Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ỨNG DỤNG GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2015 XÃ THANH VĨNH ĐÔNG HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.77 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ
PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT ĐAI ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2015 XÃ THANH VĨNH ĐÔNG
HUYỆN CHÂU THÀNH -TỈNH LONG AN

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

TRƯƠNG NGỌC ĐIỆP
05124160
DH05QL
2005-2009
Quản Lý Đất Đai


-TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
--------  --------

TRƯƠNG NGỌC ĐIỆP

ỨNG DỤNG GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ
PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT ĐAI ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2015 XÃ THANH VĨNH ĐÔNG
HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH LONG AN

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Ngọc Lãm
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Ký tên: ………………………….

-TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009


Lời cảm ơn!
---------  --------Để được như hôm nay, ngoài nổ lực của bản thân, em đã
nhận được sự động viên, giúp đỡ và dạy dỗ của mọi người.
Đầu tiên, con xin ghi nhớ đến công ơn của cha, mẹ đã sinh
ra, dạy dỗ và cho con tất cả.
Cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm đã tạo
mọi điều kiện cho em trong thời gian học tập.

Cảm ơn quý thầy, cô khoa Quản lý đất đai & Bất động sản
nói riêng và trường Đại học Nông Lâm nói chung đã truyền đạt
cho em những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Cảm ơn thầy Lê Ngọc Lãm đã tận tình hướng dẫn em trong
quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn các cô, chú, anh, chị công tác tại phòng Tài
nguyên & Môi trường huyện Châu Thành đã tạo điều kiện và
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại cơ quan.
Cảm ơn tập thể lớp Quản lý đất đai khóa 31 đã giúp đỡ,
động viên tôi trong những năm học vừa qua.
Tp. Hồ Chí Minh, 27 tháng 7 năm 2009
Trương Ngọc Điệp

i


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Trương Ngọc Điệp, Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản,
trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Ứng dụng GIS thành lập bản đồ chuyên đề phục vụ công tác điều
chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015
xã Thanh Vĩnh Đông - huyện Châu Thành - tỉnh Long An”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Ngọc Lãm, Bộ môn Công nghệ Địa chính,
Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chính
Minh.
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai là một trong những biện pháp quản lý
Nhà nước đối với đất đai, bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích, hiệu quả và bền
vững. Do đó, việc thành lập bản đồ chuyên đề phục vụ công tác điều chỉnh và định
hướng quy hoạch sử dụng đất là hết sức cần thiết cho người dân nói chung và các

nhà quản lý đất đai nói riêng. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn những hạn chế nhất
định, vì hầu hết các sản phẩm bản đồ quy hoạch sử dụng đất được thể hiện trên giấy
hay là được thể hiện trên phần mềm Autocad nên việc khai thác thông tin phục vụ
cho công tác quản lý và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn.
Để công tác quản lý và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đạt được hiệu quả cao
cũng như đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đề tài đã
nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) thành lập bản đồ chuyên đề
phục vụ công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2015 xã Thanh Vĩnh Đông- huyện Châu Thành- tỉnh Long An. Đề tài đã đạt
được một số kết quả sau:
 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2008 xã Thanh Vĩnh Đông tỷ lệ 1:5000.
 Biểu hiện trạng, cơ cấu diện tích các loại đất năm 2008 xã Thanh Vĩnh Đông.
 Bản đồ ĐCQHSDĐ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 xã Thanh
Vĩnh. Đông tỷ lệ 1:5000.
 Danh mục các công trình quy hoạch đến năm 2010 và định hướng đến năm
2015 xã Thanh Vĩnh Đông.
 Biểu cơ cấu, diện tích các loại đất quy hoạch đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2015 xã Thanh Vĩnh Đông.
Kết quả trên cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu và các nội dung mà đề tài đã xác định.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT, SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang

i
ii
iii
v

ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................................1
YÊU CẦU ....... .............................................................................................................1
ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................2

PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................... 3
I.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) .............................3
I.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển GIS ............................................................................3
I.1.2. Định nghĩa, thành phần cơ bản và chức năng của GIS...........................................5
I.1.3. Ứng dụng GIS trên thế giới...................................................................................6
I.1.4. Ứng dụng GIS ở Việt Nam ...................................................................................6
I.1.5. Ứng dụng GIS ở Long An.....................................................................................9
I.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................10
I.2.1. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................10
I.2.2. Cơ sở khoa học .....................................................................................................10
I.3. CĂN CỨ PHÁP LÝ...............................................................................................11
I.4. GIỚI THIỆU CÁC PHẦN MỀM .........................................................................11
I.4.1. Phần mềm Microstation .......................................................................................11
I.4.2. Famis...... .............................................................................................................12
I.4.3. Mapinfo.. .............................................................................................................12
I.5. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG BẢN ĐỒ PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐIỀU CHỈNH
QHSDĐĐ........ .............................................................................................................12
I.6. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..............................................................12
I.6.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên và môi trường...............................................12
I.6.2. Điều kiện kinh tế-xã hội........................................................................................16

I.6.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ....................................................................18
1. Tình hình quản lý đất đai ...........................................................................................18
2. Hiện trạng sử dụng đất ...............................................................................................18
I.7. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................19
I.7.1 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................19
I.7.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................19

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 20
II.1. ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI LIỆU PHỤC VỤ CHO VIỆC XÂY DỰNG HỆ
THỐNG BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ. ......................................................................... 20
iii


Trang
II.1.1. Tài liệu bản đồ.....................................................................................................20
II.1.2. Báo cáo thuyết minh và tài liệu có liên quan........................................................20
II.1.3. Đánh giá nguồn tài liệu........................................................................................20
II.2. XÂY DỰNG BĐHTSDĐ NĂM 2008...................................................................20
II.2.1. Quy trình công nghệ xây dựng BĐHTSDĐ .........................................................20
1. Quy trình ..... .............................................................................................................21
2. Mô tả ........... .............................................................................................................21
II.2.2. Kết quả xây dựng BĐHTSDĐ Xã Thanh Vĩnh Đông năm 2008 ..........................39
II.2.3. Đánh giá kết quả đạt được ...................................................................................39
II.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2008 VÀ KẾT QUẢ ĐẠT
ĐƯỢC............. .............................................................................................................41
II.3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 ........................................................................41
II.3.2. Đánh giá kết quả đạt được ...................................................................................41
II.4. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QHSDĐ CHI TIẾT ĐẾN NĂM 2010 & ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2015. ..........................................................................................42
II.4.1. Giới thiệu bản đồ QHSDĐ đến năm 2010 theo phương án cũ ..............................42

II.4.2. Quy trình công nghệ thành lập BĐQHSDĐ chi tiết đến năm 2010 & định hướng
đến năm 2015. . .............................................................................................................42
1. Quy trình ..... .............................................................................................................42
2. Mô tả ........... .............................................................................................................43
II.4.3. Kết quả xây dựng BĐQHSDĐ chi tiết đến năm 2010 và định hướng đến năm
2015 xã Thanh Vĩnh Đông.............................................................................................55
II.4.4. Kết quả đạt được .................................................................................................56
II.4.5. Đánh giá kết quả đạt được ...................................................................................56
II.5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS XÂY
DỰNG HỆ THỐNG BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐIỀU
CHỈNH QUY VÀ ĐỊNH HƯỚNG QHSDĐĐ.............................................................56
II.5.1. Hiệu quả về mặt thời gian....................................................................................56
II.5.2. Hiệu quả về mặt kỹ thuật .....................................................................................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................58
Kết luận ........... .............................................................................................................58
Kiến nghị ......... .............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT, SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTN&MT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
QH: Quy hoạch
HT: Hiện trạng
QHSDĐĐ: Quy hoạch sử dụng đất đai
BĐQHSDĐĐ: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai
HTSDĐ: Hiện trạng sử dụng đất

BĐHTSDĐ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
BĐĐC: Bản đồ địa chính
ĐCQHSDĐ: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
CNTT: Công nghệ thông tin
GIS: Geographic Information System(Hệ thống thông tin địa lý)
CSDL: Cơ sở dữ liệu
HTTTĐL: Hệ thống thông tin địa lý
GPS: Global Position System( Hệ thống định vị toàn cầu)
TKDTHTSDĐ: Thống kê diện tích hiện trạng sử dụng đất
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1:Quy trình xây dựng BĐHTSDĐ
Sơ đồ 2:Quy trình công nghệ thành lập BĐQHSDĐ chi tiết đến năm 2010 & định
hướng đến năm 2015.
Sơ đồ 3: Sơ đồ Overlay bản đồ thành lập BĐQHSDĐ chi tiết đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2015.
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Các thành phần cơ bản của GIS
Hình 2: Sơ đồ vị trí xã Thanh Vĩnh Đông
Hình 3: Biểu tượng FME Universal Viewer
Hình 4: Hộp thoại FME Universal Viewer
Hình 5: Hộp thoại Select Dataset to View
Hình 6:Hộp thoại chọn lớp cần chuyển
Hình 7: Hộp thoại Select Destination Format and Dataset
Hình 8: Kết quả chuyển BĐHTSDĐ năm 2005 khuôn dạng *.dgn sang khuôn dạng
*.tab
Hình 9: Ranh giới các thửa đất trước và sau khi tạo vùng
Hình 10: Thửa đất trước và sau khi chỉnh lý biến động
Hình 11: Bảng thiết kế cấu trúc dữ liệu thuộc tính bản đồ
v



Hình 12: CSDL thuộc tính BĐHTSDĐ
Hình 13: Cấu trúc lớp dữ liệu không gian BĐHTSDĐ
Hình 14: Hộp thoại Create Thematic Map-Step 1 of 3
Hình 15: Hộp thoại Create Thematic Map-Step 2 of 3
Hình 16: Hộp thoại Create Thematic Map-Step 3 of 3
Hình 17: Hộp thoại Region Style
Hình 18: Hộp thoại Pick Color
Hình 19: Kết quả hoàn thành phối màu các loại đất
Hình 20: Hộp thoại chọn thông tin tạo khung
Hình 21: Kết quả tạo khung bản đồ
Hình 22: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất năm 2008
Hình 23: Bản đồ HTSDĐ hoàn chỉnh
Hình 24: Hộp thoại SQL Select
Hình 25 : Kết quả bảng truy vấn dữ liệu của phần mềm MapInfo
Hình 26: Bản đồ QHSDĐĐ đến năm 2010 xã Thanh Vĩnh Đông(theo phương án cũ)
Hình27 : Hạng mục công trình QH trước & sau khi cập nhật.
Hình 28 : Hạng mục công trình QH trước & sau khi lấy ý kiến và chủ trương của
UBND xă, cập nhật bổ sung
Hình 29 : CSDL thuộc tính bản đồ QHSDĐ
Hình 30 : Cấu trúc dữ liệu không gian BĐQHSDĐ
Hình 31: Bảng thuộc tính lớp QUY_HOACH
Hình 32: Hộp thoại Update Column
Hình 33: Hộp thoại Expression
Hình 34: Kết quả tính diện tích
Hình 35: Hộp thoại Update Column( cập nhật loại đất hiện trạng)
Hình 36: Hội thoại Specify Join
Hình 37: Kết loại đất hiện trạng được cập nhật
Hình 38: Hộp thoại Export Table to File

Hình 39: Hộp thoại dBASE DBF Information
Hình 40: Bảng PivotTable and PivotChart Report...thống kê loại đất hiện trạng chuyển
sang loại đất QH.
Hình 41 : Xem tên 1 công trình
Hình42: Thể hiện text quy hoạch
Hình 43: Bản đồ QHSDĐ chi tiết đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 hoàn
chỉnh

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của BĐHTSDĐ
Bảng 2: Tỷ lệ bản đồ theo quyết định 22/2007/QĐ-BTNMT
Bảng 3: Ký hiệu các đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội
Bảng 4: Màu các loại đất thể hiện trên bản đồ HTSDĐ và bản đồ QHSDĐ
Bảng 5: Bảng chú dẫn các loại đất và ký hiệu khác(BĐHTSDĐ)
Bảng 6: HTSDĐ năm 2008
Bảng7 :Cấu trúc dữ liệu thuộc tính của BĐQHSDĐ
Bảng 8: Bảng chú dẫn các loại đất và các ký hiệu khác(BĐQHSDĐ)
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2008

vii


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Trương Ngọc Điệp


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế
được của một số ngành sản xuất như:nông nghiệp, lâm nghiệp… Lịch sử phát triển
nông nghiệp, lâm nghiệp của loài người cũng là lịch sử khai thác và bảo vệ đất đai
ngày càng có hiệu quả. Mác đã khái quát vai trò kinh tế của đất đai: “Đất là mẹ, sức
lao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất”.
Mục đích của Nhà nước và người sử dụng đất là làm sao khai thác tốt nhất tiềm năng
của đất đai phục vụ cho các mục tiêu kinh tế xã hội.Vì vậy, đất đai cần phải được
thống nhất quản lý theo một quy hoạch và kế hoạch chung.
Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin(CNTT) đang trở thành nhân tố quan
trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, do đó việc ứng dụng CNTT ngày càng trở nên
phổ biến rộng rãi. Đặc biệt, việc ứng dụng CNTT trong hệ thống các cơ quan Nhà
nước đang dần được hiện đại hóa.Ý thức được tầm quan trọng đó, những năm qua
ngành Tài nguyên và Môi trường có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng
CNTT phục vụ công tác quản lý đất đai ngày càng hiệu quả.
Việc phát triển và ứng dụng khoa học-công nghệ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, xã
hội được coi là con đường nhanh nhất để rút ngắn thời gian xây dựng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.Trong đó, việc ứng dụng công nghệ GIS vào hoạt động quản lý
đất đai nói chung và quy hoạch sử dụng đất đai nói riêng là rất cần thiết.
Xã Thanh Vĩnh Đông thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Long An, với diện tích 1104,77
ha. Kinh tế nông nghiệp chiếm vị trí chủ đạo, nhưng sản xuất nông nghiệp lại không
cho năng suất cao nên vấn đề thay đổi cơ cấu sử dụng đất rất được quan tâm.Vấn đề
đặt ra cho địa phương là nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai sao cho phù hợp và đạt
hiệu quả.
Trong tình hình thực tế đó, cùng với sự chấp thuận của Khoa quản lý đất đai và Bất
động sản trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, sự giúp đỡ của Phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành, tỉnh Long An, em thực hiện đề tài:
“Ứng dụng GIS thành lập bản đồ chuyên đề phục vụ công tác điều chỉnh Quy
hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 xã Thanh
Vĩnh Đông-huyện Châu Thành - tỉnh Long An”.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thông qua một số phần mềm chuyên dụng, thiết lập CSDL không gian và dữ liệu
thuộc tính nhằm xây dựng hệ thống bản đồ chuyên đề phục vụ công tác điều chỉnh và
định hướng QHSDĐĐ.
YÊU CẦU
Xây dựng bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu, phải đáp
ứng theo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo cơ sở toán học bản đồ theo đúng hệ tọa độ chuẩn thống nhất quốc gia
VN2000.
- Mang tính khách quan và chính xác, mọi thông tin trên bản đồ phải thể hiện đầy đủ
theo chuẩn thống nhất của toàn quốc.
Trang 1


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Trương Ngọc Điệp

- Việc ứng dụng phần mềm phải thể hiện được tính hiệu quả và khả thi ở các mặt thời
gian-kinh tế-kỹ thuật.
ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu
Quy trình công nghệ xây dựng hệ thống bản đồ phục vụ công tác điều chỉnh và định
hướng quy hoạch sử dụng đất đai.
 Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành xây dựng bản đồ điều chỉnh và định hướng QHSDĐĐ trên cơ sở thu thập và
biên hội các tài liệu bản đồ có liên quan đến địa bàn.

