Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Hóa học 12 bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.98 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN HÓA HỌC 12

KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM
LOẠI KIỀM
I.

Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Biết:
- Vị trí cấu tạo nguyên tử, tính chất của kim loại kiềm.
- Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại kiềm.
Hiểu:
Nguyên nhân tính khử rất mạnh của kim loại kiềm.
2. Kĩ năng:
- Làm một số thí nghiệm đơn giản ( thí nghiệm HS- nếu có).
- Giải bài tập về kim loại kiềm.
3. Tình cảm, thái độ:
- Hiểu biết về trạng thái tự nhiên và những ứng dụng quan trọng của
kim loại kiềm, từ đó có ý thức bảo vệ kim loại kiềm và khoáng sản
kim loại kiềm.
Chuẩn bị của GV và HS:
GV:
- Bảng tuần hoàn, bảng phụ ghi một số hằng số vật lí của kim loại kiềm.
- Dụng cụ hóa chất: Na kim loại, bình khí O2 , ống nghiệm, nước.
- Máy tính, máy chiếu.
HS: Xem trước nội dung bài học.
Tiến trình dạy học:
-

II.


III.

Hoạt động của GV
I.

Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
Vị trí và cấu tạo:

GV chiếu bảng tuần hoàn và bảng
6.1 SGK, sau đó yêu cầu HS nêu:
- Vị trí của kim loại kiềm
(KLK ) trong bảng tuần hoàn ?
- Bao gồm những nguyên tố
nào?
- Cấu hình chung của kim loại
kiềm?

HS nghiên cứu SGK và nhận xét:
-

KLK ở nhóm IA trong bảng tuần
hoàn.

-

Gồm 6 nguyên tố: Li, Na, K,
Rb, Cs, Fr.
Cấu hình chung :[khí hiếm]ns1.


-


GIÁO ÁN HÓA HỌC 12

GV lưu ý: Franxi là nguyên tố
phóng xạ nên không xem xét.
Hoạt động 2:
II.
Tính chất vật lí:
GV cho HS nghiên cứu SGK và
chiếu bảng 6.2 cho HS quan sát,
yêu cầu HS nêu:
- Tính chất vật lí của KLK.

HS nhận xét:
- KLK có màu trắng bạc và có ánh
kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng
chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối
lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.
- Giải thích: Các kim loại kiềm có
- Giải thích các tính chất này.
mạng tinh thể lập phương tâm
khối, cấu trúc tương đối rỗng,
kích thước nguyên tử và ion lớn
nên KLK có khối lượng riêng
nhỏ. Mặt khác, trong nguyên tử
và ion liên kết với nhau bằng liên
kết kim loại yếu.
- Từ Li đến Cs, các đại lượng đó

- Sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy,
giảm.
nhiệt độ sôi từ Li đến Cs.
- Giải thích sự biến đổi đó.
- Từ Li đến Cs, khoảng cách giữa
các ion và kim loại trong mạng
tinh thể tăng dần ( do bán kính
nguyên tử tăng) làm cho độ bền
tinh thể giảm nên nhiệt độ nóng
chảy và nhiệt độ sôi giảm dần.
Hoạt động 3:
III.
Tính chất hóa học:
GV yêu cầu HS nêu đặc điểm cấu HS thảo luận và nhận xét:
tạo của KLK. Từ đó dự đoán tính Các KLK có:
chất hóa học chung của KLK.
- Cấu hình e: [khí hiếm]ns1 nên trong
hợp chất, KLK có số oxi hóa +1.
- Năng lượng ion hóa khá nhỏ.
Bán kính nguyên tử lớn.
Vì vậy, KLK có tính khử rất mạnh:
M  M+ + e.
- Tính khử tăng dần từ Li  Cs ( do
bán kính nguyên tử tăng, năng
lượng ion hóa giảm).


GIÁO ÁN HÓA HỌC 12

a.


