Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.54 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HOÀNG MINH TIẾN

VẬN DỤNG MÔ HÌNH TÁI ĐỊNH GIÁ TRONG
QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÀ NẴNG – NĂM 2012


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HOÀNG MINH TIẾN

VẬN DỤNG MÔ HÌNH TÁI ĐỊNH GIÁ TRONG
QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng
Mã số: 60.34.20
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: Phó giáo sư, Tiến sỹ Lâm Chí Dũng




ii

ĐÀ NẴNG – NĂM 2012


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Minh Tiến

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..............................................................................vii


iv

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC.................................................................................viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TÁI ĐỊNH GIÁ TRONG QUẢN TRỊ
RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...................................5

1.1. Các cách tiếp cận về quản trị rủi ro lãi suất.............................................................5
1.1.1. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng..............................................................5
1.1.2. Rủi ro lãi suất...............................................................................................7
1.1.3. Các cách tiếp cận về quản trị rủi ro lãi suất..............................................10
1.2. Vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất...................................15
1.2.1. Nội dung lý thuyết về mô hình tái định giá.................................................15
1.2.2. Nội dung vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất.......19
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro lãi suất nói chung và việc
vận dụng mô hình tái định giá nói riêng tại các ngân hàng thương mại................... 23
1.2.4. Các điều kiện tiền đề cho việc vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị
rủi ro lãi suất........................................................................................................27
TÓM TẮT CHƯƠNG 1............................................................................................28
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ VẬN DỤNG CÁC
MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI BIDV..........................................30
2.1. Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất và vận dụng các mô hình đo lường rủi ro lãi suất
tại BIDV thời gian qua..............................................................................................30
2.1.1. Về chính sách lãi suất của ngân hàng........................................................30
2.1.2. Về mô hình tổ chức quản trị rủi ro lãi suất.................................................34
2.1.3. Về xây dựng chính sách quản trị rủi ro lãi suất..........................................35
2.1.4. Về vận dụng các mô hình đo lường rủi ro lãi suất......................................35
2.1.5. Về các giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất.....................................................36
2.1.6. Về công tác tuyên truyền và đào tạo...........................................................37
2.1.7. Đánh giá thành công và hạn chế của công tác quản trị rủi ro lãi suất và
việc vận dụng các mô hình đo lường rủi ro lãi suất tại BIDV thời gian qua........37


v

2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro lãi suất nói chung,
việc vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro nói riêng tại BIDV..................39

2.2.1. Các nhân tố bên ngoài...............................................................................39
2.2.2. Các nhân tố bên trong................................................................................45
TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................................53
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH TÁI ĐỊNH GIÁ TRONG CÔNG
TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI BIDV.....................................................54
3.1. Nhu cầu và khả năng vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất tại
BIDV ...................................................................................................................... 54
3.1.1. Nhu cầu (sự cần thiết)................................................................................54
3.1.2. Các điều kiện tiền đề tại BIDV (khả năng).................................................56
3.2. Các giải pháp cần thực hiện để triển khai vận dụng mô hình tái định giá trong quản
trị rủi ro lãi suất tại BIDV..........................................................................................57
3.2.1. Giải pháp về kiện toàn mô hình tổ chức quản trị rủi ro..............................57
3.2.2. Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ.........................59
3.2.3. Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin...............................................59
3.2.4. Giải pháp vận dụng phương pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách sử
dụng kết hợp các công cụ phái sinh để bảo hộ rủi ro lãi suất..............................61
3.2.5. Giải pháp về công tác nhân sự...................................................................68
3.2.6. Giải pháp khác...........................................................................................69
3.3. Dự kiến lộ trình triển khai...................................................................................69
3.3.1. Lộ trình dự kiến..........................................................................................69
3.3.2. Hoàn thiện, đổi mới mô hình trong tương lai.............................................69
3.4. Kiến nghị...........................................................................................................69
3.4.1. Về cơ chế điều hành lãi suất.......................................................................69
3.4.2. Về quy định đối với các ngân hàng thương mại trong công tác quản trị rủi
ro lãi suất.............................................................................................................71
3.4.3. Về phát triển thị trường các công cụ tài chính phái sinh............................72
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 VÀ TỔNG KẾT..................................................................73


vi


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................75
PHỤ LỤC ...............................................................................................................76
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BIDV

