Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nạn nhân bạo lực gia đình : khái niệm , phân loại ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.72 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................2
I. Khái quát chung về bạo lực gia đình...................................................................2
II. Khái niệm nạn nhân bạo lực gia đình................................................................3
III . Các hình thức bạo lực gia đình........................................................................5
1. Nạn nhân của hành vi bạo lực về thể chất......................................................5
2. Nạn nhân của hành vi bạo lực tinh thần.........................................................7
3. Nạn nhân của hành vi bạo lực về kinh tế......................................................8
4. Nạn nhân của hành vi bạo lực tình dục..........................................................8
IV. Ý nghĩa của việc phân loại nạn nhân bạo lực gia đình...................................10
V . Một số giải pháp phòng chống bạo lực gia đình hiện nay..............................11
KẾT LUẬN.............................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................14


MỞ ĐẦU
Gia đình là một tế bào, là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, gia đình là cái nôi
đầu tiên nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn của mỗi con người, là nơi con người
thấy được sự bình yên và an toàn khi mình ở đó. Vậy mà ở đâu đó, gia đình lại
đang là “địa ngục”, là nỗi đau bởi các cuộc bạo hành trong gia đình đang diễn ra.
Chúng ta ai cũng đều biết rằng, bạo lực trong gia đình không những làm tổn
thương, tổn hại đến sức khoẻ, thể xác, tinh thần cho nạn nhân mà còn ảnh hưởng
đến cuộc sống của tất cả những người xung quanh và gây ra nhiều hậu quả cho xã
hội . Vậy nên việc tìm hiểu rõ các vấn đề về bạo lực gia đình đang trở nên rất cần
thiết hơn bao giờ hết trong lúc này để từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống một
cách kịp thời chsinh xác hạn chế đến mức tối đa nạn bạo lực gia đình . Và trong
phạm vi bài viết này em xin làm rõ vấn đề đó là “ Nạn nhân bạo lực gia đình : khái
niệm , phân loại ”
NỘI DUNG


I. Khái quát chung về bạo lực gia đình
Theo định nghĩa của Đại hội đồng Liên hiệp quốc thì bạo lực gia đình bao
gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả
năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay những đau khổ
của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay
tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi công cộng hay cuộc sống
riêng tư.


Bạo lực gia đình là các hành vi bạo lực xảy ra trong gia đình, bao gồm sự
xâm phạm và ngược đãi về thân thể hay tình cảm giữa các thành viên trong gia
đình.
Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực, một hành động sử dụng vũ lực
nhằm hăm dọa hoặc đánh đập người thân trong gia đình để điều khiển hay kiểm
soát người đó (Tạp chí lý luận chính trị, tháng 4 – 2005). Ở Việt Nam, điều 1 Luật
phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định:“Bạo lực gia đình là hành vi cố
ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh
thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”. Phần lớn bạo lực gia đình
là bạo lực giới, nghĩa là bạo lực được thực hiện bởi nam giới đối với phụ nữ; và
bạo lực gia đình giữa vợ và chồng được coi là một hình thức phổ biến nhất trong
bạo lực gia đình.
II. Khái niệm nạn nhân bạo lực gia đình
Khái niệm nạn nhân bạo lực gia đình được hiểu là : những thành viên trong
gia đình bị tổn hại hoặc có nguy cơ tổn hại về thể chất hoặc kinh tế từ những hành
vi bạo lực do những thành viên gia đình khác gây nên
Như vậy để hiểu rõ và nắm bắt chính xác khái niệm về nạn nhân bạo lực
gia đình thì ngoài việc hiểu biết về khái niệm bạo lực gia đình ở phần I thì chúng
ta phải làm rõ các khái niệm về : Gia đình là gì ? Thành viên gia đình là gì ? gồm
những ai ? .
Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào của xã hội. Không

giống bất cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình có sự đan xen các yếu tố sinh học,
kinh tế, tâm lý, văn hóa... Những mối liên hệ cơ bản của gia đình bao gồm vợ
chồng, cha mẹ và con, ông bà và cháu, những mối liên hệ khác: cô, dì, chú, bác với
cháu, cha mẹ chồng và con dâu, cha mẹ vợ và con rể... Mối quan hệ gia đình được


