Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ luận văn thạc sỹ đề tài NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG, SINH TRƯỞNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH VÀ XUẤT XỨ BỜI LỜI ĐỎ (Machilus odoratissima Nees) GIAI ĐOẠN RỪNG TRỒNG 9 THÁNG TUỔI TẠI HUYỆN KON RẪY, TỈNH KON TUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.3 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN THỊ TÍN

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG, SINH TRƯỞNG
CỦA CÁC GIA ĐÌNH VÀ XUẤT XỨ BỜI LỜI ĐỎ
(Machilus odoratissima Nees) GIAI ĐOẠN RỪNG TRỒNG 9 THÁNG
TUỔI TẠI HUYỆN KON RẪY, TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học


Huế, 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN THỊ TÍN

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG, SINH TRƯỞNG
CỦA CÁC GIA ĐÌNH VÀ XUẤT XỨ BỜI LỜI ĐỎ
(Machilus odoratissima Nees) GIAI ĐOẠN RỪNG TRỒNG 9 THÁNG
TUỔI TẠI HUYỆN KON RẪY, TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học


Mã số: 8620201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐẶNG VĂN THÁI

Huế, 2018


1
ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Phan Thị Tín
Chuyên ngành đào tạo: Lâm Học

Lớp: Cao học Lâm Học 22D

Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu khả năng thích ứng, sinh trưởng của các gia
đình và xuất xứ Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) giai đoạn rừng trồng 9
tháng tuổi tại huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum”
Thời gian thực hiện đề tài: 3/2018 – 9/2018
Nội dung Báo cáo tiến độ.
I. Tiến độ thực hiện đề tài: Căn cứ vào đề cương đã được Hội đồng đánh giá đề
cương thông qua, học viên báo cáo:
- Nội dung đã hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch.

1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu.
Để nâng cao được năng suất, chất lượng rừng trồng nói chung và rừng cây Bời lời
đỏ nói riêng thì chúng ta phải nghiên cứu và giải quyết đồng bộ từ khâu chọn giống tốt
là bước quan trọng nhất tiếp đến là chọn vùng lập địa phù hợp để gây trồng vùng sinh
thái phù hợp và các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng. Song song với những
công tác trên cần nghiên cứu các biện pháp nhân giống phù hợp để cung cấp giống
chất lượng đảm bảo phẩm chất gieo ươm và phẩm chất di truyền tốt.
Trước đây những nghiên cứu về loài cây Bời lời đỏ một số tác giả đã nghiên cứu,
viết tài liệu về cây Bời lời đỏ nhưng tập trung vào việc mô tả, phát hiện và giám định
tên loài, nêu giá trị công dụng của nó để sử dụng trong các giáo trình phân loại thực
vật, cây rừng trong danh mục tài nguyên thực vật…Cụ thể:
Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội (1967) đã phát hành sách: “Tên cây rừng Việt Nam
của tác giả Lê Mộng Chân và cộng sự.
Năm 1967, trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả Đỗ
Tất Lợi có mô tả hình thái và nêu tác dụng của loài cây này một cách tương đối tỉ mỉ
và đầy đủ hơn về giá trị sử dụng: “…tất cả bộ phận của cây, nhiều nhất là vỏ thân có
chứa một chất nhầy (keo) và một ít tinh dầu nên người ta dùng vào công nghệ keo dán


2

trong kỹ nghệ làm giấy, phụ gia bê tông, làm hương nén. Vỏ giã nát đắp lên những nơi
sưng, bỏng, vết thương…, vỏ còn dùng sắc nước uống chữa bệnh đường ruột, lỵ…
Nước ngâm vỏ Bời lời dùng làm cho tóc mượt. Dầu Bời lời dùng làm sáp chế xà
phòng. Gỗ Bời lời dùng làm giấy, đóng đồ gia dụng, làm nhà tạm…”.
Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội (1971) đã phát hành sách: “Cây gỗ rừng miền
Bắc Việt Nam” tập I của Viện điều tra quy hoạch rừng.
Cả hai tài liệu nói trên mặc dù đã nêu lên về mặt phân loại học, mô tả đặc điểm
sinh học của các loài Bời lời nhưng chưa đề cập đến những giá trị, công dụng, kỹ thuật

gây trồng đối với loài Bời lời đỏ.
Trong tài liệu về “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ đã nói lên được những
đặc điểm hình thái và một số công dụng của Bời lời đỏ.
Trong tài liệu “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” tập II – Nhà xuất bản khoa học
và kỹ thuật Hà Nội, (1971) của tác giả Lê Khả Kế, ngoài việc mô tả cây còn cho biết
thêm một số công dụng của Bời lời đỏ: “…vỏ có tác dụng làm dịu đau, chữa bệnh…
quả chứa 45% chất béo dạng sáp gồm hầu hết là Laurin và Olein dùng làm nến và điều
chế xà phòng. Gỗ dùng làm giấy, lá làm thức ăn cho trâu bò…”
Trong tài liệu dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam – Phần 2;
đã trình bày cụ thể về đặc điểm hình thái, giá trị sử dụng, đặc điểm sinh thái, sinh học
phân bố, công dụng của cây Bời lời đỏ. Đặc biệt là trong khâu tuyển chọn giống tạo
cây con, kỹ thuật trồng rừng, công tác chăm sóc và bảo vệ sau khi trồng cũng như kỹ
thuật khai thác và bảo quản vỏ sau khai thác.
Trong sách “Danh mục thực vật Tây nguyên” của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam, xuất bản năm 1984, cũng đã đề cập đến loài Bời lời đỏ nhưng cũng mới chỉ dừng
lại ở mức độ mô tả và giới thiệu.
Trong tạp chí Lâm nghiệp tháng 7 năm 1994 có bài viết về “Trồng Bời lời nhớt”
của Nguyễn Bá Chất. Ở bài viết này, tác giả cũng đã đề cập đến một số vấn đề kỹ thuật
trồng Bời lời nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và mang tính chất định tính.
Năm 2005, Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã xuất bản sách “Kỹ thuật canh
tác nông lâm kết hợp ở Việt Nam” do các tác giả Nguyễn Ngọc bình và Phạm Đức
Tuấn biên soạn, trong đó đã nêu nên các đặc điểm hình thái, phân bố, đánh giá hiệu
quả kinh tế của một số mô hình NLKH có sử dụng cây Bời lời đỏ: Bời lời xen trong
vườn cà phê, trồng cây Đậu đỗ, Ngô, Sắn xen trong vườn Bời lời. Các kết quả này chỉ
là các số liệu điều tra phỏng vấn và tổng kết lại kinh nghiệm của người dân mà chưa
đưa ra những mô hình dự tính, dự báo về hiệu quả của các hệ thống NLKH trên.
Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu.


