Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 64 trang )

LỜI GIỚI THIỆU

Thực hiện Quyết định số 1271/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ, cuộc Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp năm 2012 (sau
đây gọi là Tổng điều tra 2012) đã được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước.
Đây là một trong ba cuộc Tổng điều tra thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc
gia do Thủ tướng Chính phủ quy định được tiến hành 5 năm một lần và là lần thứ
tư ở nước ta. Mục tiêu Tổng điều tra 2012 nhằm thu thập những số liệu cơ bản
về số lượng và lao động, kết quả hoạt động của các đơn vị kinh tế, hành chính,
sự nghiệp, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và một số thông tin chuyên sâu
khác, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội theo ngành kinh tế, theo vùng lãnh thổ và các cấp hành chính.
Cuộc Tổng điều tra 2012 đã được chỉ đạo thống nhất, tập trung từ Trung ương tới
địa phương thông qua các Ban chỉ đạo TĐT các cấp và lực lượng giám sát viên độc
lập. Trên 90 nghìn điều tra viên, tổ trưởng được huy động để tiến hành nhiệm vụ rà
soát, lập danh sách và thu thập thông tin từ các đơn vị điều tra. Mọi đối tượng tham
gia Tổng điều tra đều được tập huấn, hướng dẫn kỹ càng về nghiệp vụ theo quy định
của Phương án Tổng điều tra ban hành theo Quyết định số 140/QĐ-BKHĐT ngày 09
tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Trưởng Ban chỉ đạo Tổng
điều tra Trung ương. Công tác thu thập thông tin khối doanh nghiệp thực hiện vào thời
điểm 01/04/2012; khối hành chính, sự nghiệp; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện vàoh tời điểm
01/7/2012.
Nhằm kịp thời phổ biến thông tin phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và người dùng
tin, Ban chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương công bố báo cáo tóm tắt về quá trình thực
hiện Tổng điều tra và kết quả sơ bộ (qua tổng hợp nhanh) một số chỉ tiêu chủ yếu về
số lượng, lao động của các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp, đồng thời đưa ra
nhận định khái quát về những thay đổi do tác động của các chính sách kinh tế, xã hội
của Đảng, Nhà nước trong 5 năm vừa qua.
1



Báo cáo này thể hiện kết quả sơ bộ Tổng điều tra nên chưa thể đáp ứng đầy đủ
yêu cầu của các đối tượng dùng tin. Kết quả chính thức của cuộc Tổng điều tra sẽ
được biên soạn chi tiết và công bố rộng rãi trong Quý III năm 2013, đáp ứng tốt hơn
yêu cầu của các cơ quan Đảng, Nhà nước và người sử dụng thông tin.
Ban chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương trân trọng cảm ơn các Bộ, ngành, địa
phương, các đơn vị được điều tra đã tích cực phối hợp với Ban chỉ đạo Tổng điều
tra và cơ quan Thống kê các cấp trong quá trình triển khai thực hiện cuộc Tổng điều
tra này./.
BAN CHỈ ĐẠO TỔNG ĐIỀU TRA
CƠ SỞ KINH TẾ, HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP TRUNG ƯƠNG NĂM 2012

2


MỤC LỤC

PHẦN I. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TỔNG ĐIỀU TRA

5

1. Công tác chuẩn bị và lập kế hoạch

7

2. Đối tượng, đơn vị và phạm vi Tổng điều tra

8

3. Nội dung Tổng điều tra


9

4. Tuyển chọn điều tra viên, tổ trưởng

9

5. Lập, rà soát danh sách đơn vị điều tra và thu thập thông tin

10

6. Kiểm tra, xử lý và tổng hợp số liệu

11

7. Công bố thông tin

12
13

PHẦN II. KẾT QUẢ SƠ BỘ TỔNG ĐIỀU TRA
I. Đánh giá khái quát về các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp giai đoạn 2007-2012

15

II. Các biểu số liệu

24

A. Đơn vị (*) kinh tế, hành chính, sự nghiệp


25

Biểu 01: Số lượng và cơ cấu đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp

25

Biểu 02: Số lượng và cơ cấu lao động của các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp

26

Biểu 03: Số lượng đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp phân theo địa phương

27

Biểu 04: Số lao động của các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp
phân theo địa phương

30

Doanh nghiệp và hợp tác xã

33

Biểu 05: Số lượng và lao động của doanh nghiệp phân theo loại hình kinh tế
và theo địa phương

33

Biểu 06: Số lượng doanh nghiệp phân theo tình trạng hoạt động và ngành kinh tế


36

Biểu 07: Số lượng doanh nghiệp phân theo tình trạng hoạt động và ngành kinh tế

38

Biểu 08: Số lao động của doanh nghiệp phân theo tình trạng hoạt động và ngành kinh tế

39

Biểu 09: Số lượng và lao động của các doanh nghiệp phân theo qui mô

40

Biểu 10: Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp đang hoạt động năm 2011

41

Biểu 11: Số lượng và lao động của các hợp tác xã phân theo ngành kinh tế

43

Biểu 12: Số lượng và lao động của các hợp tác xã phân theo địa phương

44

3


Cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông nghiệp,

lâm nghiệp và thủy sản

46

Biểu 13: Số lượng và lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản phân theo địa phương

