Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài thu hoạch boi duong nhan thuc ve dang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.86 KB, 12 trang )

Bài thu hoạch
BỒI DƯỠNG NHẬN THỨC VỀ ĐẢNG
Bài làm:
Câu 1: Phân tích các nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng Viên theo Điều Lệ Đảng
Điều lệ Đảng là văn bản pháp lý cơ bản của Đảng xác định tôn chỉ, mục đích, hệ
tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức, hoạt động, cơ cấu bộ máy của Đảng; quy
định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và của tổ chức đảng các
cấp. Điều lệ Đảng nhằm tạo nên sự thống nhất trong toàn Đảng.
Điều lệ Đảng gồm 12 chương, 48 điều. Trong đó chương I “ Đảng viên” có 8
điều, là chương rất quan trọng. Điều 2 và điều 3 tại chương này đã quy định
nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng viên.
Điều 2 trong Điều lệ Đảng gồm 4 điểm, quy định nhiệm vụ của Đảng viên như
sau.
Trước tiên, đảng viên phải tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách
mạng của Đảng. Sự trung thành này thể hiện ở việc chấp hành nghiêm chỉnh
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của
Nhà nước. Khi đã là đảng viên, cần tin tưởng và làm theo đường lối, chính sách
của Đảng đề ra.Bên cạnh đó, đảng viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,
phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
Đảng viên cần không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức,
năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành
mạnh. Bác Hồ đã dạy: “không một phút giây nào được xa rời lý tưởng phấn
đấu” và “không bao giờ buông lỏng cuộc đấu trang với chủ nghĩa cá nhân - “kẻ
địch còn ẩn nấp trong mình mỗi người chúng ta. Nó chờ dịp hoặc thất bại, hoặc
thắng lợi, để ngóc đầu dậy…” Lời Bác dạy đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Vậy, đảng viên phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan
liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Đặc biệt trong hoàn
cảnh hiện nay, đảng viên càng cần phải thực hiện cho tốt nhiệm vụ này.
Điều lệ Đảng cũng nêu ra, nhiệm vụ của đảng viên là phải liên hệ chặt chẽ với
nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bác Hồ đã từng
nói về đạo đức cách mạnh đối với đảng viên: “Đạo đức cách mạng là hoà mình


với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý
kiến của quần chúng. Do lời nói và việc làm, đảng viên,đoàn viên và cán bộ làm
cho dân tin, dân phục, dân yêu”. Đảng viên cần chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, tích cực tham gia công tác
quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở. Đó chính là cách thức hiệu
quả nhất để gần gũi và hiểu nhân dân. Ngoài ra, đảng viên có nhiệm vụ tuyên
truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước. Mỗi đảng viên chính là hạt nhân để tuyên truyền chính


sách, cũng như là chiếc cầu nối giữa Đảng và quần chúng.
Cuối cùng, nhiệm vụ của đảng viên là tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối,
chính sách và tổ chức của Đảng. Mỗi đảng viên là quần chúng ưu tú được lựa
chọn, được bồi dưỡng, được tin cậy và giao phó trách nhiệm cao cả ấy. Bởi vậy,
đảng viên phải phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng,
thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng. Từng đảng viên
cũng làm công tác phát triển đảng viên, sinh hoạt Đảng và đóng đảng phí đúng
quy định.
Để có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ trên, mỗi đảng viên cần nắm vững
những nội dung cơ bản sau:
Đảng viên cần kiên định những vấn đề về quan điểm có tính nguyên tắc của
Đảng. Đó là những vấn đề về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nền
tảng là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Mình, Đảng là lực lực lượng
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân - thể hiện
khối đại đoàn kết toàn dân, nguyên tắc cơ bản là tập trung dân chủ, và kết hợp
chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Đảng viên cần hiểu rõ cơ hội phát triển đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển. Nhiệm vụ trước mắt là phấn đấu để nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp vào năm 2020. Hiện nay, đất nước ta đang gặp phải
những thách thức lớn, những nguy cơ đang đe doại sự nghiệp cách mạng của

