Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.88 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ MINH HIỀN

KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ MINH HIỀN

KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN



Đà Nẵng – Năm 2018


LOI CAM DOAN
Toi cam aoan ady la c6ng trinh nghien cuu cua rieng t6i.
Cac s6 li¢u, kdt qua neu trong lu(j,n van la trung thlfC va chua tung au(lc
ai c6ng b6 trong bdt ky c6ng trinh nao khac.
Tac gia

Le Thi Minh Hi�n


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................... 4
6. Bố cục của luận văn .............................................................................. 4
7.Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP CỦA NHTM .................................................................... 9
1.1. CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG.......................................................................... 9
1.1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng .................................................. 9
1.1.2. Doanh nghiệp và phân loại cho vay trung dài hạn doanh nghiệp . 11
1.1.3. Đặc điểm cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp ................ 13

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ........... 14
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng .............................................................. 14
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng................................................................ 15
1.2.3. Tác động của rủi ro tín dụng ......................................................... 16
1.3. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG DÀI
HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NHTM .............. 18
1.3.1. Khái niệm kiểm soát RRTD.......................................................... 18
1.3.2. Đặc điểm kiểm soát RRTD trong cho vay trung dài hạn .............. 19


1.3.3. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối
với doanh nghiệp ............................................................................................. 20
1.3.4. Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
trung dài hạn khách hàng doanh nghiệp.......................................................... 28
1.3.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay trung dài hạn khách hàng doanh nghiệp ................................. 30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG........................................ 34
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ............................................. 34
2.1.1. Giới thiệu về TMCP Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Đà Nẵng ......................................................................................... 34
2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng ..................................................................... 35
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RRTD TRONG CHO VAY
TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI BIDV
CN ĐÀ NẴNG ................................................................................................ 39
2.2.1. Các biện pháp né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn

khách hàng doanh nghiệp ................................................................................ 39
2.2.2. Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài
hạn khách hàng doanh nghiệp ......................................................................... 52
2.2.3. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất trong cho vay trung dài hạn
doanh nghiệp ................................................................................................... 55
2.2.4. Các công cụ chuyển giao rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài
hạn doanh nghiệp ............................................................................................ 57


2.3. THỰC TRẠNG KẾT QUẢ KIỂM SOÁT RRTD TRONG CHO VAY
TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI BIDV
CN ĐÀ NẴNG ................................................................................................ 58
2.3.1. Thực trạng biến động cơ cấu nhóm nợ ......................................... 58
2.3.2. Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay trung dài hạn doanh nghiệp .............. 59
2.3.3. Tỷ lệ xóa nợ ròng .......................................................................... 60
2.3.4. Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro trong cho vay trung dài hạn doanh
doanh nghiệp ................................................................................................... 60
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
TẠI BIDV ĐÀ NẴNG .................................................................................... 61
2.4.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 61
2.4.2. Những mặt tồn tại ......................................................................... 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 68
CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG........................................ 69
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
BIDV CN ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI ......................................... 69
3.1.1. Định hướng chung của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Việt Nam ......................................................................................................... 69
3.1.2. Định hướng công tác kiểm soát RRTD trong cho vay trung dài hạn
đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV Đà Nẵng................................... 71
3.2. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP TẠI BIDV ĐÀ NẴNG .................................................................... 72


3.2.1. Các khuyến nghị nhằm né tránh rủi ro .......................................... 72
3.2.2. Các khuyến nghị nhằm hạn chế và giảm thiểu rủi ro ................... 77
3.2.3. Các khuyến nghị nhằm hỗ trợ cho công tác kiểm soát RRTD trong
cho vay trung dài hạn doanh nghiệp tại Chi nhánh......................................... 79
3.3. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNN VN VÀ BIDV ................................ 81
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ...................................... 81
3.3.2. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .......... 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2
BÁO CÁO GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chi nhánh

: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamChi nhánh Đà Nẵng


BIDV

: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

DN

: Doanh nghiệp.

