Tải bản đầy đủ (.doc) (253 trang)

tOÀN bộ câu hỏi và đáp án tự LUẬN THI sát HẠCH CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ đấu THẦU (TRúNG 100%)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 253 trang )

BÀI TẬP TỰ LUẬN
CHỦ ĐỀ: PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT ĐẦU THẦU SỐ 43

Bài 1: Tổng công ty A (Do nhà nước nắm giữ 98% vốn điều lệ) đang thực hiện một dự án có tổng mức đầu
tư 1000 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước là 295 tỷ thì Dự án có thuộc phạm vi điều chỉnh của
luật đấu thầu số 43/2013/QH13 không?

Trả lời:
Theo Khoản 4, Điều 8, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 quy định Doanh nghiệp nhà nước
là Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, theo đó, doanh nghiệp A không phải là doanh
nghiệp Nhà nước.
Như vậy, trong trường hợp này, vốn nhà nước chỉ chiếm 29,5%, theo Khoản 2, Điều 1, Luật Đấu
thầu số 43/2013/QH13 thì Dự án trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số
43/2013/QH13. Vì vậy, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo khoản 2, Điều 2, Luật đấu thầu số
43/2013/QH13.

Bài 2: Công ty là Doanh nghiệp Nhà nước phải mua bảo hiểm trong hoạt động hàng ngày cho tiền mặt,
ngoại tệ, chứng từ có giá, trong quá trình vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, thì việc lựa chọn
nhà thầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm thực hiện theo quy định nào?

Trả lời:
Theo khoản 9, điều 4 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: “Dịch vụ phi tư vấn là một
hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại
khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động
khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 8 Điều này”, Vì vậy, việc mua bảo hiểm trong
hoạt động hàng ngày cho tiền mặt, ngoại tệ, chứng từ có giá là dịch vụ phi tư vấn. Chính vì thế, việc
lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm để đảm bảo tính liên tục trong sản xuất, kinh doanh của
Doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13:
“Trường hợp lựa chọn đấu thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch
vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì
hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước; thực hiện gói thầu thuộc dự án đầu tư theo hình


thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư được lựa chọn thì doanh nghiệp phải
ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm
mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.

Bài 3: Công ty A là nhà thầu trúng thầu gói thầu cho thuê thiết bị, dịch vụ do Sở B làm Chủ đầu tư, thì
việc công ty A ký hợp đồng với các nhà cung cấp khác để cung cấp, lắp đặt thiết bị, dịch vụ để
phục vụ Hợp đồng kinh tế với Sở B có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số
43/2013/QH13 không?

Trả lời:
Chúng ta cần xem xét các tình huống sau:
- Nếu thiết bị, dịch vụ là hàng hóa được mua sắm chỉ có mục đích sử dụng cho gói thầu và giá
trị của nó được khấu hao toàn bộ theo hợp đồng được ký giữa công ty A và Sở B thì công ty A có thể
ký hợp đồng trực tiếp với nhà thầu cung cấp khác mà không phải lựa chọn nhà thầu theo quy định của
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.
- Nếu thiết bị, dịch vụ là hàng hóa được khấu hao nhiều lần, hình thành nên tài sản cố định

1


Phục vụ sản xuất kinh doanh, cần xem xét rõ Công ty A có thuộc doanh nghiệp nhà nước hay
không?
Tại điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 1 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, quy định về lựa chọn nhà
thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:
“+ Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
+ Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng
vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500
tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án”; Thì thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật số
43/2013/QH13.
- Trường hợp công ty A là doanh nghiệp nhà nước thì việc công ty A sử dụng vốn của Doanh

nghiệp nhà nước để lựa chọn nhà thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị, và dịch vụ để phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Do
đó, Doanh nghiệp phải ban hành quy chế lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh
nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng minh bạch và hiệu quả kinh tế (Theo quy định
tại khoản 2, Điều 3 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.
- Trường hợp công ty A không phải là doanh nghiệp Nhà nước nhưng sử dụng vốn nhà nước từ
30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của Dự án thì việc
lựa chọn nhà thầu để cung cấp lắp đặt thiết bị, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật số
43/2013/QH13 (quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 1 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13).
- Trường hợp công ty A không phải là doanh nghiệp Nhà nước và không sử dụng vốn nhà nước
hoặc sử dụng vốn Nhà nước nhưng dưới 30% và nhỏ hơn 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư
của Dự án thì việc lựa chọn nhà thầu để cung cấp lắp đặt thiết bị, dịch vụ không thuộc phạm vi
điều chỉnh của Luật số 43/2013/QH13.

Bài 4: Việc lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện thoái vốn, đơn vị định giá, đơn vị thẩm định giá của Doanh
nghiệp nhà nước để thiến hành cổ phần hóa có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số
43/2013/QH13?

Trả lời:
- Nếu gói thầu thực hiện thoái vốn, đơn vị định giá, đơn vị thẩm định giá thuộc dự án
đầu tư phát triển của Doanh nghiệp Nhà nước thì thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu
số 43/2013/QH13 (Theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 1 Luật đấu thầu số
43/2013/QH13). Ngoài ra, việc thực hiện thoái vốn là công việc được thực hiện 1 lần, không
phải hoạt động thường xuyên theo từng năm nên không được coi là hoạt động thường xuyên
của Doanh nghiệp Nhà nước và không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật đấu
thầu số 43/2013/QH13.

Bài 5: Tổng công ty A là doanh nghiệp Nhà nước đã tổ chức đấu thầu mua thiết bị X . Hiện nay, tổng công
ty A muốn chuyển giao thiết bị X cho công ty cổ phần B (Tổng Công ty A là công ty mẹ có vốn
góp là 60% vốn điều lệ của công ty cổ phần B. Việc chuyển giao này có phải thực hiện đấu thầu

hay không?
Trả lời:

Hiện nay, pháp luật về đấu thầu không quy định việc bàn giao tài sản giữa các Doanh
nghiệp với nhau. Do vậy, việc bàn giao trang thiết bị đã được đấu thầu trước đó giữa Tổng
công ty A và công ty cổ phần B không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số
43/2013/QH13?

2


Bài 6: Công ty B là công ty con của tập đoàn A (100% vốn nhà nước). vậy trường hợp khi công ty B tổ
chức lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm hàng hóa để mua thiết bị phục vụ việc kinh doanh tại
nước ngoài thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13?