Trang 2



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Trương Ngọc Điệp

PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
I.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển GIS
- Có thể xem những người có công đầu trong việc phát triển GIS là các tác giả ở Đại
học Washington 1958 -1961, tiêu biểu là các khái niệm không gian cơ bản: khoảng
cách, hướng, liên kết, thuật toán cho phép chiếu bản đồ, lý thuyết bản đồ địa lý: điểm,
vùng, đường, ma trận địa lý mang các thuộc tính khác nhau.
- Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đầu tiên của thế giới được xây dựng vào năm 1962
tại Canada với tên gọi CGIS ( Canadian Geographic Information System). Những vấn
đề được đặt ra thời đó là nhằm đưa bản đồ, hình dạng, hình ảnh, chuyển các số liệu
bản đồ vào máy tính thành các con số mà máy tính có thể hiểu và tính toán được.
Điểm mới của giai đoạn này chính là quan điểm cho rằng: hàng loạt các bản đồ có thể
số hóa và liên kết với nhau để tạo ra một bức tranh tổng thể về tài nguyên thiên nhiên
của một khu vực, một quốc gia hay một châu lục. Sau đó máy tính được sử dụng để
phân tích các đặc trưng của các nguồn tài nguyên đó và cung cấp các thông số bổ ích,
kịp thời cho quy hoạch.
- Nếu như giai đoạn đầu những năm 1960 được đánh dấu bằng sự phát triển các GIS
phục vụ chủ yếu cho công tác điều tra, quản lý tài nguyên thiên nhiên thì giai đoạn
giữa những năm 60 được đặc trưng bởi sự phát triển các hệ phục vụ công tác khai thác
và quản lý đô thị như DIME của cơ quan kiểm kê Mỹ, GRDSR của cơ quan thống kê
Canada. Đặc biệt thời kỳ này bắt đầu xuất hiện các hệ được thiết kế để chạy với các
cơ sở dữ liệu địa phương như: MAP/MODEL của riêng bang Washington, PIOS của
thành phố San Diego (Mỹ), FRIS của ủy ban quản lý dữ liệu Thụy Điển…
- Sự ra đời và phát triển các hệ thống thông tin địa lý trong những năm 60 đã được
quốc tế chấp nhận và đánh giá cao. Vì vậy, năm 1968 Hội Địa lý quốc tế đã quyết định

thành lập Uỷ ban thu nhận và xử lý dữ liệu địa lý (Commision on Geographical Data
Sensing and Processing) nhằm mục đích phổ biến kiến thức về lĩnh vực này trong
những năm tiếp theo.
- Trong những năm 1970, chính phủ nhiều nước, đặc biệt ở Bắc Mỹ, bên cạnh việc
thiết lập hàng loạt các cơ quan chuyên trách về môi trường đã bày tỏ sự quan tâm
nhiều hơn nữa đến việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển hệ thống thông tin địa lý.
Cũng trong thời gian đó, có hàng loạt yếu tố đã thay đổi một cách thuận lợi cho sự
phát triển của các GIS.
- Sự tiến bộ trong công nghệ máy tính và sự giảm giá thành máy tính. Kích thước bộ
nhớ và tốc độ tính toán được cải thiện đã làm tăng khả năng hoạt động của các GIS.
Do đáp ứng tốt các nhu cầu thực tiễn, thời kỳ này người ta bắt đầu thương mại hóa các
GIS và gia tăng công tác đào tạo. Nếu như trong những năm 60 các CSDL được xây
dựng chủ yếu ở quy mô lãnh thổ rộng lớn thì trong những năm 70 bắt đầu xuất hiện
các CSDL cho từng lãnh thổ hẹp hơn. Các CSDL quốc gia vẫn được tiếp tục xây dựng
nhưng chủ yếu phục vụ công tác lưu trữ và cung cấp số liệu là chính.Nhưng cũng vì
vậy mà cũng đã xuất hiện một tình trạng mà F. Tomlinson gọi là loan khuôn dạng
(Digital chaos). Nó đòi hỏi người ta trong những năm sau này phải nghiên cứu khả
năng giao diện, trao đổi khuôn dạng thông qua một số khuôn dạng chuẩn và được chấp
Trang 3


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Trương Ngọc Điệp

nhận rộng rãi nhất. Cho đến năm 1977 người ta đã biết đến 54 phần mềm GIS khác
nhau trên thế giới.
- Những năm 1980 được đánh dấu bởi nhu cầu ngày càng gia tăng về điều tra, khai
thác, quản lý tài nguyên cùng việc bảo vệ môi trường…với các quy mô lãnh thổ khác
nhau. Thời kỳ này cũng được đánh dấu bởi sự nảy sinh các nhu cầu mới trong ứng

dụng của GIS: khảo sát thị trường, đánh giá tính khả thi của phương án quy hoạch, sử
dụng tối ưu các nguồn tài nguyên trên phương diện thị trường; các bài toán Quản lý xã
hội ( đánh giá tình trạng tội phạm, giải tỏa giao thông, quản lý cấp thoát nước…); các
bài toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng ( phân bố tối ưu các trạm hải quan, biên
phòng, trạm thu phát thông tin, trạm Radar…). Nhìn chung, đây là một thời kỳ bùng
nổ ứng dụng của GIS với các tính năng chuyên dụng hơn.
Khuynh hướng phát triển hiện nay được đặc trưng bởi một số đặc điểm sau:
- Trong khung cảnh hiện tại, thế giới đã biết đến ít nhất vài trăm phần mềm GIS được
thương mại hóa, giá dao động từ vài trăm đến vài ngàn đô la Mỹ. Có được một thị
trường rộng lớn như vậy chính là do sự đa dạng hóa ngày càng cao của các nhu cầu sử
dụng GIS trong thực tiễn. Đây có thể xem như đặc điểm nổi bật của những năm 90.
- Cũng trong những năm 1990 có sự tích lũy về dữ liệu thông qua các ứng dụng riêng
lẻ trong từng chuyên ngành đã vượt quá khả năng quản lý của các hệ GIS riêng lẻ.
Người ta buộc phải đầu tư nhiều hơn nữa cho việc chuẩn hóa các dữ liệu và tăng
cường khả năng trao đổi giữa các chuyên ngành, các khu vực và trên cục diện toàn
cầu.
- Một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển của GIS trong những năm gần đây là các
CSDL, các chức năng của GIS đã được phối hợp với các chức năng mạnh, Đa phương
tiện của máy tính. Nó tạo cho các ứng dụng của GIS các khả năng tiếp cận và sinh
động hơn cho người sử dụng.
- Các nước nghèo và các nước đang phát triển vẫn tiếp tục là đối tượng và là thị trường
ứng dụng to lớn của các hãng sản xuất phần mềm. Chính nơi đây công tác điều tra lãnh
thổ đang còn có nhu cầu rất lớn. Cũng vì thế sự thiếu hụt về người sử dụng được đào
tạo, huấn luyện ở trình độ cần thiết vẫn là vấn đề nóng bỏng. Người ta vẫn tiếp tục
tranh luận để tìm ra các chương trình, giải pháp thích hợp cho đào tạo huấn luyện cán
bộ của các nước nghèo và đang phát triển. Sở dĩ có mối quan tâm lớn như vậy là hiện
nay có sự mất cân đối lớn giữa việc nhập công nghệ và việc đào tạo người sử dụng
trong các lĩnh vực chuyên môn chuyên ngành.
- Một đặc điểm khác của sự phát triển ứng dụng trong giai đoạn hiện nay là sự gia tăng
sử dụng thông tin viễn thám như một đầu vào thông tin quan trọng của các GIS. Rất

nhiều nỗ lực đã được dành cho nghiên cứu các phương pháp tích hợp thông tin ảnh
viễn thám với các thông tin bản đồ trên GIS. Mục tiêu của phần lớn các ứng dụng phối
hợp GIS với công nghệ viễn thám là nhằm phục vụ công tác điều tra tài nguyên, theo
dõi các biến động môi trường.
- Tại Việt Nam đã lần lượt xuất hiện rất nhiều các phần mềm GIS khác nhau của nhiều
nước trên thế giới. Những cơ quan ban ngành tùy vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của
mình mà sử dụng các phần mềm khác nhau và thực tế đã mang lại những hiệu quả vô
cùng to lớn cho xã hội. Tuy nhiên, chưa có chuẩn thống nhất nên việc chia sẻ dữ liệu
giữa các cơ quan ban ngành còn nhiều khó khăn.
Trang 4