nhân dân ta. Đảng viên cần nhận thức được để tự giác góp phần đẩy lùi, từng
bước khắc phục những khó khăn và nguy cơ đó. Mỗi đảng viên phải ra sức rèn
luyện phẩm chất đạo đức, bài trừ thói hư tật xấu. Đặc biệt, đảng viên phải cảnh
giác và kiên quyết chống mọi âm mưu và thủ đoạn “ diễn biến hoá bình ”, gây
bạo loạn lật đổ của các thế hệ thù địch, trước hết là trong phạm vi chức trách,
nhiệm vụ cụ thể của mỗi người.
Nhiệm vụ trung tâm của nước ta hiện nay là xây dựng phát triển kinh tế. Đất
nước đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đòi hỏi mỗi đảng viên cần nâng cao
kiến thức và năng lực, cũng như phẩm chất chính trị đạo đức. Đảng viên phải là
người tiên phong, gương mẫu cho quần chúng noi theo.Ví dụ, Đảng viên cần
nắm bắt kịp thời những lĩnh vực hiện nay đang có xu hướng phát triển nhanh và
mạnh như công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật… Việc trau dồi phẩm chất rất
quan trọng để tránh khỏi những tha hoá, biến chất đang ngày một nhiều trong
hàng ngũ đảng viên. Vì vậy, nhiệm vụ học tập càng trở nên đặc biệt quan trọng.
Đây là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi đảng viên. Tuỳ theo điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể mà tổ chức đảng và mỗi đảng viên phải có kế hoạch, phương pháp,
hình thức học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực
thực tiễn.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, người đảng viên cần có mối
quan hệ mật thiết với quần chúng. Nhân dân lao động cần có Đảng với tư các là
người lãnh đạo, lãnh tụ chính trị đảm bảo cho cuộc đấu tranh của nhân dân giành
thắng lợi. Lịch sử đã chứng minh qua bao cuộng kháng chiến, nhờ có Đảng mà
dân tộc ta đã vùng lên khởi nghĩa thành công, đập tan xiềng xích nô lệ. Và
ngược lại, Đảng cần được nhân dân ủng hộ, tích cực thực hiện đường lối chính
sách của Đảng. Điều này thể hiện rõ trong công cuộc giữ nước, toàn Đảng toàn


dân cùng kháng chiến. Hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng càng
cần sự ủng hộ của nhân dân để “ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp
hơn ”. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, đảng viên dễ quan liêu, xa rời nhân dân

– đây là 1 nguy cơ lớn đối với tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa. Vậy, mọi
đang rviên phải tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lắng nghe
tâm tư nguyện vọng của nhân dân phản ánh với Đảng, tích cực tuyên truyền vận
động nhân dân và gia đình mình thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nước.
Cuối cùng, đảng viên chính là những người phải tích cực tham gia xây dựng và
bảo vệ Đảng, bảo vệ đường lối chủ trương, chính sách nghị quyết của Đảng và
Nhà nước. Đảng viên cần nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình, đảm
bảo đoàn kết nội bộ, làm cho Đảng thêm trong sạch, vững mạnh, đồng thời tích
cực làm công tác phát triển Đảng viên mới.
Với những nghĩa vụ như trên, người đảng viên cũng có những quyền hạn được
quy định tại điều 3 của Điều lệ Đảng.
Đảng viên được quyền thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị,
điều lệ Đảng, đường lối chính sách của Đảng. Đảng viên được biểu quyết công
việc của Đảng. Đối với nước ta là nước chỉ có 1 đảng cầm quyền, đây thật sự là
vinh dự và cũng là trọng trách lớn lao đối với mỗi đảng viên.
Đảng viên được ứng cử, đề cử và bẩu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng
theo quy định của Ban Chấo hành Trung Ương.
Đảng viên được quyền phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức Đảng và
đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức, báo cáo kiến nghị với các cơ quan
có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời. Quyền hạn này của mỗi đảng viên nhằm
giúp cho Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh.
Đảng viên được trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác
hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
( Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử
cơ quan lãnh đạo của Đảng )
Vậy, các quyền trên đây của đảng viên nhằm đảm bảo cho đảng viên thực hiện
đầy đủ quyền dân chủ về mặt chính trị trong tổ chức và sinh hoạt Đảng, tạo điều
kiện cho đảng viên và tổ chức đảng thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân
chủ.