3


Bời lời đỏ là loài có giá trị kinh tế, sinh thái, môi trường và xã hội cao, nguồn
gen đang bị thoái hoá dần, năng suất và chất lượng rừng trồng chưa cao vì nguồn
giống cung cấp không rỏ ràng, chưa được kiểm soát và chưa có rừng, vườn giống
cung cấp hạt giống quy chuẩn cho thị trường. Thực tế đã trồng một số huyện ở khu
vực nghiên cứu nhưng năng suất chưa cao. Đã có một số công trình nghiên cứu
nhưng còn manh mún chưa có hệ thống và chưa bao trùm được khu vực. Với cơ sở
thực tiển này đề tài đặt ra là hết sức cần thiết.
Bời lời đỏ có phân bố tự nhiên và là một trong số ít loài cây lâm nghiệp có giá
trị kinh tế cao ở khu vực miền Trung và Tây nguyên. Cây 2 năm tuổi có thể khai
thác lấy vỏ, cây 3-4 năm tuổi sản lượng vỏ đạt 15 - 20kg/cây với 20.000đ/kg, + giá
cây gỗ 70.000đ/cây, vì vậy mỗi cây có tổng doanh thu 370.000 – 470.000 đồng/cây.
Nếu trồng rừng mật độ 3000 cây/ha tổng doanh thu có thể tới 1,1 – 1,2 tỷ đồng/ha.
(So với keo lai, là cây lâm nghiệp trồng phổ biến hiện nay, doanh thu chỉ 80 triệu
đồng/ha/5 năm). chu kỳ khai thác ngắn sau 3-4 năm là có thể khai thác vỏ để bán
tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân. Vì vậy Bời lời đỏ thực sự là loài
cây xoá đói giảm nghèo cho người dân địa phương.
Hiện nay nguồn gen loài cây này chưa cạn kiệt hoàn toàn nhưng do mức độ
khai thác và phát triển chưa hợp lý thiếu cơ sở khoa học nên nguồn gen ngày một
thoái hoá, chất lượng, sản lượng thấp. Nếu không tiến hành nghiên cứu khai thác và
phát triển nguồn gen quý này kịp thời thì sẽ mất đi một nguồn gen quý hoặc không
phát huy hết tiềm năng về kinh tế và sinh thái của nó.
Bời lời đỏ là một loài thực vật thuộc họ Nguyệt quế (Lauraceae). Là loài bản địa
của nước ta, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Quảng Trị.
Bời lời đỏ được đánh giá là loài cây đa mục đích. Vỏ bời lời chứa tinh dầu thơm,
được chiết xuất tinh dầu trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu làm keo dán công
nghiệp, sơn, keo trộn với vôi để xây nhà có độ bền rất tốt. Ngoài ra nó còn được dùng
làm nhang đốt trong tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Gỗ Bời lời đỏ có màu nâu
vàng, cứng không mối mọt, có thể sử dụng đóng đồ dùng, làm nguyên liệu giấy hoặc

làm gỗ củi, đặc biệt đóng thùng để đựng nước mắm trong chế biển thủy hải sản thì
không có loại gỗ nào thay thế được. Lá có thể làm thức ăn cho gia súc. Đã có nhiều
nghiên cứu và chiết xuất nhiều chất có giá trị và ứng dụng trong y học từ các bộ phận
của cây Bời lời đỏ.
1.1. Nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) là loài cây bản địa tại
một số nước Ấn Độ, Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam,
Vân Nam), Bangladesh, Bhutan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Philippines, Australia


4

và một số đảo thuộc Thái Bình Dương (Dassanayake, 1995). Trở thành loài cây mang
lại hiệu quả kinh tế cao, các nước này cũng đã có một số nghiên cứu về loài cây này
song còn rất ít, chỉ tập trung vào nghiên cứu giá trị dược liệu được lấy từ vỏ cây và
nhân giống từ hạt cụ thể:
a. Ấn Độ
Với tên gọi “Nguyệt Quế Ấn Độ” được tìm thấy ở khu vực Đông Bắc, lá và các
chất nhầy từ vỏ cây được sử dụng trong kẹo cao su, lá của Bời lời đỏ được d ùng để
phục vụ chăn nuôi trong các trang trại chăn gia súc và làm thuốc đắp.
Các tác giả Radhakrishman.T.R, Ramasany.A, Arfin.S, 1989 đã tách được từ vỏ
cây Bời lời đỏ chất Sufoof-e-Musammin dùng làm dược liệu trong y học. Chất nhầy
của Bời lời đỏ được phân lập từ vỏ bột bằng kỹ thuật khai thác sử dụng nước nóng liên
tục và kết tủa bằng cồn tuyệt đối.
Năm 2009, các tác giả S.P.Singh và Dipti Singh đã công bố những nghiên cứu về
việc tìm nguồn nguyên liệu sinh học, đặc tính của các loại dầu sinh học từ những
nguồn thực vật khác nhau như là nguồn nguyên liệu thay thế cũng đã mô tả đặc tính
nguyên liệu dầu sinh học của cây Bời lời đỏ được chế biến từ hạt cây Bời lời.
Theo tạp chí quốc tế về Công nghệ sinh học và sinh học phân tử nghiên cứu Bời
lời đỏ là một cây thuốc có giá trị dược phẩm rất lớn. Loài này cực kì nguy cấp do tình

trạng khai thác bừa bãi để dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm,
nó được sử dụng để sản xuất các loại thuốc giảm đau, có tác dụng hiệu quả trong điều
trị tiêu chảy và bệnh lỵ... (Aubriot D, 2015).
Các nhà khoa học Radhkrishman, Ramasani A. và Arfin S. đã tách được từ vỏ
cây Bời lời đỏ chất Sufoof- E musummin dùng làm dược liệu trong y học (Tạp chí
quốc tế, 2013).
Các nghiên cứu trên có thể khẳng định một cách chắc chắn về giá trị kinh tế của
Bời lời đỏ, nhất là trong y dược.
b. Tại Indonesia
Các tác giả Rizan Helmi và Zamri Adel bằng phương pháp quang phổ đã chiết
xuất từ cành rễ và vỏ cây Bời lời các chất như 2,9 dyhydroxy, 1,10
dimethoxyaporhyne, 6 methonyphenan threne 9% dùng trong y học.
Tại hội nghị quốc tế về y học dân tộc và những cây thuốc hợp tại Indonexia năm
1990 đã xác nhận cây Bời lời đỏ có thể chiết xuất một số hóa chất dùng trong y dược
(Dassanayake, 1995).
Các nghiên cứu tại Indonesia cũng phần nào khẳng định tầm quan trọng của loài
cây Bời lời đỏ trong y học.


5

c. Tại Philippines
Gỗ Machilus odoratissima Nees thường được sử dụng làm nhiên liệu, ngoài ra
loài cây này được đưa vào một số chương trình bảo tồn ở Philippines (Rabena, 2008).
Vào thế kỉ 19 trong quần đảo Comoros để đáp ứng nhu cầu cao của các nhà máy
chưng cất mía, và sau này gỗ của Bời lời đỏ được dùng làm chất đốt (Vos, 2004), một
số nơi còn sử dụng trong y học dân tộc, lá được cắt nhỏ và ngâm trong nước để làm
thạch cao.
d. Tại Trung Quốc
Tháng 9 năm 2011, Yun-Song Wang ở Yunnan Unversity, Kunming, P.R. China