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Trương Ngọc Điệp

Cho đến nay thì đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, dự án, đề tài về GIS ở
nhiều quy mô, mức độ ứng dụng khác nhau. Kết quả là đã cho ra nhiều hệ thống thông
tin địa lý với nhiều mục đích ở từng địa phương khác nhau, chẳng hạn như: Hệ thống
thông tin địa lý TP.Hồ Chí Minh - SAGOGIS; Hệ thống thông tin hiện trạng công
nghệ và môi trường tỉnh Đồng Nai- DONAGIS; Hệ thống thông tin địa lý phục vụ
quản lý của tỉnh Bến Tre – BETEGIS; Quảng Nam – QANAGIS; Phục vụ quản lý
nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng – DANAGIS…
I.1.2. Định nghĩa, thành phần cơ bản và chức năng của GIS
1. Định nghĩa chung: Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một thu thập có tổ chức của
phần cứng, phần mềm, dữ liệu địa lý và con người được thiết kế nhằm nắm bắt, lưu
trữ, cập nhật, sử dụng, phân tích và hiển thị các thông tin liên quan đến địa lý. Mục
đích đầu tiên của GIS là xử lý không gian, hay các thông tin liên quan đến địa lý.
2. Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin địa lý
Có thể gồm 5 thành tố : Phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người và phương pháp.


Hình 1: Các thành phần cơ bản của GIS
- Phần cứng (Hardware): Hệ thống máy tính. Nói chung, sự phát triển phần cứng
máy tính giúp cho công nghệ GIS phát triển về tốc độ xử lý (dữ liệu lớn và phức tạp).
Các thiết bị chuyên dùng : GPS, bàn số hóa, máy scan, máy ảnh số, máy in màu, …
- Phần mềm (Software): Cần phải có các phần mềm cơ bản được lựa chọn dựa vào
mục đích và quy mô của cơ sở dữ liệu cần quản lý. Hiện nay, có nhiều phần mềm GIS
phổ biến đã được thương mại hóa, mỗi phần mềm có thế mạnh riêng. Các phần mềm
phổ biến nhất hiện nay là: MapInfo, Arcview, ArcGIS, MicroStation, Envi, Idrisi,
Ilwis,…
- Dữ liệu: Một cấu phần rất quan trọng, bao gồm dữ liệu không gian (từ bản đồ, ảnh vệ
tinh, …) và dữ liệu thuộc tính (giá trị các chỉ tiêu, số liệu thống kê, …) tương ứng.
Trang 5


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Trương Ngọc Điệp

- Con người: Vận hành, quản trị hệ thống, phát triển ứng dụng phù hợp với thế giới
thực.
- Phương pháp: Lựa chọn và sử dụng công nghệ phù hợp; quy trình bảo dưỡng phát
triển hệ thống.
3. Nguyên tắc hoạt động của GIS
Thực hiện theo các công việc sau:
 Nhập và kiểm tra dữ liệu
 Lưu trữ và xử lý cơ sở dữ liệu
 Xuất và thể hiện dữ liệu
 Biến đổi dữ liệu
 Tương tác với người sử dụng

4. Các chức năng cơ bản của hệ thống thông tin địa lý
 Nhập dữ liệu: dữ liệu nhập phải được chuyển đổi định dạng thành những dạng
thích hợp cho việc sử dụng trong một GIS.
 Quản lý dữ liệu: bao gồm những chức năng cần thiết cho việc lưu trữ và truy
cập lại dữ liệu từ cơ sở dữ liệu.
 Phân tích dữ liệu: những chức năng thao táo và phân tích dữ liệu là yếu tố quyết
định những thông tin mà GIS có thể đưa ra, nó có thể sẽ làm biến đổi cách thức
tổ chức công việc.
 Hiển thị dữ liệu: tùy theo từng yêu cầu cụ thể mà dữ liệu xuất ra khác nhau
nhiều về chất lượng độ chính xác.
I.1.3. Ứng dụng GIS trên thế giới
 Phòng thí nghiệm cho đồ họa máy tính được thành lập bởi Fisher năm 1965 tại
Đại học Havard. Ông cùng với đồng sự thành lập hệ vẽ bản đồ Symap. Phiên
bản coppy phần mềm Symap được phổ biến không phải chỉ ở Bắc Mỹ mà còn ở
khắp nơi tại Châu Âu và các nước khác trên thế giới. Symap là sản phẩm phần
mềm trong dữ liệu GIS với thị trường rộng ở thời buổi ban đầu.
 Sự phát triển phần mềm GRID được cho ra bởi Havard Laboratory và các đồng
sự tại Graduate School Design cho phép dùng các lớp thông tin địa lý khác
nhau.
 Tại Canada, Tomlinson đã cho ra sản phẩm GIS đầu tiên với tên Canada
Geographical Information System. Trong thực tế CGIS đã cho ra khoảng 10000
bản đồ với hơn 100 chủ đề khác nhau.
 Tại Mỹ vào năm 1976 có tới 15 hệ thông tin liên quan đến việt thu thập và xử lý
dữ liệu không gian trong các ngành địa chất, địa lý, địa hình và tài nguyên
nước. Các phần mềm GIS được ứng dụng rộng rãi hiện nay ở Mỹ, như: Arcgis,
Arcview.
I.1.4. Ứng dụng GIS ở Việt Nam
Hệ thống thông tin địa lí được du nhập vào Việt Nam trong những năm của thập niên
80 thông qua các dự án trong khuôn khổ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, giới khoa học và
người áp dụng GIS tại Việt Nam chỉ đến các năm cuối của thập niên 90. GIS ngày

càng được áp dụng trong các lĩnh vực: Quản lý tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài
Trang 6


