Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Luận văn thạc sĩ tăng trưởng kinh tế tỉnh đắk nông (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.88 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG HỮU ĐỨC

TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH ĐẮK NÔNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.34.04.10

Đà Nẵng - 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH

Phản biện 1: TS. LÊ BẢO
Phản biện 2: TS. TRẦN THỊ BÍCH HẠNH

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 8 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Đắk Nông là một trong những trung tâm phát triển kinh tế
năng động nhất của khu vực Tây Nguyên, chiếm vai trò quan trọng
trong việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách quốc gia,
vì vậy được đánh giá là một trong các tỉnh trọng yếu của trục kinh tế
vùng kinh tế trọng điểm Tây Nguyên.Trong những năm qua, nền
kinh tế của tỉnh Đắk Nông phát triển nhanh trên các lĩnh vực theo
hướng phát huy triệt để tiềm năng lợi thế của tỉnh đã tạo ra những
bước đột phá quan trọng. Mặc dù, tăng trưởng kinh tế tuy cao nhưng
vẫn dưới mức tiềm năng, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng không
cao. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào yếu tố vốn, lao động và
khai thác tài nguyên nhằm tăng năng lực sản xuất theo chiều rộng,
thiên về cung; chưa chú trọng đúng mức đến "cầu". Tác động yếu tố
"cầu" trong tăng trưởng kinh tế không đậm nét; trong khi đó, chất
lượng yếu tố đầu vào thấp, việc sử dụng yếu tố đầu vào còn ít hiệu
quả. Tác động của yếu tố công nghệ trong mô hình tăng trưởng thấp,
chưa tạo ra bước chuyển biến mạnh về tăng trưởng và chất lượng
tăng trưởng. Mặt khác, kinh tế tăng trưởng còn trong tình trạng thụ
động và có nhiều dấu hiệu phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu và dễ bị
tổn thương do các cú sốc bên ngoài.
Từ những hạn chế trong nghiên cứu và những vấn đề tồn tại của
quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Nông đòi hỏi phải làm rõ
được bản chất của tăng trưởng kinh tế, cơ chế vận động của nó để
quyết định phân bổ nguồn lực tạo ra sản lượng và phân phối kết quả
đó. Cách thức tăng trưởng kinh tế mới của đề tài sẽ cho phép giải
quyết những vấn đề tồn tại của tăng trưởng.
Để đạt được những yêu cầu đặt ra đòi hỏi một nghiên cứu phải



2
hoàn thành các nội dung: Khái quát lý thuyết về tăng trưởng kinh tế;
Thực trạng tăng trưởng kinh tế hiện tại của tỉnh Đắk Nông; Hệ thống
các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy TT kinh tế tỉnh Đắk Nông
những năm tới.
Đây chính là những lý do tôi chọn đề tài “ Tăng trƣởng kinh tế
tỉnh Đắk Nông ” này làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu của đề tài
- Khái quát được lý luận tăng trưởng kinh tế;
- Đánh giá được thực trạng tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời
gian qua;
- Đưa ra được các giải pháp điều chỉnh cách thức tăng trưởng
kinh tế cho tỉnh Đắk Nông.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài phải trả lời câu hỏi:
- Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Nông hiện nay đang vận
hành như thế nào?
- Giải pháp nào điều chỉnh tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk
Nông?
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tình hình tăng trưởng kinh
tế của địa phương cấp tỉnh
Phạm vi không gian: Tỉnh Đắk Nông.
Phạm vi thời gian: khoảng thời gian số liệu nghiên cứu 2010 tới
2017 và thời gian phát huy các giải pháp đến 2025.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế là vấn đề rộng và phức tạp
vì liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều mặt, nhiều địa phương. Khó
khăn hiện hữu ngay từ khâu thu thập thông tin và dữ liệu về tình hình



3
phát triển kinh tế xã hội nói chung và của từng lĩnh vực, từng ngành
nói riêng. Ngoài ra, hệ thống số liệu thống kê của tỉnh không thống
nhất, thiếu đồng bộ và không đầy đủ. Không gian nghiên cứu rộng
cũng là một khó khăn lớn. Để giải quyết vấn đề, đề tài sử dụng tổng
hợp các phương pháp: Thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp phân
tích số liệu, phương pháp mô hình hóa, phương pháp chuyên gia,
phương pháp lịch sử,...
6. Nội dung nghiên cứu
Mục tiêu đề tài được thực hiện qua các nội dung nghiên cứu sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế
Chương 2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế tỉnh Đắk Nông
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy TT kinh tế tỉnh
Đắk Nông
7. Tổng quan nghiên cứu
7.1. Của thế giới
7.2. Các nghiên cứu trong nước


