Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.5 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI
CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI
CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÀNH ĐẠT

Đà Nẵng – Năm 2018




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
5. Kết cấu luận văn ...................................................................................... 5
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP .. 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ........................................................................................... 10
1.1.1. Thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp .............................................. 10
1.1.2. Các khái niệm về Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp ........... 12
1.1.3. Sự cần thiết phải quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp ............. 14
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP ..................................................................... 16
1.2.1. Quy trình và nội dung cơ bản của công tác quản lý thu thuế
TNDN .............................................................................................................. 16
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh
nghiệp .............................................................................................................. 25
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu thuế thu nhập
doanh nghiệp ................................................................................................... 30
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP CỦA MỘT SỐ CỤC THUẾ ............................................................ 32


1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của một số
Cục Thuế có số thu lớn ................................................................................... 32

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của một số
Cục Thuế có số thu tương đương với Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk ....................... 35
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK ...... 38
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK ................................... 38
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk ........... 38
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk .......................... 39
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk ................................... 41
2.1.4. Đội ngũ cán bộ quản lý thu thuế ..................................................... 42
2.1.5. Kết quả thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2015 – 2017 ............... 45
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK ................................ 49
2.2.1. Công tác lập dự toán thu, phân tích và dự báo nguồn thu thuế
TNDN .............................................................................................................. 49
2.2.2. Công tác tổ chức thực hiện thu thuế thu nhập doanh nghiệp .......... 53
2.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra - quản lý và cưỡng chế nợ thuế - giải
quyết khiếu nại tố cáo về thuế ......................................................................... 63
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2015 – 2017 . 71
2.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................. 71
2.3.2. Hạn chế............................................................................................ 73
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ...................................................................... 76
CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC
THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020 ................................................. 77


3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH
ĐẮK LẮK ....................................................................................................... 77

3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện công tác thu thuế Thu nhập doanh nghiệp
của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 ..................................................... 77
3.1.2. Định hướng về công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 ........................................................... 77
3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ
TỈNH ĐẮK LẮK ............................................................................................ 79
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán thu thuế TNDN ........................... 79
3.2.2. Hoàn thiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người
nộp thuế về pháp luật thuế TNDN .................................................................. 80
3.2.3. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế
TNDN .............................................................................................................. 84
3.2.4. Hiện đại hóa công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế
TNDN .............................................................................................................. 89
3.2.5. Tăng cường công tác đôn đốc thu và quản lý nợ thuế TNDN ........ 91
3.2.6. Một số khuyến nghị với các cấp, các ngành có liên quan .............. 94
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCC

: Cán bộ công chức

BTC

: Bộ Tài chính


DN

: Doanh nghiệp

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

GTGT

: Giá trị gia tăng

KT-XH

: Kinh tế xã hội

NNT

: Người nộp thuế

NSNN

: Ngân sách Nhà nước

QLT

: Quản lý thuế

QLTT


: Quản lý thu thuế

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TNCN

: Thu nhập cá nhân

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

: Trách nhiện hữu hạn

UBND

: Ủy ban Nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.


Phân loại trình độ chuyên môn CBCC tại Cục thuế
tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015 - 2017

Trang

42

Tình hình CBCC được đào tạo, tập huấn về quản lý
2.2.

thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn

44

2015 - 2017
2.3.

2.4.

2.5.

Kết quả thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2015- 2017
của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk
Tình hình lập và phân bổ dự toán thu thuế, phí tại Cục
Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 - 2017
Kết quả thực hiện dự toán thu thuế TNDN tại Cục
Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 - 2017

46


50

51

Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền về thuế
2.6.

TNDN tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 –

54

2017
2.7.

2.8.

2.9.

2.10.

Kết quả thực hiện công tác hỗ trợ về thuế TNDN tại
Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 – 2017
Tình hình cấp mã số thuế tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2015-2017
Tình hình nộp tờ khai thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh
Đắk Lắk, giai đoạn 2015 – 2017
Kết quả thu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk


56

57

60

62


Số hiệu
bảng
2.11.

Tên bảng
Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tại
Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015 -2017

Trang

64

2.12.

Tỷ lệ nợ thuế thu nhập doanh nghiệp

68

2.13.

Tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu ngân sách


69


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình
2.1.

2.2.

2.3.

2.4.

Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Cục Thuế tỉnh
Đắk Lắk
Phân loại CBCC theo trình độ chuyên môn tại Cục
Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015- 2017
Kết quả thực hiện dự toán thu thuế TNDN giai đoạn
2015- 2017
Tốc độ tăng trưởng các loại hình doanh nghiệp tại Cục
Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015- 2017

Trang

42


43

52

58


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986), đất nước
ta triển khai thực hiện đường lối đổi mới trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội.
Trong lĩnh vực tài chính, Nhà nước đã tiến hành cải cách hệ thống thuế nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển các thành phần kinh tế bình đẳng trong quá trình
sản xuất kinh doanh (SXKD). Hệ thống quản lý thuế đã xây dựng và không
ngừng được kiện toàn, đảm bảo thực thi các luật thuế trong cả nước. Hiệu lực,
hiệu quả của bộ máy quản lý thuế ngày càng được nâng cao. Nhờ vậy, chính
sách thuế của Nhà nước ta đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã
hội. Số thu từ thuế, phí và lệ phí đã trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân
sách nhà nước (NSNN), năm sau thường cao hơn năm trước, nhất là các năm
gần đây và đã góp phần đảm bảo công bằng xã hội, tạo môi trường cạnh tranh
bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ quan trọng để điều
tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, kích thích SXKD
phát triển. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm đến thuế và hoàn thiện
các biện pháp quản lý và thu thuế. Nhà nước sử dụng thuế là công cụ để tác
động vào nền kinh tế thông qua việc xác định đúng nguyên tắc và phương
pháp tính thuế để thực hiện công bằng, đạt hiệu quả kinh tế. Trong hệ thống

chính sách thuế hiện hành của Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN) là loại thuế trực thu, một trong những sắc thuế có vai trò đặc biệt
quan trọng không chỉ là công cụ rất mạnh của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ
mô nền kinh tế, khuyến khích đầu tư mở rộng SXKD phát triển mà còn có ý
nghĩa đóng góp số thu lớn cho ngân sách và đảm bảo ổn định bền vững nguồn
thu NSNN hàng năm. Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc


2

đối tượng nộp thuế TNDN là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm
điều tiết thu nhập và phân phối thu nhập của quốc gia trong từng giai đoạn
lịch sử nhất định. Chính vì vậy, công tác quản lý thu thuế nói chung và công
tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đối với một quốc gia là
rất quan trọng, đặc biệt đối với quốc gia đang phát triển như Việt nam vì thuế
là nguồn thu chủ yếu của NSNN và là công cụ quan trọng góp phần điều
chỉnh, thực hiện các chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua đã rất chú trọng đến công
tác quản lý thu thuế nói chung và công tác quản lý thu thuế TNDN nói riêng.
Kết quả hoạt động năm 2017 cho thấy Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đã có tổng thu
đạt 5.101,6 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch Hội đồng nhân dân tỉnh, 127,5% kế
hoạch Bộ tài chính giao và bằng 125,2% so với cùng kỳ, đồng thời có 8/10
khoản thu vượt mức kế hoạch và tăng so với cùng kỳ, trong đó các sắc thuế
quan trọng vượt cao như: Thuế TNCN đạt 125,3%, Thuế bảo vệ môi trường
đạt 118,2%, Tiền thuê đất đạt 111 % kế hoạch... Những con số này cho thấy
hiệu quả hoạt động của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk trong thời gian vừa qua.
Mặc dù vậy, công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp cũng còn
nhiều hạn chế, do người nộp thuế không tự giác chấp hành pháp luật thuế, có
nhiều hành vi gian lận để trốn thuế, lạc hậu về cơ chế quản lý, quy trình thu
thuế chưa hoàn thiện, đội ngũ nhân viên quản lý thu thuế chưa được đào tạo

bài bản hoặc các hạn chế về thủ tục và các biện pháp cưỡng chế nợ thuế…
Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế TNDN là một
đòi hỏi cấp thiết, là một nhiệm vụ trọng tâm của Cục thuế tỉnh Đắk Lắk trong
giai đoạn hiện nay. Việc đi sâu nghiên cứu công tác quản lý thu thuế TNDN
sẽ góp phần làm lành mạnh hoá hoạt động tài chính, đầu tư và tăng cường tính
hiệu lực, hiệu quả của chính sách thuế. Từ những vấn đề trên, với kiến thức
bản thân đã học tại lớp Cao học Tài chính ngân hàng của Trường Đại học


