Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

XÃ hội hóa tài liệu môn xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.98 KB, 14 trang )

1. Khái niệm xã hội hóa
2. Đặc điểm của quá trình xã hội hóa
3. Các giai đoạn của quá trình xã hội hóa
4. Các môi trường của quá trình xã hội hóa


V. XÃ HỘI HÓA
1. KHÁI NIỆM
- Xã hội hóa theo cách hiểu thông thường: xã hội
hóa y tế, xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa văn
hóa…
- Trong xã hội học, xã hội hóa không được hiểu
theo nghĩa như trên.
- Đây là một quá trình chuyển con người từ thực
thể sinh học sang thực thể xã hội => xã hội hóa
cá nhân.


V. XÃ HỘI HÓA
1. KHÁI NIỆM
• Neil Smelser – nhà Xã hội học người Mỹ: “Xã hội
hoá là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức
hành động tương ứng với vai trò của mình”.
• J.H.Fichter: “Xã hội hóa là một quá trình tương tác
giữa người này và người khác, kết quả là một sự
chấp nhận những khuôn mẫu hành động và thích
nghi với những khuôn mẫu hành động đó”


V. XÃ HỘI HÓA
1. KHÁI NIỆM


Xã hội hoá là quá trình trong đó cá nhân học cách
trở thành thành viên xã hội thông qua học tập, lĩnh
hội các giá trị, chuẩn mực xã hội và đóng các vai trò
xã hội.


V. XÃ HỘI HÓA
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA XÃ HỘI HÓA
- Xã hội hoá là một quá trình tất yếu, khách quan
diễn ra liên tục suốt cả cuộc đời mỗi cá nhân.

- Xã hội hoá là một quá trình hai mặt: một mặt

xã hội tác động vào cá nhân; Mặt khác, các cá
nhân với tính tích cực của mình đã tác động trở
lại đối với xã hội.


V. XÃ HỘI HÓA
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA XÃ HỘI HÓA
- Xã hội hoá chịu sự tác động của điều kiện kinh tế- xã hội. Nội
dung, cấp độ và cơ chế cụ thể của xã hội hoá có liên quan đến các
yếu tố do xã hội tạo ra.

- Xã hội hoá diễn ra không đều đối với mỗi cá nhân.
- Xã hội hoá sẽ diễn ra nhanh hơn nếu có khoanh vùng sự lựa chọn.

- Xã hội hoá tuân thủ các khuôn mẫu khác nhau của các nhóm xã hội.



V. XÃ HỘI HÓA
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA XÃ HỘI HÓA
=> Quá trình xã hội hoá vừa là quá trình dạy dỗ,
vừa là quá trình học hỏi, trong đó những người tham
gia vào quá trình này học cách hành động đúng đắn,
theo chuẩn mực của một nhóm cộng đồng xã hội cụ
thể.
=> Nhờ quá trình xã hội hoá mà xã hội có thể
tồn tại và luôn chuyển nền văn hoá của mình từ
thế hệ này qua thế hệ khác; làm cho con người từ
một thực thể sinh học trở thành thực thể xã hội.


V. XÃ HỘI HÓA
3. CÁC GIAI ĐOẠN XÃ HỘI HÓA
* Giai đoạn trước lao động
+ Giai đoạn trẻ thơ – xã hội hóa sớm
+ Giai đoạn đi học
* Giai đoạn trong độ tuổi lao động
* Giai đoạn sau lao động


V. XÃ HỘI HÓA
4. CÁC MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HÓA

a. Gia đình
b. Nhà trường
c. Nhóm thành viên
d. Phương tiện truyền thông đại chúng



a. Gia đình
• Gia đình là môi trường quan trọng bậc nhất và đầu
tiên của tiến trình xã hội hoá cá nhân. Và là môi
trường xã hội hóa gắn bó với cá nhân suốt cuộc
đời.
• Gia đình là một tiểu văn hóa được xây dựng nên
bởi nền giáo dục gia đình, truyền thống gia đình,
lối sống của gia đình.
• Các cá nhân trong gia đình sẽ tiếp thu những
chuẩn mực, giá trị của tiểu văn hóa này thông qua
những người gần gũi như ông bà, bố mẹ, anh chị
em...


a. Gia đình
• Giai đoạn sơ khai trong quá trình xã hội hoá có thể
được thực hiện một cách chính thức hoặc một cách
không chính thức và không có chủ đích.
• Xã hội hóa không đơn thuần thông qua lời dạy mà
còn qua cử chỉ, hành động.
Theo R.E.Park: “Người ta sinh ra không phải đã là
con người, mà chỉ trở thành con người trong quá
trình giáo dục”.


b. Nhà trường
• Nhà trường là một tổ chức của hệ thống giáo dục
xã hội – hệ thống giáo dục quốc gia.
• Kiến thức khoa học xã hội và tự nhiên là nền tảng.

• Đây là môi trường con người bắt đầu tiếp xúc tính
đa dạng xã hội, và học cách giao tiếp với những
người ngoài gia đình.


c. Nhóm thành viên
• Là các nhóm mà cá nhân là thành viên (đồng
hương, lớp học, nhóm cùng sở thích...)
• Xã hội hoá cá nhân bằng con đường chính thức và
phi chính thức.
• Những thành viên của mỗi nhóm đều mong đợi các
cá nhân trong nhóm tuân thủ những khuôn mẫu này
chừng nào còn muốn là thành viên của nhóm đó.
=> Đây là môi trường xã hội hoá quan trọng thứ hai
sau gia đình.


d. Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng đã đóng một vai trò to lớn
trong việc xã hội hóa cá nhân. Truyền thông mang lại cho
con người những kinh nghiệm xã hội, những giá trị,
chuẩn mực văn hóa; làm cầu nối gắn kết mọi người.

Các thông tin đại chúng cung cấp cho các cá
nhân những định hướng và các quan điểm đối với các
sự kiện và các vấn đề xã hội xảy ra trong cuộc sống
hằng ngày.
Tác động tích cực lẫn tiêu cực đến nhận thức,
hành vi của con người.




×