CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng khoa học Trường THCS Lê Danh Phương
Họ và tên: Nguyễn Thị Nga
Sinh ngày: 30/12/1975
Nơi công tác: Trường THCS Lê Danh Phương
Chức danh: Giáo viên
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Ngữ Văn
Tỷ lệ đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến:
CHỌN VÀ TRÌNH BÀY DẪN CHỨNG TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
- Lĩnh vự áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Dạy học ở trường THCS).
- Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm 2016.
- Mô tả bản chất của sáng kiến.
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
- Trình độ chuyên môn:
+ Giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo.
- Cơ sở vật chất:
+ Đàm bảo cho việc dạy và học, có đủ tài liệu phục vụ cho giáo viên và học sinh trong
quá trình giảng dạy và học tập.
- Đánh giá những lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:
+ Kết quả thi cuối kỳ và thi vào THPT của các em đều đạt cao so yêu cầu đề ra. Số
lượng em đạt điểm khá, giỏi chiếm đa số.
+ Trong kỳ thi tuyển sinh vào THPT các năm học: 2016, 2017, 2018 các lớp do tôi
phụ trách các em đều đỗ vào THPT với điểm môn văn khác cao cụ thể: Năm học 2016
điểm bình quân môn Ngữ văn của các em là 6,87, năm học 2017 điểm bình quân môn
Văn là 7,25, năm học 2018 điểm bình quân của các em là: 7,68.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Thái Bình, ngày 18 tháng 9 năm 2018
Người nộp đơn
1
Nguyễn Thị Nga
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN.
1. Tên sáng kiến: Chọn và trình bày dẫn chứng trong văn nghị luận.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giáo dục (Dạy học ở trường THCS).
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Nga
Nữ
2
Ngày, tháng, năm sinh: 30/12/975
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm chuyên ngành Ngữ văn.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Lê Danh Phương.
Điện thoại: 0987922159
Email:
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THCS Lê Danh Phương.
Địa chỉ: Thị trấn Hưng Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Điện thoại: 0227700555.
5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm 2016.
II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN.
1. Tên sáng kiến: Chọn và trình bày dẫn chứng trong văn nghị luận..
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Dạy học ở trường THCS).
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
3
Như chúng ta đã biết văn bản Nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho
người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận
điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài
văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội
thì mới có ý nghĩa. Trong chương trình ngữ văn phổ thông ở Việt Nam hiện nay, học
sinh (HS) bắt đầu được học tạo lập văn bản Nghị luận từ lớp 7 và tiếp tục được nâng
cao các kỹ năng cho đến lớp 12. Điều này đòi hỏi giáo viên bộ môn phải có kiến thức
chuyên môn sâu về văn bản này và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với
đặc trưng của việc dạy học tạo lập văn bản (còn gọi là dạy làm văn). Để hình thành
cho HS các kỹ năng tạo lập văn bản Nghị luận, bên cạnh việc sử dụng những phương
pháp dạy học phổ biến như quan sát, phân tích mẫu, thực hành, GV cần quan tâm đến
phương pháp dạy tạo lập văn bản dựa trên tiến trình. Đây cũng là phương pháp đã
được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới.
Đặc điểm của văn bản Nghị luận là một loại văn bản được dạy ở trường trung
học, là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan
điểm nào đó. Muốn thế văn bản Nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn
chứng thuyết phục. Vai trò của HS trong dạy học tạo lập văn bản là phải học cách tạo
lập văn bản theo từng giai đoạn trong tiến trình, đó là phản hồi, đánh giá, tự đánh giá;
đóng vai người đọc, đọc lại sản phẩm của mình. Chỉnh sửa nhiều lần để tạo ra văn bản
tốt hơn. Còn vai trò của giáo viên là tư vấn, là người đọc, người lắng nghe, là người
tạo ra môi trường để HS cảm thấy tự tin tìm ra giọng điệu của chính mình nhằm chia
sẻ sản phẩm. Bên cạnh đó, giáo viên có cơ hội và trách nhiệm xác định các hoạt động
học tập cho HS và hướng dẫn các em đi qua từng giai đoạn trong tiến trình cho đến
khi viết được văn bản hoàn thiện. Như vậy, phương pháp dạy học tạo lập văn bản dựa
trên tiến trình có những điểm tích cực, vừa phù hợp với bản chất của hoạt động viết,
vừa phù hợp với việc dạy học nhằm phát triển năng lực người học như lấy hoạt động
của HS làm trung tâm, giúp các em tự kiến tạo kinh nghiệm tạo lập văn bản, phát huy
vai trò tổ chức và định hướng của giáo viên. Hoạt động dạy học tạo lập văn bản Nghị
luận có thể chia 3 giai đoạn: hình thành ý tưởng, viết nháp và chỉnh sửa bài viết. Hình
4
thành ý tưởng là một giai đoạn rất quan trọng trong tiến trình viết. Để hướng dẫn HS
hình thành ý tưởng cho một văn bản Nghị luận, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động
như: xác định luận đề, hình thành hệ thống luận điểm, hình thành luận cứ, hướng dẫn
viết nháp, hướng dẫn chỉnh sửa bài viết. Tuy nhiên trong các hoạt động trên chúng ta
nhận thấy còn rất nhiều học sinh lúng túng trong việc hình thành, lựa chọn các luận cứ
(dẫn chứng) cho bài văn. Cá biệt có những em viết bài văn Nghị luận nhưng thiếu dẫn
chứng hay lạc dẫn chứng, hoặc có em khi đưa dẫn chứng ra lại không phù hợp với
luận điểm, hay có em chưa biết cách trình bày dẫn chứng trong bài văn của mình ….