thể hiện ở các khía cạnh như: có đời sống tình dục, sinh con và nuôi dạy con cái,
lao động tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống gia đình và đóng góp cho xã
hội. Mối liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ pháp lý hoặc có thể dựa trên
những căn cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát.
Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau hôn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh nghĩa vụ và
quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này (Điều 8, Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000)
Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về khái
niệm gia đình: gia đình là tập hợp những người cùng có tên trong một sổ hộ khẩu;
gia đình là tập hợp những người cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà…Từ
những góc độ nghiên cứu khác nhau, gia đình được chia thành rất nhiều dạng thức
khác nhau: gia đình hiện đại và gia đình truyền thống; gia đình hạt nhân và gia
đình đa thế hệ; gia đình khuyết thiếu và gia đình đầy đủ…
Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về gia đình dẫn tới những quan
niệm khác nhau về thành viên gia đình.
Thành viên gia đình có thể được hiểu là những người gắn bó với nhau bằng
quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; hoặc cũng có quan điểm cho rằng
thành viên gia đình là những người cùng được ghi tên trong một sổ hộ khẩu; hoặc
là những người cùng sống trong một gia đình… Thành viên gia đình hiểu theo
nghĩa truyền thống là tất cả những người trong cùng dòng họ, trong một đại gia
đình từ cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, cháu chắt... (bao gồm cả con
dâu, con rể, cháu dâu, cháu rể...) .
Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa hiện đại là những người sống trong

cùng một gia đình, có đời sống chung về mặt vật chất và tinh thần như cha mẹ và


con cái, vợ và chồng, những người khác sống cùng như người giúp việc, giữa
những người đã từng là con dâu với cha mẹ chồng, đã từng là con rể với cha mẹ
vợ, giữa những người sống chung với nhau như vợ chồng. Những người này có
một khoảng thời gian sống chung với nhau ổn định, có sự quan tâm chia sẻ với
nhau những công việc của gia đình và xã hội, từ đó hình thành nên mối liên hệ đặc
biệt về tâm lý, tình cảm, tạo nên cách ứng xử giữa họ với nhau. Theo các nhà
nghiên cứu đây là quan niệm đúng đắn về thành viên gia đình, có thể áp dụng trong
các quan hệ pháp lý bởi vì sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và
gia đình cần xuất phát từ mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau giữa những
cá nhân là thành viên gia đình chứ không đơn thuần xuất phát từ những quan hệ
như hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rằng nạn nhân bạo lực gia đình ở đây
không chỉ gói gọn trong phạm vi của một gia đình truyền thống nữa mà nó còn
rộng hơn đó là trong phạm vi của một gia đình hiện đại . Vậy nạn nhân bạo lực gia
đình ở đây cũng có thể là vợ chống , bố mẹ , con cái , con rể , con nuôi , bố mẹ
nuôi …
III . Các hình thức bạo lực gia đình.
Xã hội càng phát triển thì các hình thức bạo lực gia đình ngày càng đa dạng
và tinh vi . có nhiều cách phân loại về nạn nhân bạo lực gia đình tuy nhiên phân
loại nạn nhân bạo lực gia đình theo hình thức bạo lực gia đình thì hành vi bạo lực
gia đình được phân loại như sau :
1. Nạn nhân của hành vi bạo lực về thể chất
Hành vi bạo lực về thể chất là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia
đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ đó là những hành vi như đá,
đấm, tát…tác động trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân. Kiểu hành vi này xảy ra khi