46

Biểu 14: Số cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phân
theo tình trạng đăng ký kinh doanh

49

Đơn vị hành chính, sự nghiệp

50

Biểu 15: Số đơn vị hành chính, sự nghiệp phân theo địa phương

50

Biểu 16: Số lao động trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp, phân theo địa phương

53

B. Cơ sở (*) kinh tế, hành chính, sự nghiệp

55


Biểu 17: Số lượng và cơ cấu cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp

55

Biểu 18: Số lượng và cơ cấu lao động trong các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp

56

Biểu 19: Số lượng và lao động của các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp phân theo loại hình

57

Biểu 20: Số lượng và lao động của các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp phân theo khu vực
kinh tế và địa phương

60

Biểu 21: Số lượng và lao động của các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã phân
theo loại hình tổ chức

62

Ghi chú: (*) Số liệu về “Đơn vị kinh tế” ở mục A và “Cơ sở kinh tế” ở mục B khác nhau ở số liệu về doanh
nghiệp: mục A là số liệu của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hạch toán kinh tế độc lập, mục B là số liệu chi
tiết hơn đến các cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cụ thể là số liệu về doanh nghiệp hạch toán
phụ thuộc, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã

4



PHẦN I

QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN TỔNG ĐIỀU TRA

5


6


Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp lần thứ tư đã được tiến hành
trong năm 2012 trên toàn quốc theo Quyết định số 1271/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm
2011 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cuộc Tổng điều tra có qui mô lớn, nội dung
phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, đơn vị điều tra, lại được tiến hành trong bối
cảnh kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều biến động, khó khăn nên kết quả được các
cấp quản lý từ trung ương đến địa phương hết sức quan tâm.
1. Công tác chuẩn bị và lập kế hoạch
Để đảm bảo thành công cho cuộc Tổng điều tra, ngay sau khi Thủ tướng Chính
phủ ký Quyết định số 1271/QĐ-TTg về tổ chức Tổng điều tra, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư - Trưởng ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương đã ban hành Phương án
Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012 theo Quyết định số 140/
QĐ-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012. Công tác chuẩn bị và lập kế hoạch Tổng điều
tra đã được thực hiện từ trung ương đến địa phương thông qua hoạt động của Ban chỉ
đạo TĐT các cấp theo hướng:
- Xác định rõ mục tiêu, kế hoạch thực hiện Tổng điều tra được thực hiện kết hợp
với hai cuộc điều tra thường xuyên có liên quan năm 2012 là điều tra doanh nghiệp
và điều tra cơ sở SXKD cá thể nhằm tập trung nguồn lực, giảm gánh nặng cung cấp
thông tin cho các đơn vị điều tra. Thời gian thu thập thông tin chia làm hai giai đoạn:
khối doanh nghiệp tiến hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2012, khối hành chính sự nghiệp

và cơ sở SXKD cá thể, tôn giáo tín ngưỡng từ ngày 01 tháng 7 năm 2012;
- Xác định rõ yêu cầu số liệu trong tình hình mới để quyết định nội dung và cách
thức thu thập thông tin. Trên cơ sở thu thập ý kiến các Bộ về nhu cầu thông tin, Quyết
định và Phương án Tổng điều tra đã được xây dựng và triển khai thí điểm trong năm
2011 tại bốn tỉnh, thành phố. Từ đó rút kinh nghiệm và hoàn thiện phương án chính
thức, phù hợp với thực tế;
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các ngành, các cấp, từ Trung
ương đến địa phương. Sự phối hợp của các cấp, các ngành trong việc chuẩn bị, triển
khai Tổng điều tra là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công. Ban chỉ đạo Tổng điều
tra các ngành, các cấp đã được thành lập từ cuối năm 2011 để triển khai hoạt động
theo đúng phương án, kế hoạch thống nhất của Ban chỉ đạo TĐT Trung ương;
- Chuẩn bị và thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho Tổng điều tra. Công tác này
rất quan trọng nhằm giúp cho các đối tượng, đơn vị điều tra hiểu rõ mục đích của Tổng
điều tra và hợp tác tốt với các điều tra viên. Nội dung tuyên truyền được chuẩn bị ngắn
gọn, rõ ràng, hình thức phong phú, phù hợp với từng giai đoạn thu thập thông tin và đơn
vị điều tra. Ban chỉ đạo TĐT Trung ương đã có các bài phát biểu giới thiệu Tổng điều
7


tra trên truyền hình, bài viết trên báo, tạp chí, nội dung hỏi đáp tại Cổng thông tin điện
tử Chính phủ và Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê. Ban chỉ đạo Tổng điều
tra Trung ương đã biên soạn và phát hành khẩu hiệu và nội dung tuyên truyền, đĩa CD
tuyên truyền...gửi các Ban chỉ đạo TĐT địa phương. Công tác hậu cần cho Tổng điều
tra như in tài liệu, phiếu điều tra, vật tư, văn phòng phẩm, dự trù và cung cấp kinh phí...
được chuẩn bị đầy đủ cho các khâu công việc.