Đó là những lỗi phổ biến mà các em thường mắc khi làm văn Nghị luận
Nguyên nhân:
* Đối với người dạy:
- Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm
lo quan tâm đến học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau :
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh
yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao.
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan
vào tiết học hạn chế, nội dung kiến thức SGK nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giảng
dạy của giáo viên, việc tiếp thu bài học của học sinh cũng bị hạn chế.
- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn
cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học.
- Đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn, đầu tư ngân sách cho các hoạt động giáo
dục của nhà trường còn hạn chế, các tiêu chí thi đua đề ra quá cao, không có tính thực
thi vì thế không phát huy hết được nội lực của giáo viên.
* Đối với học sinh:
- Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, không tập trung nghe giảng, lười
suy nghĩ, hổng kiến thức nên không chủ động, tích cực và có tâm thế tốt cho giờ học
Ngữ văn.
5
- Nhiều em có tâm lý ngại viết, ngại cả đọc văn, nhiều em chỉ thích học thuộc văn để
khi thi thì chép vào bài làm của mình.
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi,
chơi game, chat, học sinh tụ tập chơi bời… ngày càng nhiều làm cho một số em chưa
có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.
a. Mục đích của giải pháp:
Với số lượng 15 tiết cho kiểu văn Nghị luận lớp 7 học kỳ II các em được học cơ
bản đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để tạo lập một bài văn Nghị luận hoàn
chỉnh với hai phép lập luận chính là phép lập luận chứng minh và phép lập luận giải
thích, đến lớp 8 với khoảng thời gian là 7 tiết các em được ôn lại một số đơn vị kiến
thức về văn Nghị luận như Luận điểm và cách trình bày luận điểm trong văn Nghị
luận và mở rộng nâng cao về việc sử dụng các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự trong
văn Nghị luận. Lên lớp 9 các em được học văn Nghị luận với thời lượng 15 tiết tập
trung vào hai kiểu bài Nghị luận là Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học do đó
nhiều em lúng túng không xác định được dẫn chứng để đưa vào bài, có em không biết
cách trình bày dẫn chứng như thế nào cho phù hợp với đặc thù của kiểu bài này.
Nếu như vậy thì cũng rất khó cho học sinh để có thể viết được bài Nghị luận hay và
đúng về hình thức do đó tôi đã tiến hành hướng dẫn cho học sinh học và thực hành
chuyên đề: Chọn và trình bày dẫn chứng trong văn Ngị luận để củng cố, mở rộng và
nâng cao kỹ năng cho các em cụ thể như sau:
- Tìm hiểu khái niệm dẫn chứng, nguyên tắc chọn, sắp xếp và trình bày dẫn
chứng, các cách phân tích dẫn chứng trong bài văn Nghị luận.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là dẫn chứng, nguyên tắc chọn, sắp xếp
dẫn chứng và các cách trình bày dẫn chứng trong văn Nghị luận.
- Học sinh biết các cách phân tích dẫn chứng trong bài văn Nghị luận
- Bài tập thực hành.
Mục tiêu: Giúp học sinh áp dụng phần lí thuyết đã học vào thực hành viết các
đoạn văn Nghị luận cho đúng và hay hơn.
6
b. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.
I. Lý thuyết:
1. Khái niệm dẫn chứng.
Dẫn chứng là những sự vật, sự việc, số liệu rút ra từ thực tế hay từ tác phẩm
văn học để thuyết minh cho ý kiến, nhận định, đánh giá trong văn nghị luận. Bài nghị
luận có dẫn chứng phong phú thì sẽ có sức thuyết phục người đọc
Muốn có vốn kiến thức (dẫn chứng) phong phú thì cần tích lũy thường xuyên
bằng cách học, đọc sách báo, quan sát đời sống hàng ngày….
Tuy nhiên việc sử dụng dẫn chứng trong văn nghị luận có đặc điểm riêng biệt mà
trước hết là việc lựa chọn dẫn chứng.
2. Nguyên tắc chọn dẫn chứng.
Như chúng ta đã biết một luận điểm trong bài văn nghị luận có thể có nhiều dẫn
chứng để chứng minh, do đó khi đưa dẫn chứng vào để minh họa ta phải chọn lọc, nếu
không chọn lọc mà đưa vào thì sẽ dẫn đến tình trạng quá nhiều dẫn chứng ta không
viết hết. Hơn nữa nếu không chọn lọc dẫn chứng dẫn đến tình trạng lặp, thừa dẫn
chứng. Do đó việc chọn dẫn chứng không được tùy tiện mà cần tuân theo những
nguyên tắc sau đây:
a. Dẫn chứng phải phù hợp với luận điểm, phải tiêu biểu.
