Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

tieng viet 1 hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

BÀI GIẢNG

TIẾNG VIỆT I
DÙNG CHO HỆ CĐ NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

HỌ TÊN GV: Th. sĩ NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN
TỔ

: GIÁO DỤC TIỂU HỌC

KHOA

: SƯ PHẠM TỰ NHIÊN

QUẢNG NGÃI - 2013

1


LỜI GIỚI THIỆU
Để phục vụ tốt cho việc học tập và thi kết thúc học phần Tiếng Việt I của các sinh
viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ CĐ và TCCN, hệ chính quy, chúng tôi xin giới thiệu tài
liệu “Bài giảng Tiếng Việt I – ở Tiểu học”.
Để biên sọan tài liệu này, chúng tôi đã dựa vào nội dung chương trình của Bộ và
các giáo trình “Tiếng Việt” ở tiểu học dành cho sinh viên hệ CĐ, THSP của Bộ GD&ĐT
cùng các giáo trình khác được lưu hành trong cả nước.
Đặc biệt, trong lần tái bản này, chúng tôi có bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung
trong tài liệu cho phù hợp với chương trình đào tạo tín chỉ mới và nội dung các giáo trình
mới biên soạn.


Nội dung cơ bản của tài liệu này gồm ba phần chính:
a. Hướng dẫn sinh viên học tập;
b. Hệ thống câu hỏi, đánh giá, và bài tập thuộc phần kiến thức cơ bản của từng chương,
từng phần.
c. Những thông tin cơ bản về kiến thức tiếng Việt giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt và vận
dụng trong quá trình thực hành.
Chúng tôi hi vọng rằng tài liệu “Bài giảng môn Tiếng Việt I – ở Tiểu học” sẽ có
tác dụng tốt đối với sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, hệ chính quy, và mong muốn nhận
được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc gần xa.
GV. Th.sĩ Nguyễn Thị Hồng Liên

2


HỌC PHẦN TIẾNG VIỆT 1
PHẦN THỨ I:
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
Học phần “Tiếng Việt 1” được biên soạn theo “Chương trình khung giáo dục đại học
ngành Giáo dục tiểu trình độ đại học và cao đẳng” ban hành theo Quyết định số 39/2006/QĐBGDĐT ngày 2/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 627/QĐĐHPVĐ ngày 10/9/2012 của Hiệu trưởng Trường ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG.
Chương trình học phần gồm ba phần:

Phần thứ nhất: Dẫn luận ngôn ngữ học (15 tiết): có các chương
Chương I. Đại cương về ngôn ngữ, ngôn ngữ học (2 tiết)
Chương II. Bản chất, chức năng, nguồn gốc của ngôn ngữ (6 tiết)
Chương III. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu (3 tiết)
Chương IV. Phân loại ngôn ngữ (3tiết)
Chương V. Chữ viết (1 tiết)
Phần thứ hai. Ngữ âm tiếng Việt hiện đại (15 tiết) : gồm các chương
Chương I. Đại cương về ngữ âm học (6 tiết)
Chương II. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt (9 tiết)

Phần thứ ba. Từ vựng tiếng Việt (15 tiết) : gồm các chương
Chương I. Đại cương từ vựng và từ vựng học (2 tiết)
Chương II. Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt (5 tiết)
Chương III. Nghĩa của từ tiếng Việt (5 tiết)
Chương IV. Các lớp từ vựng tiếng Việt (3 tiết)
PHẦN THỨ II:
MỤC TIÊU HỌC PHẦN
1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên
- Những tri thức lí thuyết cơ bản nhất về dẫn luận ngôn ngữ học, ngữ âm học tiếng Việt
hiện đại và từ vựng học tiếng Việt.
3


- Tri thức và kĩ năng nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ nói chung và về tiếng Việt nói
riêng.
2. Kỹ năng: Tiếp tục hoàn thiện việc sử dụng công cụ tiếng Việt bao gồm các kĩ năng
nói – viết nhằm đáp ứng yêu cầu giao tiếp và dạy học của người giáo viên tiểu học. cụ
thể: rèn kĩ năng phát âm chuẩn, phát triển năng lực ngôn ngữ, làm cơ sở tốt cho việc giảng
dạy ở các lớp tiểu học.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm, lòng yêu quý tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt.
PHẦN THỨ III:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Học phần Tiếng Việt 1
1. Số tín chỉ: 3
2. Trình độ sinh viên: Năm nhất hệ cao đẳng Giáo dục Tiểu học
3. Phân bố thời gian
- Lý thuyết (15 tiết/tín chỉ):

45 tiết


- Tự học, tự nghiên cứu:

90 tiết

4. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự lớp. Thực hiện các hoạt động dạy – học trên lớp.
- Tự nghiên cứu làm bài tập và báo cáo kết quả tự nghiên cứu làm bài tập.
5. Tiêu chí đánh giá sinh viên:
5.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:

20% hoặc……….. điểm

- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận)
- Phần tự học tự lên lớp (hoàn thành tốt nội dung và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá
nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ,…)
5.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ:
5.3. Thi cuối kỳ: thi viết
PHẦN THỨ IV:

20% hoặc……….. điểm
60%

hoặc……….. điểm

NỘI DUNG HỌC PHẦN

4



PHẦN I
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Sinh viên đọc tài liệu tham khảo, tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề sau:
1. Những vấn đề chung
- Phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói, nắm vững khái niệm ngôn ngữ.
- Nắm vững đối tượng, nhiệm vụ và ứng dụng của ngôn ngữ học, đặc biệt là những ứng
dụng của ngôn ngữ học trong việc dạy và học tiếng mẹ đẻ.
- Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề đại cương về ngôn ngữ học và
ngôn ngữ học trong việc dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học tiếng Việt ở trường tiểu
học nói riêng.
2. Bản chất của ngôn ngữ
- Nhận thức đúng và phân tích, lý giải bản chất xã hội của ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
- Ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu. Khác với các hệ thống tín hiệu thông thường, ngôn
ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Tính chất đặc biệt của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở
tính võ đoán, tính hình tuyến, tính phức tạp, nhiều tầng bậc, tính đa trị và tính năng sản.
3. Chức năng của ngôn ngữ
- Nắm vững chức năng giao tiếp của ngôn ngữ.
- Nắm vững chức năng tư duy của ngôn ngữ.
4. Hệ thống và kết cấu của ngôn ngữ
- Nắm vững các khái niệm hệ thống và kết cấu. Ngôn ngữ cũng là một hệ thống – kết cấu.
- Hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ thể hiện trước hết ở sự tồn tại các đơn vị đồng loại và
khác loại.
- Hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ còn thể hiện ở các mối quan hệ tồn tại giữa các đơn vị
trong cùng một cấp độ hoặc giữa các cấp độ, đặc biệt là những mối quan hệ chung nhất,
bao trùm lên toàn bộ hệ thống – kết cấu của ngôn ngữ: quan hệ liên tưởng, quan hệ ngữ
đoạn và quan hệ tôn ti.
5. Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ
5



- Nắm vững nội dung cơ bản của một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ: thuyết
tượng thanh, thuyết cảm thán, thuyết tiếng kêu trong lao động, thuyết ngôn ngữ cử chỉ và
thuyết khế ước xã hội.
- Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ngôn ngữ.
6. Về nguồn gốc và sự phát triển của tiếng Việt và chữ quốc ngữ
- Về nguồn gốc tiếng Việt, cần nắm vững nội dung của việc phân loại các ngôn ngữ theo
nguồn gốc và phương pháp so sánh – lịch sử.
- Nắm vững quá trình phát triển của tiếng Việt qua các thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ phong
kiến, thời kỳ thuộc Pháp và từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay.
- Nắm vững sự hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ? Đặc điểm của chữ quốc ngữ,
những ưu điểm và hạn chế của nó?
- Nắm vững những nội dung cơ bản về chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta về
vấn đề giữ gìn và phát triển tiếng Việt hiện nay (nhất là vấn đề giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt).
7. Phân loại các ngôn ngữ
Sinh viên cần nắm vững hai phương pháp phân loại các ngôn ngữ.
- Phân loại theo nguồn gốc là cách phân loại sử dụng phương pháp so sánh – lịch sử.
- Phân loại theo loại hình là cách phân loại sử dụng phương pháp so sánh – loại hình.
B. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ
Câu 1: Phân tích sự khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói.
Câu 2: Một số người đã nêu ra những bằng chứng để chứng minh rằng ngôn ngữ là một
hiện tượng tự nhiên (như đồng nhất ngôn ngữ với cơ thể sinh vật, với bản năng sinh vật
của con người, với những nét đặc trưng về chủng tộc và với tiếng kêu của loài vật) có
đúng không?
Câu 3: Chứng minh rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó tồn tại và phát triển theo
quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý chí và nguyện vọng cá nhân. Tại sao nói
ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
Câu 4: Phân tích và chứng minh rằng ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp. Vì sao nói

ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và ưu việt nhất của con người?
Câu 5: Phân tích chức năng tư duy của ngôn ngữ. Giải thích và chứng minh câu nói của
6


Mác:“Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”?
Câu 6: Trình bày nội dung một số giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ. Trình bày quan
điểm của Ăng ghen về nguồn gốc của ngôn ngữ.
Câu 7: Hãy phân tích và chứng minh: sự phát triển không đồng đều giữa các mặt ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ?
Câu 8: Tóm tắt quá trình phát triển của tiếng Việt qua các thời kỳ: thời kỳ phong kiến,
thời kỳ thuộc Pháp và từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay.
Câu 9: Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc? Phân tích nội dung, vai trò và tác
dụng của hai quan hệ - quan hệ ngữ đoạn và quan hệ liên tưởng trong hệ thống cấu trúc
của ngôn ngữ.
Câu 10: Hãy phân tích và chứng minh ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu? Tại sao nói
ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt?
C. THÔNG TIN PHẢN HỒI
Phần I: DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGÔN NGỮ, NGÔN NGỮ HỌC
1. Khái niệm ngôn ngữ
1.1 Khái niệm ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu và những quy tắc kết
hợp để tạo thành lời nói trong giao tiếp. Những đơn vị ngôn ngữ và quy tắc kết hợp các
đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói được cộng đồng sử dụng ngôn ngữ ấy quy ước và
được phản ánh trong ý thức của họ.
1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói
Ngôn ngữ và lời nói có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Ngôn ngữ được thực hiện hóa
trong lời nói và lời nói chính là ngôn ngữ đang hoạt động. Lời nói vừa mang tính cá nhân
của người sử dụng vừa mang tính xã hội của cộng đồng ngôn ngữ.

2. Khái niệm ngôn ngữ học
2.1. Ngôn ngữ học là gì : Ngôn Ngữ học là một khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ.
2.2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học
- Đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học : Ngôn ngữ chính là đối tượng nghiên cứu và
học tập của ngôn ngữ học. Nhưng ngôn ngữ có thể tồn tại ở hai trạng thái : trạng thái tĩnh
7


và trạng thái động. Nên đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học là ngôn ngữ ở cả hai
trạng thái này.
+ Ở trạng thái tĩnh, ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các yếu tố (các đơn vị) ngôn ngữ
và các quan hệ cùng các quy tắc kết hợp các yếu tố. Trạng thái tĩnh chính là trạng thái tồn
tại của ngôn ngữ trong tiềm năng ngôn ngữ của mỗi người.
+ Ở trạng thái động của ngôn ngữ chính là trạng thái khi ngôn ngữ được sử dụng trong
hoạt động hành chức, thực hiện trước hết chức năng giao tiếp (nói, viết, nghe, đọc). Ở
trạng thái này, nó tồn tại trong các sản phẩm như các cụm từ, các câu, các lời, các đoạn,
các bài cụ thể… Những sản phẩm này được gọi chung là lời nói. Vậy lời nói chính là sản
phẩm ngôn ngữ được tạo ra bởi một các nhân trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Lời
nói mang những đặc điểm : cá nhận, địa phương, nghề nghiệp hay phạm vi xã hội, đặc
điểm về phong cách thể loại.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học :
+ Phải miêu tả và làm lịch sử cho tất cả các ngôn ngữ : xác định nguồn gốc và họ hàng
của ngôn ngữ.
+ Phải tìm ra những quy luật nội tại tác động trong nội bộ một ngôn ngữ và giữa các ngôn
ngữ, rút ra những quy luật khái quát có thể giải thích tất cả các hiện tượng đặc biệt.
+ Nghiên cứu những quy luật nội tại tác động trong nội bộ một ngôn ngữ và giữa các
ngôn ngữ.
+ Nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ và xã hội, những ứng dụng của ngôn
ngữ trong xã hội.
Nhiệm vụ đa dạng và phức tạp trên đây của ngôn ngữ học sẽ được thực hiện trong

các ngành, các bộ môn ngôn ngữ học khác nhau.
2.3. Các phân ngành và phương pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ.
a) Các phân ngành trong ngôn ngữ học :
Trong khi nghiên cứu về ngôn ngữ, ngôn ngữ học tách ra các bộ phận, các bình
diện khác nhau để khảo sát và lấy đó làm đối tượng nghiên cứu riêng của từng chuyên
ngành trong ngôn ngữ học.
a.1. Ngữ âm học : Là chuyên ngành nghiên cứu thành phần ngữ âm của một ngôn ngữ. Đó
là các yếu tố ngữ âm, các quy tắc kết hợp chúng và hệ thống chữ viết của ngôn ngữ.
8


a.2. Từ vựng học : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu về thành phần từ vựng của ngôn
ngữ về các phương diện : đặc điểm cấu tạo của các lớp từ theo nguồn gốc, phạm vi sử
dụng, bình diện ngữ nghĩa.
a.3. Ngữ pháp học : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu về cú pháp học và từ pháp học.
Cụ thể, nghiên cứu các quy tắc cấu tạo và biến đổi từ, cấu tạo cụm từ và cấu tạo câu, cùng
những quy luật kết hợp của của các đơn vị ấy tạo thành ngữ pháp của một ngôn ngữ.
a.4. Ngữ pháp văn bản : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu các hệ thống, phương thức
và phương tiện liên kết văn bản, cấu trúc văn bản, đặc điểm của các tiểu loại văn bản.
a.5. Phong cách học : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu những nguyên tắc lựa chọn và
sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm đạt những hiệu quả mong muốn trong những
điều kiện giao tiếp nhất định.
a.6. Phương ngữ học : Là chuyên ngành nghiên cứu về những đặc điểm của ngôn ngữ ở
một địa phương, một vùng dân cư nào đó.
a.7. Ngôn ngữ học lịch sử (ngôn ngữ học lịch đại): Là chuyên ngành nghiên cứu ngôn ngữ
trong sự phát triển lịch sử của nó hoặc nghiên cứu ngôn ngữ ở một thời điểm nào đó trong
lịch sử, (tương ứng với các cấp độ ngôn ngữ có ngữ âm học lịch sử, từ vựng học lịch sử).
a.8. Ngôn ngữ học miêu tả (Ngôn ngữ học đồng đại) : Là chuyên ngành nghiên cứu ngôn
ngữ trong trạng thái hiện nay (tương ứng với các chuyên ngành : ngữ âm học miêu tả, từ
vựng học miêu tả…)

a.9. Ngôn ngữ học đại cương : Là chuyên ngành chuyên nghiên cứu những vấn đề chung
của ngôn ngữ loài người gắn liền với bản chất, nguồn gốc, quá trình phát triển cùng chức
năng của nó và các mối tương quan giữa các ngôn ngữ.
b) Một số phương pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ học:
Việc nghiên cứu và học tập ở các ngành khoa học đều cần đến phương pháp.
Phương pháp chính là con đường nhận thức và lý giải các hiện tượng được đề cập đến
trong một ngành khoa học nào đó. Có những phương pháp chung cho nhiều ngahnf khoa
học, nhưng cũng có những phương pháp riêng cho từng ngành để vận dụng cho phù hợp
với từng đối tượng và đáp ứng những yêu cầu, mục đích của hoạt động nghiên cứu. Sau
đây là một số phương pháp thường dùng trong ngôn ngữ học :
b.1. Phương pháp miêu tả : Phương pháp này đòi hỏi phải hiểu, phân tích và lý giải các
9