Tóm lại, việc tìm hiểu, phân tích và nắm rõ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình
sẽ giúp đảng viên hoàn thành tốt vai trò của bản thân, đóng góp cống hiến hết
sức mình cho Đảng, cho đất nước.
Câu 2: Trình bày hướng phấn đấu của bản thân để trở thành Đảng viên Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam là lá cờ đầu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của cả dân tộc Việt Nam. Tôi có nguyện vọng được đứng trong hàng ngũ của
Đảng, sau khi được học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, tôi càng nhận thức
được rõ hơn về Đảng Cộng sản và càng quyết tâm phấn đấu để trở thành Đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tôi đã xác định cho mình động cơ vào Đảng: Đảng là tổ chức các mạng có sứ


mệnh cao cả đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cho độc lập và chủ nghĩa
xã hội. Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là được đứng trong một tổ chức của
những người cùng chung chí hướng đấu tranh xây dựng một xã hội tốt đẹp, dân
giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn mình. Khi vào Đảng, bản thân tôi sẽ
được phục vụ cách mạng, được phục vụ nhân dân, được nhân dân tin cậy và yêu
mến. Động cơ vào Đảng của tôi là muốn góp sức mình xây dựng đất nước ta
ngày càng tốt đẹp hơn nữa.
Để trở thành một đảng viên, tôi xác định bản thân phải rèn luyện bản lĩnh chính
trị, phẩm chất đạo đức cách mạng. Tôi quyết kiên định mục tiêu, lý tưởng đã
chọn, trong bất cứ tình huống khó khăn nào cũng không giao động, giảm sút
niềm tin và ý chí chiến đấu. Đồng thời, tôi rèn luyện cho mình tinh thần độc lập,
sáng tạo. Bản thân tôi đã nỗ lực học tập, nắm vững lý luận Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng. Tôi tự rèn luyện mình qua
thực tế hoạt động chính trị, xã hội. Bên cạnh đó tôi trau dồi đạo đức cách mạng,
đi đôi với chống chủ nghĩa cá nhân. Đạo đức cách mạng cần phải tu dưỡng rèn
luyện suốt đời, bởi vậy tôi sẽ củng cố hàng ngày để có được phẩm chất đạo đức
cách mạng trong sáng. Tôi nhận thức được, trong bối cảnh ngày nay, đạo đức

cách mạng là ý chí, quyết tâm và góp sức đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém
phát triển, trở thành quốc gia giàu mạnh, văn minh, nhân dân làm chủ xã hội và
có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Tôi quyết tâm đi theo đường lối của
Đảng: kết hợp hài hoà ba loại lợi ích: lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích
cá nhân, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ.
Để phấn đấu trở thành một người đảng viên, tôi không quên nâng cao năng lực,
hoàn thành tốt những nghiệm vụ được giao. Đối với một sinh viên như tôi – còn
ngồi trên ghế nhà trường, thì nhiệm vụ trọng tâm là việc học. Tôi phấn đấu học
tập thật tốt, hoạt động ngoại khoá hăng say và hoàn thành tốt những nhiệm vụ
được giao. Bên cạnh đó tôi cũng rất coi trọng việc học tập chính trị. Đó là việc
tham gia đầy đủ và có hiệu quả các buổi sinh hoạt chính trị công dân sinh viên,
tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng…
Truyền thống quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự gắn bó mật thiết, máu
thịt với nhân dân. Để phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tôi hiểu
rằng mình phải gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động
đoàn thể, công tác xã hội. Đối với tôi, đó chính là tập thể lớp, là ngôi trường đại
học của mình. Tôi cũng tham gia những hoạt động đoàn thể và công tác xã hội,
như những buổi ngoại khoá, tình nguyện…
Người phấn đấu vào Đảng phải tích cực tham gia xây dựng Đảng. Tôi nhận thức
được rằng, bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế của mình, cần đóng góp ý
kiến với chi bộ, đảng bộ. Ngoài ra, cần tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở bằng
những việc làm như: Tích cực hưởng ứng các phong trào, các hoạt động triển
khai chủ trương, nhiệm vụ do đảng bộ, chi bộ đề ra với tinh thần chủ động, sáng
tạo, nỗ lực phấn đấu cao nhất. Góp phần tích cực đưa những chủ trương, nhiệm
vụ đó vào cuộc sống. Chủ động nắm bắt tình hình thực tế, những tư tưởng của
quần chúng, kịp thời phản ánh đề xuất với tổ chức Đảng. Tích cực mạnh dạn
tham gia góp ý kiến đối với lãnh đạo của tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên.
Tích cực và kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng, giữ vững ổn định chính trị - xã



hội ở cơ sở, đơn vị.
Trên đây là những nhận thức và suy nghĩ của bản thân tôi về hướng phấn đấu để
trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Dù bản thân còn nhiều hạn chế
nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức mình để sớm được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Để làm được điều đó, tôi xin hứa sẽ không ngừng học tập và rèn luyện, góp sức
mình để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh.
Bài thu hoạch sau khi học lớp cảm tình Đảng
Được sinh ra và lớn lên trên quê hương Bà Rịa-Vũng Tàu thân yêu, được chứng
kiến sự đổi thay của quê hương đất nước, được thừa hưởng những giá trị văn
hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong lòng tôi tràn đầy niềm tự hào và
vinh dự về quê hương đất nước mình.
Được trau dồi kiến thức qua những tập lịch sử Đảng, tôi đã biết về Đảng Cộng
sản Việt Nam “là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu
trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động của dân tộc Việt
Nam”, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác;
từ cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc đến xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc vững chắc đi lên CNXH.
Là một đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, chưa được gia nhập vào
hàng ngũ của Đảng. Tôi luôn tự ý thức mình phải phấn đấu thật nhiều cả về tư
tưởng, nhân cách và công tác chuyên môn. Tôi luôn không ngừng nỗ lực phấn
đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tự xác định rõ động cơ của mình là
vào Đảng để được phục vụ nhân dân, được làm tròn nhiệm vụ của người đảng
viên, được đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào quá trình phát
triển của quê hương Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng và đất nước Việt Nam nói
chung.
Trong quá trình phấn đấu để trở thành Đảng viên, vấn đề xây dựng động cơ vào
Đảng đúng đắn lại được đặt lên hàng đầu và có ý nghĩa quyết định.
Đảng là một tổ chức chính trị, đây là một tổ chức luôn luôn vận động và phát
triển nên rất cần những người ưu tú để cho Đảng hoạt động và phát triển bình
thường để đáp ứng nhu cầu cách mạng trong từng thời kỳ. Trong quá tình vận

động và phát triển luôn xuất hiện những phần tử thoái hóa biến chất, cần phải
khai trừ ra khỏi Đảng. Việc khai trừ và kết nạp Đảng viên mới để bổ xung cho
Đảng những con người có phẩm chất năng lực nâng cao bản lĩnh chính trị để
phục vụ cho Đảng giúp Đảng ta lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới hiện nay.
Chính vì vậy mà trong quá trình phấn đấu để trở thành Đảng viên của Đảng
cộng sản Việt Nam thì mỗi người chúng ta phải xác định được động cơ vào
Đảng đúng đắn, tuyệt đối trung thành với điều lệ và cương lĩnh của Đảng. Có
xác định được như vậy thì người Đảng viên mới tận tâm tận lực phục vụ Đảng,


vào Đảng là để chấp nhận gian khổ hi sinh, chấp nhận sự phân công và điều
động của Đảng, hết lòng phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, đất nước
lên trên lợi ích cá nhân, phấn đấu vì lý tưởng cách mạng cao cả, xây dựng đất
nước xã hội chủ nghĩa giàu đẹp và văn minh.
Bác Hồ kính yêu đã dạy chúng ta: "Đảng viên là người đầy tớ của nhân dân."
Vào Đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ dân tộc, nếu vào Đảng mà chỉ nghĩ
đến lợi ích cá nhân thì đừng vào. Những người mà ngay từ khi phấn đấu vào
Đảng đã có động cơ không trong sáng thì khi đã đứng trong hàng ngũ của Đảng
chắc chắn sẽ "quay lưng" phản bội lại Đảng khi có cơ hội. Điều đó là hết sức
nguy hiểm cho sự trong sạch, vững mạnh của Đảng. Thực tế đã có những Đảng
viên đã được thử thách qua chiến đấu rất dũng cảm, rất anh hùng, nhưng trong
điều kiện hòa bình, trước sự cám dỗ của tiền tài, vật chất đã gục ngã, đã bị biến
chất, thoái hóa. Cũng có những Đảng viên sau khi vào Đảng một thời gian dài,
nắm trong tay chức quyền thì bắt đầu mới bộc lộ bản chất cơ hội, bản chất của
một con người mang danh Đảng viên để tiến thân. Những con người đó trước
sau gì cũng làm tổn hại đến thanh danh, uy tín của Đảng, làm hại đến lợi ích của
nhân dân, của dân tộc và nguy hiểm hơn nữa là đến một lúc nào đó, họ sẽ phản
bội lại lý tưởng cách mạng của Đảng.
"Đảng viên đi trước, làng nước theo sau", những việc khó khăn, gian khổ, Đảng
viên phải gương mẫu đi đầu, lo trước nỗi lo thiên hạ, vui sau cái vui thiên hạ.