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

ISA

Tài sản nhạy cảm lãi suất (Interest-rate Sensitive Asset)

ISL

Nợ nhạy cảm lãi suất (Interest-rate Sensitive Liability)

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại


NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NII

Thu nhập lãi ròng (Net Interest Income)

NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin)

TCTD

Tổ chức tín dụng

VNĐ

Đồng Việt Nam


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng

Trang

2.1


Biến động lãi suất huy động của BIDV qua các năm

33

2.2

Lãi suất cho vay của BIDV qua các năm

35

2.3

Một số chỉ tiêu về năng lực tài chính của BIDV

51

2.4

Một số chỉ tiêu về hoạt động của BIDV

53

2.5

Phân tích hoạt động tín dụng của BIDV

54

bảng


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hiệu

Tên hình vẽ

hình

Trang

3.1

Phòng chống thể đoản khi lãi suất thị trường tăng

64

3.2

Phòng chống thế trường khi lãi suất thị trường giảm

64

3.3

Mua hợp đồng quyền bán khi lãi suất thị trường tăng

66

Mua hợp đồng quyền mua khi lãi suất thị trường
3.4


giảm

66

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
1. Phụ lục số 1.1: Mô hình kỳ hạn đến hạn
2. Phụ lục số 1.2: Mô hình thời lượng


ix

3. Phụ lục số 1.3: : Ví dụ minh họa về việc phân tích trạng thái nhạy cảm
lãi suất của một ngân hàng
4. Phụ lục 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV
5. Phụ lục 2.2: Ước tính thiệt hại do rủi ro lãi suất của BIDV năm 2008
6. Phụ lục 3.1: Kế hoạch lộ trình và tiến độ triển khai đề án vận dụng mô
hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV


1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Rủi ro lãi suất là một loại rủi ro cơ bản của các ngân hàng thương mại.

Sự biến động của lãi suất trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập lãi ròng của các
ngân hàng. Đồng thời, sự biến động của lãi suất tác động đến giá trị của danh

mục tài sản và nợ, dẫn đến sự biến động của giá trị ròng của ngân hàng. Vì
vậy, có thể nói rằng rủi ro lãi suất là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự yếu
kém của các ngân hàng.
Trong những năm trước đây, với cơ chế điều hành của NHNN theo cơ
chế “cứng”, lãi suất thị trường thường ổn định, ít biến động. Vì vậy, các ngân
hàng chưa phải đối mặt với rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, nhất là sau tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ thế giới
năm 2007, bước sang đầu năm 2008, cuộc đua lãi suất huy động đẩy lãi suất
thị trường tăng đột biến. Cuối năm 2008, nhờ sự can thiệp kịp thời của NHNN
lãi suất có hạ nhiệt, nhưng vẫn cao và duy trì từ đó đến nay. Mức biến động
của lãi suất thời gian này so với mức trước năm 2008 là khoảng gấp đôi. Với
sự biến động mạnh của lãi suất, hầu hết các ngân hàng đã phải đối diện với rủi
ro lãi suất. Thu nhập từ lãi giảm, trong khi đó chi phí huy động vốn tăng lên
dẫn đến hầu hết các ngân hàng bị suy giảm lợi nhuận. Sau đợt biến động lãi
suất vừa qua, các ngân hàng đã bắt đầu nhận thấy được tầm quan trọng của
công tác quản trị rủi ro lãi suất. Các giải pháp hạn chế tác động của rủi ro lãi
suất đã được các ngân hàng đưa ra. Nhưng nhìn chung các giải pháp còn
mang tính xử lý tình huống, mà chưa giải quyết vấn đề hạn chế tác động của
rủi ro lãi suất một cách căn cơ, bài bản. Cũng có một số ít ngân hàng bước
đầu đã nghiên cứu vận dụng các mô hình ứng dụng vào quản trị rủi ro lãi suất,
nhưng kết quả còn nhiều hạn chế.
Đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), là ngân hàng
hàng đầu trong cho vay đầu tư và phát triển (cho vay trung – dài hạn), nên