Trả lời:
- Đối với dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử
dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư cùa
dự án, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu tại Việt Nam để thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi
tư vấn, hàng hóa mà dịch vụ hàng hóa đó được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam thì thuộc phạm vi điều
chỉnh của Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13 (quy định tại khoản 2, điều 1, Luật đấu thầu số
43/20I3/QH13)
- Trường hợp Công ty B tổ chức lựa chọn nhà thầu tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ, hàng
hóa mà dịch vu, hàng hóa đó được sử dụng ở Việt Nam thì thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu
số 43/20I3/QH13; Trường hợp dịch vụ, hàng hóa đó không được sử dụng ở Việt Nam thì không thuộc
phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13(Theo quy định tại khoản 2 Điểu 1 Luật đấu
thầu số 43/20I3/QH13)

Bài 7: Công ty A là nhà đầu tư đã trúng thầu Dự án X theo hình thức BOT. Việc công ty A lựa chọn nhà
thầu để thực hiện dự án có phải tuân thủ quy định của Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13 không?


Trả lời:
Dự án đầu tư theo hình thức BOT được hiểu là dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư
(PPP). Tại khoản 2, Điều 3 Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13 quy định: “Trường hợp lựa chọn đấu thầu
cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảm tính
liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của
doanh nghiệp nhà nước; thực hiện gói thầu thuộc dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án
đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư được lựa chọn thì doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựa
chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh
bạch và hiệu quả kinh tế” . Vì vậy, việc công ty A lựa chọn nhà thầu để thực hiện dự án cần phải tuân
thủ quy định của Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13, cụ thể như công ty A phải ban hành quy định về lựa
chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh
bạch và hiệu quả kinh tế.

Bài 8: Bệnh viện X (Bệnh viện tuyến trung ương), là đơn vị thực hiện dự án xây dựng tòa nhà khám chữa
bệnh chất lượng cao có tổng mức đầu tư 145 tỷ đồng. Trong đó, 90% nguồn vốn là vốn vay
thương mại và bệnh viện không dùng tài sản có nguồn gốc nhà nước để thế chấp và trả nợ vay.
Phần vốn còn lại 10% là từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của bệnh viện, nguồn vốn này có
nguồn gốc từ vốn nhà nước.
Trong trường hợp này, việc xây dựng tòa nhà khám chữa bệnh chât lượng cao của Bệnh
viện X có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13 hay không?

Trả lời:
Căn cứ điểm a, khoản 1, điều 1 Luật 43/2013/QH13 quy định việc lựa chọn nhà thầu cung cấp
dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp
nhà nước: Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
Theo khoản 44 Điều 4, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Vốn nhà nước bao gồm vốn
3



ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn
hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay
được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị
quyền sử dụng đất.
Đối với trường hợp bệnh viện công lập X khi đầu tư dự án xây dựng tòa nhà khám chữa bệnh
chất lượng cao có sử dụng vốn Nhà nước (không phân biệt trên hay dưới 30% vốn nhà nước trong tổng
mức đầu tư của Dự án) thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

Bài 9: Bệnh viện công lập A được giao nhiệm vụ chủ đầu tư Dự án Xây dựng tòa nhà khám chữa bệnh
chất lượng cao có tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng. Trong đó, 90% nguồn vốn là vốn vay thương
mại và Bệnh viện không dùng tài sản có nguồn gốc nhà nước để thế chấp và trả nợ vay; phần
vốn còn lại (10%) được trích từ Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện.
Trong trường hợp này, việc lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc Dự án Xây
dựng tòa nhà khám chữa bệnh chất lượng cao của Bệnh viện A có thuộc phạm vi điều chỉnh của
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 hay không?
Trả lời:
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 1 Khoản 1 Điểm a) quy định dự án đầu tư phát triển sử
dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang
nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
Theo quy định tại Khoản 44 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, vốn nhà nước bao gồm vốn ngân
sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ
phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo
đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử
dụng đất. Như vậy, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp là vốn nhà nước theo quy định nêu trên.
Đối với trường hợp của Bệnh viện A, mặc dù Dự án Xây dựng tòa nhà khám chữa bệnh chất lượng cao

chỉ sử dụng 25 tỷ đồng từ nguồn vốn nhà nước trong tổng mức đầu tư (tương đương với 10%) nhưng
Bệnh viện A lại là đơn vị sự nghiệp công lập, nên việc lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu của Dự
án này thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13.
Từ quy định nêu trên, chúng ta thấy rằng Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 điều chỉnh hoạt động mua
sắm sử dụng vốn nhà nước của các tổ chức thuộc khu vực công. Do đó, dự án đầu tư phát triển có sử
dụng vốn nhà nước dù ít hay nhiều của các chủ đầu tư là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập đều thuộc phạm vi điều chỉnh của
Luật Đấu thầu.

Bài 10: Công ty viễn thông X là Doanh nghiệp Nhà nước và đang tiến hành mở bán đấu giá gói lưu lượng
quốc tế chiều về tại hệ thống mạng do mình quản lý. Trong quá trình đấu thầu, công ty Viễn
thông X có cần tuân thủ các quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghi định số
63/2014/NĐ- CP hay không?

Trả lời:
Tại khoản 12, Điều 4 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ghi rõ: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn
nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng
4


hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác

5


công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả
kinh tế.
Với trường hợp nêu trên, việc công ty viễn thông X tiến hành mở bán đấu giá gói lưu lượng

quốc tế chiều về tại hệ thống mạng do mình quản lý không phải là hoạt động lựa chọn nhà thầu theo
quy định nêu trên. Vì vậy, hoạt động bán đấu giá này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu
thầu số 43/2013/QH13 nên công ty Viễn thông X không cần tuân thủ các quy định của Luật đấu thầu
số 43/2013/QH13 và Nghi định số 63/2014/NĐ-CP.

Bài 11: Đối với các doanh nghiệp nhà nước, việc mua sắm để đảm bảo tính liên tục cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh và các hoạt động khác nhằm duy trì hoạt động thường xuyên thực hiện theo
quy định nào?

Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định “Trường hợp lựa
chọn đấu thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để
bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường
xuyên của doanh nghiệp nhà nước; thực hiện gói thầu thuộc dự án đầu tư theo hình thức đối tác công
tư, dự án đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư được lựa chọn thì doanh nghiệp phải ban hành quy định
về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công
bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”. Vì vậy, Đối với các doanh nghiệp nhà nước, việc mua sắm để
đảm bảo tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác nhằm duy trì hoạt
động thường xuyên thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải ban hành danh mục mua sắm thường xuyên và ban hành quy chế riêng về
lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng,
minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Bài 12: Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (là doanh nghiệp Nhà nước)
mua sắm ô tô chuyên dụng có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số
43/2013/QH13 không?

