Màu sắc trong nhiếp ảnh: Giới thiệu màu căn
bản
Một trong những vấn đề căn bản nhất của Nhiếp ảnh và Hội họa là màu sắc và cách phối hợp
màu sắc. Điểm khác biệt ở chỗ, trong khi người họa sĩ có thể tự do sáng tạo ra màu sắc của
riêng mình thì nhiếp ảnh gia chỉ có thể lựa chọn các màu sắc có sẵn để đưa vào trong bức ảnh.
Họa sĩ có thể làm chủ màu sắc bằng cách pha trộn các màu sắc, anh ta có một gu nhất định về màu
sắc và số lượng tong màu không giới hạn. Còn trong nhiếp ảnh, màu sắc đã tồn tại trước khi ta
bấm máy. Những gì ta có thể ghi lại trên film/sensor là những mảnh vụn tách ra từ tổng hòa màu
sắc của tự nhiên. Số lượng màu sắc là vô hạn trong thiên nhiên song nhiếp ảnh không thể trộn
chúng lại và tạo thành những gam màu mới như hội họa được.
Các sắc màu cơ bản
Khái niệm về các sắc màu cơ bản (các màu chính để tạo ra các màu khác) có từ rất lâu và thường
bắt đầu từ các chất màu tinh khiết tìm thấy được trong thiên nhiên. Đến nay người ta thống nhất
thành 2 hệ khác nhau, hệ ánh sáng trực tiếp có 3 màu cơ bản: Đỏ-Xanh dương-Xanh lá cây và hệ
ánh sáng phản chiếu có 3 màu cơ bản khác: Đỏ-Vàng-Xanh dương
3 màu cơ bản của ánh sáng trực tiếp (Đỏ-Xanh dương-Xanh lá cây) được tạo ra bởi sự chiếu sáng
trực tiếp (trên sensor, màn hình), kết quả pha trộn lẫn nhau sẽ cho ra màu trắng
3 màu cơ bản của áng sáng phản chiếu (Đỏ-Vàng-Xanh dương) tạo ra bởi các chất màu in hoặc vẽ
trên giấy, khi trộn lẫn với nhau sẽ ra màu đen, đây cũng là 3 màu cơ bản trong hội họa
Trong hội họa, hầu như tất cả màu sắc được phát sinh ra bởi sự pha trộn từ 6 màu sau: 3 màu cơ
bản (Đỏ-Vàng-Xanh dương) và 3 màu thứ cấp bậc 2 (Cam-Xanh lá cây-Tím) cộng với các màu
Trắng, Đen hoặc xám. Vì nhiếp ảnh thừa hưởng các kiến thức từ hội họa nên ta sẽ lần lượt nghiên
cứu các màu này. Trong thế giới xung quanh ta phần lớn các màu sắc là kết quả của ánh sáng phản
chiếu, chỉ trừ các vật phát sáng trực tiếp như mặt trời, các loại đèn…
Độ bão hòa (saturation):
Các sắc màu “tinh khiết” hòan toàn bão hòa, khi đó nó cho cường độ (màu) tối đa. Thực tế trong
cuộc sống các màu ít khi nào hoàn toàn bão hòa, chúng “dơ” hơn, xỉn hơn, thậm chí độ bão hòa=0
(màu trắng, xám hoặc đen), vì vậy các màu “tinh khiết” luôn được dùng làm trọng tâm của một
bức hình nếu ta tìm được chúng trong thiên nhiên. Trong thực tế ta có thể làm giảm độ bão hòa của
một màu bằng cách pha thêm màu trắng, đen, xám hoặc một màu bổ sung.
Thực tế, hiếm khi tìm được màu hoàn toàn bão hòa trong thiên nhiên, ngoài các loài hoa và một số
sắc tố động vật, ngay cả bầu trời xanh không bão hòa như ta cảm nhận
Độ sáng (luminate)
Cường độ sáng tối đa phụ thuộc vào sắc màu, màu vàng là màu sáng nhất, màu tím tối nhất, độ
sáng làm màu sắc sáng lên hay thẫm lại, màu trắng và đen là 2 thái cực. Nên nhớ là một cường độ
sáng tương ứng với 1 sắc màu, màu vàng chỉ tồn tại ở “tông” sáng, màu đỏ trở thành màu hồng và
mất đi các tính chất của nó nếu bị sáng quá, màu xanh dương trái lại, phủ gần hết cường độ sáng
(từ tối đến sáng ta vẫn cảm nhận được đó là màu xanh dương) , màu cam có đặc điểm gần giống
màu vàng và màu xanh lá cây gần giống màu xanh dương, còn màu tím là khó chịu nhất, nếu sáng
lên một chút nó trở thành màu “lavender” còn thẫm hơn nó tiến gần màu xanh dương đậm.