hiện tượng ngôn ngữ. Nó đòi hỏi việc xác định tỉ mỉ và chính xác các đơn vị ngôn ngữ cả
về mặt hình thức và nghĩa. Thực ra đó chính là việc phân tích, hệ thống hóa các yếu tố
ngôn ngữ và bộ phận trong cấu trúc của một ngôn ngữ đang còn được sử dụng (sinh ngữ).
Ví dụ : miêu tả đặc tính cấu âm và âm học của một âm vị /t/ trong tiếng việt là một phụ
âm tắc, vô thanh, không bật hơi, phụ âm đầu lưỡi – răng không vang, âm cao, thăng và
không ngắt. Có khả năng kết hợp với tất cả các nguyên âm và âm đệm.
b.2. Phương pháp lịch sử : Có nhiệm vụ nghiên cứu sự phát triển lịch sử và các quy luật
phát triển của ngôn ngữ trong lịch sử. Tức là, nhận thức được sự phát triển về ngữ âm, cú
pháp và các phương diện khác trong cấu trúc của một ngôn ngữ cụ thể nào đó. Ví dụ :
nghiên cứu sự phát triển của lịch sử tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học phát hiện ra : nhiều
hư từ trong tiếng Việt ngày nay là kết quả của quá trình hư từ hóa thực từ. Chẳng hạn ; từ
«của» chỉ quan hệ sở hữu là do danh từ «của» (tài sản) chuyển hóa thành. Từ «rằng» hư
từ dùng sau nhóm động từ chỉ chỉ sự nói năng là do từ « rằng » động từ chỉ hoạt động
«nói» biến thành… Nghiên cứu theo phương pháp này đòi hỏi phải so sánh, đối chiếu các
yếu tố ngôn ngữ trong trạng thái hiện nay với các yếu tố tương ứng trong lịch sử qua các
vết tích còn lại ở các văn bản cổ, ở các phương ngữ, hoặc các thành ngữ, tục ngữ…

b.3. Phương pháp đối chiếu, so sánh : Nhiệm vụ chủ yếu là phát hiện ra sự giống nhau và
khác nhau trong cấu trúc của hai hay một vài ngôn ngữ nào đó. Sự so sánh, đối chiếu bao
gồm các yếu tố cụ thể và cả các bộ phận toàn vẹn của cấu trúc ngôn ngữ. Ví dụ : So sánh,
đối chiếu âm tiếng Việt với các ngôn ngữ châu Âu, ta thấy trong cả hai loại hình ngôn
ngữ, âm tiết đều là đơn vị ngữ âm do các âm vị tạo thành, nhưng âm tiết tiếng Việt có
ranh giới rõ rệt, có cấu trúc chặt chẽ, luôn mang thanh điệu và thường trùng với hình vị
(đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa).
b.4. Phương pháp cấu trúc – hệ thống : Nhiệm vụ chủ yếu của phương pháp này là nhận
thức ngôn ngữ như một cấu trúc hành chức toàn vẹn mà các yếu tố và các bộ phận của nó
gắn bó và liên kết với nhau bằng một hệ thống các quan hệ chặt chẽ. Phương pháp này đòi
hỏi việc nghiên cứu phải đặt các yếu tố ngôn ngữ vào những mối tương quan hệ thống –
cấu trúc của chúng. Ví dụ : muốn xác định đúng các thành phần ngữ nghĩa trong nội dung
ý nghĩa của từ « cao » (với nghĩa gốc) trong tiếng Việt, cần đặt từ này trong hệ thống các
10


từ chỉ đặc điểm kích thước (cao, thấp, dài ngắn, nông, sâu, rộng, hẹp…) từ đó thấy rằng
các từ này có những nét nghĩa giống nhau, bên cạnh các nét nghĩa khác nhau như sau :
- Cao (và thấp) : (1) chỉ đặc điểm kích thước, (2) xét theo chiều thẳng đứng, (3) theo
hướng từ dưới lên trên, (4) có kích thước lớn (cao) hoặc nhỏ (thấp).
- Nông (và sâu) : giống « cao » và « thấp » ở hai nét nghĩa đầu, khác ở nét nghĩa (3) : theo
hướng từ trên xuống dưới, còn nét nghĩa (4) thì có kích thước lớn là «sâu», nhỏ là
«nông».
b.5. Phương pháp thống kê – số lượng : Hướng đến việc xác định các đặc tính về mặt
lượng của các yếu tố ngôn ngữ. Ví dụ : để lập được các từ điển tần số cần có sự thống kê
tần số xuất hiện của các từ trong các lời nói và các văn bản khác nhau, xác định được tần
số cao hay thấp của các từ cụ thể. Chọn ra khoảng 1000 từ có tần số sử dụng cao nhất, lập
thành một từ điển tần số. Loại từ điển này có tác dụng tích cực trong việc dạy ngoại ngữ,
hoặc biên soạn sách giáo khoa dạy tiếng cho học sinh bản ngữ.
3. Ý nghĩa của việc nhận thức vấn đề ngôn ngữ - ngôn ngữ học và môn tiếng Việt

trong nhà trường
3.1. Ý nghĩa của việc nhận thức vấn đề ngôn ngữ - ngôn ngữ học
Trên thế giới có nhiều dân tộc khác nhau , thuộc nhiều quốc gia khác nhau, cư trú
tại các vùng địa lý khác nhau, có phong tục tập quán khác nhau… nhưng đâu đâu, trong
cuộc sống hàng ngày con người cũng thường xuyên dùng đến ngôn ngữ. Nhu cầu đó
chẳng khác gì những nhu cầu thiết yếu khác của con người như thức ăn, nước uống, khí
trời…Có thể nói trong cuộc sống của con người không thể thiếu ngôn ngữ. Không có
ngôn ngữ, không thể có xã hội loài người : con người không thể hình thành tổ chức xã hội
được. Thiếu ngôn ngữ, xã hội loài người cũng không thể tồn tại và phát triển được. Cho
nên : ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống xã hội. Lê-nin đã chỉ ra
bản chất xã hội của ngôn ngữ «Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của
loài người». Vì thế, ngôn ngữ học chiếm một vị trí xứng đáng trong nhà trường từ cấp tiểu
học đến cấp đại học. Trong trường học của ta hiện nay kiến thức về ngôn ngữ học được
dạy qua môn tiếng Việt – môn học về tiếng mẹ đẻ - và sau đó ở môn học ngoại ngữ.
3.2. Môn học tiếng Việt trong nhà trường hướng vào những mục tiêu sau :
a) Cung cấp những kiến thức về tiếng Việt và về ngôn ngữ nói chung cho học sinh.
11


