Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.57 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------------

NGUYỄN THỊ CẨM NHAN

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số : 60.31.01.05

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ninh Thị Thu Thủy

Phản biện 1: GS.TS. Bùi Quang Bình
Phản biện 2: TS. Hoàng Hồng Hiệp

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày……..tháng………năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển kinh tế và tăng trưởng của mỗi quốc gia thường
song hành với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Sau ngày được tái lập với sự nỗ lực vượt bậc, thành phố Tam Kỳ
đã tạo được những dấu ấn khá rõ nét về phát triển KT-XH. Năm
2016, Tam Kỳ đã đạt tiêu chuẩn đô thị loại 2.
Vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển khu kinh tế mở Chu
Lai và các khu công nghiệp trên địa bàn, thành phố Tam Kỳ đã thu
hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước có năng lực. Tuy
nhiên để có thể tận dụng hết cơ hội thời cơ cũng như tiềm lực của địa
phương, thì đặt ra kinh tế Tam kỳ phải có chuyển biến phù hợp và
đáp ứng nhu cầu đặt ra về nguồn nhân lực, vật lực.
Với mục tiêu tỉnh Quảng Nam trở thành tỉnh khá của cả nước
vào năm 2020, với vai trò tỉnh lỵ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành
phố Tam Kỳ đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Trước những biến động và đổi thay về kinh tế trong nước và
quốc tế. Để nắm được và có những nhìn nhận cụ thể định hướng
CDCCKT hiện nay của thành phố có thực sự hiệu quả, phù hợp, nghiên
cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam” là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
- Đánh giá thực trạng; làm rõ các yếu tố tác động, những hạn
chế, tồn tại về CDCCKT thành phố Tam Kỳ, giai đoạn 2012-2017
- Đề xuất định hướng, giải pháp CDCCKT Tam Kỳ đến năm
2025.



2
3. Câu hỏi nghiên cứu
- CDCCKT Tam Kỳ giai đoạn 2012-2017 diễn ra như thế nào?
- Những yếu tố nào tác động đến CDCCKT thành phố Tam Kỳ?
- Cần có những giải pháp nào phù hợp để CDCCKT Tam Kỳ?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung về cơ cấu kinh tế và
CDCCKT.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn CDCCKT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2012 –
2017; các giải pháp đề xuất đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp nghiên cứu thống
kê, tổng hợp, phân tích, biểu đồ, đồ thị, khái quát hóa...
Cách tiếp cận: Thu thập số liệu thứ cấp từ Chi cục Thống kê;
phòng Tài chính - Kế hoạch; hệ thống văn bản của UBND Đảng bộ
thành phố, UBND, Tỉnh ủy Quảng Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận
cơ bản về CDCCKT. Phân tích thực trạng, từ đó chỉ ra những thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở đề xuất những định
hướng, giải pháp cho quá trình CDCCKT thời gian đến.
7. Tổng quan nghiên cứu


3
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ
1.1.1. Cơ cấu kinh tế
a. Khái niệm
Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ hữu
cơ giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân, là một thế
trận kinh tế thể hiện mối quan hệ nội tại giữa các ngành, các vùng
lãnh thổ, các thành phần kinh tế sao cho các nguồn lực kết hợp chặt
chẽ, hợp lý với nhau vừa đảm bảo yêu cầu giúp nền kinh tế tăng
trưởng và phát triển ổn định, bền vững.
b. Phân loại cơ cấu kinh tế
Những loại cơ cấu kinh tế cơ bản quyết định sự tồn tại và phát
triển của nền kinh tế quốc dân bao gồm: Cơ cấu ngành kinh tế; Cơ
cấu vùng, lãnh thổ kinh tế; Cơ cấu thành phần kinh tế
1.1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyến dịch cơ cấu là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời
gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác
phù hợp với sự phát triển KTXH và các điều kiện vốn có nhưng
không lặp lại trạng thái cũ. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
không chỉ diễn ra giữa các ngành của nền kinh tế mà bắt đầu từ nội
bộ của các ngành theo xu hướng nhất định.
1.1.3. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm khai thác và
tận dụng hiệu quả tiềm lực các yếu tố lợi thế của nền kinh tế.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hợp lý sẽ thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.