Cường độ sáng trong nhiếp ảnh phụ thuộc vào sự đo sáng (exposure), bằng cách thay đổi nó ta sẽ
rút ra được các hiệu quả khác nhau về màu sắc
Cường độ sáng thay đổi tùy theo sắc màu, màu vàng luôn sáng, khi làm tối lại nó trờ thành màu
vàng đất, trong khi màu tím luôn luôn tối, nếu sáng lên nó trở thành màu tái, ta cũng thấy rằng màu
vàng bão hòa sáng hơn màu tím bão hòa nhiều
Sự giảm sáng một chút giúp tăng các sắc màu, nếu ta giảm sáng nhiều sẽ làm cho chúng tối lại và
trở thành đen, ngược lại nếu tăng sáng quá đà sẽ làm mất đi các đặc điểm màu sắc, làm chúng trở
thành “tái”
Nhiệt độ màu
Anhso.net đã có một bài giới thiệu về nhiệt độ màu. Nhiệt độ màu cũng có một ảnh hưởng nhất
định đến sự thay đổi màu sắc. Bạn có thể tìm hiểu kỹ vấn đề này tại đây
Hình 1: Màu cam của đèn dây tóc trong nhà hắt ra tương phản với nhiệt độ màu rất cao (ánh
xanh) của ánh sáng chiều tà trong một khu ở Tokyo. Hình 2 chụp lúc sáng sớm ở New York, màu
nóng của ánh sáng trực tiếp tương phản với màu xanh lạnh trong bóng râm phản chiếu bầu trời
xanh
Màu sắc của vật
Bản thân các vật xung quanh ta không có màu sắc, khi các song ánh sáng chiếu vào một vật thì tùy
vào tính chất của vật liệu mà nó có các tác động khác nhau. Các sóng ánh sáng có thể bị các vật
(tùy cấu tạo) hấp thu hay phản chiếu lại. Nếu vật liệu hấp thu hết các sóng ánh sáng ta sẽ thấy màu
đen, phản chiếu lại hết sẽ cho ra màu trắng, còn phản chiếu một đoạn thì ta sẽ thấy vật có màu của
bước sóng đó. Ví dụ trong hình dưới đây, ta sẽ thấy vật màu đỏ cam vì nó phản xạ lại nhiều nhất
các sóng màu đỏ và vàng.
Màu đỏ
Về thị giác thì màu đỏ là một trong những màu được chuộng nhất, có khả năng lôi kéo người xem
ngay lập tức. Nếu đặt cạnh các màu lạnh hơn (xanh lá, xanh dương) thì màu đỏ sẽ kéo người xem
lạ, tạo hiệu quả “không gian” trong bức hình. Nó cũng là màu chứa năng lượng nhiều nhất và tạo
nên một sự “rung động” rất mạnh khi đặt gần các màu khác. Trong khi màu vàng sáng “trong
suốt”, màu đỏ lại tương đối “đậm đặc”. Màu vàng tỏa ra ánh sáng còn màu đỏ toát ra năng lượng.
Về cảm xúc, màu đỏ cho cảm giác sống, mạnh mẽ, nóng bỏng, đam mê. Nó cũng là tượng trưng
cho quyền lực, sự hung tàn, nguy hiểm, cấm đoán. Màu đỏ được dùng nhiều trong nền văn hóa Á
Đông, trong đó có cả Việt Nam.
Màu vàng
Màu vàng là màu sáng nhất trong các màu và đó cũng chính là tính chất đặc biệt nhất của nó, màu
vàng tối không tồn tại, khi bị trộn với màu đen màu vàng không còn là màu vàng nữa. Màu vàng
chỉ sáng thua màu trắng, vì thế ta thường nhìn thấy màu vàng trên nền màu sẫm hơn. Màu vàng
thường rực lên trong các bức ảnh, đó là lý do khó phối sáng màu vàng với các màu khác. Tất cả
các màu đều thay đổi tính chất khi đặc cạnh nhau nhưng màu vàng đặc biệt “nhạy cảm”. Hình
dưới đây cho thấy màu vàng rất “mãnh liệt” khi đặt kế màu đen song lại khá nhạt nhẽo khi đứng
cùng màu trắng.
Màu vàng khá nhạt nhẽo khi đứng cạnh màu trắng…