3

kinh tế Đã Nẵng nên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý
thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc
sỹ chuyên ngành Tài chính ngân hàng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu này nhằm làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản
lý thu thuế TNDN để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế
TNDN ở Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, từ đó chỉ ra kết quả và có một số đề xuất
nhằm tìm ra những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý thu; qua đó
đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu thuế TNDN
tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên thì nghiên cứu này hướng tới các
mục tiêu cụ thể sau:
- Làm rõ những nội dung cơ bản về công tác quản lý thu thuế TNDN
nói chung.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng công tác quản lý thu thuế TNDN
giai đoạn 2015 – 2017 tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk. Qua đó, chỉ ra những mặt
đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý
thu thuế TNDN ở tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý thu

thuế TNDN ở Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho giai đoạn từ năm 2018 đến năm
2020.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tiễn công tác quản lý thu
thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.
Về đối tượng nghiên cứu cụ thể:
+ Công tác lập dự toán, phân tích dự báo nguồn thu thuế TNDN;


4

+ Công tác tuyên truyền hỗ trợ các doanh nghiệp nộp thuế TNDN;
+ Công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế TNDN;
+ Công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN;
+ Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN;
+ Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế TNDN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài xác định phạm vi nghiên cứu là công tác quản lý
thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.
- Về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực tiễn công tác
quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.
- Về thời gian: các dữ liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá thực
trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ tập trung trong giai
đoạn 3 năm từ năm 2015 - 2017. Các khuyến nghị được đề xuất cho giai đoạn
từ năm 2018 đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đó là:
- Phương pháp thống kê, thu thập thông tin: Thống kê số liệu quản lý
thu thuế TNDN qua các nguồn thu thập thông tin và các báo cáo của cơ quan

thuế trong 3 năm từ 2015 - 2017 tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.
- Phương pháp đối chiếu - so sánh: So sánh các số liệu tương đối và
tuyệt đối về các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý thu thuế TNDN trong giai
đoạn năm 2015 - 2017 để mô tả thực trạng.
- Phương pháp phân tích: Từ thực trạng đó phân tích nguyên nhân tăng,
giảm của các chỉ tiêu và đưa ra các nhận xét, đánh giá về công tác quản lý thu
thuế TNDN của Cục Thuế trong thời gian nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp lại các kết quả nghiên cứu để đưa ra
những khuyến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu


5

thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, hệ thống
các bảng, biểu, phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương
như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý
thu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2017.
Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế
thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
6.1. Các bài báo khoa học
[1] Nguyễn Thị Thu Huyền, “Giải pháp nâng cao hiệu quả thu thuế đối
với hộ kinh doanh cá thể”, Tạp chí Tài chính ngày 19/11/2016.
Bài báo trình bày kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước trong năm
2015, Chi cục Thuế huyện Sông Công, thuộc Cục thuế Thái Nguyên có 1.069

hộ tiến hành kê khai và nộp thuế, thu gần 6,02 tỷ đồng, tăng thu gần 600 triệu
đồng, bằng 124% kế hoạch giao; Đảm bảo nguồn thu ngân sách toàn TP.
Sông Công (là 158,211 tỷ đồng), vượt 19,4% so với thực hiện năm 2014, vượt
44,2% so với dự toán Tỉnh giao và vượt 32,1% so với dự toán Thành phố
giao. Kết quả trên thể hiện được hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế tại
Chi cục. Tuy nhiên tình trạng vi phạm pháp luật về thuế của các hộ kinh
doanh thường xảy ra dưới nhiều hình thức, với các mức độ khác nhau, trong
khi thực trạng quản lý các hộ kinh doanh cũng còn những bất cập dẫn đến
hiệu quả thu thuế ở đối tượng này chưa đạt kết quả cao. Công tác quản lý thu
còn những khó khăn nhất định. Vì vậy, việc đưa ra một số giải pháp nhằm