Tác dụng với phi kim:

Với Oxi:
GV giới thiệu: KLK dễ dàng các
HS nêu hiện tượng và viết
nguyên tử phi kim thành ion âm.
PTHH.
Sau đó, cho xem thí nghiệm: natri
phản ứng với Oxi.
GV giới thiệu tiếp: Natri cháy
trong khí Oxi khô tạo peoxit.
GV bổ sung các KLK khi cháy
trong Oxi cho ngọn lưa màu khác
nhau.
Vd: Với Na: ngọn lửa màu
vàng. Với K: màu tím
hoa cà.
- Với Clo:
GV giới thiệu: Natri phản ứng với
HS viết PTHH.
Clo tọ muối NaCl. HS viết
phương trình hóa học.
Bổ sung: Các KLK khác đều
tương tự Na.
b. Tác dụng với axit:
GV giới thiệu:
- Các KLK khử mạnh ion H+
HS viết PTHH.
trong axit loãng tạo ra H2, phản

ứng xảy ra mãnh liệt có thể gây
nổ. Yêu cầu HS viết PTHH.
- Mức độ phản ứng tăng từ Li 
Cs.
4. Tác dụng với nước:
GV làm thí nghiệm: Natri phản
- HS quan sát, nêu hiện tượng,
ứng với nước.Yêu cầu HS quan
giải thích, viết PTHH.
sát, nêu hiện tượng, giải thích và
- Hiện tượng: Mẫu Na tan dần,
viết PTHH.
tạo dung dịch không màu có khí
GV bổ sung:
thoát ra. Dung dịch này làm
Từ Li  Cs: mức độ phản ứng với
phenolphtalein.
- Giải thích: Mẫu Na phản ứng
H2O tăng. Cụ thể:
với nước nên tan dần và có khí
- Li phản ứng chậm với nước.
thoát ra.
- Na phản ứng nhanh với nước.
-


GIÁO ÁN HÓA HỌC 12

K phản ứng mãnh liệt với
- Viết PTHH.

nước ( bùng cháy).
- Rb, Cs phản ứng nổ với nước.
 Vì vậy, trong thực tế, người ta
bảo quản KLK bằng cách ngâm
trong dầu hỏa.
Hoạt động 4:
IV.
Trạng thái tự nhiên- Ứng dụng- Điều chế:
Ứng dụng:
HS nghiên cứu SGK và nhận
GV cho HS nghiên cứu SGK và yêu
xét:
cầu HS nêu các ứng dụng của KLK.
- Dùng để chế tạo hợp kim có
nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Chất trao đổi nhiệt trong các
lò phản ứng hạt nhân.
- Cs dùng chế tạo tế bào quang
điện.
- Điều chế kim loại hiếm.
- Tổng hợp hữu cơ.
-

Trạng thái tự nhiên:
GV cung cấp thêm cho HS trạn thái tự
nhiên của KLK:
- Trong tự nhiên, KLK chỉ tồn tại
ở dạng hợp chất.
- Trong nước biển, có một lượng
tương đối lớn NaCl.

- Đất có chứa một số hợp chất của
kim loại kiềm ở dạng silicat và
aluminat.
HS thảo luận:
Điều chế:
- Phương pháp điều chế KLK
Sau khi đã học các phương pháp điều
là từ các hợp chất: khử các
ion của chúng.
chế kim loại, GV yêu cầu HS nêu
M+ + e  M
phương pháp điều chế KLK, giải thích
- Vì ion KLK rất khó bị khử
và viết PTHH.
nên phải điên phân nóng
chảy:
2NaCl  2Na + Cl2
Quan trọng nhất là điện phân muối


GIÁO ÁN HÓA HỌC 12

halogenua của KLK nóng chảy hoặc
hidroxit nóng chảy.
GV nhấn mạnh:
- Nguyên tắc điều chế KLK: dùng
dòng điện trên catot, khử ion
KLK trong muối halogen của
KLK nóng chảy:
M+ + e  M

- Sơ đồ điện phân: Điện phân
NaCl nóng chảy.
Catot (cực -) Anot ( cực +)
Na+ + e  Na 2Cl-  Cl2 +2e
NaCl  Na + Cl2.
- Bổ sung phần: Điện phân nóng
chảy NaOH.
Catot (cực -) Anot ( cực +)
Na+ + e  Na 4OH- O2 +4e
+ 2H2O

Hoạt động 5:
V.
Củng cố:
GV nhắc lại kiến thức bài học.
Ra bài tập cung cố.
Nhắc nhở HS làm bài tập SGK
trang 152, 153 và xem trước bài:
“ Một số hợp chất quan trọng của
KLK”.



×