LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 – 2000
Câu 1.Trong hơn 20 năm từ 1954 – 1975 tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa,
miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì?
A. Xây dựng được bước đầu cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
B. Chuẩn bị xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
C. Xây dựng xong cơ sở vật chất – kỹ thuật của của chủ nghĩa xã hội.
D. Xây dựng xong cơ sở vật chất của chủ nghĩa cộng sản.
Câu 2. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, cách mạng ở
hai miền Nam – Bắc có nhiều thuận lợi. Điều nào sau đây không đúng?
A. Ở miền Bắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954- 1975) đạt
những thành tựu to lớn và toàn diện.
B. Miền Nam: Hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất.
C. Chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài Gòn bị sụp
đổ
D. Miền Nam có nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Câu 3. Tình hình miền Bắc sau những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không
quân, hải quân của Mĩ như thế nào?
A. Miền Bắc bị tàn phá nặng nề.
B. Tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.
C. Miền Bắc chịu ảnh hưởng lớn của cuộc chiến tranh phá hoại.
D. Miền Bắc chịu ảnh hưởng không đáng kể của cuộc chiến tranh phá
hoại.
Câu 4. Ý nào không thể hiện sự khó khăn ở miền Nam sau giải phóng năm
1975?
A. Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo
hướng tư bản.
B. Bom mìn còn bị vùi lấp ở đồng ruộng và nơi cư trú của nhân dân.
C. Số người thất nghiệp lên tới hàng triệu người.
D. Ruộng đồng bị tàn phá, bỏ hoang.
Câu 5. Cuộc chiến tranh của Mĩ ở miền Nam đã gây ra hậu quả nào còn kéo dài
tới hiện nay?
A. Những di hại của xã hội cũ vẫn còn tồn tại.
B. Nhiều làng mạc ruộng đồng bị tàn phá; ruộng đất bị bỏ hoang
C. Nhiều bom mìn còn vùi lấp trên trên ruộng đồng và nơi cư trú của nhân
dân.
D. Số người thất nghiệp lên tới hàng triệu người.
Câu 6. Chiến tranh phá hoại của Mĩ đã gây hậu quả lâu dài với miền Bắc vì:
A. Làm cho kinh tế miền Bắc kiệt quệ.
B. Phá hủy hoàn toàn cơ sở vật chất – kĩ thuật ban đầu của CNXH.
C. Làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch
5 năm
D. Các công trình văn hóa, di tích lịch sử bị tàn phá nặng nề.
Câu 7. Tại sao sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nước ta cần phải hoàn thành
thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
A. Do mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau và đó là
nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước.
B. Cần có một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.
C. Phù hợp với xu thế phát triển lịch sử “nước Việt Nam là một, dân tộc
Việt Nam là một”.
D. Nhân dân mong muốn được xum họp một nhà và có một chính phủ
thống nhất.
Câu 8.Hội Nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành trung ương Đảng (9/1975) đã đề ra
nhiệm vụ gì?
A. Xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở hai miền Nam – Bắc.
B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
D. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội sau
chiến tranh
Câu 9. Hãy sắp xếp các sự kiện lịch sử theo thứ tự thời gian quá trình hoàn
thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước:
1. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá VI diễn ra trong cả nước; 2. Hội nghị
lần thứ 24 Ban chấp hành trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước
về mặt nhà nước; 3. Quốc hội khóa VI họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội; 4.Hội nghị
hiệp thương chính trị tổ chức tại Sài Gòn.
A. 1,3,2,4.
B. 2,3,4,1.
C. 2,4,1,3.
D. 3,4,2,1.
Câu 10. Nội dung cơ bản của Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất
nước là:
A. đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. đề ra biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C. Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước
D. Tiến hành bầu cử Quốc hội trong cả nước.
Câu 11. Ý nghĩa cơ bản của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khóa VI (4/1976):
A. Là lần đầu tiên nhân dân cả nước thực hiện quyền công dân.
B. Thể hiện ý chí “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
C. Là bước thắng lợi quyết định của nhân dân ta trên con đường thống
nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 12.Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại :
A. Hội nghị trung ương lần thứ 21.
B. Hội nghị trung ương lần thứ 24.
C. Hội nghị hiệp thương thống nhất hai miền Nam - Bắc.
D. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI.
Câu 13. Kết quả lớn nhất kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI là gì?
A. Thống nhất về mặt lãnh thổ.
B. Hoàn thành việc thống nhất về mặt nhà nước.
C.Bầu ra các cơ quan của Quốc hội.
D. bầu ra Ban dự thảo hiến pháp.
Câu 14.Quyết định không phải của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI là:
A.Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng
C. Thành lập 64 tỉnh và thành phố.
D. Thủ đô là Hà Nội.
Câu 15. Ý nghĩa cơ bản của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
sau đại thắng mùa xuân 1975 ở nước ta là :
A. Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc, ý chí thống nhất Tổ
quốc của nhân dân ta.
