Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đêf kiểm tra giữa kỳ 1 hóa học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.83 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS - THPT
NGUYỄN BỈNH KHIÊM CẦU GIẤY

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I (2018- 2019)
MÔN HÓA HỌC - LỚP 12
Thời gian làm bài:50 phút

Mã đề thi 204
Họ và tên học sinh:..................................................................... Lớp: .............................
Cho H = 1, C=12, N=14, O=16, Na= 23, Cl= 35,5; K = 39; Ca= 40, Ag =108, Ba = 137.
(Học sinh không được sử dụng bất kì tài liệu nào)
Câu 1: Khi thuỷ phân tristearin trong môi trường axit sản phẩm thu được là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COONa và glixerol.
C. C17H35COOH và glixerol.
D. C15H31COOH và glixerol.
Câu 2: Glucozơ đóng vai trò là chất oxi hóa khi phản ứng với
A. AgNO3/NH3.
B. nước brom.
C. Cu(OH)2/OH-.
D. H2, xt Ni.
Câu 3: Cho biết chất nào sau đây thuộc polisacarit ?
A. Xenlulozơ.
B. Saccarozơ.
C. Fructozơ.
D. Glucozơ.
Câu 4: Chất nào trong các chất dưới đây làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh?
A. C2H5OH.
B. CH3COOH.
C. C2H5NH2.
D. C6H5NH2.


Câu 5: Chất nào sau đây là đồng phân của fructozơ?
A. Glucozơ.
B. Xenlulozơ.
C. Saccarozơ.
D. Mantozơ.
Câu 6: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. HCOONa và C2H5OH.
B. HCOONa và CH3OH.
C. CH3COONa và C2H5OH.
D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 7: Este vinyl axetat có công thức là
A. CH2=CHCOOCH3.
B. CH3COOCH3.
C. HCOOCH3.
D. CH3COOCH=CH2.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc.
B. Ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh mì.
C. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt.
D. Nhỏ iốt lên miếng chuối xanh sẽ hiện màu xanh tím.
Câu 9: Cho biết chất nào sau đây thuộc monosacarit ?
A. Glucozơ.
B. Xenlulozơ.
C. Saccarozơ.
D. Tinh bột.
Câu 10: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C 17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste
được tạo ra tối đa là
A. 4.
B. 6.
C. 3.

D. 5.
Câu 11: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 12: Thuỷ phân este X có công thức phân tử C 4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai
chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. Tên gọi của X là
A. metyl propionat.
B. metyl fomat.
C. etyl axetat.
D. propyl fomat.
Câu 13: X có công thức phân tử là C3H4O2, khi thuỷ phân X trong môi trường axit thu được anđehit
axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH2=CHCOOH.
B. HCOOCH=CHCH3.
C. CH3COOCH3.
D. HCOO-CH=CH2.
Câu 14: Để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm -OH người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. CH3COOH.
B. kim loại K.
C. Cu(OH)2/OH-.
D. dd AgNO3/NH3.
Câu 15: Hãy cho biết công thức nào sau đây là công thức tổng quát của amin không no đơn chức bậc I?
A. CnH2n+1NH2.
B. CnH2n+3N.
C. CnH2n-1NH2.
D. CnH2n+1N.
Câu 16: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối rất lớn nhưng phân tử khối của xenlulozơ lớn hơn nhiều so với

tinh bột.
B. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.
Trang 1/3- Mã Đề 204


C. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.
D. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ.
Câu 17: Propyl fomat được điều chế từ
A. axit axetic và ancol propylic.
B. axit fomic và ancol propylic.
C. axit propionic và ancol metylic.
D. axit fomic và ancol metylic.
Câu 18: Một este có công thức phân tử là C4H8O2, có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức
cấu tạo của este đó là
A. CH3COOCH3.
B. C2H5COOCH3.
C. HCOOC3H7.
D. HCOOC2H5.
Câu 19: Amin là hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố
A. C, H, O.
B. C, H, N.
C. C, H, N, O.
D. C, N.
Câu 20: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HO-C2H4-CHO.
B. HCOOC2H5.
C. CH3COOCH3.
D. C2H5COOH.
Câu 21: Hãy cho biết có bao nhiêu amin thơm có công thức phân tử là C7H9N?
A. 4