KH

: Khách hàng

NHTM

: Ngân hàng thương mại

QHKH

: Quan hệ khách hàng

RRTD

: Rủi ro tín dụng

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TCTD


: Tổ chức tín dụng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.

Kết quả kinh doanh BIDV Đà Nẵng giai đoạn 20152017

Trang

37

2.2 .

Tình hình cho vay giai đoạn 2015-2017

38

2.3.

Tỷ lệ tài sản đảm bảo đối với doanh nghiệp vay vốn

53


2.4.

Tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án, dự án vay vốn

54

2.5.

Bảng phân loại nợ theo định hạng tín dụng

56

2.6.
2.7.
2.8.
2.9.

Biến động cơ cấu nhóm nợ trong cho vay trung dài hạn
doanh nghiệp
Cơ cấu nợ xấu trong cho vay trung dài hạn doanh nghiệp
Tỷ lệ xóa nợ ròng trong cho vay trung dài hạn doanh
nghiệp
Tỷ lệ trích dự phòng các khoản vay trung dài hạn DN

58
59
60
61



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cho vay nói chung và cho vay trung dài hạn nói riêng là hoạt động mang
lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Cho vay trung dài hạn không chỉ có vai
trò quan trọng đối với ngân hàng, mà còn có vai trò quan trọng đối với các
doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Đây là các khoản vay có khối lượng vốn lớn,
thời hạn vay dài, việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khách quan như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị xã hội,
công nghệ, văn hóa…,và các yếu tố chủ quan trong nội tại DN, do đó cho vay
trung dài hạn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, nó tồn tại khách
quan cùng với sự tồn tại của hoạt động tín dụng. Hậu quả của rủi ro tín dụng
thường gây ra những ảnh hưởng xấu đối với ngân hàng như tăng chi phí, giảm
thu nhập, làm xấu đi tình hình tài chính và uy tín của ngân hàng. Nếu RRTD ở
mức độ lớn sẽ làm phát sinh những rủi ro trầm trọng hơn như mất khả năng
thanh toán, tạo nên hiệu ứng dây chuyền bất lợi cho hệ thống ngân hàng. Do
đó, mỗi ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một chính sách quản trị RRTD
phù hợp và hiệu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất có thể
xảy ra.
Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt
Nam nói riêng gặp nhiều biến động. Sự khủng hoảng, suy thoái đã gây ra
nhiều ảnh hưởng đến các ngành kinh tế đang hoạt động trên thị trường. Hoạt
động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh đó luôn
phải đối mặt với khó khăn và rủi ro tiềm ẩn.
Từ năm 2015 đến nay, việc xử lý nợ xấu luôn là vấn đề rất nóng của hệ
thống NHTM mà tất cả các ngân hàng phải đối mặt, tìm cách xử lý, giảm



2
thiểu ảnh hưởng và rủi ro… Từ đó vấn đề nghiên cứu về kiểm soát RRTD
trong cho vay trung dài hạn thật sự trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu
hiện nay.Mặc khác, năm 2017, NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) đã thành công trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 2%, với mục
tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu vào năm 2020, và là ngân hàng quản
trị rủi ro tốt nhất, BIDV Việt Nam nói chung và BIDV CN Đà Nẵng nói riêng
đang tiếp tục củng cố và hoàn thiện các biện pháp kiểm soát RRTD làm cơ sở
nền tảng phát triển bền vững. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Kiểm
soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chi nhánh Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Hệ

thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát RRTD trong cho vay trung dài

hạn khách hàng doanh nghiệp của NHTM.
• Phân

tích, đánh giá thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay trung dài

hạn khách hàng doanh nghiệp tại BIDV CN Đà Nẵng
• Đề

xuất các giải pháp nhằm kiểm soát RRTD trong cho vay trung dài

hạn khách hàng doanh nghiệp tại BIDV CN Đà Nẵng
Từ các mục tiêu trên, luận văn sẽ giải quyết các vấn đề, các câu hỏi đặt
ra như sau:

- Nội dung công tác kiểm soát RRTD trong cho vay trung dài hạn đối với
khách hàng doanh nghiệp tại NHTM là gì? Để đánh giá kết quả công tác kiểm
soát RRTD trong cho vay trung dài hạn khách hàng DN phải dựa vào tiêu chí
nào?
- Thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay trung dài hạn đối với khách
hàng doanh nghiệp tại BIDV CN Đà Nẵng diễn ra như thế nào? Có những kết
quả và hạn chế gì?


3
- BIDV CN Đà Nẵng cần triển khai những giải pháp nào nhằm kiểm soát
RRTD trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng DN?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về kiểm soát RRTD trong
cho vay trung dài hạn đối với khách hàng DN của NHTM và thực tiễn kiểm
soát RRTD trong cho vay trung dài hạn khách hàng DN tại BIDV CN Đà
Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu:
• Về nội dung nghiên cứu: Do RRTD là một vấn đề rộng và phức tạp.
Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu kiểm soát RRTD
trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng DN mà không bao gồm toàn
bộ công tác quản trị RRTD.
• Về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu nội dung trên tại BIDV CN Đà
Nẵng
• Về thời gian: Thực trạng kiểm soát RRTD chỉ phân tích trong khoảng
thời gian từ năm 2015-2017
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
- Thứ nhất, sử dụng phương pháp khảo cứu tài liệu:
Để tổng hợp và hệ thống hoá các cơ sở lý thuyết và hệ thống các văn bản

pháp quy của Nhà nước và các nghiên cứu khoa học để phân tích, làm rõ về lý
luận và thực tiễn trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung
dài hạn tại NHTM.
- Thứ hai, phương pháp điều tra, thu thập số liệu:
Việc thu thập dữ liệu từ các nguồn dữ liệu thứ cấp được công bố bởi
BIDV Việt Nam và BIDV CN Đà Nẵng và các thông tin, các chính sách liên
quan… thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó, tạo ra nguồn


4
dữ liệu để làm cơ sở cho các phân tích sau này.
- Thứ ba, sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh:
Dựa trên nguồn dữ liệu đã được thu thập để phân tích thực trạng, làm rõ
những thành công và hạn chế trong công tác kiểm soát RRTD trong cho vay
trung dài hạn với khách hàng DN tại BIDV CN Đà Nẵng nhằm rút ra các kết
luận và đề xuất.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu


Góp phần hệ thống hóa, phân tích sâu về một số vấn đề lý luận liên

quan đến chủ đề kiểm soát RRTD trong cho vay trung dài hạn đối với doanh
nghiệp của NHTM.


Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay trung

dài hạn đối với doanh nghiệp tại BIDV CN Đà Nẵng, làm rõ những kết quả và
hạn chế, đồng thời nghiên cứu những khuyến nghị để hoàn thiện công tác
kiểm soát RRTD trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng DN.

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, và phụ lục, phần nội
dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát RRTD trong cho vay trung dài
hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của NHTM.
Chương 2: Thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay trung dài hạn đối
với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV CN Đà Nẵng.
Chương 3: Khuyến nghị hoàn thiện kiểm soát RRTD trong cho vay trung
dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV CN Đà Nẵng.
7.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Kiểm soát rủi ro tín dụng (RRTD) trong cho vay nói chung và cho vay
trung dài hạn nói riêng đối với khách hàng doanh nghiệp (DN) là một trong
bốn nội dung của công tác quản trị RRTD đã được nhiều tác giả nghiên cứu