- Đây là yêu cầu về chất của dẫn chứng vì:
+ Dẫn chứng phù hợp là đúng với yêu cầu cần giải quyết, không lạc khỏi vấn đề và
những yêu cầu của đề bài. Để tăng sức thuyết phục của lập luận ta cần phải lựa chọn
những dẫn chứng tiêu biểu nghĩa là phù hợp ở mức độ cao nhất đối với luận điểm. Để
hiểu rõ về nguyên tắc này chúng ta cùng xét ví dụ sau đây:
Ví dụ 1:
Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ
biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của
người mẹ; lớn lên với những bài hát đồng dao; trưởng thành với những điệu hò lao
động, những khúc tình ca vui buồn, với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn
7
xóm đến thành thị. Người Việt Nam chúng ta, cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng
nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.
Đoạn văn trên trình bày luận điểm là: Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con
người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời.
Đoạn văn nghị luận trên đã sử dụng các dẫn chứng như:
- Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ
- Lớn lên với những bài hát đồng dao
- Trưởng thành với những điệu hò lao động, nhũng khúc tình ca vui buồn, với biết
bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị.
- Lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu
kèn đưa đám.
Từ đoạn văn trên ta nhận thấy các dẫn chứng đã được sử dụng rất thuyết phục, đủ về
số lượng và phù hợp với luận điểm. Đó cũng là yêu cầu đầu tiên của nguyên tắc chọn
dẫn chứng trong văn nghị luận. Quay trở lại với ví dụ, nếu chỉ viết:
Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ
biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của
người mẹ; lớn lên với những bài hát đồng dao.
Thì đoạn văn sẽ không đủ sức thuyết phục do thiếu dẫn chứng. Vì luận điểm: Âm
nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc
đời. Nhưng dẫn chứng mới chỉ đưa ra ở các giai đoạn: Từ lúc chào đời đến lúc lớn
lên. Vì vậy mà khi đọc văn nghị luận của các tác giả uy tín, ta thường thấy dẫn chứng
trong các bài văn ấy rất giàu sức thuyết phục. Bởi các dẫn chứng đã được phân tích,
chọn lọc rất kỹ càng bằng con mắt thẩm định tinh tường trước khi đưa vào bài. Chẳng
hạn, để minh họa cho nhận xét về những rung động, xôn xao rất tinh tế trong cảnh và
tình thơ Xuân Diệu, Hoài Thanh đã chọn mấy câu thơ: “Những luồng run rẩy rung
rinh lá” (Đây mùa thu tới), “Cành biếc run run chân ý nhi” (Thu), “Mây biếc về đâu
bay gấp gấp/ Con cò trên ruộng cánh phân vân” (Thơ duyên).
Như vậy ta có thể thấy rõ ràng rằng: Trong trường hợp nào dẫn chứng cũng phải phù
hợp với nhận xét. Nhưng như thế thì cũng vẫn chưa đủ mà bên cạnh đó còn phải cần
8
đến sự toàn diện, chính xác của dẫn chứng và đó cũng là nguyên tắc thứ hai của việc
chọn dẫn chứng trong văn nghị luận.
b. Dẫn chứng phải toàn diện, chính xác.
Đây là yêu cầu về lượng của dẫn chứng, một trong yêu cầu của lập luận là mỗi
ý kiến nhận định, đánh giá đưa ra đều phải có căn cứ. Bởi vậy khi dùng dẫn chứng
minh họa cho ý kiến của bài cần bao quát cho hết các khía cạnh của ý kiến ấy để tập
hợp dẫn chứng thể hiện các khía cạnh của vấn đề.
- Dẫn chứng chính xác là phải đúng với thực tế hoặc đúng ý, đúng nguyên bản, tác
giả…
Quay trở lại với ví dụ 1 bên trên ta thấy trong ví dụ đó tác giả sử dụng các dẫn chứng
+Lúc chào đời gắn với lời ru nhẹ nhàng của người mẹ
+Lớn lên với những bài hát đồng dao
+ Trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn
+ Lúc hết cuộc đời với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.
Để chứng minh cho luận điểm: Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi
lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời là hoàn toàn chính xác và đầy đủ.
Hoặc trong đoạn văn nghị luận sau đây:
Ví dụ 2:
“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ
già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến
những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai
cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu
đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu
phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân
mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu
thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi
đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho
đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ, … Những cử chỉ cao
quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”.
9
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Để chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay, trong bài viết của mình Bác cũng lấy dẫn chứng về tinh thần yêu nước ở
người lớn cũng như ở trẻ em, dưới miền xuôi cũng như miền ngược, có nhiều hành
động của nhiều người thể hiện tình yêu nước để chứng minh cho tình yêu nước của
nhân dân ta…Tuy nhiên đủ không có nghĩa là nêu dẫn chứng tràn lan hay mang tính
chất quân bình. Mà ta nên tìm cách kết hợp diện với điểm, vừa đảm bảo đầy đủ các
mặt, vừa tập trung vào một số điểm mấu chốt. Nhưng có dẫn chứng đủ về số lượng và
đảm bảo về chất lượng rồi thì cần phải biết sắp xếp dẫn chứng như thế nào cho đoạn,
bài văn nghị luận có sức thuyết phục cao nhất cũng là vấn đề mà chúng ta cần lưu ý.