6

nâng cao hiệu quả thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Sông Công là rất cần thiết.
Yêu cầu đặt ra là phải hoàn thiện chính sách và công cụ quản lý để nâng cao
hiệu quả thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
[2] Lê Văn Hải, “Bàn về nguyên tắc “nguyên tắc quản lý thuế” trong
Luật Quản lý thuế sửa đổi”, Tạp chí Tài chính ngày 30/12/2017.
Bài báo đề cập đến nội dung cần sửa đổi, xuất phát từ thực tiễn quản lý
thuế trong hơn 10 năm qua, cũng như kinh nghiệm quốc tế đặt ra đối với Việt
Nam, đó là “nguyên tắc quản lý thuế” được quy định tại Điều 4 của Luật
Quản lý thuế hiện hành. Nguyên tắc này nên được xem xét nâng đúng tầm
trong hoạt động quản lý thuế hiện đại; góp phần đảm bảo nguồn thu chủ yếu
của NSNN. Từ chính các luật thuế được Quốc hội thông qua, “Nguyên tắc
quản lý thuế” cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nguyên tắc này
cần được xem xét cụ thể trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý thuế tại Việt
Nam; kinh nghiệm quốc tế trong việc áp dụng nguyên tắc quản lý thuế; cũng
như dự liệu những vấn đề đã, đang diễn ra tại Việt Nam và quốc tế. Thuế là
nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia. Sự lớn mạnh của Đất nước đòi hỏi

phải đưa cơ sở tính thuế lên đúng tầm, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây
chính là lợi ích quốc gia, là yêu cầu bắt buộc phải cân nhắc kỹ và dự liệu khi
sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Luật Quản lý thuế trong tương lai gần.
[3] Phan Thị Phương Huyền, “Vai trò của thuế TNDN trong thu hút và
thúc đầy đầu tư ở Việt Nam”, Tạp chí tài chính ngày 24/10/2017.
Xuất phát từ vai trò của thuế TNDN, tác giả đã đưa ra thực trạng, bất
cập và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao vai trò của thuế
TNDN đối với đầu tư tại Việt Nam. Bài viết là một tài liệu tham khảo hữu ích
để xây dựng các giải pháp trong đề tài.
[4] Đinh Lan Ngọc, “Quản lý thuế hiện đại theo chuẩn mực quốc tế”,
Tạp chí Kinh tế Việt Nam ngày 20/12/2017.


7

Tác giả đã nêu ra những điểm mới của Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ
sung. Qua đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan thuế
nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực
quốc tế.
[5] Nguyễn Lê Hồng Vân, “Nâng cao hiệu quả quản lý thuế đến 2020:
Hoàn thiện thể chế giữ vai trò quan trọng”. Báo Hải quan 2017
Bài báo đã đưa ra những kết quả đạt được của ngành thuế từ năm 2009
đến nay và đưa ra các đề xuất để hoàn thiện công tác quản lý thuế nhằm đảm
bảo nâng cao hiệu quả và hiệu lực công tác quản lý thuế và phù hợp với giải
pháp công nghệ mới đưa ra theo những chuẩn mực quốc tế về thuế.
[6] Nguyễn Thị Hải Yến, “Siết quản lý để chống thất thu thuế”, Báo
Hải quan năm 2017.
Bài báo đẩy mạnh tiến trình thực hiện kế hoạch cải cách hệ thống thuế
giai đoạn 2016 - 2020 đã được Bộ trưởng Bộ Tài Chính phê duyệt. Đồng thời,
rà soát, cải cách thủ tục hành chính thuế và sửa đổi, bổ sung quy trình nghiệp

vụ. Ngành cũng tăng quản lý nội ngành, kỷ cương, kỷ luật đổi mới phương
pháp làm việc; củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
Các tạp chí: Kinh tế phát triển, Phát triển Kinh tế, Khoa học và Công
nghệ, Khoa học kinh tế, trong 3 năm từ 2015 đến 2017 không tìm thấy bài
viết liên quan trực tiếp đến đến đề tài nghiên cứu.
6.2. Các đề tài luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng trong 3
năm gần đây
[1] Trần Phan Quốc Chương (2013), “Quản lý thu thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Gia Lai”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. Tác
giả đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN, thu thập số liệu
và đưa ra các đánh giá về thực trạng công tác quản lý thuế TNDN tại Cục
Thuế tỉnh Gia Lai trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2011. Tuy nhiên, phạm vi