5
trước đây trong các đề tài quản trị rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại
các NHTM, cụ thể:
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Viết Mười (2014) “Kiểm soát rủi ro tín
dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng”. Tác giả đã nêu đầy đủ cơ sở lý luận về kiểm
soát RRTD và nội dung của kiểm soát RRTD trong cho vay doanh nghiệp. Đó
là cơ sở để đề tài này kế thừa và đi sâu nghiên cứu về kiểm soát RRTD trong
cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên, phần các giải pháp kiểm soát RRTD tại
ngân hàng, tác giả còn trình bày chung chung, chưa cụ thể để áp dụng đối với
cho vay khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga (2015) “Kiểm soát
rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Á Châu CN
Đà Nẵng.” Tác giả đã nghiên cứu các giải pháp kiểm soát rủi ro trong cho
vay DN, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát RRTD tại ACB CN Đà Nẵng.

Về mặt không gian, các nghiên cứu về kiểm soát RRTD trong cho vay DN
của tác giả gần như tương đồng với đề tài này. Do vậy, các nghiên cứu của tác
giả là cơ sở để đề tài này tham khảo các đặc điểm cho vay của DN và xem xét
lại các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DN cho phù hợp với
giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong phần các nội dung về kiểm soát RRTD,
tác giả còn nêu khái quát, chưa đi sâu vào phân tích các nội dung để đưa ra
các giải pháp cụ thể, để áp dụng thực tế tại NH.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Sương (2016) “Các
biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Đắk Lắk”. Tác giả đã
đưa ra các chính sách kiểm soát RRTD và tổ chức triển khai chính sách kiểm
soát RRTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh
Đắk Lắk. Nghiên cứu của tác giả này có điểm tương đồng với đề tài này là


6
cùng nghiên cứu 2 Chi nhánh của BIDV nhưng triển khai khác địa bàn. Do
vậy, đề tài này đã kế thừa được các nghiên cứu chính sách kiểm soát RRTD
tại BIDV đồng thời là cơ sở để xem xét nghiên cứu các chính sách đó trong
hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng DN trên địa bàn Đà
Nẵng. Tuy nhiên, hạn chế của tác giả là phần cơ sở lý luận về RRTD chưa
nêu lên được các đặc điểm cơ bản của RRTD trong cho vay doanh nghiệp.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Lương Tấn Minh ( 2015) “Kiểm soát rủi
ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng”. Tác giả đã nghiên cứu các nội dung của công
tác kiểm soát RRTD và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm
soát RRTD đối với các doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng. Tuy nhiên,
hạn chế của tác giả là các giải pháp kiểm soát RRTD còn chung chung, chưa
cụ thể để áp dụng đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn Đà
Nẵng.

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thu Vân (2015) “Kiểm soát rủi
ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại CN NH Nông Nghiệp và Phát
triển Nông thôn quận Liên Chiểu TP Đà Nẵng”. Tác giả đã nêu các tiêu chí
đánh giá công tác kiểm soát RRTD, các giải pháp hạn chế RRTD như mức
giảm của nợ xấu, tỷ lệ trích dự phòng rủi ro, tỷ lệ xóa nợ ròng, đây là cơ sở để
đề tài này tiếp thu để đánh giá công tác kiểm soát RRTD trong cho vay trung
dài hạn khách hàng DN tại Đà Nẵng.Tuy nhiên, hạn chế của tác giả là các
trong tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát RRTD thiếu phần tình hình biến
động cơ cấu dư nợ tại NH.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Mai Công Trung (2014) “Các biện pháp
hạn chế RRTD trong cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Đắk Lắk”. Trong phần
cơ sở lý luận tác giả đã trình bày đầy đủ về RRTD và hạn chế RRTD. Tuy