3. Sắp xếp dẫn chứng.
Tùy mục đích, yêu cầu nghị luận, có thể sắp xếp dẫn chứng theo trình tự thời
gian, trình tự không gian hay theo các khía cạnh của vấn đề. Cũng có thể căn cứ vào
tâm lí tiếp nhận của người đọc mà sắp xếp dẫn chứng theo những cách khác nhau để
tạo hiệu quả cao trong việc thuyết phục hay duy trì hứng thú của người đọc. Chẳng
hạn:
- Xếp những dẫn chứng mà người đọc dễ chấp nhận hơn trước những dẫn
chứng có thể khó chấp nhận hơn. Ví dụ: Để minh họa cho một nhận xét là truyện dân
gian Việt Nam thường không chịu công nhận những sự thật đau đớn mà tìm cách chữa
lại sự thật, nhà văn Nguyễn Đình Thi đưa ra hai dẫn chứng – truyện Hai Bà Trưng và
truyện Phù Đổng Thiên Vương; cả hai truyện đều nói là các vị anh hùng sau khi đánh
giặc đã hóa lên trời . Tác giả dẫn truyện Hai bà Trưng trước, mặc dù sự việc phản ánh
trong truyện diễn ra sau cuộc kháng chiến chống giặc Ân kể trong sự tích Phù Đổng
Thiên Vương hơn 1000 năm. Đó có lẽ là vì đối với trường hợp Hai bà Trưng, chúng ta
có điều kiện để so sánh giữa truyền thuyết với chính sử, còn Phù Đổng Thiên Vương
chỉ được kể trong truyền thuyết mà thôi, tưởng tượng ra sự hy sinh của vị anh hùng
này dù sao vẫn là suy đoán.
- Xếp dẫn chứng theo trình tự tăng dần sức khái quát, sức thuyết phục.
10
Có dẫn chứng rồi chưa đủ mà khi viết bài văn nghị luận phải biết trình bày dẫn chứng
vậy trình bày DC như thế nào?
4. Kỹ năng trình bày dẫn chứng.
a. Dẫn chứng được trình bày trực tiếp.
- Tức là dùng nguyên văn câu nói, câu thơ, đoạn thơ hay câu văn hoặc một số
từ ngữ tiêu biểu trong văn bản…để đưa vào văn nghị luận. Đây là hình thức nêu dẫn
chứng được sử dụng phổ biến nhất trong văn nghị luận đặc biệt trong nghị luận văn
học, khi dẫn chứng là một câu thơ, văn hay một đoạn, bài ngắn người ta hay dùng
cách nêu dẫn chứng này, dẫn chứng đó thường được sử dụng viết thành một đoạn văn
riêng nếu là thơ thì không cần đặt trong ngoặc kép mà viết ở giữa dòng để tạo sự cân
đối hài hòa cho bài văn.
- Nếu sử dụng dẫn chứng ở nhiều bài khác nhau người ta phải chú thích dẫn
chứng (Dùng ngoặc đơn để ghi tên tác giả, tác phẩm của dẫn chứng).
Ví dụ 3:
Sau những câu thơ giới thiệu về hai chị em, ngòi bút Nguyễn Du lại có chiều hướng
cụ thể hơn trong bức chân dung quí phái của Thuý Vân: "Vân xem trang trọng khác
vời". Hai chữ "trang trọng" trong câu thơ đã nói lên vẻ đẹp đài các, cao sang của
Vân. Vẻ đẹp ấy của thiếu nữ được so sánh với những thứ cao đẹp trên đời:
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Chân dung của Vân được miêu tả một cách khá toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, làn
da, mái tóc đến nụ cười, tiếng nói. Vân có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng
trăng, có đôi lông mày sắc nét như con ngài, có miệng cười tươi thắm như hoa, giọng
nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc và mái tóc của nàng đen hơn mây, làn da
của nàng trắng hơn tuyết. Sắc đẹp của Vân sánh với những nét kiều diễm, sang trong
của những báu vật tinh khôi đất trời. Tất cả toát lên vẻ đẹp trung hậu, êm dịu, đoan
trang, quí phái. Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ của thiên nhiên nhưng tạo sự hoà hợp,
11
êm dịu "mây thua", "tuyết nhường". Với vẻ đẹp như thế, Vân sẽ có một cuộc đời bình
lặng, suôn sẻ và một tính cách thông dung, điềm đạm. Qua bức chân dung này,
Nguyễn Du đã gửi tới những thông điệp về tương lai, cuộc đời chính bởi vậy mà bức
chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận..
Ở đoạn văn nghị luận trên trình bày luận điểm: Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân
và đã sử dụng những dẫn chứng là những câu thơ được trích nguyên văn từ trong
đoạn trích và đặt ở giữa trang giấy để tạo sự cân đối hài hòa cho đoạn văn.