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Trương Ngọc Điệp

nguyên nước….Hiện nay, rất nhiều cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp đã và đang áp
dụng công nghệ GIS để giải quyết các bài toán trong các lĩnh vực như: Tài nguyên
thiên nhiên, quy hoạch sử dụng đất, thiết kế các mô hình tối ưu trong việc quy hoạch
cơ sở hạ tầng, đặc trong lĩnh vực hỗ trợ ra quyết định. Sự liên kết giữa các mô hình tối
ưu và GIS ngày càng giúp cho người ra quyết định hoặc các nhà hoạch định chính
sách, chiến lược bớt các rủi ro trong việc hoạch định chính sách, đặc biệt là trong việc
quản lý tài nguyên, môi trường. Sự phát triển của công nghệ thông tin địa lý với nhiều
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như đề cập ở trên đã thu hút sự quan tâm của nhiều
người và áp dụng GIS ngày càng phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển khoa học thông tin địa lý ứng dụng.
Các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý và các trường đại học ứng dụng GIS cụ
thể sau:
 Viện Thông tin Tư liệu và Bảo tàng địa chất: Đã thu thập và xây dựng các dữ
liệu địa chất và môi trường có ứng dụng công nghệ GIS. Hiện nay Viện đã xây
dựng được nhiều các cơ sở dữ liệu địa chất, ví dụ: CSDL về kết quả quan trắc
nước ngầm toàn quốc, bản đồ địa chất Việt Nam nhiều tỷ lệ (cả bản đồ số và
bản đồ giấy), bản đồ địa chất của nhiều vùng Việt Nam; đã áp dụng các công
nghệ Hệ Thông tin Ðịa lý (GIS) của INTERGRAPH, MAPINFO, ARC/INFO.
Ðây là một trong vài cơ quan đầu tiên của Việt Nam áp dụng công nghệ GIS
của INTERGAPH và hiện nay đa số các cơ sở dữ liệu của Viện được xây dựng
trên công nghệ của hãng này.
 Tổng Cục Khí tượng Thuỷ văn: Tuy đã có nhiều cố gắng điều tra thu thập các

dữ liệu nhằm phục vụ khai thác tài nguyên và khắc phục thiên tai, nhưng hiện
trạng vẫn chưa đầy đủ thông tin cần thiết các dữ liệu đo đạc được phần lớn lại ở
dưới dạng thứ cấp không thuận lợi cho việc thống kê, xử lý. Trong những năm
90, Tổng Cục Khí tượng Thuỷ văn đã áp dụng nhiều các công cụ hiện đại trong
công việc thu thập và xử lý dữ liệu. Một trong những cơ quan đầu tiên ứng
dụng công nghệ HTTÐL ở Tổng cục Khí tượng thuỷ văn là Trung tâm Khí
tượng thuỷ văn biển.
 Viện điều tra Quy hoạch rừng: Là một trong những nơi có điều tra thu thập
dữ liệu vệ lâm nghiệp trên qui mô lớn và sớm sử dụng công cụ thông tin hiện
đại để thu thập, xử lý và khai thác chúng. Viện đã sử dụng phần mềm ILWIS,
MAPINFO và tự phát triển phần mềm HTTÐL FEWGIS.
 Tổng Cục Ðịa Chính nay là Bộ TN & MT: Là cơ quan Nhà nước có chức
năng nhiệm vụ xây dựng các hệ thống tọa độ quốc gia, các loại bản đồ địa hình,
các bản đồ sử dụng đất. Trong những năm qua ngành Ðịa chính đã tiến hành đổi
mới công nghệ: hàng loạt các công nghệ hiện đại trong việc thành lập các bản
đồ (kể cả bản đồ giấy và bản đồ số) đã được áp dụng; ứng dụng công nghệ Hệ
thống định vị toàn cầu (GPS) trong thành lập mạng lưới toạ độ quốc gia, bay
chụp ảnh hàng không, đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển; ứng dụng các công nghệ
của INTERGRAPH trong việc thành lập các loại bản đồ số: bản đồ địa hình,
bản đồ địa chính, bản đồ sử dụng đất, ...Việc áp dụng công nghệ mới đã được
thực hiện ở một loạt các đơn vị của TCÐC. Trong quá trình hoạt động TCÐC đã
xây dựng được hàng loạt bản đồ các tỷ lệ khác nhau. Hiện nay Bộ TN & MT
đang triển khai các kế hoạch xây dựng mới các loại bản đồ bằng công nghệ số
Trang 7


Ngành Quản lý đất đai














SVTH: Trương Ngọc Điệp

và số hoá các loại bản đồ địa hình đã xuất bản trên giấy. Các phần mềm GIS sử
dụng tại Bộ TN & MT chủ yếu là MGE (INTERGRAPH), MICROSTATION
(BENTLEY), MAPINFO, Vilis… cùng các modul mở rộng cho việc phân tích
không gian, phân tích 3 chiều và đo đạc biển.
Trung tâm Viễn thám (thuộc Bộ TN & MT): Trung tâm đã được trang bị các
loại thiết bị phần cứng và phần mềm HTTTÐL hiện đại thông qua việc thực
hiện các dự án với Pháp và Thụy Ðiển. Trung tâm đã xây dựng được nhiều cơ
sở dữ liệu HTTTÐL, đặc biệt ở đây có nguồn tư liệu ảnh vệ tinh SPOT phủ
trùm toàn quốc rất phong phú. Hiện nay, tại Trung tâm đang sử dụng các phần
mềm GIS: ARC/INFO (UNIX), ARCVIEW, MAPINFO, MICROSTATION.
Ngoài ra, các phần mềm xử lý ảnh số của Pháp như PRODIGEO,
MULTISCOPE cũng được sử dụng kết hợp với các phần mềm GIS để hiện
chỉnh bản đồ bằng tư liệu viễn thám, lập bình đồ ảnh, orthophoto và thành lập
các loại bản đồ chuyên đề khác.
Trung tâm Viễn thám và Ðịa chất (Viện Ðịa chất - TTKHTN&CNQG): Là
một trong không nhiều cơ quan đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ
HTTTÐL và Viễn thám từ cuối những năm 1980. Trung tâm đã thực hiện nhiều
dự án nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại này vào Việt Nam cùng các

cơ quan nghiên cứu nước ngoài. Phần mềm HTTTÐL và Viễn thám được sử
dụng ở đây là ILWIS, SPAN, PCI.
Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu và Tư vấn môi trường Biển-Viện Cơ học:
Trung tâm đã thu thập được rất nhiều số liệu về môi trường biển, dải ven bờ của
Việt nam. Ðây là một trong những cơ quan sớm áp dụng công nghệ GIS trong
các hoạt động của mình, Trung tâm đã xây dựng được nhiều cơ sở dữ liệu GIS
như: Rừng ngập mặn Việt Nam, các rạn san hô của một số vùng biển,….Phần
mềm sử dụng là PC ARC/ INFO và MapInfo.
Trung tâm Bảo vệ môi trường thuộc Viện Kỹ thuật nhiệt đới: là nơi cũng đã
và có thể thu thập được nhiều dữ liệu thông qua việc thực hiện các đề án về
đánh giá tác động môi trường, khảo sát đánh giá mức độ ô nhiễm của môi
trường sống, triển khai thực hiện các công nghệ thích hợp để giảm mức độ ô
nhiễm môi trường. Tuy nhiên ở đây hầu như chưa có hệ quản lý dữ liệu nào để
lưu trữ và khai thác các dữ liệu có được một cách có hiệu quả.
Phòng chất lượng nước thuộc Phân viện qui hoạch thuỷ lợi Nam bộ: tại đây
đã xây dựng được một mạng lưới giám sát chất lượng nước đồng bằng sông
Cửu Long (nằm trong dự án mạng giám sát chất lượng nứơc sông hạ lưu sông
Mê kông do tổ chức SIDA Thuỵ điển tài trợ thông qua Uỷ ban Quốc tế sông Mê
Kông tài trợ), với đầy đủ các số liệu đã thu thập được qua phân tích trong phòng
thí nghiệm các mẫu thu được từ 10 trạm trong suốt thời gian từ 1985 trở lại đây.
Ðặc biệt các số liệu này đã được đưa vào và lưu trữ trong máy thông qua phần
mềm PC/FOCUS. Ngoài ra, tại đây dùng phần mềm STATISTICA của Thuỵ
Ðiển để đánh giá số liệu và đã được trang bị các phần mềm GIS như RAISON
(Canađa), IDRISI, TOSCA.
Trung tâm Công nghệ Thông tin Ðịa lý (Trường Ðại học Mỏ - Ðịa chất):
Ngay sau khi được thành lập, đầu năm 1994, Trung tâm đã nhận được sự hỗ trợ
kỹ thuật của cả hai hãng sản xuất phần mềm HTTTÐL nổi tiếng ESRI và
Trang 8