Những tri thức này được đề cập ở tất cả các cấp độ của ngôn ngữ, tất cả các loại đơn vị
ngôn ngữ, và phần nào cả quá trình phát triển lịch sử và tương quan (họ hàng, loại hình)
của tiếng Việt. Và cả những mối quan hệ ngôn ngữ trong hoạt động hành chức cùng
những sự biến đổi và chuyển hóa khi thực hiện chức năng giao tiếp.
b) Học tiếng Việt không thể dừng lại ở những hiểu biết về nó, mà điều quan trọng nữa là
để sử dụng nó ngày một thành thạo, đạt hiệu quả cao. Những hiểu biết về tiếng Việt là cơ
sở cho việc sử dụng. Cho nên môn tiếng Việt trong nhà trường phải phối hợp giữa việc
cung cấp kiến thức với việc rèn luyện kĩ năng : kĩ năng sản sinh văn bản (nói, viết), kĩ
năng lĩnh hội văn bản (nghe, đọc). mục tiêu này đã gắn môn tiếng Việt với một chức năng
quan trọng của ngôn ngữ : chức năng giao tiếp. Vì thế môn tiếng Việt chính là môn học
nhằm rèn luyện và nâng cao trình độ sử dụng tiếng Việt - một phương tiện học tập và lĩnh

hội tri thức khoa học, bồi dưỡng tư tưởng và nhân cách đạo đức.
c) Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Nó gắn bó mật thiết với quá trình nhận thức và tư duy
của con người. ngôn ngữ và tư duy cùng hình thành và song song phát triển. vì thế nâng
cao năng lực ngôn ngữ môn tiếng Việt cũng đồng thời rèn luyện và nâng cao năng lực tư
duy. Không những thế, ngôn ngữ còn là yếu tố thứ nhất của văn học. Cho nên việc dạy và
học tiếng Việt có quan hệ mật thiết với văn học với năng lực thẩm mỹ của học sinh. Qua
môn tiếng Việt và văn học học sinh được nâng cao trình độ thẩm mĩ.
-------------------------------------Chương 2. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, NGUỒN GỐC CỦA NGÔN NGỮ
1. Bản chất xã hội của ngôn ngữ
Ngôn ngữ gắn bó với đời sống con người, đồng thời phát triển song song với hoạt
động và tư duy của con người. Vậy ngôn ngữ là gì ? Ngôn ngữ là hiện tượng tự nhiên hay
xã hội ? Đó là vấn đề mà các nhà ngôn ngữ học phải mất hàng ngàn năm mới xác định
được. Để trả lời câu hỏi trên, cần khẳng định lại một số quan điểm sau :
1.1. Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên
- Các hiện tượng xung quanh con người có thể phân biệt làm hai : các hiện tượng tự nhiên
và các hiện tượng xã hội.
+ Hiện tượng tự nhiên là các hiện tượng có thể nảy sinh, tồn tại, phát triển và tiêu hủy một
cách tự nhiên, không phụ thuộc vào sự tồn tại của con người hay xã hội loài người, không
12


phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người như : mưa, nắng, gió, bão, sự chuyển động
của các hành tinh …
+ Hiện tượng xã hội là các hiện tượng mà sự tồn tại, nảy sinh, phát triển hay tiêu hủy lại
phụ thuộc vào sự tồn tại của con người, phụ thuộc vào nhu cầu, ý muốn chủ quan của con
người, phụ thuộc vào chính xã hội loài người. Ví dụ : việc cưới xin và tổ chức cuộc sống
gia đình, việc dạy học trong nhà trường, hiện tượng tôn giáo, việc trang phục và tổ chức
các nghi lễ, các luật lệ xã hội…
- Ngôn ngữ, hiển nhiên không phải là một hiện tượng tự nhiên, mà là một hiện tượng xã
hội. Nó chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, phục vụ cho nhu cầu mang tính

xã hội của loài người (nhu cầu giao tiếp). Bên ngoài xã hội loài người, ngôn ngữ không
tồn tại. Điều đó được chứng minh: Đến chỗ nào không có loài người ta chỉ gặp các hiện
tượng tự nhiên như mưa, nắng, sấm, chớp,… chứ không có ngôn ngữ. Vậy rõ ràng : ngôn
ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên. Nó cũng không phải là một hiện tượng sinh
vật bởi nó không mang tính bẩm sinh hay di truyền. Ngôn ngữ là kết quả của sự học hỏi,
bắt chước do tiếp xúc với xã hội chung quanh, với những người xung quanh. Ngôn ngữ
cũng phải là hiện tượng cá nhân, mà là tài sản, là phương tiện chung của xã hội. Mỗi cá
nhân muốn giao tiếp được với người khác, với xã hội thì phải tuân theo những quy ước
chung của xã hội.
1.2. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
Trong cuộc sống của con người không thể thiếu ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ,
không thể có xã hội loài người : con người không thể hình thành tổ chức xã hội được.
Thiếu ngôn ngữ, xã hội loài người cũng không thể tồn tại và phát triển được.
- Về mặt lịch sử, con người đã sử dụng ngôn ngữ ngay từ thời cổ xưa, ngay từ khi xuất
hiện trên trái đất này. Chính ngôn ngữ, cùng với lao động và tư duy, là những nhân tố tạo
nên con người. Điều đó được chứng minh : Ở buổi ban đầu khi vượn thoát thai từ loài
động vật bậc cao, với ssự thay đổi điều kiện sống: đi đứng thẳng, dẫn đến tahy đổi cấu tạo
trong cơ thể, có nhu cầu giao tiếp trong sinh hoạt và lao động tập thể. Nhu cầu đó đã làm
hình thành và phát triển một phương tiện đó là ngôn ngữ.
- Từ chiều sâu lịch sử, bề rộng của cuộc sống xã hội hiện nay, ngôn ngữ luôn gắn bó
mặt thiết với con người và xã hội loài người. Nó vừa là đặc trưng thiết yếu, vừa là công
13


cụ không thể thiếu được của con người, của xã hội loài người.
Vậy rõ ràng, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội :
+ Nó chỉ nảy sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người và phụ thuộc vào xã hội.
+ Nó phục vụ cho toàn thể xã hội.
+ Nó mang bản sắc của từng cộng đồng xã hội.
1.3. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã nhưng là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Vì không
giống với các hiện tượng xã hội khác : như đạo đức, chính trị, luật pháp… Tính chất đặc
trưng này thể hiện ở chỗ :
- Ngôn ngữ không thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào. Khi
Một cơ sở hạ tầng nào đó bị phá vỡ, kéo theo sự sụp đổ của kiến trúc thượng tầng tương
ứng thì ngôn ngữ vẫn tồn tại, vẫn là một phương tiện chung của xã hội.
- Ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Các giai cấp cùng tồn tại trong một xã hội đều
dùng chung một ngôn ngữ và nó phục vụ như nhau cho mọi giai cấp, tuy rằng mỗi giai
cấp đều luôn luôn có ý thức dùng ngôn ngữ để phục vụ lợi ích của riêng họ.
2. Chức năng của ngôn ngữ
Khi nói tới chức năng của ngôn ngữ, có thể nêu lên một số chức năng chính sau:
2.1. Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ
Chúng ta đều biết rằng, trong thực tiễn cuộc sống, con người và muôn loài đều có
nhu cầu được bày tỏ với nhau một điều gì đó giữa các thành viên trong cộng đồng như:
Trao đổi thông tin mới, đề xuất một nhu cầu, nguyện vọng, chia xẻ với nhau niềm vui, nỗi
buồn, sự hứng thú … không phải chỉ bằng ngôn ngữ mà bằng nhiều những phương tiện
khác nhau. Như vậy, giữa muôn loài (cả con người) đã có một hoạt động xảy ra: hoạt
động giao tiếp. Vậy giao tiếp là gì ?
2.1.1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp chính là hoạt động trao đổi thông tin hay truyền đạt nhận thức, tư tưởng,
tình cảm từ người này sang người khác. Nói cách khác : Giao tiếp ngôn ngữ giữa người
với người thực chất là sự truyền nhận thông tin qua sự trao đổi ngôn bản (lời nói, viết).
2.1.2. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp
Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thường có nhiều nhân tố ảnh hưởng trực
14


tiếp hoặc gián tiếp đến việc tổ chức, xây dựng lời nói. Tất cả những nhân tố này
đều có thể để lại dấu ấn của mình trong lời nói tuy ít nhiều khác nhau, nhưng tất cả đều có
tác động tới việc tạo lập lời nói. Ta gọi tất cả các nhân tố có ảnh hưởng xa gần và để lại