Bên cạnh đó dẫn chứng có thể chỉ là những từ tiêu biểu nhưng khi được đưa vào bài
làm dẫn chứng thì trường hợp ấy các dẫn chứng được hòa vào lời văn nghị luận của
tác giả bài văn. Trong đoạn văn trên có một số dẫn chứng được trích như vậy: "Vân
xem trang trọng khác vời, "trang trọng", "mây thua", "tuyết nhường". Hay trong đoạn
văn sau đây:
Ví dụ 4.
Nếu Thúy Vân có vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang thì trái lại Thúy Kiều lại mang một vẻ
đẹp " sắc sảo, mặn mà". Nếu Thúy Vân có sắc đẹp kiều diễm, với gương mặt đầy đặn
như vầng trăng tròn, miệng cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc thì Thúy
Kiều lại có sắc đẹp " nghiêng nước, nghiêng thành" với đôi mắt trong như nước mùa
thu, đôi lông mày đẹp như dáng núi mùa xuân. Nếu cái đẹp của Thúy Vân khiến cho
"mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da", thì cái đẹp của Thúy Kiều lại khiến cho "
hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh".
Ta có thể nhận thấy ngay các dẫn chứng trong đoạn văn trên là những từ ngữ tiêu biểu
được trích dẫn bằng cách đặt trong ngoặc kép, hòa vào lời văn của người viết như:"
sắc sảo, mặn mà", " nghiêng nước, nghiêng thành", " mây thua nước tóc, tuyết
nhường màu da"," hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh".
b. Dẫn chứng được trình bày gián tiếp.
Dẫn chứng được trình bày gián tiếp tức là chỉ dẫn ý của câu thơ, câu văn, lời nói… và
không cần đặt trong ngoặc kép để đưa vào văn nghị luận.
Quay trở lại với ví dụ 4, ta có thể dễ dàng nhận ra các dẫn chứng được dẫn một cách
gián tiếp như:
12
- với gương mặt đầy đặn như vầng trăng tròn => Khuôn trăng đầy đặn
- miệng cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc => Hoa cười ngọc, thốt
đoan trang
- đôi mắt trong như nước mùa thu, đôi lông mày đẹp như dáng núi mùa xuân
=> Làn thu thủy, nét xuân sơn.
Vậy để bài văn nghị luận sinh động, hấp dẫn ta nên đưa dẫn chứng vào bài theo
cả hai cách cho sinh động và hấp dẫn, tránh tình trạng đơn điệu, nhàm chán khi chỉ sử
dụng một cách đưa dẫn chứng.
5. Phân tích dẫn chứng:
Nêu dẫn chứng phải kèm theo phân tích, bình phẩm. Nếu không bài nghị luận
sẽ biến thành bảng liệt kê dẫn chứng đơn thuần. Có phân tích bình phẩm thì từ dẫn
chứng ta mới làm toát lên được vấn đề cần nói.
- Cách phân tích dẫn chứng thường gặp trong văn nghị luận là:
+ Có 1 lời dẫn nhỏ
+ Đưa ra dẫn chứng
+ Phân tích dẫn chứng ( cách cảm nhận, đánh giá, nhận xét của em về dẫn chứng đó)
-Hoặc có thể:
+ Phân tích dẫn chứng
+ Đưa ra dẫn chứng
- Hoặc có thể là:
+ Vừa nêu ,vừa phân tích dẫn chứng.
Ví dụ 5:
Khi nghe tin chính thức làng Dầu quê hương không theo giặc, trái lại đã đứng lên
chiến đấu chống giặc, ông Hai vô cùng sung sướng, tự hào. Chia quà cho trẻ con, đi
khoe với mọi người cái tin ấy, ông như muốn chia sẻ niềm vui, khẳng định vẻ đẹp, bản
chất cách mạng của làng quê. Và ông cũng muốn khẳng định tấm lòng yêu làng,
trong niềm tin yêu cuộc kháng chiến của mình. Tình yêu quê hương trong trái tim
người nông dân ấy đã hòa quyện với tình yêu tổ quốc, cách mạng. Vì thế dù biết căn
nhà mình bị giặc đốt cháy, ông Hai không xót xa tiếc nuối, trái lại ông Hai cứ " múa
13
tay lên mà khoe với mọi người". Nét tâm trạng này không bình thường, nhưng lại
hoàn toàn chân thực. Dường như, đối với ông lúc ấy cái sự việc phũ phàng kia là một
chứng cớ hùng hồn nói với mọi người rằng làng xóm quê hương ông đã dũng cảm
chiến đấu chống quân thù, căn nhà ông bị đốt cháy, bị tiêu hủy, đã như một dũng sĩ
anh hùng ngã xuống vì sự nghiệp chung. Sau cái làng bị đốt cháy kia sẽ là một làng
quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp. Đi khoe cái tin " tây nó đốt nhà tôi
rồi" nhưng ông Hai không cảm thấy đau, không cảm thấy mất mát riêng mà ngược
lại ông thấy tự hào sung sướng bởi đó là vẻ đẹp, là sức mạnh chung của làng quê, đất
nước. Nói khác đi, cội nguồn của lòng yêu quê hương là cuộc chiến đấu cứu nước,
cứu làng. Làng và nước không thể tách rời mà luôn gắn bó thành một khối, bất khuất,
kiên cường chống ngoại xâm.