2

biến động lãi suất vừa qua đã gây thiệt hại lớn cho BIDV. Nhiều khoản vay
trung – dài hạn có lãi suất cố định đã gây lỗ cho ngân hàng. Ban lãnh đạo của
BIDV đã bắt đầu ý thức được tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra và đã có một số

biện pháp ứng phó bước đầu. Tuy nhiên, nhìn chung công tác quản trị rủi ro
lãi suất tại BIDV vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế.
Để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực quản trị điều hành và năng
lực quản trị rủi ro, công tác quản trị rủi ro lãi suất của BIDV cần được đổi mới
mạnh mẽ hơn nữa. Trong đó, bước đột phá là việc áp dụng các mô hình đo
lường vào quản trị rủi ro lãi suất.
Từ yêu cầu thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài “Vận dụng mô hình tái định
giá trong quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của
mình.
2.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết của mô hình tái định giá trong
quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại.
Nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro lãi suất và việc vận dụng
các mô hình đo lường rủi ro lãi suất tại BIDV thời gian qua.
Đề xuất các giải pháp vận dụng mô hình tái định giá trong quản
trị rủi ro lãi suất tại BIDV, đồng thời nêu các kiến nghị liên quan đến công tác
quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV.
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc vận dụng mô hình tái định giá
trong công tác quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV.
Về phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu công tác quản trị rủi ro lãi
suất chủ yếu tại Hội sở chính BIDV trong thời gian từ năm 2007 đến tháng
6/2011.
4.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu, nhưng hai
phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp tài liệu và phương pháp

phân tích, so sánh. Phương pháp tài liệu được sử dụng chủ yếu trong việc


3

nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất
tại các NHTM (chương I) và trong việc sưu tầm số liệu, thông tin lịch sử về
tình hình hoạt động quả trị rủi ro lãi suất của BIDV. Phương pháp phân tích,
so sánh được sử dụng trong hầu hết các nội dung nghiên cứu còn lại của đề
tài.
5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Với mục tiêu đặt ra, đề tài hy vọng sẽ có những đóng góp nhất định về

mặt khoa học và thực tiễn.
Về mặt khoa học, đề tài góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về
quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các vấn đề lý
luận về các mô hình đo lường rủi ro lãi suất, các chiến lược phòng ngừa và
hạn chế rủi ro lãi suất.
Về mặt thực tiễn, đề tài là cơ sở để BIDV tham khảo trong việc triển
khai việc vận dụng mô hình tái định giá trong công tác quản trị rủi ro lãi suất
của mình trong thời gian tới.
6.

Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro

lãi suất tại các ngân hàng thương mại. Chương này sẽ trình bày những vấn

đề lý luận liên quan đến mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất tại
các ngân hàng thương mại. Các nội dung chính gồm:
o Các cách tiếp cận về quản trị rủi ro lãi suất.
o Vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất: lý
thuyết về mô hình tái định giá, nội dung việc vận dụng mô hình
tái định giá vào quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương
mại, các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng mô hình tái định


4

giá trong quản trị rủi ro lãi suất, các điều kiện tiền đề cho việc
vận dụng mô hình tái định giá vào quản trị rủi ro lãi suất.
- Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất và vận dụng các mô
hình đo lường rủi ro lãi suất tại BIDV. Trong chương này, luận văn sẽ tập
trung đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất và việc vận dụng các
mô hình đo lường lãi suất tại BIDV trong thời gian qua, từ đó rút ra thành
công và hạn chế. Trong chương này, luận văn cũng sẽ phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro lãi suất nói chung và việc áp dụng mô
hình tái định giá vào quản trị rủi ro nói riêng tại BIDV.
- Chương 3: Giải pháp vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị
rủi ro lãi suất tại BIDV. Trong chương này, luận văn sẽ nghiên cứu nhu cầu
và khả năng vận dụng mô hình tái định giá vào quản trị rủi ro lãi suất tại
BIDV; đồng thời đề xuất các giải pháp và các kiến nghị để vận dụng mô hình
tái định giá vào quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TÁI ĐỊNH GIÁ TRONG QUẢN TRỊ
RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Các cách tiếp cận về quản trị rủi ro lãi suất