những dấu ấn đó trong lời nói là các nhân tố giao tiếp.
a) Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp. Để có thể
giao tiếp được tối thiểu phải có hai loại nhân vật : người nói (viết) và người nghe (đọc).
b) Hiện thực được nói tới: gồm những sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan,
những tâm trạng, tình cảm, cảm xúc được đưa vào nội dung lời nói. Hiện thực được nói
tới tạo nên đề tài, chủ đề cuộc giao tiếp.
c) Hoàn cảnh giao tiếp: Có thể được hiểu rất rộng : từ hoàn cảnh xã hội đến hoàn
cảnh tự nhiên, từ hoàn cảnh tâm lý chung của cộng đồng đến bối cảnh lịc sử… Mặt khác,
hoàn cảnh giao tiếp cũng có thể hiểu một cách hẹp hơn, cụ thể hơn, đó là tình huống giao
tiếp (hay còn gọi là ngữ cảnh) như : nơi chốn, thời gian và những đặc điểm của chúng…
d) Ngôn ngữ được sử dụng : Ngôn ngữ là phương tiện giúp các nhân vật giao tiếp
truyền đạt và tiếp nhận thông tin. Việc sử dụng tiếng Việt như thế nào phụ thuộc vào mục
đích, vào các nhân tố giao tiếp như nhân vật giao tiếp, nội dung và hoàn cảnh giao tiếp.
Mặt khác, trình độ hiểu biết và khả năng sử dụng tiếng Việt cũng ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng và hiệu quả của hoạt động giao tiếp.
e) Ngôn bản: Trong giao tiếp nhân vật giao tiếp sử dụng ngôn ngữ để tạo ra sản
phẩm cụ thể, tức là tạo ra lời nói. Ngôn bản là sản phẩm của lời nói được tạo ra trong hoạt
động giao tiếp nhằm đạt đến một mục đích nào đấy.
2.1.3. Các chức năng của ngôn ngữ được thể hiện trong giao tiếp
Nói đến chức năng của giao tiếp là nói đến nhiệm vụ mà giao tiếp bằng ngôn ngữ phải
đảm nhiệm trong đời sống xã hội. Để hiểu cụ thể về chức năng của giao tiếp, ta cùng xem
xét ví dụ sau:
Buổi học cuối năm
Hôm nay Minh đến lớp, lòng hồi hộp, buổi học hôm nay là buổi học cuối
năm…Các bạn Minh cũng đã có mặt đông đủ. Ai cũng muốn đến sớm hơn mọi ngày một
chút để được nói chuyện vui đùa với nhau.
Trống báo giờ vào lớp. Các em ngồi ngay ngắn nghe cô giáo thân mật dặn dò :
15



- Từ mai các em bắt đầu nghỉ hè. Nhà trường sẽ tổ chức cho các em vui chơi thoải mái.
Cô ngừng lại âu yếm nhìn cả lớp rồi dịu dàng nói tiếp :
- Nghỉ hè xong, các em sẽ lên lớp bốn. Sang năm, các em sẽ học cô giáo khác. Cô không
dạy các em nữa nhưng cô vẫn nhớ các em. Cô khuyên các em luôn ngoan ngoãn và chăm
chỉ !,…

(Tiếng Việt 3, tập 2, NXBGD 1987)

Ví dụ trên cho thấy: Ở đây đang diễn ra hoạt động giao tiếp giữa cô giáo và học
sinh. Cô giáo thông báo về hiện thực khách quan : nghỉ hè, vui chơi, học cô khác,.. đồng
thời chứa đựng một lượng thông tin nhất định. Bên cạnh đó, cô giáo còn tự biểu hiện tình
cảm với học sinh: vẫn nhớ các em, khuyên các em,… đồng thời, duy trì, tạo lập quan hệ
giữa cô với các em thêm gần gũi, bền chặt. Từ đó, có thể nhận thấy các chức năng của
giao tiếp:
a) Chức năng thông tin (thông báo)
b) Chức năng tạo lập quan hệ
c) Chức năng giải trí
d) Chức năng tự biểu hiện
Nếu các chức năng trên đây đều được phối hợp, xem xét đánh giá trong sản phẩm
ngôn ngữ thì cuộc giao tiếp sẽ có hiệu quả.
2.1.4. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
Hoạt động giao tiếp được tiến hành giữa hai người hoặc hơn hai người với nhau
trong một hoàn cảnh nhất định và bằng một phương tiện giao tiếp nhất định. Những
phương tiện giao tiếp của con người rất đa dạng: có thể bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh
mắt… Có thể bằng những hình vẽ, những tín hiệu thuộc nhiều loại khác nhau (đèn giao
thông, pháo hiệu, tiếng kẻng, tiếng chuông…). Nhưng việc thông tin bằng những phương
tiện đó thường hiệu quả không cao, nhiều khi còn bị hiểu không chính xác, thậm chí hiểu
ngược ý định của nhau. Chỉ có giao tiếp bằng ngôn ngữ mới giúp cho việc trao đổi thông
tin được diễn ra một cách thuận lợi và đem lại hiệu quả cao nhất. Bởi vậy, có thể nói rằng,
việc giao tiếp bằng phương tiện ngôn ngữ không phải là duy nhất nhưng là phương tiện

quan trọng nhất, có hiệu quả cao nhất của xã hội loài người.
Nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người bởi vì :
- Xét về mặt lịch sử : Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp có lịch sử lâu đời nhất (ra đời,
16


phát triển, tồn tại cùng với con người và xã hội loài người. các phương tiện giao tiếp khác
ra đời muộn hơn như chữ viết, biển chỉ đường, các tín hiệu điện báo, hình vẽ trong ngành
giao thông, mã hiệu trong quân sự…).
- Xét về mặt không gian và phạm vi hoạt động : Ngôn ngữ phục vụ cho việc giao tiếp của
con người ở khắp mọi nơi, tất cả các lĩnh vực hoạt động, ở mọi lứa tuổi… Các phương
tiện khác có phạm vi hoạt động hạn chế hơn (Các biển giao thông, các tín hiệu hàng hải,
các mật mã quân sự).
- Xét về mặt khả năng: Ngôn ngữ giúp cho con người giao tiếp với nhau và trao đổi nhận
thức, tư tưởng, tình cảm với các sắc thái tinh vi, tế nhị nhất. Có thể nói không một nội
dung nào mà ngôn ngữ không truyền đạt nổi. Các phương tiện giao tiếp khác có khả năng
hạn chế hơn rất nhiều. Chính khả năng to lớn đó của ngôn ngữ giải thích phạm vi sử dụng
rộng rãi của nó : nó được dùng trong sinh hoạt hàng ngày, trong văn học nghệ thuật, trong
khoa học kĩ thuật, trong chính trị, ngoại giao, quân sự…Với ngôn ngữ con người có thể
giao tiếp với nhau qua các thời đại cách xa nhau hàng thế kỉ.
- Xét trong mối quan hệ với các phương tiện giao tiếp khác của con người : Thì chính nhờ
có ngôn ngữ và giao tiếp bằng ngôn ngữ mà trong xã hội loài người mới dần nảy sinh và
hình thành các phương tiện giao tiếp khác. Nếu thiếu ngôn ngữ loài người không thể
«thống nhất ý kiến» và quy ước với nhau về các phương tiện giao tiếp khác.
Như vậy, nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể giao tiếp được với nhau. Ngược lại
chính nhờ giao tiếp làm cho ngôn ngữ được hình thành và phát triển.
2.1.5. Ý nghĩa của việc nhận thức về chức năng giao tiếp của ngôn ngữ
Hoạt động giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, trong
sự tổ chức và phát triển của xã hội. Thông qua hoạt động giao tiếp con người chẳng
những truyền đạt những tư tưởng, tình cảm với nhau (từ nơi này đến nơi khác, từ thế hệ

này sang thế hệ khác), mà còn tập hợp nhau, tổ chức thành các tập thể xã hội. Không có
giao tiếp thì không thể có một xã hội có tổ chức như ngày nay.
Việc hiểu biết về chức năng giao tiếp của ngôn ngữ giúp cho hoạt động giao tiếp
của con người đạt được hiệu quả như mình mong muốn. Bởi bất kì một cuộc giao tiếp nào
cũng nhằm đạt tới một mục đích nhất định. Đích đó được gọi là đích tác động. Đích tác
động lại có thể chia thành ba loại nhỏ : tác động về mặt nhận thức (tạo nên sự biến đổi về
17


