Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

chuyên đề dạy thêm 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.14 KB, 41 trang )

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

Ngày soạn:26/08/2015
Tiết 1( tuần 3)
BÀI TẬP AXIT – BAZƠ – MUỐI
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Biết xác định chất thuộc axit, bazơ, muối
- Viết được PTPƯ
- Giải được một số bài tập liên quan
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng viết ptđl, tính toán logic khi giải toán
II. Nội dung dạy:
Bài 1: ( Bài 3 đề cương) Trộn 100ml dung dịch HCl 0,8M với 400ml dung dịch Ca(OH) 2 0,15M
được dung dịch D.
a) Tính nồng độ mol/lít của ion OH- có trong dung dịch D .
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 1M đủ để trung hòa dung dịch D.
Hướng dẫn giãi:
a) - Tính số mol HCl và Ca(OH)2
- Viêt PTPƯ và xác định được dung dịch D có chứa chất tan nào
- Viết PTĐL của các chất trong dd D rồi tính nồng độ
b) - Viết PTPƯ H2SO4 với Ca(OH)2
- Tìm số mol H2SO4 suy ra thể tích
Bài 2: ( Bài 4 đề cương) Chia 15,6g Al(OH)3 làm hai phần bằng nhau :
a) Cho 200ml dung dịch H2SO4 1M vào phần I. Tính khối lượng muối tạo thành ?
b) Cho 50ml dung dịch NaOH 1M vào phần II. Tính khối lượng muối tạo thành ?
Hướng dẫn giãi:
Tính số mol Al(OH)3 trong mổi phần
a) Viết PTPƯ H2SO4 với Al(OH)3, tính số mol của muốiAl2(SO4)3 rồi tính khối lượng muối


b)Viết PTPƯ NaOH với Al(OH)3, tính số mol của muối NaAlO2 rồi tính khối lượng muối
Bài 3: ( Bài 9 đề cương)Chia 8,6g Be(OH)2 làm thành 2 phần bằng nhau, tính khối lượng muối tạo
thành khi cho:
a) PHần 1 vào 120 cm3 dung dịch H2SO4 1M.
b) PHần 2 vào 120 cm3 dung dịch NaOH 1M.
HS LÀM TƯƠNG TỰ BÀI 2
Bài 4:( Bài 10 đề cương) Cho rằng sự trộn lẫn các dung dịch không làm thay đổi đáng kể thể tích
dung dịch.
a) Trộn 1,5 lít dung dịch NaOH 2M với 0,5 lít dung dịch NaOH 1M. Tính nồng độ mol /lít của
dung dịch thu được.
b) PHải trộn dung dịch H2SO4 1M và H2SO4 3M theo tỷ lệ nào về thể tích để được dung dịch
H2SO4 1,5M
HD: a) Tính tổng số mol NaOH suy ra nồng độ.
ĐS: 1,75M
Nguyễn Thị Việt Kiều

-1-


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

b) Gọi V1, V2 là thể tích của H2SO4 1M và H2SO4 3M
ta có: (V1 + 3V2) : ( V1 +V2) = 1,5
V1 : V2 = 3:1
*Bài 5:( Bài 12 đề cương) Cho dung dịch NaOH dư vào 100ml dung dịch AlCl 3 và FeCl3, lọc kết
tủa rồi nung ở nhiệt độ cao thu được 2 g chất rắn . Mặt khác, 400ml dung dịch AgNO 3 0,2M tác dụng
vừa đủ với 50ml dung dịch 2 muối trên. Tính nồng độ mol của AlCl3 và FeCl3.
HD:vì NaOH dư nên kết tủa đem nung là Fe(OH)3, vậy chất rắn là Fe2O3

Tính mol Fe2O3, Viết PTPƯ với AgNO3và có thể giãi hệ

Ngày soạn:03/09/2015
Tiết 2( tuần 4)
BÀI TẬP pH CỦA DUNG DỊCH
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Biết xác định môi trường axit, bazơ, trung tính theo pH và ngược lại
- Tính được [H+] ,[OH-] từ đó tính pH
- Giải được một số bài tập liên quan
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng tính pH, tính toán logic khi giải toán
II. Nội dung dạy:
1. Dạng bài tập pha loãng dung dịch:
Hướng giãi: Từ PTPƯ:
H+ + OH- → H2O
Nếu pha loãng dung dịch bao nhiêu lần thì nồng độ giảm bấy nhiêu lần
Bài 1:(Câu 3 đề cương) Cho 400 ml nước vào 100 ml dd có pH =2 . pH của dd thu được :
ĐS: 2,7
Bài 2:( Câu 5 đề cương) Cần pha loãng dd NaOH có pH = 12 bao nhiêu lần để thu được dd có pH=
11 ?
ĐS: 10 lần
Bài 3:(Câu 12 đề cương) Cho 10ml dung dịch HCl có pH = 3. Thêm vào đó x ml nước cất khuấy
đều, thu được dung dịch có pH = 4. Hỏi x bằng bao nhiêu ?
ĐS:90ml
2. Dạng bài tập trộn lẫn dung dịch axit với dd bazơ tính ph và ngược lại:
Cách giải:
- Tính số mol H+; OH- PTPƯ : H+
+ OH- → H2O
- Tìm số mol dư suy ra pH

Bài 4:(Câu 19 đề cương ) Trộn 20ml dung dịch HCl 0,05M với 20ml dung dịch H 2SO4 0,075M. Nếu
coi thể tích sau khi pha trộn bằng tổng thể tích của hai dung dịch đầu thì pH của dung dịch thu được
là :
HD: Mol H+ = 0,004; [H+] = 0,1 = 10-1 M nên ph = 1

Nguyễn Thị Việt Kiều

-2-


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

Bài 5:(Câu 20 đề cương) Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200ml dung dịch NaOH 0,3M với 200ml
dung dịch H2SO4 0,05M có pH là bao nhiêu ?
ĐS:pH = 13
Bài 6:(Câu 41 đề cương )
Trộn lẫn Vml dung dịch NaOH 0,01M với Vml dung dịch HCl 0,03M được 2Vml dung dịch Y.
Dung dịch Y có pH là :
ĐS:ph = 2
*Bài 7:(Câu 36 đề cương)
Dung dịch HNO3 0,06M (A) trộn với dung dịch HCl 0,005M (B) theo tỷ lệ thể tích V A/VB để thu
được dung dịch có pH = 2 là :
ĐS:1/10

Ngày soạn:8/09/2015
Tiết 3, 4( tuần 5, 6)
BÀI TẬP PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI
I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:
Viết được phản ứng trao đổi ion trong dung dịch dạng phương trình phân tử, phương trình ion đầy
đủ, thu gọn
-Giãi được một số bài tập liên quan
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng, tính toán logic khi giải toán
II. Nội dung dạy:
1.Củng cố lí thuyết cơ bản
2. Bài tập:
Bài 1. Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có) xảy ra trong dung dịch
giữa các cặp chất sau :
a) Fe2(SO4)3 + NaOH
b)NH4Cl + AgNO3
c) NaF
+ HCl
d) FeS
+ HCl
Bài 2. Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có) xảy ra trong dung dịch :
a) MgSO4
+ NaNO3
b) Zn(OH)2 + NaOH
c) Pb(NO3)2 + H2S
f) Na2SO3
+ HCl
Bài 3. Viết phương trình phân tử của các phản ứng có phương trình ion rút gọn sau đây:
a) Pb2+ + SO42- → PbSO4
b) Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2
2+
c) S + 2H → H2S
d) 2H+ + CO32- → H2O + CO2

e) CaCO3 +2H+ → Ca2+ + CO2 + H2O
Bài 4. Hoàn thành các phương trình ion rút gọn dưới đây và viết phương trình phân tử của phản ứng
tương ứng:
Nguyễn Thị Việt Kiều

-3-


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

a) Al3+ + …………….. → Al(OH)3
c) Ag+ + …………….. → AgCl
e) Cr3+ + …………...... → Cr(OH)3

Giáo án dạy thêm hóa 11

b) Pb2+ + …………….. → PbS
d) Ca2+ + …………….. → Ca3(PO4)

Bài 5. Chỉ dùng quì tím, hãy nêu cách phân biệt các dung dịch mất nhãn sau:
a) Na2SO4 , Na2CO3 , BaCl2 , KNO3 .
b) NH4Cl , (NH4)2SO4 , BaCl2 , NaOH ,Na2CO3 .
Bài 6( Bài 9 đề cương). 0,80g một kim loại hóa trị II hòa tan hoàn toàn trong 100,0ml H2SO4 0,50M.
Lượng axit còn dư phản ứng vừa đủ với 33,4ml dung dịch NaOH 1,00M. Xác định tên kim loại ?
Hướng dẫn:
- Tính số mol H2SO4
- Viết phương trình phản ứng
- Tìm lượng axit dư suy ra lượng axit tác dụng với kim loại suy ra M kim loại
ĐS:Mg
Bài 7(Bài 10 đề cương). Hòa tan 0,8870g hỗn hợp NaCl và KCl trong nước.Xử lí dung dịch thu

được bằng một lượng dư dung dịch AgNO 3. Kết tủa khô thu được có khối lượng 1,9130g. Tính thành
phần % của từng chất trong hỗn hợp ?
Hướng dẫn giải:
- Tính số mol kết tủa AgCl suy ra mol Clo
- Gọi xy là số mol của NaCl, KCl
- Lập hệ và giải
Bài 8 (Bài 12 đề cương). Hòa tan hoàn toàn 0,1022g một muối kim loại hóa trị II MCO 3 trong
20.0ml dung dịch HCl 0,080M. Để trung hòa lượng HCl dư cần 5,64ml dung dịch NaOH 0,10M. Xác
định kim loại M ?
HD: Tương tự bài 6
Bài 9 (Bài 22 đề cương). Trộn 150ml dung dịch KHSO4 1M với 100ml dung dịch KOH 2M ta được
250ml dung dịch A.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra ở dạng phân tử và ion thu gọn.
b) Tính nồng độ mol/lít các chất có trong dung dịch A.
c) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết từng dung dịch.
HD:
- Tính số mol các chất
- Viết PTPƯ và xác định dd A chứa chất nào
- Tính nồng độ mol các ion
Bài 10:(Bài 24 đề cương). Cho 150ml dd NaHCO3 0,2M vào 250ml dung dịch HCl 0,2M ta được
khí A và dung dịch B.
a) Tính thể tích khí A (đktc).
b) Tính nồng độ mol/lít của các chất và các ion trong dung dịch B.

Nguyễn Thị Việt Kiều

-4-


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng


Giáo án dạy thêm hóa 11

c) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch Ba(OH) 2, biết 50ml dung dịch Ba(OH) 2 trung hòa bởi 25ml
dung dịch B.
HD: Tương tự bài 22

Ngày soạn: 15/09/2015
Tiết 5 (tuần 7)
BÀI TẬP NITƠ-AMONIĂC- MUỐI AMONI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biế xác định số oxihoá của nitơ trong các chất
Viết được ptpư thể hiện tính chất hoá học của nitơ, amoniăc, muối amoni
- Vận dụng giãi bài tập liên quan
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng giãi bài tập , nhận biết
II. Nội dung dạy:
1.Củng cố lí thuyết cơ bản
2. Bài tập:
Bài 1. Thực hiện chỗi phản ứng sau (ghi đk nếu có).
a) N2 → NH3 → NO → NO2 →
HNO3 → KNO3
b) NH3 → HCl → NH4Cl → NH3 → Cu → Cu(NO3)2
c) NH4NO3 → N2 →NH3 → (NH4)2SO4 → NH3 →
[ Cu(NH3)4 ](OH)2
Bài 2. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học.
b) Các chất bột đựng trong lọ mất nhãn : NH4Cl ,(NH4)2SO4 ,(NH4)2CO3 ,NH4NO3.
c) Chỉ dùng quỳ tím nhận biết các dung dịch sau: HCl ,NaOH, Na2CO3 , (NH4)2SO4 , CaCl2.
d) Chỉ dùng một kim loại nhận biết các dung dịch sau: (NH4)2SO4 ,NH4NO3 , FeSO4 , AlCl3.

Bài 3(Bài 5 đề cương). Trộn 3 lít NO với 10 lít không khí .Tính thể tích NO 2 tạo thành và thể tích
hỗn hợp khí sau phản ứng . (Biết O 2 chiếm 1/5 thể tích không khí, phản ứng xảy ra hoàn toàn ,các thể
tích khí đo trong cùng điều kiện).
HD:
- Tính thể tích oxi
- Viết PTPƯ
- Tìm thể tích các chất
ĐS: VO2 = O,5l: VNO2 = 1,5l
Bài 4 (Bài 7đề cương). Cho lượng dư khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2g CuO nung nóng đến
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A và hỗn hợp khí. Chất A phản ứng vừa đủ với 20
ml dd HCl 1 M.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng?
b) Tính thể tích khí nitơ (đkc) được tạo thành sau phản ứng?
Nguyễn Thị Việt Kiều

-5-


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

HD:
-Tính mol CuO
- Chất rắn A gồm Cu và CuO dư
-Tính số mol CuO dư suy ra số mol CuO phản ứng rồi tìm thể tích nitơ
*Bài 5 (Bài 15 đề cương). Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 50 ml dd A có chứa các ion NH 4+, SO42,NO3-. Thì có 11,65g một kết tủa được tạo ra và đun nóng thì có 4,48 lít (đktc) một chất khí bay ra .
a) Viết phương trình phân tử và phương trình ion của các phản ứng xảy ra
b) Tính nồng độ mol/lít của mỗi muối trong dd A?
HD

- Kết tủa là BaSO4. khí là NH3
- có thể bảo toàn nguyên tố S và N
*Bài 6 (Bài 13 đề cương). Cho dung dịch NH3(dư) vào 20ml dung dịch Al2(SO4)3, lọc lấy kết tủa và
cho vào 10ml dung dịch NaOH 2M thì tan hết.
a) Viết phương trình hóa học xảy ra dưới dạng phân tử và ion rút gọn.
b) Tính nồng độ mol/lít của các ion Al3+, SO42– và của Al2(SO4)3 trong dung dịch.
HD:
- Kết tủa là Al(OH)3
- Tính số mol NaOH suy ra số mol Al(OH)3 rồi bảo toàn Al

Ngày soạn:02/10/2015
Tiết 6; 7, 8 (tuần 8, 9, 10)
BÀI TÂP VỀ AXIT NITRIC
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm vững kiến thức cơ bản về axit nitric qua việc giãi bài tập trắc nghiệm, bài tập chuỗi phane ứng
-Vận dụng kiến thức cơ bản giãi một số bài toán về HNO3 tác dụng với kim loại, hỗn hợp nhiều kim
loại, hỗn hợp kim loại và oxit kim loại dựa vào phản ứng oxi hoá khử, bài toán bằng phương pháp
bảo toàn electron, áp dụng phương pháp đường chéo, biện luận tìm sản phẩm khử...
2. Kĩ năng:
Rèn luyyện kĩ năng viết và cân bằng phản ứng. Đặc biệt là phản ứng oxihoá khử
- Rèn luyện kĩ năng tính toán, suy luận
II. Một số bài tập:
Tiết 9: Dạng bài tập rèn luyện kĩ năng viết và cân bằng PƯ oxi hóa khử
Bài 1 (Bài 1 đề cương). Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi điều kiện nếu có)
a) (NH4)2SO4 → NH3 → NO → NO2 → HNO3 → NaNO3 →NaNO2
b) NH4Cl → NH4NO3 → N2 → NH3 → Cu → Cu(NO3)2 →CuO
c) NH3 → NH4NO3→NaNO3 → NH3 → Al(OH)3 → KalO2
( GV kiểm tra kiểm tra từng HS làm bài dưới lớp)
Nguyễn Thị Việt Kiều


-6-


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

Bài 2 (Bài 2 đề cương). Bổ túc và cân bằng các phương trình hóa học sau:
a) Ag
+ HNO3 (đặc)
→ NO2
+ ? + ?
b) Ag
+ HNO3 (loãng) → NO
+ ? + ?
c) Al
+ HNO3
→ N 2O
+ ? + ?
d) Zn
+ HNO3
→ NH4NO3 + ? + ?
e) FeO
+ HNO3
→ NO + Fe(NO3)3 + ?
f) Fe3O4
+ HNO3
→ NO + Fe(NO3)3 + ?
( GV kiểm tra kiểm tra từng HS làm bài dưới lớp)

Bài 3 (Bài 5 đề cương). Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết :
a) Các dung dịch : KNO3 , HNO3 ,K2SO4 , H2SO4 , KCl , HCl.
b) Các dung dịch : NH3 , (NH4)2SO4 , NH4Cl ,Na2SO4 .
d*) Chỉ dùng quỳ tím và một kim loại hãy nhận biết các dung dịch: HCl, HNO 3, NaOH, NaNO3,
AgNO3
e*) Dùng một kim loại hãy phân biệt các dung dịch muối sau: NH 4NO3 , (NH4)2SO4 , K2SO4, NaCl ,
ZnSO4 .
( GV hướng dẫn HS làm bài HS làm bài dưới lớp)
Tiết 10;11:Dạng bài tập bảo toàn electron
Bài 4 (Bài 9 đề cương). Cho 24,6 gam hỗn hợp Al và Cu tác dụng vừa đủ với 2 lít dung dịch HNO 3
loãng thì thu được 8,96 lít khí NO duy nhất thoát ra (đkc).
a) Tính % khối lượng của Al và Cu trong hỗn hợp.
b) Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng.
HD: - Đặt ẩn rồi lập hệ theo khối lượng và mol khí
- Số mol HNO3 = 4mol NO
Bài 5: Hoà tan 12,8 gam một kim loại hoá trị II trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO 3 60 % ( d =
1,365 g/ml), thu được 8,96 lit(đktc) một khí duy nhất màu nâu đỏ. Xác định tên kim loại và thể tích
dung dịch HNO3 đã phản ứng?
HD: Tương tự bài 5
ĐS:Cu
Bài 6: Cho 5,90 gam hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc, dư, đun nóng, sinh ra 8,96
lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Xác định phần trăm khối lượng mổi kim loại trong hỗn
hợp ban đầu.
Bài 7: 9,6 gam một kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 dư thu đượ 2,24 lít NO ở đktc
(sản phẩm khử duy nhất). Tìm M?
*Bài 8: Hoà tan m gam Cu bằng dung dịch HNO 3 dư thu được 1,12 lít hỗn hợp khí A gồm NO và
NO2 ở đktc (không có sản phẩm khử khác). Biết tỉ khối của A so với hiđro bằng 16,6. Tính giá trị của
m?
HD: Chú ý sử dụng pp đường chéo
Bài 9 (Bài 24 đề cương). Cho 2,16 gam bột Mg tan hết trong dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng

kết thúc thu được 0,896lít khí NO (đkc) và dung dịch X. Tính khối lượng muối nitrat trong dung dịch
X?
HD: Chú ý có tạo muối amoni

Nguyễn Thị Việt Kiều

-7-


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

*Bài 10 : Hoà tan 4,43 gam hỗn hợp Al và Mg trong HNO3 loãng dư thu được dung dịch A và 1,568
lít hỗn hợp hai khí(đkc) đều không màu có khối lượng 2,59 gam (không có sản phẩm khử khác),
trong đó có một khí bị hoá nâu trong không khí
a. Tính phần trăm khối lượng của mổi kim loại trong hỗn hợp
b. Tính số mol HNO3 đã phản ứng
c. Khi cô cạn dung dịch A thì được bao nhiêu gam muối khan..
HD: một khí là NO
Dựa vào phân tử lượng trung bình tìm khí còn lại rồi dùng PP bảo toàn electron
*Bài11 (Bài 23 đề cương). Cho 11,7g Zn hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HNO 3loãng dư thu được
dung dịch A và hỗn hợp khí X gồm N 2 , N2O có VX = 0,672 lít (đkc).Thêm NaOH dư vào dung dịch
A ,đun nóng thu được khí Y, để tác dụng hoàn toàn Y sinh ra cần dùng hết 100ml dd HCl 0,1M .
a) Viết các phương trình phản ứng dạng phân tử, ion.
b) Tính %V từng khí trong hỗn hợp X?
HD: Biện luận để kết luận có muối amoni
Dùng pp bảo toàn e và pt ion thu gọn
Bài 12 (Bài 27 đề cương). Nhiệt phân hoàn toàn 34,65g hỗn hợp gồm KNO 3 ,Cu(NO3)2 thu được
hỗn hợp khí X có tỉ khối của X đối với H 2 bằng 18,8 . Tính khối lượng muối Cu(NO3)2 có trong hỗn

hợp đầu ?

HD: Đặt ẩn. Dùng PP đường chéo sau đó lập hệ

Ngày soạn:8/10/2015
Tiết 9 (tuần 11)
BÀI TẬP VỀ PHÔT PHO VÀ HỢP CHẤT CỦA PHOT PHO
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản vế Phôtpho và hợp chất của Phôtpho qua bài tập chuỗi
phản ứng.
-Vận dụng kiến thức vào việc giãi một số bài tập liên quan
2. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng viết PTPƯ thể hiện tính chất hoá học của các chất.
- Rèn luyện kĩ năng tính toán , trình bày có logic khi giãi bài tập
II. Nội dung:
Bài 1. Viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
+ O2
+ Ca
+ HCl
C
a) Ca3(PO4)2+ SiO2 o+ A
B
C
D
1200 C

b)

P → P2O3→P2O5→H3PO4→Na3PO4→Ag3PO4


Bài 2(Câu 29TNĐC):Thêm 0,15 mol KOH vào dd chứa 0,1 mol H 3PO4. Sau phản ứng, trong dung
dịch có các muối nào, khối lượng bằng bao nhiêu
HD: -Tính số mol
-Lập tỉ lệ kết luận muối tạo thành rồi đặt ẩn giải hệ
Bài 3: (Câu 30TN ĐC) Cho 44g NaOH vào dd chứa 39,2g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn , đem cô dd thu được đến cạn khô. Hỏi những muối nào được tạo nên và khối lượng muối khan
thu được là bao nhiêu ?
Nguyễn Thị Việt Kiều

-8-


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

HD: Tương tự bài 2
Bài 4: Dùng phương pháp hóa học hãy phân biệt các lọ mất nhãn sau:
a) 3 dung dịch: HCl , HNO3 , H3PO4.
b) 4 dung dịch: Na2SO4 , NaNO3 , Na2SO3 , Na3PO4.
Bài 5:(8 ĐC) Cần dùng bao nhiêu gam NaOH để tác dụng với H 3PO4 thu được 12g NaH2PO4 và
4,26g Na3PO4.
HD: Tính số mol 2 muối suy ra số mol Na rồi tính khối lượng NaOH
Bài 6:(10 ĐC) Cho 50,00 ml dung dịch H3PO4 0,50M vào dung dịch KOH.
a) Nếu muốn thu được muối trung hòa thì cần bao nhiêu ml dung dịch KOH 1,00M ?
b) Nếu cho H3PO4 trên vào 50,00 ml dung dịch KOH 0,75M thì thu được muối gì có nồng độ mol/lít
là bao nhiêu ? (biết V dung dịch thu được là 100,00ml).
HD: a) - Tính số mol H3PO4
- Để được muối trung hòa thì số mol KOH gấp 3 lần số mol H 3PO4. Từ đó tính ra thể tích

KOH
b) Tính số mol KOH rồi lập tỉ lệ như bài 2
Bài 7: Phân supephôtphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ ứng với 40% P 2O5. Hãy tính hàm
lượng % của Ca(H2PO4)2 trong phân bón này
HD:
Trong 100 kg phân có 40 kg P2O5
Ca(H2PO4)2 - P2O5
142
234
40
x kg = 65,9 kg
% Ca(H2PO4)2 =65,9%
Bài 8 : PHân kaliclorua sản xuất được từ quặng xivinit thường chỉ ứng với 50% K2O. Tính hàm
lượng % trong phân bón đó.
ĐS: 79,2%
*Bài 9:(Về nhà). Cho biết : P + KClO3 → P2O5 + KCl
a) Tính khối lượng P2O5 thu được, nếu ban đầu dùng 122,50 g KClO3 từ P.
b) Nếu có 3,1 tấn P thì điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H 3PO4 10M ? bao nhiêu lít dung dịch
H3PO4 49% ( d = 1,5).

Ngày soạn:15/10/2015
Tiết 10 (tuần 12)
BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG II
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống toàn bộ kiến thức của chương II thông qua việc giải bài tập
- Hệ thống các dạng bài tập thường gặp
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tái hiện kiến thức cũ
- Rèn luyện kĩ năng viêt PTPƯ, lập luận trong giãi toán

Nguyễn Thị Việt Kiều

-9-


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

II. Nội dung:
Ôn lại một số dạng bài tập thường gặp
a)Dạng bài tập một kim loại tác dụng với HNO 3 tạo hai khí hoặc hỗn hợp hai kim loại tạo
một khí duy nhất:
Hướng giải: -Viết PTPƯ hoặc sơ đồ bảo toàn e
- Tính số mol
- Đặt ẩn giải hệ
Bài tập:
Bài 1: Hòa tan 8,32g Cu vào 3 lit dd HNO3 vừa đủ thu được 4,928 lit hỗn hợp NO và NO2(đkc).
a. tính % thể tích mổi khi
b. Tính nồng độ mol của dd HNO3 đã dùng
ĐS:9%; 91%
Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 11g hỗn hợp Al, Fe vào dd HNO 3 0,5M dư thì thu được 6,72 lít khí NO duy
nhất ở đktc
a. Tính % khối lương mỗi kim loại
b. Tính thể tích dd HNO3 dẫ phản ứng.
ĐS: 50%, 50%, 2,4 lit
b)Dạng bài tập tìm tên kim loại:
HD: Làm tương tự dạng 1
Bài tập:
Bài 1: Cho19,2g một kim loại M tan hoàn toàn trong HNO 3 dư thu được4,48 lit NO duy nhất. Xác

định M.
ĐS: Cu
Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 1,805g hỗn hợp Fe và một kim loại X bằng dd HCl thu được 1,064 lit khí
hiđro. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 1,805g hỗn hợp trên bằng dd HNO 3 loãng dư thu được 0,896 lit
khí NO duy nhất. Biết các khí đo ở đktc. Xác định kim loại X.
ĐS: Al
*Bài 3:Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dd HNO 3 loãng, thu được 2,24 lit(đkc) hỗn hợp khí X gồm
N2 và N2O và dd chứa 8,41m gam muối. Tỉ khối của X so với hiđro bằng 18. Xác định gia tri của m.
ĐS: 11,86g
*Bài 4: Cho 13,6g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dd HNO3 loãng dư, thu
được 2,24 lit khí NO duy nhất ở đktc và dd X. Cô cạn dd X thu được m gam muối khan. Xác định giá
trị m.
HD: Dùng phương pháp qui đổi
ĐS: 48,8g

Nguyễn Thị Việt Kiều

- 10 -


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

Ngày soạn:22/10/2015
Tiết 11, 12 (tuần 13)
BÀI TẬP VỀ CACBON VÀ HỢP CHẤT CỦA CACBON
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản vế cacbon và hợp chất của cac bon qua bài tập chuỗi

phản ứng
-Vận dụng kiến thức vào việc giải một số bài tập liên quan
2. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng viết PTPƯ thể hiện tính chất hoá học của cac bon.
- Rèn luyện kĩ năng tính toán , trình bày có logic khi giải bài tập
II. Nội dung:
Bài 1: Thực hiện dãy chuyển hoá sau :
CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 → CaCO3 → CO2

Bài 2: Ở nhiệt độ cao, cacbon có thể phản ứng với nhiều đơn chất và hợp chất. Hãy lập các phương
trình hóa học sau đây và cho biết ở phản ứng nào cacbon thể hiện tính khử. Ghi rõ số oxi hóa của
cacbon trong từng phản ứng .
1) C + S

2) C + Al

3) C + Ca

4) C + H2O

5) C + CuO

6) C + HNO3 (đặc) →
7) C + H2SO4 ( đặc) →
8) C + KClO3

9) C + CO2

Bài 3: PHân biệt 3 chất khí ở 3 bình riêng biệt: CO, HCl, SO2
Bài 4: Chỉ dùng quỳ tím và 1 chất nữa phân biệt 3 chất rắn màu trắng đựng riêng biệt: CaCO 3,

Na2CO3, NaNO3.
Bài 5:.(6 ĐC) Có 1 hỗn hợp 3 muối NH4HCO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2. Khi nung 73,2g hỗn hợp đó
đến khối lượng không đổi, thu được 24,3 g bã rắn. Chế hoá bã rắn với dd HCl dư thu được 3,36 lit
khí đkc. Xác định % khối lượng các muối có trong hỗn hợp.
HD: - Viết 5 PTPƯ
- Tính số mol CO2
- Từ các pt tính được số mol các chất và suy ra khối lượng và % khối lượng
ĐS:32,4%; 34,4% 33,2%
Bài 6:.(8 ĐC) Nung hỗn hợp chứa 5,6g CaO và 5,4 g C trong lò hồ quang điện thu được chất rắn A
và khí B. Khí B cháy được trong không khí.
a) Xác định thành phần định tính và định lượng của A.
b) Tính thể tích khí B thu được ở đktc
HD:
- Tính số mol các chất theo đề
- Viết PTPƯ
Dụa theo PTPƯ tính khối lượng các chất
Bài 7:.(16 ĐC) Cho 5,94g hỗn hợp K2CO3 và Na2CO3 tac dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được
7,74g hỗn hợp các muối khan K2SO4 và Na2SO4 . Tính thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp
ban đầu.
HD:
- Viết PTPƯ
Đặt ẩn giải hệ
Bài 8: (25 ĐC) Khi cho hổn hợp KOH và KHCO 3 tác dụng với dd HCl dư, cô cạn dd sau phản ứng
thu được 23,35g chất rắn khan và 4,48 lít khí(đkc).Xác định % của hổn hợp ban đầu.
Nguyễn Thị Việt Kiều

- 11 -


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng


Giáo án dạy thêm hóa 11

HD: Tương tự bài 7
Bài 9: .(26 ĐC) Khi nung một hổn hợp Na2CO3.10H2O và NaHCO3 thu được 2,24 lít CO2(đkc) và
31,8g rắn. Xác định % của mỗi muối ban đầu.
HD: Viết PTPƯ , tính số mol CO2 từ PTPƯ tính khối lượg các chấTsuy ra %
ĐS:19% NaHCO 3; 81% Na2CO3 .10H2O
*Bài 10.(27 ĐC) Hoà tan hoàn toàn 3,5g hổn hợp gồm Na 2CO3 và K2CO3 vào nước rồi chia dd thành
2 phần:
PHần 1: cho tác dụng dd HCl 3,65% cho đến khi không còn khí bay ra thì thu được 0,224 lít
khí(đkc).
PHần 2: Cho tác dụng với nước vôi trong dư, thu được 2g kết tủa.
Tính: a) Khối lượng dd HCl 3,65% đã phản ứng
b) Khối lượng mỗi muối trong hổn hợp đầu.
HD: PHần 1 tính mol CO2
PHần 2 tính mol CaCO3
Viết PTPƯ tính khối lượng dd HCl theo CO2
Lập hệ theo khối lượng muối và theo mol tủa
ĐS: 20g dd HCl, 27,6%Na 2CO3, 72,4%K2CO3

Nguyễn Thị Việt Kiều

- 12 -


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11


Ngày soạn: 14/11/2015
(tuần 14)
BÀI TẬP CO2 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp HS nắm vững cách giải bài tập về CO2 tác dụng với dung dịch kiềm nói chung
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tái hiện kiến thức cũ
- Rèn luyện kĩ năng viêt PTPƯ, lập luận trong giải toán
II. Nội dung:
Hướng giải : - Dựa vào đề tìm ssố mol của CO2 và số mol OH- Dựa vào tỉ lệ mol của OH- và CO2 để tìm muối tạo thành sau phản ứng
Bài 1(Bài 5 ĐC): Nung 52,65g CaCO3 ở 10000C và cho toàn bộ lượng khí thoát ra hấp thu hết vào
500ml dd NaOH 1,8M. Hỏi thu được muối nào, khối lượng bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng nhiệt
phân CaCO3 là 95%
HD:
- Viết PTPƯ nhiệt phân CaCO3
- Tính số mol CaCO3 suy ra số mol CO2
- Tính số mol OH- Lập tỉ lệ rồi kết luận muối nào tạo thành
- Đặt ẩn giải hệ
ĐS: Tạo 2 muối: NaHCO3 12,2g, Na2CO3 37,6g
Bài 2(Bài 28 ĐC): Dùng khí CO để khử hoàn toàn 16g Fe 2O3 người ta thu được sản phẩm khí.Dẫn
toàn bộ sản phẩm khí vào 99,12ml dd KOH 20%(D = 1,17g/ml).Hãy tính thể tích khí CO đã dùng
(đktc) và khối lượng muối sinh ra.
HD:
Tương tự bài 1
ĐS: VCO = 2,24 lit, K2CO3 = 27,6g
Bài 3(Bài 33 ĐC): Sục từ từ V lít CO2(đkc) vào 100 ml dd Ba(OH) 2 1M,sau khi phản ứng hoàn toàn
thu được 15,76g kết tủa.Lọc bỏ kết tủa, đun nóng dd nước lọc thu thêm được m gam kết tủa.Tính V
và m.
HD:

- mol Ba(OH)2 = 0,1 mol
- Vì sau khi lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng dd thu thêm m gam kết tủa nên trong dd nước lọc có
Ba(HCO3)2
- Viết 3 PTPU lập hệ giải
ĐS: V = 2,688l, m =3,94g
( có thể giải trực tiếp không cần hệ pt)
Bài 4(Bài 9 ĐC): Cho m gam CO2 hấp thu hoàn toàn vào dd có chứa 14,8g Ca(OH) 2. Sau khi kết
thúc thí nghiệm thấy có 2,5g kết tủa. Tính m?
HD: Vì đề bài không cho Ca(OH)2 dư nên có 2 trường hợp
TH1: CO2 không dư nên kết tủa tạo ra không bị hòa tan và có khối lượng 2,5g
Nguyễn Thị Việt Kiều

- 13 -


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

Viết PTPƯ tính mol CO2 bằng mol tủa
TH2: CO2 dư nên hòa tan một phần tủa còn lại 2,5g
Viết 2PTPƯ tính tổng mol CO2
ĐS: 1,1g hoặc 16,5g
Bài 5(Bài 11ĐC): Cho 1,42g hh CaCO3 và MgCO3 tác dụng với HCl dư, khí thoát ra được hấp thu
hoàn toàn bằng dd Ba(OH)2 có 0,0225 mol. Dung dịch Ba(OH)2 dư được tách ra khỏi kết tủa và thêm
vào đó dd H2SO4 dư để kết tủa hết Ba 2+. Rửa sạch kết tủa BaSO4 và sấy khô đến khối lượng không
đổi thu được 1,7475g. Tính khối lượng mỗi chất trong hh đầu?
HD:Viết các PTPƯ, dựa vào các PTPƯ tìm số mol hỗn hợp thông qua số mol Ba(OH)2 và BaSO4
Sau đó lập hệ
Bài 6(Bài 12 ĐC) : Cho 22,4 lit hh A gồm 2 khí CO và CO 2 đi qua than nóng đỏ (không có mặt

không khí) thu được khí B có thể tích lớn hơn thể tích A là 5,6 lit. Dẫn B qua dd canxihidroxit thì thu
được dd chứa 20,25g Ca(HCO3)2
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Xác định %V của hh khí A. (thể tích các khí đo ở
đktc).
HD: Gọi x,y là số mpl CO và CO2 trong 22,4 lit hh đầu
Vì hh khí sau phản ứng tác dụng được với dd nước vôi nên B có CO 2 dư
Viết PTPƯ tạo Ca(HCO3)2

C + CO2
→ 2CO
CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
0,25
0,125mol
Thể tích CO2 dư = 0,25 mol
Thể tích CO2 phản ứng với C = y – 0,25 mo
Ta có hệ: x+y = 1
x + 2.(y – 0,25) + 0,25 = 1,25
x = y = 0,5 nên
% CO =% CO2 =50%
Bài 7: (Ngoài ĐC):
Sục a mol khí CO2 vào dd Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, dd còn lại đem nung
nóng đến khi lượng kết tủa là lớn nhất thì thu thêm 2 gam kết tủa nữa. Tính a
HD: Tương tự bài 3
(Cách tính nhanh: mol CO2 = mol tủa lần 1 + 2 lần mol tủa lần 2)
ĐS: 0,07 mol
Bài 8: (Ngoài ĐC):
Cho a gam hh BaCO3 và CaCO3 tác dụng với V lit dd HCl 0,4m thấy giải phóng 4,48 lit khí ở đktc,
dẫn toàn bộ lượng khí thu được vào dd Ca(OH)2 dư
a. Tính khối lượng kết tủa thu được

b. Tính thể tích dd HCl cần dùng
c. Gía trị a nằm trong khoản nào
HD: a, b giải tương tự các bài trước
c. CTTQ của hỗn hợp là MCO3
số mol hh = mol C02 = 0,2 mol
20 < a < 39,4
Nguyễn Thị Việt Kiều

- 14 -


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

Ngày soạn: 22/11/2015
(tuần 15)
BÀI TẬP PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ - XÁC ĐỊNGH CÔNG THỨC HỢP CHẤT HỮU CƠ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Biết thiết lập các dạng công thức tính khối lượng, % khối lượng của các nguyên tố, xác định các
loại công thức của HCHC
-Vận dụng kiến thức vào việc giải một số bài tập liên quan
2. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng biện luận để tìm hướng giải đúng
- Rèn luyện kĩ năng tính toán , trình bày có logic khi giải bài tập về xác định các loại công thức của
HCHC
II. Nội dung:
Bài 1: A là một chất hữu cơ chỉ chứa hai nguyên tố. Khi oxi hóa hoàn toàn 2,5 gam A người ta thấy
tạo thành 3,6 gam nước. Xác định thành phần định tính và thành phần định lượng của chất A.

HD: Vì A là HCHC nên A có cacbon. Sản phẩm có nước nên A có hiđro. Vậy A là hợp chất của
cacbon và hiđro
Tính số mol nước suy ra khối lượng H rồi tính %
ĐS: 16%H: 84%C
Bài 2: Khi ox hóa hoàn toàn 5 gam một HCHC, người ta thu được 8,4 lit CO 2 đktc và 4,5 gam H2O
Xác định thành phần % khối lượng của từng nguyên tố trong HCHC đó .
HD: HCHC có C, H và có thể có O
Tính khối lượnh C,H,O rồi tính % khối lượng các nguyên tố
ĐS:90%C, 10%H
Bài 3: PHân tích một hợp chất thành các đơn chất thấy cứ 9 phần khối lượng C có một phần khối
lượng H và 8 phần khối lượng O. Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất trên
HD: mC : mH mO = 9:1 :8
%C = (9:18) . 100 = 50% ; %H =5,56%; %O =44,44%
Bài 4: Để đốt cháy hoàn toàn 2,5 gam chất A phải dùng vừa hết 3,36 lít O 2(đktc). Sản phẩm cháy chỉ
có CO2 và H2O, trong đó khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O là 3,7 gam. Tính phần % khối lượng
của từng nguyên tố trong A .
HD:A có C, H và có thể có O
Tính khối lượng oxi
Áp dụng ĐLBTKL: mCO2 + mH2O + mO2 = 7,3g
Mà mCO2 - mH2O = 3,7g
Suy ra mCO2 = 5,5g, mH2O = 1,8g
Tính khối lượnh C,H,O rồi tính % khối lượng các nguyên tố
ĐS:60%C; 8%H; 32%O
Bài 5( Bài 5 ĐC): Oxi hóa hoàn toàn 6,15 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,25 gam H 2O ; 6,72 lít
CO2 và 0,56 lít N2 (đkc). Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong X.
HD: X chắc chắn có C,H,N và có thể có O
Tính khối lượnh C,H,N,O rồi tính % khối lượng các nguyên tố
ĐS:58,5%C, 4,1%H, 11,4%N, 26%O

Nguyễn Thị Việt Kiều


- 15 -


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

Bài 6: PHân tích một hợp chất thành các đơn chất thấy cứ 9 phần khối lượngC có một phần khối
lượng H và 8 phần khối lượng O. Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất trên
HD: mC : mH mO = 9:1 :8
%C = (9:18) . 100 = 50% ; %H =5,56%; %O =44,44%
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam chất hữu cơ A thu được 2,65 gam Na 2CO3; 12,1 gam CO2 và 2,25
gam H2O
a/ Tính khối lượng của các nguyên tố có trong 5,8 gam A và % khối lượng của nó trong A
b/ Tìm CTĐGN của A.
HD: a. Tương tự bài 4
c. Đặt CTTQ rồi lập tỉ lệ
ĐS: (C6H5ONa)n
Bài 8Bài 2/31): Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam CO 2 và 1,8 gam
H2O. Biết tỉ khối của X so với He là 7,5. Xác định CTPT của X.
HD: HD:Sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O
Tính khối lượng C, H và O nếu có
Tính MX, đặt CTTQ rồi giải theo CTĐG

Ngày soạn: 28/11/2015
(tuần 16)
BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG VỂ HOÁ HỮU CƠ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về hoá hữu cơ:Thành phần nguyên tố, cấu tạo phân tử,
- Biết thiết lập các dạng công thức tính khối lượng, % khối lượng của các nguyên tố, xác định các
loại công thức của HCHC
-Vận dụng kiến thức vào việc giải một số bài tập liên quan
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng mối quan hệ giữa các dạng công thức của HCHC
-Rèn luyện kĩ năng tính toán , trình bày có logic khi giải bài tập về xác định các loại công thức của
HCHC
II. Nội dung:
Bài 1( Bài 1/31): Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình
đựng dung dịch Ca(OH)2 dư (không có khí thoát ra) thấy có 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng
thêm 1,24 gam. Tỉ khối của X so với H2 bằng 15. Xác địnhCTPT của X.
HD:Sán phẩm cháy gồm CO2 và H2O
Tính số mol kết tủa CaCO3 suy ra khối lượng C
Tính khối lượng H và khối lượng O nếu có
Tính MX, đặt CTTQ rồi giải theo CTĐG
ĐS: CH 2O
Bài 2( Bài 3/32) : Đốt 0,15 mol một hợp chất hữu cơ thu được 6,72 lít CO 2 (đktc) và 5,4 gam H 2O.
Mặt khác đốt 1 thể tích hơi chất đó cần 2,5 thể tích O 2. Các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp
Nguyễn Thị Việt Kiều

- 16 -


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

suất. Xác định CTPT của hợp chất đó.
HD: Vì trong cùng điều kiện , thể tích oxi gấp 2,5 lần thể tích HCHC nên số mol oxi gấp 2,5 lần số

mol HCHC = 0,375 mol
Tính được: mol CO2 = mol H2O = 0,3 mol; mC =3,6gam; mH = 0,6gam
Nên mol O2 = O2 sau phản ứng = 0.45 mol
Mà mol O2 cần lấy là 0,375,mol
Vậy số mol O2 có trong HCHC là 0,075 mol
Khối lượng oxi trong HCHC là 2,4g
Đặt CTTQ là CxHyOz
CxHyOz → x CO2 + y/2H2O
0,15
0,3
0,3
Suy ra x =2; y= 4
Lập tỉ lệ: x: y: z = 2: 4: 1
CTĐGN: (C2H4O)n, vì x=2, y =4 nên n = 1
CTPT: C2H4O
Bài 3( Bài 4/32) : Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất hữu cơ A thu được 4,62 gam CO 2 ; 1,215
gam H2O và 168 ml N2 (đktc). Tỉ khối hơi của A so với không khí không vượt quá 4. Xác định công
thức phân tử của A.
HD: Tìm khối lượng các nguyên tố C, H, N, O
Tính M, giải theo hướng CTĐG suy ra CTPT
Bài 4( Bài 6/32) : Phân tích 0,31gam hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, N tạo thành 0,44 gam CO 2.
Mặt khác, nếu phân tích 0,31 gam X để toàn bộ N trong X chuyển thành NH 3 rồi dẫn NH3 vừa tạo
thành vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M thì phần axit dư được trung hòa bởi 50 ml dung dịch NaOH
1,4M. Biết 1 lít hơi chất X (đktc) nặng 1,38 gam. Xác định CTPT của X.
HD:Từ CO2 tìm mC
Từ số mol NaOH tìm số mol H2SO4 dư suy ra số mol H2SO4 phản ứng với NH3, từ đó tính được số
mol NH3
Từ NH3 tính mN suy ra mH
Tìm M rồi lập CTĐG suy ra CTPT
Bài 5( Bài 7/32) : PHân tích 1,5 gam chất hữu cơ X thu được 1,76 gam CO 2 ; 0,9 gam H2O và 112

ml N2 đo ở 0oC và 2 atm. Nếu hóa hơi cũng 1,5 gam chất Z ở 127 o C và 1,64 atm người ta thu được
0,4 lít khí chất Z. Xác định CTPT của X .
HD: Tươug tự bài 3
Bài 6( Bài 10/32) : Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi hợp chất hữu cơ A cần 10 thể tích oxi (đo
cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất), sản phẩm thu được chỉ gồm CO 2 và H2O với mCO2 : mH2O =
44 : 9. Biết MA < 150. Xác định CTPT của A.
HD: Viết PTPT
Dựa vào tỉ lệ tìm CTĐG rồi tìm CTPT
ĐS: C 8H8
Bài 7: Hợp chất A ( chứa C,H,O,N) có MA = 89g/mol. Khi đốt chất 1mol A thu được hơi nước ,3 mol
CO2 và 0,5 mol N2 . Tìm CTPT của A.
Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X chứa C,H,O trong phân tử, thu được 8,8g CO 2 và
3,6 gam nước. Ở đktc 1 lít hơi X có khối lượng xấp xỉ 3,93g. Tìm CTPT của X.
HD: Tương tự các bài trên
Nguyễn Thị Việt Kiều

- 17 -


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

ĐS: C 4H8O2
Bài 9: Chất hữu cơ A chứa 7,86%H; 15,73%N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225g A thu được
1,68 lít CO2 (đktc), ngoài ra còn có hơi nước và khí nitơ. Tìm CTPT của A, biết A có khối lượng mol
phân tử nhỏ hơn 100.
HD: Tương tự
ĐS:C 3H7O2N


Ngày soạn: 2/12/2015
(tuần 17,18)
BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ I
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của chương trìng học kì I để chuẩn bị thi học kì qua các
câu hỏi dạng trắc nghiệm lí thuyết
-Vận dụng kiến thức vào việc giải một số bài tập về chuỗi, nhận biết. Bài tập suy luận...
2. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng viết PTPƯ
- Rèn luyện kĩ năng tính toán , trình bày có logic khi giải bài tập về xác định CTPTcủa HCHC
II. Nội dung: Ôn tập theo đề cương chung của tổ

Nguyễn Thị Việt Kiều

- 18 -


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

Ngày soạn: 04/01/2015
Ngày dạy:
Số tiết dạy: 9 tiết(tuần 20,21)
BÀI TẬP ANKAN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được CTTQ của ankan, viết được đồng phân và gọi tên chúng
-Vận dụng kiến thức vào việc giải một số bài tập liên quan

2. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng viết CTCT, đồng phân
- Rèn luyện kĩ năng tính toán , trình bày có logic khi giải bài tập về xác định CTPTcủa ankan
II. Nội dung:
1/ Trắc nghiệm:
Câu 1 : Chọn định nghĩa đúng về hiđrocacbon no? Hiđrocacbon no là:
A. những hợp chất hữu cơ gồm hai nguyên tố cacbon và hiđro.
B. những hiđrocacbon không tham gia phản ứng cộng.
C. những hiđrocacbon tham gia phản ứng thế. D. những hiđrocacbon chỉ gồm các liên kết đơn trong
phân tử.
Câu 2 : Hai chất A và B có cùng công thức C 5H12 tác dụng với clo theo tỷ lệ mol 1:1 thì A tạo ra một
dẫn xuất duy nhất còn B thì cho bốn dẫn xuất. Công thức cấu tạo của A và B lần lượt là:
CH3

A.

CH3 - C - CH3
CH3

CH3

; CH3 - CH - CH2 - CH3
CH3

B. CH3 - CH - CH2 - CH3
CH3

;

CH3 - C - CH3

CH3

CH3
C. CH3 - C - CH3 ; CH3 - CH2 - CH2 - CH2 -CH3
CH3

D. CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - CH3 ; CH3 - CH - CH2 - CH3

CH3
.
Câu 3: Tính chất hoá học đặc trưng của dãy đồng đẳng ankan là:
A. Tham gia phản ứng oxi hoá hoàn toàn (cháy) tạo ra cacbonic và nước.
B. Tham gia phản ứng thế theo cơ chế gốc tự do.
C. Tham gia phản ứng crackinh.
D. Tham gia phản ứng oxi hoá không hoàn toàn.
Câu 4:Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế một lượng nhỏ khí metan theo cách nào sau đây?
A. Nung axetat natri khan với hỗn hợp vôi tôi xút.
B. PHân huỷ yếm khí các hợp chất
hữu cơ.
C. Tổng hợp từ C và H.
D. Crackinh n-hexan.
Câu 5 : Đối với ankan, theo chiều tăng số nguyên tử cacbon trong phân tử thì
A. nhiệt độ sôi tăng dần, khối lượng riêng giảm dần.
B. nhiệt độ sôi giảm dần, khối lượng
riêng tăng dần
C. nhiệt độ sôi và khối lượng riêng đều tăng dần.
D. nhiệt độ sôi và khối lượng riêng đều
giảm dần.
Câu 6 : Clorofom là :
A. CH3Cl

B. CCl4
C. CHCl3
D. CH2Cl2
Câu 7 : Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan bất kì thì tạo ra
A. số mol H2O lớn hơn số mol CO2.
B. số mol CO2 lớn hơn số mol H2O.
C. số mol CO2 bằng
số mol H2O.

Nguyễn Thị Việt Kiều

- 19 -


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

D. số mol CO2 lớn hơn hay nhỏ hơn số mol H2O phụ thuộc vào từng ankan cụ thể.
Câu 8 : Khi nung natri axetat với vôi tôi xút, tạo ra khí
A. axetilen.
B. etan.
C. metan.
D.etilen

Nguyễn Thị Việt Kiều

- 20 -



Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

II/ Tự luận:
Câu 1: Viết CTCT và gọi tên các hidrocacbon no có CTPT: C4H10, C5H12, C5H10.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không
khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO 2 (ở đktc) và 9,9 gam
nước. Tính thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên
nhiên trên?
Câu 3: Hỗn hợp khí A gồm etan và propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO 2 và hơi H2O
theo tỉ lệ thể tích 11:15. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp?
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam
CO2 và 12,6 gam H2O. Tìm công thức phân tử 2 ankan.
Câu 5: X là hỗn hợp 2 ankan. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 25,76 lít O 2 (đktc). Hấp thụ toàn
bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa. Tính m?
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp thu
được 96,8 gam CO2 và 57,6 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A và B.
Câu 7: Hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy X với 64 gam
O2 (dư) rồi dẫn sản phẩm thu được qua bình đựng Ca(OH) 2 dư thu được 100 gam kết tủa. Khí ra
khỏi bình có thể tích 11,2 lít ở 0oC và 0,4 atm. Tìm công thức phân tử của A và B?
Câu 8. Đốt cháy hỗn hợp CH4, C2H6, C3H8 thu được 2,24 lit CO2 (đktc) và 2,7g H2O. Tính thể tích
O2 (đktc) đã tham gia phản ứng cháy.
Câu 9. Đốt cháy 2,3g hỗn hợp hai hydrocacbon no liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 3,36 lit
CO2 (đktc). Xác định công thức phân tử của hai hydrocacbon.
Câu 10. Đốt cháy 1 ankan thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 3:3,5. Xác định CTT ankan.
Câu 11: Đốt cháy hết a gam metan rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch
Ca(OH)2 1M thu được 10g kết tủa. Tính a?
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A. Dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch Ca(OH) 2
dư thấy khối lượng dung dịch giảm 2g và tạo 10g kết tủa. Tìm công thức phân tử A?

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 0,3g một hidrocacbon sản phẩm cháy cho qua dung dịch NaOH thu
được 0,336g NaHCO3 và 1,696g Na2CO3. Tìm công thức phân tử hidrocacbon ?

Ngày soạn: 10/01/2015
Ngày dạy:
Số tiết dạy: 9 tiết(tuần 22,23,24)
BÀI TẬP AN KEN - ANKAĐIEN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về anken và ankađien
-Vận dụng kiến thức vào việc giải một số bài tập liên quan
2. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng viết CTCT, đồng phân củaanken, ankađien và gọi tên
- Rèn luyện kĩ năng tính toán , trình bày có logic khi giải bài tập về xác định CTPTcủa anken,
ankađien
II. Nội dung:
1/ Trắc nghiệm :
Câu 1: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
GV: Bùi Thị Trang

Trang: 21


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

A. isohexan.
B. 3-metylpent-3-en.
C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en.

Câu 2: Số đồng phân của C4H8 là
A. 7.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Câu 3: Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 10.
Câu 4: Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối
lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng
A. ankin.
B. ankan.
C. ankađien.
D. anken.
Câu 5: Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học ?
A. 2-metylbut-2-en. B. 2-clo-but-1-en. C. 2,3- điclobut-2-en.
D.2,3- đimetylpent-2-en.
Câu 6: Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans) ?
CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl (II); CH3CH=C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5 (IV);
C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 (V).
A. (I), (IV), (V).
B. (II), (IV), (V).
C. (III), (IV).
D. (II), III,
(IV), (V).
Câu 7: Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?
A. PHản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng. C. PHản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
B. PHản ứng trùng hợp của anken.

D. PHản ứng cộng của HX vào anken bất
đối xứng.
Câu 8: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào
sau đây là sản phẩm chính ?
A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br.
C. CH3-CH2-CHBr-CH3.
B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br .
D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.
Câu 9: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là
A. 2-metylpropen và but-1-en (hoặc buten-1).
B. propen và but-2-en (hoặc buten2).
C. eten và but-2-en (hoặc buten-2).
D. eten và but-1-en (hoặc buten-1).
Câu 10: Hợp chất X có CTPT C3H6, X tác dụng với dung dịch HBr thu được một sản phẩm hữu
cơ duy nhất. Vậy X là:
A. propen.
B. propan.
C. ispropen.
D. xicloropan.
Câu 11: Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là:
A. (-CH2=CH2-)n .
B. (-CH2-CH2-)n . C. (-CH=CH-)n.
D. (-CH3-CH3-)n .
Câu 12: Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH.
C. K2CO3, H2O, MnO2.
B. C2H5OH, MnO2, KOH.
D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.
Câu 13: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C 2H5OH, (H2SO4 đặc, 170oC) thường lẫn các
oxit như SO2, CO2. Chất dùng để làm sạch etilen là:

A. dd brom dư.
B. dd NaOH dư.
C. dd Na2CO3 dư. D. dd KMnO4 loãng
dư.
Câu 14: Số đồng phân thuộc loại ankađien ứng với công thức phân tử C5H8 là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7
Câu 15: C5H8 có bao nhiêu đồng phân ankađien liên hợp ?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 16: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80 oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của
phản ứng là
A. CH3CHBrCH=CH2.
B. CH3CH=CHCH2Br.
C. CH2BrCH2CH=CH2.
D.
GV: Bùi Thị Trang

Trang: 22


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

CH3CH=CBrCH3.

Câu 17: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40 oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản
ứng là
A. CH3CHBrCH=CH2.B. CH3CH=CHCH2Br. C. CH2BrCH2CH=CH2.
D. CH3CH=CBrCH3.
Câu 18: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản
ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 0,05 và 0,1.
B. 0,1 và 0,05.
C. 0,12 và 0,03.
D. 0,03 và
0,12.
Câu 19: 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br 2. Hiđrat hóa A chỉ thu
được một ancol duy nhất. A có tên là:
A. etilen.
B. but - 2-en.
C. hex- 2-en.
D. 2,3-dimetylbut-2en.
Câu 20: 0,05 mol hiđrocacbon X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom cho ra sản
phẩm có hàm lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của X là:
A. C3H6.
B. C4H8.
C. C5H10.
D. C5H8.
Câu 21: Dẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp X gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung
dịch Br2, khi kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là:
A. 12 gam.
B. 24 gam.
C. 36 gam.
D. 48 gam.
Câu 22: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư,

thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là:
A. 25% và 75%.
B. 33,33% và 66,67%.
C. 40% và 60%.
D. 35%
và 65%.
Câu 23: Hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp có thể tích 4,48 lít (ở đktc). Nếu cho hỗn
hợp X đi qua bình đựng nước brom dư, khối lượng bình tăng lên 9,8 gam. % thể tích của một
trong 2 anken là:
A. 50%.
B. 40%.
C. 70%.
D. 80%.
Câu 24: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư,
thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. CTPT của 2 anken là:
A. C2H4 và C3H6.
B. C3H6 và C4H8.
C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12.
Câu 25: Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (đktc), X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi
cho X qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4 gam. Xác định CTPT và số mol mỗi
anken trong hỗn hợp X.
A. 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol C3H6.
B. 0,2 mol C3H6 và 0,2 mol C4H8.
C. 0,4 mol C2H4 và 0,1 mol C3H6.
D. 0,3 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6.
Câu 26: Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B, A có nhiều hơn B một nguyên tử cacbon, A và
B đều ở thể khí (ở đktc). Khi cho 6,72 lít khí X (đktc) đi qua nước brom dư, khối lượng bình brom
tăng lên 2,8 gam; thể tích khí còn lại chỉ bằng 2/3 thể tích hỗn hợp X ban đầu. CTPT của A, B và
khối lượng của hỗn hợp X là:
A. C4H10, C3H6 ; 5,8 gam.