4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.1. LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.1.1. Khái niệm và đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh quy
mô tăng lên hay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước
đó hoặc của thời kỳ này so với thời kỳ trước đó. Tăng trưởng kinh tế
có thể biểu hiện bằng qui mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. Để

đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng hai chỉ số chủ
yếu: phần tăng, giảm quy mô của nền kinh tế (tính theo GDP), hoặc
tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP).
Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh
tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (qui mô tăng trưởng) hoặc số
tương đối (tốc độ tăng trưởng)
1.1.2. Một số lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế
Nhóm tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết chia thành 4 nhóm
chính theo thời gian phát triển. Chúng bao gồm: tăng trưởng kinh tế
theo lý thuyết truyền thống, tuyến tính, tân cổ điển và nội sinh.
1.1.3. Một số kết quả nghiên cứu về tăng trƣởng kinh tế
Thực tiễn cũng đã chỉ ra rằng muốn tăng trưởng thành công
phải lựa chọn đúng mô hình tăng trưởng phù hợp với điều kiện và
khả năng của nền kinh tế. Nhưng vẫn có một điểm chung nhất trong
lựa chọn tăng trưởng của các nền kinh tế thành công đó chính là phát
huy và khai thác toàn diện cả tổng cung và tổng cầu, chuyển từ chiều
rộng sang chiều sâu.
1.2. NỘI DUNG VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.2.1. Duy trì tăng trƣởng kinh tế cao, ổn định trong dài hạn


5
Các dạng tăng trưởng theo lý thuyết đều đã chỉ ra được kết quả
cuối cùng nhờ lựa chọn đúng dạng tăng trưởng kinh tế khi sản lượng
GDP và việc làm của nền kinh tế được gia tăng đều ổn định và mức
độ cao có thể trong dài hạn.
Để đo lường độ ổn định của tăng trưởng ta có thể dùng tỷ số
giữa độ lệch chuẩn của tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. Độ lệch
chuẩn đơn giản là đại lượng được tính bằng cách lấy căn bậc hai của
phương sai.

Phương sai tổng thể được kí hiệu bằng chữ  2 . Công thức tính
như sau:
N

2 

(X
i 1

i

  )2

N

Trong đó: N là số năm quan sát hay quy mô tổng thể
Xi là giá trị trên quan sát thứ i (trong trường hợp đề tài này là
tốc độ tăng trưởng năm i)

 là trung bình tổng thể (trong trường hợp này là g Y tốc độ
tăng trưởng trung bình của giai đoạn cần tính)
2
Độ lệch chuẩn tổng thể được kí hiệu là   
Hệ số đo độ ổn định của tăng trưởng ở mỗi giai đoạn tạm ký

hiệu là a 



gY


Do đó, hệ số này càng thấp thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế càng ổn định và ngược lại.
1.2.2. Huy động phân bổ nguồn lực tạo ra tăng trƣởng kinh
tế
Các nguồn lực được phân bổ theo các tỷ lệ nhất định vào các
ngành kinh tế theo quá trình phân công lao động xã hội. Một sự phân


6
bổ hợp lý tạo ra một cơ cấu hợp lý sẽ cho phép sản lượng hàng hóa
dịch vụ nhiều hơn. Hay chính tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh
tế phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của các ngành cũng như tỷ trọng
của các ngành (hay cơ cấu kinh tế). Khi các ngành có trình độ công
nghệ hiện đại như công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng lớn và tốc độ
tăng nhanh thì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.
1.2.3. Phân phối kết quả tăng trƣởng
Dựa vào tình hình thực tế của tổng cầu, các thành tố của tổng
cầu và hành vi của các tác nhân để có cơ chế chính sách làm thay đổi
chúng theo hướng kích thích tiêu dùng trong mối quan hệ hợp lý với
tiết kiệm để qua đó góp phần điều chỉnh cơ chế phân bổ nguồn lực
thúc đẩy và gia tăng sản lượng. Đó chính là phải xác định và điều
chỉnh tỷ lệ tiết kiệm thích hợp bảo đảm tiêu dùng cao nhất.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ
1.3.1.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
Với các nước đang phát triển, tài nguyên vẫn có vai trò to lớn
trong quá trình tăng trưởng kinh tế bởi:
(1) Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố tạo cơ sở cho việc phát
triển các ngành kinh tế thúc đẩy tăng trưởng.