7
nhiên, trong phần 2, phần hạn chế RRTD tác giả chỉ nêu các hình thức giám
sát và cảnh báo rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay, cụ thể là kiểm tra
giám sát tuân thủ chính sách, qui trình nghiệp vụ tín dụng. Đề tài này đã kế
thừa được các nghiên cứu lý luận về RRTD. Tuy nhiên, hạn chế của tác giả là
do đề tài nghiên cứu ở phương diện rộng nên việc tập trung nghiên cứu công
tác hạn chế RRTD còn hạn chế.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Trần Anh Nguyên (2014) “Các biện
pháp hạn chế RRTD trong cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Hải Châu TP Đà Nẵng”. Luận văn đưa nhiều biện
pháp hạn chế RRTD cũng như phân tích đánh giá thực trạng công tác quản trị
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Châu
TP Đà Nẵng. Tuy nhiên hạn chế của tác giả là chưa đưa ra các biện pháp né
tránh RRTD.Đề tài này đã bổ sung thêm các lý luận về công tác kiểm soát
RRTD, đồng thời các giải pháp mà tác giả đưa ra được đề tài này nghiên cứu

kế thừa và phát triển cho phù hợp với thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng và Khách hàng DN trên địa bàn
Đà Nẵng.
- Bài báo nghiên cứu của tác giả T.S Đinh Thị Thanh Vân (2014) ,“So
sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam và
thông lệ quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, tr. 5, đã nghiên cứu phương pháp trích
dự phòng RRTD của Việt Nam và so sánh với phương pháp trích dự phòng
RRTD với nhiều nước trên thế giới, đưa ra các kiến nghị nhằm tính toán chính
xác và trích đủ dự phòng RRTD
- Bài báo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thái Hưng (2015), “Giải
pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước”, Tạp chí
Ngân hàng, tr.7-11, đã nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu RRTD trong cho
vay đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.


8
- Bài báo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hạnh (2016), “Kiểm soát rủi ro
tín dụng theo Basel II tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài
chính ,tr.10, đã nghiên cứu các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua
việc áp dụng các chuẩn mực của Basel và kết quả đạt được ở Việt Nam.
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây về kiểm soát RRTD, đề tài
này hệ thống hóa các lý luận về RRTD và nội dung công tác kiểm soát RRTD
trong cho vay trung dài hạn với DN, cũng như các biện pháp kiểm soát RRTD
trong cho vay trung dài hạn DN thường được NHTM sử dụng. Bên cạnh đó đề
tài này đưa ra các yêu cầu triển khai hiệu quả các biện pháp kiểm soát RRTD
tại NHTM, đồng thời đưa ra các tiêu chí đánh giá kết quả công tác kiểm soát
RRTD trong cho vay trung dài hạn với DN.Đề tài đi từ việc phân tích chung về
thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, qua đó đánh giá thực trạng RRTD trong cho
vay trung dài hạn với khách hàng DN và công tác kiểm soát RRTD trong cho

vay trung dài hạn khách hàng DN của chi nhánh. Từ việc phân tích đó, đề tài
rút ra được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế đối với công tác
kiểm soát RRTD trong cho vay trung dài hạn với khách hàng DN tại Chi
nhánh. Trên cơ sở đó, đưa ra các nhóm giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện
công tác kiểm soát RRTD trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng DN
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
trong thời gian tới.


9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NHTM
1.1. CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG
1.1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng
a. Khái niệm cho vay
Cho vay là một trong những hình thức cấp tín dụng của ngân hàng
thương mại. Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng
vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản
chi phí nhất định.
Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12), định nghĩa hoạt động cấp
tín dụng là “việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh
ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại là hình thức cấp tín dụng
phổ biến, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hình thức cấp tín dụng. Đó là hoạt

động mà theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định
theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
b. Phân loại cho vay
Thông thường danh mục cho vay có thể được sắp xếp rất đa dạng tùy
vào các tiêu thức quản lý khác nhau của các NHTM.