8

nghiên cứu của tác giả là công tác quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh
Gia Lai không đi vào nghiên cứu chuyên sâu công tác quản lý thu thuế TNDN
tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk. Do đó, tác giả chưa tập trung đi sâu vào các giải
pháp để hoàn thiện công tác quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Đắk
Lắk trong thời gian tới.
[2] Lương Thị Minh Kiều (2015), “Hoàn thiện công tác quản lý thuế
thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. Đề tài tập trung nghiên cứu phân
tích, đánh giá công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế quận Liên Chiểu,
thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ 2009 đến 2013 dựa trên nền tảng cơ sở
lý luận về công tác quản lý thuế TNDN tại các cơ quan thuế và thu thập số
liệu phỏng vấn trực tiếp các cán bộ làm công tác quản lý thuế tại Chi cục
Thuế quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, đề tài chỉ đề ra các
giải pháp cơ bản chưa chuyên sâu để hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN

của địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng mà không đi sâu vào công
tác quản lý thu thuế TNDN.
[3] Lê Trung Dũng (2015), “Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.
Tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kiểm soát thuế TNDN của cơ
quan thuế, phân tích đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thuế TNDN giai
đoạn 2012 - 2014, từ đó đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp tăng
cường công tác kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi. Tuy
nhiên, tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu công tác quản lý thu thuế TNDN,
cũng như chưa đưa ra các giải pháp chuyên sâu nhằm hoàn thiện công tác này
tại Cục Thuế tỉnh Quãng Ngãi.
[4] Nguyễn Thị Giang (2016), “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu
nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông”, Luận văn


9

Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. Tác giả dựa trên số liệu thu thập được từ công tác
thu thuế TNDN trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông từ năm 2012 đến
2014, nêu ra các kết quả đạt được, đưa ra các đánh giá, nhận xét về những kết
quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong giai đoạn này, từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế.
[5] Nguyễn Thị Hương Nguyên (2016), “Quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Chi cục Thuế M’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học
Đà Nẵng. Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thuế TNDN tại địa bàn
huyện M’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk, là một huyện có số thu NSNN khá nhỏ so với
toàn tỉnh. Do đó, chưa thể hiện được tầm bao quát công tác quản lý thuế TNDN
để đưa ra những giải pháp mang tính đột phá cho cả hệ thống ngành thuế.
[6] Võ Thị Kiều Oanh (2017), “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu
nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng”,

Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã thu thập các tài liệu, số liệu
thực tế làm căn cứ đánh giá thực trạng quản lý thuế Thu nhập Doanh nghiệp
tại địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, phân tích các hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế nhằm làm cơ sở đề xuất các giải pháp. Các
giải pháp phù hợp với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, có tính khả
thi và có cơ sở khoa học thực tiễn.
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên, có thể thấy khoảng trống
nghiên cứu mà đề tài của học viên sẽ đáp ứng là:
- Về nội dung: Cho đến nay chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu
công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp ở cấp Cục thuế.
- Về không gian nghiên cứu: Chưa có nghiên cứu về cùng chủ đề tại
Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.
- Về thời gian: Các nghiên cứu vẫn chưa cập nhật dữ liệu đến thời điểm
hiện nay.


10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP
1.1.1. Thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Thuế
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có
nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản
pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả
trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.

Khi Nhà nước ra đời, thuế là công cụ để Nhà nước có nguồn thu nhằm
trang trải các chi tiêu của Nhà nước. Nhà nước dùng quyền lực của mình ban
hành các luật thuế để bắt buộc dân cư và các đối tượng khác trong nền kinh tế
đóng góp cho Nhà nước. Và đây là hình thức huy động tài chính cho Nhà
nước. Người nộp thuế sẽ phải đóng thuế theo luật định, mang tính chất bắt
buộc trên nguyên tắc luật định.
Như vậy, thuế có thể hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Nghĩa rộng, thuế có thể được hiểu là nguồn lực chuyển giao từ khu vực tư
sang khu vực công. Nghĩa hẹp, thuế là một khoản thu bắt buộc bằng tiền của
Chính phủ, không mang tính đối giá hoàn trả trực tiếp và được thực thi bằng
pháp luật.
b. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển
của thuế. Hiện nay ở các nước phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà


11

nước và thực hiện phân phối thu nhập. Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho
các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là khác nhau,
điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong
phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế
TNDN là tất cả các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
có thu nhập chịu thuế đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tiên được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức.

Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 do Quốc Hội
nước Việt Nam ban hành ngày 03 tháng 06 năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung
số 32/2013/QH13, tại Điều 2 quy định cụ thể các đối tượng nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp bao gồm các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này.
Về nguyên tắc, thu nhập chịu thuế là bất cứ khoản thu nhập phát sinh
nào dù bằng tiền vay hay hiện vật, không phân biệt từ nguồn sản xuất kinh
doanh hay hoạt động, đầu tư sau khi loại bỏ những khoản được pháp luật quy
định không phải chịu thuế thu nhập. Những khoản thu nhập được quy định
không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường là những khoản thu
nhập còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập hoặc một loại thuế tương đương ở
một khâu nào đó. Những khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập cũng có thể
là những khoản thu nhập nhỏ, lặt vặt nhưng lại không thuận tiện cho công tác
quản lý. Nói cách khác, thu nhập chịu thuế phải gồm hầu hết các khoản thu
nhập chủ yếu phát sinh, không phân biệt hình thái và nguồn gốc của chúng.


12

1.1.2. Các khái niệm về Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Quản lý thuế
Quản lý nói chung được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý tới đối
tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Theo Luật quản lý thuế (năm 2007), Quản lý thuế (QLT) là hoạt động
tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo người nộp
thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của
pháp luật. Theo đó, QLT được hiểu là quá trình tổ chức, điều hành và giám
sát việc thực hiện những quy định trong luật thuế nhằm huy động đầy đủ
những khoản tiền thuế vào NSNN theo luật định.
Tuy nhiên vấn đề QLT phải được xem xét dưới góc độ của nền kinh tế

nói chung, tức là quản lý các mối quan hệ về thuế của các chủ thể bao gồm:
Nhà nước (cơ quan định ra chính sách thuế), các đối tượng nộp thuế và bộ
máy quản lý hành chính thuế (Quản lý hành chính thuế được hiểu là chức
năng, là hoạt động quản lý của cơ quan QLT đối với các thực hiện nghĩa vụ
thuế của người nộp thuế và được thực hiện bằng phương pháp hành chính).
QLT là một nội dung quan trọng cuả công tác quản lý tài chính Nhà
nước. QLT không thể tách rời quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà
nước vế kinh tế nói riêng.
b. Quản lý thu thuế
Quản lý thu thuế (QLTT) là một nội dung của quản lý thuế - một lĩnh
vực quản lý hành chính công của nhà nước.
“QLTT là quản lý việc thực thi và thực thi các chính sách thuế hay là
việc thực hiện quyền hành pháp và tư pháp của nhà nước trong lĩnh vực thuế.”
“QLTT là việc thực thi các luật thuế, là việc định ra các hệ thống tổ
chức, phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ cho các tổ chức


13

này, xác lập mối quan hệ hữu hiệu trong thực thi luật thuế nhằm đạt được mục
tiêu đề ra trong môi trường luôn biến động”.
“Theo Luật quản lý thuế, QLTT là quá trình thực thi các chức năng
quản lý từ quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; quản lý
hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; quản lý xóa nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý
thông tin về người nộp thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; cưỡng chế thi hành các
quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế và giải quyết
khiếu nại tố cáo về thuế”.
Từ các khái niệm trên có thể định nghĩa QLTT là một quá trình thực thi
chính sách thuế, thông qua quá trình tác động của cơ quan thuế lên các tổ
chức và công dân, nhằm đảm bảo và tăng cường sự tuân thủ nghĩa vụ thuế