Khẩu hiệu tuyên truyền cho Tổng điều tra tại các địa bàn
2. Đối tượng, đơn vị và phạm vi Tổng điều tra
Đối tượng, đơn vị điều tra là: (1) doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và cơ sở
trực thuộc doanh nghiệp trong nước, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp

nước ngoài; (2) cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản (sau đây gọi là cơ sở SXKD cá thể); (3) cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, đoàn
thể, hiệp hội, đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân; (4) cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
Loại trừ: các hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (đã điều tra trong Tổng điều
tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011); các cơ sở thuộc đoàn ngoại giao,
Đại sứ quán, Lãnh sự quán nước ngoài, các tổ chức quốc tế đang hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam.
Phạm vi Tổng điều tra: điều tra toàn bộ các đơn vị, cơ sở trên phạm vi cả nước đối
với hầu hết các nội dung điều tra. Điều tra mẫu một số đơn vị để thu thập thông tin chi
tiết, chuyên sâu
8


3. Nội dung Tổng điều tra: gồm các nhóm thông tin:
a) Thông tin chung về các đơn vị, các cơ sở trực thuộc;
b) Thông tin về lao động và thu nhập của người lao động;
c) Thông tin về tài sản, nguồn vốn, kết quả sản xuất, kinh doanh, tình hình hoạt động;
d) Thông tin về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin;
e) Thông tin về thực trạng, khó khăn của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh;
tình hình tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp.
Các nhóm thông tin trên được thu thập theo 28 loại phiếu điều tra:
- Khối doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp thực hiện một số trong số 16 loại phiếu
trong đó 01 phiếu dùng để thu thập thông tin chung cho toàn bộ hoạt động, các phiếu
còn lại thu thập thông tin cho từng ngành hoạt động (nếu phát sinh). Nếu doanh nghiệp
có cơ sở trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm SXKD đóng tại địa điểm
khác với trụ sở chính) sẽ thực hiện các phiếu thu thập thông tin cho từng cơ sở trực
thuộc (phiếu này chỉ thực hiện trong các cuộc Tổng điều tra)
- Khối cá thể: mỗi cơ sở SXKD cá thể thực hiện một trong 04 loại phiếu điều tra
trong đó 03 loại phiếu được thiết kế cho các cơ sở thuộc danh sách điều tra chọn
mẫu sâu về 3 chuyên ngành: công nghiệp, vận tải kho bãi, thương mại dịch vụ (tỷ

lệ chọn mẫu 4,5%). Phiếu còn lại áp dụng cho các đơn vị không thuộc danh sách
chọn mẫu.
- Khối hành chính, sự nghiệp: mỗi đơn vị áp dụng 01 trong 07 loại phiếu trong đó
có 03 loại phiếu áp dụng cho đơn vị mẫu (tỷ lệ chọn mẫu 12%). Các phiếu còn lại áp
dụng cho các đơn vị không thuộc danh sách mẫu
- Khối tôn giáo: áp dụng 01 loại phiếu
4. Tuyển chọn điều tra viên, tổ trưởng
Ban chỉ đạo TĐT từng cấp đã tuyển chọn trên 90.000 điều tra viên, tổ trưởng,
giám sát viên đáp ứng yêu cầu của Ban chỉ đạo TĐT Trung ương, tập huấn kỹ càng
về nghiệp vụ, kể cả thực hiện các bài tập thực hành, xử lý một số tình huống đặc thù.
Các điều tra viên, đặc biệt đối với khối doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp
là những người có trình độ nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm trong điều tra thống kê,
am hiểu thực tế địa bàn điều tra.
9


Tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra
5. Lập, rà soát danh sách đơn vị điều tra và thu thập thông tin
- Trong cuộc Tổng điều tra này, địa bàn điều tra được quy định đối với khối doanh
nghiệp, hành chính, sự nghiệp và tôn giáo: là xã, phường hoặc thị trấn; đối với khối cá
thể: thôn, ấp, bản hoặc khu/cụm dân cư/tổ dân phố;
- Rà soát, lập danh sách doanh nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 01/QĐBKHĐT ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Kết quả
rà soát danh sách doanh nghiệp được thống nhất giữa cơ quan: đăng ký kinh doanh,
thuế và thống kê ở từng địa phương theo tình trạng hoạt động.
- Lập danh sách khối hành chính sự nghiệp, cá thể và tôn giáo tín ngưỡng thực
hiện theo trình tự 3 bước: (1) Lập danh sách nền; (2) Rà soát danh sách thực tế trên
từng địa bàn và (3) Tổng hợp danh sách đơn vị điều tra. Đây là căn cứ quan trọng
để huy động lực lượng điều tra viên, phân chia địa bàn, phát phiếu điều tra, thu thập
thông tin.
Để nắm bắt thực trạng và tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, trong tháng

