
Chỉ có 8 Vườn Quốc gia trực thuộc Bộ NN&PTNT. Đó là: Ba Vì, Cúc Phương,
Tam Đảo, Cát Bà, Bến En, Bạch Mã, YokDon và Cát Tiên. Các Vườn quốc gia khác
và toàn bộ các khu Bảo tồn thiên nhiên, các khu Văn hóa, Lịch sử và Môi trường đều
trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh và thành phố. Nhân viên của các Ban quản lý thường
được lấy từ các đơn vị kiểm lâm trong tỉnh, nhưng đôi khi cũng lấy từ các đơn vị khác.
Ngày 17/9/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
192/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quản lý Hệ thống khu Bảo tồn Thiên nhiên
của Việt Nam đến năm 2010 theo đó quy định rõ mục tiêu, cách thức phát triển, các
hoạt động chính và phân cơng trách nhiệm quản lý hệ thống khu bảo vệ của Việt Nam.
Năm 2003, danh sách các khu RĐD cần được thiêtt lập đến năm 2010 đã được Cục
Kiểm Lâm – Bộ NN&PTNT xây dựng và đệ trình Chính phủ (Cục Kiểm lâm 2003).
Danh lục này có lồng ghép cả các kiến nghị từ Hội thảo tại Cúc Phương và các kiến
nghị của các dự án do EU và Danida tài trợ.
Theo Báo cáo đánh giá hệ thống quy hoạch rừng đặc dụng của Trần Thế Liên
(2010) và Dự án rà soát quy hoạch hệ thống RĐD quốc gia (Viện Điều tra quy hoạch
rừng, 2007), cả nước hiện có 164 rừng đặc dụng với diện tích 2.198.744 ha (chiếm 7%
diện tích cả nước), bao gồm 30 vườn quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo
tồn loài, 45 khu bảo vệ cảnh quan và 20 khu rừng thực nghiệm nghiên cứu khoa học.
Hệ thống quản lý các rừng đặc dụng này phụ thuộc vào từng loại rừng đặc
dụng, như ở cấp Trung ương quản lý 06 Vườn quốc gia, còn lại trực thuộc tỉnh. Việc

xây dựng và quản lý RĐD dựa trên Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và các
văn bản pháp luật khác như: Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN, ngày 12/10/2005 về
việc ban hành tiêu chí phân loại rừng đặc dụng; QĐ số 186/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006
về quy chế quản lý rừng; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và mới đây là Nghị định số
117/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010 về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng, đây là
Nghị định được xây dựng tương đối hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay, thể hiện sự
thông suốt về tổ chức và quản lý rừng.
Như vậy, hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam đã trở thành những nơi để
nghiên cứu khoa học, thực tập, tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, bảo vệ nguồn nước,
bảo tồn những văn hóa, kiến thức bản địa, bảo tồn đa dạng sinh học,… Các khu RĐD
sẽ là nơi dự trữ nguồn tài nguyên ĐDSH, nguồn gen phục vụ lâu dài và ổn định cho
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


12

1.2.2.2. Bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam - mối liên hệ giữa phát triển bền vững và
biến đổi khí hậu
Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ 8030’ Bắc đến 230 Nam. Sự khác biệt lớn về khí
hậu và địa hình giữa các miền, tạo ra tính đa dạng về mơi trường tự nhiên và ĐDSH.
Các hệ sinh thái rừng rất đa dạng: từ rừng mưa thường xanh cận nhiệt đới ở phía Bắc
cho tới rừng khộp nhiệt đới ở phía Nam, tới rừng ngập mặn và các hệ sinh thái ngập
nước ven biển. Đến nay đã thống kê được gần 13.000 lồi thực vật và 12.000 lồi động
vật. Nhiều nhóm có tính đặc hữu cao, nhiều lồi đặc hữu có giá trị khoa học và thực
tiễn lớn.
Từ 1992 đến nay đã có 3 lồi thú mới (trong số 10 lồi thú mới phát hiện trên
thế giới) đã được phát hiện ở Việt Nam. Với tỷ lệ về thành phần loài giữa Việt Nam và
thế giới là 6,3%, Việt Nam đã được xếp vào 1 trong 16 nước có ĐDSH cao nhất trên
thế giới (WCMC, 1992).

ĐDSH có vai trị rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và
cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống cịn và thịnh vượng của lồi người và sự
bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Theo ước tính, giá trị của tài ngun ĐDSH
tồn cầu cung cấp cho con người là 33.000 tỷ đô la mỗi năm. Đối với Việt Nam,
nguồn tài nguyên ĐDSH trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản hàng năm
cung cấp cho đất nước khoảng 2 tỷ đô la.
Hiện nay, nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho nguồn tài nguyên ĐDSH
của Việt Nam bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và mơi trường sống bị thu hẹp diện tích
và nhiều taxon loài (bậc phân loại) và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt
chủng trong một tương lai gần.
Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp,
cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất
nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH cần
phải giải quyết như quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững hoặc tác động của
biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH...
* Thực trạng về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam
Để ngăn ngừa sự suy thoái ĐDSH, Việt Nam đã tiến hành công tác bảo tồn
ĐDSH khá sớm. Hai hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là:
bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị
(Exsitu conservation).
a) Bảo tồn nội vi
Bảo tồn nội vi bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các
lồi, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Tuỳ theo
đối tượng bảo tồn để áp dụng các hình thức quản lý thích hợp. Thơng thường, bảo tồn


13

nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện
pháp quản lý phù hợp.