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Trương Ngọc Điệp

INTERGRAPH. Hai hãng này đã cung cấp phần cứng, phần mềm (ARC/INFO
của ESRI và MGE của Integraph) và đào tạo chuyên gia cho Trung tâm. Ngoài
nhiệm vụ đào tạo sinh viên, Trung tâm đã phối hợp với một số cơ quan để tổ
chức các khóa đào tạo về công nghệ HTTTÐL cho nhiều lượt cán bộ các ngành,
ban và địa phương. Trung tâm cũng đã thực hiện nhiều dự án về xây dựng các
cơ sở dữ liệu HTTÐL bằng công nghệ của ESRI và Intergraph cho các cơ quan
và địa phương. Ðây là một trong hai trung tâm đào tạo duy nhất của hãng ESRI
ở Việt Nam.
 Dự án về Hệ Thống thông tin Ðịa lý phục vụ quản lý tài nguyên và giám
sát môi trường (Bộ KHCN&MT): Ðược triển khai từ năm 1995 và đã kết thúc
cuối năm 1998. Dự án đã phối hợp với một số ngành để xây dựng các cơ sở dữ
liệu HTTÐL chuyên ngành; phối hợp với một số tỉnh để xây dựng các cơ sở dữ
liệu HTTÐL về tài nguyên thiên nhiên cho địa phương. Dự án đã góp phần phổ
cập Công nghệ Thông tin địa lý đến nhiều cơ quan và địa phương, đưa đến
những cách nhìn mới đối với việc áp dụng các công cụ hiện đại trong quản lý
nhà nước liên quan đến qui hoạch lãnh thổ và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Công nghệ được áp dụng chủ yếu trong dự án này là của MapInfo.
 Trung tâm Công nghệ Thông tin Ðịa lý (Ðại học Bách khoa TP. Hồ Chí
Minh): Trung tâm được thành lập với chức năng đào tạo, triển khái áp dụng
công nghệ Thông tin Ðịa lý, sản xuất thử phần mềm từ các kết quả nghiên cứu.
Trung tâm đã được hãng ESRI hỗ trợ kỹ thuật và là trung tâm đào tạo thứ hai
của hãng ở Việt nam. Trong những năm qua Trung tâm đã thực hiện nhiều khoá
đào tạo về công nghệ HTTTÐL cho sinh viên Ðại học Bách khoa TP. HCM,
các cơ quan, dự án và địa phương. Ngoài công tác đào tạo, Trung tâm cũng
tham gia thực hiện nhiều dự án xây dựng các cơ sở dữ liệu HTTTÐL cho TP.
Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam. Công nghệ chủ yếu được ứng dụng ở

đây là công nghệ ARC/INFO của ESRI.
 CÔNG TY DOLSOFT: Ðây là một trong không nhiều công ty tin học của Việt
Nam có các hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin Ðịa lý. Một
sản phẩm của công ty, phần mềm HTTTÐL "WINGIS", đã được giới thiệu rộng
rãi và chiếm được cảm tình của nhiều người dùng. Ðây là một trong không
nhiều sản phẩm phần mềm về công nghệ HTTTÐL do các công ty hoặc cơ quan
của Việt Nam xây dựng nên và được người sử dụng chấp nhận. Nhiều cơ
quan,địa phương phía Nam đã ứng dụng WINGIS để xây dựng các cơ sở dữ
liệu HTTTÐL.
 Các sở KHCN&MT: Trong 3 năm qua có nhiều sở KHCN&MT tham gia dự
án GIS của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Các tỉnh này đã bước đầu
xây dựng được các HTTTÐL về tài nguyên thiên nhiên của địa phương. Tuy
nhiên các HTTTÐL này mới chỉ dừng lại ở mức việc tra cứu, tham khảo chứ
chưa đạt được mức phân tích và hỗ trợ ra quyết định. Các thông tin môi trường
còn ít. Sau khi xây dựng xong, các hệ thống này chưa được cập nhật số liệu
thường xuyên.
I.1.5. Ứng dụng GIS ở Long An
- Từ những năm 1995 trở về trước, ngành Địa chính chủ yếu sử dụng Autocad để quản
lý bản đồ các loại. Ngành Nông nghiệp, Thủy sản, Môi trường hầu như chưa có ứng
Trang 9


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Trương Ngọc Điệp

dụng GIS trong quản lý và phát triển. Riêng ngành Thủy lợi có sử dụng MapInfo trong
việc quản lý theo dõi hệ thống kênh mương cấp thoát nước cho vùng đồng lúa.
- Từ năm 1995 đến năm 2000, ngành Địa chính đã bước đầu ứng dụng MicroStation
trong quản lý đất đai, ứng dụng Famis, Caddb trong quản lý Hồ sơ Địa chính. Trong

thời gian này UBND tỉnh Long An có yêu cầu các ngành trên địa bàn không được sử
dụng MapInfo nếu không có bản quyền.
- Từ năm 2000 đến nay, ngoài hệ thống phần mềm MicroStation và Mapping Office
được ứng dụng chủ yếu trong quản lý đất đai và môi trường, địa phương còn tiến hành
một số dự án để ứng dụng Vilis- một phần mềm hệ thống thông tin đất đai trong quản
lý bản đồ các loại, đặc biệt là bản đồ địa chính, bản đồ sử dụng đất và hệ thống Hồ sơ
Địa chính.
- Năm 2008 được sự chấp thuận của UBND tỉnh, Sở TN & MT Long An đã xây dựng
hệ thống thông tin địa lý của tỉnh là LongAn GIS, theo đó sẽ ứng dụng ArcGis để quản
lý và chuẩn hóa toàn bộ dữ liệu không gian.
I.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.2.1. Cơ sở thực tiễn
 Trong phát triển kinh tế xã hội, đất đai luôn là yều tố quan trọng và là yếu tố
được quan tâm hàng đầu không thể thay thế được. Đất thì vô hạn về thời gian
sử dụng có thể cải tạo được nhưng bị giới hạn về diện tích và cố định về vị trí.
Vì vậy, để đất đai được sử dụng ổn định, lâu dài thì con người phải sử dụng nó
một cách có kế hoạch, khoa học, hợp lý.
 Trong những năm gần đây, Châu Thành đã có những bước tiến nhảy vọt về các
mặt kinh tế-văn hóa, khoa học-kỹ thuật, đã tạo nên một áp lực rất lớn đối với
đất đai.Trước đây, Thanh Vĩnh Đông là một xã với tập quán nền kinh tế nông
nghiệp lúa nước, không cho năng suất cao. Hiện nay, tốc độ đô thị hóa rất
nhanh, tạo nên áp lực lớn trong công tác quản lý đất đai.Vì vậy, QHSDĐĐ cần
phải được tiến hành thống nhất theo định hướng phát triển chung của huyện, tạo
cơ sở cho việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả. Điều
này, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của huyện Châu Thành.
I.2.2. Cơ sở khoa học
Có một lý do khiến chúng ta phải cần đến GIS, đó là những khó khăn gặp phải
khi sử dụng bản đồ giấy:
 Cơ sở dữ liệu không gian địa lý của bản đồ giấy gặp khó khăn trong việc gìn
giữ và bảo quản.

