Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu đa dạng thực vật ngập mặn, bán ngập mặn tại vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh và xác định hoạt tính sinh học của loài mù u (calophyllum inophyllum) thu thập trên đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.5 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

--------------------------

ĐẠI Nguyễn
HỌC QUỐC
HÀ NỘI
ThịGIA
Huyền
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-------------------------Nguyễn Thị Huyền
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT NGẬP MẶN, BÁN NGẬP MẶN
TẠI VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH VÀ XÁC ĐỊNH
HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI MÙ U (Calophyllum inophyllum)
THU THẬP TRÊN ĐẢO

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT NGẬP MẶN, BÁN NGẬP MẶN
TẠI VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH VÀ XÁC ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI MÙ U (Calophyllum inophyllum)
THU THẬP TRÊN ĐẢO
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

--------------------------

Nguyễn Thị Huyền

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT NGẬP MẶN, BÁN NGẬP MẶN
TẠI VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH VÀ XÁC ĐỊNH
HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI MÙ U (Calophyllum inophyllum)
THU THẬP TRÊN ĐẢO
Chuyên ngành:

Thực vật học

Mã số:

60420111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Nguyễn Thế Cường
PGS. TS. Nguyễn Trung Thành

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới

TS. Nguyễn Thế Cường, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Em đã nhận được sự hướng dẫn, đóng góp quý giá và chỉ bảo tận tình của
PGS. TS Nguyễn Trung Thành trong suốt thời gian em học tập, nghiên cứu hoàn thành
luận văn Thạc sĩ. Em xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc với sự giúp đỡ và dìu
dắt của thầy.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn sự dìu dắt nhiệt tình, tận tụy của các thầy, cô trong
Khoa Sinh học và nhất là các thầy, cô thuộc Bộ môn Thực vật học Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, ĐHQGHN đã giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt thời gian em học tập và
nghiên cứu tại bộ môn và khoa.
Cũng qua đây, em xin chân thành cảm ơn các cán bộ thuộc Viện Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật, Viện Hóa Sinh biển, Phòng tiêu bản thực vật là những người đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn Đề tài Điều tra cơ bản cấp Viện Hàn lâm KHCNVN (mã
số: VAST.ĐTCB 01/16-17) đã tài trợ kinh phí thực hiện phần nghiên cứu hợp chất hóa
học của cây Mù U.
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã ở bên cạnh
em trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên

Nguyễn Thị Huyền

năm 201


BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT CÓ TRONG LUẬN VĂN

CCVN
HN

Cây cỏ Việt Nam
Herbarium Instiule of Ecology Biologycal Resources, Vietnam
Academy of Science and Technology, Hanoi, Vietnam.
(Phòng tiêu bản thực vật, Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

HNU

Herbarium, Hanoi National University, Hanoi, Vietnam.
(Phòng tiêu bản thực vật, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại
học Quốc gia Hà Nội).

1

H NMR,
C NMR,

Các phổ cộng hưởng từ nhân

13

HSQC,
HMBC
IL – 6

Cytokine


TĐCT

Từ điển cây thuốc


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT CÓ TRONG LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
1.1.

Tổng quan về nghiên cứu đa dạng hệ thực vật trên thế giới ............................. 3

1.2.

Tổng quan về nghiên cứu đa dạng hệ thực vật Việt Nam ................................ 4

1.3.

Tổng quan về nghiên cứu thảm thực vật ở Việt Nam ....................................... 7

1.4.

Tổng quan về Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .............................................. 13
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 13
1.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................... 14
1.4.3. Sơ lược về tình hình nghiên cứu hệ thực vật ở Vịnh Hạ Long .................... 19

1.5.


Tổng quan về nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học có trong các cây

ngập mặn và bán ngập mặn trên thế giới ................................................................... 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 25
2.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 25

2.2.

Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 25

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 26
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoại nghiệp......................................................... 26
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu nội nghiệp phần Sinh học ................................... 26
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm phần Hóa học ............. 26

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 31
3.1. Tính đa dạng các trạng thái thảm thực vật ngập mặn và bán ngập mặn tại Vịnh
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................ 31
3.1.1. Những đặc trưng cơ bản của khu hệ thực vật trên các hòn đảo ở Vịnh Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................... 31


3.1.2. Hiện trạng phân bố của thảm thực vật ngập mặn Vịnh Hạ Long ............. 38
3.1..3. Các quần xã thảm thực vật ngập mặn ......................................................... 39
3.1.4. Điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng bất lợi đến môi trường sống của

thực vật ngập mặn và bán ngập mặn tại Vịnh Hạ Long ..................................... 40
3.2. Tính đa dạng các loài thực vật ngập mặn và bán ngập mặn tại Vịnh Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................ 43
3.3. Vai trò của các quần thể thảm thực vật ngập mặn tại Vịnh Hạ Long ............... 53
3.4. Xử lí, phân lập và xác định công thức hóa học của các chất có hoạt tính sinh
học trong cây Mù U (Calophyllum inophyllum) ............................................................ 54
3.4.1. Đặc điểm hình thái và sinh thái cây Mù U (Calophyllum inophyllum) ..... 54
3.4.2. Xử lí mẫu tạo dịch chiết tổng cây Mù U (Calophyllum inophyllum) trong
phòng thí nghiệm ..................................................................................................... 55
3.4.3. Xác định công thức hóa học của các chất đã phân lập từ cây Mù U
(Calophyllum inophyllum)...................................................................................... 58
3.4.4. Thử hoạt tính chống viêm của các chất đã phân lập từ cây Mù U
(Calophyllum inophyllum)...................................................................................... 70
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 74
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, là một trong những
trung tâm đa dạng sinh vật có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Cùng với những
công trình mang tính chất chung về đa dạng thực vật các vùng lãnh thổ của cả nước,
còn rất nhiều công trình về kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật của mỗi khu vực và
các Khu bảo tồn (Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên,...) được nghiên cứu hoặc
công bố. Có thể kể đến như đa dạng thực vật các Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh
Bình), Hoàng Liên (Lào Cai), Cát Bà (Hải Phòng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Pù Mát
(Nghệ An), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế), Côn
Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cát Tiên (Đồng Nai), Phú Quốc (Kiên Giang)...
Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh là một vịnh nhỏ, bộ phận của vịnh Bắc Bộ,
phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long (tỉnh Quảng Ninh); phía Tây Nam giáp quần

đảo Cát Bà (Thành phố Hải Phòng); phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền; phía Đông
Nam và phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích
khoảng 1.553 km² với 1.969 hòn đảo lớn nhỏ.Vịnh Hạ Long có khí hậu nhiệt đới gió
mùa: nóng ẩm vào mùa hè, mát và khô vào mùa đông; lượng mưa trung bình hằng
năm lên tới 1680 mm. Với vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu và địa hình khá đặc biệt, tạo
cho Hạ Long có hệ thực vật khá phong phú và khác biệt. Trong đó có rừng ngập mặn
là một trong những hệ sinh thái đặc sắc ở vùng ven biển. Rừng ngập mặn là nơi quần
tụ của vô số loài sinh vật, chứa đựng một số loài cây quý hiến có giá trị và là nơi bảo
tồn các nguồn gen chịu đất ngập nước mặn vùng nhiệt đới gió mùa.
Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một đánh giá mang tính hệ thống về đa dạng
sinh học nói chung, đa dạng các loài thực vật bậc cao trên các đảo thuộc Vịnh Hạ
Long nói riêng, đặc biệt về thảm thực vật ngập mặn và bán ngập mặn.
Bên cạnh đó, khoảng vài thập niên trở lại đây, việc tìm kiếm các hợp chất tự nhiên
có hoạt tính sinh học như oxi hóa, kháng viêm, gây độc tế bào từ thực vật trong đó có
thực vật ngập mặn là một trong số những hướng đi mới. Trong số những thực vật
ngập mặn, cây Mù u (Calophyllum inophyllum) đã được khai thác như một loài có
chứa các chất có hoạt tính sinh học. Một hợp chất là calocoumarin-A phân lập từ rễ
cây Mù u (Calophyllum inophyllum) được báo cáo trên tạp chí Cancer Letter (một tạp
1


chí chuyên về nghiên cứu ung thư) với khả năng ức chế virus Epstein-Barr (EBV) mà
không có biểu hiện gây độc nào. Ngoài ra, nó còn ức chế mạnh các khối u trên chuột
và được báo cáo là một chất dẫn đường tiềm năng trong lĩnh vực nghiên cứu tìm kiếm
các loại thuốc chống ung thư. Tại Việt Nam, đã có những nghiên cứu về các hợp chất
có hoạt tính sinh học của các cây ngập mặn như Trang (Kandelia candel) , Đước vòi
(Rhizophora stylosa), ... nhưng chưa có báo cáo nào về thử hoạt tính sinh học của các
chất thuộc cây Mù U (Calophyllum inophyllum).
Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Nghiên cứu đa dạng thực vật


ngập mặn, bán ngập mặn tại Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và xác định
hoạt tính sinh học của loài Mù U (Calophyllum inophyllum) thu thập trên
đảo.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về nghiên cứu đa dạng hệ thực vật trên thế giới
Đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành một chiến lược, chương trình hành động

quan trọng trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế lớn đã ra đời để hướng dẫn, giúp
đỡ và tổ chức thực hiện việc kiểm kê, đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật
trên phạm vi các quốc gia, khu vực, châu lục và toàn cầu. Đó là Hiệp hội quốc tế bảo
vệ thiên nhiên (IUCN), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc
tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Tài nguyên Di truyền quốc tế (IPGRI),... Để
tránh sự phá huỷ tài nguyên và duy trì sự sống một cách bền vững trên trái đất, Hội
nghị thượng đỉnh bàn về môi trường và đa dạng sinh vật đã được tổ chức tại Rio de
Janeiro (Brazil) tháng 6/1992. Tại Hội nghị này, 150 quốc gia đã ký vào Công ước về
Đa dạng sinh vật và bảo vệ chúng. Từ đó nhiều cuộc Hội thảo được tổ chức và nhiều
cuốn sách chỉ dẫn ra đời. Quỹ bảo vệ thiên nhiên thế giới (WWF) xuất bản sách về
tầm quan trọng của đa dạng sinh vật; IUCN, UNEP và WWF đưa ra chiến lược bảo
tồn thế giới; IUCN và WWF xuất bản cuốn Bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới; IUCN
và UNEP xuất bản sách Chiến lược đa dạng sinh vật và chương trình hành động; ...
Tất cả các công trình đó nhằm hướng dẫn và đề xuất phương pháp để bảo tồn đa dạng
sinh vật, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển trong tương lai. Trung tâm
giám sát bảo tồn thế giới (WCMC) (1992) công bố công trình đánh giá đa dạng sinh
vật toàn cầu, cung cấp tư liệu về đa dạng sinh vật của các nhóm sinh vật khác nhau,

ở các vùng khác nhau trên toàn thế giới làm cơ sở cho việc bảo tồn có hiệu quả.
Cùng với các công trình đó, đã có hàng ngàn cuộc hội thảo quốc tế khác nhau
được tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, phương pháp, cùng các kết quả đạt được
ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế và khu vực được tạo thành
mạng lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật.
Cho đến nay, hầu hết các khu vực, các quốc gia hay các vùng lãnh thổ trên thế
giới đều đã và đang nghiên cứu đánh giá hay có những công trình về đa dạng thực vật
ở các mức độ khác nhau, mức cao là các chuyên khảo (Monographia), các bộ sách
Thực vật chí (Flora) hay mức độ thấp là Danh lục thực vật (Checklist) cũng như các
công trình riêng lẻ khác. Các công trình thực vật kinh điển trong thời kỳ phân loại tự
3


nhiên được kể đến như: Linnaeus (1375), Systema Naturae; Linnaeus (1737),
Generale Plantarum; Linnaeus (1753), Species Plantarum; A. L. Jussieu (1789),
Generale Plantarum secundum ordines Naturaees disposita; Alphonso de Candolle
(1813), Theori elementarie de la botanique; Alphonso de Candolle (1816-1841),
Prodromus Systematis Naturaeis regni Vegetabilis; Alphonso & Casimir de Candolle,
Monographae Phanerogamarum; Bentham & Hooker (1862-1883), Generale
Plantarum [34].
Đến thời kỳ các công trình nghiên cứu phân loại thực vật dựa trên những bằng
chứng tiến hóa dựa trên học thuyết của Darwin, tác giả được đề cập nhiều nhất là nhà
thực vật học người Đức là Eichler. Ông đã chia giới thực vật thành Thực vật không
hạt (Cryptogramae) và Thực vật có hạt (Phaerogramae). Nhóm thứ nhất gồm Nấm,
Tảo và Rêu; nhóm thứ hai gồm thực vật Hạt trần và thực vật Hạt kín (bao gồm thực
vật Một lá mầm và thực vật Hai lá mầm).
Hiện nay, các công trình nghiên cứu hệ thống học vẫn liên tục được cải tiến và
cập nhật. Những năm gần đây, các hệ thống của Rober Thorn (1968, 1976); Arthun
Cronquist (1968); A. L. Takhtajan (1969, 1973, 1987, 1992, 2009) ... và ngày nay là
các hệ thống của Angiosperm Phylogeny Group (APG) liên tục được cập nhật. Trong

khu vực, hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ đã và đang hoàn thiện các công trình
thực vật chí như: Auctor. (1993), Flora of Australia; Chen S. S. & W. Y. Chua (eds.),
(1959- 1987), Flora Reipublicae Popularis Sinicae; Wu Z. Y. & P. H. Raven (eds.),
(1994-2000), Flora of China; Hooker, C. B. (ed.) (1876-1894), Flora of British
India; Phengklai, C., Thawatchai S., Larsen K. (eds.), (1993-2011), Flora of
Thailand; C.G.G.J. van Steenis (ed.) (1950s), Flora Malesiana; Auctor. (2007), A
Checklist of the Vascular Plants of Lao PDR….[40, 43, 49].
1.2.