Trả lời:
Việc mua sắm ô tô chuyên dụng của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
là hoạt động mua sắm tài sản của Doanh nghiệp nhà nước và phải tuân thủ theo các quy định của Luật

đấu thầu số 43/2013/QH13. Trong trường hợp việc mua sắm ô tô không hình thành dự án mua sắm tài
sản, chỉ có dự toán mua sắm được duyệt thì việc lựa chọn nhà thầu cung cấp ô tô cần tuân thủ theo quy
trình lựa chọn nhằm duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 2, điều 3 Luật đấu
thầu số 43/2013/QH13 thì Ngân hàng phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống
nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Bài 13: Câu 4 (cục QLĐT)
Ngân hàng thương mại X có sự tham gia góp vốn của Nhà nước chiếm 95%. Ngân hàng X
đã tài trợ cho Huyện Y thực hiện dự án xây dựng trường học cho học sinh trên địa bàn huyện,
trong đó Ngân hàng X đóng góp 25%, cán bộ, nhân viên của Ngân hàng quyên góp, đóng góp
75% vào dự án. Huyện Y là chủ đầu tư của dự án xây dựng trường học này. Hỏi việc lựa chọn
nhà thầu thuộc dự án nêu trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu hay không?

Trả lời:
- Theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 (Điều 4, khoản 8) quy định Doanh nghiệp nhà
nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo đó Ngân Hàng thương mại X
không phải là Doanh nghiệp Nhà nước.
- Căn cứ theo điểm c, khoản 1, Điều 1 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Dự án đầu tư phát
6


triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này (Khoản 1) có sử dụng vốn nhà nước, vốn
của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu
tư của dự án thì vẫn thuộc phạm điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, như vậy, nếu:
- Phần vốn nhà nước của Ngân hàng thương mại X đóng góp trên 500 tỷ đồng thì việc lựa chọn
nhà thầu thuộc dự án nêu trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu.
- Phần vốn nhà nước của Ngân hàng thương mại X đóng góp dưới 500 tỷ đồng thì việc lựa chọn
nhà thầu thuộc dự án nêu trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu.

Bài 14 Câu 25 (Cục QLĐT):

Tổng công ty A (do nhà nước nắm giữ 98% vốn điều lệ) đang thực hiện một dự án có tổng
mức đầu tư 1.000 tỷ đồng trong đó phần vốn nhà nước là 295 tỷ đồng.
Hỏi: Dự án trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu hay không và giải thích?

Trả lời:
Theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 (điều 4, khoản 8) quy định doanh nghiệp nhà nước
là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, vì vậy tổng công ty A không phải là Doanh
nghiệp Nhà nước.
Trong trường hợp này phần vốn Nhà nước chỉ chiếm 29,5% trong tổng mức đầu tư dự án thì Dự
án này không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đấu thầu số 43/2013/QH13 (Căn cứ vào điểm c, khoản
1, Điều 1 luật đấu thầu số 43/2013/QH13 khi Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi
tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b
khoản 1 Điều 1 có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới
30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án);

Bài 15 Câu 33 (Cục QLĐT):
Bệnh viện công lập X là chủ đầu tư dự án xây dựng tòa nhà khám chữa bệnh chất lượng
cao có tổng mức đầu tư 145 tỷ đồng. Trong đó, 90% nguồn vốn là vốn vay thương mại và bệnh
viện không dùng tài sản có nguồn gốc nhà nước để thế chấp và trả nợ vay. Phần vốn còn lại 10% là
từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của bệnh viện, nguồn vốn này có nguồn gốc từ vốn nhà
nước.
Hỏi: Trong trường hợp này, việc xây dựng tòa nhà khám chữa bệnh chât lượng cao của
Bệnh viện X có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đâu thâu hay không và phân tích?

Trả lời:
Căn cứ điểm a, khoản 1, điều 1 Luật 43/2013/QH13 quy định việc lựa chọn nhà thầu cung cấp
dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp
nhà nước: Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

Theo khoản 44 Điều 4, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Vốn nhà nước bao gồm vốn
ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn
hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay
được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị
quyền sử dụng đất.
Đối với trường hợp bệnh viện công lập X khi đầu tư dự án xây dựng tòa nhà khám chữa bệnh
chất lượng cao có sử dụng vốn Nhà nước (không phân biệt trên hay dưới 30% vốn nhà nước trong tổng
mức đầu tư của Dự án) thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.
7


Bài 16 Câu 34 (Cục QLĐT):
Công ty A là doanh nghiệp nhà nước, trong đó có lĩnh vực kinh doanh là mua, bán ô tô.
Hỏi: Việc mua ô tô để bán của Công ty A có phải tuân thủ theo quy định của Luật đấu thầu
hay không, giải thích?

Trả lời:
Căn cứ điểm b, khoản 1, điều 1 Luật 43/2013/QH13 quy định việc lựa chọn nhà thầu cung cấp
dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp
nhà nước.
Theo khoản 44 Điều 4, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Vốn nhà nước bao gồm vốn
ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn
hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được
bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử
dụng đất.
Như vậy, Đối với trường hợp Công ty A là doanh nghiệp nhà nước, Việc mua ô tô để bán vẫn
phải tuân thủ theo quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.


CHỦ ĐỀ: HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Bài 17: Đối với gói thầu áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp, việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện
như thế nào? Trường hợp nhà thầu trước đó vẫn đủ khẳ năng thực hiện tiếp gói thầu nhưng bên
mời thầu muốn mời nhà thầu khác thực hiện thì có được không?

Trả lời:
Tại Khoản 2, khoản 3 Điều 24 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định về các điều kiện để
được áp dụng mua sắm trực tiếp như sau:
- Khoản 2: Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực
hiện gói thầu trước đó;
b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng
trước đó;
c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các
phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp
không quá 12 tháng.

- Khoản 3. “Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói
thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu
về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó”
+ Vì vậy, việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp phải tuân thủ các quy định nêu trên.
+ Trường hợp nhà thầu trước đó vẫn đủ khẳ năng thực hiện tiếp gói thầu nhưng bên mời thầu muốn
mời nhà thầu khác thực hiện là không phù hợp với pháp luật về đấu thầu vì nhà thầu thực hiện gói thầu
trước đó là nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế, vì thế nhà thầu
đáp ứng yêu cầu về năng lực kinh nghiệm, chất lượng hàng hóa do nhà thầu cung cấp, cũng như sự
tuân thủ các điều khoản hợp đồng của nhà thầu đã được kiểm chứng cụ thể. Nếu thay thế bằng nhà
thầu khác thì không đảm bảo công bằng trong đấu thầu, chất lượng hàng hóa chưa được kiểm trứng
trong quá trình sử dụng mà chỉ được thể hiện thông qua cam kết bằng văn bản của nhà thầu.
Chỉ khi nhà thầu trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu thì bên mời thầu áp

8


dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ
thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.