 Những bản đồ và số liệu thống kê khó khăn trong vấn đề cập nhật.
 Không thể phục hồi cơ sở dữ liệu.
 Khó khăn trong việc chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu.
Những thuận lợi khi sử dụng GIS
 Cơ sở dữ liệu không gian địa lý trong bản đồ số dễ dàng trong việc gìn giữ và
bảo quản.
 Dễ dàng trong việc chỉnh sửa và cập nhật

Trang 10


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Trương Ngọc Điệp

 Các thông tin của cơ sở dữ liệu không gian địa lý rất dễ dàng khi tìm kiếm,
phân tích.
 Nhiều giá trị khác có thể được thêm vào.
 Cơ sở dữ liệu không gian địa lý có thể dễ dàng trong việc chia sẻ và trao đổi
 Hỗ trợ tích cực cho quá trình biên tập bản đồ.
 Tiết kiệm được tiền bạc và thời gian.
 Những quyết định tốt hơn có thể được ra đời trên cơ sở GIS.
 GIS là khoa học liên ngành (Địa lý, Viễn thám,Đo đạc…) nên nó góp phần rất
lớn trong việc cung cấp dữ liệu cho các ngành liên quan.
I.3. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung
theo Nghị quyết số 51/2001-QH10 ngày 25/12/2001 của quốc hội khoá X, kỳ hợp thứ
10.
- Luật đất đai năm 2003 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003.

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về hướng dẫn thi
hành luật đất đai.
- Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 11/01/2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
về việc hướng dẫn lập điều chỉnh và thẩm định quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
- Quyết định 04 /2005/BTNMT Ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch kế
hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 08 /2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ TN&MT hướng dẫn thống
kê, kiểm kê đất đai và xây dựng BĐHTSDĐ.
- Quyết định số 23 /2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ TN&MT về việc ban
hành ký hiệu BĐHTSDĐ và BĐQHSDĐ.
- Nghị quyết số 72/2008/NQ-HĐND ngày 21/4/2008 của HĐND tỉnh về điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch sử dụng đất tỉnh Long An đến năm 2010.
- Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 huyện Châu
Thành.
- Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện Châu Thành về phát triển kinh tế-xã
hội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
I.4. GIỚI THIỆU CÁC PHẦN MỀM
I.4.1. Phần mềm MicroStation
Là một phẩn mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và môi trường độ họa rất mạnh cho phép
xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. MicroStation còn
được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác, như: Geovec, Iracb, Mrfclean, famis
chạy trên đó.
Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh(
Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
MicroStation còn cung cấp các công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ họa từ
các phần mềm khác qua các file (*.dxf, *.dwg).
Trang 11


Ngành Quản lý đất đai


SVTH: Trương Ngọc Điệp

I.4.2. Famis
“Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral
Mapping Intergrated Software - FAMIS ) " có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp,
xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ
sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số.
I.4.3. MapInfo
MapInfo Professional là phần mềm hệ thống thông tin địa lý do công ty MapInfo sản
xuất. Phiên bản hiện hành là MapInfo Professional 9.5.
MapInfo Professional là phần mềm chạy trên môi trường Windows, có chức năng kết
nối với các ứng dụng Windows khác (chẳng hạn như Microsoft Office). Trên nền một
văn bản Office có thể hỗ trợ tạo một bản đồ MapInfo cho phép người dùng tương tác
được.
MapInfo Professional là một phần mềm đơn giản, dễ sử dụng, giúp ta có thể thực hiện
những công việc phức tạp và phân tích dữ liệu một cách chi tiết . Nó thực hiện những
thao tác dễ dàng hơn, giảm chi phí trong phân tích dữ liệu. Tăng hiệu quả và cải thiện
tốc độ công việc.
I.5. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG BẢN ĐỒ PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐIỀU CHỈNH
QHSDĐĐ.
- Bản đồ chuyên đề: Là loại bản đồ thể hiện chi tiết một mặt, một bộ phận của các đối
tượng, hiện tượng trong thực tế, tự nhiên hay xã hội, được thành lập một cách đa dạng
nhằm phục vụ mục đích sử dụng thực tế.
- Bản đồ địa chính: Là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan,
lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xác nhận.
- Bản đồ HTSDĐ: Là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác
định, được lập theo đơn vị hành chính.
- Bản đồ QHSDĐ: Là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự

phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch.
I.6. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.6.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên và môi trường
1. Vị trí địa lý

Trang 12


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Trương Ngọc Điệp

Hình 2: Sơ đồ vị trí xã Thanh Vĩnh Đông
Xã Thanh Vĩnh Đông nằm ở phía Đông-Nam huyện Châu Thành – tỉnh Long An
- Phía Bắc giáp xã Thuận Mỹ
- Phía Nam, Đông - Nam giáp tỉnh Tiền Giang
- Phía Đông – Bắc giáp huyện Cần Đước
- Phía Tây- Bắc giáp xã Thanh Phú Long
Với phần lớn diện tích giáp ranh với tỉnh Tiền Giang qua sông Tra và huyện Cần Đước
qua sông Vàm Cỏ, có Tỉnh lộ 827A chạy qua cùng với mạng lưới tự nhiên rạch dày
đặc giúp cho Thanh Vĩnh Đông dễ dàng giao lưu trao đổi hàng hóa với các xã trong và
ngoài tỉnh bằng cả đường bộ và đường thủy. Vì thế Thanh Vĩnh Đông có điều kiện để
tiếp cận các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng
công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
2. Địa hình
Là xã thuộc vùng hạ của huyện Châu Thành, phần lớn tiếp giáp với sông Vàm Cỏ và
sông Tra, Thanh Vĩnh Đông có địa hình thấp trũng nhất so với các xã trong huyện, độ
cao trung bình từ 0,5 – 0,8 m so với mực nước biển. Vào mùa mưa phần lớn diện tích
đất của xã bị ngập úng, còn trong mùa khô phần diện tích này bị nhiễm mặn, phèn gây
Trang 13



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Trương Ngọc Điệp

khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, hiện tại chỉ trồng 1 vụ lúa/năm. Tuy nhiên, với địa
hình của xã rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản.
3. Khí hậu
Thanh Vĩnh Đông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, không có
sự phân hóa mùa đáng kể về nhiệt độ. Một năm có 2 mùa, là mùa khô và mùa mưa.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau.
3.1. Lượng mưa
Điểm hạn chế lớn nhất của khí hậu là lượng mưa phân bố rất không đều trong năm.
Với lượng mưa trung bình 1532 mm/năm, trong đó phân bố trong mùa khô chỉ có
117mm (chiếm 8% tổng lượng mưa cả năm) còn mùa mưa chiếm tới 92% tổng lượng
mưa cả năm. Do đó ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
3.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ bình quân cao đều trong năm 28,10C, nhiệt độ thay đổi qua các tháng rất nhỏ
(trung bình tháng thấp nhất so với tháng cao nhất là 30C ). Tháng có nhiệt độ cao nhất
trong năm là tháng 4 khoảng 300 C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng giếng khoảng
270C.
3.3. Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối trung bình khoảng 82%.
Mùa khô có độ ẩm trung bình là 79%. Mùa mưa có độ ẩm trung bình là 86%. Tháng
có ẩm cao nhất là tháng 10, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4.
3.4. Bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình năm từ 1100-1500 mm.
Lượng bốc hơi lớn nhất vào tháng 2,3 bình quân khoảng 150 mm/tháng.

Lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 9,10 bình quân khoảng 80 mm/tháng.
4. Thủy văn
Mạng lưới thủy văn của xã rất phong phú và đa dạng, bao gồm sông Vàm Cỏ, sông
Tra và hệ thống các rạch tự nhiên chảy qua địa bàn xã, như rạch Bà Trung, rạch Đồn,
rạch Bùng,…và kênh rạch nội đồng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không
đều, có biên độ lớn của biển Đông thông qua sông Vàm Cỏ và sông Tra. Vào mùa khô
nước sông thấp, thủy triều đưa nước mặn thâm nhập sâu vào nội đồng làm nhiễm mặn
phần lớn diện tích đất của xã. Ảnh hưởng của triều mặn và thiếu nguồn nước ngọt là
nguyên nhân chủ yếu hạn chế việc tăng hệ số sử dụng đất trên địa bàn xã.
5. Các nguồn tài nguyên
5.1. Tài nguyên đất
Đất đai của xã Thanh Vĩnh Đông phân theo nguồn gốc phát sinh gồm 2 nhóm:
- Nhóm đất mặn hình thành ở nơi có địa hình thấp trũng, bị ảnh hưởng ngập nước
thường xuyên, nơi đây còn có quá trình tích đọng nhiều xác bã thực vật nên hàm lượng
mùn thường cao hơn đất phù sa, đạm tổng số từ khá đến giàu, nghèo lân, kali trung
bình, trong đất mặn nồng độ Cl- ở mức độ cao.