(2) Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho quá trình
tích luỹ vốn cho tăng trưởng kinh tế.
(3) Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho sự tăng
trưởng ổn định của nền kinh tế.
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.3.3. Khả năng huy động các nguồn lực cho tăng trƣởng
kinh tế
Kết luận chƣơng 1


7
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH ĐẮK NÔNG
2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI CỦA TỈNH
2.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, phía
Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp
tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp
Campuchia với 130 km đường biên giới. Diện tích tự nhiên của tỉnh
là 6.515 km2. Dân số trung bình năm 2017 là 636.000 người.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Địa hình: Địa hình của tỉnh Đắk Nông đa dạng và phong phú,
có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao.
Địa hình có hướng cao dần từ Đông sang Tây.
Khí hậu: Khí hậu tỉnh Đắk Nông vừa mang tính chất khí hậu
cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam
khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh có 651.534
ha. Trong đó: Đất nông, lâm nghiệp chiếm 91,01% tổng diện tích tự

nhiên; Đất phi nông nghiệp chiếm 6,49% tổng diện tích tự nhiên.
Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 279.510
ha, độ che phủ đạt 43%.
Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt do nguồn nước mưa cung
cấp, tương đối dồi dào, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cư
trên địa bàn toàn tỉnh.
Tài nguyên khoáng sản: đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Đăk
Nông có 178 mỏ và điểm mỏ khoáng sản với 16 loại khoáng sản chủ
yếu: bauxit, wolfram, antimoal, bazan bọt, bazan cột, bazan khối, ....


8
2.1.3. Đặc điểm xã hội
- Năm 2017, dân số trung bình toàn tỉnh là 636.000 người, trong
đó dân số đô thị chiếm 14,95%, dân số nông thôn 85,05%. Tỉ lệ tăng
dân số tự nhiên là 4,55%. Mật độ dân số trung bình 78,39
người/km2.
- Số người trong độ tuổi lao động năm 2017 toàn tỉnh có
333.127 người, chiếm 65% dân số. Ưu điểm của nguồn nhân lực tỉnh
Đắk Nông là rất dồi dào, cần cù, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trình độ nhận thức của
một bộ phận lớn lao động còn thấp, thói quen canh tác và sản xuất
truyền thống rất khó thay đổi đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, gây khó
khăn cho việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
2.2. TÌNH HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH ĐẮK
NÔNG
2.2.1. Thực trạng duy trì tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định
trong dài hạn
a. Xu thế và biến động tăng trưởng GDP của tỉnh Đắk Nông
Quy mô GDP tăng liên tục những năm qua, nhưng tăng trưởng

đang chậm dần

Hình 2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Đắk Nông
(Nguồn: Niên giám thống kế tỉnh Đắk Nông 2017)


9
b. Tính ổn định trong tăng trưởng kinh tế Đắk Nông tốt dần
nhưng chậm dần.
Bảng 2.1. Hệ số ổn định của tăng trưởng GDP
2006-2008 2008-2010
Tăng trưởng
TB (%)
Độ ổn định

2011-2013

2013-2015 2015-2017

17,3

15

12,06

10,03

10,21

0,103


0,089

0,072

0.0599

0,0609

(Nguồn: Niên giám thống kế tỉnh Đắk Nông 2017)
Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy nền kinh tế Đắk Nông có năng lực
ngày càng mở rộng nhờ việc huy động, phân bổ và sử dụng các
nguồn lực bên trong và bên ngoài nhiều hơn. Dù cho xu thế giảm dần
và mức dao động ít hơn nhưng vẫn cho thấy tính dễ tổn thương trước
những thay đổi mang tính vĩ mô của nền kinh tế và sản lượng, tuy
tiệm cận mức tiềm năng nhưng là tiệm cận dưới.
2.2.2. Thực trạng huy động và phân bổ nguồn lực tạo ra
tăng trƣởng kinh tế tỉnh Đắk Nông
a. Đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tăng trưởng kinh tế
Số lượng vốn sản xuất K được huy động vào nền kinh tế của tỉnh
tăng lên đáng kể, từ hơn 5.170 tỷ năm 2005 đã tăng lên hơn
20.023.845 tỷ năm 2017, khoảng 4 lần. Lượng lao động huy động vào
nền kinh tế của tỉnh tăng liên tục trong những năm qua.
Bảng 2.2. Các nhân tố SX được sử dụng trong nền kinh tế Đắk Nông
Vốn SX (tr.đ)