9


Bài 18: Chủ đầu tư A đang tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư
vấn có giá 450 triệu đồng. Trong nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu có ghi hình thức lựa chọn
nhà thầu là chỉ định thầu; phương thức lựa chọn nhà thầu là một giai đoạn một túi hồ sơ.
Việc ghi thông tin về hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu như trên có phù hợp không?

Trả lời:
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 54 Khoản 1 và Điều 56 Khoản 2) quy định gói thầu dịch
vụ tư vấn có giá không quá 500 triệu nằm trong hạn mức chỉ định thầu; gói thầu nằm trong hạn mức
chỉ định thầu thì được áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn. Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều
28 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng đối với chỉ
định thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp.
Theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phương thức một giai đoạn
một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư
vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; trường hợp gói thầu áp dụng theo quy
trình chỉ định thầu rút gọn thì không ghi nội dung này.
Đối với trường hợp nêu trên, do gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá dưới 500 triệu đồng
nên việc áp dụng chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu này là phù hợp với điều kiện gói thầu phải đáp
ứng đủ các điều kiện chỉ định thầu quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.
Khi áp dụng chỉ định thầu theo quy trình rút gọn, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ tiến hành thương thảo hợp
đồng ngay mà không phải trải qua bước bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu và nhà thầu nộp hồ sơ

đề xuất để bên mời thầu đánh giá trước khi thương thảo hợp đồng. Theo đó, đối chiếu với quy định tại
Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT nêu trên, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cung
cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức chỉ định thầu và có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng không
cần thiết phải ghi nội dung về phương thức lựa chọn nhà thầu.

Bài 19: Sở Giao thông vận tải tỉnh A có đơn vị sự nghiệp hạch toán kế toán độc lập là Trung tâm Tư vấn
giám sát B. Sở Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ là chủ đầu tư Dự án Xây dựng công trình
đường giao thông trên địa bàn Tỉnh. Vậy Sở Giao thông vận tải có được giao cho Trung tâm Tư
vấn giám sát B thực hiện Gói thầu Tư vấn giám sát thi công công trình thuộc Dự án nói trên theo
hình thức tự thực hiện hay không?

Trả lời:
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 25) quy định tự thực hiện được áp dụng trong trường
hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng
yêu cầu của gói thầu.
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 61 và Điều 62 Khoản 1) quy định điều kiện được áp dụng
hình thức tự thực hiện bao gồm: (i) có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh
doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu; (ii) phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện
về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu; (iii)
đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền
từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng. Trường hợp gói thầu do
đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng.
Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong
phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực
hiện (các phòng, ban, tổ, đội…).
Theo đó, việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải tuân thủ quy định nêu trên. Mặc dù Trung
tâm Tư vấn giám sát B là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh A về mặt tổ chức,
10



nhưng

11


lại hạch toán kế toán độc lập với Sở Giao thông vận tải nên việc Sở Giao thông vận tải giao cho Trung
tâm Tư vấn giám sát B thực hiện gói thầu do Sở làm chủ đầu tư theo hình thức tự thực hiện là không
phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.

Bài 20: Công ty chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước, đang chuẩn bị tiến hành dự án đầu tư hệ thống
thiết bị chuyên dùng phục vụ việc khai thác khoáng sản sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển
của doanh nghiệp. Thiết bị chuyên dùng này hiện Việt Nam chưa sản xuất được; chỉ được nhập
khẩu khi có nhu cầu và trước đây đã từng được nhập khẩu để cung cấp cho một số dự án. Bên
cạnh đó, việc nhập khẩu cũng chỉ được thực hiện bởi một vài doanh nghiệp Việt Nam được hãng
sản xuất ủy quyền phân phối. Vậy trong trường hợp này, Công ty chúng tôi có được phép áp
dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị chuyên dùng
phục vụ việc khai thác khoáng sản nhằm tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu hay không?

Trả lời:
Luật Đấu thầu năm 2013 (Điều 15 Khoản 1) quy định việc tổ chức đấu thầu quốc tế chỉ được
thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: (i) nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ
chức đấu thầu quốc tế; (ii) gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất
được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng
hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế; (iii)
gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không
có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.
Đối với trường hợp này, mặc dù thiết bị chuyên dùng phục vụ việc khai thác khoáng sản đã
được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam, nhưng việc nhập khẩu này không mang tính thường xuyên,
thiết bị nhập khẩu không bán rộng rãi trên thị trường mà chỉ nhập khẩu theo từng đơn hàng cụ thể khi
có nhu cầu. Nếu chỉ dựa vào quy định “hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt

Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế” để cho rằng thiết bị khai thác khoáng sản đã được nhập khẩu
và chào bán tại Việt Nam để áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước là không phù hợp với quy
định của pháp luật về đấu thầu, không bảo đảm tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.
Chúng ta thấy rằng, thiết bị khai thác khoáng sản mặc dù đã được nhập khẩu và chào bán tại
Việt Nam nhưng đây không phải là hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường. Nếu tổ chức đấu thầu
trong nước thì sẽ chỉ có rất ít nhà thầu trong nước (là nhà cung cấp theo ủy quyền của nhà sản xuất
nước ngoài) tham dự thầu. Điều này đồng nghĩa với việc không bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu
thầu do có ít nhà thầu tham dự, từ đó dẫn đến không bảo đảm hiệu quả kinh tế của gói thầu.
Như vậy, đối với trường hợp nói trên, việc chủ đầu tư lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi
quốc tế là cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu, đồng thời bảo đảm tính cạnh
tranh, hiệu quả kinh tế của gói thầu.

Bài 21: Đơn vị A được UBND tỉnh X giao nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức thực hiện mua sắm tập trung
trên địa bàn Tỉnh. Một gói thầu mua sắm có giá khoảng 8 tỷ đồng được Đơn vị A trình trong kế
hoạch mua sắm tập trung, trong đó đề xuất áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp cho gói thầu này.
Hỏi: Trường hợp nêu trên có được áp dụng mua sắm tập trung theo hình thức mua sắm trực tiếp
hay không?