đã công bố và mô tả cấu trúc hóa học về một số những chiết suất biệt dược mới từ cây
Bời lời đỏ có tác dụng trong việc chữa bệnh.
Đại học y khoa Quảng Tây – Trung Quốc đã nghiên cứu thành phần hóa học của
các loại tinh dầu từ các sản phẩm tươi và khô của Bời lời đỏ bằng phương pháp chưng
cất hơi nước. Tổng cộng có 33 hợp chất đã được xác định từ các loại dầu của lá tươi,
chiếm 91,01% trong tổng số các loại dầu. Trong số đó, các thành phần chính là βcaryophyllene (22,83%), β-ocimene (7,19%), phytol (6,90%), β-pinen (6,79%), αpinen (5,97%), oxit caryophyllene (5.95% ) và như vậy. Tổng cộng có 42 hợp chất đã
được xác định từ các loại tinh dầu của lá khô, chiếm 93,89% trong tổng số các loại
dầu. Họ chủ yếu là các β-caryophyllene (23,22%), β-ocimene (7,78%),
bicyclogermacrene (7,24%), α-aryophyllene (5,89%), α-pinen (5,42%) và như vậy.
Nghiên cứu này cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng,
cũng như sự phát triển hơn nữa và công dụng của loài cây Bời lời đỏ (Qin Wen).
e. Các nghiên cứu khác
- Theo nghiên cứu của hai tác giả Bhuakuni và Gupta năm 1983 đã tách được từ
vỏ cây Bời lời đỏ chất Sufoof-e-Musammin dùng làm dược liệu trong y học.
Năm 2002, tại Bangalore các tác giả BS Somashekhar, Manju Sharma đã tổng
kết, mô tả thực vật và phân loại những bộ phận dùng để làm thuốc và sản xuất biệt
dược của những loài cây trong khu vực. Trong đó, đã xác nhận bộ phận dùng để làm
thuốc và sản xuất ra dược liệu của cây Bời lời đỏ là thân và vỏ than.
- Năm 2007 nghiên cứu của Rebena thì vỏ Bời lời đỏ chứa tinh dầu thơm được
chiết dùng trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu và làm keo dán công nghiệp
hoặc sơn, ngoài ra còn được dùng làm nhang đốt trong tín ngưỡng tôn giáo của người
dân (A.R. Rabena, 2007).
- Theo nghiên cứu của tác giả Wang năm 2010 đã công bố và mô tả cấu trúc hóa
học về một số chiết xuất biệt dược mới từ cây Bời lời đỏ có tác dụng trong việc chữa
bệnh.


6

- Theo nghiên của tác giả Shahadat và các cộng sự năm 2010, chiết xuất tinh dầu

của cây Bời lời đỏ có tác dụng trong việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và các
bệnh lây lan qua đường tình dục ở người.
- Theo nghiên cứu của tác giả Singh năm 2010 đã công bố những kết quả về việc
tìm nguồn nguyên liệu sinh học, đặc tính của các loại dầu sinh học từ những nguồn
thực vật khác nhau như là nguồn nguyên liệu thay thế cũng đã mô tả đặc tính nguyên
liệu dầu sinh học của cây Bời lời đỏ được chiết xuất từ hạt cây Bời lời đỏ.
- Tại Thái Lan với một số nghiên cứu cũng chứng minh rằng rễ mang sợi được sử
dụng để sản xuất dây và bột giấy.
- 2013 Tạp chí Quốc tế về Công nghệ sinh học Molecular Biology đã nghiên cứu
thành công loài cây Bời lời đỏ bằng phương pháp in vitro.
1.2. Một số nghiên cứu trong nước
Với nhiều tên gọi khác nhau: Mò nhớt, Sàn thụ, Bời lời, Bời lời nhớt, Nhớt
mèo. Hiện được trồng rải rác ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
một số ít ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Thừa Thiên Huế đặc biệt là loài cây bản
địa phát triển mạnh ở Quảng Trị và Tây Nguyên.
a. Tỉnh Bắc Cạn
Năm 2014, gia đình ông Hồ Văn Hời ở thôn Khuổi Mỹ, xã Hữu Thác, huyện Na
Rỳ tỉnh Bắc cạn đã trồng 6.400 cây Bời lời đỏ trên diện tích 3ha. Năm 2014, tại Bản
Nhuần, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới cũng mạnh dạn trồng 0,8 ha cây Bời lời đỏ
trên đất núi đá xen lẫn với ngô. Mặc dù trồng xen lẫn với các loại cây trồng khác
nhưng cây Bời lời vẫn phát triển khá tốt, tỷ lệ sống khi trồng đạt trên 90%. Việc chăm
sóc loại cây này cũng rất đơn giản, giống như các loại gỗ rừng trồng khác.
Cây Bời lời đỏ hiện nay được trồng tập trung tại 2 huyện Na Rỳ và Chợ Mới với
diện tích khoảng 24 ha. Tại Bắc Kạn, cây Bời lời đỏ hiện nay đã được gieo ươm thành
công (Bản tin nông nghiệp, 2015).
b. Tại tỉnh Quảng Trị
Từ năm 2009 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh đã tổ chức triển
khai thực hiện mô hình trồng rừng thâm canh cây Bời lời đỏ diện tích 32,5 ha trên địa
bàn 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông, tổng kinh phí đầu tư gần 400 triệu đồng, điển
hình ở các mô hình:

Bời lời năm thứ 2 trồng xen dưới vườn chuối tại Thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa).
Theo các hộ thực hiện mô hình, cây Bời lời đỏ rất phù hợp với điều kiện canh tác
nương rẫy của bà con nông dân, giá trị kinh tế và môi trường mang lại từ rừng trồng
Bời lời khi rừng thành thục là rất lớn và có ý nghĩa trong xóa đói giảm nghèo. Qua 3


7

năm thực hiện mô hình, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư đã đánh giá được các
phương thức bố trí mô hình trồng rừng cây Bời lời phù hợp với các đặc điểm sinh thái,
chỉ ra được các biện pháp kỹ thuật canh tác có hiệu quả cao. Việc nhân rộng mô hình
này sẽ đưa Bời lời đỏ không chỉ đơn thuần là cây xóa đói giảm nghèo lý tưởng cho
người dân, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số, mà trong tương lai sẽ trở thành loại
cây làm giàu cho nông dân, góp phần không nhỏ vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc
(Nguyễn Thị Phương Thủy).
Ở A Vao từ những năm 2004 người dân đã phát triển loại cây này, nhưng đa số
trồng tự phát, không tập trung đến hiệu quả chưa cao. Trước thực trạng đó, tháng
8/2012, được sự chỉ đạo của Phòng Nông nghiệp huyện, Trạm Khuyến nông- khuyến
ngư cũng như sự hỗ trợ của dự án trồng cây Bời lời đỏ do Oxfam - Hồng Kông tài trợ,
xã A Vao đã triển khai dự án đầu tư mở một vườn ươm giống cây Bời lời đỏ trên diện
tích 500 m2 tại thôn Ró Ró 1, với số vốn đầu tư bước đầu là 120 triệu đồng. Tính đến
năm 2014 toàn xã A Vao đã trồng tập trung được gần 10 ha cây Bời lời đỏ (Báo Quảng
Trị, 02/01/2014).
c. Tại Quảng Nam
Trong quyết định Số: 1518/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án trồng
rừng thay thế diện tích rừng phòng hộ, sản xuất chuyển mục đích sử dụng để xây
dựng công trình thủy điện Sông Bung 2 có nêu rõ việc thay thế một số loài cây
trồng trong đó có Bời lời đỏ đối với rừng sản xuất, mật độ trồng: 1.333 cây/ha,
phương thức trồng hỗn loài.
Trong đánh giá giữa kỳ về việc hiện dự án BCC, huyện Tây Giang tổ chức hỗ trợ

120 ngàn cây giống Bời lời đỏ cho người dân các thôn trên địa bàn xã Tr’Hy. Các thôn
Voòng, A banh 2: 20.000 cây, thôn Dầm 1: 18.000 cây, thôn A riêu, A chua, Dầm 2:
16.000 cây, A banh 1: 14.000 cây.
d. Các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai trước đây cùng với việc phủ xanh đất trống đồi trọc
bằng các loại cây lâm nghiệp như: thông ba lá, keo, bạch đàn… cây Bời lời cũng được
người dân các xã Lơ Pang, Đêr A, Đak Trôi, Kon Chiêng, Kon Thụp (huyện Mang
Yang) đưa vào trồng tại các rẫy, tuy nhiên chưa nghĩ đến vấn đề thương mại và nhu cầu
thị trường (Báo Gia lai, 2014).
Năm 1991 kỹ sư Nguyễn Hiền đã đưa ra chuyên đề về “Kỹ thuật trồng Bời lời
đỏ” đã giới thiệu một số nét cơ bản về kỹ thuật gieo ươm và trồng rừng Bời lời đỏ. Tuy
nhiên chưa đưa ra được các đặc điểm hình thái (Nguyễn Hiền, 1991).
Năm 1997, trong luận văn Thạc sĩ với đề tài “Bước đầu nghiên cứu một số đặc
điểm sinh học của loài Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) làm cơ sở cho công


8

tác trồng rừng tại tỉnh Gia Lai” của tác giả Lê Thị Lý, Trường đại học Tây Nguyên đã
xác định được một số đặc điểm sinh học: mô tả thân, cành, lá, rễ, hoa, mùa và chu kỳ
ra hoa, khả năng nảy mầm, kỹ thuật gieo ươm, dự tính sản lượng vỏ trên mô hình
trồng thuần và trồng xen trong cà phê. Tuy nhiên các dự tính sản lượng vỏ mới chỉ tạm
tính trên cơ sở giải tích một số cây cụ thể mà chưa đưa ra được các ước lượng trên cơ
sở hàm tương quan về mối quan hệ giữa sản lượng vỏ với tuổi cây, mật độ trồng…
(Mai Minh Tuấn).
Mai Minh Tuấn – Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của một số mô hình
trồng Bời lời đỏ (Litsea glutinosa Roxb) tại một số huyện ở Gia Lai.
Năm 2001 trong báo cáo khoa học của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam về
đề tài xác định một số cây trồng chính phục vụ trồng rừng sản xuất vùng bắc Tây
Nguyên, tác giả Trần Văn Con đã đề xuất trồng Bời lời đỏ trên các dạng lập địa chính

là đất đỏ nâu dưới trảng cây bụi, bằng phẳng, tương đối ẩm và đất đỏ nâu dưới trảng
cây bụi, cao nguyên bằng phẳng, khô nóng với phương thức trồng theo hỗn giao,
nông lâm kết hợp.
Năm 2009, Bảo Huy và các cộng sự đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Ước lượng
năng lực hấp thụ CO2 của Bời lời đỏ (Litsea glutinosa) trong mô hình nông lâm kết
hợp Bời lời đỏ – Sắn ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai”. Trong đó nhóm tác giả đã xây
dựng được một số hàm tương quan giữa sinh khối của cây Bời lời đỏ, biểu sản
lượng… Nghiên cứu của Bảo Huy về ước lượng năng lực hấp thu CO 2 của Bời lời đỏ
trên mô hình NLKH ở huyện Mang Yang-Gia Lai đã mô tả, mô phỏng hóa khá cụ thể
về sinh trưởng, tăng trưởng của Bời lời đỏ ở mô hình này (Bảo Huy, 2009).
Theo ý tưởng nghiên cứu của Nguyễn Đình Hải (2011), người ta hoàn toàn có thể
sản xuất dầu Diesel từ dầu của hạt cây Bời lời để làm nhiên liệu sinh học phục vụ sản
xuất, sinh hoạt. Lượng quả dồi dào của cây Bời lời đỏ, sau khi thu hoạch quả, qua sơ
chế, sẽ được đưa vào máy ép tách dầu ra khỏi quả. Qua công nghệ sản xuất dầu diesel
từ lượng dầu trên, những lít xăng từ cây Bời lời đầu tiên ở Việt Nam sẽ ra đời. Sản
phẩm có giá trị thương mại cao hơn đối với công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và hóa
dược, cũng có thể được dùng như dầu diesel sinh học chất lượng hoàn hảo (Nguyễn
Đình Hải, 2011).
Năm 2011, trong luận văn thạc sĩ “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của
một số mô hình trồng Bời lời đỏ (Litsea glutinosa Roxb) tại một số huyện Gia Lai của
Mai Minh Tuấn đã bước đầu đánh giá sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của
ba mô hình trồng Bời lời đỏ xen cà phê, xen sắn và trồng thuần loài. Nhìn chung, đề tài
chỉ bước đầu so sánh sinh trưởng và hiệu quả kinh tế trồng Bời lời ở các phương thức
trồng khác nhau. Những nghiên cứu về ảnh hưởng các biện pháp kỹ thuật, điều kiện
lập địa và chất lượng giống chưa được đề cập đến (Mai Minh Tuấn).


9

Theo nguồn báo Gia Lai (2012) trong thời điểm hiện nay cây Bời lời đỏ không

chỉ có giá trị kinh tế ổn định mà còn giải quyết được việc làm cho người dân. Bời lời
đỏ đang trở thành một loại cây “xóa đói giảm nghèo” trong các vùng đồng bào dân tộc
thiểu số.
Năm 2017, tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các bài báo “Đặc
điểm sinh trưởng của bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) ở tỉnh Gia Lai, Đak Lak
và Kon Tum”; “Đặc điểm sinh trưởng của bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) ở
tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”; “Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng
trồng bời lời đỏ (machilus odoratissimanees) thuần loài và xen sắn tại huyện Mang
Yang, tỉnh Gia Lai; “Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng bời lời đỏ (machilus
odoratissima nees) thuần loài và xen sắn tại huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị”;
“Đánh giá ảnh hưởng của các gia đình đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của cây con bời lời
đỏ (machilus odoratissima nees) giai đoạn 6 tháng tuổi ở vườn ươm tỉnh Quảng Trị”
đã đánh giá được từ đặc điểm sinh trưởng đến cây con vườn vươm và đến hiệu quả
kinh tế của Bời lời đỏ ở miền Trung và Tây Nguyên.
2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
Kon Rẫy là một huyện thuộc tỉnh Kon Tum. Huyện lỵ là thị trấn Đăk Rve.


10

Hình 1. Bản đồ huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
Kon Rẫy nằm ở phía Nam của Kon Tum. Phía Đông Nam, giáp thị xã Kon Tum,
phía Tây giáp huyện Đăk Hà, phía Đông Bắc giáp huyện Kon Plông, phía Nam giáp
các huyện K'Bang, Đăk Đoa, Chư Păh của tỉnh Gia Lai.
Toàn huyện rộng 886,6 km².
Kon Rẫy có khoảng 21.000 người (2004) gồm nhiều dân tộc (Kinh, Ba na, Xê
đăng...)
Huyện Kon Rẫy có 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn Đắk Rve và các
xã: Đắk Kôi, Đắk Pne, Đắk Ruồng, Đắk Tơ Lung, Đắk Tờ Re, Tân Lập.
Vào những năm đầu của thế kỷ 20 (khoảng 1910) có một làng được người dân

nơi đây gọi là làng Kon Braih (phía bắc giám suối Tờ lung; phía nam giáp suối Pne;
phía đông giáp suối RơToa (Đăk Toa) ngày nay, và có một con suối Đak Snghé chạy
quanh hình thành bãi bồi cát mênh mông ở giữa các suối nguồn thành một làng cát
(Kon Braih theo tiếng địa phương ở nơi đây).