hai bên chênh lệch về sức mạnh thể chất giữa vợ và chồng, bố mẹ và con cái hoặc
con cái và bố mẹ già.
Bạo lực về thể chất để lại hậu quả rất nghiêm trọng đối với nạn nhân . Bạo
lực về thể chất gây ảnh hưởng hết sức to lớn đến sức khoẻ và tính mạng của nạn
nhân bị bạo lực. Bị đánh đập, hành hạ về mặt thể xác khiến cho nạn nhân suy giảm
sức khoẻ, mất khả năng lao động và có thể dẫn tới một số bệnh như tâm thần hoặc
cũng có thể bị giết hoặc một số tìm cách tự tử
Ngày nay, bạo lực trong gia đình khiến cho tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng cao.
Nhất là những phụ nữ ở các thành phố lớn hoặc có trình độ dân trí cao thường chọn
cho mình phương án giải thoát khỏi bị đánh đập hành hạ bằng con đường ly hôn.
Ở Việt Nam Bạo lực gia đình đang là một vấn đề có tính chất toàn quốc,
được xem là đề tài thu hút giới nghiên cứu trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh
vực khoa học xã hội và nhân văn.Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ
và trẻ em là hiện tượng phổ biến trong tồn tại ở tất cả các nước. Bạo lực gia đình
đã và đang tác động đến một bộ phận không nhỏ phụ nữ trên toàn thế giới và là
một trở ngại lớn cho quá trình bình đẳng giới.
Ở Việt Nam vấn đề bạo lực gia đình đang được quan tâm nhiều hơn khi ngày
càng có nhiều vụ bạo lực gia đình được phát hiện với hậu quả để lại ngày càng
nặng nề hơn.Theo báo cáo của Uỷ ban dân số - gia đình và trẻ em ViệtNam năm
2006: 97% nạn nhân của bạo lực gia đình chính là những người phụ nữ. Họ là
những người yếu đuối về mặt sức khoẻ hoặc mặt kinh tế nên thường phải gánh
chịu những hậu quả nặng nề: chịu sự đánh đập, chửi mắng (bạo lực thể chất).Theo
khảo sát gần đây của uỷ ban các vấn đề của Quốc hội cho thấy 2,3% gia đình có
hành vi bạo lực thể xác, 25% là bạo lực về tình cảm và 30% là bạo lực tình dục.Và
để thấy được thực trạng bạo lực thể chất ở Việt Nam hiện nay diễn ra như thế nào


và hậu quả của nó ra sao thì chúng ta có thể thấy qua những con số thông kê về các
mặt
2. Nạn nhân của hành vi bạo lực tinh thần

Hành vi bạo lực tinh thần là hành vi : Chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói
chuyện trong một thời gian dài…tác động rất lớn đến tâm lý của nạn nhân. Đây là
hình thức bạo lực khó xác định nhất, khó có thể nhìn thấy được và diễn ra một cách
âm thầm. Đa số người dân khi được hỏi về bạo lực tinh thần đều cho rằng bạo lực
tinh thần là chửi mắng, sử dụng ngôn ngữ để xúc phạm nhân phẩm người khác.
Tuy nhiên, còn có một loại hình bạo lực tinh thần theo kiểu ""trí thức"" và
""im lặng là vàng"" còn nguy hiểm và khó đấu tranh hơn nhiều. Bạo hành tinh thần
còn ở những hành động như: cấm đoán, cô lập không cho tiếp xúc với người khác;
quấy rối và gây áp lực một cách thường xuyên về tâm lý... Có trường hợp con cháu
không ngần ngại bỏ rơi ông, bà, cha, mẹ; xua đuổi, hành hạ, gây sức ép tâm lý để
đạt được lợi ích về kinh tế. Nhiều trường hợp, người chồng do ghen tuông đã tổ
chức cho người theo dõi vợ, không cho vợ giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp... Bạo
lực tinh thần thường xảy ra ở các gia đình trí thức, có nhiều gia đình rất khá giả, cả
hai vợ chồng đều là cán bộ có trình độ học thức cao. Do vậy, nạn nhân trong
trường hợp này thường không muốn lên tiếng để tránh điều tiếng cho gia đình, gây
khó khăn trong việc ngăn chặn và xử lý.
Thực tế trong cuộc sống mỗi khi nhắc đến bạo lực gia đình, người ta thường
nghĩ tới các hình thức bạo lực thể chất và theo thống kê tại các tỉnh, thành phố thì
hình thức bạo lực thể chất luôn chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, bạo lực thể chất lại dễ
phát hiện và ngăn chặn, nhất là khi pháp luật được tăng cường, trình độ dân trí tăng
lên. Trong khi đó, bạo lực tinh thần lại khó phát hiện và xử lý vì không để lại "tang
chứng, vật chứng" trên cơ thể nạn nhân, lại có chiều hướng gia tăng khi kinh tế - xã


hội phát triển. Bạo lực tinh thần không chỉ gây tổn thương lên nạn nhân trực tiếp
mà còn ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em.
Không khí căng thẳng trong gia đình sẽ khiến tâm lý trẻ không ổn định, có thể gây
lệch lạc về nhận thức cũng như sự phát triển thể chất của trẻ.
3. Nạn nhân của hành vi bạo lực về kinh tế
Hành vi Bạo lực kinh tế là hành vi cố ý sử dụng phương tiện kinh tế để