4 năm 2012 đã thực hiện Điều tra chọn mẫu về thực trạng và khó khăn trong SXKD
với 9332 doanh nghiệp, báo cáo kết quả với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình
Thủ tướng Chính phủ, phục vụ kịp thời kỳ họp Chính phủ đầu tháng 5/2012 và công
bố cùng với kết quả rà soát doanh nghiệp trong dịp họp báo công bố số liệu kinh tế xã
hội 6 tháng đầu năm 2012 tại Tổng cục Thống kê;
- Thu thập thông tin: áp dụng phương pháp thu thập thông tin phỏng vấn trực tiếp
và điều tra gián tiếp tùy theo từng đối tượng điều tra. Đây là công việc trọng tâm, thu
10


hút nhiều nguồn lực và được Ban chỉ đạo TĐT các cấp tập trung nhất trong Tổng điều
tra. Các giám sát viên độc lập, thanh tra ngành thống kê đã đến các địa bàn điều tra,
đơn vị điều tra để kiểm tra, giám sát công việc này. Về khối doanh nghiệp: phiếu điều
tra được phát tới gần 400 ngàn doanh nghiệp, tỷ lệ số phiếu thu về cả nước đạt 85%,
số còn lại là các doanh nghiệp đã giải thể, ngừng hoạt động (13%), không hợp tác với
điều tra viên (2%). Các Tập đoàn, Tổng công ty có hoạt động kinh tế hạch toán toàn
ngành thu được 100% phiếu điều tra. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an: thu thập 100%
phiếu của các cơ sở trực thuộc hai Bộ. Tỷ lệ thu phiếu khối cơ sở cá thể và tôn giáo,
tín ngưỡng đạt 100%, khối hành chính sự nghiệp đạt 96 - 98%, số còn lại chủ yếu là
các phiếu điều tra các đơn vị của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố, đặc
biệt là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy ý thức chấp hành Luật Thống kê
và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ của nhiều cơ quan Trung ương không nghiêm
túc bằng cấp địa phương.

Điều tra viên tiến hành thu thập thông tin tại cơ sở
6. Kiểm tra, xử lý và tổng hợp số liệu
Các phiếu điều tra thu về đã được kiểm tra, làm sạch và nghiệm thu từ cấp xã,
huyện, tỉnh. Trong tháng 9, 10 và đầu tháng 11 năm 2012 Ban chỉ đạo TĐT Trung ương
đã tổ chức nghiệm thu phiếu điều tra của toàn bộ 63 tỉnh, thành phố, Bộ Quốc phòng,
Bộ Công an, các Tập đoàn, Tổng công ty có hoạt động hạch toán toàn ngành. Công

tác nghiệm thu chia hai giai đoạn: nghiệm thu kết quả nhập tin khối doanh nghiệp bằng
phần mềm máy tính tại Ban chỉ đạo TĐT Trung ương và nghiệm thu trực tiếp số lượng,
11


chất lượng các loại phiếu tại các Ban chỉ đạo TĐT cấp tỉnh. Các phiếu đạt yêu cầu về
chất lượng sau nghiệm thu đã cho nhập tin, xử lý và tổng hợp theo chương trình phần
mềm thống nhất do Ban chỉ đạo TĐT Trung ương cung cấp.
Công tác tổng hợp nhanh kết quả sơ bộ thể hiện trong báo cáo này được thực
hiện từ báo cáo nhanh các cấp từ địa phương đến Trung ương và cơ sở dữ liệu phiếu
doanh nghiệp.

Kiểm tra phiếu điều tra được thực hiện ở nhiều cấp
7. Công bố thông tin
Theo phương án Tổng điều tra qui định, thông tin về kết quả Tổng điều tra do
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê công bố theo qui định của pháp luật. Cục trưởng
Cục Thống kê cấp tỉnh chỉ công bố kết quả Tổng điều tra ở địa phương mình theo
đúng kết quả do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã công bố. Số liệu sơ bộ công
bố vào tháng 12 năm 2012. Kết quả chính thức công bố vào Quý III năm 2013.

12


PHẦN II

KẾT QUẢ
SƠ BỘ TỔNG ĐIỀU TRA

13



I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ
CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ, HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
GIAI ĐOẠN 2007 - 2012

14


Sau khi trở thành thành viên chính chức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
năm 2007, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng với kinh tế thế giới và khu vực.
Điều đó tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng gây tác động không nhỏ tới sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước do những biến động của kinh tế thế giới. Với nhiều
thuận lợi đan xen không ít khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta có nhiều
thay đổi trong giai đoạn năm 2007 đến 2012. Kết quả sơ bộ Tổng điều tra 2012 đã thể
hiện một số điểm đáng lưu ý về những thay đổi đó
1. Số lượng và lao động của các loại hình đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp
tiếp tục tăng nhanh
Tính đến thời điểm 1/7/2012 cả nước có gần 5,2 triệu đơn vị kinh tế, hành chính,
sự nghiệp, tăng 27,5% so với năm 2007 - tương đương 1,1 triệu đơn vị, tăng bình
quân hàng năm khoảng 5%. Số lượng lao động trong các đơn vị là 22,5 triệu người,
tăng 37,2% tương đương 6,1 triệu lao động so với năm 2007, tốc độ tăng bình quân
hàng năm là 6,7%, cao hơn tốc độ tăng số lượng cơ sở, thể hiện sự mở rộng qui mô
bình quân của các cơ sở. Tuy nhiên tốc độ tăng của thời kỳ này đã thấp hơn thời kỳ
2002 - 2007 (43,9% và 54,9%)
Bảng 1.1. Tốc độ tăng số lượng
và lao động của các đơn vị kinh tế, HCSN (%)