Lao động (người)

2010


10.438.432

332.632

2011

11.738.711

344.264

2012

13.782.684

365.104

2013

15.880.775

393.582


10
2014

16.994.769

410.566


2015

18.154.666

435.487

2016

19.223.445

448.498

2017

20.023.845

466.831

(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Nông)
Bảng 2.3 cho thấy, trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Nông,
vốn vẫn là yếu tố đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng từ 2006-2017,
tiếp đó là lao động và yếu tố tiến bộ khoa học công nghệ, trình độ
quản lý, …đóng góp thấp nhất.
Bảng 2.3. Đóng góp của các nhân tố sản xuất vào tăng trưởng GDP
% Đóng góp vào TT tuyệt

Tỷ trọng đóng góp vào

đối


1% tăng trưởng (%)

Tăng
Năm

trưởng

Vốn

Lao

GDP

SX

động

2010

18,91

10,77

2011

17,88

2012

Vốn


Lao

TFP

SX

động

TFP

4,45

3,69

57,0

23,5

19,5

10,09

8,40

-0,62

56,5

47,0


-3,4

15,40

9,97

6,44

-1,01

64,7

41,8

-6,5

2013

13,56

7,00

7,90

-1,33

51,6

58,2


-9,8

2014

16,20

8,21

6,17

1,82

50,7

38,1

11,2

2015

12,71

7,62

2,55

2,55

59,9


20,0

20,0

2016

12,42

10,07

4,41

-2,06

81,1

35,5

-16,6

2017

11,07

8,69

5,68

-3,31


78,5

51,3

-29,9

14,74

8,90

5,73

0,11

60,4

38,9

0,7

TB
từ
20102017
(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Nông)


11
b. Huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực trong nền
kinh tế tỉnh Đắk Nông

Huy động, phân bổ và sử dụng vốn
Bảng 2.7. Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư huy động vào tỉnh Đắk Nông
Nguồn

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

1.409

2.378

2.581

3.063

3.749


5.656

6.271

6.972

Tổng vốn ĐT
(giá HH đvt:
tỷ đ)
Trong đó(%)
1

Vốn nhà nước

35,81

38,83

34,11

48,46

42,88

62,3

77,74

60,76


1.1

Ngân sách NN

30

33,2

31,52

45,73

40,58

35,61

65,62

52,04

1.2

Vốn tín dụng

1,81

2,24

1,38


22,01

5,31

6

4

3,39

1,21

2,73

2,3

4,18

2,51

2,72

60,08

57,64

63,43

49,55


54,76

31,64

13,42

35,03

4,11

2,36

1,48

1,38

1,31

0,15

0,8

1,25

1,17

0,98

0,61


1,05

5,91

8,04

2,96

Vốn tự có của
1.3
DNNN
Vốn ngoài nhà
2

nước

3

Vốn ĐTNN

4

Khác

(Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Nông)
Những năm qua, TTKT Đắk Nông đã vận hành thông suốt nên
đã huy động được nguồn vốn lớn cho nền kinh tế trong đó nguồn từ
ngân sách Nhà nước, Trung ương rất cao, nguồn ngoài nhà nước vẫn
được huy động khá nhưng còn tiềm năng lớn.
Phân bổ và sử dụng vốn

Phân bổ vốn trong nền kinh tế trong ngắn hạn đang tập trung (i)
hình thành cơ sở hạ tầng quan trọng ban đầu của nền kinh tế, (ii) vào
những trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh, nhưng trong dài
hạn đang có sự dịch chuyển dần theo xu hướng tập trung cho những


12
ngành và vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Hình 2.2. Tỷ trọng vốn phân bổ cho các ngành
(Nguồn:Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Nông)
Phân bổ vốn đầu tư cho các ngành kinh tế đang tập trung vào
ngành dịch vụ, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động quản lý
nhà nước, y tế và giáo dục, đang được điều chỉnh, tăng dần tỷ trọng
vốn cho công nghiệp xây dựng và nông nghiệp tuy chưa cao. Xu thế
này chỉ nên duy trì trong ngắn hạn còn về dài hạn cần thiết điều
chỉnh trở lại tập trung hơn cho công nghiệp và trong dịch vụ cần tập
trung phát triển hệ thống hạ tầng thương mại và dịch vụ có giá trị gia
tăng cao.
Sử dụng vốn đầu tư
Sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả khá cao – mỗi đồng tăng trưởng
GDP và VA của các ngành cần ít vốn đầu tư so với mức chung của
Việt Nam nhưng hiệu quả sử dụng vốn tác động tới chuyển dịch cơ
cấu kinh tế chưa rõ ràng lắm. Điều này hàm ý rằng việc sử dụng vốn
trong các ngành chưa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