Đoạn văn trên trình bày luận điểm: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng không
theo giặc.
Các dẫn chứng có trong đoạn văn.
- múa tay lên mà khoe với mọi người
- tây nó đốt nhà tôi rồi
- Dẫn chứng được dẫn trực tiếp, đó là từ ngữ tiêu biểu và được đặt trong ngoặc kép,
hòa cùng lời văn của người viết.
Dẫn chứng đó được phân tích cụ thể như sau.
múa tay lên mà khoe với mọi người".
* Và ông cũng muốn khẳng định tấm lòng yêu làng, trong niềm tin yêu cuộc kháng
chiến của mình. Tình yêu quê hương trong trái tim người nông dân ấy đã hòa quyện
với tình yêu tổ quốc, cách mạng. Vì thế dù biết căn nhà mình bị giặc đốt cháy, ông
Hai không xót xa tiếc nuối, trái lại ông Hai cứ " múa tay lên mà khoe với mọi người".
- Phân tích -> Dẫn chứng.
Người viết dùng phương pháp suy luận bằng lí lẽ để phân tích dẫn chứng tức là hiểu
rất rõ đặc điểm của nhân vật ông Hai là người hay khoe làng, tự hào về làng, nắm
chắc các tình tiết của truyện để phân tích.
tây nó đốt nhà tôi rồi
14
* Đi khoe cái tin " tây nó đốt nhà tôi rồi" nhưng ông Hai không cảm thấy đau, không
cảm thấy mất mát riêng mà ngược lại ông thấy tự hào sung sướng bởi đó là vẻ đẹp, là
sức mạnh chung của làng quê, đất nước. Nói khác đi, cội nguồn của lòng yêu quê
hương là cuộc chiến đấu cứu nước, cứu làng. Làng và nước không thể tách rời mà
luôn gắn bó thành một khối, bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm.
- Dẫn -> Dẫn chứng -> Phân tích.
Dùng phương pháp suy luận bằng lí lẽ kết hợp với cảm nhận đánh giá của người viết
về dẫn chứng, về nhân vật để phân tích cho ta hiểu vấn đề.
Ngoài ra còn dẫn chứng dẫn theo cách gián tiếp như:
- Chia quà cho trẻ con, đi khoe với mọi người cái tin ấy
Dẫn chứng ấy được phân tích như sau.
* Khi nghe tin chính thức làng Dầu quê hương không theo giặc, trái lại đã đứng lên
chiến đấu chống giặc, ông Hai vô cùng sung sướng, tự hào. Chia quà cho trẻ con, đi
khoe với mọi người cái tin ấy, ông như muốn chia sẻ niềm vui, khẳng định vẻ đẹp,
bản chất cách mạng của làng quê. Và ông cũng muốn khẳng định tấm lòng yêu làng,
trong niềm tin yêu cuộc kháng chiến của mình.
- Vừa nêu, vừa phân tích dẫn chứng.
Như vậy trong văn nghị luận ta nên sử dụng các cách đưa dẫn chứng, phối hợp
nhiều hình thức phân tích dẫn chứng để bài văn sinh động tránh đưa và phân tích dẫn
chứng theo một cách để bài văn đơn điệu, tẻ nhạt.
II. Bài tập thực hành.
1. Trình bày dẫn chứng trong kiểu bài NLXH.
Tìm dẫn chứng cho đề văn sau:
Suy nghĩ của em về câu nói của MacximGorki : " Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc
Cực mà là nơi không có tình thương".
Bước 1: Tìm hiểu đề bài.
? Xác định kiểu bài.
- Văn nghị luận (NLXH về vấn đề tư tưởng đạo lý)
? Vấn đề nghị luận.
15
- Câu nói của MacximGorki : " Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi
không có tình thương".
? Phạm vi dẫn chứng.
- Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học.
Bước 2: Tìm ý.
? Để giải quyết vấn đề này theo em cần có thao tác nào ( Các ý chính cần có)
+ Giải thích ý nghĩa câu nói đó.
+ Chứng minh, bình luận câu nói đó.
+ Liên hệ, mở rộng.
? Giải thích ý nghĩa của câu nói .
- Câu nói đã khẳng định giá trị của tình yêu thương trong đời sống con người.
Trong phạm vi bài này cô muốn các em cùng cô dừng lại ở thao tác chứng minh, tìm
dẫn chứng để củng cố cho phần lý thuyết mà chúng ta tìm hiểu ở trên.
? Với vấn đề nghị luận trên em triển khai theo hướng nào.
- Có thể theo hướng sau.
+ Tình yêu thương trong xã hội.
+ Tình yêu thương trong nhà trường.
+ Tình yêu thương trong gia đình.
? Tìm những dẫn chứng thể hiện tình yêu thương của con người , Chú ý những dẫn
chứng mới, nổi bật, đang được mọi người quan tâm.
Xem clip về Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời.
? Em cảm nhận được gì qua clip.