Tổng số
1. Đơn vị kinh tế
- Doanh nghiệp

- Hợp tác xã
- Cơ sở SXKD cá thể phi nông
lâm nghiệp, thủy sản
2. Đơn vị hành chính, sự nghiệp
Trong đó: đơn vị sự nghiệp
3. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng

Số lượng
Bình quân
2012/2007
hàng năm
27,5
5,0
28,2
5,1
173,1
22,3
0,9
0,17

Lao động
Bình quân
2012/2007
hàng năm
37,2
6,5
41,0
7,1
66,0
10,7

-11,8
-2,5

23,5

4,3

18,2

3,4

5,9
10,2
28,0

1,2
2,0
5,1

20,6
22,9
8,3

3,8
4,2
1,6

Các đơn vị kinh tế phát triển nhanh hơn nhiều so với các đơn vị hành chính sự
nghiệp và đóng góp tới 27,07 điểm phần trăm tăng về số lượng cơ sở trong khi khu
vực hành chính sự nghiệp và tôn giáo tín ngưỡng chỉ đóng góp 0,43 điểm phần trăm.

Về số lượng lao động, các con số đóng góp cho mức tăng chung 37,2% tương đương
của 2 khu vực là 33,6 và 3,6 điểm phần trăm.
15


Hình 1.1. Tốc độ tăng số lượng và lao động của các đơn vị kinh tế,
hành chính sự nghiệp.
Doanh nghiệp là loại hình dẫn đầu về mức tăng số lượng và thu hút lao động. Tính
đến thời điểm 01/4/2012 cả nước có gần 342 nghìn doanh nghiệp đang tồn tại, tăng
216,5 nghìn DN và gấp 2,7 lần năm 2007 (125 nghìn DN), trong đó 312,6 nghìn doanh
nghiệp đang hoạt động. Khối doanh nghiệp thu hút 10,9 triệu lao động trong đó 10,77
triệu người trong các doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 65% (tương đương 4,3 triệu
người) so với 6,6 triệu lao động năm 2007. Bình quân hàng năm số lượng doanh
nghiệp tăng 22,3%; số lao động tăng 10,7%.
Loại hình kinh tế tập thể - hợp tác xã - hiện có 13,6 nghìn, tương đương năm 2007
về số lượng và giảm 11,8% về lao động. Số lượng các hợp tác xã thuộc ngành nông
lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 52%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm
24%, dịch vụ chiếm 24% (trong đó 8% là các quỹ tín dụng).
Cả nước có 4,6 triệu cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản (chiếm 89,5% tổng số đơn vị, cơ sở) với 7,8 triệu lao động (chiếm
35%). Mức tăng bình quân hàng năm về số cơ sở là 4,3% và 3,4% về lao động. Mặc
dù chiếm tỷ trọng lớn tới 89,5% về số lượng đơn vị nhưng khối này chỉ chiếm tỷ trọng
35% về số lượng lao động trong tổng số đơn vị kinh tế HCSN. Khu vực này tuy đóng
góp khiêm tốn trong GDP nhưng lại có ý nghĩa xã hội lớn trong việc tạo doanh thu
bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội, thu hút số lượng lớn việc làm cho người
lao động, tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh
tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt
động trong năm 2012.
16



Số lượng các đơn vị thuộc khối hành chính, sự nghiệp có mức tăng không cao như
các đơn vị kinh tế, bình quân hàng năm 1,2%, tuy nhiên riêng các đơn vị sự nghiệp
tăng khá về số lượng đơn vị với 10,2% và 22,9% về lao động. Số lượng các cơ sở
thuộc đoàn thể, hiệp hội, các tổ chức xã hội có mức tăng cao nhất trong khu vực hành
chính sự nghiệp với 10,8% về số lượng (bình quân hàng năm tăng 2,1%) và 13,4% về
lao động (bình quân năm tăng 2,6%).
Thời kỳ 2007 – 2012 cũng ghi nhận sự phát triển khá nhanh số lượng các cơ sở
tôn giáo, tín ngưỡng. Tính đến thời điểm 1/7/2012 cả nước có gần 36 nghìn cơ sở
thuộc các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau như đạo Phật, Thiên chúa giáo, đạo Cao
đài, đạo Tin lành, đạo Hồi...với 133 nghìn chức sắc, lao động làm việc thường xuyên
tại các cơ sở này. Sự phát triển các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thể hiện chủ trương
của Đảng và Nhà nước ta tôn trọng, tạo điều kiện cho hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng
chính thống của người dân.
2. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển khu vực dịch vụ
Xét về tổng số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp
So với kết quả TĐT 2007, số lượng các đơn vị hoạt động trong khu vực công
nghiệp, xây dựng tăng 13,7%, lao động tăng 6,3% nhưng tỷ trọng giảm từ 23,0%
xuống 20,5% về số lượng đơn vị và 42,1% xuống 41,7% về lao động, trong khi đó số
lượng các đơn vị thuộc khu vực dịch vụ tăng 31,6% về số lượng và 40,4% về lao động,
tỷ trọng số đơn vị tăng từ 76,7% lên 79,3% và 55,5% lên 56,7% về lao động. Điều đó
thể hiện khá rõ về xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển khu vực
dịch vụ.