Trang 14


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Trương Ngọc Điệp

Đất mặn ở xã gồm 2 loại: đất mặn trung bình chiếm phần lớn diện tích đất của xã
(khoảng 85%); đất mặn ít phân bố ở phần đất tiếp giáp xã Thanh Phú Long chiếm
khoảng 10% diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất líp có nguồn gốc từ đất phù sa nhưng đã bị xáo trộn, loại đất này phân bố
rãi rác trên địa bàn xã.
Nhìn chung, trong 2 nhóm đất của xã chỉ có đất là có chất lượng tốt, thích hợp cho sự

sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
(khoảng 5%). Nhóm đất mặn cần phải được cải tạo, biện pháp tốt nhất là phải hoàn
chỉnh hệ thống thủy nông, thau chua rửa măn, kết hợp việc sử dụng giống, bố trí mùa
vụ hợp lý, kỹ thuật canh tác. Có như vậy sản xuất mới phát triển bền vững mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
5.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt:
+ Nguồn nước mặt chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, được cung cấp bởi
sông Vàm Cỏ, sông Tra và hệ thống các rạch tự nhiên chảy qua địa bàn xã như rạch Bà
Trừng, rạch Đồn, rạch Miễu,…Sông Vàm Cỏ và sông Tra vào mùa khô bị nhiễm phèn,
nhiễm mặn nên việc sử dụng nước sông vào sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt là hạn
chế.
+ Nguồn nước mặt có chất lượng tốt phục vụ cho sinh hoạt của người dân là nước
mưa, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều theo mùa, gây khó khăn về nước ngọt
vào mùa khô.
- Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu bản đồ nước ngầm của Liên đoàn địa chất thủy văn
lập kết quả khoan khai thác của chương trình nước sạch nông thôn cho thấy tầng nước
ngầm của xã hiện ở độ sâu 200 m. Do lớp trầm tích sông biển và biển Đông chứa
nhiều ion kiềm làm nước cứng nên chất lượng nước chưa cao.
6. Cảnh quan môi trường
Thanh Vĩnh Đông mang đặc tính của vùng nông thôn miền Tây Nam Bộ, dân cư phần
lớn sống rãi rác dọc theo kênh rạch. Tỷ lệ nhà tạm và bán kiên cố chiếm trên 50%. Môi
trường của xã hiện nay tương đối trong sạch. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nông
nghiệp việc sử dụng ngày càng nhiều hóa chất như phân bón, thuốc trừ sâu,…cùng các
chất thải từ sinh hoạt của người dân sẽ có tác động xấu đến môi trường của xã, vì thế
đòi hỏi các nhà quản lý ngoài việc đầu tư phát triển sản xuất, phải tính đến phương án
bảo vệ môi trường sinh thái nhằm tạo ra sự phát triển bền vững lâu dài.
7. Nhận xét chung
Với vị trí địa lý nằm ở phía Đông-Nam huyện Châu Thành, tiếp giáp phần lớn với tỉnh
Tiền Giang qua sông Tra và huyện Cần Đước qua sông Vàm Cỏ, thêm vào đó hệ thống

giao thông tương đối thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy, tạo điều kiện cho xã
tiếp nhận các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài cũng như dễ dạng trao đổi hàng hóa với
các xã trong và ngoài huyện; thúc đẩy nền kinh tế của xã ngày càng phát triển theo
hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Tuy nhiên xã cũng có nhiều khó khăn, do địa hình của xã trải dài, phần lớn diện tích
tiếp giáp sông nên vào mùa mưa thường bị ngập úng, còn trong mùa khô phần lớn diện
tích đất của xã bị nhiễm mặn, điều này gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
Trang 15


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Trương Ngọc Điệp

Mực nước ngầm ở độ sâu 200 m, với chất lượng nước chưa cao gây khó khăn trong
việc khai thác, sử dụng trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất.
I.6.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
1. Thực trạng phát triển kinh tế
Những năm gần đây, thực hiện đổi mới nền kinh tế cùng cả nước xã Thanh Vĩnh Đông
đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Nền
kinh tế của xã tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ.
1.1. Nghành nông nghiệp
Xã Thanh Vĩnh Đông có diện tích đất nông nghiệp là 840,84 ha chiếm 76,11%(năm
2008) diện tích đất tự nhiên của xã. Số khẩu nông nghiệp của xã là 6051 người ( chiếm
80% nhân khẩu toàn xã).Bình quân đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp là 1400 m2.
Ngành nông nghiệp của xã tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực chính là trồng trọt và nuôi
trồng thủy sản.
Trong đó ngành nuôi trồng thủy sản chiếm chủ lực của xã, diện tích đất nuôi trồng
thủy sản là 450,92 ha ( chiếm 53,62% diện tích đất nông nghiệp). Do địa hình thấp,

vào mùa khô đất thường bị nhiễm mặn, phèn nên năng suất cây trồng không cao, cây
lúa đạt năng suất bình quân 3 tấn/ha. Ngoài ra nhân dân còn trồng các loại cây ăn trái
như: Thanh long, dừa, nhãn, cam, quýt,…
Ngoài trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, nhân dân còn tích cực phát triển chăn nuôi gia
súc, gia cầm, như gà, vịt, heo, bò,…
1.2. Ngành thương mại dịch vụ và TTCN
Số khẩu phi nông nghiệp của xã là 1513 người, số người này hoạt động chủ yếu trong
các ngành TTCN, dịch vụ buôn bán nhỏ như: xay sát lương thực, mộc dân dụng, may
mặc, dịch vụ nông nghiệp,…Toàn xã hiện có 12 cơ sở mộc, 10 cơ sở ghe thuyền, 1 cơ
sở xà phòng,…
2. Dân số
Xã Thanh Vĩnh Đông có tổng dân số là 7546 người, trong đó số khẩu nông nghiệp là
6051 người( chiếm 80%), số khẩu phi nông nghiệp 1513 người( chiếm 20%).
Toàn xã có 1372 hộ. Dân số của xã được phân bố trong 4 ấp: Xuân Hòa 1, Xuân Hòa
2, Thành Bình 2, Vĩnh Viễn.
3.Thực trạng phát triển các khu dân cư
Khu dân cư xã Thanh Vĩnh Đông phân bố dọc theo sông Vàm Cỏ, sông Tra và các
rạch tự nhiên như: rạch Đồn, rạch Bà Chân, rạch Bùn, rạch Miễu,…và rãi rác dọc theo
các lộ chính trong xã như: Tỉnh lộ 827A, lộ Thầy Ban, lộ Ông Lồi,…Một số hộ gia
đình các nhân bố trí rãi rác ngoài đồng ruộng. Sự phân bố dân cư thiếu tập trung này
gây khó khăn cho sản xuất, cho đầu tư cơ sở hạ tầng và cho việc quản lý đất đai. Hiện
nay, diện tích đất ở của xã là 46,20 ha (chiếm 5,5% diện tích tự nhiên). Bình quân diện
tích đất ở /hộ là 300 m2.
4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
4.1. Giao thông
Giao thông trên địa bàn xã gồm giao thông đường bộ và đường thủy. Về đường bộ ,
tỉnh lộ 827A là đường chính, giúp xã thông thương với các xã khác trong huyện và thị
Trang 16



×