4
Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tạo tiền đề, cơ sơ cũng

như vật chất để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
1.1.4. Xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Về nguyên tắc, quá trình CCKT theo các hướng khác nhau
nhưng theo một quy luật là ngày càng tiến bộ hơn và hiệu quả hơn.
Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên trong cơ cấu
GDP của nền kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bắt đầu từ
sự chuyển dịch những ngành chủ lực có tính mũi nhọn. Bên cạnh đó,
các ngành kinh tế truyền thống sẽ giảm thiểu.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ
1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
a. Khái niệm: CDCCKT theo ngành là một quá trình tác động
làm thay đổi cơ cấu về tỷ trọng giữa các ngành và vị trí, vai trò giữa
3 nhóm ngành kinh tế: Nông –Lâm –Thủy sản (KV I); Công nghiệp
– Xây dựng (KV II); Thương mại - Dịch vụ (KV III) của nền KTQD
dưới sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài.
Chuyển dịch cơ cấu ngành là một quá trình nên cần một khoảng
thời gian nhất định mới có thể thấy rõ kết quả của sự chuyển dịch,
suy cho cùng là kết quả của sự phát triển khác nhau của các ngành đã
làm thay đổi mối quan hệ tương đối ổn định vốn có của chúng ở thời
điểm trước đó.
b. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Trong quá trình đó, tỷ trọng của các khu vực trong GDP diễn ra
theo xu hướng tỷ trọng của KV I giảm dần, tỷ trọng của KV II và KV
III tăng lên.
c. Chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế:
Mức độ thay đổi giá trị sản xuất của các ngành; Mức độ thay đổi tỷ


5

trọng lao động của mỗi ngành; Mức độ thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư
của mỗi ngành.
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành
a. Khái niệm: Chuyển dịch cơ cấu nội bộ của ngành là quá trình
làm thay đổi các mối quan hệ số lượng và chất lượng giữa các bộ
phận trong nội bộ mỗi ngành trên cơ sở thay đổi việc phân bổ các
nguồn lực giữa chúng dưới sự tác động của nhiều nhân tố biên trong
và bên ngoài khác nhau. Về mặt lượng, chuyển dịch cơ cấu trong nội
bộ ngành là sự thay đổi về giá trị sản xuất, cơ cấu lao động, năng
suất, vốn đầu tư theo thời gian của các bộ phận trong ngành đó. Về
mặt chất, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành biểu hiện bằng mức
độ thay đổi hiệu quả việc sử dụng các yếu tố nguồn lực, giá trị gia
tăng, năng suất lao động của các bộ phận.
b. Xu hướng chuyển dịch:
Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành:
+ Khu vực I: Tăng tỉ trọng ngành thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt
áp dụng công nghệ cao; giảm tỉ trọng ngành trồng trọt truyền thống.
+ Khu vực II: Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và tăng tỉ
trọng công nghiệp chế biến.
+ Khu vực III: phát triển các ngành du lịch –dịch vụ, bảo hiểm...
c. Chỉ tiêu phản ảnh chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành:
Tỷ trọng và mức độ thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất của các phân
ngành trong từng ngành kinh tế; Hệ số Cos .
1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
a. Khái niệm: CDCCKT theo thành phần kinh tế là sự thay đổi
của cơ cấu kinh tế theo thời gian được thể hiện bằng sự thay đổi tỷ
trọng đầu vào cho từng thành phần kinh tế hay kết quả đầu ra trong
kết quả cuối cùng của từng thành phần kinh tế trong tổng GTSX.
b. Xu hƣớng chuyển dịch: Tỷ trọng của kinh tế tư nhân, kinh tế



6
có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng trong khi khu vực kinh tế NN
có tỷ trọng ngày càng giảm.
c. Các tiêu chí phản ánh: Mức thay đổi giá trị sản xuất; Mức
thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư của mỗi thành phần kinh tế, Hệ số Cos .
1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ
a. Khái niệm: Cơ cấu vốn đầu tư phản ánh mức độ hoặc tỷ trọng
đóng góp vốn đầu tư của các ngành hoặc các thành phần kinh tế
trong tổng vốn đầu tư toàn địa phương, xã hội.
b. Xu hướng chuyển dịch:
Các ngành kinh tế có tỷ suất sinh lợi cao sẽ được chú trọng đầu
tư, dẫn đến quy mô, tỷ trọng của ngành kinh tế đó gia tăng. Quá trình
đầu tư theo hướng tăng tỷ trọng ngành kinh tế chủ lực, ngành kinh tế
có tiềm năng, thế mạnh được ưu tiên đầu tư và phát triển.
c. Chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư : Tỷ trọng,
mức độ thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư hàng năm của các ngành (hoặc
thành phần) kinh tế; Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn.
1.2.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động
a. Khái niệm: Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi tỷ
trọng đóng góp lao động của mỗi ngành (hoặc thành phần) kinh tế
trong tổng số lao động của toàn bộ nền kinh tế.
b. Xu hướng chuyển dịch:
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động hiện nay là số lượng lao
động đang làm việc trong lĩnh vực phi NN, CN, DV chiếm tỷ trọng
ngày càng cao, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm. Tuy nhiên
hiện nay vẫn khuyến khích tăng cơ cấu lao động với ngành nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
c. Chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
kinh tế: Tỷ trọng, mức độ thay đổi tỷ trọng lao động hàng năm của

các ngành (hoặc thành phần) kinh tế; Hệ số Cos .