mặt nhận thức), tác động tình cảm (tạo nên sự biến đổi về mặt tình cảm) và tác động về
hành động (thúc đẩy hành động theo mà người nói mong muốn). Hiệu quả của một cuộc
giao tiếp như thế nào sẽ được đánh giá tùy thộc vào mục đích mà những người tham gia
giao tiếp đặt ra đạt đến mức nào, đạt nhiều hay ít. Giao tiếp đạt hiệu quả cao là giao tiếp
đạt được tất cả các đích trên ở mức độ tối đa, vào từng hoàn cảnh nhất định.
2.2. Chức năng tư duy của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nhưng một
nhân tố quan trọng trong hoạt động giao tiếp là nội dung giao tiếp. Nội dung này do đâu
mà có ? Các ngành khoa học như triết học, tâm lý học cho ta biết rằng nội dung đó là kết
quả của quá trình nhận thức và phản ánh thực tế khách quan của con người, là kết quả của
quá trình tư duy và bao gồm thái độ tình cảm của con người. Điều đó dẫn đến một mối
quan hệ cần xem xét là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và nhận thức, tư duy.
2.2.1. Khái niệm về tư duy
Theo triết học duy vật biện chứng, tư duy là một trong các đặc tính của vật chất
phát triển đến trình độ tổ chức cao. Karl Marx cho rằng: "Vận động kiểu tư duy chỉ là sự
vận động của hiện thực khách quan được di chuyển vào và được cải tạo (tái tạo) trong đầu
óc con người duới dạng một sự phản ánh". Từ đó có thể hiểu: Tư duy là sản phẩm cao
nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt – Bộ não người - Tư duy phản ánh tích
cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận .v.v... (Từ điển
Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4, NXB Từ điển bách khoa. Hà Nội. 2005); hay như
tâm lý học: tư duy là một quá trình trong hoạt động nhận thức, phản ánh những thuộc

tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện
tượng mà trước đó ta chưa biết.
Trong quá trình sống và hoạt động, con người luôn cần nhận thức về thế giới xung
quanh và về bản thân mình. Từ những nhận thức cảm tính do các giác quan mang lại, con
người hình thành những nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính phản ánh bản chất và quy
luật của sự vật, hiện tượng. Với nhận thức lý tính, con người dần dần hình thành các khái
niệm. Khái niệm chưa đựng những thuộc tính cơ bản, chung nhất của các loại đối tượng
và hiện tượng và được biểu đạt nhờ các yếu tố ngôn ngữ, các tín hiệu ngôn ngữ. Tín hiệu
ngôn ngữ có khả năng thay thế, do đó con người có thể sử dụng nó một cách thuận tiện
18


trong hoạt động nhận thức, khám phá và phản ánh khách quan, ngay cả khi không có sự
tiếp xúc trực tiếp với thực tế khách quan.
Nhận thức của con người có thể được tiến hành qua các hoạt động giao tiếp (nghe
– đọc) và chính trong hoạt động ấy ngôn ngữ đóng vai trò là công cụ duy nhất.
Vậy, dưới góc độ ngôn ngữ học: Tư duy đuợc hình thành thông qua hoạt động vật
chất của con người và từng bước đuợc ghi lại bằng các ký hiệu từ đơn giản đến phức tạp,
từ đơn lẻ đến tập hợp, từ cụ thể đến trừu tượng. Hệ thống các ký hiệu đó thông qua quá
trình xã hội hóa và trở thành ngôn ngữ. Sự ra đời của ngôn ngữ đánh dấu bước phát triển
nhảy vọt của tư duy và tư duy cũng bắt đầu phụ thuộc vào ngôn ngữ. Ngôn ngữ với tư
cách là hệ thống tín hiệu thứ hai trở thành công cụ giao tiếp chủ yếu giữa con người với
con người, phát triển cùng với nhu cầu của xã hội. Tư duy là kết quả của nhận thức đồng
thời là sự phát triển cấp cao của nhận thức. Còn ngôn ngữ chính là công cụ của hoạt động
nhận thức, tư duy, cũng như đóng vai trò lưu trữ, bảo toàn và cố định các kết quả của
nhận thức, tư duy của mỗi người và của cả loài người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều
này được thể hiện không chỉ trong các tục ngữ, thành ngữ, ca dao, trong các tác phẩm
(truyền miệng, viết) mà ngay trong mỗi từ của ngôn ngữ.
2.2.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy
Trước hết ngôn ngữ là công cụ của hoạt động nhận thức, tư duy. Ngôn ngữ tham

gia trực tiếp vào quá trình hình thành nhận thức, tư duy của con người. Như vậy, ngôn
ngữ vừa là công cụ vừa là cái vỏ vật chất của tư duy, vừa là công cụ để cố định hóa tư duy
và thể hiện kết quả tư duy. Nhận thức và tư duy là cái được biểu đạt, còn ngôn ngữ là cái
biểu đạt. Các kết quả, các sản phẩm của nhận thức và tư duy cần được thể hiện bằng ngôn
ngữ. Mác đã từng nhận định : « Hiện thực trực tiếp của tư tưởng là ngôn ngữ ». Mối quan
hệ này giống như mối quan hệ giữa hai mặt của một tờ giấy, không thể có mặt này mà
không có mặt kia.
Thứ đến, ngôn ngữ và tư duy là một thể thống nhất nhưng không đồng nhất. Sự
không đồng nhất giữa ngôn ngữ và tư duy thể hiện ở những phương diện sau:
- Ngôn ngữ tồn tại ở dạng vật chất, còn tư duy thuộc tinh thần.
- Ngôn ngữ mang tính dân tộc còn tư duy có tính nhân loại.
- Những đơn vị tư duy cũng không đồng nhất với các đơn vị của ngôn ngữ.
19


Tóm lại, ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất. Chức năng của
ngôn ngữ đối với tư duy là thể hiện tư tưởng và trực tiếp tham gia vào việc hình thành tư
tưởng. Nguyên lý ngôn ngữ và tư duy không đồng nhất biểu hiện rõ nhất ở mâu thuẫn
giữa sự hạn chế của chất liệu (ngôn ngữ) với yêu cầu biểu đạt (tư duy).
2.2.3. Ý nghĩa của việc nhận thức vấn đề quan hệ ngôn ngữ và tư duy trong dạy học
Tiếng Việt ở Tiểu học
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy cho ta nhận thức hết sức quan trọng trong
vấn đề dạy học tiếng Việt ở tiểu học. Dạy tiếng Việt không chỉ dạy ngôn ngữ mà là dạy
cho học sinh một công cụ để giao tiếp, nhận thức và tư duy; từ đó tiếp thu tri thức khoa
học để học lên các bậc học cao hơn. Ở đó, con người phải cần đến các thao tác tư duy; và
ngôn ngữ vẫn là một chỗ dựa cho các thao tác của tư duy, ngay cả khi chúng ta suy nghĩ,
mặc dù không nói thành lời. Việc phân tích, so sánh, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp… sẽ
không diễn ra được nếu không dựa vào ngôn ngữ. Chỉ dựa vào ngôn ngữ chúng ta mới có
thể thực hiện trong suy nghĩ của chúng ta những thao tác tư duy. Ngược lại, không có
ngôn ngữ, chúng ta không thể nói tới diễn dịch, quy nạp hay chứng minh được. Có thể

nói, dạy tiếng Việt cho trẻ chính là dạy cho trẻ biết tư duy. Dạy ngôn ngữ phải gắn liền
với dạy tư duy. Ngôn ngữ phong phú sẽ làm cho tư duy phát triển, ngược lại tư duy phát
triển sẽ giúp ngôn ngữ ngày càng phong phú hơn.
Chức năng giao tiếp và chức năng tư duy được coi là hai chức năng quan trọng
nhất của ngôn ngữ. Hai chức năng này được thể hiện không tách rời nhau mà bao giờ
cũng gắn chặt chẽ với nhau.
Ngoài ra, nói đến ngôn ngữ của con người, người ta còn thường nói đến một chức
năng nữa, không kém phần quan trọng và phổ biến của nó là chức năng làm chất liệu và
phương tiện của nghệ thuật văn chương.
2.3. Hoạt động ngôn ngữ
a) Hoạt động ngôn ngữ là hoạt động sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và tư duy.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu bao gồm nhiều yếu tố gắn bó với nhau bởi rất
nhiều mối quan hệ và tạo nên một cấu trúc phức hợp. Hệ thống này đã được hình thành
trong lịch sử và tồn tại trong mỗi người. Ở mỗi người, nó tồn tại trong dạng tiềm năng,
đồng thời tiềm năng ấy được mỗi con người hiện thực hóa khi dùng ngôn ngữ để tiến
20