- Tình yêu thương vô hạn của mọi người dân giành cho đại tướng, khi nghe tin người
vừa qua đời và đặc biệt trong những ngày chuẩn bị diễn ra tang lễ của đại tướng ta
chứng kiến bao hình ảnh cảm động, những người dân đã bày tỏ tình cảm của mình với
đại tướng theo nhiều cách khác nhau, có người không ngại đi xa hàng mấy trăm cây
số để đến viếng đại tướng, có người đã 5, 6 lần vào viếng đại tướng mà vẫn cảm thấy
chưa thỏa nguyện, có người không đi đến để viếng đại tướng trực tiếp được thì theo
dõi tin tức qua các kênh hình và nhiều người đã bật khóc nức nở khi chứng kiến lễ
16
tang đại tướng. Tất cả điều đó minh chứng cho tình yêu , lòng kính trọng, ngưỡng mộ
của người dân với đại tướng và tình cảm đó làm ta ấm lòng hơn, giúp ta hiểu sâu hơn
giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống của con người.
Xem ảnh.
- Lũ lụt tàn phá miền Trung, nước ngập ở mọi nơi, hai cơn bão đi qua làm cho miền
trung thêm xơ xác bão chồng lên bão, lũ chồng lên lũ, đau thương chất chồng. Những
ngôi nhà ngập sâu trong nước con người miền Trung đói khát cơ cực
Xem ảnh.
- Sự chia sẻ, quan tâm của mọi người dân hướng về miền trung, đó chính là tình yêu
thương của mọi người dân cả nước hướng về miền trung và mỗi chúng ta ngồi đây
cũng đều đã thể hiện tình cảm yêu thương của mình với người dân vùng lũ bằng hành
động cụ thể món quà tuy nhỏ nhưng đó là tấm lòng là ty thương của mỗi chúng ta
giành cho khúc ruột miền Trung yêu thương.
- Từ clip và những bức ảnh đó có thể coi là những dẫn chứng cho tình yêu thương
của con người trong xã hội.
HS viết một đoạn văn- đọc -nhận xét về cách sử dụng và trình bày dẫn chứng.
Tình thương luôn tồn tại ở mọi nơi. Đó là tình thương của mọi người giành cho đại
tướng Võ Nguyên Giáp - người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam - khi Người
vừa về cõi vĩnh hằng. Hàng triệu, triệu người dân đã bật khóc nức nở khi nghe tin này.
Khắp nơi trên cả nước đều lập bàn thờ đại tướng, đó là một biểu hiện của lòng kính
yêu, ngưỡng mộ công lao của Người. Có bao người đã để tang, đã bật khóc nức nở
khi linh xa đưa đại tướng đi qua...Đó chẳng phải là tình yêu thương, kính trọng của
mọi người dân giành cho đại tướng đó sao? Đó còn là tình yêu thương của mọi người
dân giành cho khúc ruột miền Trung khi họ phải chịu cảnh bão chồng lên bão, lũ
chồng lên lũ. Cả miền Trung chìm trong mất mát, đau thương. Nhà cửa bị nhấn chìm
trong dòng lũ dữ. Cái đói, cái khát đeo đẳng người miền Trung suốt mùa mưa bão. Họ
đã nghèo lại càng nghèo hơn. Nhưng họ không cô đơn, bởi nhân dân cả nước hướng
về miền Trung, chia sẻ, giúp đỡ, động viên với tinh thần " Lá lành đùm lá rách", " Một
con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ". Chúng ta cảm động và thấy ấm lòng biết bao khi chứng
17
kin nhng hnh ng cao p ca bao ngi nh MC Phan Anh ó ng h ng bo
min trung 500 triu ng v kờu gi mi ngi cựng ng h, cú nhng em nh H
Ni ch 4-5 tui ó p ng heo ri cn thn xp nhng t tin l ng h ng bo
min trung, n nay s tin do Phan Anh kờu gi ó lờn n 16 t ng Nhng hnh
ng y lm m lũng ngi dõn vựng bóo l, giỳp h cú sc chng li nhng
khú khn ca thiờn tai...ú cng chớnh l tỡnh yờu thng ca mi ngi ginh cho
nhau.
(Bi lm ca em Nguyn Thu Huyn, hc sinh lp 9A2 nm hc: 2016 - 2017)
2. Trỡnh by dn chng trong kiu bi NLVH.
Tỡm v phõn tớch cỏc dn chng cho vn sau:
Cm nhn ca em v nhõn vt anh thanh niờn trong truyn Lng l Sa Pa ca
Nguyn Thnh Long.
GV hng dn cho HS hng n cỏc lun im sau, t ú cỏc em tỡm dn chng sau.
Nhng nột p ca nhõn vt anh thanh niờn ( Phm cht p ca anh thanh
niờn).
a. Anh thanh niờn l ngi yờu cụng vic, say mờ cụng vic (Suy ngh p.)
+ Đối với công việc, anh yêu nó tới mức trong khi mọi ngời còn ái
ngại cho cuộc sống ở độ cao 2600m của anh thì anh lại ớc ao đợc
làm việc ở độ cao trên 3000m. Vì anh cho nh vậy mới gọi là lý tởng.