7
1.2.6. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
a. Khái niệm: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất là quá trình
chuyển đổi, điều chỉnh mục đích sử dụng của các loại đất khác nhau
của địa phương.
b. Xu hướng chuyển dịch : Hiện nay, quá trình CNH-HĐH làm
dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển TM-DV hạn
chế nông nghiệp, làm nhu cầu sử dụng các loại đất cũng có sự dịch
chuyển tương ứng.
c. Chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất theo
ngành kinh tế: Hiện trạng và cơ cấu sử dụng các loại đất trên địa
bàn phân theo mục đích sử dụng.
1.3 . CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ
1.3.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên: Nhóm nhân tố điều kiện tự
nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, đất đai và TNTN.
1.3.2. Nhóm nhân tố về nguồn lực
a. Nguồn vốn đầu tư
b. Lao động và chất lượng nguồn nhân lực
c. Sự phát triển của khoa học công nghệ
1.3.3. Nhóm nhân tố về xu thế kinh tế - xã hội
a. Xu thế toàn cầu hoá KT, quốc tế hoá lực lượng sản xuất
b. Chiến lược, mục tiêu phát triển KT-XH
c. Cơ chế quản lý
d. Nhu cầu thị trường



8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
THÀNH PHỐ TAM KỲ GIAI ĐOẠN NĂM 2012-2017
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Bảng 2.2: GTSX và cơ cấu GTSX theo ngành giai đoạn 2012 -2017
Chỉ tiêu
2012
1. Tổng giá trị sản xuất
5.850,6
(giá 2012)(tỷ đ)
Nông - Lâm -Thủy sản
1188
Thương mại- Dịch vụ
2525
Công nghiệp-Xây dựng
2137.6
2. Cơ cấu kinh tế (%)

2013

2014

2015

2016


2017

8860.3

12006.9

17663

19017

26271

1877
4066.8
2916.5

2001
6032
3972.9

2105.9
11091
4466.1

2205
12127
4685

2598

18643
5030

Nông - Lâm-Thủy sản

20.3

21.2

16.7

11.9

11.6

9.9

Thương mại - Dịch vụ
Công nghiệp-Xây dựng

43.2
36.5

45.9
32.9

50.2
33.1

62.8

25.3

63.8
24.6

71.0
19.1

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo KT-XH thành phố Tam Kỳ)
- Ngành Nông – Lâm – Thủy sản: Theo bảng 2.2 chiếm tỷ trọng
thấp nhất của thành phố, đây cũng là định hướng chuyển dịch cơ cấu
của thành phố, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
- Ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2012 – 2017 cũng có
những biến động tăng giảm, giá trị sản xuất tăng lên qua các năm
nhưng tỷ trọng đang có khuynh hướng giảm dần.
- Ngành thương mại - dịch vụ tăng gần 30% từ năm 2012 - 2017.
Đây cũng là định hướng của thành phố tăng dần tỷ trọng các ngành
thương mại – dịch vụ...


9
Bảng 2.3. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành giai đoạn 2012-2017

Năm

Cos

Góc

(Độ)


Tỷ lệ chuyển dịch ( /90)

2012-2014

0.64344

7.155

7.95

2015-2017

0.22796

7.624

8.47

2012-2017

0.91176

25.556

28.40

(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Theo Bảng 2.3, ta thấy tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn
2012 – 2014 là 7,95%, cos


= 0,64; cơ cấu kinh tế có sự chuyển

dịch tương đối nhanh, đúng theo định hướng. Ở giai đoạn 2015-2017
với tỷ lệ CDCCKT là 8,47%,

= 0,22, giai đoạn này sự chuyển dịch

giữa các ngành nhanh và rõ ràng hơn giai đoạn trước. Nhìn lại cả giai
đoạn 2012 -2017, đã có sự chuyển dịch khá nhanh, giảm dần tỷ trọng
ngành NN, CN-XD và tăng dần tỷ trọng ngành TM-DV.
2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành
a. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành Nông – Lâm – Thủy sản
5. GTSX và cơ cấu GTSX ngành Nông – Lâm – Thủy sản
Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016

2017

1.Tổng GTSX(tỷ đ)


1.188

1.877

2.001

2.105,9

2.205

2.598

Trồng trọt

420

631

669

764

845,0

1.312,0

Chăn nuôi

185,0


440,0

455

472,9

520,0

615,0

Lâm nghiệp

63

81

75

78,0

70

80,0

Thủy sản

520

725


802

1.441

1.410

1.891

Trồng trọt

35,4

33,6

33,4

27,7

29,7

33,7

Chăn nuôi

15,6

23,4

22,7


17,2

18,3

15,8

Lâm nghiệp

5,3

4,3

3,7

2,8

2,5

2,1

Thủy sản

43,8

38,6

40,1

52,3


49,6

48,5

2.Cơ cấu GTSX(%)

(Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Tam Kỳ)


10
+ Ngành trồng trọt: là ngành chiếm vị trí quan trọng trong ngành
nông nghiệp của thành phố. Có thể thấy giá trị sản xuất của ngành
trồng trọt tăng đều qua các năm. Giai đoạn 2012 -2015, Tam Kỳ đã
tập trung giải ngân nguồn kinh phí hỗ trợ từ cơ chế 33 về quy định cơ
chế đẩy mạnh cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất NN.
+ Ngành chăn nuôi: Giá trị sản xuất ngành này tăng dần qua các
năm. Có được kết quả như vậy do nền kinh tế trong nước có sự phục
hồi, sản phẩm có sự đầu tư về số lượng lẫn chất lượng, nên có nguồn
tiêu thụ đầu ra ổn định.
+ Ngành Lâm nghiệp: Mỗi năm lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng
3%. Ngành này có xu hướng ngày càng giảm giá trị sản xuất do quỹ
đất ngày càng thu hẹp và lao động trong ngành ngày càng chuyển
sang làm việc trong nội thị.
+ Ngành Thủy sản: Có thể thấy bên cạnh ngành trồng trọt, tỷ
trọng của ngành thủy sản luôn chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm đến
52.3% (2015). Thành phố đã có những hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm
cho ngư dân, tàu đánh bắt, kinh phí mua sắm tàu thuyền.
b. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành CN-XD
7. Cơ cấu GTSX ngành công nghiệp - xây dựng thành phố Tam
Kỳ giai đoạn 2012- 2017

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016

2017

1.Tổng GTSX (tỷ đ)

2137.6

2916.5

3972.9

4466.1

4685

5030

Công nghiệp và tiểu
thủ côn nghiệp


1595

2312

3185

3553

3845

4153

542.6

604.5

787.9

913.1

840

877

74.6

79.3

80.2


79.6

82.1

82.6

25.4

20.7

19.8

20.5

17.5

17.4

2.Cơ cấu GTSX (%)
Công nghiệp và tiểu
thủ côn nghiệp

(Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Tam Kỳ)


11
+ Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Theo Bảng 2.7
cho thấy, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của thành phố
qua các năm luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong ngành CN-XD, tỷ

trọng đạt đến trên 82% trong toàn ngành. Ngành chế biến, chế tạo là
ngành chiếm tỷ trọng đến gần 92% trong ngành công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp. Lý giải cho sự gia tăng của giai đoạn này, thành
phố đang xây dựng, mở rộng các khu công nghiệp trên địa bàn.
Thành phố tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu
tư.
+ Ngành xây dựng: Nhìn chung, cơ cấu nội bộ ngành công
nghiệp - xây dựng cũng đã chuyển dịch phù hợp với định hướng phát
triển của thành phố là phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo.
c. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành Thương mại – Dịch
vụ
10. Cơ cấu GTSX ngành TM-DV thành phố Tam Kỳ
Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016

2017

1.Tổng GTSX (tỷ đ)

2525


4066.8

6032

11091

12127

18643

Thương nghiệp

1452

2457

4061

8221

9051

15156

Khách sạn, nhà hàng

345

554


645

1085

1152

1245

Du lịch

245

235

305

415

645

855

Dịch vụ
2.Cơ cấu GTSX (%)

483

820.8


1021

1370

1279

1387

Thương nghiệp

57.5

60.4

67.3

74.1

74.6

81.3

Khách sạn, nhà hàng
Du lịch
Dịch vụ

13.7

13.6


10.7

9.8

9.5

6.7

9.7
19.1

5.8
20.2

5.1
16.9

3.7
12.4

5.3
10.5

4.6
7.4

(Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Tam Kỳ)


12

Điểm nổi bật trong bức tranh kinh tế của Thành phố Tam Kỳ
những năm qua là tốc độ tăng trưởng khá ổn định về lĩnh vực thương
mại – dịch vụ.
+ Ngành Thương mại: Theo Bảng 2.10, Thương nghiệp đóng vai
trò chủ đạo của ngành TM-DV, chiếm từ 57.5% lên đến 81.3% năm
2017. Thể hiện ngành thương mại so với các ngành còn lại là ngành
chủ lực của thành phố. Trong đó, b
triển nhanh và ổn định nhất.
+ Ngành Dịch vụ: Là ngành cũng chiếm vị trí khá quan trọng
trong ngành TM-DV, dịch vụ là ngành mà thành phố đang hướng
đến nhằm phát triển thành phố theo hướng hiện đại hơn.
+ Ngành Du lịch: Tuy là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất, nhưng
từ năm 2012 -2017, giá trị sản xuất của ngành tăng từ 245 lên 855 tỷ
đồng, đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho ngành thương mại –
dịch vụ của thành phố.Thời gian qua, Tam Kỳ đã thông qua Đề án
phát triển du lịch thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm
2025 với nhiều giải pháp quan trọng để phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn.
2.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
Bảng 2.12: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất theo thành phần
kinh tế của thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2012 -2017
Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015