1.1.1. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
1.1.1.1.Định nghĩa


5

Có nhiều quan niệm về rủi ro. Theo nghĩa chung nhất, rủi ro là sự bất
định trong kết quả hay là sự biến động tiềm ẩn của kết quả.
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là khả năng mà một tiến trình hay
một sự kiện nào đó gây ra một kết cục không mong đợi đến tình hình tài chính
của ngân hàng hoặc cản trở ngân hàng thực hiện các mục tiêu đã định.
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng không đồng nghĩa với rủi ro tài
chính. Rủi ro tài chính là một dạng rủi ro chủ yếu của ngân hàng. Rủi ro tài
chính là khả năng hay xác suất mà thu nhập của khoản đầu tư không được như
mong đợi.
1.1.1.2.Phân loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.
Theo cách tiếp cận phổ biến nhất, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
được chia thành các loại rủi ro chính sau:
 Rủi ro lãi suất (Interest rate risk)
 Rủi ro thị trường (Market risk)
 Rủi ro tín dụng (Credit risk)
 Rủi ro ngoại bảng (Off – balance sheet risk)
 Rủi ro công nghệ và hoạt động (Technology and operational risk)
 Rủi ro ngoại hối (Foreign exchange risk)
 Rủi ro quốc gia (Country or sovereign risk)
 Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk)
 Rủi ro vỡ nợ (insolvency risk)



6

 Rủi ro khác (Other risk)
Ngoài cách phân loại phổ biến trên, có một số cách tiếp cận khác về rủi
ro của ngân hàng. Có thể kể ra một số cách tiếp cận khác về rủi ro của ngân
hàng như sau:
 Theo cách tiếp cận của Peter S. Rose (Mỹ), rủi ro của ngân hàng
gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro thị
trường, rủi ro sinh lời, rủi ro vỡ nợ, rủi ro khác.
 Theo cách tiếp cận của Shelagh Hefferman (Anh), rủi ro của ngân
hàng gồm: Rủi ro tín dụng và rủi ro đối tác (Credit and Counterparty
risk), Rủi ro thanh khoản/nguồn vốn (Liquidity/Founding risk), Rủi
ro trả nợ (Settlement or Payment risk), Rủi ro thị trường và rủi ro về
giá (market or price risk), rủi ro về vốn hoặc rủi ro cấu trúc (capital
or gearing risk), rủi ro hoạt động (Operational risk), rủi ro quốc gia
và rủi ro chính trị (Sovereign and Polltical risk).
 Theo cách tiếp cận của Joseph F. Sinkey, rủi ro được chia làm rủi ro
liên quan đến bảng cân đối và rủi ro ngoài bảng cân đối. Rủi ro liên
quan đến bảng cân đối gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro
thanh khoản, rủi ro ngoại hối. Rủi ro không liên quan đến bảng cân
đối gồm : Rủi ro điều tiết, rủi ro công nghệ, rủi ro sáp nhập, rủi ro
hoạt động, rủi ro chiến lược.
Dù tiếp cận theo cách nào thì rủi ro lãi suất vẫn được xem là một loại
rủi ro cơ bản mà các ngân hàng kinh doanh phải đối mặt.
1.1.2. Rủi ro lãi suất
1.1.2.1.Định nghĩa
Rủi ro lãi suất là khả năng ngân hàng bị giảm lợi nhuận và/hoặc giảm
giá trị ròng của ngân hàng do sự biến động của lãi suất.