11

Qua những năm đầu và các năm trước đó đã sảy ra rất nhiều các cuộc thanh trừng
loạn lạc của các bộ tộc, các làng này, làng kia để chiếm hữu tài sản và bắt người làm
nô lệ, buôn bán nô lệ nên đã sảy ra các cuộc chiến ác liệt giữa các làng với nhau. Vì
vậy vơi sự dẫn dắt của Một người GIà làng uy tín và một thủ lĩnh anh hùng của làng đã
lựa chon một địa điểm lý tưởng, vừa là để phòng thủ, vừa là nơi sản xuất các mùa
màng vừa là địa điểm dễ chuyển hàng để trao đổi hàng hóa.
Nếu so sánh với những gì còn lại của lịch sử thì chúng ta có thể thấy địa điểm lý
tưởng của thời đó với ngày nay (01 làng ở gò đồi cát cao,
Kon Rẫy được thành lập vào ngày 31-1-2002 trên cơ sở tách 6 xã và thị trấn với
20,9 nghìn người của Kon Plông cũ ra. Thị trấn Kon Plông, huyện lỵ của Kon Plông cũ
được đổi tên thành thị trấn Đăk Rve và trở thành huyện lỵ của Kon Rẫy. Tên huyện
Kon Rẫy được đặt theo tên một làng cổ người Xơđăng Tơdră: Kon Braih có nghĩa là
Làng Cát. Những người đề nghị thành lập huyện mới tại tỉnh Kon Tum vào năm 2002
đều là người Việt nên trình Chính phủ phê duyệt với tên gọi sai thành Kon Rẫy, vốn là
một từ vô nghĩa trong tiếng địa phương nơi đây.
Khi mới thành lập, huyện Kon Rẫy có 6 đơn vị hành chính gồm thị trấn Đắk Rve
và 5 xã: Đắk Kôi, Đắk Pne, Đắk Ruồng, Đắk Tờ Re, Tân Lập.
Ngày 8-1-2004, thành lập xã Đắk Tơ Lung trên cơ sở 12.420 ha diện tích tự
nhiên và 3.250 nhân khẩu của xã Đắk Ruồng.
Kon Rẫy có số đồng bào dân tộc bản địa chiếm tỷ lệ tương đối cao, có nền văn
hoá cổ truyền đa dạng, phong phú, đặc trưng cho bản sắc văn hoá các dân tộc Tây
Nguyên. Trong thời gian tới Kon Rẫy tiếp tục phát huy nội lực, nhất là khai thác tiềm

năng đất xây dựng, đất nông nghiệp dọc quốc lộ 24, tranh thủ tối đa các chính sách ưu
tiên phát triển kinh tế - xã hội miền núi, phát huy các tiềm năng, lợi thế trong hợp tác
và thu hút đầu tư.
Phát huy mọi lợi thế và tiềm năng để hình thành một số vùng chuyên canh cây
công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung với quy mô thích hợp, phát triển mạnh
dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo ra khối lượng nông - lâm sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao.
Thay đổi cơ cấu đầu tư theo vùng, tạo điều kiện và ưu tiên khuyến khích những
tiểu vùng có lợi thế nhất để vừa làm mẫu, động lực thúc đẩy các tiểu vùng khác, vừa
phát huy tối đa lợi thế tự nhiên, tạo ra các sản phẩm có giá trị cạnh tranh cao.
Đầu tư thâm canh, sử dụng có hiệu quả diện tích đất trồng lúa nước hiện có. Tăng
cường đầu tư cho các công trình thuỷ lợi để mở rộng diện tích lúa nước. Tập trung ưu
tiên phát triển chăn nuôi bò đàn lấy thịt theo hướng chuyển đổi từ chăn nuôi tự cung tự
cấp sang chăn nuôi hàng hoá; phát triển nghề chăn nuôi bò trong các nông hộ, các
thành phần kinh tế, nhằm nhanh chóng phát triển cả về số lượng và chất lượng.


12

Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn, bao gồm kinh tế nông - lâm
nghiệp, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất và đời
sống để giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, tiến tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
3. Đánh giá hiện trạng phân bố, quản lý rừng trồng Bời lời đỏ ở huyện Kon Rẫy,
tỉnh Kon Tum
Hiện trạng phân bố rừng trồng ở huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum

STT TT, xã

Diện
tích
(ha)


1 Thị trấn Đắk Rve

103,5

2 Đắk Kôi

238,2

3 Đắk Pne

121,4

4 Đắk Ruồng

329,2

5 Đắk Tơ Lung

223,6

6 Đắk Tờ Re

267,7

7 Tân Lập

346,8

Tổng cộng


1630,4

Bảng 1. Diện tích phân bố Bời lời đỏ ở huyện Kon Rẫy

Biểu đồ 1. Diện tích rừng trồng bời lời đỏ ở huyện Kon Rẫy
Từ Bảng 1 và Biểu đồ 1 cho thấy, diện tích cây Bời lời đỏ trên toàn huyện Kon
Rẫy 1630,4ha, trong đó diện tích trồng tại xã Tân Lập chiếm tỷ lệ 20%, cao nhất trong
tổng diện tích cây Bời lời toàn huyện, kế đến là diện tích trồng tại xã Đăk Ruồng, Đăk Tờ


13

Re, Đăk Koi, Đăk Tơ Lung và các xã khác. Các xã này có diện tích đất nông nghiệp, đất
chưa sử dụng (đa phần đất chưa sử dụng là đất đồi núi) lớn, thuận lợi cho phát triển diện
tích cây Bời lời đỏ hơn một số địa phương khác
- Về công tác quản lý: Việc trồng và chăm sóc Bời lời đỏ trên địa bàn huyện Kon
Rẫy xuất phát từ nhu cầu thị yếu của người dân. Giá cả thị trường một số năm trở lại
đây tăng cao, có lúc đạt 23.000/kg vỏ khô, chính vì thế diện tích trồng bời lời tăng
nhanh, diện tích trồng cũng như các mô hình trồng của người dân mang tính chất tự
phát, thuộc cấp xã trực tiếp quản lý.
Từ trước năm 2013 hình thức trồng của người dân chủ yếu tự gây giống bằng
cách lấy hạt ở Kon Tum về gây trồng. Các nguồn giống ở đây không có nguồn gốc rõ
ràng cũng như chưa có kiểm định, chất lượng giống thấp, phương thức trồng cũng như
kỹ thuật trồng hầu như không được chú trọng đến. Người dân ở đây chỉ dừng lại với
hình thức cuốc hố khoảng 20 x 20cm sau đó đưa cây vào trồng. Không sử dụng một
loại phân, thuốc trừ sâu nào. Khi cây phát triển tiến hành phát quang cỏ dại tỉa cành,
nhánh để cây tăng trưởng chiều cao đến lúc khép tán thì ngừng chăm sóc.
Từ khi có những chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (sau năm
2013) thuộc vùng cao, Bời lời đỏ được xem là một cây có giá trị kinh tế phù hợp với sinh

