Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu Môn chủ nghĩa xã hội khoa học pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.59 KB, 12 trang )

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
I, CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CẤP TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Quan niệm về cơ cấu xã hội - giai cấp
a, Cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội - giai cấp
- Mỗi con người đều tồn tại trong mối quan hệ lệ thuộc, tác động lẫn nhau và
sự tác động này không chỉ mang tính cá nhân mà còn mang tính cộng đồng. Cộng
đồng xã hội là một bộ phận người có chung một số dấu hiệu, nguyên tắc. Tùy theo
cách xác định các dấu hiệu, nguyên tắc mà người ta có thể xác định những cộng
đồng với các tên gọi khác nhau (dân tộc, giai cấp, tập thể, đơn vị, nhóm hoạt động,
…). Có hai loại cộng đồng: cộng đồng khách quan được hình thành một cách tự
nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn con người và cộng đồng chủ quan được hình
thành từ ý đồ, mục đích của con người.
- Cơ cấu xã hội là tất cả những cộng đồng người và toàn bộ các quan hệ xã hội
do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên. Cơ cấu xã hội đề cập chủ
yếu đến các cộng đồng được hình thành một cách khách quan, dựa trên các dấu
hiệu tự nhiên như giai cấp, dân số, dân cư, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo,… Từ đó,
người ta có thể xem xét các loại hình cơ cấu xã hội tương ứng: cơ cấu xã hội - giai
cấp, cơ cấu xã hội - dân số (với dấu hiệu cùng cư trú theo địa lý), cơ cấu xã hội -
nghề nghiệp, cơ cấu xã hội - dân tộc, cơ cấu xã hội - tôn giáo,… Dưới góc độ chính
trị - xã hội, môn học chủ nghĩa xã hội khoa học ở đây chỉ tập trung nghiên cứu vấn
đề cơ cấu xã hội - giai cấp.
Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội và các mối
quan hệ giữa chúng. Đó là các mối quan hệ về sở hữu, quản lý, địa vị chính trị - xã
hội,… Cơ cấu xã hội - giai cấp vừa phản ánh sự tồn tại xã hội và vừa tác động lại
sự phát triển của xã hội. C.Mac đã từng nói rằng: “lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ
trước tới nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp” và V.I Lênin cũng nói : kết cấu xã
hội và chính quyền có nhiều biến đổi, nếu không tìm hiểu những biến đổi này thì
không thể tiến được một bước trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào.
NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5
1


MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
b, Vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội
- Cùng một con người sẽ thuộc về nhiều cộng đồng người khác nhau theo các
hình thức phân chia khác nhau ( thuộc về một giai cấp, tầng lớp, nhóm nghề
nghiệp, một địa bàn cư trú, một tôn giáo hoặc không theo tôn giáo nào,…). Các loại
hình cơ cấu xã hội có mối quan hệ với nhau và týac động qua lại lẫn nhau.
- Trong xã hội có giai cấp, thì cơ cấu xã hội - giai cấp là loại hình cơ bản và có
vị trí quyết định nhất, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác, vì trong quan hệ về
mặt giai cấp của một xã hội quy định sự khác nhau về địa vị kinh tế, về sở hữu tư
liệu sản xuất, mối quan hệ xã hội giữa người với người trong hệ thống sản xuất, tổ
chức lao động và phân phối thu nhập. Ở cac loại hình cơ cấu xã hội khác không có
được các mối quan hệ quan trọng và quyết định trên đây. Từ đó cho thấy cơ cấu xã
hội - giai cấp có liên quan trực tiếp đến quyền lực chính trị và nó quyết định đến
bản chất và xu hướng vận động của các loại hình cơ cấu xã hội khác. Mỗi xã hội có
phân chia giai cấp đều có cơ cấu xã hội - giai cấp đặc trưng của mình, nó thể hiện
cho sự khác nhau về chất giữa cơ cấu xã hội này với cơ cấu xã hội khác.
- Xuất phát từ cơ cấu xã hội - giai cấp mà người ta xây dựng các chính sách
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi xã hội trong từng giai đoạn cụ thể. Vị trí
của cơ cấu xã hội - giai cấp là có ý nghĩa quan trọng, song không được tuyệt đối
hóa, tức là chỉ thấy và dựa vào cơ cấu xã hội - giai cấp, coi nhẹ các loại cơ cấu xã
hội khác; cũng không thể tùy tiện xóa bỏ nhanh chóng các giai cấp, tầng lớp xã hội
bằng biện pháp giản đơn theo ý muốn chủ quan.
2. Cơ cấu xã hội - giai cấp trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
(CNXH) ở Việt Nam.
- Đặc điểm cơ bản có liên quan đến cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá
độ ở nuớc ta là sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần. Đằng sau cac thành
phần kinh tế là các giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định. Tương ứng với nền kinh tế
đó là một cơ cấu giai cấp đa dạng, phức tạp bao gồm cac giai cấp, tầng lớp vừa liên
minh, vừa đấu tranh với nhau, trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo. Sự
NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5