Hình 2.1. Số đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp phân theo khu vực kinh tế
17


Hình 2.2. Lao động trong các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp phân theo
khu vực kinh tế

Sự gia tăng số lượng và lao động của khu vưc dịch vụ đã đóng góp đáng kể cho
tăng trưởng GDP. Năm 2011 khu vực dịch vụ có mức tăng GDP cao nhất với 6,99%,
năm 2012 tăng 6,42% và ước tính đóng góp 2,7 điểm phần trăm trong mức tăng
trưởng 5,03% của GDP
Xét riêng khối doanh nghiệp
Chia theo khu vực kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 3.875 DN,
chiếm 1,1%, tăng 61,5% về số lượng đơn vị nhưng giảm 0,5% về số lao động so với
năm 2007; khu vực công nghiệp và xây dựng có 107.322 DN, chiếm 31,4%, gấp 2,2
lần về số lượng và tăng 50% về số lao động; khu vực dịch vụ có 230.406 DN, chiếm
67,4%, gấp 2,8 lần về số lượng đơn vị và gấp 2 lần về số lao động.

Hình 2.3. Cơ cấu doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế
18


Đến cuối năm 2011, trong số các doanh nghiệp đang hoạt động, có 97,1 nghìn
doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp và xây dựng (chiếm 31%), thu hút tới 7 triệu
lao động (chiếm 64,8%), lợi nhuận trước thuế đạt 176,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 49,8%
và đóng góp cho ngân sách Nhà nước gần 293 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57%. Tuy
nhiên, cơ cấu đóng góp của khu vực công nghiệp và xây dựng đã giảm dần trong 5
năm qua. Cơ cấu đóng góp ở 3 chỉ tiêu: số lao động, lợi nhuận và đóng góp vào ngân
sách nhà nước của khu vực này năm năm trước lần lượt là 70,3%, 63,9% và 63,2%.

Hình 2.4. Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế
Các doanh nghiệp dịch vụ hiện chiếm tỷ trọng cao nhất về số lượng doanh nghiệp,
nguồn vốn và doanh thu. Số DN đang hoạt động của khu vực này thời điểm 01/01/2012
là 212,4 nghìn DN, chiếm 68,1% tổng số DN và 32,9% lao động. Nguồn vốn huy động
vào khu vực này năm 2011 đạt 10.123 nghìn tỷ đồng chiếm 66,6%, doanh thu thuần
đạt 6.001 nghìn tỷ đồng chiếm 56,2%, cơ cấu đóng góp của khu vực này có chiều
hướng tăng lên trong 5 năm qua. Đáng chú ý là ở một số ngành dịch vụ, số lượng

DN và lao động có mức tăng bình quân hàng năm cao hơn mức tăng chung như kinh
doanh bất động sản (34% và 26,7%); dịch vụ hành chính và hỗ trợ (32,9% và 23,1%);
hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ (34,9% và 23,1%); giáo dục đào tạo và
y tế tăng khá nhanh: giáo dục đào tạo tăng bình quân năm 29,2% số DN và 32,5% số
lao động, y tế tăng 31,3% và 30,4%.
3. Doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng nhanh về quy mô và kết quả sản xuất kinh
doanh, doanh nghiệp nhà nước giảm nhanh về số lượng và lao động theo chủ
trương cổ phần hóa doanh nghiệp
Chia theo loại hình, DN nhà nước có 3,3 nghìn DN, chiếm 1% tổng số DN; 328,8
nghìn DN ngoài nhà nước, chiếm 96,3% và 9,5 nghìn DN FDI, chiếm 2,8%. Do chủ
trương cổ phần hóa, số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm gần 400 doanh nghiệp, khu
19


vực ngoài nhà nước tăng 211,6 nghìn doanh nghiệp, tỷ trọng trong tổng số DN tăng từ
93,7% năm 2007 lên 96,3% tỷ trọng lao động tăng từ 49% lên 62%.
Cơ cấu số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình

Hình 3.1. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình
Tuy nhiên xét về kết quả SXKD, khu vực DNNN vẫn cao, cụ thể:
Bảng 3.1. Tỷ trọng huy động vốn và kết quả SXKD
của doanh nghiệp năm 2011 (%)
DN Nhà nước