10
- Căn cứ vào thời hạn cho vay, hoạt động cho vay được chia thành các loại:
+ Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm. Mục đích của
loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
+ Cho vay trung dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 1 năm. Mục
đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản
cố định hoặc tài trợ các dự án đầu tư.
- Căn cứ vào mục đích cho vay, hoạt động cho vay được chia thành các loại:
+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp;
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân;
+ Cho vay bất động sản;
+ Cho vay nông nghiệp;
+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, hoạt động cho vay được
chia thành các loại:
+ Cho vay đảm bảo bằng tài sản: là loại cho vay dựa trên cơ sở bảo đảm
cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào
khác.
+ Cho vay đảm bảo không bằng tài sản: là loại cho vay không có tài sản
thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín của
bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.
- Căn cứ vào phương thức cho vay, hoạt động cho vay được chia thành

các loại sau:
+ Cho vay từng lần: là loại cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và
NHTM thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại cho vay mà NHTM và KH
xác định và thỏa thuận hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời
gian nhất định.


11
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: là loại cho vay mà NHTM thỏa thuận
bằng văn bản chấp thuận cho KH chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán
của KH.
1.1.2. Doanh nghiệp và phân loại cho vay trung dài hạn doanh
nghiệp
a. Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt
động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Doanh
nghiệp là một tổ chức có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động kinh doanh với
các đặc trưng cơ bản sau:
- Là chủ thể kinh tế độc lập
- Có tư cách pháp nhân
- Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận hoặc phục vụ nhu cầu công cộng.
Theo luật DN số 68/2014/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 26/11/2014, Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Các loại hình Doanh nghiệp chính bao gồm:
- Doanh nghiệp Nhà nước: Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn.
Nhà nước - người đại diện toàn dân - tổ chức thực hiện chức năng quản lý
trên mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập cho đến khi

giải thể. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa
vụ dân sự trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp mà các thành viên trong
công ty (có thể là một tổ chức hay một cá nhân đối với công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên) chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.


12
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ
phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là
chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành
viên hợp danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong
công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn.
- Doanh nghiệp tư nhân: doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
b. Phân loại cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp
- Cho vay thông thường
Khoản vay này dùng để đáp ứng nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị, nhu
cầu tài trợ cho TSLĐ thường xuyên hay thanh toán các khoảng nợ của doanh
nghiệp, tiền vay được thanh toán dần cho ngân hàng theo định kỳ. Số tiền
thanh toán định kỳ có thể đều nhau, không đều nhau hay kỳ cuối nhiều hơn.
- Tín dụng tuần hoàn
Tín dụng tuần hoàn là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cam kết
chính thức dành cho khách hàng một hạn mức tín dụng trong thời hạn nhất

định, có thể từ 1-3 năm hay 5 năm, song thời hạn nợ ký kết trong hợp đồng
thường ngắn và nếu khách hàng thực hiện tốt các điều khoản của hợp đồng tín
dụng thì cam kết hạn mức sẽ được tiếp tục. Loại tín dụng này thường dùng để
tài trợ cho nhu cầu tăng trưởng TSLĐ, thay thế các khoản nợ ngắn hạn tới kỳ
thanh toán hay cho vay qua thẻ tín dụng.


13
1.1.3. Đặc điểm cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp
- Giá trị khoản vay lớn
Nhu cầu vay vốn trung dài hạn của các doanh nghiệp phát sinh do nhu
cầu mở rộng sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, phát
triển cơ sở hạ tầng…
- Thời hạn đầu tư dài
Nguồn vốn vay trung dài hạn là nguồn vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu
tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên. Toàn bộ vốn cố định tuy
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ chuyển một phần giá trị
vào các sản phẩm được sản xuất ra trong suốt quá trình khấu hao. Đối với tài
sản lưu động thường xuyên, tính chất thường xuyên thể hiện ở chỗ nguồn vốn
để đầu tư vào loại tài sản lưu động này phải được duy trì một cách thường
xuyên. Rõ ràng, với tính chất như vậy nguồn vốn để đầu tư phải là nguồn vốn
có tính chất dài hạn.
- Rủi ro cao
Cho vay trung dài hạn là khoản vay có khối lượng vốn lớn, thời hạn vay
dài. Việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện tự nhiên, điều kiện k vừa đảm bảo tăng tính thanh khoản của
tài sản vừa đảm bảo giá bán không thấp hơn dư nợ và lãi vay ngân hàng.
Việc Chi nhánh cho vay tín chấp đối với các DN có định hạng tín dụng