B. 2
C. 3
D. 5
Câu 22: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường
nào?
A. Glucozơ.
B. Mantozơ.
C. Saccarozơ.
D. Fructozơ.
Câu 23: Đường saccarozơ (đường mía) thuộc loại saccarit nào?
A. Polisaccarit.
B. Đisaccarit.
C. Polisaccarit.
D. Monosaccarit.
Câu 24: Cho các chất sau: (1) amoniac, (2) phenyl amin, (3) metyl amin, (4) đimetyl amin. Sự sắp xếp
nào đúng với chiều giảm dần tính bazơ của các chất đó?
A. (3) > (1) > (2) > (4).
B. (2) > (1) > (4) > (3).
C. (1) > (2) > (3) > (4).
D. (4) > (3) > (1) > (2).
Câu 25: Để phân biệt anilin và etylamin đựng trong 2 lọ riêng biệt, ta dùng thuốc thử nào trong các thuốc
thử sau?
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch Br2.
C. Dung dịch AgNO3.
D. Dung dịch HCl.
Câu 26: Khẳng định nào sau đây luôn đúng?
A. Tính bazơ của anilin là do nhóm –NH2 ảnh hưởng lên gốc –C6H5.
B. Vì có tính bazơ nên anilin làm đổi màu chất chỉ thị màu.
C. Tính bazơ của amin tăng dần theo thứ tự : bậc I < bậc II < bậc III.

D. Do ảnh hưởng của nhóm –C6H5 làm giảm mật độ (e) trên nguyên tử nitơ nên anilin có tính bazơ yếu.
Câu 27: Cho các chất sau: (1) metyl amin, (2) etyl amin, (3) phenyl amin, (4) điphenyl amin. Chất phản
ứng với dung dịch FeCl3 tạo kết tủa đỏ nâu là
A. (2) và (4).
B. (1) và (3).
C. (3).
D. (1) và (2).
Câu 28: Amin (CH3)2NH có tên gọi là
A. isopropyl amin.
B. propyl amin.
C. đimetyl amin.
D. etylmetyl amin.
Câu 29: Cacbohiđrat nào có nhiều nhất trong mật ong ?
A. Saccarozơ.
B. Fructozơ.
C. Glucozơ.
D. Mantozơ.
Câu 30: Trong các amin sau, amin nào là amin đơn chức bậc I?
A. C3H7NH2.
B. C2H4(NH2)2.
C. (CH3)3N.
D. (CH3)2NH.
Câu 31: Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung
dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N.
B. C3H7N.
C. C2H5N.
D. CH5N.
Câu 32: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng
tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là

A. 26,73.
B. 25,46.
C. 33,00.
D. 29,70.
Câu 33: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%, toàn bộ lượng khí sinh ra
được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH) 2 thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X, đun kĩ dung
dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa nữa. Giá trị của m là
A. 650.
B. 550.
C. 750.
D. 810.
Câu 34: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam C2H5COOCH3 bằng dung dịch NaOH. Khối lượng muối thu được là
A. 19,2 gam.
B. 8,2 gam.
C. 9,6 gam.
D. 6,8 gam.
Trang 2/3- Mã Đề 204


Câu 35: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C 4H9NO2 tác dụng vừa đủ với
dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm
xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H 2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng
muối khan là
A. 17,1 gam.
B. 16,7 gam.
C. 19,5 gam.
D. 14,3 gam.
Câu 36: Đốt hoàn toàn 11,8 gam hỗn hợp hai este no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau, thu được 11,2
lít CO2 (đktc). Công thức phân tử 2 este đó là
A. C4H8O2 và C5H10O2.

B. C2H4O2 và C3H6O2.
C. C3H6O2 và C4H8O2.
D. C5H10O2 và C6H12O2.
Câu 37: Xà phòng hoá hoàn toàn 13,35 gam chất béo cần vừa đủ 0,045 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 4,59 gam.
B. 9,12 gam.
C. 13,77 gam.
D. 15,15 gam.
Câu 38: Để xà phòng hóa 22,2 gam một este no đơn chức cần dùng 150ml dung dịch KOH 2M. Công
thức phân tử của este là
A. C4H8O2.
B. C5H10O2.
C. C6H12O2.
D. C3H6O2.
Câu 39: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 50%, khối lượng ancol etylic thu được là
A. 276 gam.
B. 184 gam.
C. 138 gam.
D. 92 gam.
Câu 40: Lên men glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO 2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ
hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Vậy khối
lượng glucozơ cần dùng là
A. 90 gam.
B. 20 gam.
C. 33,7 gam.
D. 56,25 gam.
---------- HẾT ----------

Trang 3/3- Mã Đề 204




×