13
Huy động, phân bổ và sử dụng lao động
Huy động lao động vào tăng trưởng kinh tế

Bảng 2.10. Lao động được huy động vào nền kinh tế
LĐ được

Tỷ lệ LĐ được

% tăng lao động

Dân số

huy động

huy động/tổng

đang làm việc

(ng)

vào nền KT

số người trong

trong nền kinh tế

(ng)

độ tuổi LĐ (%)

(%)

2009


408.720

214.856

86,18

7,7

2010

421.109

227.972

87,32

6,1

2011

431.457

254.248

92,07

11,5

2012


441.819

276.701

89,47

8,8

2013

491.009

306.678

89,23

10,8

2014

510.570

332.632

88,00

8,5

2015


521.677

344.264

87,99

3,5

2016

538.034

365.104

88,13

6,1

2017

558.971

393.582

89,13

7,8

88,1


7,87

TB
20092017

(Nguồn:Tính toán từ Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Nông)
Nền kinh tế đã huy động được tiềm năng lao động vào phát triển
kinh tế, tuy nhiên tiềm năng này không còn lớn do dân số và lao
động của địa phương có quy mô nhỏ.


14
Bảng 2.11. Phân bổ lao động theo thành phần kinh tế ở Đắk Nông
(Đv:%)
Nhà nước

Ngoài nhà

Khu vực có

nước

vốn đầu tư nước ngoài

2009

7,94

91,84


0,22

2010

7,83

91,8

0,37

2011

7,57

92,4

0,03

2012

7,16

92,49

0,35

2013

6,45


93,22

0,33

2014

6,62

93,09

0,29

2015

6,84

92,88

0,28

2016

9,29

90,41

0,3

2017


8,22

91,11

0,67

(Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Nông)
Lao động được phân bổ tập trung vào khu vực kinh tế ngoài nhà
nước, phù hợp với xu thế phát triển, nhưng năng suất của khu vực
này thấp và các nguồn lực khác kèm theo với lao động chưa xứng.
Nền kinh tế đã tập trung chủ yếu nguồn lực lao động cho khu vực
kinh tế ngoài nhà nước, tỷ trọng luôn trên 91%. Khu vực nhà nước
nhận khoảng hơn 6% tới hơn 9% và khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài chiếm không đáng kể.
Sử dụng lao động
Bảng 2.13. NSLĐ ở tỉnh Đắk Nông
Mức NSLĐ ( Tr.đ/ng giá 1994)

% tăng NSLĐ
CN-

Chung
2009

17,8

NN
17,9


CN-XD
170,7

DV
7,6

Chung

NN

XD

DV


15
2010

20,0

17,1

200,5

10,8

12,1

-4,7


17,5

41,6

2011

21,1

16,9

186,8

12,5

5,7

-1,1

-6,8

16,4

2012

22,4

16,9

217,3


13,5

6,0

0,1

16,3

7,6

2013

23,0

15,3

263,1

15,1

2,5

-9,6

21,1

12,1

2014


24,6

14,8

306,8

15,9

7,1

-3,4

16,6

5,5

2015

26,8

15,9

282,7

19,7

8,9

7,3


-7,9

23,7

2016

28,4

16,9

281,6

20,3

6,0

6,2

-0,4

2,8

2017

29,3

17,5

256,8


21,0

3,0

3,7

-8,8

3,7

TB

23,7

16,6

240,7

15,2

6,4

-0,2

6,0

14,2

(Nguồn:Tính toán từ Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Nông)
Nền kinh tế đã sử dụng lao động tương đối hiệu quả, mức

NSLĐ cao, ngành nông nghiệp đã tới giới hạn tăng năng suất và tiềm
năng còn nhiều ở ngành dịch vụ và công nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế này khá thấp và thường xoay
quanh mức 1,1% năm.
2.2.3. Thực trạng phân phối kết quả tăng trƣởng kinh tế của
tỉnh Đắk Nông
a. Thu nhập, chi tiêu của các hộ gia đình
Bảng 2.14. Thu nhập BQ đầu người theo tháng ở tỉnh Đắk Nông
(Đvt: 1000 đồng)
Thu nhập BQ 1
Ng/tháng