B. Tạo nên sức mạnh toàn diện để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Là cơ sở cho sự thống nhất các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội.
D. Tạo ra những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ
quốc tế.
Câu 16: Ý nào sau đây không phản ánh hoàn cảnh đổi mới của đất nước ta
(1986)?
A. Nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
B. Nước ta phải tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và
biên giới phía Bắc.
C. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa khác.
D. Quan hệ quốc tế có những chuyển biến tích cực theo xu hướng đối
thoại, hợp tác.
Câu 17. Tác động lớn nhất của tình hình thế giới đến công cuộc đổi mới của
Đảng là:
A. CNTB trên thế giới đang lớn mạnh.
B. chính sách diễn biến hòa của Hoa Kì.
C. cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của hệ thống XHCN.
D. cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt.
Câu 18: Đường lối đổi mới của Đảng ta được đề ra từ khi nào?
A. Đại hội IV (12-1976).
B. Đại hội V (3-1982).
C. Đại hội VI (12-1986).
D. Đại hội VII (6/1991).
Câu 19: Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại
các kì đại hội nào của Đảng?
A. Đại hội IV, V, VI.
B. Đại hội V, VI, VII.
C. Đại hội VI, VII, VIII.
D. Đại hội VII, VIII, XIX
Câu 20: Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng VI (12/1986) là gì?
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát
triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
B. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lí của nhà nước.
C. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
D. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 21. Nội dung nào sau đây không phải là chủ trương đổi mới kinh tế của
Đảng?
A. Xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành
cơ chế thị trường
B. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều
quy mô
C. Phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với 2 thành phần: nhà nước và
tập thể
D. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Câu 22: Đại hội VI (12/1986) đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới
là gì?
A. Đổi mới về chính trị.
B. Đổi mới về kinh tế.
C. Đổi mới về kinh tế và chính trị.
D. Đổi mới về văn hóa.
Câu 23: Nội dung nào không phản ánh đúng đường lối đổi mới về chính trị của
Đảng ta?
A. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
B. Phát huy dân chủ nội bộ, thực hiện đa nguyên chính trị.
C. Thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị và hợp tác quốc tế.
D. Thực hiện chính sách đị đoàn kết dân tộc.
Câu 24: Hiểu thế nào về quan điểm đổi mới của Đảng?
A. Đổi mới là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
B. Đổi mới là thay đổi hình thức, biện pháp thực hiện chủ nghĩa xã hội.
C. Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ; trọng tâm là đổi mới chính trị.
D. Chỉ đổi mới trên hai lĩnh vực chính trị và kinh tế.
Câu 25: Trọng tâm đổi mới về kinh tế mà Đại hội Đảng VI (12/1986) xác định
là:
A. Xóa bỏ cơ chế tập trung, hình thành cơ chế thị trường XHCN.
B. Xây dựng nền kinh tế quốc dân nhiều ngành, nghề.
C. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
D. Mở rộng kinh tế đối ngoại.
Câu 26: Tại sao trong đường lối đổi mới đất nước, Đảng ta cho rằng trọng tâm
đổi mới là kinh tế?
A. Vì kinh tế phát triển sẽ là cơ sở để nước ta đổi mới trên các lĩnh vực
khác.
B. Một số nước đã lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C. Những khó khăn của nước ta đều bắt nguồn từ kinh tế.
D. Do hậu quả của chiến tranh kéo dài, kinh tế nước ta nghèo nàn, lạc
hậu.
Câu 27: Những thành tựu mà nước ta đạt được trong 15 năm đổi mới (19862000) đã khẳng định:
A. Vị thế và vai trò quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế.
B. Nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện
đại.
C. Tầm quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là
phù hợp.
Câu 28: Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nước ta là gì?
A. Nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức, đưa đất nước tiến lên.
B. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Coi giáo dục và đào tạo, khoa học – kĩ thuật là quốc sách hàng đầu.
D. Năm bắt xu thế của thế giới, phát huy nội lực trong nước.
Câu 29: Nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1986-1990) là:
A. Tiến hành công nghiệp hóa với trọng tâm là công nghiệp nặng.
B. Tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
C. Thực hiện ba chương trình kinh tế lớn.
D. Thực hiện sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
Câu 30: Nội dung Ba chương trình kinh tế lớn (1986-1990) là:
A. Lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
B. Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng.
C. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương.