7

Ngân hàng phải đối diện với rủi ro lãi suất khi lãi suất có sự thay đổi
(tăng hoặc giảm). Nhưng rủi ro lãi suất thực sự xảy ra khi lợi nhuận của ngân
hàng giảm do giảm chênh lệch đầu ra - đầu vào (NII/NIM) và/hoặc giá trị
ròng của ngân hàng giảm.
1.1.2.2.Nguyên nhân của rủi ro lãi suất
Một cách chung nhất, rủi ro lãi suất xuất phát từ chức năng biến đổi tài
sản (Asset Transformation Function) của các định chế tài chính trung gian.
Chức năng này làm cho kỳ hạn, tính thanh khoản và quy mô của các tài sản
(Asset) không phù hợp với kỳ hạn, tính thanh khoản và quy mô của các
khoản nợ (Liabilities).
Nguyên nhân cụ thể dẫn đến rủi ro lãi suất được phân tích rõ khi nghiên
cứu các dạng rủi ro lãi suất (mục 1.1.2.3).
1.1.2.3.Các dạng rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất có 3 dạng chính sau đây là: Rủi ro tái tài trợ, rủi ro tái
đầu tư, rủi ro giá trị thị trường.
i. Rủi ro tái tài trợ (Refinancing Risk)
Là rủi ro mà lợi nhuận ngân hàng giảm do chi phí tái huy động vốn cao
hơn tiền lãi của các khoản đầu tư khi kỳ hạn của tài sản đầu tư dài hơn kỳ hạn
vốn huy động trong điều kiện lãi suất thị trường tăng.
Ví dụ, ngân hàng huy động vốn 1 năm để đầu tư vào một khoản vay có
thời hạn 3 năm với lãi suất cố định. Sau 1 năm, nếu lãi suất thị trường tăng,
ngân hàng phải tăng lãi suất huy động nhưng lãi suất cho vay vẫn không đổi
nên lợi nhuận của ngân hàng giảm.
ii. Rủi ro tái đầu tư (Reinvestment Risk)
Là rủi ro mà lợi nhuận của ngân hàng giảm do thu nhập từ tài sản tái
đầu tư giảm thấp hơn chi phí tái huy động vốn do kỳ hạn nợ dài hơn kỳ hạn
tài sản đầu tư trong điều kiện lãi suất giảm.
Ví dụ, ngân hàng huy động vốn với thời hạn dài 3 năm với lãi suất cố

định nhưng đầu tư vào khoản vay có thời hạn 1 năm. Sau 1 năm, nếu lãi suất
giảm, ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay đối với khoản vay mới nhưng lãi
suất huy động vẫn không đổi, nên lợi nhuận của ngân hàng giảm.


8

iii. Rủi ro giá trị thị trường (Market Value Risk)
Rủi ro mà giá trị ròng của ngân hàng (giá trị thị trường của vốn chủ sở
hữu) giảm do biến động bất lợi trong giá trị thị trường của tài sản và nợ thuộc
một trong hai trường hợp sau:
- Giá trị thị trường của tài sản sụt giảm nhanh hơn giá trị thị trường của
nợ khi kỳ hạn của tài sản dài hơn kỳ hạn của nợ trong điều kiện lãi suất
thị trường tăng. Điều này được giải thích như sau: Khi lãi suất thị
trường tăng, giá trị thị trường của các khoản mục tài sản và nợ của ngân
hàng giảm. Nhưng do kỳ hạn của tài sản (kỳ hạn bình quân) dài hơn kỳ
hạn của nợ, nên giá trị thị trường của tài sản giảm nhanh hơn giá trị thị
trường của nợ, làm cho giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu bị giảm
(Vì giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu bằng (=) giá trị thị trường của
tài sản trừ đi (-) giá trị thị trường của nợ).
- Giá trị thị trường của nợ tăng nhanh hơn giá trị thị trường của tài sản
khi kỳ hạn của nợ dài hơn kỳ hạn của tài sản trong điều kiện lãi suất thị
trường giảm. Điều này được giải thích tương tự nhưng ngược lại với
trường hợp trên. Khi lãi suất giảm, giá trị thị trường của tài sản và nợ
đều tăng lên. Do kỳ hạn (bình quân) của nợ dài hơn kỳ hạn của tài sản,
nên giá trị thị trường của nợ tăng mạnh hơn giá trị thị trường của tài
sản, làm cho giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu giảm.
Rủi ro tái tài trợ và rủi ro tái đầu tư tác động đến thu nhập lãi ròng của
ngân hàng (gọi chung là rủi ro tái định giá), trong khi đó rủi ro giá trị thị
trường tác động đến giá trị ròng của ngân hàng (gọi là rủi ro về giá).

1.1.2.4. Tác động của rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất tác động đến lợi nhuận của ngân hàng và giá trị kinh tế
của ngân hàng. Cụ thể:
- Xét trên khía cạnh lợi nhuận


9

Thu nhập ròng từ lãi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của ngân
hàng. Khi lãi suất thị trường thay đổi, thu nhập từ lãi của ngân hàng bị biến
động và chi phí của các khoản mục nợ cũng biến động. Sự biến động này
không bằng nhau làm cho thu nhập ròng từ lãi của ngân hàng bị thay đổi kéo
theo sự thay đổi của lợi nhuận của ngân hàng. Xét trên khía cạnh này chỉ cho
thấy tác động ngắn hạn của lãi suất và không cho thấy được tác động đến tình
hình chung của ngân hàng.
- Xét trên giá trị kinh tế
Giá trị kinh tế của một tài sản là hiện giá của dòng tiền mong đợi trong
tương lai. Biến động của lãi suất ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản
và nợ và các khoản mục ngoại bảng của ngân hàng.
Giá trị kinh tế của ngân hàng (hay còn gọi là giá trị ròng của ngân
hàng) là hiện giá của dòng tiền ròng trong tương lai, bằng dòng tiền ròng
tương của tài sản trừ (-) đi dòng tiền ròng trong tương lai của nợ và cộng (+)
với dòng tiền ròng tương lai của các giao dịch ngoại bảng, làm thay đổi giá trị
vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Theo nghĩa này, khía cạnh kinh tế phản ánh
quan điểm về độ nhạy cảm của giá trị ròng của ngân hàng trước biến động lãi
suất, do đó nó cho ta thấy tác động lâu dài của biến động lãi suất đối với hoạt
động ngân hàng.
1.1.3. Các cách tiếp cận về quản trị rủi ro lãi suất
1.1.3.1.Cách tiếp cận theo các chức năng quản trị
Theo quản trị học, quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo

và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng
tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
(James Stoner và Stephen Robbins).
Như vậy, các chức năng của quản trị bao gồm các hoạt động chính là:
hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát.
Theo cách tiếp cận các chức năng của quản trị, quản trị rủi ro lãi suất là
một tiến trình các công việc cần thực hiện để đạt được mục tiêu kiểm soát và


10

hạn chế tác động của rủi ro lãi suất, bao gồm các hoạt động chính sau:
- Hoạch định việc quản trị rủi ro lãi suất: gồm các nội dung
o Xây dựng mục tiêu của quản trị rủi ro lãi suất.
o Xây dựng các chiến lược quản trị rủi ro lãi suất;
o Lập các kế hoạch để thực hiện quản trị rủi ro lãi suất.
Để hoạch định hiệu quả, cần làm tốt công tác dự báo (môi trường kinh
doanh, về thị trường, về xu hướng biến động của lãi suất, tỷ giá,…). Các kế
hoạch phải được lập một cách thận trọng và phù hợp với mục tiêu, kế hoạch
tổng thể của ngân hàng, phù hợp với đặc điểm hoạt động và tình hình diễn
biến của thị trường…
- Tổ chức việc quản trị rủi ro lãi suất: Gồm các nội dung chính sau:
o Xác lập mô hình tổ chức quản trị rủi ro lãi suất.
o Quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng/ban liên quan đến
công tác quản trị rủi ro lãi suất…
o Bố trí nhân sự làm công tác quản trị rủi ro lãi suất
o Xây dựng chính sách, quy trình quản trị rủi ro lãi suất;
- Lãnh đạo việc quản trị rủi ro lãi suất: là quá trình nhà quản trị ngân
hàng tác động đến các nhân viên hoặc các phòng ban liên quan trong
quá trình thực hiện các kế hoạch hoặc nhiệm vụ quản trị rủi ro lãi suất