2010

2012

2014

2016

1.018

1.288

1.691

2.102

Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị


1.830

2.887

2.428

3.187

Nông thôn

1.018

1.208

1.306

1.652

(Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình, Cục TK tỉnh Đắk Nông)


16
Thu nhập theo đầu người của tỉnh đã tăng liên tục, nhưng vẫn
còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng của Tây Nguyên và cả nước. Số
liệu thống kê cho thấy phần lớn thu nhập của dân cư Đắk Nông từ
nông, lâm nghiệp và thủy sản, thu nhập từ ngành nghề phi nông
nghiệp nói chung có tăng nhưng vẫn còn thấp. Điều này hàm ý rằng
nguồn thu nhập chính của dân cư không thực sự ổn định. Xu hướng
thay đổi cơ cấu thu nhập tuy đã có dấu hiệu tích cực nhưng chậm.

Bảng 2.15. Cơ cấu thu nhập của dân cư tỉnh Đắk Nông (%)
2010
2012
2014
2016
Tổng số
100
100
100
100
Tiền lương, tiền công
17,1
14,22
14,61
15,01
Nông, lâm nghiệp và
thủy sản
67,5
65,59
65,89
63,54
Phi nông, lâm nghiệp
và thủy sản
8,8
8,66
12,14
12,47
Thu từ nguồn khác
6,6
8,48

7,37
8,98
(Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình, Cục TK tỉnh Đắk Nông)
Cũng như thu nhập, xu hướng chi tiêu bình quân tháng của dân
cư tỉnh Đắk Nông cũng tăng và theo xu thế đó, mức chi tiêu người
dân thành thị và nông thôn đều tăng.
Bảng 2.16. Tình hình chi tiêu của dân cư tỉnh (ĐVT:1000đ)
2010

2012

2014

2016

Thay đổi
2016/2010

Tổng chi tiêu 857,45 1.043,14 1.456,21 1.981,65
2,31
Chi tiêu của
1.116,5 1.473,8 1.656,9 2.165,88
1,93
DC TT
Chi tiêu của
817,3
751,9
915,5
1.123,6
1,37

DC NT
(Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình, Cục TK tỉnh Đắk Nông)


17
Bảng 2.17. Quan hệ giữa chi tiêu và thu nhập bình quân người ở
Đắk Nông
2010

2012

2014

2016

Tỷ lệ Tổng CT/ tổng TN

0,73

0,58

0,86

0.94

Tỵ lệ CT/ TN của dân TT

0,61

0,56


0,68

0,67

Tỵ lệ CT/ TN của dân TT

0,80

0,62

0,7

0,68

(Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình, Cục TK tỉnh Đắk Nông)
Nếu so sánh giữa mức chi tiêu bình quân với thu nhập bình quân
sẽ thấy rõ hơn xu hướng tiêu dùng. Tỷ lệ chi tiêu bình quân chung so
với thu nhập rất biến động nhưng có xu hướng giảm dần.
b. Đầu tƣ và chi tiêu công thời gian qua
* Hàng hóa đầu tƣ ở tỉnh Đắk Nông những năm qua
Hàng hóa đầu tư đã đóng góp lớn vào tích lũy vốn sản xuất cho
nền kinh tế của tỉnh những năm qua, tuy nhiên quy mô nhỏ và tỷ lệ
tăng chậm.

Hình 2.4. Hàng hóa đầu tư và vốn sản xuất của tỉnh Đắk Nông
(Nguồn: số liệu của Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Nông)


18


Hình 2.5. Đóng góp của hàng hóa đầu tư vào tăng trưởng GDP
(Nguồn: số liệu của Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Nông)
* Chi tiêu công của tỉnh
Bảng 2.19. Nguồn thu và chi ngân sách của tỉnh Đắk Nông
(Đvt: tỷ đồng)
Thu trên địa
bàn
Tổng chi
ngân sách
% Tthu TĐB
/Chi NS

2010

2013

2014

2015

2016

2017

181,2

1.578,9

1.803,0


2.135,3

2.822,4

2.910

808,1

3.406,2

4.116,1

5.495,3

5.833,4

6.112

22,4

46,4

43,8

38,9

48,4

47,6


(Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Nông)
Nguồn thu nội địa của tỉnh đã tăng đáng kể nhưng không đủ chi
tiêu, phải nhận tài trợ từ ngân sách trung ương. Chi tiêu công của
Chính quyền tỉnh Đắk Nông đã tăng đáng kể để tập trung phát triển
cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và mở rộng các dịch vụ. Tuy nhiên chi
tiêu lớn hơn nhiều so với thu và tập trung cho hai khoản chính đầu tư
phát triển và thường xuyên nhưng sẽ khó khăn nếu không có giải pháp
quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả vì nguồn tài trợ sẽ giảm dần khi
chính phủ áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt.


19
c. Xuất nhập khẩu của tỉnh

Hình 2.6. Tình hình XNK của tỉnh Đắk Nông
(Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Nông)
Nhìn chung, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh đã tăng nhanh
thời gian qua. Xuất khẩu tăng nhanh hơn nhiều so với nhập khẩu nên
cán cân thương mại thặng dư. Sự phát triển của xuất khẩu cho phép địa
phương khai thác tốt tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của tỉnh và thúc
đẩy phát triển nông nghiệp.
Kết luận chƣơng 2
Đắk Nông là một tỉnh có điều kiện tài thiên nhiên, tài nguyên rất
nhiều tiềm năng và cùng với các khả năng lớn khác để huy động vào
tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa trên khai
thác các nhân tố chiều rộng như vốn, lao động ... các nhân tố chiều sâu
chưa được chú trọng khai thác. Tác động của tổng cầu với tăng trưởng
kinh tế còn những hạn chế nhất định mà nguyên nhân chính là sức
mua thấp và không đồng đều giữa các khu vực tỉnh trong những năm

qua. Tỷ lệ chi tiêu của các hộ gia đình mới chủ yếu tập trung vào chi
tiêu cho nhu cầu thiết yếu, tỷ lệ tiêu dùng cho dịch vụ còn thấp ngay
cả những dịch vụ cơ bản như giáo dục y tế. Cán cân thương mại của
tỉnh luôn thặng dư và tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế.


20
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
TỈNH ĐẮK NÔNG
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐƢA RA GIẢI PHÁP
3.1.1. Định hƣớng và mục tiêu điều chỉnh tăng trƣởng kinh
tế tỉnh Đắk Nông
Mục tiêu tổng quát về TTKT
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2017-2025 được
xác định là một cơ chế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước tạo ra sự tương tác linh hoạt và hiệu quả giữa cách thức
huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực trong nước và bên ngoài để
tạo ra năng lực sản xuất ngày càng mở rộng và có chiều sâu hiệu quả
với cơ chế phân phối kết quả gắn đời sống của người dân có chất
lượng ngày càng cao, thúc đẩy tăng tổng cầu trên thị trường trong và
ngoài nước nhưng tự chủ cao để đạt tăng trưởng GDP tương xứng với
tiềm năng của nền kinh tế đạt trình độ CNH về cơ bản.
3.1.2. Phƣơng thức để tăng trƣởng kinh tế tỉnh Đắk Nông
trong quy hoạch phát triển KT-XH đến 2025 của tỉnh
Phương thức cơ bản ở đây là quá trình gồm hai bước (i) Chuyển
từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng
và chiều sâu; (ii) Vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất
lượng, hiệu quả và tính bền vững.
3.1.3. Các điều kiện để thực hiện tăng trƣởng kinh tế tỉnh Đắk

Nông
Thứ nhất, năng lực khoa học công nghệ ngày càng nâng cao ;
Thứ hai. nguồn nhân lực có chất lượng cao; Thứ ba, năng lực hội
nhập của nền kinh tế; Thứ tư, khả năng về vốn.


21
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
TỈNH ĐẮK NÔNG
3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện việc huy động và phân
bổ nguồn lực cho tăng trƣởng kinh tế
a. Tạo ra động lực mới cho nền kinh tế
(1) Phát triển các ngành công nghiệp có nhiều lợi thế, tập trung
vào các ngành công nghiệp chế biến nhất là nông sản, chế biến tài
nguyên, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa của tỉnh và tham gia
sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
(2) Tái cấu trúc ngành nông nghiệp
(3) Phát triển khu vực ngoài nhà nước, tạo môi trường cạnh
tranh thực sự bình đẳng; tạo dựng hành lang pháp lý cho sản xuất
kinh doanh của mọi khu vực kinh tế; xây dựng đồng bộ các chính
sách khai thác huy động và sử dụng nguồn lực đối với các khu vực
kinh tế
(4) Phát triển mạnh cơ sở hạ tầng
b. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả trong huy động, phân
bổ và sử dụng nguồn lực
(1) Đẩy mạnh phát triển KHCN trong nền kinh tế
(2) Nâng cao hiệu quả trong huy động, phân bổ và sử dụng vốn
(3) Phát huy vai trò của nhân tố lao động trong tăng trưởng kinh
tế theo chiều sâu
(4) Nâng cao hiệu quả trong huy động, phân bổ, khai thác và sử