Trả lời:
Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm đối với số
lượng nhiều, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư. Mục
đích của việc mua sắm tập trung thông qua đơn vị mua sắm tập trung là nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu
mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
Khoản 1 Điều 44 Luật Đấu thầu quy định: “Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi
12


để lựa chọn nhà thầu”. Do vậy, trường hợp nêu trên, Đơn vị A đề xuất phương án mua sắm trực tiếp là
chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu. Hay nói cách khác, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu
theo phương án mua sắm tập trung thì hình thức lựa chọn nhà thầu luôn luôn là đấu thầu rộng rãi.


Bài 22: Công ty chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước. Cách đây 6 tháng, thông qua đấu thầu rộng rãi,
Công ty đã lựa chọn được nhà thầu A thực hiện Gói thầu Cung cấp 10 xe ô tô chuyên dụng (Gói
thầu số
1) thuộc Dự án Đầu tư nâng cấp năng lực sản xuất, kinh doanh giai đoạn 1. Hiện nay, Công ty
đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của Dự án, trong giai đoạn này có Gói thầu số 2: Cung cấp 10
xe ô tô chuyên dụng (tương tự như Gói thầu số 1).
Qua tìm hiểu thị trường, chúng tôi thấy xuất hiện Công ty B có khả năng cung cấp 10 xe ô
tô chuyên dụng với nhiều chính sách về giá cả và dịch vụ sau bán hàng tốt hơn nhà thầu A; Công
ty B chưa từng trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói
thầu tương tự. Vậy, trong trường hợp này, Công ty chúng tôi có được áp dụng hình thức mua
sắm trực tiếp để mời Công ty B vào đàm phán hợp đồng, bảo đảm giá hợp đồng sau đàm phán
của Gói thầu số 2 thấp hơn giá hợp đồng của Gói thầu số 1 hay không?

Trả lời:
Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 24 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, một trong những
điều kiện để áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp là nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi
hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó.
Theo đó, mặc dù Công ty B có khả năng cung cấp 10 xe ô tô chuyên dụng với nhiều chính sách
về giá cả và dịch vụ sau bán hàng tốt hơn nhà thầu A nhưng do trước đây Công ty B chưa từng trúng
thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu tương tự nên trong
trường hợp này không đủ điều kiện để áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp đối với Gói thầu số 2 cho
Công ty B theo quy định nêu trên.
Bản chất của hình thức mua sắm trực tiếp là mở rộng phạm vi cung cấp của hợp đồng đã ký kết
trước đó. Sở dĩ việc áp dụng mua sắm trực tiếp với nhà thầu trúng thầu trước đó là do chủ đầu tư đã
kiểm chứng được năng lực, kinh nghiệm và khả năng thực hiện hợp đồng tương tự trước đó của nhà
thầu này. Việc tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu tương tự mà trước đó đã lựa
chọn được nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, hạn chế sẽ mất thời gian, trong nhiều trường hợp đơn
giá trúng thầu lại cao hơn đơn giá của hợp đồng đã ký kết. Vì vậy, việc áp dụng hình thức mua sắm
trực tiếp sẽ giúp tiết kiệm thời gian lựa chọn nhà thầu đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho gói thầu.

Việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp chỉ được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy
định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. Theo đó, nếu gói thầu không đáp ứng quy
định nêu trên thì phải áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác cho phù hợp.
Ngoài ra, do hiệu quả của việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp mang lại, trong Luật Đấu
thầu số 43/2013/QH13 đã bổ sung quy định mới so với Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11. Theo đó,
trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua
sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu nhà thầu này đáp ứng các
yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu trước
đó (Khoản 3 Điều 24 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13).

Bài 23:

Câu 6 (Cục QLĐT):
Tổng công ty A là chủ đầu tư dự án X, trong đó có gói thầu xây lắp Y có giá gói thầu 900
triệu đồng. Tổng công ty A dự kiến chỉ định thầu cho Công ty cổ phần B (là công ty con của
Tổng công ty A, do Tổng công ty A góp vốn 80%) thực hiện gói thầu Y. Công ty cổ phần B có
tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trong năm là 220 người và hiện có tống
nguồn vốn 50 tỷ đông.
13


Anh/chị hãy bình luận về việc Tổng công ty A chỉ định thầu cho Công ty B thực hiện gói thầu Y.
Trường hợp Công ty B có tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trong năm
là 95 người và hiện có tống nguồn vốn 50 tỷ đồng thì việc Tông công ty A chỉ định thầu cho Công
ty B thực hiện gói thầu Y có phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu hay không?

Trả lời:
- Một trong các nội dung về ưu đãi doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trong đấu thầu là đối với gói
thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và
siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu.

- Việc xác định cấp doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp được thực hiện
theo Khoản 1và 2 Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP. Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa được quy
định tại Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP. Tại Khoản 2, Điều 6 quy định: Doanh nghiệp nhỏ trong
lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia
bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ
đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng.
Theo quy định nêu tại khoản 12, điều 4 Luật đấu thầu thì Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà
thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa,
xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công
tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh
tế. Theo đó, mục 1, chương II của Luật này (Điều 20 – Điều 27) có liệt kê các hình thức lựa chọn nhà
thầu, trong đó có Chỉ định thầu, vì vậy, đối với hình thức đấu thầu nào cũng phải tuân thủ yêu cầu về
cấp Doanh nghiệp theo Khoản 3, Điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, vì vậy:
- Trường hợp Công ty cổ phần B tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trong
năm là 220 người và hiện có tống nguồn vốn 50 tỷ đông thì Tổng công ty A chỉ định thầu cho Công ty
B thực hiện gói thầu Y là sai với quy định về pháp luật đấu thầu.
- Trường hợp Công ty B có tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trong năm là
95 người và hiện có tống nguồn vốn 50 tỷ đồng (là doanh nghiệp cấp nhỏ), Mặt khác, Theo quy định
tại Khoản 1 Điều 55, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, nhà thầu được xác định để nhận HSYC khi có tư
cách hợp lệ theo quy định tại các điểm a,b,c,d,e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật đấu thầu, như vậy nhà
thầu được chỉ định thầu không cần đáp ứng yêu cầu về Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu (Công ty cổ
phần B là công ty con của Tổng công ty A, do Tổng công ty A góp vốn 80%) thì việc Tổng công ty A
chỉ định thầu cho Công ty B thực hiện gói thầu Y là phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.