D. Nông nghiệp, thủ công, thương nghiệp.
Câu 31. Mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn của nước ta giai đoạn 1986 - 1990 khi
tiến hành công cuộc đổi mới là:
A. gạo, dầu thô, cà phê
B. gạo, dầu thô, thủy sản
C. gạo, dầu thô, than đá
D. gạo, than đá, cà phê
Câu 32. Trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới, hạn chế lớn nhất mà nước
ta vấp phải là:
A. Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu
B. Trình độ KH -KT chuyển biến chậm
C. Tình trạng tham nhũng, lãng phí
D. Đời sống của 1 bộ phận nhân dân còn khó khăn
Câu 33. Thành tựu thuộc lĩnh vực tài chính của công cuộc đổi mới trong 5 năm
(1986 -1990) là gì?
A. Phát hành tiền mới
B. Cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh
C. Kiềm chế được 1 bước đà lạm phát
D. Giữ được tỷ giá đồng Việt Nam với các đồng tiền khác
Câu 34. Năm 1995, thành công lớn của ngoại giao Việt Nam là gia nhập:
A. ASEAN
B. APEC
C. WTO
D. Liên hợp quốc
Câu 35. "Trong 5 năm (1986 - 1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện
bằng được.................................". Điền tiếp vào chỗ trống trên:
A. Nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình kinh tế lớn
B. Đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
C. Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng.
D. Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân
Câu 36. Thành tựu lớn nhất trong 5 năm (1986 - 1990) về lương thực - thực
phẩm là:
A. mở rộng diện tích trồng lương thực.
B. chuyển sang chuyên canh cây lúa.
C. lai tạo nhiều giống lúa mới.
D. đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.
Câu 37. Thành tựu đầu tiên trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới là
A. giải quyết được việc làm cho người lao động.
B. giải quyết nạn thiếu ăn triền miên.
C. kim ngạch xuất khẩu tăng 5 lần.
D. xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.
Câu 38. Lịch sử VN từ năm 1919 đến 2000 được chia thành mấy giai đoạn?
A. Được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1919-1930; Giai đoạn 1930191954; Giai đoạn 1954-1975.
B. Được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn 1919-1930; Giai đoạn 19301945; Giai đoạn 1945-1975; Giai đoạn 1975-2000.
C. Được chia thành 5 giai đoạn: Giai đoạn 1919-1930; Giai đoạn 19301945; Giai đoạn 1945-1954; Giai đoạn 1954- 1975; Giai đoạn 19752000.
D. Được chia thành 6 giai đoạn: Giai đoạn 1919-1925; Giai đoạn 19251930; Giai đoạn 1930-1945; Giai đoạn 1945-1954; Giai đoạn 1954- 1975;
Giai đoạn 1975- 2000.
Câu 39. Ý nào sau đây phản ánh khái quát nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử
1919-1930 ở nước ta?
A. Là giai đoạn diễn ra cuộc vận động thành lập Đảng.
B. Là thời gian hoạt động quan trọng nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
C. Là thời gian diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân
Pháp.
D. là quá trình truyền bá CN-Mác- Lênin vào Việt Nam của Nguyễn Ái
Quốc.
Câu 40. Giai đoạn 1930-1945 là:
A. Giai đoạn diễn ra cuộc vận động thành lập Đảng.
B. Giai đoạn diễn ra cuộc vận động giải phóng dân tộc.
C. Giai đoạn diễn ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
D. Giai đoạn diễn ra cuộc vận động giải phóng dân tộc, qua các phong
trào 1930 – 1931; 1936-1939; 1939-1945.
Câu 41. Cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ (1945-1954) trải qua hai
giai đoạn là:
A. Giai đoạn từ 1945 đến Chiến dịch Việt Bắc (1947)và từ Chiến dịch
Biên giới (1950) đến 1954.
B. Giai đoạn từ 1945 đến Chiến dịch Biên giới (1950) và từ Chiến dịch
Biên giới (1950) đến chiến dịch Đông Xuân (1953-1954).
C. Giai đoạn phòng ngự từ 1945 đến chiến dịch Việt Bắc (1947) và giai
đoạn tiến công từ Chiến dịch Biên giới (1950) đến năm 1954.
D. Giai đoạn phòng ngự từ 1945 đến Việt Bắc (1947) và giai đoạn tiến
công từ Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 42. Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử 1954 – 1975 ở nước ta là:
A. Kháng chiến chống Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đưa
cả nước đi lên CNXH.
B. Nhân dân ta đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ, giải phóng
hoàn toàn miền Nam năm 1975.
C. Mỗi miền thực hiện một chiến lược cách mạng miền Bắc làm Cách
mạng xã hội chủ nghĩa, miền Nam làm Cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân
D. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Câu 43. Thực tế cách mạng nước ta từ 1930 đến 2000 cho thấy “nhân tố hàng
đầu đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam” là:
A. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.
B. Sự lãnh đạo của Đảng.
C. Biết rút kinh nghiệm qua từng phong trào đấu tranh.
D. Biết tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế.