Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tìm hiểu các hoạt động của Đoàn thanh niên phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

-----------

LÊ TUẤN LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN PHƯỜNG
TÚC DUYÊN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: KT & PTNT

Khóa học


: 2013 - 2017

Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

-----------

LÊ TUẤN LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN PHƯỜNG
TÚC DUYÊN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp


Khoa

: KT & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Vũ Thị Hải Anh
Cán bộ hướng dẫn

: Võ Thu Trang

Thái Nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận này trước tiên em xin trân trọng cảm
ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Kinh tế & PTNNT,
cảm ơn các thầy cô đã truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu
trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
Em đặc biệt chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo
Th.s Vũ Thị Hải Anh đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập để em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong UBND
phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cùng toàn
thể các đồng chí trong Đoàn phường đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi

cho em trong thời gian thực tập, điều tra và nghiên cứu tại địa phương.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm cùng tập thể lớp
K45-KTNN N03, khoa Kinh tế & PTNT đã giúp đỡ em trong thời gian
học tập, tìm hiểu, nghiên cứu đề tài và rèn luyện tại trường.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với
cha mẹ, anh chị, những người đã bên cạnh động viên giúp em trong quá
trình học tập để em có kết quả như ngày hôm nay.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Lê Tuấn Lâm


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Nội dung và thời gian thực tập ...........................................................................6
Bảng 2.1. Các văn bản pháp lý liên quan tới Đoàn thanh niên .......................................13
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai phường Túc Duyên năm 2016……..…21
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng nhân khẩu và lao động phường Túc Duyên...................23
Bảng 3.3: Tốc độ phát triển kinh tế phường Túc Duyên theo khu vực kinh tế..............24
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất cây trồng 2016 ......................................................................25
Bảng 3.5: Kết quả đạt được trong chăn nuôi năm 2016 ..................................................26
Bảng 3.6: Thu chi ngân sách của phường Túc Duyên năm 2016...................................27
Bảng 3.7: Bảng chỉ báo nguồn nhân lực UBND phường Túc Duyên .......................34
Bảng 3.8: Bảng tóm tắt các công việc tại cơ sở thực tập .................................................42
Bảng 3.9: Cây trồng của Đoàn phường trong lễ phát động ngày “tết trồng cây”.............47
Bảng 3.10: Tình hình về đoàn viên thanh niên phường Túc Duyên 2016 .....................54
Bảng 3.11: Bảng chỉ báo nhân lực BCH đoàn phường Túc Duyên ..............................55

Bảng 3.12: Một số kết quả hoạt động của Đoàn phường Túc Duyên ............................57


iii

DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của đoàn thanh niên .............................................................13
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính phường Túc Duyên .............................................20
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện sự biến động số lượng đoàn viên qua các năm ...................31
Hình 3.3: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của UBND phường Túc Duyên ..............................33
Hình 3.4: Một số hình ảnh về UBND phường Túc Duyên.............................................33
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức
phường Túc Duyên ............................................................................................................35
Hình 3.6: Sơ đồ Venn thể hiện mối quan hệ giữa UBND và ĐTN................................36
Hình 3.7: Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập phường Túc Duyên .........................................44
Hình 3.8: Buổi lễ phát động ngày “tết trồng cây” ............................................................46
Hình 3.9: Lễ phát động tháng thanh niên của Đoàn phường Túc Duyên ......................47
Hình 3.10: Thứ 7 tình nguyện giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân ...........49
Hình 3.11: Đại hội đại biểu ĐTNCS Hồ Chí Minh phường Túc Duyên.......................50
Hình 3.12: Hưởng ứng “Ngày thứ 7 tình nguyện” và “Ngày chủ nhật xanh” ............51
Hình 3.13: Hội thảo về phân bón đầu trâu........................................................................53
Hình 3.14: Biểu đồ cột thể hiện giới tính, trình độ BCH đoàn phường..........................56
Hình 3.15: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ĐTN phường ........................................................66


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT
1

Chữ viết tắt
ATGT

Nguyên Nghĩa
An toàn giao thông

2

BCH

Ban Chấp hành

3

BTV

Ban thường vụ

4

CBCCVC

Cán bộ công chức, viên chức

5

CM


Chuyên môn

6

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

7

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

8

CT

Chủ tịch

9

CHQS

Chỉ huy quân sự

10

ĐTN


Đoàn Thanh niên

11

ĐTNCSHCM

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

12

ĐVTN

Đoàn viên thanh niên

13

HDND

Hội đồng nhân dân

14

KT - XH

Kinh tế - xã hội

15

KT&PTNT


Kinh tế và phát triển nông thôn

16

KTNN

Kinh tế nông nghiệp

17

KHKT

Khoa học kỹ thuật

18

LĐTBXH

Lao động thương binh xã hội

19

LHTN

Liên hiệp thanh niên

20

LLCT


Lý luận chính trị

21

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

22

NN

Nhà nước

23

NTM

Nông thôn mới

24

PBT

Phó bí thư

25

PTTN


Phong trào thanh niên

26

PTTTN

Phong trào thanh thiếu nhi

27

TTN

Thanh thiếu niên

28



Trung ương

29

THCS

Trung học cơ sở

30

UBND


Ủy ban nhân dân

31

VP - TK

Văn phòng - Thống kê

32

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT...............................................................iv
MỤC LỤC............................................................................................................................v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1.1.Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.......................................................................1
1.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................................2
1.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ.........................................................................................2
1.2.2. Về thái độ, kỹ năng làm việc .....................................................................................3

1.2.3. Về kỹ năng sống.........................................................................................................3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ...........................................................................4
1.3.1. Nội dung thực hiện.....................................................................................................4
1.3.2. Phương pháp thực hiện ..............................................................................................4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập .....................................................................................5
1.4.1. Thời gian.....................................................................................................................5
1.4.2. Địa điểm thực tập .......................................................................................................5
1.4.3. Kế hoạch thực tập.......................................................................................................6
PHẦN 2: TỔNG QUAN ....................................................................................................8
2.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................................8
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập..................................................8
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ...........................................13
2.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................................15
2.2.1. Vai trò của Đoàn thanh niên Việt Nam trong phát triển KT - XH .......................15
2.2.2. Kinh nghiệm của một số Chi Đoàn tiêu biểu trong nước......................................15
2.3. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương ....................................................................19
PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP...................................................................................20
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ........................................................................................20


vi

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................20
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội.........................................................................................23
3.1.3. Những thành tựu đạt được của UBND phường Túc Duyên ................................29
3.1.4. Những thuận lợi khó khăn liên quan đến nội dung thực tập .................................30
3.2. Kết quả thực tập...........................................................................................................32
3.2.1. Tóm tắt kết quả thực tập ..........................................................................................32
3.2.2. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập ................41
3.2.3. Đánh giá những hoạt động của Đoàn thanh niên phường Túc Duyên .......54

3.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế .....................................................................68
3.2.5. Đề xuất giải pháp......................................................................................................71
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................75
4.1. Kết luận ........................................................................................................................75
4.2. Kiến nghị......................................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................78


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Đoàn Thanh niên (ĐTN) Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên trong hệ
thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam. Trong hệ thống chính trị Đảng Cộng
sản Việt Nam (ĐCSVN) là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức
thành viên; Đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là đội dự bị
tin cậy của Đảng, nguồn cung cấp cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của
Đảng; Đoàn là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đoàn phối
hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức xã hội chăm lo
giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi.
Đối với các tổ chức xã hội của thanh niên và phong trào thanh niên,
Đoàn giữ vai trò làm nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức và hoạt
động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các
thành viên khác của Hội; Đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:
Đoàn giữ vai trò là người phụ trách xây dựng tổ chức Đội, lựa chọn, đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi; tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài
chính cho hoạt động của Đội. Đảng, Nhà nước (NN), các cấp, các ngành và

toàn xã hội luôn dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt đối với thanh niên và tổ
chức Đoàn, nhất là trong thời kỳ phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Phường Túc Duyên là một phường Trung tâm thành phố Thái Nguyên
với diện tích tự nhiên 2,9 km2 có trên 3.063 hộ và trên 11.408 nhân khẩu, trong
đó lực lượng trẻ chiếm khoảng 25% dân số với 4 nhóm đối tượng cơ bản sinh
hoạt theo các hình thức khác nhau: Đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đô thị,
ĐVTN nông thôn, ĐVTN công chức, viên chức và ĐVTN học sinh. ĐTN


2

phường với tổng số 27 chi đoàn (gồm 22 chi đoàn tổ dân phố, 01 chi đoàn cơ
quan, 01 chi đoàn công an và 03 chi đoàn trường học).
Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp các
ngành, trong những năm qua công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trên
địa bàn phường đã có những bước phát triển, đóng góp tích cực vào việc thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH),
đảm bảo an ninh chính trị trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn phường. Những
kết quả đó đã được Thành đoàn Thái Nguyên ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, ngoài những kết quả đã đạt được, công tác Đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi phường Túc Duyên đang phải đối mặt với những thách
thức lớn. Những khó khăn về việc làm, ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị
trường, tệ nạn xã hội, âm mưu diễn biến hòa bình và ý đồ lôi kéo thanh niên
vào những hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch; hoạt
động của Đoàn chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và chưa phù hợp
với cơ chế quản lý mới. Hình thức tập hợp thanh niên của Đoàn phường còn
đơn điệu và chưa chú ý đến lợi ích thiết thực của thanh niên; nội dung hoạt
động của Đoàn còn cứng nhắc và có xu hướng hành chính hóa; tổ chức đoàn
chưa thật sự có uy tín trong lớp trẻ.… Đó là những thách thức lớn đối với
công tác ĐTN.

Xuất phát từ thực tế trên, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu
các hoạt động của Đoàn thanh niên phường Túc Duyên, thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ
Tìm hiểu khái quát vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ĐTN phường.
Nắm vững kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành về kinh tế nông nghiệp
(KTNN).


3

Tìm ra được những thuận lợi, khó khăn mà cán bộ đoàn phường đang
gặp phải hiện nay.
Nắm được vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và từng cán
bộ trong cơ quan.
Không ngừng học tập trau dồi thêm kiến thức để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực quản lí của cán bộ đoàn và
các hoạt động của ĐTN tại phường Túc Duyên.
1.2.2. Về thái độ, kỹ năng làm việc
Tuân thủ quy chế của cơ quan thực tập.
Có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, làm việc theo kế hoạch đã
được quy định trong thời gian thực tập.
Chấp hành nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập.
Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận công việc được giao, làm đến
nơi đến chốn, chính xác, kịp thời do đơn vị thực tập phân công.
Năng động, chủ động, sáng tạo, trách nhiệm cao trong công việc.
Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị thực tập.
Sẵn sàng tham gia các chương trình, đề tài, dự án đang triển khai tại địa

phương nhằm bổ trợ thêm kiến thức về chuyên ngành KTNN và các kiến
thức, kỹ năng mới.
Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và chuẩn
bị số liệu để viết báo cáo thực tập.
Không tự ý nghỉ, không tự động rời bỏ vị trí thực tập.
1.2.3. Về kỹ năng sống
Giữ mối quan hệ tốt và nghiêm túc với tất cả cán bộ công chức, viên chức
(CBCCVC) tại đơn vị thực tập.
Giao tiếp, ứng xử trung thực, lịch sự, nhã nhặn, luôn giữ thái độ khiêm
nhường và cầu thị.
Nhiệt tình, chủ động, trách nhiệm với những công việc.


4

1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực hiện
Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh - quốc phòng của phường Túc Duyên
Tìm hiểu bộ máy quản lý, chức năng, vai trò, nhiệm vụ và môi trường
làm việc tại Ủy ban nhân dân (UBND) phường.
Tìm hiểu khái quát vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ Đoàn.
Tham gia trực tiếp vào các nội dung mà cơ sở đang thực hiện nhưng
không hưởng lương.
Tìm hiểu và đánh giá chung về những hoạt động do ĐTN phường phụ
trách trong thời gian qua.
Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của các hoạt động do ĐTN
phường đảm nhận.
Ngoài ra, thường xuyên trao đổi công việc với các lãnh đạo UBND
phường để hiểu thêm thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp của phường

và những kinh nghiệm trong công tác.
Thường xuyên trao đổi thông tin, nộp nhật ký thực tập và báo cáo thực
tập cho giáo viên phụ trách thực tập.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Khảo sát thực tế, thu thập thông tin liên quan đến quá trình công tác
của ĐTN phường. Từ đó thu thập thông tin tổng hợp đưa ra các ý tưởng
nghiên cứu và đề xuất sáng tạo.
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp xem
xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những
kết luận bổ ích cho nghiên cứu và thực tiễn.


5

Từ việc nghiên cứu tài liệu, giáo trình, tìm hiểu các nguồn thông tin,
tham khảo ý kiến, học hỏi kinh nghiệm làm việc của các cán bộ tại cơ sở thực
tập để tiến hành thực hiện các hoạt động.
Phương pháp quan sát
Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và xử lí công việc của các
CBCCVC nhằm học hỏi kỹ năng và kiến thức, kinh nghiệm.
Phương pháp ghi chép
Khi đi giải quyết những công việc cùng cán bộ ĐTN phường tiến hành
ghi chép lại những sự việc, những vấn đề quan trọng đồng thời ghi chép lại
những lưu ý trong việc xử lý công việc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho
bản thân trong những công việc tiếp theo.
Phương pháp tìm hiểu thông tin qua các tài liệu thứ cấp
Thu thập số liệu về tình hình cơ bản của phường về tự nhiên, kinh tế, xã
hội của, các văn bản pháp lý của ĐTN cấp trên, báo cáo cuối các năm của

phường, để có số liệu cần thiết. Ngoài ra thu thập thêm các thông tin qua các
nguồn: Sách, tạp chí, báo, bài nghiên cứu khoa học được công bố, thông tư,
nghị định, niên giám thống kê, internet, các website chính thức…
Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Dùng phần mềm excel và word để tổng hợp lại các số liệu và viết báo cáo.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian
Thời gian thực tập: Từ ngày 20/01/2017 đến ngày 23/04/2017.
Thời gian tổng hợp và viết khóa luận: Từ ngày 24/04/2017 đến ngày 23/05/2017.
1.4.2. Địa điểm thực tập
Địa điểm thực tập tại văn phòng ĐTN của UBND phường Túc Duyên,
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.


6

1.4.3. Kế hoạch thực tập
Bảng 1.1. Nội dung và thời gian thực tập
Nội dung thực
STT Thời gian
tập
- Gặp mặt lãnh
đạo phường.
1

20/01 - Tìm hiểu điều
24/01/2017 kiện môi trường
làm việc tại
CSTT


2

- Tìm hiểu bộ
máy quản lý
chức năng, vai
06/02 10/02/207 trò, nhiệm vụ và
môi trường làm
việc của các cán
bộ trong cơ quan

3

- Tham gia trực
tiếp vào các nội
dung, công việc
11/02 cùng cán bộ phụ
22/04/2017 trách đoàn thanh
niên
nhưng
không
hưởng
lương

4

Địa
điểm

Người
thực

hiện

Công việc hoàn
thành

- GVHD
Em đã cùng cán bộ
Th.s Vũ
hướng dẫn đi tham
- UBND Thị Hải quan quanh địa bàn
Anh
phường
phường và nắm bắt
Túc
Sinh được các điều kiện
Duyên
viên Lê tự nhiên KT - XH
Tuấn
nơi đây.
Lâm
Em chủ động đi
- CBHD chào hỏi trò chuyện
- UBND Võ Thu với các cán bộ ở cơ
Trang
quan thực tập. Từ đó
phường
Túc
Sinh viên biết được vị trí các
Duyên
Lê Tuấn phòng ban, các cán

bộ làm việc ở các
Lâm
phòng ban đó.
- CBHD
- UBND Võ Thu
phường
Trang
Túc
Sinh viên
Duyên
Lê Tuấn
Lâm

Hội
trường
23/04/2017 Tổng kết đợt UBND
thực tập
phường
Túc
Duyên

Em luôn lắng nghe,
học chủ động, sáng
tạo thực hiện các
công việc được giao
phó để trau dồi rất
nhiều kinh nghiệm
cho bản thân

- Giáo viên hướng

dẫn phát biểu cảm
ơn
- Sinh viên thực tập
báo cáo kết quả thực
tập và cảm ơn
UBND phường.
Giáo - Lắng nghe những
viên
chia sẻ, góp ý và rút

Lãnh
đạo
phường
và cán bộ
các phòng
ban


7

hướng và kinh nghiệm của
sinh viên lãnh đạo phường.
thực tập

5

- Hoàn thành và
nộp báo cáo thực
24/04 tập, nhật ký thực
23/05/2017 tập cho Giáo

viên phụ trách
thực tập

- GVHD
Th.s Vũ
- UBND Thị Hải
Nộp báo cáo đúng
phường
Anh
thời hạn.
Túc
Sinh
viên
Duyên
Lê Tuấn
Lâm
(Nguồn: Tác giả, 2017)


8

PHẦN 2
TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (ĐTNCSHCM).
“ĐTNCSHCM là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên Việt Nam do
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn
luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phân đấu vì mục tiêu lý
tưởng của Đảng là độc lập gắn liền với CNXH, dân giàu nước mạnh, xã hội

công bằng, dân chủ văn minh.” [8]
2.1.1.2. Khái niệm thanh niên
Theo qua điểm của xã hội học: “Thanh niên là nhóm xã hội nhân khẩu đặc
thù với độ tuổi năm trong giới hạn từ 16 - 30 tuổi gắn với mọi giai cấp, mọi tầng lớp,
tùy thuộc vào điều kiện KT - XH và đặc điểm quốc gia dân tộc. Là lứa tuổi phát triển
mạnh mẽ về thể chất trí tuệ nhân cách của một công dân.” [8]
2.1.1.3. Lịch sử hình thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan
trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến
những quyết định có ý nghĩa đặc biệt. Các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến
địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.
Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở
nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và
một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.
Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép,
theo đề nghị của Trung ương ĐTN Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần
thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 làm ngày


9

thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt
Nam, của ĐTNCSHCM quang vinh.
Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng
thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
- Từ 1931 - 1936: ĐTNCS Việt Nam, ĐTNCS Đông Dương
- Từ 1937 - 1939: ĐTN Dân chủ Đông Dương
- Từ 11/1939 - 1941: ĐTN phản đế Đông Dương
- Từ 5/1941 - 1956: ĐTN cứu quốc Việt Nam

- Từ 25/10/1956 - 1970: ĐTN Lao động Việt Nam
- Từ 2/1970 - 11/1976: ĐTN lao động Hồ Chí Minh
- Từ 12/1976 đến nay: ĐTN cộng sản Hồ Chí Minh
Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập
tự do của Tổ quốc, vì CNXH đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc
và trưởng thành vượt bậc.[3]
2.1.1.4. Vị trí, vai trò của thanh niên Việt Nam
Thanh niên Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử luôn giữ vai trò quan
trọng, luôn thể hiện tinh thần xả thân trong các cuộc chiến tranh giữ nước và
luôn là lực lượng quan trọng trong thời kỳ kiến thiết đất nước. Thanh niên
Việt Nam trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong thời kỳ
kiến thiết đất nước sau chiến tranh, trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh
CNH - HĐH đất nước luôn phát huy truyền thống của dân tộc, luôn nêu cao
tinh thần xung phong, tình nguyện, xung kích đi đầu để hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. [8]
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò và vị trí của thanh niên
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, Người biểu lộ niềm tin
vững chắc vào thế hệ trẻ, là lớp người“xung phong trong công cuộc phát
triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” và trong


10

mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu “Đâu cần, thanh niên
có; Việc gì khó, có thanh niên”.
Đảng xác định thanh niên giữ ví trí trung tâm trong chiến lược phát huy
nhân tố và nguồn lực con người: “Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên,
phát huy vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên để thanh niên
thực hiện được sứ mệnh lịch sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng đói

nghèo, lạc hậu, xây dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh".
Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho
sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Trước sự quan tâm, chăm lo và kỳ vọng lớn lao của Đảng và NN, hơn
bao giờ hết, mỗi thanh niên cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm để không
ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trở thành lực lượng xung kích
thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT - XH, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam XHCN. [8]
2.1.1.5. Tính chất của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
* Tính chính trị
ĐTNCSHCM do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Mục đích lý tưởng của Đoàn là phấn đấu theo
mục đích lý tưởng của Đảng. Đoàn là người kế tục trung thành sự nghiệp cách
mạng của Đảng; là đội dự bị tin cậy của Đảng và là tổ chức chính trị gần
Đảng nhất. Đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, là tổ chức
cộng sản trẻ tuổi, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. [8]
* Tính tiên tiến
Tính chất này thể hiện ranh giới để phân biệt đoàn viên và thanh niên,
giữa tổ chức Đoàn với các tổ chức khác của thanh niên; thể hiện bản chất, tư
tưởng của Đoàn, đó là vai trò của một đội quân xung kích cách mạng. [8]
* Tính quần chúng


11

Đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên. Đoàn có nhiệm
vụ đoàn kết tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên để giáo dục rèn luyện
thanh niên tiến bộ trưởng thành và tổ chức các phong trào hành động cách
mạng trong thanh niên. [8]
2.1.1.6. Chức năng của đoàn thanh niên

Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, bổ sung đảng
viên, cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các ngành. Đoàn luôn xác định nhiệm vụ
của mình là tích cực tham gia xây dựng Đảng và là người kế tục trung thành
sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là đội
quân xung kích thực hiện đường lối chính trị của Đảng.
Đoàn là trường học XHCN của TN Việt Nam; tạo môi trường đưa TN
vào các hoạt động giúp họ rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của
người lao động mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay.
Đoàn là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi của tuổi trẻ. Chức
năng này khẳng định rõ tổ chức ĐTNCSHCM là tổ chức của thanh niên, vì
thanh niên. [2]
2.1.1.7. Nhiệm vụ và quyền hạn của đoàn thanh niên
Theo điều lệ ĐTNCSHCM có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của
đoàn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức cơ sở đoàn
- Nhiệm vụ:
Đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn
viên, thanh thiếu nhi. Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện
đoàn viên, thanh thiếu niên (TTN) nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính
trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.
Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức KT - XH làm tốt
công tác TN, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội,
Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền. [2]


12

- Quyền hạn:
Thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của BCH; quyết định
phương hướng nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào TTN; bầu BCH

mới; góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên và bầu đoàn đại
biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên (nếu có).
Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt
Đoàn; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; giới thiệu cán
bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước,
các đoàn thể và tổ chức KT - XH.
Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp thanh
niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; phối hợp với
các ngành, các đoàn thể, các tổ chức KT - XH tạo môi trường, điều kiện thuận
lợi trong công tác thanh niên.
Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ, ĐVTN
tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Đoàn; được sử dụng con dấu hợp pháp. [2]
2.1.1.8. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của đoàn thanh niên
ĐTNCSHCM được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, được thể hiện như sau:
Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn đều do bầu cử lập ra, thực hiện
nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ
quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp đó.
Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là BCH do đại hội cùng cấp bầu ra. Giữa
hai kỳ họp BCH cơ quan lãnh đạo là BTV do BCH cùng cấp bầu ra.
BCH Đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với
đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với BCH Đoàn cấp trên, với cấp uỷ
Đảng và thông báo cho BCH cấp dưới.


13

Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới
phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức. [1]

ĐTNCSHCM được tổ chức theo hệ thống bốn cấp như hình sau:

Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của đoàn thanh niên
(Nguồn: Trung ương Đoàn, 2016)
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
Bảng 2.1. Các văn bản pháp lý liên quan tới Đoàn thanh niên
I

1

VĂN BẢN CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRỰC
TIẾP VỀ THANH NIÊN VÀ CÔNG TÁC THANH NIÊN
Nghị định số 120/2007/NĐ-CP, ngày 23/7/2007 của Chính phủ về
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên.
Nghị quyết số 45/NQ-CP, ngày 11/9/2009 của Chính phủ ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 25-

2

NQ/TW, ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg, ngày 21/7/2008 của Thủ tướng

3

Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo
việc làm giai đoạn 2008-2015.



14

I

4

5

VĂN BẢN CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRỰC
TIẾP VỀ THANH NIÊN VÀ CÔNG TÁC THANH NIÊN
Quyết định số 121/QĐ-TTg, ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề.
Quyết định số 1471/QĐ-TTg, ngày 13/8/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thành lập Vụ công tác thanh niên trực thuộc Bộ Nội vụ.
Quyết định số 2160/QĐ-TTg, ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính

6

phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên.
Quyết định số 2474/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính

7

phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn
2011-2020.

8

Quyết định số 1912/QĐ-TTg, ngày 20/02/2012 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Làng thanh niên lập nghiệp giai đoạn 2013-2020.
Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg, ngày 06/02/2013 của Thủ tướng

9

Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
trong các cơ sở giáo dục và dạy nghề.
Quyết định số 324/QĐ-TTg, ngày 18/02/2013 của Thủ tướng Chính

10

phủ phê duyệt Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2013-2020.
Quyết định số 2051/QĐ-TTg, ngày 24/12/2013 Thủ tướng Chính phủ

11

phê duyệt Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự giao
thông giai đoạn 2013-2020.

12

Chỉ thị số 13/CT-TTg, ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ thực
hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

(Nguồn: />

15


2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Vai trò của Đoàn thanh niên Việt Nam trong phát triển KT - XH
ĐVTN cả nước vui mừng, phấn khởi trước những thành quả về KT - XH
năm 2016 và những tháng đầu năm 2017; thể hiện trách nhiệm của mình đối với
xã hội, đất nước bằng những việc làm, hành động cụ thể; luôn tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển của đất nước. Các tầng lớp thanh niên
quan tâm tới các sự kiện chính trị - xã hội lớn của đất nước, của Đoàn, Hội, Đội…
Đại đa số thanh niên luôn ra sức phấn đấu lao động, học tập, rèn luyện
về mọi mặt, có tư duy năng động, sáng tạo, lạc quan, tự tin, dám nghĩ, dám
làm, có ý chí khắc phục khó khăn vươn lên lập thân, lập nghiệp với khát vọng
cống hiến vì tương lai tươi sáng của dân tộc; sống nhân ái, có trách nhiệm với
bản thân, gia đình và xã hội…
Thanh niên nông thôn tích cực tham gia xây dựng NTM, mong muốn
Chính phủ sớm mở rộng chính sách bảo hiểm trong lĩnh vực nông nghiệp và
nguồn vốn vay ưu đãi thuộc Quỹ quốc gia về việc làm cho thanh niên được sử
dụng có hiệu quả. Thanh niên trên địa bàn đô thị mong muốn tiếp tục được giải
quyết việc làm, ổn định chỗ ở, tích cực tham gia các hoạt động đảm bảo trật tự
an toàn giao thông (ATGT), bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị. Thanh niên
dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo tích cực phát huy những giá trị truyền thống tốt
đẹp của các dân tộc, tôn giáo, đặc biệt là bản sắc văn hóa của các dân tộc, tôn
giáo nhân dịp lễ, hội.
Thanh niên lực lượng vũ trang luôn giữ bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh
thần kỷ luật cao, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài tích cực lao động, học tập và có
nhiều hoạt động thể hiện tinh thần yêu nước, hướng về Tổ quốc.
2.2.2. Kinh nghiệm của một số Chi đoàn tiêu biểu trong nước
2.2.2.1. Tuổi trẻ huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị chung tay phát triển kinh tế
xã hội



16

Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, các cấp bộ đoàn và đoàn viên,
thanh niên Vĩnh Linh đã tổ chức nhiều phong trào, mô hình, hoạt động thiết
thực, sáng tạo tham gia phát triển KT - XH địa phương và đạt được những kết
quả đáng khích lệ.
Phong trào“Tuổi trẻ Vĩnh Linh chung tay phát triển KT - XH” hướng
vào các nhiệm vụ trọng tâm: Hỗ trợ, tư vấn cho thanh niên nông thôn phát
triển kinh tế, tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh quan nông thôn, nâng cao đời
sống văn hóa, được gắn với các tiêu chí thi đua để tuổi trẻ toàn huyện phấn
đấu. Qua 5 năm triển khai phong trào, toàn Đoàn đã tu sửa và làm mới 12 căn
nhà dột nát, xây dựng hệ thống giếng khoan trị giá 108 triệu đồng, công trình
hệ thống nước sạch, sửa chữa điện sinh hoạt cho 21 hộ dân... tại bản Xà Nin,
xã Vĩnh Ô; triển khai công trình“Trồng 1.000 cây dừa cải tạo cảnh quan môi
trường các bãi biển trên địa bàn huyện”; đóng góp hơn 5.000 ngày công
tham gia xây dựng, tu bổ 280,7 km đường giao thông nông thôn, lắp đặt 45
km“Ánh sáng đường quê”; đảm nhận 40km“Con đường thanh niên xây dựng
nông thôn mới”; thành lập 17 đội hình thu gom rác thải, bảo vệ môi trường;
trồng mới 15.000 cây xanh.
Hiện nay, nguồn vốn vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội qua
Đoàn Thanh niên quản lý trên 54 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt trên
18,6%/năm, vốn sự nghiệp nông nghiệp hỗ trợ xây dựng 1 mô hình 45 triệu
đồng. Đến nay, toàn huyện có 273 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi trên
nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ thương mại tổng
hợp, tiểu thủ công nghiệp... với thu nhập từ 100 triệu đồng/năm/mô hình trở
lên, trung bình hàng năm hỗ trợ giải quyết việc làm cho 350 - 400 thanh niên
tại địa phương. [10]
2.2.2.2. Đoàn viên thanh niên xã Cao Ngạn: Giúp thanh niên thoát nghèo bền vững
Hiện nay, đoàn xã Cao Ngạn đang quản lý 4 tổ tiết kiệm và vay vốn với
tổng số tiền dư nợ trên 1,6 tỷ đồng...Xã Cao Ngạn là một xã thuần nông, điều



17

kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, hộ nghèo chiếm tỷ lệ lớn nhất thành
phố, năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo là 5,2%, trong đó hộ có đoàn viên thanh niên
chiếm tỷ lệ 32%/ tổng số 107 hộ nghèo của xã, được tiếp cận với các nguồn
vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Thái
Nguyên, đến 2015 số hộ thoát nghèo đạt tỷ lệ trên 80%.
Nhận thấy việc giúp thanh niên nông thôn phát triển kinh tế hộ gia đình
là một biện pháp thiết thực và hiệu quả trong xây dựng phong trào Đoàn tại
cơ sở, trong những năm qua, Đoàn xã Cao Ngạn đã tham mưu với Đảng ủy HĐND - UBND và Ban giảm nghèo xã tạo điều kiện cho các hộ thanh niên có
hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân
hàng chính sách xã hội. Bên cạnh đó Ban thường vụ Đoàn xã còn phối hợp
với Hội nông dân xã, trung tâm dạy nghề Sở lao động thương binh và xã hội
tỉnh mở các lớp tập huấn chăn nuôi, dạy nghề cho thanh niên nông thôn. Từ
năm 2013 đến nay, Đoàn xã đã mở được 3 lớp dạy nghề cho thanh niên, phối
hợp với hội Nông dân xã mở 2 lớp dạy nghề ngắn hạn giúp nhân dân và thanh
niên nhận thức rõ hơn về vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình, cách chăn nuôi
hiệu quả… Năm 2015, trong 4 tổ tiết kiệm và vay vốn do Đoàn xã quản lý có
10 hộ đoàn viên thanh niên vươn lên thoát nghèo thành công với các mô hình
chăn nuôi, gà thịt chăn nuôi lợn, trâu, bò sinh sản, trồng chè… đồng thời đoàn
xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho đoàn viên thanh niên trên địa bàn
bám đất làm giàu chính đáng ngay trên chính mảnh đất của gia đình mình. [9]
2.2.2.3. Đoàn thanh niên xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
tích cực xây dựng Đoàn cơ sở
Đồng thời phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, đi đầu trong các
phong trào, ĐTN xã đã tích cực tham gia vào nhiệm vụ phát triển KT - XH
của địa phương, hành động thiết thực như: Tham gia tình nguyện và tặng quà
ở các đơn vị bạn như xã Bình Giang, Bình Sơn huyện Hiệp Đức… Phối hợp

với Hội Nông dân xã tổ chức ra quân diệt chuột... Phong trào hiến máu tình


×