Tổng quan về nghiên cứu đa dạng hệ thực vật Việt Nam
Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật

rất phong phú và đa dạng, là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật có tính đa
dạng sinh học cao trên thế giới. Theo các tài liệu đã công bố gần đây, Việt Nam có
khoảng trên 15.000 loài thực vật, trong đó ngành Tảo có khoảng gần 2.200 loài, ngành
Rêu khoảng 480 loài, ngành Khuyết lá Thông 1 loài, ngành Thông đất 55 loài, ngành
4


Cỏ tháp bút 2 loài, ngành Dương xỉ khoảng gần 700 loài, ngành Hạt trần 70 loài và
ngành Hạt kín khoảng trên 12.000 loài. Việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá về đa dạng
thực vật ở Việt Nam được tiến hành hơn 2 thế kỷ, nhưng các công trình mới chỉ được
công bố nhiều ở khoảng 50 năm trở lại đây [2].
Ngay từ cuối thế kỷ 18, nhà thực vật học người Bồ Đào Nha, J. Loureiro đã biên
soạn cuốn sách đầu tiên về đa dạng thực vật Việt Nam của hệ thực vật Nam Bộ (Flora
Cochinchinensis, 1790). Tuy nhiên, trong đó tác giả có đề cập đến nhiều loài có phân
bố ở một số nước lân cận như Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, Campuchia, ... Tiếp
theo là tác nhà thực vật học người Pháp, J. B. L. Pierre biên soạn cuốn sách về Cây
gỗ rừng Nam Bộ (Flore Forestière de la Cochinchine, 1790-1795), trong đó có mô tả
và hình vẽ chi tiết các loài thực vật thân gỗ có phân bố ở khu vực Nam Bộ [44]. Nửa

đầu thế kỷ 20, các nhà thực vật học Pháp dưới sự chủ biên của H. Lecomte (19071952) đã lần lượt xuất bản bộ sách Thực vật chí đại cương Đông Dương (Flore
Générale de l’Indo-Chine) và phẩn bổ sung (Suppléments à la Flore Générale de
l’Indo-Chine) gồm 7 tập [42]. Trong đó dựa trên hệ thống của Bentham & Hooker,
các tác giả đã phân loại và mô tả hơn 7.000 loài, thực vật thuộc trên 200 họ thực vật
có mạch ở vùng Đông Dương, trong đó có Việt Nam [34]. Từ năm 1960 đến nay, các
nhà thực vật trên thế giới và Việt Nam đã và đang biên soạn Thực vật chí Campuchia,
Lào và Việt Nam (Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam) với trên 35 tập đã
được xuất bản. Đây là tập các công trình nghiên cứu phân loại mang tầm cỡ quốc tế,
là tài liệu tham khảo chính khi nghiên cứu đa dạng và phân bố của các taxon thực vật
ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam [24].
Trong thời gian nửa cuối thế kỷ XX, đã có nhiều công trình là kết quả nghiên
cứu, điều tra, đánh giá đa dạng thực vật Việt Nam của các tác giả trong nước và nước
ngoài rất có giá trị. Lê Khả Kế & cộng sự (1969-1976), Cây cỏ thường thấy ở Việt
Nam gồm 6 tập. Phạm Hoàng Hộ (1970-1972), Cây cỏ thường thấy ở Miền Nam với
5326 loài. Tiếp sau đó, Phạm Hoàng Hộ có công trình nghiên cứu thực vật cả nước
(1991-1993, 1999-2000), Cây cỏ Việt Nam gồm 3 tập, với số lượng loài khá đầy đủ
phục vụ tốt việc nghiên cứu đa dạng thực vật Việt Nam đến ngày nay [13]. Trong hai
số tạp chí chuyên đề của Tạp chí Sinh học (1994-1995) nhiều tác giả đã công bố kết
quả nghiên cứu thực vật các taxon với hàng trăm loài. Bộ sách 3 tập Danh lục các
loài thực vật Việt Nam của nhiều tác giả (2001, 2003, 2005) đã công bố danh sách
5


hơn 20.000 loài thực vật và nấm trong cả nước; là tài liệu được công nhận mới và đầy
đủ nhất, đáng tin cậy nhất từ trước đến nay; bộ sách là cơ sở tra cứu, chỉnh lý tên khoa
học các taxon và nhiều thông tin khác [2]. Nguyễn Tiến Bân & cộng sự (1996, 2007),
Sách đỏ Việt Nam, công bố hàng trăm loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị đe doạ
tuyệt chủng ở Việt Nam. Công trình rất có giá trị nghiên cứu đa dạng thực vật là bộ
sách Thực vật chí Việt Nam đã xuất bản được 11 tập. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (2000) thống kê toàn bộ sự đa dạng của cây rừng Việt Nam với hàng nghìn

loài [6]. Một số chuyên khảo về các taxon như A. Schuiteman & E. F. de Vogel (2000)
về họ Lan ở Đông Dương; L. V. Averyanov (1994) về họ Lan ở Việt Nam; N. N. Thìn
(1995, 1999, 2007) về họ Thầu dầu ở Việt Nam [21].
Bên cạnh những công trình là các bài báo, sách chuyên khảo, các hội thảo trong
nước và quốc tế như nói trên, nghiên cứu đa dạng thực vật còn thể hiện ở bộ mẫu thực
vật được điều tra thu thập bảo quản bền vững lâu dài ở các Phòng tiêu bản. Ở Việt
Nam, một số Phòng tiêu bản thực vật lưu trữ bảo quản trưng bày giới thiệu về đa đạng
thực vật nước ta như ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN) với khoảng gần 1
triệu mẫu tiêu bản, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (HNU) với khoảng vài trăm
nghìn mẫu, Viện Sinh học nhiệt đới (HM, VNM) có khoảng 500 nghìn mẫu và các
bảo tàng của các VQG Cúc Phương, Pù Mát ...