DN ngoài NN

DN FDI

Huy động vốn


33,7

50,7

15,6

Doanh thu thuần SXKD

28,0

52,5

19,5

Lợi nhuận trước thuế

45,0

25,1

29.9

Nộp ngân sách nhà nước

35,0

33,0

32,0


So với năm 2007, các tỷ trọng trên của doanh nghiệp ngoài nhà nước đều tăng
khá: huy động vốn từ 29,4% lên 50,7%, doanh thu thuần 47,8% lên 52,5%, lợi nhuận
trước thuế 11,8% lên 25,1%, nộp ngân sách nhà nước từ 17,6% lên 33%. Đáng chú
ý là các con số nêu trên của các doanh nghiệp FDI lại thể hiện một xu hướng thiếu
tích cực: tỷ trọng huy động vốn giảm từ 19,1% xuống 15,6%; doanh thu thuần tăng
từ 16,3% lên 19,5% nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm từ 51,7% xuống 29,9%; nộp
ngân sách giảm từ 44,7% xuống 32%. Điều này liên quan chặt chẽ đến vấn đề hiệu
quả của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp
FDI có qui mô lớn được cho là thực hiện chính sách chuyển giá nhằm trốn thuế ở Việt
Nam, tối đa hóa lợi nhuận thu được
20


4. Qui mô doanh nghiệp nhìn chung còn nhỏ bé, các doanh nghiệp nhỏ và vừa
chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số doanh nghiệp
Số liệu cho thấy bức tranh về qui mô doanh nghiệp nước ta còn rất nhỏ bé
cả về tiêu chí vốn và lao động. Bình quân vốn trên một doanh nghiệp nói chung
năm 2011 là 49 tỷ đồng trong đó có sự chênh lệch lớn giữa các loại hình: doanh
nghiệp nhà nước là 1582 tỷ đồng, DN ngoài nhà nước là 26 tỷ đồng trong đó
DN nhỏ và vừa là 18 tỷ đồng, riêng doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ là bình quân 8
tỷ đồng.
Dựa trên tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghị định 56/2009/NĐCP của Chính phủ ngày 30/6/2009), cả nước có 304,9 nghìn doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong tổng số 312,6 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 97,5% tổng
số DN), trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ (dưới 10 lao động) là 205,4 nghìn (chiếm
65,6% tổng số DN đang hoạt động và 67,4% tổng số DN nhỏ và vừa). Kết qủa hoạt
động của các doanh nghiệp này còn rất khiếm tốn, thể hiện ở bảng 4.1:
Bảng 4.1. Tỷ trọng các chỉ tiêu cơ bản của DN nhỏ
và vừa trong tổng DN năm 2011
Tỷ trọng (%)
1. Số lượng doanh nghiệp


97,5

2. Số lượng lao động

46,5

3. Lao động bình quân
Trong đó: doanh nghiệp siêu nhỏ
4. Huy động vốn
Trong đó: vốn chủ sở hữu

16
5
35,3
50,1

5. Doanh thu thuần SXKD

43,9

6. Lợi nhuận trước thuế

13,6

7. Thuế và các khoản nộp ngân sách

31,6

Tình hình hoạt độnh của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ - gần như toàn bộ là

doanh nghiệp ngoài Nhà nước - cho thấy rất cần những chính sách hỗ trợ của Nhà
nước để các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển hoạt động, tạo thu nhập và công
ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên số liệu cũng cho thấy điểm đáng lưu ý: tỷ
trọng lợi nhuận trước thuế, thuế và các khoản nộp ngân sách của khu vực này còn quá
thấp, chưa thực sự phản ánh đúng kết quả sản xuất kinh doanh. Điều đó đặt ra cho
21


các cơ quan quản lý, đặc biệt là cơ quan thuế cần quản lý chặt chẽ hơn nữa công tác
hạch toán để đảm bảo đánh giá đúng kết quả sản xuất kinh doanh, yêu cầu các doanh
nghiệp này thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, tránh thất thu cho Nhà nước.
Với số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số doanh
nghiệp cũng thể hiện qui mô nói chung của doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé, sức
cạnh tranh yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
5. Mật độ các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp tăng lên nhanh chóng nhưng
không đồng đều giữa các vùng
Tính bình quân cả nước, trên 1km² có 15,5 đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp
(năm 2007 là 12,1 đơn vị). Nếu tính theo dân số, cứ 1000 dân có 59,3 đơn vị KTHCSN
(năm 2007 là 46,6 đơn vị).

Hình 5.1. Cơ cấu số đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp phân theo vùng
Vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn là nơi tập trung đông nhất số đơn vị kinh tế,
hành chính sự nghiệp với số lượng gần 1,4 triệu đơn vị và thu hút gần 6,8 triệu lao
động, chiếm tỷ trọng trong tổng số là 27% về số cơ sở và 30,2% về lao động. Mật
độ số đơn vị của vùng này là 66,2 đơn vị/1km² và 69 đơn vị trên một nghìn dân.
Tiếp theo vùng Đông Nam bộ có mật độ cơ sở KTHCSN cao thứ hai ở mức 38 đơn
vị/1km² và 60 đơn vị/nghìn dân. Đông Nam Bộ là vùng tỷ trọng số lượng cơ sở tăng
từ 16,9% lên 17,4%, tỷ trọng lao động chỉ tương đương mức 2007, nhưng vùng này
có quy mô lớn nhất cả nước về doanh nghiệp với số lượng đạt tới 133 nghìn, chiếm
38,9% toàn quốc, thu hút 4,2 triệu lao động, chiếm 38,3%;