dụng tài nguyên
3.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện phân phối kết quả tăng
trƣởng kinh tế
Trong quá trình xây dựng TTKT mới cần thực hiện:


22
a. Kích thích, tạo điều kiện tăng tiêu dùng cá nhân, nâng cao
mức sống và đẩy mạnh giảm nghèo
Thứ nhất, tăng tiêu dùng cá nhân tiệm cận với mức của nước
trung bình và thay đổi cơ cấu tiêu dùng.
Thứ hai, nâng cao mức sống cho dân cư nông thôn và đẩy mạnh
giảm nghèo. Cần phải có những chính sách thích hợp nhằm cải thiện
tốt hơn mức sống ở nông thôn. Cụ thể: Lồng ghép kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội với chương trình xóa đói giảm nghèo cho khu
vực nông thôn. Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
b. Tăng tỷ lệ hàng hóa đầu tư trong nước trên cơ sở tham gia
sâu vào phân công lao động và chuỗi giá trị toàn cầu
Tiếp tục mở rộng quy mô vốn sản xuất của nền kinh tế tương
xứng với quy mô nền kinh tế đang mở rộng; khuyến khích các hình
thức thuê và chuyển giao tư liệu sản xuất thông qua thu hút các nhà
đầu tư trực tiếp nước ngoài; nhập khẩu hàng hóa đầu tư với những
loại mà nền kinh tế chưa đủ khả năng sản xuất vẫn cần thiết.
c. Cải thiện nguồn thu ngân sách giảm dần sự phụ thuộc vào
ngân sách trung ương
Điều chỉnh và kiểm soát chặt chẽ dự toán và chi tiêu ngân sách
để bảo đảm tốc độ tăng chậm hơn tăng trưởng kinh tế trong đó quan
trọng nhất là minh bạch hóa chi tiêu ngân sách; Nâng cao hiệu quả
chi tiêu ngân sách thông qua thực hiện thành công chương trình cải

cách hành chính, qua đó tinh giảm và nâng cao năng lực của bộ máy
nhà nước góp phần quan trọng giảm bội chi ngân sách
3.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách
(1) Hoàn thiện quy trình hoạch định chính sách kinh tế
Để có được các chính sách hiệu quả cần phải có quy trình xây


23
dựng và thực hiện chính sách hiệu quả và khoa học. Sự vận hành
TTKT mới đòi hỏi khả năng liên tục nâng cấp và cải thiện các chính
sách một cách có hệ thống và một quá trình liên tục thực hiện một
cách có hiệu quả các chính sách đó.
(2) Tiếp tục đổi mới công tác KHH nền kinh tế quốc dân
Trước hết, cần phải có chế tài mạnh hơn trong thực hiện công
tác kế hoạch, khung pháp lý quan trọng cho hoạt động của các cơ
quan kế hoạch; Nâng cao chất lượng và bảo đảm vị trí trung tâm
trong công tác kế hoạch của Kế hoạch trung hạn 5 năm; Kế hoạch
mang tính định hướng nhiều hơn thông qua việc thu hẹp hệ thống chỉ
tiêu kế hoạch và ít định lượng hơn;
(3) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính
Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng
cán bộ công chức
Kết luận chƣơng 3
Những năm tới Đắk Nông phải điều chỉnh tăng trưởng để đạt
được tăng trưởng kinh tế có tính bền vững cao hơn trên cơ sở thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, quy mô đô thị theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong
cơ cấu kinh tế.
KẾT LUẬN

Toàn bộ những phân tích đánh giá và khái quát từ chương đầu
tới chương cuối đã tập trung vào chứng minh được các giả thiết ban
đầu và đạt được các mục tiêu đề ra. Tới đây có thể rút ra những kết
luận như sau:
Về những thành công và hạn chế trong TTKT tỉnh Đắk Nông
Những thành công: Cơ bản đã kế thừa những thành quả đổi


×