6


Tổng quan về nghiên cứu thảm thực vật ở Việt Nam

1.3.

Khái niệm về thảm thực vật: Thảm thực vật (vegetation) là khái niệm rất quen
thuộc, có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đưa ra các định nghĩa khác nhau.
Theo J.Schmithusen (1959) thì thảm thực vật là lớp thực bì của trái đất và các bộ phận
cấu thành khác nhau của nó. Thái Văn Trừng (1978) cho rằng, thảm thực vật là các
quần hệ thực vật phủ trên mặt đất như một tấm thảm xanh [22]. Trần Đình Lý (1998)
cho rằng, thảm thực vật là toàn bộ lớp phủ thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp
phủ thảm thực vật trên toàn bộ bề mặt trái đất [17]. Thảm thực vật là một khái niệm
chung chưa chỉ rõ đối tượng cụ thể nào. Nó chỉ có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi có định
nghĩa kèm theo như: thảm thực vật cây bụi, thảm thực vật rừng ngập mặn…
Thái Văn Trừng (1978) [22] đã căn cứ vào quan điểm sinh thái phát sinh quần
thể thực vật để phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Tư tưởng học thuật của quan

điểm này là trong một môi trường sinh thái cụ thể chỉ có thể xuất hiện một kiểu thảm
thực vật nguyên sinh nhất định. Trong môi trường sinh thái đó, có 5 nhóm nhân tố
sinh thái phát sinh ảnh hưởng quyết định đến tổ thành loài cây rừng, hình thái, cấu
trúc và hình thành nên những kiểu thảm thực vật rừng tương ứng. Căn cứ vào cơ sở lí
luận trên, Thái Văn Trừng đã phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu
thảm thực vật có trên đất lâm nghiệp như sau:
Các kiểu rừng kín vùng thấp:
I.

Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới

II.

Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới

III.

Kiểu rừng kín rụng lá, hơi ẩm nhiệt đới

IV.

Kiểu rừng kín lá cứng, hơi khô nhiệt đới

Các kiểu rừng thưa:
V.

Kiểu rừng thưa cây lá rộng, hơi khô nhiệt đới

VI.


Kiểu rừng thưa cây lá kim, hơi khô nhiệt đới

VII.

Kiểu rừng thưa cây lá kim, hơi khô á nhiệt đới núi thấp

Các kiểu trảng truông:
VIII.

Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới

IX.

Kiểu truông bụi gai, hạn nhiệt đới
7


Các kiểu rừng kín vùng cao:
X.

Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp

XI.

Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp

XII.

Kiểu rừng kín cây lá kim, ẩm ôn đới ấm


Các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao:
XIII.

Kiểu quần hệ khô vùng cao

XIV.

Kiểu quần hệ lạnh vùng cao

Trong mỗi kiểu thảm thực vật lại chia thành các kiểu phụ miền (phụ thuộc vào tổ
thành thực vật), kiểu phụ thổ nhưỡng (phụ thuộc vào điều kiện đất), kiểu phụ nhân tác
(phụ thuộc vào tác động của con người) và trong mỗi kiểu phụ đó tuỳ theo độ ưu thế của
loài cây mà hình thành nên những phức hợp, ưu hợp và quần hợp tự nhiên khác nhau.
Như vậy, bức tranh hệ sinh thái rừng nước ta rất đa dạng và phong phú.
Trần Ngũ Phương (1970) [19] cũng đề xuất bảng phân loại rừng miền bắc Việt
Nam. Ông phân loại rừng miền bắc thành 3 đai rừng:
A.

Đai rừng nhiệt đới mưa mùa:

1.

Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh ngập mặn

2.

Kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh

3.


Kiểu rừng nhi ệt đới ẩm lá rộng thường xanh

4.

Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thung lũng

5.

Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vôi

B.

Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa:

1.

Kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng thường xanh

2.

Kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi

3.

Kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đất

C.

Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao


Đai này có 3 loại hình: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sa mộc (Cunninghamia
lanceolata), Đỗ quyên (Rhododendron simsii).
Theo thang phân loại của UNESCO (1973) [15], thảm thực vật nước ta có 4 lớp
quần hệ, trong đó có 2 lớp quần hệ có liên quan đến rừng là: rừng rậm và rừng thưa.
Mỗi lớp quần hệ lại chia thành các phân lớp, mỗi phân lớp lại chia thành các nhóm
quần hệ và sau đó mới đến các quần hệ. Mỗi quần hệ lại được chia thành các phân
8


quần hệ và dưới đó là quần hợp. Căn cứ vào nguyên tắc phân loại như trên, thảm thực
vật rừng Việt Nam được phân loại như sau:
I. Lớp quần hệ 1: Rừng rậm
Lớp quần hệ này gồm 3 phân lớp quần hệ chính là: rừng thường xanh, rừng rụng
lá và rừng khô.
1. Phân lớp quần hệ rừng thường xanh nhiệt đới:
a. Nhóm quần hệ rừng mưa thường xanh
b. Nhóm quần hệ rừng mưa mùa thường xanh:
c. Nhóm quần hệ rừng nửa rụng lá nhiệt đới:
2. Phân lớp quần hệ rừng rụng lá nhiệt đới
3. Phân lớp quần hệ rừng khô nhiệt đới
a. Nhóm quần hệ rừng lá cứng khô
b. Nhóm quần hệ rừng gai:
II. Lớp quần hệ 2: Rừng thưa
Lớp quần hệ này có 3 phân lớp quần hệ:
1. Phân lớp quần hệ rừng thưa thường xanh:
a. Nhóm quần hệ rừng thưa lá rộng:
b. Nhóm quần hệ rừng lá kim
2. Phân lớp quần hệ lá rộng rụng lá vùng núi và vùng đất thấp
3. Phân lớp quần hệ rừng thưa khô:
a. Nhóm quần hệ rừng thưa lá cứng khô

b. Nhóm quần hệ rừng thưa có gai
Phan Kế Lộc (1985) [15] đã thử vận dụng bảng phân loại Thảm thực vật của
UNESCO 1973 để xây dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam. Ông đề xuất
phân chia các kiểu thảm thực vật ở nước ta như sau:
I. RỪNG RẬM
I.A. Rừng râ ̣m chủ yế u thường xanh
I.A.1. rừng râ ̣m thường xanh ưa mưa nhiê ̣t đới
I.A.2. Rừng râ ̣m thường xanh mưa mùa nhiê ̣t đới
I.A.3. Rừng râ ̣m nửa ru ̣ng lá mưa mùa nhiê ̣t đới
I.B. Rừng râ ̣m chủ yế u thường xanh mưa mùa nhiê ̣t đới
9