hành hoạt động tư duy và đặc biệt là hoạt động giao tiếp. Nó như một cỗ máy. Khi chưa
hoạt động đó là một hệ thống, đến khi hoạt động thì các yếu tố chuyển động, có thể có sự
biến đổi, chuyển hóa linh hoạt nhưng theo những quy tắc vận hành nhất định để thực hiện
được các chức năng của nó.
Để thực hiện các chức năng giao tiếp, ngôn ngữ hoạt động dưới hai dạng thức :
dạng nói và dạng viết. Mỗi dạng này được tiến hành trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ
thể, trong những phạm vi nhất định của cuộc sống xã hội. Ví dụ, dạng viết sử dụng tín
hiệu chữ viết (thay thế ngôn ngữ âm thanh) được sử dụng cả trong phạm vi sinh hoạt hàng
ngày, cả trong các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, hành chính, báo chí,… Dạng nói
dùng ngôn ngữ âm thanh có sự phối hợp với cử chỉ, điệu bộ và thường để giao tiếp trực
diện với người nghe.
b) Hoạt động ngôn ngữ được tiến hành bằng các nguyên vật liệu có sẵn: các âm thanh

hoặc các hệ thống chữ viết thay thế các âm thanh như từ, cụm từ cố định, các quy tắc kết
hợp chúng. Hoạt động, ngôn ngữ tạo nên những sản phẩm như: các ngữ, các cụm từ, các
câu – lời nói, các văn bản… Mỗi sản phẩm như vậy được tạo ra trong các hoàn cảnh giao
tiếp nhất định, trên cơ sở của những nguyên vật liệu có sẵn và những quy tắc kết hợp
chúng. Ví dụ, câu được tạo ra nhờ từ và quy tắc kết hợp từ. Hơn nữa, trong hoạt động
ngôn ngữ, đó vừa là các sản phẩm, lại vừa là các phương tiện để thực hiện chức năng.
Chẳng hạn câu vừa là sản phẩm được tạo ra khi nói hoặc viết, đồng thời vừa là phương
tiện để người nói viết thể hiện được một ý, một nội dung nhận thức tư tưởng, tình cảm.
văn bản vừa là một sản phẩm được tạo ra, lại vừa là một phương tiện để người viết bộc lộ
được một nội dung trọn vẹn.
c) Trong hoạt động, các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ vừa giữ nguyên (duy trì) những đặc
tính bản chất, những mối quan hệ vốn có, lại vừa có sự biến đổi và chuyển hóa linh hoạt.
Những sự biến đổi và chuyển hóa này phụ thuộc vào các nhân tố của hoạt động giao tiếp
nhằm đạt tới những hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Những sự biến đổi và chuyển hóa đó có
thể diễn ra ở tất cả các phương tiện khác nhau của hệ thống ngôn ngữ. Có sự biến đổi ở
mặt ngữ âm : các biến thể cá nhân (giọng nói khác nhau của từng người), các biến thể địa
phương (giọng địa phương), các biến thể kết hợp (xem mục 3 phần 2). Có những biến đổi
và chuyển hóa ở phương diện hình thức tổ chức và kết hợp các yếu tố ngôn ngữ sẵn có,
21


cũng như ở các sản phẩm tạo ra : sự có mặt hay vắng mặt của các thành tố, trật tự sắp xếp
của các thành tố, sự đan xen lẫn nhau của các thành tố,… Ví dụ, trong hoạt động, từ có
thể biến âm (nào – nao : Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao – ca dao), có thể đổi vị trí
cấu tạo (áo quần – quần áo, giữ gìn – gìn giữ), có thể đan xen thành tố với các từ khác
(Biết bao bướm lả ong lơi – Truyện Kiều),… Câu có thể đầy đủ hay tạm thời vắng mặt
thành phần, có thể sắp xếp các thành phần theo một số cách khác nhau.
Ví dụ : - Chúng ta hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.
- Chúng ta hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất.
- Những gì tốt đẹp nhất chúng ta hãy dành cho trẻ em…

Sự biến đổi và chuyển hóa có thể diễn ra ở bình diện nội dung ngữ nghĩa. Ví dụ, so
sánh nghĩa vốn có sủa từ « sống » với nghĩa của nó trong lời quảng cáo của một lớp dạy
nghề chữa xe máy : « Học sinh được thực hành trên máy sống ». Câu cũng có thể tùy theo
hoàn cảnh giao tiếp mà có thể có cả nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Ví dụ, trong cuộc
họp mặt vào buổi tối, ai đó bỗng nhiên lại nói câu « mới đó đã mười giờ rồi », thì câu đó
không chỉ đơn giản thông báo về thời gian, mà còn hàm ý chỉ thời gian trôi qua nhanh và
nhắc khéo mọi người rằng : thời gian đã muộn, chúng ta nên ra về.
Sự biến đổi và chuyển hóa của các yếu tố ngôn ngữ trong hoạt động không phải là
sự thay đổi tùy tiện, ngẫu hứng hoàn toàn theo ý muốn chủ quan của một ai đó mà phải
diễn ra theo quy luật và theo những mối quan hệ hệ thống của ngôn ngữ. Có như thế,
trong hoạt động, ngôn ngữ mới là phương tiệng giao tiếp chung của cả xã hội, mới thực
hiện chức năng tư duy và giao tiếp mang bản chất xã hội.
3. Nguồn gốc, sự phát triển của ngôn ngữ và sự hình thành ngôn ngữ dân tộc
3.1. Nguồn gốc
3.1.1. Không phải chỉ có chúng ta hôm nay mới tự hỏi: ngôn ngữ của con người ra đời từ
đâu? nhờ ai? nhờ cái gì?... Việc đặt những vấn đề đại loại như thế và lời giải đáp cho
chúng, thực ra đã có không ít và có từ lâu, thậm chí từ xa xưa.
Khi đức tin vào sức mạnh sáng tạo vạn năng nơi Thượng Đế bị đổ vỡ (vì chẳng
bao giờ có Thượng Đế cả) thì không ai còn nghĩ rằng Thượng Đế đã tạo ra loài người
chúng ta và cho ta ngôn ngữ để ta biết nói như biết thở vậy.
Người ta cũng đã cố gắng đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ ở trần gian, nơi ngôn ngữ
22


đang tồn tại và hoạt động. Thế là các giải thuyết như: thuyết tượng thanh, thuyết về
tiếng kêu động vật, thuyết về tiếng kêu trong phối hợp lao động, thuyết cảm thán bộc lộ
tâm lí tình cảm, thuyết quy ước xã hội… lần lượt xuất hiện. Ngày nay, bình tĩnh mà xét,
các giả thuyết đó đều có phần đúng của nó, nhưng tiếc thay, chỉ đúng được với một vài sự
kiện hoặc hiện tượng ngôn ngữ mà thôi. Nhìn nhận như thế về nguồn gốc ngôn ngữ, thật
chẳng khác nào lấy một vài cây đã vội kết luận cho rừng bởi vì “thấy cây mà chẳng thấy