Bài 24: Câu 32 (Cục QLĐT):
Hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm
trang thiết bị văn phòng (gồm 50 bộ máy tính đế bàn và 50 bộ bàn ghế làm việc) được người có
thâm quyền phê duyệt là “mua sắm trực tiếp”. Chủ đâu tư A dự kiến:
- Mời nhà thầu X vào thương thảo hợp đồng đối với phần cung câp 50 bộ máy tính đế bàn
(do cách đây 6 tháng, nhà thầu X đã trúng thầu, ký hợp đồng và hoàn thành hợp đồng gói thầu

cung cấp 100 bộ máy tính để bàn cho chủ đầu tư B đáp ứng tiến độ, chất lượng);
- Mời nhà thầu Y vào thương thảo hợp đồng đối với phần cung cấp 50 bộ bàn ghế làm việc
(do cách đây 10 tháng, nhà thầu Y đã trúng thầu, ký hợp đồng và hoàn thành họp đồng gói thầu
cung cấp 80 bộ bàn ghế làm việc cho chủ đầu tư c đáp ứng tiến độ, chất lượng).
Hỏi: Anh/chị hãy bình luận về cách làm nêu trên của chủ đầu tư A

Trả lời:
Căn cứ Điều 24 Luật 43/2013/QH13 quy định như sau:

14


1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một
dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng
thực hiện gói thầu trước đó;
b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp
đồng trước đó;
c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn
giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực
tiếp không quá 12 tháng.
3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói
thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu
cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước
đó.
Vì vậy, với trường hợp như trên, thứ nhất, việc Chủ đầu tư A phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà
thầu cho gói thầu mua sắm trang thiết bị văn phòng (gồm 50 bộ máy tính đế bàn và 50 bộ bàn ghế làm
việc) là mua sắm trực tiếp là không phù hợp với pháp luật đấu thầu.

Thứ hai, Việc Chủ đầu tư A dự kiến mời nhà thầu X và nhà thầu Y vào thương thảo cho hai
hạng mục khác nhau đều không phù hợp với pháp luật về đấu thầu vì: Nhà thầu X và nhà thầu Y đều
không phải là nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp
đồng thực hiện gói thầu trước đó của Chủ đầu tư A, mặt khác chủ đầu tư A giao cho nhà thầu X và Y
thực hiện Gói thầu trước đó của Chủ đầu tư B, C vì đã hoàn thành gói thầu trước đó có một phần nội
dung tương tự với nội dung, tính chất so với gói thầu dự kiến thực hiện.

Bài 25: Đơn vị tôi đang tiến hành sơn vôi lại khối nhà làm việc với tổng dự toán được duyệt là 670 triệu
đồng. Theo các văn bản hiện hành thì chúng tôi có quyền áp dụng quy trình chỉ định thầu rút
gọn và áp dụng theo Mẫu 06 của Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh. Tuy
nhiên, khi liên lạc hỏi lại người có trách nhiệm ở Vụ Tài chính của bộ chủ quản (đơn vị sẽ quyết
toán dự án) thì được trả lời là phải áp dụng chỉ định thầu thông thường cho an toàn!”.
Hỏi: Ý kiến của đơn vị quyết toán nêu trên có đúng không? Trong trường hợp này, căn cứ
pháp lý nào có thể giúp thực hiện được quyết toán với quy trình chỉ định thầu rút gọn?

Trả lời:
Hạn mức chỉ định thầu được quy định tại Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Theo đó,
gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều
22 của Luật Đấu thầu bao gồm: Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn,
dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp,
hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công; không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự
toán mua sắm thường xuyên.
Trường hợp bạn đọc nêu, gói thầu thuộc hạn mức chỉ định thầu thì theo quy định tại Khoản 2
Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, các gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều
54 được áp dụng theo quy trình chỉ định thầu rút gọn.
Quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu được quy định tại
Khoản 2 Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Cụ thể, bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công
việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định

có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các
yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần
15


đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác. Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời
thầu và

16


nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê
duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng. Tiếp đó, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng. Hợp
đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản
thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.
Trường hợp cần thiết, bên mời thầu vẫn có thể áp dụng quy trình chỉ định thầu thông thường
đối với các gói thầu nằm trong hạn mức được chỉ định thầu rút gọn.
Để thuận tiện trong quá trình thực hiện, khi lập tờ trình Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư
nên ghi rõ hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu rút gọn hay chỉ định thầu thông thường và nêu
rõ lý do để người có thẩm quyền phê duyệt.

Bài 26: Trường hợp hàng hóa đã có đại lý cung cấp tại Việt Nam thì có được tổ chức đấu thầu quốc tế gói
thầu mua sắm loại hàng hóa đó không?

Trả lời:
Tại khoản 1, Điều 15 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: “Việc tổ chức đấu thầu quốc
tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được
nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được

nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước
không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.

- Vì vậy, trường hợp hàng hóa thuộc gói thầu mua sắm là thông dụng, đã được nhập khẩu và cung cấp
bởi các đại lý ở Việt Nam thì không được đấu thầu quốc tế nếu không có yêu cầu của nhà tài trợ vốn
cho gói thầu (Áp dụng đối với gói thầu sử dụng vốn ODA.
- Trường hợp là hàng hóa trong nước không sản xuất được hoặc đặc thù, phức tạp, tuy
đã được một số nhà thầu trong nước nhập khẩu để thực hiện dự án trước đó thì vẫn phải áp dụng hình
thức đấu thầu quốc tế.

Bài 27: Trường hợp Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước, Chủ đầu tư có được ký hợp đồng
trực tiếp với Ban quản lý dự án chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực để
cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý dự án theo quy định điều 16 mục 2 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng không?

Trả lời:
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định các hình thức lựa chọn nhà thầu gồm: Đấu thầu rộng
rãi; đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh; mua sắm trực tiếp; tự thực hiện. Pháp luật
về đấu thầu không quy định lựa chọn nhà thầu theo hình thức trực tiếp ký hợp đồng như quy định tại
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP nêu trên. Theo đó, trường hợp gói thầu tư vấn quản lý dự án thuộc phạm
vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 thì Chủ đầu tư phải tiến hành lựa chọn nhà thầu theo
quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các văn bản pháp lý
liên quan. Trường hợp gói thầu tư vấn quản lý dự án có giá không vượt quá 500 triệu đồng thì được áp
dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn (quy định tại điều 56, Nghị định số 63/2014/NĐCP.

Bài 28: Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 12 Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ
tướng chính phủ, các gói thầu trồng rừng được phép chỉ định thầu. Như vậy các gói thầu trồng
rừng không thuộc hạn mức chỉ định thầu quy định tại điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP có
được áp dụng chỉ định thầu hay không?