2016

2017

8860.3

12006.9

17663

19017

26271

637.1
4173.2

847
6382

877.7
9086.8

1235
13730

1304.6
14350.2


1923
18918

+ Tập thể
+ Tư nhân

15.8
3690

23
5562

29.2
7758.4

48
11539

54.5
11856.2

59
15454

+ Cá thể

467.3

797


1299.4

2143

2439.5

3405

1. Tổng GTSX (giá
5850.6
2012) tỷ.đ
Kinh tế nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước


13
Chỉ tiêu
2012
Kinh tế có vốn ĐT nước
1040.2
ngoài
2. Cơ cấu kinh tế (%)
Kinh tế nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước
kinh tế có vốn ĐT nước
ngoài

2013

2014


2015

2016

2017

1631.3

2042.4

2698

3396.4

5430

10,89

9,56

7,31

6,99

6,86

7,32

71,33


72,03

75,68

77,73

75,46

72,01

17,78

18,41

17,01

15,28

17,86

20,67

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của chi cục thống kế TP. Tam Kỳ)

Theo Bảng 2.12. ta thấy tổng giá trị sản xuất của thành phần
kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao và chủ đạo trong
tổng nền kinh tế, chiếm trung bình trên dưới 75%. Có sự gia tăng
mạnh nhất vào giai đoạn 2014 trở đi, giai đoạn phục hồi của nền kinh
tế có sự đầu tư cơ sở hạ tầng ưu đãi, thu hút đầu tư.

Thành phần kinh tế nhà nước qua các năm có sự sụt giảm rõ rệt,
thấp nhất chỉ chiếm 7,31% vào năm 2014.
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng dần qua
các năm, đáng chú ý là giai đoạn 2015- 2017, khi thành phố được
công nhận đô thị loại 2 và tỉnh Quảng Nam mở rộng cơ chế khuyến
khích, thu hút đầu tư từ các nước trong khu vực và thế giới.
2.2.4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ
a) Cơ cấu vốn đầu tƣ theo ngành:
Bảng 2.14. Vốn đầu tư theo ngành thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2012 – 2017
Chỉ tiêu
Tổng vốn đầu tƣ (tỷ.đ)

2012
1100

2013
1230

2014
1380

2015
1450

2016
1515

2017
1612


Nông – lâm – ngư nghiệp
Công nghiệp – Xây dựng

97,4
590

99,1
650,3

101,2
701

110,7
711

117,3
701

121,1
732

Thương mại – Du lịch

412,6

480,6

579,8

628,3


696,7

758,9

Cơ cấu vốn theo ngành (%)
Nông – lâm – ngư nghiệp

8,85

8,06

7,33

7,63

7,74

7,51

Công nghiệp – Xây dựng
Thương mại – Du lịch

53,64
37,51

52,87
39,07

50,80

42,01

49,03
43,33

46,27
45,99

45,41
47,08

(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Tam Kỳ)


14
Theo Bảng 2.14, ta thấy được tổng nguồn vốn đầu tư ngành
nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất (7,33% năm 2014), ngành
công nghiệp – xây dựng tuy chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng lại có sự
sụt giảm dần qua các năm, ngược lại ngành thương mại dịch vụ đang
được đầu tư tăng dần, năm 2017 thì ngành này chiếm tỷ trọng cao
nhất là 47,08%.
2.2.5. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động
Bảng 2.17. Cơ cấu lao động theo ngành thành phố Tam Kỳ giai đoạn
2012 - 2017
Ngành

2012

2013


2014

2015 2016 2017

Nông - lâm – thủy sản

23,0

23,3

22,9

21,8

21,4 20,2

Thương mại – dịch vụ

31,5

31,4

33,9

38,6

41,9 44,8

Công nghiệp –xây dựng


45,5

45,3

43,2

39,6

36,7 37

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của chi cục thống kê TP. Tam Kỳ)
Theo Bảng 2.17, có thể thấy rằng cơ cấu lao động của 3 ngành
không có sự chênh lệch lớn, lao động trong ngành nông nghiêp vẫn
chiếm tỷ trọng thấp nhất. Lao động trong ngành công nghiệp – xây
dựng giai đoạn đầu từ năm 2012 – 2015 chiếm tỷ trọng cao nhất
(chiếm đến 45,5% năm 2012), tuy nhiên giai đoạn 2016 – 2107 có sự
sụt giảm thấp hơn so với ngành thương mại – dịch vụ (chỉ còn 36,7%
năm 2016). Tỷ trọng lao động trong ngành thương mại – dịch vụ tăng
dần qua các năm cao nhất vào năm 2017 (chiếm 44,8%).
2.2.6. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất


15
Bảng 2.19. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố Tam Kỳ giai
đoạn 2012 -2017
2012

2013

2014


2015

2016

2017

Tổng diện tích đất (ha) 8123

8912

9023

9067

9397

9823

Nhóm đất NN

4285

4317

4402

4400

4445


4501

Nhóm đất phi NN

2029

2814

2920

2989

3350

3734

Nhóm đất chưa sử dụng 1809

1781

1701

1678

1602

1588

Cơ cấu (%)

Nhóm đất NN

52,75

48,44

48,79

48,53

47,30

45,82

Nhóm đất phi NN

24,98

31,58

32,36

32,97

35,65

38,01

Nhóm đất chưa sử dụng 22,27


19,98

18,85

18,51

17,05

16,17

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của chi cục thống kê TP. Tam Kỳ)
Theo phụ lục 2.19, ta thấy nhóm đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng
nhiều nhất (chiếm 52,75% vào năm 2012), tuy nhiên nhóm đất này
có sự sụt giảm qua các năm từ 2012 – 2017 xuống còn 45,82%. Cùng
với đó, nhóm đất chưa sử dụng cũng giảm dần qua các năm còn
16,17% vào năm 2017. Nhóm đất phi nông nghiệp (chuyên dụng và
đất ở) tăng dần qua các năm. Thành phố tận dụng quỹ đất từ NN và
quỹ đất chưa sử dụng để phục vụ phát triển các ngành CN, TMDV.Tăng cường quỹ đất để xây dựng các KDC, đôi thị thu hút dân
cư, lao động; các khu công nghiệp – dịch vụ, lưu trú...
2.3. ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
THÀNH PHỐ TAM KỲ GIAI ĐOẠN 2012 – 2017
2.3.1.
a.

Những kết quả đạt đƣợc

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Sự CDCCKT

đi đúng hướng với vị trí chủ đạo của ngành TM-DV. Hạ tầng các
khu, cụm CN trên địa bàn thành phố đang được tiếp tục đầu tư xây

dựng hoàn thiện thu hút đầu tư.


16
Một số công trình du lịch – dịch vụ đã đưa vào sử dụng, bước
đầu đã thu hút du khách đến tham quan, tạo ra tiền đề để thúc đẩy du
lịch thành phố phát triển.
b. Về chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế:
Cơ cấu thành phần kinh tế của thành phố có sự chuyển biến rõ
nét, đã thu hút và tăng cường đầu tư. Nguồn thu từ các KCN của các
công ty gia công, chế biến, sản xuất giày da, may mặc trong và ngoài
nước đã đóng góp tỷ trọng khá lớn.
c. Về chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu lao động và hiện
trạng sử dụng đất:
Công tác thu ngân sách trên địa bàn trong những năm qua đạt
được kết quả tích cực nhờ tăng nguồn thu từ các hoạt động, nên vốn
đầu tư của thành phố được cải thiện đáng kể.
Thành phố đã triển khai và thực hiện khá hiệu quả Quyết định
số 47/2009/QĐ-UBND và số 18/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh về
thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Nam.
Cơ chế này đã tạo điều kiện giúp đỡ về vốn của DNNVV, hộ kinh
doanh, hợp tác xã...
Thành phố còn tập trung đầu tư phát triển văn hóa, y tế, giáo
dục, nhất là chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, mở
rộng và phát triển các trường đào tạo. Điều này, giúp cung cấp nguồn
nhân lực dồi dào và đa dạng cho thành phố.
Nguồn đất sử dụng của Tam Kỳ có sự tăng lên đáng kể qua từng
năm với việc thành phố mở rộng quỹ đất về phía Đông với các KDC
và khu, cụm CN.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

a. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành:
Phương án quy hoạch dài hạn chưa mang tính thiết thực, chưa