kiểm soát vợ hoặc chiếm đoạt thu nhập hợp pháp của vợ hoặc ngăn cấm vợ tiếp
cận, sử dụng các nguồn thu nhập của gia đình hoặc ép vợ làm việc quá sức. Bao
gồm các hành vi như ép buộc thành viên khác trong gia đình lao động quá sức hoặc
đóng góp vượt quá khả năng thu nhập của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên
khác trong gia đình bắt họ phụ thuộc tài chính.
Bạo lực về kinh tế cũng không kém phần quan trọng so với bạo lực tinh thể
xác và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn bạo lực tình dục . xuất phát từ
nhiều nguyên nhân khác nhau mà bạo lực kinh tế hiện hữu trong các gia đình .
trong xã hội hiện nay thì hầu hết nạn nhân của bạo lực của kinh tế đó là người phụ
nữ bởi khi các ông chống đều cho mình là trụ cột của gia đình thì họ có quyền
kiểm soát tất cả các mặt về kinh tế của gia đình . Vậy nên việc tiếp cận các nguồn
lực về kinh tế , và tiếp cận, sử dụng các nguồn thu nhập gia đình của người phụ
nữ bị hạn chế rất nhiều đồng thời tạo nên việc người vợ phải phụ thuộc người
chống về kinh tế . Không dừng lại ở đó bạo lực gia đình về kinh tế còn thể hiện ở
việc các thành viên bị bắt phải lao động quá sức của mình , kiểm soát thu nhập của
thành viên khác trong gia đình bắt họ phụ thuộc tài chính. hoặc đóng góp vượt quá
khả năng thu nhập của họ dẫn đến việc họ bị suy kiệt về thể chất , sức khỏe .


4. Nạn nhân của hành vi bạo lực tình dục
Hành vi bạo lực tình dục là ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn,
Bao gồm các hành vi như hãm hiếp, cưỡng ép quan hệ tình dục; sử dụng những lời
lẽ hoặc hành động cưỡng ép nạn nhân thực hiện những hành vi tình dục khiến nạn
nhân cảm thấy bị làm nhục; đe dọa để quan hệ tình dục.
Bạo lực tình dục là cưỡng ép, ép buộc phụ nữ phải làm những việc liên quan
đến tình dục trái với mong muốn của họ; bàn luận về những bộ phận trên cơ thể
phụ nữ, cưỡng hiếp, giam cầm và sử dụng công cụ tình dục; xem phụ nữ chỉ như là
một đối tượng tình dục; ép phụ nữ phải quan hệ tình dục hoặc bắt phải xem các
hình ảnh khiêu dâm mà người phụ nữ không muốn hoặc ép phải quan hệ tình dục
khi đã bị đánh đập, cố tình gây đau đớn hoặc tổn hại cho họ trong quá trình quan

hệ tình dục. Trong đời sống vợ chồng ở nhiều gia đình, hôn nhân được hiểu như là
sự cho phép người đàn ông có quyền tiếp cận tình dục với người vợ vô điều kiện
và họ có sức mạnh để củng cố sự tiếp cận này thông qua cưỡng bức nếu thấy cần
thiết. Không ít phụ nữ khi không đồng ý quan hệ với chồng đã bị chồng chì chiết,
chửi mắng thậm tệ, thậm chí bị trói vào cột nhà để hãm hiếp.
Bị bạo hành về tình dục đã khiến người phụ nữ có cảm giác như mình chỉ là
công cụ giải quyết sinh lý của chồng nên cảm thấy quan hệ sợ mỗi khi gần gũi với
chồng. Trong quan hệ “phòng the”, lẽ ra người phụ nữ cũng có quyền được trân
trọng thì trái lại, họ lại bị trước đi quyền được làm vợ, nghĩa là được nâng niu,
chiều chuộng và được yêu thương. Họ cỉ có một nhiệm vụ duy nhất là phục vụ và
phục vụ. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị
thành niên thì trong hơn 30.000 cuộc gọi điện thoại đến nhờ Trung tâm tư vấn có
liên quan đến bạo lực gia đình thì có gần 2000 cuộc gọi liên quan đến bạo lực tình
dục (Gia đình và Xã hội, số 160 ra ngày 6/10/2005). Bạo lực tình dục đang ngày
càng trở nên pổ biến ở các nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều


người phụ nữ nói chung, thậm chí cả những người phụ nữ là nạn nhân của dạng
bạo hành này cũng không biết họ đang bị bạo lực tình dục, nhiều người phụ nữ còn
rất ngạc nhiên. Quả thật, bạo lực tình dục còn là vấn đề khá mới mẻ với rất nhiều
phụ nữ trong xã hội ta hiện nay
Nghiên cứu quốc gia cho thấy cứ khoảng 10 phụ nữ từng kết hôn thì có 01
người đã từng bị chồng bạo lực tình dục trong đời (9,9%). Cuộc điều tra năm
2006 của Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội tại 08 tỉnh, thành phố cho thấy
có đến 30% phụ nữ trả lời đã từng bị chồng bắt quan hệ tình dục ngoài ý muốn13
ngoài cách phân loại về nạn nhân bạo lực gia đình trên thì chúng ta có
nhiều cách phân loại khác ví dụ như phân loại dựa trên giới tính : nạn nhân bạo
lực gia đình được chia ra là nạn nhân là nữ giới và nam giới . Dựa trên thể chất
thì có nạn nhân của bạo lực gia đình bao gồm , Người già yếu , trẻ em , và người
trưởng thành . Dựa trên tiêu chí về hậu quả của hành vi thì có người có nguy cơ bị

bạo hành gia đình và người đã bị bạo lực gia đình . tuy nhiên những cách phân
loại này ít được đưa ra vì chúng không quá phổ biển cũng như chưa đáp ứng được
hết yêu cầu mà phân loại nạn nhân bạo lực gia đình đặt ra .
Dù là bạo lực gia đình xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào cũng gây hậu quả vô
cùng nghiêm trọng, không những ảnh hưởng trực tiếp tới nạn nhân của bạo lực gia
đình mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới các thành viên khác .
IV. Ý nghĩa của việc phân loại nạn nhân bạo lực gia đình
Qua việc phân loại nạn nhân bạo lực gia đình sẽ giúp đưa ra cái nhìn tổng
quan thực trạng bạo lực gia đình … từ đó đưa ra các chính sách biện pháp phù hợp
cho vấn đề bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay .
Việc phân loại nạn nhân bạo lực gia đình có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm
người hỗ trợ kịp thời để bảo vệ lợi ích của nạn nhân bạo lực gia đình . Như chúng


ta biết không phải ai cũng có thể là người bảo vệ được lợi ích của nạn nhân bạo lực
gia đình , phải những người có hiểu biết thật sự phải trình độ thì mới bảo vệ đucợ
lợi ích chính đáng cho nạn nhân bạo lực gia đình . Có nhiều trường hợp bạo lực gia
đình tế nhị . Ví dụ : Như các trường hợp bạo lực gia đình về tình dục , đây là vấn
đề tế nhị cần những người cùng giới , những người biết đồng cảm thì mỡi chia sẻ
hỗ trợ nạn nhân một cách tốt nhất .
Việc phân chia nạn nhân bạo lực gia đình cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc
lựa chọn biện pháp hỗ trợ và cơ sở phù hợp . Mỗi hình thức bạo lực gia đình cần có
những biện pháp phù hợp chứ không thể cứng nhắc áp dụng một biện pháp cho
nhiều trường hợp được hoặc áp dụng những biện pháp không phù hợp trong những
trường hợp cụ thể . vậy nên việc phân loại nạn nhân sẽ giúp chúng ta dễ dàng lựa
chọn những biện pháp phù hợp đối với từng hình thức bạo lực khác nhau để đạt
đucợ hiêu quả cao trong công tác hỗ trợ . ngoài ra việc phân loại còn đảm bảo cho
việc lựa chọn những cơ sở thích hợp nhất để bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân .
Vấn đề hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình sẽ đạt hiệu quả cao , chính xác hơn
cso biện pháp chăm sóc phù hợ khi có sự phân loại nạn nhân rõ ràng . Ví dụ : khi

chúng ta đã phân loại nạn nhân cụ thể theo các hình thức bạo lực về thể chất thì
chúng ta sẽ có những biện pháp hỗ trợ về y tế một cách kịp thời ,hay là trợ giúp về
mặt tinh thần khi nạn nhân bị bạo lực về tinh thần .
Khi có sự phân loại rõ ràng sẽ giúp chúng ta thực hiện các biện pháp tuyên
truyền giáo dục nâng cao nhận thức phù hợp hơn bởi vì với mỗi loại nạn nhân thì
chúng ta lại có những biện pháp tuyên truyền giáo dục khác nhau .