Bảo tồn nội vi là hình thức bảo tồn chủ yếu ở Việt Nam trong thời gian qua. Kết
quả của phương pháp bảo tồn này thể hiện rõ rệt nhất là đã xây dựng và đưa vào hoạt
động một hệ thống rừng đặc dụng.
Hệ thống rừng đặc dụng hiện có phân bố rộng khắp trên các vùng sinh thái tồn
quốc. Tuy nhiên, phần lớn các khu RĐD đều có diện tích nhỏ, phân bố phân tán.
Trong số 164 khu RĐD nhiều khu cịn bao chiếm nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất
thổ cư, ranh giới một số khu RĐD trên thực địa chưa rõ ràng, cịn có tranh chấp, tính
liên kết các khu cịn yếu, chưa hình thành được các hành lang liên kết các khu RĐD
nhỏ có nhiều đặc điểm giống nhau v.v...
Trong nông nghiệp và lâm nghiệp, bảo tồn nguyên vị được hiểu là việc bảo tồn
các giống lồi cây trồng nơng nghiệp và cây rừng được trồng tại đồng ruộng hay rừng
trồng. Ngoài các khu RĐD, các hình thức bảo tồn dưới đây cũng đã được công nhận ở
Việt Nam.
- 8 khu Dự trữ sinh quyển quốc gia được UNESCO công nhận: Khu Cần Giờ
(TP Hồ Chí Minh); Khu Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và Đắc Nông);
Khu DTSQ - VQG Cát Tiên; Khu Cát Bà (TP Hải Phịng), khu ven biển Đồng bằng
Sơng Hồng (Nam Định và Thái Bình); khu DTSQ Kiên Giang; khu DTSQ Tây Nghệ
An; khu DTSQ Mũi Cà Mau; khu DTSQ Cù Lao Chàm. Hầu hết các khu này đều có
vùng lõi là RĐD;
- 2 khu Di sản thiên nhiên thế giới: Khu Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Khu
Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình);
- 3 khu Di sản thiên nhiên của ASEAN: VQG Hoàng Liên (Lào Cai), VQG Chư
Mom Rây (Kon Tum) và VQG Kon Ka Kinh (Gia Lai);
- 4 khu Ramsar: Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định); khu Bầu Sấu thuộc
VQG Cát Tiên; VQG Ba Bể (Ba Bể - Bắc Cạn); VQG Tràm Chim, (Tam Nông-Đồng
Tháp). Cả 4 khu này đều nằm trong Hệ thống các khu RĐD quốc gia.
b) Bảo tồn ngoại vi
Bảo tồn ngoại vi bao gồm các vườn thực vật (VTV), vườn động vật, các bể nuôi
thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu
tập các chất mầm, mô cấy... Các biện pháp gồm di dời các loài cây, con và các vi sinh

vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là để
nhân giống, lưu giữ, nhân ni vơ tính hay cứu hộ trong trường hợp: (i) nơi sinh sống
bị suy thoái hay huỷ hoại khơng thể lưu giữ lâu hơn các lồi nói trên; (ii) dùng để làm
vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến
thức cho cộng đồng. Tuy công tác bảo tồn ngoại vi còn tương đối mới ở Việt Nam,


14

nhưng trong những năm qua, công tác này đã đạt được một số thành tựu nhất định:
- Bước đầu hình thành mạng lưới các VTV, vườn sưu tập, các lâm phần bảo tồn
nguồn gen cây rừng, các vườn động vật trên toàn quốc và dần đi vào hoạt động ổn
định hơn. Trong thực tế, hệ thống bảo tồn ngoại vi đã hỗ trợ tương đối hiệu quả cho
công tác nghiên cứu, học tập về bảo tồn đa dạng sinh học. Nhiều đề tài nghiên cứu
thành cơng ở nhiều khía cạnh trong công tác bảo tồn ngoại vi ở các VTV và vườn
động vật.
- Các VTV, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, vườn cây thuốc và vườn
động vật đã sưu tập được số lượng loài và cá thể tương đối lớn. Trong số đó, nhiều lồi
cây rừng bản địa đã được nghiên cứu và đưa vào gây trồng thành cơng; nhiều lồi
động vật hoang dã đã gây ni sinh sản trong điều kiện nhân tạo. Đặc biệt là các vườn
cây thuốc chuyên đề hoặc các vườn cây thuốc trong các VTV đã đóng góp đáng kể
trong cơng tác nghiên cứu dược liệu và gây trồng phát triển cây thuốc nam cung cấp
nguyên liệu cho ngành dược.
- Bảo tồn ngoại vi đã đóng góp đáng kể cho bảo tồn nội vi đối với các loài động
thực vật hoang dã đã và đang bị diệt chủng ngoài tự nhiên. Một số loài động thực vật
hoang dã đã bị tiêu diệt trong tự nhiên đã được gây nuôi thành công như Hươu sao, Hươu
xạ, Cá sấu hoa cà (động vật), thực vật có Sưa, Lim xanh...
- Bước đầu xây dựng được ngân hàng giống bảo tồn nguồn gen của các loài
động thực vật, dự trữ lâu dài, hỗ trợ cho công nghệ sinh học và phát triển nông lâm
nghiệp v.v…