nhằm đạt được kết quả cao nhất. Những nội dung chính gồm:
o Thiết lập/xây dựng môi trường làm việc;
o Huấn luyện, đào tạo;
o Giao việc;
o Động viên, khuyến khích;
o Tiếp nhận thông tin phản hồi;
o Xử lý tình huống;
- Kiểm soát quá trình quản trị rủi ro lãi suất: Chức năng kiểm soát đòi
hỏi nhà quản trị thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
o Lập và đánh giá các báo cáo trạng thái rủi ro;
o Giám sát tuân thủ chính sách quản lý rủi ro, trình tự thủ tục, hạn
mức và giới hạn kiểm soát giao dịch;


11

o Báo cáo giám sát, phân tích, đánh giá các trường hợp vượt hạn mức;
o Minh bạch hóa công tác quản trị rủi ro lãi suất;
o Áp dụng các thông lệ tốt nhất trong quản trị rủi ro lãi suất;
1.1.3.2.Cách tiếp cận theo quá trình quản trị rủi ro tổng thể của một tổ chức
Theo cách tiếp cận này, rủi ro lãi suất được xem xét trong tổng thể rủi
ro của ngân hàng và được quản trị chung cùng các loại rủi ro khác.
Theo cách tiếp cận này, quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận một cách
khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát và
tối thiểu hóa những tác động bất lợi của rủi ro.
Quá trình quản trị rủi ro gồm các bước (công đoạn): nhận diện, đánh
giá, kiểm soát, tài trợ rủi ro.
- Nhận diện rủi ro (Risk Identification): là việc dựa trên những phương
pháp đã được tổng kết để xem xét những rủi ro mà ngân hàng phải đối
mặt. Có nhiều phương pháp nhận diện rủi ro: nhận diện rủi ro trên cơ

sở mục tiêu, nhận diện rủi ro theo phương pháp kịch bản, nhận diện rủi
ro trên cơ sở phân loại theo nguồn rủi ro, liệt kê các rủi ro có thể nhận
biết….
- Đánh giá rủi ro (Risk Assessment): là quá trình xác định mức độ
nghiêm trọng của tổn thất và khả năng xuất hiện của từng loại rủi ro (đã
được nhận diện), trên cơ sở đó xếp hạng các rủi ro theo thứ tự ưu tiên
mà các nguồn lực phải được dành để kiểm soát.
- Kiểm soát rủi ro: là những biện pháp nhằm tối thiểu hóa rủi ro trước
khi rủi ro xảy ra. Kinh doanh nói chung và kinh doanh ngân hàng nói
riêng luôn là sự đánh đổi giữa khả năng sinh lời và rủi ro. Khả năng
sinh lời càng cao thì rủi ro phải đối mặt càng lớn. Vì vậy, tùy theo khả
năng chấp nhận rủi ro, nguồn lực, chi phí… mà ngân hàng có thể lựa
chọn một trong 4 chiến lược/kỹ thuật sau đây để kiểm soát rủi ro đối
với từng rủi ro cụ thể như sau:
o Né tránh/từ bỏ: đối với các rủi ro mà xác suất xảy ra cao và/hoặc
tổn thất lớn, ngân hàng thường áp dụng chiến lược né tránh hoặc từ


12

bỏ, có nghĩa là loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro, điều đó đồng
nghĩa với việc từ bỏ cơ hội tìm kiếm khả năng sinh lời.
o Giảm thiểu: tức là áp dụng các biện pháp để giảm thiểu rủi ro trên
cơ sở chấp nhận rủi ro ở một mức nhất định.
o Ngăn ngừa: tức là áp dụng các kỹ thuật để ngăn ngừa khả năng xảy
ra rủi ro. Chiến thuật này cũng có giới hạn, chỉ có thể ngăn ngừa
được rủi ro ở mức nhất định, không thể ngăn ngừa hoàn toàn rủi ro,
vì như vậy cũng có nghĩa sẽ loại trừ khả năng tìm kiếm khả năng
sinh lời.
o Chuyển giao: Là dùng các kỹ thuật để khi rủi ro xảy ra thì tổn thất