I.B.1. Rừng râ ̣m chủ yế u ru ̣ng lá mùa khô mưa mùa nhiê ̣t đới
I.C. Rừng râ ̣m ưa khô ha ̣n mưa mùa nhiê ̣t đới
I.C.1. Rừng râ ̣m ưa khô ha ̣n chủ yế u lá cứng mưa mùa nhiê ̣t đới
I.C.2. Rừng râ ̣m nhiê ̣t đới ưa khô ha ̣n chủ yế u lá cứng có gai mưa mùa nhiê ̣t đới
(rừng râ ̣m gai)
II. RỪNG THƯA (có lẽ hầ u hế t rừng thưa ở Viê ̣t Nam đề u có nguồ n gố c thứ
sinh)
II.A. Rừng thưa chủ yế u thường xanh
II.A.1. Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiê ̣t đới
II.A.2. Rừng thông thường anh mưa mùa nhiê ̣t đới
II.B. Rừng thưa chủ yế u ru ̣ng lá
II.B.1. Rừng thưa ru ̣ng lá mùa khô mưa mùa nhiê ̣t đới
II.C. Rừng thưa ưa khô ha ̣n
II.C.1. Rừng thưa ưa khô ha ̣n ưu thế cây lá cứng mưa mùa nhiê ̣t đới
II.C.2. Rừng thưa ưa khô ha ̣n ưu thế cây lá cứng có gai mưa mùa nhiê ̣t đới (rừng
thưa gai)
III. TRẢNG CÂY BỤI (có lẽ hầ u hế t trảng cây bu ̣i ở Viê ̣t Nam đề u có nguồ n

gố c thứ sinh)
III.A. Trảng cây bu ̣i chủ yế u thường xanh mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác
nhau
III.A.1. Trảng cây bu ̣i chủ yế u thường xanh mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao
khác nhau cây lá rô ̣ng
III.A.2. Trảng cây bu ̣i nửa ru ̣ng lá mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác nhau
cây lá rô ̣ng
III.B. Trảng cây bu ̣i chủ yế u nửa rụng lá mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác
nhau
III.B.1. Trảng cây bu ̣i chủ yế u ru ̣ng lá mùa khô mưa mùa nhiê ̣t đới cá các đai cao
khác nhau
III.B.2. Trảng cây bu ̣i chủ yế u thường xanh mưa mùa nhiê ̣t đới trên đấ t thấ p và
núi thấ p đá vôi
III.C. Trảng cây bu ̣i ưa khô ha ̣n mưa mùa nhiê ̣t đới
10


III.C.1. Trảng cây bu ̣i chủ yế u thường xanh ưa khô ha ̣n mưa mùa nhiê ̣t đới
III.C.2. Trảng cây bu ̣i chủ yế u thường xanh ưa khô ha ̣n có gai mưa mùa nhiê ̣t đới
IV. TRẢNG CÂY BỤI LÙ N. Chiề u cao không quá 50 cm. Tùy theo đô ̣ che phủ
chia ra trảng cây bu ̣i lùn râ ̣m (tán cây giáp nhau) và trảng cây bu ̣i thưa (mo ̣c rải rác).
Thảm Rêu hay Điạ y ở vùng cực và trên núi cao cũng xế p vào đây. Ghi nhâ ̣n để phát
hiê ̣n xem có ở nước ta hay không.
V. TRẢNG CỎ. Hầ u hế t có nguồ n gố c thứ sinh, đươ ̣c phu ̣c hồ i trên nương rẫy
bỏ hoang. Rấ t hiế m khi có Trảng cỏ nguyên sinh hiǹ h thành trên các mảnh đấ t vừa
đươ ̣c bồ i tu ̣ ở ven biể n hay do ̣c sông.
V.A. Trảng có da ̣ng lúa cao mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác nhau(chiề u
cao của cỏ (tính cả cu ̣m hoa) trên 3 m; cỏ không da ̣ng lúa, nế u có thì che phủ it́ hơn
50%)
V.A.1. Trảng cỏ da ̣ng lúa cao mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác nhau với cây

gỗ che phủ 10 – 40%, có hay không có cây bu ̣i
V.A..2. Trảng cỏ da ̣ng lúa cao mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác nhau với
cây gỗ che phủ ít hơn 10%, có hay không có cây bu ̣i
V.A.3. Trảng cỏ da ̣ng lúa cao mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác nhau với cây
bu ̣i, không có cây gỗ
V.B. Trảng cỏ da ̣ng lúa cao trung biǹ h mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác
nhau (chiề u cao của cỏ (tiń h cả cu ̣m hoa ) từ 0,7 đế n dưới 3 m; cỏ không da ̣ng lúa,
nế u có, thì che phủ ít hơn 50%)
V.B.1. Trảng cỏ da ̣ng lúa cao trung biǹ h mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác
nhau với cây gỗ che phủ 10 – 40%, có hay không có cây bu ̣i
V.B.2. Trảng cỏ da ̣ng lúa cao trung biǹ h mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác
nhau với cây gỗ che phủ it́ hơn 10%, có hay không có cây bu ̣i
V.B.3. Trảng cỏ da ̣ng lúa cao trung biǹ h mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác
nhau với cây bu ̣i, không có cây gỗ
V.B.4. trảng cỏ da ̣ng lúa cao trung bin
̀ h mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác
nhau không có cây hóa gỗ

11


V.B. Trảng cỏ da ̣ng lúa thấ p mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác nhau (chiề u
cao của cỏ (tiń h cả cu ̣m hoa) dưới 0,7 m; cỏ không da ̣ng lúa, nế u có, thì che phủ it́
hơn 50%. thường gă ̣p trên đấ t xương xẩ u, bi ̣bào mòn và thoái hóa ma ̣nh.
V.C.1. Trảng cỏ da ̣ng lúa thấ p có cây bu ̣i, không có cây gỗ
V.C.2. Trảng cỏ da ̣ng lúa thấ p không có cây hóa gỗ
V.D. Trảng cỏ không da ̣ng lúa mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác nhau (đô ̣
che phủ của cỏ không da ̣ng lúa vươ ̣t quá 50%, cỏ da ̣ng lúa nế u có, thì che phủ it́ hơn
50%)
V.D.1. Trảng cỏ không da ̣ng lúa cao mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác nhau.