22


Hình 5.2. Cơ cấu lao động trong các đơn vị kinh tế,
hành chính sự nghiệp phân theo vùng
Mật độ các đơn vị KTHCSN thấp nhất là vùng Tây Nguyên và vùng Trung du và
miền núi phía Bắc. Vùng Tây Nguyên có mật độ số lượng đơn vị là 4,3 đơn vị/1km² và
44,5 đơn vị/nghìn dân; vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 5 đơn vị/1km² và 42,5
đơn vị/nghìn dân.
6. Hoạt động sự nghiệp tiếp tục được phát triển và theo xu hướng xã hội hóa,
đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục
Số liệu sơ bộ Tổng điều tra thể hiện rõ sự phát triển các hoạt động sự nghiệp tới
mọi thành phần kinh tế. So với năm 2007, số lượng các cơ sở y tế thuộc loại hình sự
nghiệp tăng 14% từ 11,9 nghìn lên 13,7 nghìn. Nếu tính cả 995 đơn vị y tế thuộc loại
hình doanh nghiệp thì tổng số cơ sở y tế (từ y tế tuyến cơ sở) là 14,6 nghìn, tăng 20%
so với năm 2007, thu hút 379 nghìn lao động, tăng 43%.
Các cơ sở giáo dục thuộc khu vực sự nghiệp tăng từ 42,2 nghìn năm 2007 lên
45,2 nghìn (tăng 7%). Nếu tính cả 2830 cơ sở giáo dục thuộc loại hình doanh nghiệp
thì tổng số cơ sở là 48 nghìn, tăng 11,6% so với năm 2007, thu hút gần 1,6 triệu lao
động, tăng 26%.
Trên đây là một số đánh giá ban đầu về qui mô, cơ cấu và sự biến động của các
đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp của nước ta qua kết quả sơ bộ Tổng điều tra.
Trong năm 2013, các số liệu chính thức, chi tiết hơn theo từng lĩnh vực, khu vực và các
ngành kinh tế sẽ được tổng hợp, cung cấp cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, đông
đảo người dùng tin sử dụng cho việc quản lý, hoạch định chính sách, nghiên cứu,
phân tích và các mục đích khác.
23


II. CÁC BIỂU SỐ LIỆU


24


A. ĐƠN VỊ KINH TẾ, HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP
Biểu 01
Số lượng và cơ cấu đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp
Số lượng (đơn vị)
2007
Tổng số (1)
A. Phân theo loại hình
I. Đơn vị kinh tế
1. Doanh nghiệp
1.1 Doanh nghiệp nhà nước
1.2 Doanh nghiệp ngoài nhà
nước
1.3 Doanh nghiệp FDI
2. Hợp tác xã
3. Cơ sở SXKD cá thể phi nông, lâm
nghiệp và thủy sản
II. Đơn vị hành chính, sự nghiệp

2012

4 053 468 5 166 773
 

Cơ cấu (%)
2007


2012

Số lượng
(đơn vị)

Tốc độ
(%)

100,0

100,0

1 113 305

27,5

 

 

 

95,9

96,5

1 097 286

28,2


 

3 886 693 4 983 979

Tăng/giảm so với
2007

125 099

341 603

3,1

6,6

216 504

173,1

3 706

3 312

0,1

0,1

- 394

-10,6


117 173

328 830

2,9

6,4

211 657

180,6

4 220

9 461

0,1

0,2

5 241

124,2

13 456

13 574

0,3


0,3

118

0,9

92,5

89,6

880 664

23,5

3 748 138 4 628 802
138 709

146 881

3,4

2,8

8 172

5,9

1. Cơ quan hành chính


34 931

36 093

0,9

0,7

1 162

3,3

2. Đơn vị sự nghiệp(1)

63 054

69 482

1,6

1,3

6 428

10,2

Trong đó: + Y tế

11 997


13 726

0,3

0,3

1 729

14,4

42 287

45 242

1,0

0,9

2 955

7,0

31 025

34 378

0,8

0,7


3 353

10,8

9 699

6 928

0,2

0,1

- 2 771

-28,6

28 066

35 913

0,7

0,7

7 847

28,0

 


 

 

 

 

 

9 636

10 879

0,2

0,2

1 243

12,9

933 396

1 057 953

23,0

20,5


124 557

13,3

3 110 436 4 097 941

76,7

79,3

987 505

31,7

+ Giáo dục
3. Tổ chức chính trị, đoàn thể, hiệp hội
4. Đơn vị kinh tế thuộc cơ quan
HCSN(2)
III. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
B. Phân theo khu vực kinh tế
1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản (3)
2. Công nghiệp, xây dựng
3. Dịch vụ

Ghi chú: (1) Không bao gồm các cơ sở sự nghiệp là “chi nhánh khác địa điểm”

(2) Điểm bưu điện, văn hóa xã tính vào đơn vị kinh tế thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp

(3) Chỉ bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thủy sản


25


×