Tất nhiên, đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ Đảng viên thì cũng có cả quyền lợi.
Nhưng vượt lên trên tất cả cái gọi là quyền lợi ấy phải là đạo đức cách mạng, là
phẩm chất của người Đảng viên tận tụy vì dân. Nếu Đảng viên mà đặt lợi ích cá
nhân, gia đình mình lên trên hết thì người Đảng viên đó không được lòng tin của
nhân dân. Mất lòng tin của dân và xa dời quần chúng nhân dân thì mọi việc đều
thất bại. "Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong".
Chính vì vậy, việc xác định động cơ vào Đảng ở mỗi người là cực kỳ quan
trọng. Nếu ngay từ đầu, động cơ vào Đảng không đúng đắn, lệch lạc và vụ lợi
thì không những không làm cho Đảng vững mạnh mà ngược lại mặc dù Đảng sẽ
nhiều Đảng viên, nhưng không có đoàn kết, không hình thành một khối vững
chắc, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ suy yếu, chia rẽ. Động cơ và mục đích của
quần chúng khi vào Đảng là điều hết sức quan trọng, nhưng đó cũng là điều khó
nắm bắt nhất, bởi nó nằm sâu trong nội tâm mỗi người. Vì vậy, trong công tác
xây dựng Đảng, chúng ta cần tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng một cách
có hệ thống cho các quần chúng ưu tú và cho các Đảng viên mới để mỗi người
Đảng viên và quần chúng tự ý thức, tự trau dồi, tự rèn luyện bản lĩnh chính trị và
tự phấn đấu vươn lên. Vì sự vững mạnh của Đảng, vì lợi ích của nhân dân, của
dân tộc, quần chúng cũng như cán bộ, quần chúng ưu tú và người Đảng viên cần
thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ về đạo đức cách mạng: "Cần, kiệm,
liêm, chính, chí công, vô tư".
Trong quá trình phấn đấu vào Đảng, việc xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn


là điều có ý nghĩa quyết định. Đảng chỉ kết nạp những người thực sự giác ngộ về
mục đích, lý tưởng cách mạng, quyết không thu nạp vào hàng ngũ mình những
người mang động cơ thiếu trong sang, lệch lạc; càng không để cho các phần tử
có cơ hội lọt vào Đảng. Để có động cơ vào Đảng đúng đắn cần hiểu sâu sắc bản
chất, mục đích của Đảng, tích cực góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu,
nhiệm vụ do Đảng đề ra; thường xuyên trau đồi đạo đức cách mạng, đấu tranh
khắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, vụ lợi, xa lạ với bản