khi phát triể n đầ y đủ cao hơn 1,5 m.
V.D.2. Trảng cỏ không da ̣ng lúa cao mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác nhau.
khi phát triể n đầ y đủ không cao quá 1,5 m.
V.E. Thảm thực vâ ̣t thủy sinh mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác nhau
V.E.1. Thảm thực vâ ̣t thủy sinh có rễ bám vào đấ t mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai
cao khác nhau
V.E.2. Thảm thực vâ ̣t thủy trôi nổ i tự do mưa mùa nhiê ̣t đới ở các đai cao khác
nhau
Cho đến này, dựa trên các kiểu phân chia thảm thực vật dựa trên đặc điểm nguồn
gốc phát sinh thảm thực vật hoặc dựa trên đặc điểm ngoại mạo của thảm thực vật, đã
có nhiều nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc, diễn thế, tái sinh của các kiểu thảm thực
vật ở một số nơi như: Hoàng Chung (2004), Đồng cỏ vùng núi phía bắc Việt Nam;
Trần Đình Lý (2006), Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ; Trần Văn Con
(2006), Đặc điểm cấu trúc và động thái rừng Khộp Tây Nguyên, và các nghiên cứu
về đặc điểm cấu trúc thảm thực vật tại các VQG, Khu BTTN như Hoàng Liên, Na
Hang, Xuân Sơn, Xuân Thủy, Cúc Phương, Pù Mát, Bạch Mã, Núi Chúa, Yok Don,
Bì Doup – Núi Bà, Côn Đảo, Phú Quốc, Cát Tiên....

12


1.4.

Tổng quan về Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
1.4.1.

Điều kiện tự nhiên

• Vị trí địa lí:
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ nằm ở khu vực bờ tây Vịnh Bắc Bộ khu vực

vùng Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc Tp. Hạ Long, Cẩm Phả và
một phần huyện Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh. Vịnh nằm giữa các tọa độ 106°58'107°22'E và 20°45'-20°50'N, phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam
giáp quần đảo Cát Bà; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển
khoảng 120 km kéo dài từ thị xã Quảng Yên, qua thành phố Hạ Long, thành phố
Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam hướng ra Vịnh
Bắc Bộ [3].
Địa hình dương: Trong diện tích 1.553 km² gồm vùng lõi và vùng đệm của Di
sản thiên nhiên thế giới, vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989
đảo có tên và 980 đảo chưa được đặt tên. Các đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng là
đảo đá vôi và đảo phiến thạch, với nhiều đảo có độ cao đến 200m.
Địa hình âm: Ở phần dưới nước trong các tùng, các áng, và các Vịnh nhỏ,
chúng có độ sâu khác nhau, từ 0m đến 20m. Bên cạnh đó chúng còn phát triển các
loại hố sụt karst có độ sâu 1-3 m. Các tùng ở Vịnh Hạ Long có khoảng 57 tùng, một
số tùng có diện tích lớn (khoảng 220 ha- Tùng Gấu), và diện tích nhỏ (khoảng 1,5 ha
- tùng Mây Đèn).
Các hang động: Các hang động phát triển trên các đảo đá vôi, các hang này
được chia ra làm 3 nhóm dựa vào độ cao sơ với mặt biển: nhóm 1 cách 3-4 m so với
mực biển hiện tại, nhóm 2 cao từ 5-15m, nhóm 3 cao từ 15-25m so với mực biển,
trong các hang động phát triển các nhũ đá, các nền karst.
• Khí hậu:
Khu vực Vịnh Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt,
mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ
trung bình hằng năm khoảng 240C (170C – 28.50C). Mùa hè, nhiệt độ trung bình là
350C, nóng nhất đến 380C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp khoảng 140C, rét
nhất khoảng 50C.
13


Lượng mưa trung bình một năm khoảng 1830 mm, phân bố không đều theo 2
mùa. Mùa hè, mưa (tháng 5-10), chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng

mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350 mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa,
(tháng 11-4 năm sau), chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít
nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4-40 mm. Độ ẩm không khí trung bình
hằng năm là 84% (68- 90%) [3].
Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, khu vực Vịnh Hạ Long có 2
loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây
Nam về mùa hè. Tốc độ gió trung bình khoảng 2.8m/s, hướng gió mạnh nhất là gió
Tây Nam, tốc độ 45m/s. Trung bình mỗi năm có khoảng 1-2 cơn bão đổ bộ trực tiếp
vào khu vực Vịnh Hạ Long và 3 – 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới có ảnh hưởng trực
tiếp đến vùng này. Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn
bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10.
1.4.2.

Điều kiện kinh tế xã hội

• Dân cư:
Trước năm 2012, Vịnh Hạ Long có 13 khu vực neo đậu nhà bè, trong đó có
650 nhà bè với khoảng 2400 nhân khẩu. Số lượng nhà bè và dân cư trên vịnh phát
triển nhanh, theo đó là sự phát triển của các hoạt động đa ngành nghề (đánh bắt, nuôi
trồng thủy sản; bán thủy sản; hoạt động dịch vụ chở đò; bán hàng đò rong; kinh doanh
dịch vụ ăn uống, xăng dầu, nước ngọt…), ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh
thái và môi trường du lịch trên vịnh Hạ Long. Trước thực trạng đó, ngày 28/8/2012,
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 2178/QĐ-UBND về
việc phê duyệt phương án di dời đối với các nhà bè trên vịnh Hạ Long, trong đó mục
đích của phương án là: tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với
công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long;
không xây dựng, phát sinh nhà bè mới, quản lý chặt chẽ số dân cư đang sống trên
vịnh, từng bước đưa dân cư lên đất liền sinh sống…[4].
Tháng 6 năm 2014, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành phương án di chuyển người
dân làng chài về bờ sinh sống. 100% các hộ ngư dân không có nhà ở trên đất liền đã