* Bảo tồn với phát triển bền vững ở Việt Nam
a) Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là q trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa ba
mặt của sự phát triển, bao gồm:
- Phát triển kinh tế: chú trọng đến tăng trưởng kinh tế và sự ổn định trongtăng
trưởng kinh tế;
- Phát triển xã hội: thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và
giải quyết việc làm;
- Bảo vệ môi trường: thực hiện xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện
chất lượng mơi trường; phịng chống cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử
dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, phải bảo tồn ĐDSH và biết cách sử dụng
nó một cách bền vững. Đối với các loại tài nguyên sinh học là dạng tài nguyên có khả
năng tái tạo được, điều quan trọng là tạo được sản lượng ổn định tối đa mà không làm
cạn kiệt nguồn tài nguyên cơ sở. Sản lượng này hồn tồn có hạn và khơng thể khai
thác quá khả năng chịu đựng, nếu không muốn làm giảm năng suất trong tương lai.


15

Mục tiêu của bảo tồn thiên nhiên, quản lý ĐDSH và sử dụng bền vững các tài
nguyên sinh học là nhằm giữ được sự cân bằng tối đa giữa bảo tồn sự đa dạng của
thiên nhiên và tăng cường chất lượng cuộc sống của con người.
b) Ảnh hưởng của các khu RĐD tới phát triển bền vững
Như vậy, tăng trưởng kinh tế ổn định, xố đói giảm nghèo, bảo vệ mơi trường
sinh thái là những mục tiêu mà q trình phát triển và bảo tồn đều muốn hướng tới và
hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển. Với tổng diện tích các khu RĐD trên 2 triệu
ha rừng, chúng ta có nguồn tài ngun ĐDSH rất lớn, khơng những là nơi lưu giữ,
cung cấp các nguồn tài nguyên, mà còn là nơi hỗ trợ, là hiện trường để phát triển kinh
tế, xố đói giảm nghèo, hạn chế thiên tai v.v…

Bảo tồn hỡ trợ phát triển cộng đồng xố đói giảm nghèo: Nhiều khu RĐD của
Việt Nam là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số. Đây là những vùng có tỷ lệ đói
nghèo cao. Đối với những vùng xa xơi thì các khu RĐD là nơi cung cấp nguồn cây
thuốc, các loại lâm sản phụ, nguồn cung cấp nước sạch, giảm thiểu hiện tượng di cư
bất hợp pháp v.v...
Cung cấp và điều tiết nguồn tài nguyên nước: Các khu RĐD là những khu rừng
có độ che phủ cao, có tác dụng phịng hộ lớn, hạn chế lũ lụt và cung cấp nguồn nước
cho các vùng hạ lưu v.v..
Góp phần phát triển nông nghiệp: Các khu RĐD là nơi lưu giữ và cung cấp
nguồn gen để chuyển hoá thành các lồi cây trồng, vật ni, đồng thời cũng là những
nơi điều tiết nguồn nước và điều hồ khí hậu cho sản xuất và đời sống của người dân
tại những vùng xung quanh các khu RĐD và vùng hạ lưu...
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản: Hệ thống các KBT đất ngập nước và rừng ngập
mặn ven biển đang là môi trường thuận lợi để các loài thuỷ sản phát triển, cũng là môi
trường cho việc nuôi trồng và khai thác nguồn tài nguyên này (như VQG Xuân Thuỷ,
KBT Thái Thuỵ...)
Phát triển du lịch: Các khu bảo tồn, nhất là các VQG có điều kiện thuận lợi để
tiếp cận đang là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước như VQG
Phong Nha - Kẻ Bàng mỗi năm thu bình quân 5 tỷ đồng từ hoạt động du lịch...
Bảo vệ môi trường: Các khu RĐD là những bể hấp thụ CO2 có hiệu quả để góp
phần làm giảm hiệu ứng khí nhà kính, ngăn chặn sự biến đổi khí hậu tồn cầu - một
trong những vấn đề đang được tất cả các nước quan tâm.
Bảo tồn và phát triển bền vững ở đây là nói đến các hoạt động nhằm gìn giữ
được ĐDSH về các mặt: cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết, các giá trị về xã hội,
văn hoá và các dịch vụ về sinh thái được khai thác và sử dụng bền vững và có hiệu quả
cho cuộc sống của con người. Bảo tồn ĐDSH cũng bao gồm cả các hoạt động liên
quan đến bảo tồn các lồi, nguồn gen có trong mỗi lồi và các sinh cảnh, các cảnh




×