chất của người chiến sĩ cách mạng.
Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Trong điều kiện hòa bình, Đảng ta cầm quyền và cơ chế kinh tế thị trường, mỗi
người chúng ta nói chung, người Đảng viên nói riêng, luôn phải đối mặt với biết
bao khó khăn, thử thách và những cám dỗ của quyền lực, tiền tài. Nếu người vào
Đảng không có đủ nghị lực và bản lĩnh, sẽ không vượt qua được những thử
thách, không thắng nổi cám dỗ vật chất thì Đảng sẽ xa dời tư tưởng cộng sản
nền tảng, không vượt qua được những thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế
lực thù địch.
Động cơ và mục đích vào Đảng đúng đắn không phải là cái cụ thể, không phải là
thứ mà chúng ta đem cân đong đo đếm được, mà nó đã tồn tại trong những
người đoàn viên ưu tú, những quần chúng tiến bộ và được bồi đắp thêm ngay
trong quá trình học tập, rèn luyện và phấn đấu vào Đảng của mỗi quần chúng ưu
tú và người Đảng viên.
Qua đợt học tập này tôi càng vững tin và xác định rõ ràng hơn, tôi sẽ phấn đấu
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, thường xuyên trau dồi tư cách đạo đức,
đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, vụ lợi.
Trong công việc cũng như tại nơi tôi sinh sống mọi lời nói và việc làm đều nghĩ
đến lợi ích của Đảng, của nhân dân, của đất nước, luôn kiên định mục tiêu, lý
tưởng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn; dù bất kỳ tình huống nào cũng không
dao động, không bị giảm sút niềm tin, mọi khó khăn thách thức cũng không nao
núng tinh thần. Phấn đấu là một đoàn viên ưu tú đã trở thành một phương châm
của bản thân, bởi tôi nghĩ đó là cách tốt nhất để tôi có thể đến với Đảng, đến với
mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của Đảng, để góp phần xây dựng quê hương đất nước
Việt Nam giàu đẹp.
BÀI THU HOẠCH LỚP NHẬN THỨC VỀ ĐẢNG
Câu 1:Điều lệ Đảng quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Đảng viên
như thế nào? Đồng chí cho biết nội dung, ý nghĩa của cuộc vận động, học tập
làm theo tấm gương Hồ Chí Minh như thếnào?Trả lời:
Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã

lãnh đạo nhân dântiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoànay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
đánh thắng các cuộc chiến tranh xâmlược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến,
Hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thốngnhất đất nước, đang tiến hành


công cuộc đổi mới , xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệvững chắc nền độc lập
của tổ quốc.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là
đội tiên phong của nhân dân lao động và của đân tộc Việt Nam, là đại biểu trung
thành lợi ích củagiai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân
tộcMục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh,
xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện
thành công chủ nghĩa xã hộivà cuối cùng là chủ nghĩa cộng sảnĐảng lấy chủ
nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kimchỉ
nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu
tinh hoa trítuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời
đại và thực tiễn của đấtnước để đề ra cương lĩnh chính trị đường lối
cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyệnvọng của nhân dân.
1
Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý trí và hành động, lấy tập
trung dân chủ làmnguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo cá
nhân phụ trách thương yêu đồngchí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực
hiện các nguyên tắc tự phê bình và phê bình,đoàn kết trên cơ sở cương
lĩnh chính trị và điều lệ Đảng, giữ mối quan hệ mật thiết với nhân dân,
Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.Đảng Cộng sản Việt
Nam là Đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ củanhân dân,
chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, đoàn kếtvà
lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ
thống chính trịđồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo

tôn trọng và phát huy vai tròcủa nhà nước, mặt trận tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể chính trị xã hội.Đảng kết hợp với chủ nghĩa yêu nước chân chính
với chủ nghĩa quốc tế trong sáng củagiai cấp công nhân, góp phần tích cực
vào sự nghiệp hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộxã hội của nhân dân thế
giới.Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức,thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Đảng viên, sức chiến đấu và năng lực
lãnh đạo cách mạng của Đảng.
I
.
Điều lệ Đảng quy định tiêu chuẩn nhiệm vụ và quyền hạn của người
Đảng viênnhư thế nào?
Điều lệ Đảng quy định tiêu chuẩn nhiệm vụ và quyền hạn của người Đảng viên
như sau:
1. Tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn của đảng viên được quy định rõ ràng ở Điều 1 trong Điều lệ Đảng,
gồm 2điểm, đó là:“1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng
trong đội tiên phongcủa giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu
cho mục đích, lý tưởng của Đảng,đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá


nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, cá
nghị quyết củaĐảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao; có đạođức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với
nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật củaĐảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong
Đảng.2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự
nguyện: thực hiệnCương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và
nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trongmột tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn
chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm,đều có thể được xét để kết nạp