V . Một số giải pháp phòng chống bạo lực gia đình hiện nay
Trên cái nhìn tổng quan về bạo lực gia đình sau khi phân loại nạn nhân bạo
lực gia đình chúng ta có một số giải pháp để công tác phòng chống bạo lực trong
gia đình đạt được hiệu quả cụ thể như:
Một là: Huy động sức mạnh dư luận xã hội trong phòng chống bạo lực gia
đình. Dư luận xã hội sẽ có tác dụng hết sức to lớn trong công tác phòng chống nạn
bạo hành trong gia đình bởi vì nếu có sự góp sức hỗ trợ của toàn thể nhân dân thì
mọi vấn đè sẽ được giải quyết.
Hai là: Nâng cao chương trình toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá
ở khu dân cư.
Ba là: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về phòng chống bạo lực trong
gia đình đồng thời cũng cần phải tuyên truyền giáo dục pháp luật sâu rộng trong
mọi tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó cũng cần nêu lên những hậu quả của nạn bạo
hành trong gia đình. Từ hình thức tuyên truyền sẽ tác động vào ý thức của mọi
người dân, họ sẽ có những nhận thức đúng đắn hơn, nhần thứ đúng sẽ đi đến những
hành động đúng.
Bốn là: Huy động nội lực bản thân người bị bạo hành. Họ là những người
chịu ảnh hưởng trực tiếp của nạn bạo hành mà nạn bạo hành như chúng ta biết chỉ
có thể được phát hiện khi chính những nạn nhân đó lên tiếng. Vì vậy bản thân
người bị bạo hành cần phải nỗ lực để có thể tự bảo vệ bản thân mình và tham gia
vào công cuộc chống nạn bạo hành trong gia đình.
Năm là: Thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực thể chất

- Hỗ trợ tức thời: Đưa nạn nhân đến nơi an toàn, cách ly, quản thúc hoặc bắt
giữ thủ phạm gây bạo hành, chăm sóc cho nạn nhân về y tế, thực phẩm.


- Hỗ trợ lâu dài: Xử lý pháp luật đối với thủ phạm, giải quyết các vấn đề
pháp lý có liên quan, chăm sóc sức khoẻ lâu dài trong trường hợp có thương tích
nặng, giúp đỡ nạn nhân và gia đình vượt qua khủng hoảng và đồng thời nâng cao
khả năng úng phó cho cuộc sống về sau này.
Sáu là: Giúp các nạn nhân tìm ra nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình để
có thể tìm biện pháp điều chỉnh ddảy là: Sử dụng các phương tiện thông tin đại
chúng (đài, báo, tivi…) liên tục và thường xuyên để cung cấp địa chỉ các dịch vụ
hỗ trợ cho nạn nhân bạo lực gia đình. Điều này sẽ giúp các nạn nhân biết được nếu
họ cần sự giúp đỡ họ có thể tìm đến đúng nơi cần thiết.
KẾT LUẬN
Việc phân loại nạn nhân bạo lực gia đình có ý nghĩa rất lớn trong công tác
đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình đông thời trong việc hỗ trợ kịp thời các
nạn nhân để giám đến mức tối đa hậu quả mà nạn nhân bạo lực gia đình phải gánh
chịu . Việc tìm hiể các vấn đề về bạo lực gia đình cho ta có một cạ nhìn tổng quát
về vấn đề này để qua đó có những biện pháp cụ thể để xây dựng một xã hội lành
mạnh , yên bình nơi không tồn tại bạo lực gia đình cũng như mầm mỗng của bạo
lực gia đình


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội XI, Ban Soạn thảo Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình (2007), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình của
một số nước trên thế giới, Nxb Tư pháp, Hà Nội


2.

Nguyễn Thị Ngọc Bích (2009), “Trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước trong việc phòng chống bạo lực gia đình”, Tạp chí Luật học, (

3.

Phạm Văn Dũng – Nguyễn Đình Thơ (2009), Tìm hiểu và thực hiện
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Nxb Tư pháp, Hà Nội

4.

Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và
gia đình, Tập 1 – Gia đình, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí
Minh

5.

Trần Thị Hòe (2010), “Pháp luật quốc tế về phòng, chống bạo lực
gia đình đối với phụ nữ”, Tạp chí Khoa học Chính trị,

6.

Phan Thị Lan Hương (2009), “Tính hợp lý , khả thi của một số biện
pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình”, Tạp
chí Luật học, (Ngô Thị Hường (2008), “Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em – thực
trạng và nguyên nhân”, Công đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội, Hội thảo khoa
học chuyên đề “Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em – pháp luật
và thực tiễn,


7.

/>
8.

/>
9.

/>


×