một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian trong điều kiện môi trường
QLTT luôn biến động.
c. Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Quản lý thu thuế TNDN là một một nội dung cơ bản và quan trọng của
công tác quản lý thu thuế. Vì vậy, về cơ bản cách hiểu về QLTT đã nêu ở
phần trên cũng là cách hiểu về quản lý thu thuế TNDN. Tuy nhiên, quản lý
thu thuế TNDN có những nét đặc thù riêng như sau:
Thứ nhất, quản lý thu thuế TNDN là việc quản lý bằng pháp luật, hoạt
động quản lý thuế được quy định rõ trong pháp luật quản lý thuế.
Thứ hai, quản lý thu thuế TNDN được thực hiện chủ yếu bằng phương
pháp hành chính. Phương pháp này thể hiện việc tuân thủ mệnh lệnh, quyết
định đơn phương của cơ quan quản lý cấp trên là chủ yếu. Người nộp thuế
phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định quản lý của cơ quan cấp trên về lĩnh
vực nộp thuế. Cơ quan quản lý thì đưa ra những quyết định quản lý buộc
người nộp thuế phải thực hiện. Nếu không chấp hành thì người nộp thuế sẽ
phải chịu mức phạt hành chính theo quy định.


14

Thứ ba, quản lý thu thuế TNDN là hoạt động mang tính kỹ thuật,
nghiệp vụ chặt chẽ. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, việc nộp thuế là
nghĩa vụ của mỗi công dân. Tuy nhiên thuế lại dễ gây ra những phản ứng từ
người phải gánh chịu. Vì vậy, để thu được thuế không phải là điều đơn giản,
buộc những cán bộ ngành thuế phải có chuyên môn, nghiệp vụ nhất định
trong quản lý thu nộp thuế, đồng thời phải nắm bắt được những kỹ thuật
nghiệp vụ chủ yếu để việc thu thuế thành công, đóng góp vào NSNN.
1.1.3. Sự cần thiết phải quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Quản lý thu thuế nói chung và quản thu lý thuế TNDN nói riêng luôn là
một yêu cầu bức thiết được đặt ra cho mỗi quốc gia. Sự cần thiết phải quản lý

thu thuế TNDN là xuất phát từ những lý do cơ bản sau:
a. Do yêu cầu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Ở hầu hết các quốc gia, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng vì là
nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước. Vì vậy làm tốt công tác quản lý
thu thuế sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời
số thu cho ngân sách quốc gia. Mặt khác, thuế có tác động đến toàn bộ quá
trình phát triến kinh tế mà đây chính là cơ sở tạo ra nguồn thu thuế trong
tương lai. Cho nên, để tăng trưởng và ổn định số thu của ngân sách nhà nước
trong tương lai, công tác quản lý thu thuế cũng cần chú ý duy trì và phát triển
các cơ sở tạo ra nguồn thu thuế.
Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN. Điều này thể hiện ở
phạm vi áp dụng thuế TNDN rất rộng rãi, bao gồm mọi cơ sở kinh doanh có
thu nhập. Mặt khác, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các
hoạt động kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng
cao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN.
b. Do yêu cầu điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội
Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng


15

tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Thuế không chỉ đem lại nguồn thu ngân sách phục vụ nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước mà còn là công cụ để Nhà nước điều tiết các hoạt động kinh tế
và phân phối lại thu nhập. Vì vậy, thuế có vai trò to lớn trong việc thực hiện
các mục tiêu kinh tế - xã hội. Vai trò của thuế trong nền kinh tế được phát huy
tốt nhất chính là nhờ vào việc hoạch định chính sách thuế hợp lý và tổ chức
quản lý thu thuế có hiệu quả. Ngược lại, sự yếu kém trong công tác quản lý
thu thuế sẽ làm cho thuế không thể hiện được vai trò, chức năng tích cực vốn
có của nó. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành

phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trên cơ sở pháp luật.
Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính
mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao;
ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn
chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế
nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập
của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể
kinh doanh vào NSNN được công bằng, hợp lý.
Thuế TNDN được tính trên số thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi tất cả
những khoản chi phí hợp lý theo quy định với thuế suất ổn định cho nên
những doanh nghiệp có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều. Ngược lại, những
doanh nghiệp có thu nhập thấp thì nộp thuế ít, doanh nghiệp không có thu
nhập thì không phải nộp thuế. Điều này đã tạo ra sự bình đẳng công bằng
trong khả năng đóng góp cho NSNN giữa các cơ sở kinh doanh.
c. Do yêu cầu kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật thuế
của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước thông qua các công cụ pháp
luật để quản lý nền kinh tế. Trong khi đó ý thức chấp hành pháp luật của các


×