Trả lời:
17


Việc áp dụng hình thức chỉ định thầu chỉ được áp dụng khi gói thầu thuộc các trường hợp chỉ

18


định thầu quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và điều 54 Nghị định số
63/2014/NĐ-CP, đồng thời đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật đấu thầu
số 43/2013/QH13. Theo quy định tại khoản 1 điều 73 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và khoản 2 điều
100 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP đối với những dự án do mình đầu tư, người có thẩm quyền của Dự
án có trách nhiệm xem xét phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong đó bao gồm hình thức chỉ định
thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Đối với các gói thầu về trồng rừng thì người có thẩm quyền của Dự án đối chiếu các trường
hợp được chỉ định thầu và các điều kiện áp dụng chỉ định thầu theo quy định nêu trên để xem xét, tự
quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Trường hợp
không đáp ứng các quy định này thì áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác phù hợp theo quy định
của pháp luật về đấu thầu.

Bài 29: Hợp đồng gốc của gói thầu đã đấu thầu rộng rãi trước đó ngoài danh mục hàng hóa theo giá CLF
còn có phần chi phí vận chuyển và các chi phí liên quan đến vận chuyển theo yêu cầu của HSMT.
Đối với gói thầu tương tự sau đó áp dụng mua sắm trực tiếp có được tính phần chi phí vận
chuyển đó để áp dụng theo đơn giá gốc không?

Trả lời:
Việc áp dụng mua sắm trực tiếp cần thực hiện theo các quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật đấu
thầu số 43/2013/QH13 và điểm c, khoản 4 Điều 60 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, theo đó, đơn giá của

hàng hóa áp dụng mua sắm trực tiếp có thể là đơn giá thuần (giá của hàng hóa, sản phẩm) hoặc là đơn
giá đã bao gồm các chi phí về vận chuyển, bảo hiểm, thuế…với điều kiện phải so sánh trên cùng một
mặt bằng với đơn giá đã ký hợp đồng trước đó. Trường hợp có sự thay đổi về địa điểm vận chuyển,
giao hàng thì nhà thầu và bên mời thầu có thể thương thảo về đơn giá trên cơ sở phù hợp với giá cả thị
trường và giá trị hợp đồng mua sắm trực tiếp phải nhỏ hơn 130% so với giá trị hợp đồng đã ký trước
đó.

Bài 30: Việc chỉ định thầu cung ứng thuốc theo quy định tại khoản 5 điều 79 Nghị định số 63/2014/NĐCP có bị hạn chế về số lượng không?
Trả lời:
Tại khoản 5 điều 79 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định “Thuốc đã có trong danh mục
thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đã được duyệt nhưng trong năm nhu cầu sử
dụng vượt số lượng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”. Vì vậy, khi áp dụng chỉ định thầu
gói thầu mua thuốc theo quy định trên thì số lượng thuốc cần mua bổ sung phải căn cứ theo nhu cầu sử
dụng thuốc trong năm và bên mời thầu phải chứng minh được sự cần thiết về việc mua số thuốc bổ
sung đó để đảm bảo mục tiêu của công tác đấu thầu là minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.

Bài 31: Trung tâm tư vấn X (có con dấu, tài khoản riêng) là đơn vị sự nghiệp công lập, hạch toán tài
chính độc lập và trực thuộc sở Y. Sở Y đang được giao nhiệm vụ là CĐT gói thầu A (gói thầu A có
nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trung tâm X).
Hỏi: CĐT sở Y có thể giao cho Trung tâm X thực hiện gói thầu A theo hình thức tự thực hiện được ko?
Trả lời:
Theo Điều 25 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định Tự thực hiện được áp dụng đối với gói
thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có
năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Theo Điều 61 và Khoản 1 Điều 62 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định điều kiện được áp
dụng hình thức tự thực hiện bao gồm: (i) Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề
kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu; (ii) Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự
thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói
19



thầu;

20


(iii) Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số
tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.
Theo đó, việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải tuân thủ quy định nêu trên. Mặc dù Trung
tâm tư vấn X là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y về mặt tổ chức, nhưng lại hạch toán tài
chính độc lập với Sở Y nên việc Sở Y giao cho Trung tâm Tư vấn X thực hiện gói thầu A do Sở làm
chủ đầu tư theo hình thức tự thực hiện là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.

Bài 32: Cơ quan A có đơn vị sự nghiệp hạch toán kế toán độc lập là trung tâm B. Cơ quan A là chủ đầu
tư gói thầu X, vậy cơ quan A có được giao cho trung tâm B thực hiện gói thầu X theo hình thức
tự thực hiện không?

Trả lời:
Tại Điều 25 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định “Tự thực hiện được áp dụng đối với gói
thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có
năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu”. Mặt khác, Tại Điều 61
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện áp dụng hình thức tự thực hiện: Việc áp dụng hình
thức tự thực hiện phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu" trên cơ sở tuân thủ quy định
tại Điều 25 của Luật Đấu thầu và đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói
thầu;
2. Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc,
thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;
3. Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số
tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.

- Tại khoản 1, Điều 62 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định: “Hồ sơ về phương án tự thực
hiện được lập bao gồm yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc, giá trị, thời gian thực hiện, chất lượng
công việc cần thực hiện và dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc. Trường hợp gói thầu do đơn vị
hạch toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng. Trường
hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương
án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện.
Theo đó, việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải tuân thủ quy định nêu trên vì vậy, trung tâm
B là đơn vị sự nghiệp trực thuộc nhưng hạch toán kế toán độc lập với cơ quan A. Vì vậy việc cơ quan
A giao cho trung tâm B thực hiện gói thầu X do cơ quan A làm Chủ đầu tư theo hình thức tự thực hiện
là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.

Bài 33: Đơn vị A tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp máy tính theo hình thức đấu thầu rộng rãi
và nhà thầu B đã trúng thầu gói thầu này. Đơn vị A được áp dụng mua sắm trực tiếp đối
với mặt hàng máy tính mà nhà thầu B đã trúng thầu bao nhiêu lần?
Trả lời:
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 24 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định:
1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án,
dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực
hiện gói thầu trước đó;
b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước
đó;
c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của
21