vào Đảng.”
2. Về nhiệm vụ của Đảng viên:
Nhiệm vụ Đảng viên được quy định trong điều 2, điều lệ Đảng, gồm 4 điểm
sau:1 . T u y ệ t đ ố i t r u n g t h à n h v ớ i m ụ c đ í c h l ý t ư ở n g c á c h
m ạ n g c ủ a Đ ả n g , c h ấ p h à n h nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị,
Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của nhà nước; hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệtđối sự phân công và điều
động của Đảng.2.Khô ng ngừ ng học tập, rèn luyện, nâng cao trì nh độ
ki ến thứ c, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có
lối sống lành mạnh; đấu tranh chốngchủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ quan liêu,
tham nhũng, lãng phí và các biểu hiệntiêu cực khác.3.Liên hệ chặt chẽ với
nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân;chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân;tí ch cực
th am gi a công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm vi ệc và
nơ i ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối,
chính sách củaĐảng , pháp luật của nhà nước.4.Tham gia xây dựng, bảo vệ
đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùngkỷ luật, giữ gìn
đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê
Xét về bản chất, chế độ ta không phải chế độ bóc lột. Nhưng hiện tượng bóc lột
vẫncòn tồn tại do trình độ sản xuất quy định, và còn có ý nghĩa nhất định trong
việc thúc đẩykinh tế phát triển. Ngoài ra, trong đặc trưng này, Đại hội X
còn sửa chữa cụm từ “có điều kiện pháttriển toàn diện cá nhân” thành “phát
triển toàn diện” cho chặt chẽ và chính xác.
Sáu là
, “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ
vàgiúp đỡ nhau cùng tiến bộ”.Đặc trư ng này về cơ bản như Cương l ĩnh
1991, nhưng có bổ sung th êm cụm từ “tương trợ”, phù hợp hơn với thực
tế phát huy lợi thế phát triển của từng vùng, từng dântộc.
Bảy là
, “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân

dân, vìnhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”.Cương lĩnh 1991 chưa
nói tới việc xây dựng nhà nước pháp quyền, nhưng theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, chúng ta đã xây dựng nhà nước dân chủ mới và thực hiện quản lý xãhội
bằng pháp luật. Tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-


1994) Đảng tachính thức đưa ra khái niệm “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa”. Các Đạihội VIII, IX, X tiếp tục khẳng định quan điểm này.
Tám là,
“Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”.Đặc trưng
này giống như Cương lĩnh 1991.
b) Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội :
Cương lĩnh năm 1991 đã nên bảy phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng
chủnghĩa xã hội. Đại hội X đã sắp xếp lại, điều chỉnh, bổ sung thành 8 quá trình
tất yếu phảithực hiện ở nước ta.
Một là
, “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.Trong Cương
lĩnh năm 1991 chúng ta chưa dùng khái niệm kinh tế thị trường
địnhhướng xã hội chủ nghĩa, mà nói phát triển nền sản xuất hàng hóa nhiều
thành phần, vậnhành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước,
theo định hướng xã hội chủnghĩa. Thực chất, nền kinh tế nước ta đã vận hành
theo cơ chế thị trường.
Từ nhận thức rõ hơn, đi tới khẳng định kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển
caocủa sản xuất hàng hóa, là quy luật phát triển chung của nhân loại, đến Đại
hội IX chúngta coi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô
hình kinh tế tổng quát trêncon đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội X
xác định đây là quá trình tất yếu để xâydựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Hai là
, “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.Công nghiệp hóa là một quá
trình tất yếu khách quan của các nước từ nền sản xuất nhỏ, kinh tế kém

phát triển. Cương lĩnh 1991 nói công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.Từ Đại
hội VIII, Đảng ta nói công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa. Đại
hội X bổsung điều này so với Cương lĩnh 1991.
Ba là
, “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng
tinhthần của xã hội”.Quan điểm này nhắc lại nội dung Cương lĩnh 1991.
Bốn là
, “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn
dântộc”.Dân chủ xã hội chủ nghĩa được xác định vừa là mục tiêu, vừa là
động lực để pháttriển kinh tế - xã hội. Đại hội X đã xác định: Đại đoàn kết
toàn dân tộc trên nền tảng liênminh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo củaĐảng, là đường lối chiến lược
của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lựcchủ yếu và là
nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự
nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Lấy mục tiên giữ vững độc lập, thống nhất
của Tổ Quốc, vìdân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm
điểm tương đồng để đoànkết toàn dân tộc, quy tụ tất cả những người Việt Nam
yêu nước ở cả trong và ngoài nước.
Năm là