- Dn chng trỡnh by theo kiu giỏn tip.
- Va phõn tớch, va nờu dn chng.
+ Anh ó cú nhng suy ngh tht ỳng v sõu sc v cụng vic i vi cuc
sng ca con ngi: Khi ta lm vic, ta vi cụng vic l ụi, sao li gi l mt
mỡnh c? Hung chi cụng vic ca chỏu gn lin vi cụng vic ca bao anh em,
ng chớ di kia. Cụng vic ca chỏu gian kh th y, ch ct nú i, chỏu bun n
cht mt. Nhng li tõm s y gin d, cht phỏc quỏ, hn nhiờn v vụ t quỏ. Li
tõm s y ó toỏt lờn mt v p nhõn cỏch ỏng trõn trng, gõy xỳc ng mnh m
trong lũng ngi c. Qu l cụng vic ó tr thnh nim vui, nim hnh phỳc v l l
sng ca i anh. ng c lm vic ỳng n v phng chõm sng cao p ca anh:
18
làm việc vì mọi người, vì Tổ quốc đã khiến cho ông họa sĩ và mỗi chúng ta phải tự
nhủ thầm “người con trai ấy đáng yêu thật”.
- Dẫn chứng được trích theo kiểu trực tiếp.
- Cách phân tích:
+ Có một lời dẫn nhỏ rồi nêu dẫn chứng.
+ Phân tích trước rồi nêu dẫn chứng sau.
+ Đó còn là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công
việc thầm lặng ấy là có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Khi được biết là một lần do
phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không
quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên bầu trời Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh
phúc”
- Dẫn chứng là từ ngữ tiêu biểu, được trích trực tiếp.
- Phân tích trước rồi đưa dẫn chứng sau.
d. Anh thanh niên có nếp sống đẹp.
+ Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ còn vì anh có một
nguồn vui khác nữa ngoài công việc. Anh tổ chức cuộc sống của
mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, phong phú cả vật chất và tinh
thần, một cuộc sống chủ động, làm chủ mình và có ích cho đời.
- Dẫn chứng được đưa theo kiểu gián tiếp.
- Vừa phân tích, vừa nêu dẫn chứng.
- Anh biết sống cho sự nghiệp chung lớn lao và cũng biết sống cho riêng mình.
Anh trọng cái đẹp : anh trồng hoa, một vườn hoa đầy mầu sắc. Đó là vẻ đẹp của tâm
hồn anh và anh hào phóng tặng cho mọi người. Gian nhà của anh Một căn nhà ba
gia sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy móc bộ đàm. Cuộc đời riêng
của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái với chiếc giường con, một chiếc bàn học,
một giá sách. Anh chạy về trước là để pha trà, cắt hoa tặng khách chứ không phải để
thu dọn nhà cửa vì khách tới thăm bất ngờ như họa sĩ tưởng. Anh trồng rau, nuôi gà là
để tự cung cấp cho mình thức ăn.
- Dẫn chứng được đưa trực tiếp.
19
- Phân tích, nêu dẫn chứng, phân tích.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp.
- Khả năng áp dụng của giải pháp mới nhằm áp dụng vào việc rèn kỹ năng làm văn
nghị luận cho các em học sinh lớp 9, từng bước nhằm củng cố, nâng cao kỹ năng làm
bài văn cho các em, giúp các em yêu và thích môn học hơn.
- Các em có thể tự mình viết hoàn thiện một bài văn nghị luận mà không cần tốn quá
nhiều thời gian và tìm tài liệu, nhất là các em đội tuyển Toán. Đặc biệt giúp các em
xóa bỏ tư tưởng, ấn tượng không tốt với môn học.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp.
- Sau một thời gian áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy có nhiều em đạt kết quả cao hơn
khi làm bài văn nghị luận. Nhiều em tỏ ra hứng thú với môn học, không còn tư tưởng
ngại như những buổi học đầu.
- Kết quả thi cuối kỳ và thi vào THPT của các em đều đạt cao so yêu cầu đề ra. Số
lượng em đạt điểm khá, giỏi chiếm đa số.
- Trong kỳ thi tuyển sinh vào THPT các năm học: 2016, 2017, 2018 các lớp do tôi phụ
trách các em đều đỗ vào THPT với điểm môn văn khác cao cụ thể: Năm học 2016
điểm bình quân môn Ngữ văn của các em là 6,87, năm học 2017 điểm bình quân môn
Văn là 7,25, năm học 2018 điểm bình quân của các em là: 7,68.
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Không có.
3.6. Các thông tin cần được bảo mật:
Không có.
3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
- Trình độ chuyên môn:
+ Giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo.
20
- Cơ sở vật chất:
+ Đàm bảo cho việc dạy và học, có đủ tài liệu phục vụ cho giáo viên và học sinh trong
quá trình giảng dạy và học tập.
4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
- Tôi xin cam kết không sao chép sáng kiến kinh nghiệm đã trình bầy ở trên của bất
kỳ ai. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Xác nhận của nhà trường
Thái Bình, ngày 18 tháng 9 năm 2018
Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Nga
21