74
AA trở lên, không có phát sinh nợ quá hạn trong vòng 12 tháng là tốt. Tuy
nhiên, Cán bộ quan hệ khách hàng có thể lợi dụng tiêu chí này để cho vay tín
chấp đối với những DN có đầy đủ tài sản đảm bảo nhưng không thế chấp tại
Chi nhánh. Hậu quả của việc này là DN có thể dùng tài sản để đảm bảo nghĩa
vụ trả nợ cho các NHTM khác trên địa bàn. Khi DN kinh doanh khó khăn,
DN bị xuống hạng và không đạt tiêu chuẩn cho vay tín chấp, khi đó Chi
nhánh yêu cầu DN phải bổ sung tài sản đảm bảo thì DN không còn tài sản
đảm bảo để thế chấp. Vì vậy, Chi nhánh cần hoàn thiện tiêu chí cho vay tín
chấp theo hướng:
+ Đối với DN đủ điều kiện cho vay tín chấp nhưng DN vẫn còn tài sản
đảm bảo, chi nhánh vẫn yêu cầu DN thế chấp tài sản để đảm bảo cho nghĩa vụ
vay vốn.
+ Đối với doanh nghiệp đủ điều kiện cho vay tín chấp nhưng không còn
tài sản đảm bảo, Chi nhánh nên thỏa thuận với doanh nghiệp điều khoản bổ
sung trong hợp đồng tín dụng về tài sản đảm bảo nếu DN bị xuống hạng tín
dụng. Cụ thể, DN phải dùng tài sản đảm bảo bổ sung của bên thứ ba để đảm
bảo cho nghĩa vụ trả nợ ngân hàng khi DN bị xuống hạng hoặc chấp nhận để
Chi nhánh thu nợ trước hạn để đảm bảo tỷ lệ dư nợ tối đa trên tài sản đảm bảo.
Không cho vay tín chấp đối với các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao.
Chi nhánh chỉ nên cho vay có thế chấp 100% đối với các lĩnh vực có
mức độ RRTD cao như bất động sản, chứng khoán nhằm đảm bảo các rủi ro
tín dụng trong lĩnh vực này
Đối với các nhà cung cấp của doanh nghiệp vay vốn: Yêu cầu các nhà
cung cấp của DNứng trước tiền mua vật tư hàng hóa phải có bảo lãnh ứng
trước của ngân hàng có uy tín. Ngoài ra, đối với các hợp đồng mua bán vật tư
hàng hóa có giá trị lớn, Chi nhánh yêu cầu nhà cung cấp phải có bảo lãnh thực
hiện hợp đồng để đảm bảo cho nguồn cung cấp vật tư, hàng hóa phục vụ cho