17
định hướng phát triển cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực để có
những tính toán, phân bổ về các nguồn lực.
b. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành:
Đối với ngành thương mại – dịch vụ, công tác quy hoạch phát
triển du lịch thiếu đồng bộ và mạnh mẽ. Thành phố chưa có sự
chuyên nghiệp và quy mô trong công tác xúc tiến, quảng bá.
Về Thương mại, công tác quản lý, quy hoạch, di dời các chợ
cũng gặp không ít khó khăn. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số
khu, cụm công nghiệp, các chợ... chưa xử lý triệt để.
Bên cạnh đó, công tác triển khai các công trình mới còn chậm,
không dứt điểm.
Về Nông nghiệp, ứng dụng các công nghệ mới thiếu đồng bộ,
còn mang tính nhỏ lẻ, rời rạc.
Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng là một lợi thế của
địa phương, tuy nhiên vẫn còn nhiều bấp bênh về vốn, thị trường, kỹ
thuật nuôi trồng và thời tiết.
c. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phần kinh tế:
DN tư nhân có quy mô nhỏ thường hạn chế hơn trong tiếp cận
thông tin so với các DN nhà nước, khó khăn trong việc thuê đất và
mặt bằng cho sản xuất kinh doanh, vốn, thị trường, khả năng vươn ra
thị trường nước ngoài hầu như không có. Đa số các DN hiện nay
kinh doanh bằng nguồn vay ngân hàng. Tuy nhiên các điều kiện, thủ
tục vay, hỗ trợ vốn còn rườm rà, khó tiếp cận.
Số lượng doanh nghiệp hoạt động không ít, nhưng số lượng
doanh nghiệp có chiến lược làm ăn lâu dài, bền vững khá ít.

d. Đối với chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu lao động,
hiện trạng sử dụng đất:
Như phân tích ở trên, thành phần kinh tế ngoài nhà nước gặp khá


18
nhiều khó khăn. Đa phần họ phải đi vay vốn từ các quỹ, ngân
hàng...hạn chế về năng lực tài chính khiến khả năng cạnh tranh của
các DN càng giảm sút.
Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu về
trình độ ngoại ngữ, các kỹ năng quản lý và ứng dụng công nghệ cao.
Công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho lao động ở một số khu vực
vùng ven, nông thôn chưa có sự đầu tư vẫn còn nhiều lúng túng.
Vẫn còn tình trạng công nhân tại các công ty bị o ép quyền lợi
gây nên một số bức xúc và ảnh hưởng đến đời sống của nhiều công
nhân.
Không ít đội ngũ CBCCVC thành phố thiếu hụt về kiến thức và
kỹ năng quản lý, kỹ năng nghiệp vụ hành chính còn rất hạn chế.
Hiện vẫn còn bất cập đó là người sản xuất nông nghiệp lại không
biết nhiều về công nghệ, người làm công nghệ thông tin lại không
biết nhiều về nông nghiệp.
2.3.3.

Nguyên nhân của những hạn chế

a. Công tác quy hoạch, bố trí phân bổ vốn chưa đem lại hiệu quả.
b. Chất lượng đào tạo và nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu
cầu.
c. Hoạt động ứng dụng KHCN vào nông nghiệp chưa hiệu quả.
d. Một số cơ chế chính sách hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu.

e. Hạn chế trong khả năng tiếp cận, mở rộng thị trường.
g. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch thiếu quy mô và chuyên
nghiệp.
h. Đội ngũ CBCCVC hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm.


19
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ
TAM KỲ ĐẾN NĂM 2025
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Tam
Kỳ.
Theo Quy hoạch chung thành phố Tam Kỳ đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, Tam kỳ định hướng phát triển
thành “đô thị xanh”.
Cơ cấu kinh tế năm 2025 cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ từ 95% trở lên, nông nghiệp chiếm từ 5% trở xuống.
3.1.2. Định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố
Tam Kỳ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế TM-DV theo phát triển du
lịch. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CN-XD tập trung vào ngành công
nghiệp chủ đạo (ngành dệt may, chế biến). Chuyển dịch cơ cấu
ngành NN khuyến khích và ưu đãi đối với việc áp dụng công nghệ
cao. Nhưng định hướng giảm dần tỷ trọng của ngành này trong thời
gian đến.
3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
THÀNH PHỐ TAM KỲ
3.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch.
Quy hoạch phát triển kinh tế thành phố cần dựa trên quy hoạch
tổng thể căn cứ vào: tình hình cơ cấu kinh tế hiện tại, nhu cầu thị

trường, nguồn lực của địa phương...Trên cơ sở quy hoạch tổng thể
thành phố cần xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển dài hạn,
trung hạn cho từng ngành cụ thể.
Thời gian đến để thành phố cần tăng cường công tác phối hợp
giữa các ban ngành, các cấp có liên quan trong công tác quản lý quy