rừng”.
3.1.2. Với sự ra đời của triết học biện chứng, vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ được xem xét
và phân tích một cách toàn diện hơn, khoa học và hợp lí hơn: con người là chủ thể sáng
tạo và sử dụng ngôn ngữ; vậy phải tìm hiểu sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với nghiên
cứu nguồn gốc con người cả trong quá trình phát sinh giống nòi lẫn quá trình phát sinh và
phát triển của mỗi cá thể.
Các kết quả nghiên cứu về triết học, sinh vật học, khảo cổ học, sinh lí học thần
kinh và ngôn ngữ học… kết luận rằng lao động đã làm phát sinh, phát triển loài người và
làm phát sinh ngôn ngữ trong quá trình đó.
a) Hàng triệu năm trước đây, tổ tiên của chúng vốn là một loài vượn người sống
trên cây trong những cánh rừng tiền sử. Do nhiều biến động của tự nhiên, những cánh
rừng ấy bị tiêu diệt. Thức ăn trên tầng cây cao ngày càng trở nên khó kiếm. Loài vượn
người ấy buộc phải rời khỏi ngọn cây cao (vốn là nơi trú ẩn, sinh sống từ lâu đời) xuống
đất đi lang thang kiếm ăn… Việc tìm kiến thức ăn và tự vệ để sinh tồn… đã buộc loài
vượn này tập dần được cách đi bằng hai chi sau và đứng thẳng mình lên. Nhờ đi đứng
thẳng hai tay vượn người đựơc giải phóng. Đôi tay ngày càng trở nên khéo léo hơn, biết
sử dụng các vật sẵn có làm công cụ tự vệ, kiếm ăn; và quan trọng hơn: nó biết chế tạo ra
công cụ lao động. Con vượn người đã chuyển dần thành con người vượn rồi thành người
(người nguyên thuỷ).
Dáng đứng thẳng cũng làm cho tầm mắt của người vượn nhìn được rộng và xa
hơn; đồng thời bộ ngực nở hơn, các cơ quan của bộ máy phát âm có điều kiện phát triển
hơn. Mặt khác, có công cụ trong tay, những người tiền sử đó kiếm được nhiều thức ăn
hơn và chuyển dần từ đời sống ăn thực vật (cây, quả, củ, rễ…) sang đời sống ăn thịt.
Thêm vào đó, việc tìm ra và sử dụng được lửa cũng khiến họ chuyển từ ăn sống sang ăn
23


chín. Một hệ quả quan trọng đã diễn ra, thức ăn chín, mềm khiến xương hàm không cần
phải to như trước nữa; lồi cằm (phần trước xương hàm dưới) vểnh ra rõ dần.
Tuy nhiên, trong số các biến đổi về mặt sinh học của con người, sự tiến bộ của bộ

não là quan trọng nhất. Nhờ lao động, nhờ ăn thịt, bộ não của người vượn cũng phức tạp
dần lên; những phần vỏ não trực tiếp liên quan đến tiếng nói như thuỳ trán, thuỳ thái
dương và phần dưới thuỳ đỉnh, phát triển mạnh (lớn hơn khỉ đột 10 lần, hơn đười ươi 6
lần, hơn khỉ đen 2 lần và hơn vượn 4 lần).
Như vậy, lao động đã tạo nên con người và tạo ra những tiền đề thứ nhất về mặt
sinh học cho sự hình thành và phát triển những đặc trưng xã hội của con người, trong đó
có ngôn ngữ. Nhưng chính lao động còn chuẩn bị và “tạo cơ sở vật chất” để loài người có
những cơ quan thích hợp cho việc sản sinh tiếng nói.
b) Cũng chính lao động đã tạo ra nhân tố xã hội để ngôn ngữ phát sinh. Lao động
đã liên kết con người thành những bầy đàn, những cộng đồng và về sau thành xã hội có tổ
chức. Muốn cùng chung sức để làm việc gì đó, người ta cần thoả thuận với nhau là sẽ làm
gì, làm như thế nào… Những điều “biết được” về thế giới xung quanh, những kinh
nghiệm trong lao động cần phải được thông báo cho nhau từ người này sang người khác,
từ thế hệ này sang thế hệ khác… Đến đây thì con người (dù là người cổ nhất) đã khác con
vật về chất. Người ta đã đến lúc thấy “cần phải nói với nhau về một cái gì đó”. Vậy, chính
lao động đã sáng tạo ra con người và ngôn ngữ của con người. Lao động đã làm cho bộ óc
của con người cổ xưa biết hoạt động “theo kiểu người” và có công cụ để giao tiếp, đó là
ngôn ngữ.
c) Tự bản chất của mình, từ khi mới phát sinh, ngôn ngữ vốn là công cụ, là phương
tiện để con người giao tiếp với nhau. Thế nhưng, lúc đầu nó chưa phải là ngôn ngữ chúng
ta đang có hôm nay; mà là thứ ngôn ngữ chưa phân thành âm tiết rõ ràng. Những tiếng nói
còn nghèo, và ú ớ đó đã được phối hợp với các động tác, dáng vẻ của cơ thể: mặt mũi, vai,
tay, chân (nhất là đôi tay) để “phát biểu” ý nghĩ, tình cảm của họ. Thoạt đầu tiếng nói của
con người chưa khác các điệu bộ bao nhiêu. (Điều này còn để lại những tàn dư của nó
trong một số ngôn ngữ mà hiện nay ta còn thấy được. Chẳng hạn trong ngôn ngữ dân tộc
Êđê, người ta không dùng một từ đi mà lại dùng nhiều từ khác nhau, miêu tả các kiểu đi
khác nhau.
24



dô bô hô bô hô

đi nặng nề, phục phịch

dô dê dê

đi một cách vững vàng

dô bu la bu la

đi nhanh bừa đi

dô pi a pi a

đi rón rén

dô gô vu gô vu

đi khập khiễng, đầu chúi xuống…

Dần dần, con người sử dụng tiếng nói thành thạo hơn, mạch lạc hơn, trở thành hệ
thống tín hiệu thứ hai, hệ thống “tín hiệu loan báo các tín hiệu”.
Hoạt động tín hiệu là hiện tượng chung cho mọi loài động vật trên hành tinh chúng
ta; nhưng con người, với ngôn ngữ của mình đã có thêm một phương thức mới, khác hẳn
về chất. Nhờ có ngôn ngữ này mà từ đây, con người nghe được (tức là nhận được) một tín
hiệu có nghĩa “mặt trời” chẳng hạn, thì anh ta đã nghĩ tới, đã hình dung ra mặt trời rồi,
không cần phải đợi cho tới khi nhìn tận mắt nữa.
Tóm lại, có thể nói rằng : lao động, tư duy và ngôn ngữ đã đồng thời tạo ra những
tiền đề cho sự hình thành và phát triển. Trong đó, lao động tạo ra con người và tạo ra
những tiền đề cho sự hình thành và phát triển của tư duy cùng ngôn ngữ của con người.

3.2. Sự phát triển của ngôn ngữ và sự hình thành ngôn ngữ dân tộc
Ngôn ngữ hình thành cùng với con người và xã hội loài người, nên cũng phát triển
cùng với con người và xã hội loài người. Do đó, có thể trình bày một cách khái lược diễn
tiến lịch sử của ngôn ngữ theo các giai đoạn phát triển của xã hội loài người như sau :
3.2.1. Ngôn ngữ bộ lạc (Ở chế độ công xã nguyên thủy tồn tại các cộng đồng xã hội là thị
tộc và bộ lạc, trong đó bộ lạc là đơn vị cơ sở).
Mỗi bộ lạc thường cư trú trên một lãnh thổ, có một ngôn ngữ chung, có những đặc
điểm xã hội – văn hóa chung và có những quan hệ kinh tế nội bộ. Về mặt ngôn ngữ, thời
kì này thường diễn ra hai xu hướng : a) xu hướng chia tách – phân ly : khi một bộ lạc tăng
trưởng dân số vì lý do nào đó phải tách thành những bộ phận sống phân tán trên nhiều địa
bàn khác nhau. Dần dần các bộ phận đó tồn tại riêng biệt và trở thành những bộ lạc độc
lập ; đồng thời cũng nảy sinh sự khác biệt về ngông ngữ. Từ cùng một ngôn ngữ nguồn
gốc hình thành những ngôn ngữ khác nhau, hoặc thổ ngữ, phương ngữ. b) xu hướng hợp
nhất : thường diễn ra khi có những liên minh bộ lạc được hình thành (hoặc do một bộ lạc
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×