75
sản xuất kinh doanh của DNđược liên tục và không bị gián đoạn.
Đối với các nhà tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp vay vốn:
Khi bán hàng chưa thanh toán tiền, DNphải yêu cầu nhà tiêu thụ có bảo lãnh
thanh toán của một ngân hàng có uy tín. Đối với các hợp đồng thi công xây
dựng các công trình, yêu cầu chủ đầu tư phải ứng trước vốn và xem như đây
là khoản đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán với DN vay vốn.:
Thứ ba, Bổ sung điều khoản hạn chế rủi ro tín dụng trong hợp đồng
tín dụng
Để đảm bảo một số biện pháp kiểm soát RRTD có tính pháp lý, Chi
nhánh cần thỏa thuận với DNnội dung các biện pháp như vốn tự có tham gia,
các trường hợp bổ sung tài sản đảm bảo, giảm dần dư nợ vay, tăng giảm lãi
suất theo mức độ rủi ro của DN..... trong các hợp đồng tín dụng.
- Đối với điều khoản bổ sung tài sản đảm bảo, Chi nhánh thêm vào hợp
đồng các trường hợp phải bổ sung tài sản đảm bảo như khi DN bị xuống hạng
thấp hơn, khi tài sản đảm bảo của DN bị xuống giá.
- Đối với điều khoản thu nợ trước hạn, ngoài các điều khoản như đã cam
kết như hiện nay Chi nhánh cần bổ sung trường hợp thu nợ trước hạn khi tài
sản đảm bảo của DN không đáp ứng các qui định của ngân hàng.
- Đối với điều khoản giảm dần dư nợ vay, Chi nhánh bổ sung ngân hàng
cho vay giảm dần dư nợ vay nếu DN kinh doanh thua lỗ. Ngân hàng xem xét
cho vay từng món căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả
đồng thời căn cứ vào số tiền trả nợ vay của DN.
- Đối với điều khoản lãi suất, Chi nhánh bổ sung lãi suất sẽ thay đổi
tương ứng với mức định hạng của DN tại các thời điểm định hạng 31/01,
30/06, 30/09, 31/12.
Việc bổ sung các điều khoản hạn chế rủi ro tín dụng như trên, hoạt động
cho vay DN của Chi nhánh mới vừa đảm bảo tính pháp lý vừa đảm bảo triển



76
khai kịp thời các biện pháp kiểm soát RRTD nhằm ngăn ngừa kịp thời rủi ro
tín dụng cũng như giảm thiểu tổn thất trong cho vay DN.
Thứ tư, Đánh giá giới hạn tín dụng trên một khách hàng định kỳ tối
thiểu 3 tháng một lần
Khi DN không đạt kế hoạch doanh thu như đã cam kết điều này đồng
nghĩa với việc DN sẽ không sử dụng hết giới hạn tín dụng đã cấp. Do đó DN
có thể lợi dụng giới hạn tín dụng dư ra, lập chứng từ giả để rút vốn vay cho
các mục đích khác như mua bất động sản, tài sản cố định .... dẫn đến RRTD.
Để phòng ngừa DN sử dụng vốn sai mục đích, cán bộ quan hệ khách hàng
phải thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của DN,
tình hình sử dụng vốn vay, thường xuyên kiểm tra thực tế hàng tồn kho, tình
hình thi công các công trình xây dựng, dự án đầu tư. Nếu có nghi ngờ DN,
cán bộ phải thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ chứng từ giải ngân và có
biện pháp thu hồi phần đã cho vay sai mục đích.Tối thiểu 3 tháng 1 lần hoặc
khi xét thấy có các dấu hiệu DN không thực hiện đúng các cam kết trong hợp
đồng tín dụng, Chi nhánh nên có đánh giá tình hình sử dụng vốn vay ngân
hàng, tính toán vật tư đảm bảo. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp dư thừa
giới hạn tín dụng, cán bộ quan hệ khách hàng đề nghị xác định lại giới hạn tín
dụng mới cho phù hợp hơn.
Thứ năm, Hoàn thiện công tác thu thập thông tin để định giá tài sản
đảm bảo
Giá của tài sản đảm bảo cần phải được định giá chính xác, sát với giá
trên thị trường. Để công tác định giá được chính xác, ngăn ngừa rủi ro đạo
đức nghề nghiệp, Chi nhánh phải tìm kiếm được giá giao dịch thành công của
tài sản đảm bảo trên thị trường tại thời điểm định giá. Nếu tài sản cần định giá
không có giao dịch thực tế trên thị trường, Chi nhánh có thể tìm tài sản tương
đương để định giá. Đối với bất động sản Chi nhánh có thể tìm kiếm giá giao



×