20
hoạch để không chồng chéo.
Bên cạnh đó, công tác thanh kiểm tra cần được coi trọng, xử lý
kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm về đầu tư công.
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với nâng cao chất
lƣợng nguồn nhân lực.
Xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi và thu hút nhân tài.
Tiếp tục triển khai chương trình đào tạo gắn với giải quyết việc làm.
Đổi mới giáo dục từ nội dung, phương pháp, cách thức. Nâng cao
hơn nữa hiệu quả của các trung tâm giới thiệu việc làm.
Khuyến khích giới trẻ đầu tư xây dựng các sản phẩm nông
nghiệp chất lượng cao đón bắt xu hướng hội nhập.
Tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về phát triển KT-XH.
Đặc biệt cách làm du lịch của Hội An, Đà Nẵng...
3.2.3. Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ.
Trước hết cần tận dụng và khai thác hiệu quả nguồn vốn ngân
sách, tài trợ của các chính phủ và tổ chức quốc tế.
Huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân thông qua mô hình PPP
tập trung vào các dự án của hạ tầng giao thông.
Tham mưu tỉnh, cơ quan liên quan hoàn thiện cơ chế ưu đãi về
thuế, phí đối với các DNNVV, doanh nghiệp xã hội hóa...
Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo đúng quy
định. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện phân bổ

và quản lý nguồn vốn của chương trình, đề án.
Thành phố cần tham mưu, tạo môi trường đầu tư, xây dựng hệ
thống pháp lý phù hợp, đồng nhất với thị trường quốc tế nhằm nâng
cao hiệu quả đầu tư vì nơi nào hiệu quả đầu tư càng cao thì nơi đó có
khả năng huy động vốn càng lớn.
3.2.3.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ.


21
Tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Quyết định số
41/2014/QĐ-UBND về quy định nội dung ưu đãi nhằm khuyến khích
phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản, xây dựng
cánh đồng mẫu, giai đoạn 2014 -2020.
Tiếp tục học hỏi và nhân rộng mô hình dự án đầu tư khu nông
nghiệp công nghệ cao tại xã Tam Phú. Nghiên cứu ứng dụng phù hợp
các giống mới chất lượng cao, công nghệ tự động hóa trong sản xuất,
bảo quản, chế biến.
Cần đơn giản hoá các thủ tục giải ngân, thủ tục thanh quyết toán,
tạo điều kiện cho các nhà khoa học nghiên cứu bằng cách khoán kinh
phí.
Liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu... đào tạo, bồi
dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ CBCCVC.
Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về KHCN: Tổ chức,
tham gia các diễn đàn, hội chợ, triển lãm về ứng dụng KHCN. Tham
quan học hỏi các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong NN, CNXD tại các địa phương.
3.2.5. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi
trƣờng kinh doanh.
Thành phố cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ

và hướng dẫn doanh nghiệp, CĐT thông qua website. Cung cấp tất cả
các thông tin về cơ chế, pháp lý, lệ phí, đường dây nóng...
Nâng cao năng lực cũng như tác phong, đạo đức của đội ngũ
CBCCVC... đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng.
Để theo dõi, đánh giá chất lượng hành chính công, dịch vụ công
thành phố cần thường xuyên thanh kiểm tra để kịp thời có chấn chỉnh
hoặc tuyên dương, khích lệ.
Cần hoàn thiện TTHC trong việc đăng ký và triển khai các dự án


22
đầu tư, cũng như đẩy mạnh minh bạch hóa thông tin đấu thầu.
Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, gặp mặt các DN, chủ
đầu tư để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của họ.
3.2.6. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Thời gian đến, cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách thu hút
đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị thành phố.
Hình thức đối tác công tư (PPP) được xem là giải pháp hiệu quả
để phát triển hạ tầng, trong bối cảnh nguồn ngân sách còn hạn hẹp
hiện nay. Coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện
quy hoạch và xử lý nghiêm các vi phạm.
3.2.7. Phát triển các ngành kinh tế gắn với bảo vệ môi
trƣờng, bảo tồn các di tích văn hóa - lịch sử và phòng chống
thiên tai.
Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế phải gắn với bảo
vệ môi trường, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa - lịch sử, gồng
ghép phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai. Để bảo vệ môi
trường thành phố hướng đến phát triển đô thị xanh thì thành phố cần
phải khuyến khích dự án công nghệ sạch, kiên quyết loại bỏ các dự
án gây tác hại đến môi trường. Khi thực hiện các dự án, CĐT phải có

cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường theo đúng
quy định của pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử
lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường, gây mất vệ sinh
an toàn thực phẩm.


23
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Đối với UBND tỉnh Quảng Nam: Cần có định hướng và phân
bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý để phát triển các ngành nghề mũi nhọn
của thành phố. Cần ban hành cơ chế và chính sách ưu đãi về đầu tư.
Chỉ đạo đẩy mạnh công tác giải ngân các nguồn vốn, nguồn hỗ trợ.
Đối với Sở Ban ngành có liên quan:


×