được chuyển về đất liền sinh sống tại khu tái định cư Cái Xà Cong thuộc khu 8,
14


phường Hà Phong, thành phố Hạ Long. Khu vực này được tỉnh Quảng Ninh đầu tư
cơ sở vật chất gồm hệ thống các căn hộ liền kề có diện tích từ 78-128m2/căn, 01 nhà
văn hóa, 01 trường tiểu học, 01 trường mầm non, cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm
điện, đường, cấp thoát nước, cây xanh, bến thuyền, luồng lạch. Những người dân sau
tái định cư được tạo điều kiện, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp như: cung cấp thông
tin về tuyển dụng, hỗ trợ về vốn để đầu tư nghề nghiệp, ổn định cuộc sống… Đối với
những hộ dân đã có nhà trên đất liền (qua xác minh của chính quyền địa phương) thì
được vận động trở về nơi ở cũ và được hưởng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề
nghiệp, hoặc được giao mặt nước tại các điểm quy hoạch nuôi trồng thủy sản theo
quy định nếu có nhu cầu nuôi trồng thủy sản. Đối với các nhà bè hoạt động kinh doanh
các dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long, thực hiện thay phao xốp bằng vật liệu nổi bền
vững với môi trường, cải tạo nhà bè đảm bảo mỹ quan theo thiết kế mẫu, có thiết bị
vệ sinh xử lý chất thải theo yêu cầu để đảm bảo môi trường.
• Hoạt động du lịch và dịch vụ:
Vịnh Hạ Long có 8 tuyến tham quan du lịch chính như sau:
Tuyến 1: Cảng tàu – Công viên Vạn Cảnh: Thiên Cung - Đầu Gỗ - hòn Chó
Đá, làng chài Ba Hang, hòn Đỉnh Hương, hòn Trống Mái (Gà Chọi), làng chài Hoa
Cương.
Tuyến 2: Cảng tàu – Công viên các hang động: Bãi tắm Soi Sim, Ti Tốp, hang
Sửng Sốt, động Mê Cung, hang Bồ Nâu, hang Luồn, hang Trống, hang Trinh Nữ, hồ
Động Tiên. Nghỉ đêm: hòn 690 – lạch Đầu Xuôi – hòn Lờm Bò (hoặc hang Trinh Nữ,
hoặc hang Trống, hoặc hang Hồ Động Tiên – hang Luồn hoặc hòn 587 hang Lát).
Tuyến 3: Cảng tàu – Trung tâm bảo tồn văn hóa biển: Làng chài Cửa Vạn,
Trung tâm văn hóa làng chài Cửa Vạn, hang Tiên Ông, hồ Ba Hầm, đền Bà Men, Áng
Dù, Rừng Trúc. Tuyến 3 + nghỉ đêm: Làng chài Cửa Vạn, Trung tâm văn hóa làng
chài Cửa Vạn, hang Tiên Ông, hồ Ba Hầm, đền Bà Men, Áng Dù, Rừng Trúc. Nghỉ

đêm: Hang Tiên Ông hoặc làng chài Cửa Vạn.
Tuyến 4: Cảng tàu – Trung tâm giải trí biển: Hang Cỏ, hang Thầy, Cống Đỏ,
hang Cặp La, làng chài Vông Viêng, làng chài Cống Đầm, khu sinh thái Tùng – Áng
15


Cống Đỏ, Công viên Hòn Xếp. Tuyến 4 + nghỉ đêm: Hang Cỏ, hang Thầy, Cống Đỏ,
hang Cặp La, làng chài Vông Viêng, làng chài Cống Đầm, khu sinh thái Tùng – Áng
Cống Đỏ, Công viên Hòn Xếp. Nghỉ đêm: Cống Đỏ.
Tuyến 5: Cảng tàu – Bến Gia luận (Cát Bà, Hải Phòng): Hòn Chó Đá, làng chài
Ba Hang, hòn Đỉnh Hương, hòn Trống Mái (Gà Chọi), làng chài Hoa Cương.
Tuyến 6: Cảng tàu – Công viên Hòn Xếp: Bến tàu Hạ Long – hang Cỏ - hang
Thầy – Cống Đỏ - hang Cặp La - khu sinh thái Tùng – Áng Cống Đỏ, Công viên Hòn
Xếp.
Tuyến 7: Vũng Đục (Tp. Cẩm Phả) – Công viên Hòn Xếp: Bến Vũng Đục –
Công viên Hòn Xếp;
Tuyến 8 (ngoài vùng Di sản): Cái Rồng – Minh Châu: Cảng Cái Rồng – Vụng
Lỗ Ô – VQG. Ba Mùn – Bãi tắm Minh Châu.
Với 8 tuyến du lịch hoạt động, năm 2013 Vịnh Hạ Long đón khoảng 2256200
lượt khách tham quan. Năm2014, số lượng khách tham quan Vịnh đạt 2.400.215 lượt
khách tham quan, trong đó khách quốc tế là 1.525.472 lượt khách, khách trong nước
là 874.473 lượt khách, thu phí tham quan đạt 471 tỷ đồng, nộp ngân sách khoảng 370
tỷ. 6 tháng đầu năm 2016, số lượng khách du lịch tham quan Vịnh đạt 1.540.290 lượt
khách, trong đó khách trong nước là 436.438 lượt khách và khách quốc tế là 1.153.757
lượt khách, thu phí tham quan đạt khoảng 340 tỷ, nộp ngân sách khoảng 306 tỷ [4].
• Đô thị hóa tại vùng vịnh Hạ Long:
Theo quy hoạch phát triển thành phố Hạ Long đến năm 2010 và theo Quyết
định số 257/TTg của Thủ Tướng chính phủ ngày 29 tháng 4 năm 1995, Quyết định số
250/2003/QĐ-TTg ngày 20/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh
Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2020 và trên cơ sở Quy hoạch chung

của thành phố đã được phê duyệt, UBND Tỉnh Quảng Ninh đã cho phép thực hiện
các dự án san lấp một số khu vực ven bờ của Vịnh Hạ Long để xây dựng các khu đô
thị mới và tạo quỹ đất cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế xã
hội khác. Các dự án san lấn biển được triển khai tại khu vực vùng đệm Khu di sản
thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, trong đó chủ yếu tập trung tại 3 khu vực: Đảo
Tuần Châu, Khu đô thị mới Hùng Thắng và Khu đô thị mới Lán Bè - Cột 8, gồm 31
16


dự án với tổng diện tích san lấp là 755,87 ha. Đến nay, hầu hết các dự án đã hoàn
thành theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Do quy mô triển khai lớn như
vậy, nên ảnh hưởng của việc đô thị hoá đến môi trường tại Vịnh Hạ Long là rất lớn.
Ảnh hưởng đó đặc biệt thể hiện ở chỗ đã làm thu hẹp các bãi triều và giảm mạnh diện
tích các rừng ngập mặn vốn đã nhỏ hẹp ở đây. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, từ năm 1998 đến năm 2003, Thành phố Hạ Long đã mất đi 295
ha rừng ngập mặn trong đó có 134 ha là do hoạt động lấn biển phát triển đô thị.
Bảng 3.1. Các Dự án lấn biển khu vực vùng đệm di sản thiên nhiên thế giới Vịnh
Hạ Long
Tên Dự án

STT

Diện tích
lấn biển
(ha)

I

Khu vực Đảo Tuần Châu


1

Khu du lịch ven biển phía Đông và Nam đảo Tuần Châu.