2
MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
hình thành cơ chế thị trường đã dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu xã hội - giai
cấp cùng với sự vận động phức tạp của các giai tầng xã hội. Tính đa dạng, phức tạp
còn thể hiện ở sự biến đổi về chất ngay trong cơ cấu của từng giai cấp, tầng lớp xã
hội.
- Cơ cấu giai cấp ở Việt Nam hiện nay bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp
nông dân, đội ngũ trí thức, người sản xuất nhỏ, tầng lớp doanh nhân. Liên minh
công – nông – trí thức là cơ sở của toàn xã hội, làm cơ sở chính trị - xã hội vững
chắc cho chế độ mới. Giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo, quyết định xu hướng
phát triển của xã hội. Nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động trở thành người
làm chủ xã hội. Trí thức ngày càng có vai trò quyết định trong việc ứng dụng
những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp xây
dựng đất nước. Tầng lớp doanh nhân phát huy tiềm năng và vai trò tích cực của
mình, hoạt động theo luật pháp và định hướng của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Khi tổng kết kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam, một nước có 90% dân số là
nông dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng : "Nền tảng của vấn đề dân tộc là nông
dân, vì nông dân 1à tối đa trong dân tộc" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB ST Hà
Nội 1986, trang 343), vì thế phải “thực hiện cho được liên minh công nông vì đó là
sụ đảm bảo chắc chắn nhất cho những thắng lợi của cách mạng. Chỉ có khối liên
minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo mói có thể kiên quyết và triệt đê
đánh đổ các thế lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền của nhân dân lao động,
hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của cách mạng dân tộc dân chủ và tiến lên CNXH” (Hồ
Chí Minh: Vì độc lập, tự do, Vì chủ nghĩa xã hội, NXB ST Hà Nội, 1970, trang
302).
Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai
trò của giai cấp nông dân, đồng thời cũng chỉ rõ nông dân tuy là một lực lượng xã
hội đông đảo, nhưng trong các cuộc đấu tranh giai cấp, họ không thể tự tổ chức lại
thành một lực lượng chính trị độc lập để đánh đổ các giai cấp bóc lột thống trị,
trong lịch sử các cuộc khởi nghĩa của nông dân thường mang tính chất tự phát, diễn

NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5
3
MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ra dưới hình thức lẻ tẻ ở từng địa phương, ít khi trở thành phong trào rộng lớn trong
cả nước. Vì gắn liền với một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, tàn dư của một phương
thức sản xuất đã lỗi thời, nông dân không thể tự làm lấy một cuộc cách mạng giải
phóng, cũng không thể tự mình xây dựng được một xã hội mới do mình là đại biểu.
Trước kia nông dân phải đứng dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản trong cuộcđấu
tranh đánh đổ chế độ phong kiến giành thắng lợi cho cuộc cách mạng dân chủ tư
sản. Ngày nay giai cấp tư sản đã tỏ ra lỗi thời và phản động, giữa giai cấp nông dân
và giai cấp tư sản có những mâu thuẫn đối địch về lợi ích kinh tế và chính trị.
Muốn thoát khỏi ách áp bức bóc lột, nông dân lao động không có con đường nào
khác là đi theo đường lối cách mạng của giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có
thể cùng với toàn thể nhân dân đánh đổ giai cấp tư sản - giai cấp bóc lột cuối cùng
trong lịch sử, có thể giữ vững chính quyền lâu dài, có thể xây dựng một xã hội mới
trong. đó nhân dân lao động thật sự trở thành người làm chủ.
Do đó khi đánh giá vai trò của giai cấp nông dân nhận rõ tính tất yếu của sự
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân cần khẳng định rằng sự
liên minh này là một sự liên minh "đặc biệt', trong đó giai cấp công nhân phải giữ
vai trò lãnh đạo, một sự liên minh có ý nghĩa chiến lược, chẳng những chỉ nhằm
đánh đổ giai cấp bóc lột mà còn nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết để xây dựng
một chế độ xã hội mới văn minh hơn, tốt đẹp hơn.
Cùng với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức vốn xuất thân từ nhiều giai cấp,
nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, tuy họ không đại diện cho một phương thức sản
xuất nào, không phải là một lực lượng chính trị độc lập trước các giai cấp và tầng
lớp xã hội khác, do đó họ không có hệ tư tưởng riêng. Song đội ngũ trí thức dưới
bất cứ chế độ nào cũng có vai trò và vị trí rất quan trọng. Địa vị và vai trò của đội
ngũ trí thức càng quan trọng hơn bao giờ hết trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa cộng sản, bởi lẽ họ là một lực lượng xã hội có trình độ học vấn
NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5

4
MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
cao, hiểu biết rộng, nắm được tri thức khoa học - công nghệ. Chính vì thế chủ nghĩa
Mác
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh luôn luôn đánh giá cao vai trò của trí thức
trong tiến trình vận động của lịch sử nhân loại. Coi liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là hạt nhân nòng cốt của khối đại
đoàn kết dân tộc trong mặt trận dân tộc thống nhất - Nền tảng xã hội của Nhà nước
và của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong 70 năm qua cho thấy, nhờ nắm vững
quan điểm của Mác - Ăng ghen - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản
Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam luôn luôn quan tâm
xây dựng, vun đắp cho khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống
nhất, trong đó lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức làm nòng cốt. Sự liên minh chặt chẽ đó được gắn kết bởi đường lối chính trị
đúng đắn do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra là tiến hành cách mạng dân tộc, dân
chủ tiến lên làm cách mạng XHCN. Mà nội dung cách mạng dân chủ như Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã viết : “Căn bản là giải phóng nông dân, nội dung cách mạng dân
tộc cũng là giải phóng nông dân. Bao giữ nông thôn nông dân thật sự nắm được
chính quyền, nông dân được giải phóng thì mới là dân chủ thật sự” (Hồ Chí Minh
toàn tập, tập 6, NXB ST Hà Nội, 1986, trang 356). Bằng đường lối chính trị đúng
đắn đó và hàng loạt các chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân, trí
thức và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập họp
xung quanh mình một lực lượng hùng hậu của cả dân tộc mà trong đó giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân là đội quân chủ lực để tiến hành cuộc Cách mạng Tháng 8
năm 1945 thành công, lật đổ chế độ thực dân phong kiến lập nên nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu á. Tiếp
đến tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ đánh thắng hai đế quốc to
NGUYỄN THỊ THẮNG_LỚP: Q2K5
5

×