, “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhândân, vì nhân dân”.Đây là nội dung được bổ sung so với Cương lĩnh
1991. Đại hội X chỉ rõ phải xâydựng cơ chế vận hành của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà
nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có
sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp,
hành phápvà tư pháp.
Sáu là
, “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”.Đây là nhiệm vụ hết sức cơ bản và

quan trọng, vừa thường xuyên, vừa cấp bách. Đạihội X nhấn mạnh hơn nhiệm
vụ nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng,khắc phục bằng
được tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống,
tệquan liêu, tham nhũng, lãng phí, vì chúng đang là nguy cơ lớn liên quan đến
sự sống còncủa Đảng, của chế độ.
Bảy là
, “Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia”.
Tám là
, “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”.Đại hội X khẳng định:
“Qua tổng kết lý luận – thực tiễn 20 năm đổi mới, chúng ta càng thấy
rõ gi á tr ị định hướ ng và chỉ đạo to l ớn của
Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong th ời kỳ quá độ l ên chủ nghĩa xã
hội
(năm 1991), đồng thời cũng thấy rõ thêmnhững vấn đề mới đặt ra cần
được giải đáp. Sau Đại hội X, Đảng ta cần tiếp tục nghiêncứu, bổ sung
và phát triển
Cương lĩnh
, làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạtđộng của Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta trong quá trình đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xãhội”.
Thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và bản thân tôi nói riêng, thấy rất tự hào
khi phấnđấu để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và thấy rõ đó là một
trọng trách, mộtnhiệm vụ cao cả và cũng đầy vinh quang xong cũng đầy thử
thách, Với lòng quyếttâm và bầu nhiệt huyết của mình và mong muốn được
đứng vào hàng ngũ của Đảngđể đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình
vào công cuộc xây dựng đất nước.Chính vì vậy trong quá trình phấn đấu để
trở thành Đảng viên tôi đã đề ra chomình phương hướng rèn luyện, luôn
luôn phấn đấu vươn lên về mọi mặt.Là mộtsinh viên đang còn ngồi trên ghế
nhà trường tôi luôn đặt ra cho mình mục tiêu phấnđấu học tập là học để có
kiến thức.Tôi mong muốn sau khi tốt nghiệp có thể đónggóp một phần
sức lực trong việc phát triển đất nước. Tôi tin rằng trong một ngày

không xa tôi sẽ vinh dự tr ở thành m ột Đảng viên Đảng cộng sản
Việt Nam, trở thành người chiến sỹ cách mạng trong đội tiên phong
của giai cấp công nhân ViệtNam


Câu hỏi:
Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (CNXH) năm 1991 đã được Đại hội Đảng
toàn quốc khóa X năm 2006 bổ sung và phát triển nhận
thức về CNXH và phương hướng xây dựng CNXH ở Việt
Nam như thế nào? Nêu rõ ý nghĩa của những vấn đề được
bổ sung đó. Phải làm gì để góp phần thực hiện cương
lĩnh của Đảng?
Năm 1991, trong bối cảnh tình hình chính trị trong nước và quốc
tế đang diễn ra sự biến đổi sâu sắc, phức tạp, Đảng cộng sản
mất đi vai trò lãnh đạo ở nhiều nước Châu Âu và đỉnh điểm là sự
sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
(XHCN) ở Đông Âu, đất nước ta rơi vào tình trạng suy thoái trầm
trọng về kinh tế, lạm phát tăng cao, cùng với đó là sự tấn công
mạnh mẽ về kinh tế, chính trị và tư tưởng của các thế lực thù
địch, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã thông qua Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, còn được
gọi là Cương lĩnh 1991. Cương lĩnh đã thể hiện quyết tâm của
Đảng ta trong việc đưa đất nước đi lên theo con đường XHCN,
có tính chất định hướng cho sự phát triển của nước ta trong thời
kỳ mới, thời kỳ quá độ lên CNXH
Cương lĩnh 1991 nêu rõ 6 đặc trưng về CNXH mà nhân dân ta
xây dựng, thể hiện rõ nhận thức của Đảng ta về CNXH, đó là:
- do nhân dân lao động làm chủ.
- có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất

(LLSX) hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất
(TLSX) chủ yếu.
- có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm
theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
- các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ.
- có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế
giới.
Bên cạnh đó, Cương lĩnh 1991 cũng đề ra 7 phương hướng xây
dựng CNXH



×