thái, nhu cầu của người dân. Nguồn giống ở Kon Rẫy được các cấp chính quyền, các dự
án hỗ trợ để trồng. Giống cây ở đây chủ yếu được người dân tự ươm, bên cạnh đó người
dân được hỗ trợ về tập huấn phương thức trồng, chăm sóc để đạt được hiểu quả tốt.
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm chính của cây Bời lời đỏ là vỏ, được
khai thác để làm hương (nhang) trong các nhà máy sản xuất hương. Ngoài ra gỗ của
Bời lời đỏ được bán để làm dăm chính vì thế giá trị của Bời lời đỏ được nâng cao hơn
so với keo lai.
Quá trình khai thác và chế biến sản phẩm phụ thuộc vào từng đối tượng khác
nhau, nhiều nơi người dân tự khai thác bán với giá khô, một số nơi lại bán khoán theo
diện tích cho các thương nhân thu mua. Giá cả thị trường trong tháng 11/2017 qua quá
trình phỏng vấn dao động 1kg khô với giá 17.000đ, giá 1kg tươi từ 7.000 – 8.000đ phụ
thuộc vào vị trí vận chuyển. Gỗ bời lời sau khi khai thác được bán với giá tương
đương với giá keo ngoài thị trường vì vậy tính riêng giá thành 1ha gỗ bời lời cũng đủ
để trả các chi phí giống cho người dân.
Tuy nhiên các sản phẩm người dân khai thác trong những năm trở lại đây trữ
lượng cũng như chất lượng vỏ không được tốt. Nguồn giống người dân tự ươm, không
có một phương thức kỹ thuật nào từ quá trình tạo giống, chăm sóc cây con cũng như
trong quá trình rừng thành thục. Chính vì thế trữ lượng vỏ bời lời còn thấp, ảnh hưởng
đến giá trị của loài cây này. Trong thực tiễn sản xuất cần có những chính sách hỗ trợ để
người dân nắm rõ hơn những quy trình canh tác có năng suất chất lượng tốt.


14

Tình hình tiêu thụ sản phẩm cây Bời lời đỏ tại huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm: Bời lời là loại cây có thị trường ổn định tuy nhiên
vốn đầu tư khá lớn đối với cơ cấu vốn gia đình nông dân vùng nông thôn tỉnh Kon
Tum. Phần lớn người dân địa phương các huyện, thành phố tham gia canh tác cây Bời
lời đỏ là người Kinh chiếm tỷ lệ cao trên 80%; vì các hộ là người Kinh tập trung ở các
khu đông dân cư có tích lũy vốn và khả năng và điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật,

thị trường cũng như tổ chức được chuổi khai thác, sơ chế và tiêu thụ sản phầm nhanh
về dễ dàng hơn các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Nguồn giống được phát triển chính từ hệ thống vườn ươm do người Kinh tổ chức
sản xuất và tiêu thụ, thị trường không chỉ ở trong tỉnh mà còn các tỉnh lân cận đặc biệt
là tỉnh Quảng Trị vốn rất xa so với tỉnh Kon Tum. Do tổ chức sản xuất có hệ thống từ
khâu giống, trồng rừng, chăm sóc và khai thác nên nhóm người Kinh có vai trò khá lớn
trong việc trồng, phát triển thị trường và địa bàn sản xuất sản phẩm tại địa phương.
Người Xê Đăng cư trú tại thành phố Kon Tum và các huyện lân cận như huyện
Kon Rẫy, huyện Đăk Hà chiếm 20% số hộ người dân tộc thiểu số tham gia canh tác và
kinh doanh cây Bời lời vì các hộ người Xê Đăng cư trú xen lẫn với cộng đồng người
Kinh tại khu đô thị và vùng tập trung dân cư nên chịu ảnh hưởng khá lớn của các
nhóm sản xuất người Kinh đến người dân tộc anh em này. Đa số người Xê Đăng ở các
xã Đăk Kôi, Đăk Tờ Re, Đăk Tơ Lung huyện Kon Rẫy, các xã Sa Sơn, Sa Nhơn, Ya
Xiêr huyện Sa Thầy,… mở rộng diện tích trồng Bời lời đỏ trên các loại đất nương rẫy
cũ, đất trong vườn hộ hoặc trồng phân tán quanh bờ rào, trồng bao quanh các lô Cao su
của các nông trường,… Tuy nhiên, người dân tộc Xê Đăng chỉ tham gia giai đoạn
trồng và khai thác, sản phẩm thô thu được được bán trực tiếp cho các đầu mối sản xuất
và tiêu thụ của người Kinh.
Người dân tộc Ba Na ở các xã thuộc thành phố Kon Tum như xã Đăk Blà, Chư
Hreng, các xã thuộc huyện Kon Rẫy như xã Đăk Kôi, Đăk Ruồng, xã Đăk Tơ Re,…
trồng cây Bời lời đỏ chủ yếu trên diện tích nương rẫy cũ đã hoang hóa, số ít trồng xen
trên diện tích trước đây thường trồng sắn. Cũng như người dân tộc Xê Đăng, phần lớn
người Ba Na tham gia vào công đoạn trồng và khai thác Bời lời đỏ, một số hộ tham gia
thu mua tại địa bàn rồi bán lại sản phẩm thô cho các đầu mối tiêu thụ là người Kinh.
Ghi nhận đối với một số hộ dân tộc người Gia Rai trên địa bàn huyện Đăk Glei,
do trước đây chỉ đi làm thuê hoặc nhận chăn thả gia súc nên diện tích đất của các hộ
bỏ trống, từ khi được hỗ trợ kỹ thuật, phân và giống Bời lời đỏ đã tổ chức trồng với
diện tích từ 2 - 3 ha mỗi hộ, người dân tự khai thác, sơ chế và bán thành phẩm cho các
tiểu thương là người Kinh đến tận nơi thu mua.
Tóm lại, tổ chức canh tác cây Bời Lời được chia thành các giai đoạn sau:



15

- Giai đoạn thu hái hạt giống, gieo ươm và sản xuất cây giống: chiếm tỉ trọng
cao và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cây Bời lời tại tỉnh Kon Tum từ
địa phương do người Kinh tổ chức thực hiện.
- Giai đoạn mua cây con và canh tác: Cộng đồng cư dân các dân tộc thiểu số tham
gia giai đoạn mua cây con và canh tác trên diện tích do họ sở hữu và được tìm thấy trên
tất cả các loại chân đất như trong vườn hộ, trên nương, rẫy cũ, trồng quanh bờ rào hoặc
trồng phân tán. Tỷ trọng đóng góp vào diện tích rừng Bời lời do người Kinh chiếm số
lượng lớn do khả năng tích lũy vốn và khả năng tổ chức sản xuất bền vững.
- Giai đoạn trồng rừng, khai thác và sản xuất thô: Người các dân tộc thiểu số
đứng đầu là người dân tộc Xê Đăng tại các xã thuộc huyện Kon Rẫy, Sa Thầy, người
Ba Na tại các xã thuộc thành phố Kon Tum, huyện Kon Rẫy và người Gia Rai tại
huyện Ngọc Hồi phần lớn tham gia chính vào công đoạn trồng rừng, khai thác và sản
xuất thô, số ít người Ba Na có đi thu mua và bán lại cho các tiêu thương hoặc chủ vựa
là người Kinh. Người Kinh và người Xê Đăng, Ba Na , Gia Rai đều có khuynh hướng
khai thác vào năm thứ 3 và giữa các nhóm dân tộc này không có sự khác biệt về thời
gian chăm sóc và khai thác.
- Giai đoạn chế biến, sơ chế và tiêu thụ sản phầm: Thị phần phân khúc chế biến,
sơ chế và tiêu thụ sản phầm được tổ chức do các nhóm chủ vựa người Kinh. Đây chính
là phân khúc có tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh Bời lời đỏ cao nhất.Chính nhóm chủ vựa
đóng vai trò trong việc điều phối đặt hàng và điều chỉnh giá Bời lời đỏ thô trên thị
trường địa phương.
Sản phẩm chính của cây Bời lời đỏ là vỏ, được khai thác để làm hương (nhang)
trong các nhà máy sản xuất hương. Ngoài ra gỗ của Bời lời đỏ được bán để làm dăm
chính vì thế giá trị của Bời lời đỏ được nâng cao hơn so với keo lai.
Quá trình khai thác và chế biến sản phẩm phụ thuộc vào từng đối tượng khác
nhau, nhiều nơi người dân tự khai thác bán với giá khô, một số nơi lại bán khoán theo

diện tích cho các thương nhân thu mua. Giá cả thị trường trong tháng 5/2016 qua quá
trình phỏng vấn giao động 1kg khô với giá 17.000đ, giá 1kg tươi từ 7.000 – 8.000đ
phụ thuộc vào vị trí vận chuyển. Gỗ Bời lời đỏ sau khi khai thác được bán với giá
tương đương với giá keo ngoài thị trường vì vậy tính riêng giá thành 1ha gỗ Bời lời đỏ
cũng đủ để trả các chi phí giống cho người dân.
Tuy nhiên các sản phẩm người dân khai thác trong những năm trở lại đây trữ
lượng cũng như chất lượng vỏ không được tốt. Nguồn giống người dân tự ươm, không
có một phương thức kỹ thuật nào từ quá trình tạo giống, chăm sóc cây con cũng như
trong quá trình rừng thành thục. Chính vì thế trữ lượng vỏ Bời lời đỏ còn thấp, ảnh
hưởng đến giá trị của loài cây này. Trong thực tiễn sản xuất cần có những chính sách
hỗ trợ để người dân nắm rõ hơn những quy trình canh tác có năng suất chất lượng tốt.


16

4. Đánh giá về tỷ lệ sống của các gia đình Bời lời đỏ ở vườn giống huyện Kon Rẫy,
tỉnh Kon Tum
Bảng 1. Tỷ lệ sống của Bời lời đỏ 9 tháng tuổi ở huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum

Gia đình

Tỷ lệ
sống
(%)

Gia đình

ĐC

74,33


Tỷ lệ
sống
(%)

Gia đình

Tỷ lệ
sống
(%)

Gia đình

M.odora.TTH14

82,67 M.odora.KOT 27

84,00

M.odora.GL 40

82,67

M.odora.QT2

77,33 M.odora.TTH15

85,33 M.odora.KOT 28

88,67 M.odora.GL 41


78,67

M.odora.QT3

79,33 M.odora.TTH16

77,33 M.odora.KOT 29

80,00 M.odora.GL 42

84,67

M.odora.QT4

90,67 M.odora.QN17

80,00 M.odora.KOT 30

83,33 M.odora.GL 43

89,33

M.odora.QT5

83,33 M.odora.QN18

88,67 M.odora.KOT 31

84,67 M.odora.GL 44


86,00

M.odora.QT6

84,67 M.odora.QN19

82,67 M.odora.GL 32

82,00 M.odora.GL 45

86,00

M.odora.QT7

86,67 M.odora.QN20

83,33 M.odora.GL 33

89,33 M.odora.GL 46

83,33

M.odora.QT8

92,00 M.odora.QN21

78,00

M.odora.GL 34


82,00 M.odora.GL 47

86,00

M.odora.QT9

85,33 M.odora.KOT 22

82,67 M.odora.GL 35

85,33 M.odora.GL 48

80,33

M.odora.QT10

82,00 M.odora.KOT 23

77,33

M.odora.GL 36

79,33 M.odora.GL 49

92,00

M.odora.QT11

86,00 M.odora.KOT 24


89,33 M.odora.GL 37

86,67 M.odora.GL 50

86,00

M.odora.TTH1
2

91,33 M.odora.KOT 25

83,33 M.odora.GL 38

90,67 M.odora.GL 51

86,67

M.odora.TTH1
3

84,67 M.odora.KOT 26

84,00 M.odora.GL 39

82,67

Tỷ lệ
sống (%)


Qua bảng 1 cho thấy tỷ lệ sống của các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 6 tháng tuổi
khác nhau thì có sự khác nhau. Tỷ lệ sống của các gia đình Bời lời đỏ giao động từ
74,33% đến 92,00%. Trong đó, gia đình có tỷ lệ sống cao nhất là gia đình:
M.odora.QT8 và M.odora.GL 49; gia đình có tỷ lệ sống thấp nhất là gia đình đối
chứng ĐC 74,33%. Trong 50 gia đình cây trội có 21 gia đình có tỷ lệ sống cao trên
85%. Năm gia đình có tỷ lệ sống trên 90% gồm M.odora.QT4, M.odora.QT8,
M.odora.TTH12, M.odora.GL38, M.odora.GL 49.


17

5. Đánh giá về sinh trưởng chiều cao vút ngọn của rừng trồng bời lời đỏ giai đoạn
9 tháng tuổi
STT

Gia đình

LL1

LL2

LL3

TB

1 ĐC

59,2

64,3


61,2

61,57

2 M.odora.QT2

70,8

66,6

67,4

68,27

3 M.odora.QT3

64,2

72,6

68,6

68,47

4 M.odora.QT4

73,1

79,6


72,8

75,17

5 M.odora.QT5

72,34

74,2

79

75,18

6 M.odora.QT6

80,24

75,5

74,6

76,78

7 M.odora.QT7

75,1

71


64,6

70,23

8 M.odora.QT8

73,8

73,6

75,4

74,27

9

M.odora.QT9

75,6

77,2

72,5

75,10

10

M.odora.QT10


73,9

76,9

70,7

73,83

11 M.odora.QT11

73,9

66,6

81,2

73,90

12 M.odora.TTH12

76,1

78,3

74,9

76,43

13 M.odora.TTH13


71,8

70,2

74,6

72,20

14

M.odora.TTH14

79,1

71,9

74,7

75,23

15 M.odora.TTH15

67,4

74

73,8

71,73


16 M.odora.TTH16

67,1

68,5

71,7

69,10

17 M.odora.QN17

71,6

70,4

64,2

68,73

18 M.odora.QN18

74,7

79,5

81,1

78,43


19 M.odora.QN19

75,3

70,2

70,9

72,13

20 M.odora.QN20

72,2

72,5

74,8

73,17

21 M.odora.QN21

68,2

64,3

72,4

68,30


22 M.odora.KOT 22

66,8

65,7

67

66,50

23 M.odora.KOT 23

65,7

69,3

71,1

68,70

24 M.odora.KOT 24

81,9

76,2

70,4

76,17


25 M.odora.KOT 25

78,6

75,7

81,7

78,67

26 M.odora.KOT 26

69,6

76,5

67,7

71,27

27 M.odora.KOT 27

71,2

74,1

69,4

71,57


28 M.odora.KOT 28

73,7

76,1

76

75,27

29 M.odora.KOT 29

69,1

71,6

65,5

68,73


18

30 M.odora.KOT 30

69,7

72,7


73,5

71,97

31 M.odora.KOT 31

74,4

79,5

78,6

77,50

32 M.odora.GL 32

72,6

61,8

66

66,80

33 M.odora.GL 33

75,6

75


79

76,53

34

M.odora.GL 34

71,7

75,2

74,2

73,70

35 M.odora.GL 35

68,6

70,9

73,1

70,87

36

M.odora.GL 36


66,3

63,3

65,3

64,97

37 M.odora.GL 37

72,7

70,1

73,5

72,10

38 M.odora.GL 38

75,3

81,8

73

76,70

39 M.odora.GL 39


72,8

64,4

73,7

70,30

40

M.odora.GL 40

74,8

75,4

79,3

76,50

41 M.odora.GL 41

66,8

67,8

70,4

68,33


42 M.odora.GL 42

70,6

71,4

70

70,67

43 M.odora.GL 43

79,2

81,2

80,5

80,30

44 M.odora.GL 44

66,8

68,2

75

70,00


45 M.odora.GL 45

84

73

72,8

76,60

46 M.odora.GL 46

77,5

73,7

77,4

76,20

47 M.odora.GL 47

69,2

64,4

72,4

68,67


48 M.odora.GL 48

70,3

66,7

70,6

69,20

49 M.odora.GL 49

75

77,5

76,9

76,47

50 M.odora.GL 50

75,7

71,8

79,1

75,53


51 M.odora.GL 51

73,2

76,2

75,9

75,10


19

6. Đánh giá về sinh trưởng chiều cao vút ngọn của rừng trồng bời lời đỏ giai đoạn
9 tháng tuổi
STT

D0
Gia đình

LL1

LL2

LL3

TB

1 ĐC


5,6

6,1

5,9

5,87

2 M.odora.QT2

6,5

6,3

6,3

6,37

3 M.odora.QT3

6,6

6

6,2

6,27

4 M.odora.QT4


8,5

8,3

7,8

8,20

5 M.odora.QT5

8,2

7,7

8,1

8,00

6 M.odora.QT6

8,6

7,5

8,5

8,20

7 M.odora.QT7


7,8

7

8,2

7,67

8 M.odora.QT8

7,8

8

8,3

8,03

9

M.odora.QT9

7,8

7,5

8,5

7,93


10

M.odora.QT10

7,4

7,2

7,2

7,27

11 M.odora.QT11

7,8

7,4

7,9

7,70

12 M.odora.TTH12

8,1

7,9

8,7


8,23

13 M.odora.TTH13

7,7

7,8

7,2

7,57

14

M.odora.TTH14

7,9

8,2

8,1

8,07

15 M.odora.TTH15

6,8

7,4


7,6

7,27

16 M.odora.TTH16

6,2

5,9

5,8

5,97

17 M.odora.QN17

6,1

6,8

6,3

6,40

18 M.odora.QN18

8,4

8


8,5

8,30

19 M.odora.QN19

8

8

7,5

7,83


20

20 M.odora.QN20

7,1

7,4

8,3

7,60

21 M.odora.QN21

5,9


6,4

6,3

6,20

22 M.odora.KOT 22

8

7,9

8,4

8,10

23 M.odora.KOT 23

5,9

5,7

5,9

5,83

24 M.odora.KOT 24

8,1


8,5

8,1

8,23

25 M.odora.KOT 25

8,2

8,4

8,1

8,23

26 M.odora.KOT 26

8,2

7,2

6,9

7,43

27 M.odora.KOT 27

8,8


6,8

8,4

8,00

28 M.odora.KOT 28

8,3

8,6

8,1

8,33

29 M.odora.KOT 29

5,9

6,7

6,5

6,37

30 M.odora.KOT 30

8,3


7,3

7,6

7,73

31 M.odora.KOT 31

7,6

9,1

8,7

8,47

32 M.odora.GL 32

6,3

6,5

7,2

6,67

33 M.odora.GL 33

8


8,8

7,5

8,10

M.odora.GL 34

7,1

7,7

8,1

7,63

35 M.odora.GL 35

8,1

8,3

7,3

7,90

36

M.odora.GL 36


6,1

6

6

6,03

37 M.odora.GL 37

8,2

8,7

8

8,30

38 M.odora.GL 38

7,8

8,3

8,8

8,30

39 M.odora.GL 39


8,6

8,1

8,2

8,30

40

M.odora.GL 40

8,2

7,8

8,7

8,23

41 M.odora.GL 41

5,9

6,5

6,5

6,30


42 M.odora.GL 42

8,4

6,6

7,2

7,40

43 M.odora.GL 43

8,9

8

8,5

8,47

44 M.odora.GL 44

8

8,5

7,8

8,10


45 M.odora.GL 45

8

8,3

7,5

7,93

46 M.odora.GL 46

8,2

8,3

7,9

8,13

34


21

47 M.odora.GL 47

6,9


7,3

7,6

7,27

48 M.odora.GL 48

6,3

5,9

6,1

6,10

49 M.odora.GL 49

7,7

8,7

8

8,13

50 M.odora.GL 50

8,2


8,3

7,7

8,07

51 M.odora.GL 51

8

8,1

8,1

8,07

- Nội dung chưa hoàn thành theo kế hoạch đến tại thời điểm báo cáo.
Các nội dung hoàn thành theo kế hoạch đến tại thời điểm báo cáo.
- Các nội dung tiếp tục hoàn thành theo kế hoạch của đề cương.

STT

I

NỘI DUNG THỰC HIỆN

ĐÃ
THỰC
HIỆN


CHƯA
THỰC
HIỆN

Tổng quan nghiên cứu

II

1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

X

2 Tình hình nghiên cứu trong nước

X

Nội dung nghiên cứu
1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện
Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
1

1.1. Điều kiện tự nhiên

X

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

X

2. Đánh giá hiện trạng phân bố, quản lý rừng

trồng và giá trị kinh tế Bời lời đỏ ở huyện Kon
Rẫy, tỉnh Kon Tum
2.1. Đánh giá hiện trạng phân bố, quản lý rừng
trồng Bời lời đỏ ở huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum
2

X

2.2. Đánh giá giá trị kinh tế Bời lời đỏ ở huyện
Kon Rẫy tỉnh Kon Tum

X

3. Đánh giá khả năng thích ứng của các gia
đình và xuất xứ Bời lời đỏ ở huyện Kon Rẫy,
tỉnh Kon Tum

3

3.1. Đánh giá khả năng thích ứng của các gia
đình Bời lời đỏ ở huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum

X

3.2. Đánh giá khả năng thích ứng của các xuất
xứ Bời lời đỏ ở huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum

X

Ghi chú



22

4. Đánh giá sinh trưởng của các gia đình và
xuất xứ Bời lời đỏ ở huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon
Tum
4.1. Đánh giá sinh trưởng đường kính gốc của
các gia đình và xuất xứ.

4

5

X

Chưa xử


4.2. Đánh giá sinh trưởng chiều cao của các gia
đình và xuất xứ.

X

Chưa xử


4.3. Đánh giá về sinh khối tươi và sinh khối khô
của các gia đình và xuất xứ.


X

5. Phân tích và lựa chọn các gia đình và xuất
xứ cho khu vực nghiên cứu

X

5.1. Phân tích và lựa chọn gia đình Bời lời đỏ
cho khu vực nghiên cứu

X

5.2. Phân tích và lựa chọn xuất xứ Bời lời đỏ
cho khu vực nghiên cứu

X

Tiếp tục xử lý số liệu và hoàn thành luận văn theo đúng thời gian quy
định

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN TIẾP THEO
STT

Nội dung công việc

Thời gian
thực hiện

1


Tiếp tục xử lý số liệu và hoàn thành kết quả
nghiên cứu theo đề cương nghiên cứu.

7/2018

2

Hoàn thành luận văn lần 1 nộp GVHD

8/2018

3

GVHD chỉnh sửa

8/2018

4

Hoàn chỉnh luận văn và chỉnh sửa lần 2

9/2018

Nộp lại SGVHD
5

GVHD chỉnh sửa luận văn

9/2018


6

Học viên chỉnh sửa luận văn

9/2018

7

Hoàn chỉnh đóng quyển luận văn

9/2018

8

Nộp phòng Đào tạo sau đại học

9/2018

Ghi chú


×