B. C3H8, C2H4 ; 5,8 gam.
C. C4H10, C3H6 ; 12,8 gam.
D. C3H8, C2H4 ; 11,6 gam.
Câu 27: Một hỗn hợp X gồm ankan A và một anken B có cùng số nguyên tử C và đều ở thể khí ở
đktc. Cho hỗn hợp X đi qua nước Br2 dư thì thể tích khí Y còn lại bằng nửa thể tích X, còn khối
lượng Y bằng 15/29 khối lượng X. CTPT A, B và thành phần % theo thể tích của hỗn hợp X là
A. 40% C2H6 và 60% C2H4.
B. 50% C3H8và 50% C3H6
C. 50% C4H10 và 50% C4H8.
D. 50% C2H6 và 50% C2H4
GV: Bùi Thị Trang

Trang: 23


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

Câu 28 : Hỗn hợp X gồm metan và 1 olefin. Cho 10,8 lít hỗn hợp X qua dung dịch brom dư thấy
có 1 chất khí bay ra, đốt cháy hoàn toàn khí này thu được 5,544 gam CO 2. Thành phần % về thể
tích metan và olefin trong hỗn hợp X là:
A. 26,13% và 73,87%.
B. 36,5% và 63,5%. C. 20% và 80%.
D. 73,9% và
26,1%.
Câu 29: Cho 8960 ml (đktc) anken X qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình
brom tăng 22,4 gam. Biết X có đồng phân hình học. CTCT của X là:
A. CH2=CHCH2CH3. B. CH3CH=CHCH3. C. CH3CH=CHCH2CH3. D. (CH3)2C=CH2.
Câu 30: a. Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được

chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản
phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là:
A. but-1-en.
B. but-2-en.
C. Propilen.
D. Xiclopropan.
b. Hiđrocacbon X cộng HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có hàm lượng clo là 55,04%. X có
công thức phân tử là:
A. C4H8.
B. C2H4.
C. C5H10.
D. C3H6.
Câu 31: Hỗn hợp X gồm metan và anken, cho 5,6 lít X qua dung dịch brom dư thấy khối lượng
bình brom tăng 7,28 gam và có 2,688 lít khí bay ra (đktc). CTPT của anken là:
A. C4H8.
B. C5H10.
C. C3H6.
D. C2H4
Câu 32: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là vào bình nước brom dư, thấy khối lượng
bình tăng thêm 7,7 gam. CTPT của 2 anken là:
A. C2H4 và C4H8.
B. C3H6 và C4H8.
C. C4H8 và C5H10. D. A hoặc B.
2/ Tự luận:
Câu 1: Viết CTCT và gọi tên các anken có CTPT: C4H8, C5H10?
Câu 2: Hoàn thành phương trình phản ứng theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện (nếu có):
a/ CH2 = CH2
C2H5OH
b/ CH2 = CH2
C2H5Cl

c/ CH3 – CH3
CH2 = CH2
d/ CH2 = CH2
C2H4Br2
e/ CH3 - CH = CH2
(CH3)2CHOH
f/ (CH3)2CHCl
CH3 - CH = CH2
Câu 3: Viết phương trình hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
a/ CH3COONa → CH4 → CH3Cl → C2H6 → C2H4 → C2H5OH → C2H4
b/ C3H8 → C2H4 → C2H4Br2 → C2H4 → C2H4(OH)2
B
B
+H
+H
+Cl
+Cl
c/ C2H5OH →A
d/ (CH3)2CHOH →A + HCl
+ HCl
C
C
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một anken A thu được 4,48 lít CO 2 (đktc). Cho A tác dụng
với dung dịch HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất. Xác định CTCT của A?
Câu 5: Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu
được CO2 và nước có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. Xác định CTPT của 2 anken?
Câu 6: Hỗn hợp X gồm C3H8 và C3H6 có tỉ khối so với hiđro là 21,8. Đốt cháy hết 5,6 lít X (đktc)
thì thu được bao nhiêu gam CO2 và bao nhiêu gam H2O ?
Câu 7: Hiện nay PVC được điều chế theo sơ đồ sau:
C2H4 → CH2Cl–CH2Cl → C2H3Cl → PVC.

Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 80% thì lượng C2H4 cần dùng để sản xuất 5000 kg PVC là bao
nhiêu?
Câu 8: Hỗn hợp X gồm 2 anken khí phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 48 gam brom. Mặt khác
đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X dùng hết 24,64 lít O2 (đktc). Tìm công thức phân tử của 2 anken?
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol anken X thu được CO 2 và hơi nước. Hấp thụ hoàn toàn sản
2

2

2

GV: Bùi Thị Trang

2

Trang: 24


Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Giáo án dạy thêm hóa 11

phẩm bằng 100 gam dung dịch NaOH 21,62% thu được dung dịch mới trong đó nồng độ của
NaOH chỉ còn 5%. Tìm công thức phân tử đúng của X ?
Câu 10: Một hỗn hợp A gồm 2 hiđrocacbon X, Y liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt
cháy 11,2 lít hỗn hợp X thu được 57,2 gam CO 2 và 23,4 gam CO2. Tìm CTPT X, Y và tính khối
lượng của X, Y?
Câu 11: Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A, B có cùng số nguyên tử cacbon. A, B chỉ có thể là
ankan hay anken. Đốt cháy 4,48 lít (đkc) hỗn hợp X thu được 26,4 gam CO 2 và 12,6 gam H2O.
Xác định CTPT và số mol của A, B trong hỗn hợp X.

Câu 12: Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm etan, propan và propen qua dung dịch brom dư, thấy khối
lượng bình brom tăng 4,2 gam. Lượng khí còn lại đem đốt cháy hoàn toàn thu được 6,48 gam
nước. Tính % thể tích etan, propan và propen ?
Câu 13: Cho anken A vào dung dịch Br2 dư thì thấy dung dịch tăng lên 6,3g và có 24 gam Br 2 đã
phản ứng. Tìm công thức phân tử của A.
Câu 14: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư,
thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Xác định CTPT của 2 anken.
Câu 15: Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (đktc), X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi
cho X qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4 gam. Xác định CTPT và số mol mỗi
anken trong hỗn hợp X.
Câu 16: Cho 10 lít hỗn hợp khí (54,6oC; 0,8064 atm) gồm 2 olefin lội qua bình dung dịch brom
dư thấy khối lượng bình brom tăng 16,8 gam. Xác định CTPT của 2 anken (Biết số C trong các
anken không vượt quá 5)

Ngày soạn: 28/03/2015
Ngày dạy:
Số tiết dạy: 6 tiết(tuần 25,26)
BÀI TẬP AN KiN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về ankin và
-Vận dụng kiến thức vào việc giải một số bài tập liên quan
2. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng viết CTCT, đồng phân của ankin và gọi tên
- Rèn luyện kĩ năng tính toán , trình bày có logic khi giải bài tập về xác định CTPTcủa ankin,
ankađien
II. Nội dung:
1/ Trắc nghiệm:
Câu 1: Có bao nhiêu ankin ứng với công thức phân tử C5H8 ?
A. 1.

B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 2: Ankin C4H6 có bao nhiêu đồng phân cho phản ứng thế kim loại (phản ứng với dung dịch
chứa AgNO3/NH3)
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.

Câu 3: Cho phản ứng : C2H2 + H2O
A . A là chất nào dưới đây
A. CH2=CHOH.
B. CH3CHO.
C. CH3COOH.
D. C2H5OH.
GV: Bùi Thị Trang

Trang: 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×