các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

22



d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp
không quá 12 tháng.
Theo đó, việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp được thực hiện theo quy định nêu trên mà
không có quy định cụ thể về số lần áp dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng mua sắm trực tiếp phải bảo đảm
cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, tránh tình trạng chia dự án, dự toán mua sắm
thành các gói thầu trái với quy định của pháp luật về đấu thầu nhằm mục đích hạn chế sự tham gia của
các nhà thầu vì đây là một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại điểm k khoản 6
điều 89 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Ngoài ra, trường hợp gói thầu mua sắm thỏa mãn các điều
kiện để được mua sắm trực tiếp nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế hoặc hàng hóa mà thị trường
có su hướng giảm giá hoặc có tính năng kỹ thuật được đổi mới theo hướng tốt hơn thì người có thẩm
quyền cần quy định không áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp mà nên chọn áp dụng hình thức lựa
chọn nhà thầu khác phù hợp hơn theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Bài 34: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh X đang tiến hành thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu một
số gói thầu tư vấn thuộc dự án xây dựng quy hoạch đô thị tỉnh tầm nhìn đến năm 2030.
Theo quy đinh tại Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, việc lựa chọn gói thầu tư vấn lập quy
họach được thực hiện thông qua hình thức chỉ định thầu hoặc thi tuyển. Như vậy các gói
thầu tư vấn lập quy hoạch đô thị của tỉnh X có được phép áp dụng hình thức chỉ định
thầu không, kể cả đối với gói thầu có giá trên hạn mức giá gói thầu thuộc trường hợp được
áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP?
Trả lời:
- Tại điểm a, khoản 1 điều 1 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định “Dự án đầu tư
phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị
thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập” thuộc phạm vi điều chỉnh của
Luật này. Trong đó, dự án đầu tư phát triển bao gồm cả dự án, đề án quy hoạch. Theo quy định
tại khoản 1, điều 3 của Luật này, hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này
phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Tại Điều 11, Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 quy định việc lựa chọn tổ chức
tư vấn lập quy hoạch được thực hiện thông qua hình thức chỉ định hoặc thi tuyển. Như vậy
pháp luật về quy hoạch không quy định đối với gói thầu lựa chọn tư vấn lập quy hoạch thì
đương nhiên áp dụng chỉ định thầu. Nghị định số 37/2010/NĐ-CP (Điều 12) quy định cơ quan
tổ chức lập quy hoạch đô thị thực hiện việc chỉ định tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị theo
quy định của pháp luật về chỉ định thầu.
- Theo quy định của pháp luật về đấu thầu, chỉ định thầu chỉ được thực hiện đối với gói
thầu nêu tại các khoản a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 hoặc gói
thầu thuộc hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Do
vậy, đối với trường hợp này, nếu gói thầu tư vấn lập quy hoạch đô thị thuộc các trường hợp chỉ
định thầu đã nêu trên và đáp ứng đủ điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 2, điều 22 Luật
đấu thầu số 43/2013/QH13 thì được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu. Trường hợp gói
thầu không thuộc các trường hợp được chỉ định thầu thì phải áp dụng hình thức lựa chọn nhà
thầu khác cho phù hợp.

Bài 35: Công ty cổ phần A là công ty con trực thuộc tập đoàn B chuẩn bị tổ chức lựa chọn nhà thầu một
số gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Công ty cổ phần A có
được phép sử dụng kết quả đấu thầu rộng rãi của tập đoàn B hoặc các công ty con trong cùng
23


tập

24


đoàn để áp dụng mua sắm trực tiếp hay không?

Trả lời:
Tại khoản 1, Điều 24 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Mua sắm trực tiếp

được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua
sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác. Như vậy, đối với trươngf hợp của công ty cổ
phần A, nếu tập đoàn B hoặc các công ty con trong cùng tập đoàn đã tổ chức đấu thầu rộng rãi
hoặc hạn chế và đã lựa chọn được nhà thầu cho một gói thầu nào đó thì công ty cổ phần A có
thể căn cứ kết quả đấu thầu này để áp dụng hinhg thức mua sắm trực tiếp đối với gói thầu
thuộc dự án do mình là chủ đầu tư có nội dung tương tự với gói thầu nêu trên đồng thời đáp
ứng đầy đủ các điều kiện khác quy định tài Điều 24 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Tuy
nhiên cần lưu ý việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp phải được phê duyệt trong kế hoạch
lựa chọn nhà thầu để làm cơ sở tổ chức đấu thầu.

Bài 36: Công ty liên Doanh X đã tổ chức đấu thầu rộng rãi quốc tế một gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc
dự án xây dựng nhà máy ván ép. Tuy nhiên, chỉ có 03 nhà thầu nộp HSDT và tất cả đều không
đáp ứng yêu cầu nêu trong HSMT. Trong trường hợp này để rút ngắn thời gian chuẩn bị xây
dựng nhà máy ván ép nêu trên. Công ty liên doanh X có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu đối
với gói thầu chưa lựa chọn được nhà thầu sau khi đấu thầu rộng rãi quốc tế hay không?

Trả lời:
Căn cứ điểm b, khoản 1 Điều 15, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, quy định về việc tổ chức đấu
thầu quốc tế: Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một
trong các điều kiện sau đây: Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất
được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng
hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế; Như
vậy, gói thầu này tổ chức đấu thầu quốc tế khi phì hợp các tiêu chí ở trên.
Trường hợp, sau khi đánh giá HSDT chủ đầu tư kết luận không có nhà thầu nào đáp ứng yêu
cầu của hồ sơ mời thầu (cả ba nhà thầu đều được đánh giá không đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh
nghiệm) thì BMT phải báo cáo Chủ đầu tư để tiến hành hủy thầu theo quy dịnh tịa Điều 17, Luật đấu
thầu số 43/2013/QH13.
-Trường hợp, Đế bảo đảm tiến độ xây dựng nhà máy, chủ đầu tư cũng không thể áp dụng hình
thức chỉ định thầu đối với gói thầu trên, Vì Chỉ định thầu chỉ áp dụng cho các trường hợp được quy
định cụ thể tại Điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và mục I, chương V, Nghị định số

63/2014/NĐ-CP và phải trên cơ sở Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đấu thầu. Cho nên, nếu BMT không
tiến hành hủy thầu và đấu thầu quốc tế lại mà lại áp dụng hình thức chỉ định để lựa chọn nhà thầu thực
hiện là vi phạm pháp luật về đấu thầu, không đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả
kinh tế.

Bài 37: Gói thầu mua phần mềm diệt vi rút cho hệ thống thông tin thuộc dự án “Nâng cấp hạ tầng công
nghệ thông tin” của Chủ đầu tư A có giá gói thầu là 250 triệu. Gói thầu cần những điều kiện gì
để được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn? ngoài ra, trong quá trình thực hiện chỉ định
thầu rút gọn, chủ đầu tư có phải thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hay không?

Trả lời:
Tại điểm e, khoản 1 Điều 22 quy định về một trong các trường hợp áp dụng chỉ định thầu “Gói
thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định
thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ”. và tại
khoản 1 Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định hạn mức chỉ định thầu như sau: “Không quá
500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá
25


×