2

Khu tái định cư và dân cư phía Bắc đảo Tuần Châu

3

Sân gôn Tuần Châu.

II

Khu vực Phường Hùng Thắng

1

Khu đô thị mới Hùng Thắng.

III

Khu Lán Bè – Cột 8

1

Dự án Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật

1,9


2

Sở GD&ĐT Quảng Ninh.

3,0

3

Khu dân cư (UBND TP Hạ Long)

1,9

4

Khu đô thị mới Lán Bè - Cột 8. (Tổng cty Licogi)

5

Khu chung cư cột 5 (XN Xây dựng và Phát triển nhà ở)

0,2

6

Khu chung cư (Ban Quản lý công trình và phát triển đô thị)

0,2

7


Khu chung cư (Cty cổ phần xây dựng và phát triển nhà ở)

0,2

8

Ban Quản lý dự án công trình thành phố Hạ Long.

1,1

9

Khu dân cư (Tổng cty Licogi)

4,7

10

Đường ô tô núi Bài Thơ

5,7

11

Dự án Công ty xuất nhập khẩu thủy sản 2

0,3

12


Khu đô thị mới Cột 5 - Cột 8 mở rộng. (Tổng cty Licogi)

38,73
85,4
250,45

204

17

33,3

19,2


13

Khu tái định cư (Ban Quản lý dự án 1).

2,9

14

Khu dân cư (Công ty Licogi 2).

5,8

15

Khu đô thị mới (Tổng cty Licogi)


16

UBND TP HL (Tái định cư)

4,9

17

Khu chung cư (Tổng cty Licogi)

1,9

18

Đoạn Quản lý đường sông 3

19

Khu dân cư (Công ty Licogi 2)

3,8

20

Khu dân cư (Tổng cty Licogi)

2,3

21


Khu dân cư (Tổng cty Licogi)

8,4

22

Cty Quản lý đường sông 3

0,2

23

Khu chung cư (Tổng cty Licogi)

0,1

24

Khu đô thị mới (Ban Quản lý dự án 2).

25

Khu chung cư (Công ty cổ phần xây dựng Quảng Ninh)

2,2

26

Trường Dân lập Thành phố Hạ Long.


1,3

27

Đường bao biển Lán bè - Cột 8.

15

33,5

0,03

Tổng cộng

24,7

755,87

(BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ ÁN: Nghiên cứu đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long
phục vụ cho việc quản lý, phát huy giá trị đa dạng sinh học của di sản [23])
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt,
tỉnh Quảng Ninh đã triển khai 03 dự án khu vực ven bờ vịnh Hạ Long:
(1) Dự án Công viên Đại dương Hạ Long, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh, toàn bộ khu vực dự án nằm trong vùng đệm và phụ cận của Di sản Thiên nhiên
thế giới vịnh Hạ Long được quy hoạch với tổng diện tích khu đất là 226,04 ha (trong
đó Khu vực vông viên Đại dương = 182,11 ha, Khu vực công viên núi Ba Đèo =
43,46ha; Lô đất trụ cáp treo T2 = 0,47ha). Giai đoạn 1: Bắt đầu từ quí 4/2014, kết
thúc vào quí 4/2016; Giai đoạn 2: Bắt đầu từ quí 1/2017, kết thúc vào quí 4/2020.

(2) Dự án khu dịch vụ cao cấp Bến Đoan, thành phố Hạ Long, tại khu vực Bến
Đoan, thành phố Hạ Long, phía Đông và phía Bắc giáp đường Bến Đoan, phía Tây
và Nam giáp vịnh Hạ Long.
18


(3) Khu khách sạn nghỉ dưởng biển cao cấp Vinpearl Hạ Long, thuộc khu vực
đệm của khu di sản thế giới vịnh Hạ Long. Khu khách sạn trên đảo nằm tại đảo Rều,
phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long với tổng diện tích 47.393 m2. Khu đón tiếp
khách trên bờ nằm tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, với tổng diện tích
30841m2: Phía Bắc giáp với dự án khu đô thị Cái Dăm; phía Nam và Đông giáp biển;
Phía Tây giáp biển và dự án khu đô thị Cái Dăm.
1.4.3.

Sơ lược về tình hình nghiên cứu hệ thực vật ở Vịnh Hạ Long

Theo hồ Hồ sơ của Di sản vịnh Hạ Long đăng ký với UNESCO công nhận là
Di sản Thiên nhiên thế giới (1999), "…vịnh Hạ Long, nơi rất nhiều những hòn đảo
nhỏ hiện diện hoàn toàn tách biệt với môi trường, mặc dù, cho đến nay, có rất ít các
nghiên cứu về đặc điểm của những hòn đảo này và các hình thái sống được tiến hành.
Khí hậu ổn định và nhiệt độ nước trung bình từ 19° đến 25° đã tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của các hình thái sống. Các khu rừng ngập mặn, các rặng san
hô và các rừng mưa nhiệt đới là một vài trong số các môi trường khác nhau được tìm
thấy trên và xung quanh Vịnh Hạ Long. Các rặng san hô có rất nhiều trong Vịnh với
chiều sâu trung bình từ 4-6 m và được tạo thành từ 163 loài sinh vật khác nhau. Tính
trung bình, san hô che phủ 30% thềm biển của Vịnh, nhưng cũng có thể lên đến 70%,
thậm chí là 80% ở một vài khu vực. Chúng là nhà của 107 loài cá. Rừng ngập mặn là
chỗ trú chân của 37 loài chim, 81 loài sinh vật cư ngụ dưới đáy và 90 loài cá".
Theo Thực vật chí Đại cương Đông Dương ( Flore Generale de l’Indo-Chine),
các nhà thực vật Pháp cũng đã có những khảo sát, thu mẫu thực vật tại Vịnh Hạ Long,

trong đó thống kê được 73 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc về 35 họ, 58 chi ghi
nhận có phân bố tại Hạ Long [42]. Năm 1999, dưới sự giúp đỡ và tài trợ về kinh phí
của Ban quản lý Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long, Đại sứ quán Vương quốc
Hà Lan, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tại Việt Nam, các chuyên gia
thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Vườn thực vật Singapore và hoạ
sỹ Wendy Gibb đã tiến hành nhiều đợt khảo sát thực địa tại khu di sản. Kết quả đã
xuất bản cuốn sách Thực vật tự nhiên ở Vịnh Hạ Long, trong đó giới thiệu 38 loài
thực vật phổ biến, có hình vẽ màu minh hoạ (Nguyễn Tiến Hiệp và Ruth Kiew, 2000)
[18]. Các nghiên cứu tiếp theo đã công bố 8 loài thực vật mới cho khoa học từ Vịnh
19


×