được chuyển giao cho tổ chức khác.
Đối với rủi ro lãi suất, thường các ngân hàng áp dụng tổng hợp chiến
lược giảm thiểu và ngăn ngừa.
- Tài trợ rủi ro: Là những biện pháp nhằm giảm thiểu tổn thất khi rủi ro
đã xảy ra. Những biện pháp thường sử dụng là:
o Tự khắc phục rủi ro: tổ chức sử dụng nguồn lực của mình tự khắc
phục rủi ro.
o Chuyển giao rủi ro: Trong trường hợp tốn nhiều thời gian khắc
phục rủi ro, tổ chức có thể chuyển giao rủi ro cho tổ chức khác với
một chi phí nhất định. Điển hình cho biện pháp này là bán nợ. Ngân
hàng chuyển giao việc xử lý nợ xấu cho tổ chức khác, chấp nhận
giảm giá khoản nợ như là một khoản chi phí để dành thời gian và
nguồn lực đầu tư vào việc khác.
o Trung hòa rủi ro: Tức là khai thác thêm khả năng sinh lời trên tình
trạng rủi ro để làm giảm bớt rủi ro cho tổ chức.
Theo cách tiếp cận này, các rủi ro được nhận diện, đánh giá, kiểm soát
và tài trợ một cách khoa học và toàn diện, có hệ thống. Tuy nhiên, cách tiếp
cận này có nhiều trở ngại như: thiếu thông tin thống kê để xác định khả năng
xuất hiện của rủi ro, khó đánh giá tổn thất của các tài sản vô hình…


13

1.1.3.3.Cách tiếp cận theo mô hình đo lường rủi ro cụ thể
Theo cách tiếp cận này, rủi ro lãi suất được đo lường dựa vào các mô
hình từ đó lựa chọn các chiến lược để kiểm soát rủi ro. Đây là cách tiếp cận
của đề tài.
Đo lường rủi ro (Risk measures) hay còn gọi là lượng hóa rủi ro là
phương pháp nhằm xác định những nhân tố (biến số) ảnh hưởng đến một loại
rủi ro cụ thể, đánh giá mức độ tổn thất có thể có theo từng kịch bản dự báo,

tìm kiếm, lựa chọn các chiến lược kiểm soát rủi ro hiệu quả, cũng tức là các
chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm tối ưu hóa sự đánh đổi lợi nhuận – rủi
ro.
Cách tiếp cận “đo lường rủi ro” tập trung vào các rủi ro bảng cân đối
(Balance sheet risk) tức là các rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến số liệu trên bảng
cân đối kế toán của ngân hàng, bao gồm : rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi
ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối. Các loại rủi ro này, khi xảy ra sẽ trực tiếp
làm thay đổi số liệu trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Đo lường rủi ro
là xác định mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra theo từng kịch bản dự báo, từ đó
tìm kiếm các giải pháp để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.
Rủi ro lãi suất tác động đến hoạt động của ngân hàng dưới 2 khía cạnh :
thu nhập lãi ròng và giá trị ròng của ngân hàng. Vì vậy, các mô hình cũng
hướng đến đo lường hai khía cạnh tác động đó của rủi ro lãi suất. Hiện nay, có
ba mô hình được sử dụng để đo lường rủi ro lãi suất. Mô hình tái định giá
được sử dụng để đo lường tác động của rủi ro lãi suất đến thu nhập lãi ròng.
Mô hình kỳ hạn đến hạn và mô hình thời lượng được dùng để đo lường rủi ro
lãi suất dưới khía cạnh giá trị ròng của ngân hàng.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu vận dụng mô hình tái định giá trong
quản trị rủi ro lãi suất, nên đề tài không đi sâu nghiên cứu mô hình kỳ hạn đến


14

hạn và mô hình thời lượng mà chỉ giới thiệu khái quát hai mô hình này ở phần
phụ lục (phụ lục số 1.1 và Phụ lục số 1.2).
1.2.

Vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro lãi suất

1.2.1. Nội dung lý thuyết về mô hình tái định giá

Một mục tiêu quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất là hạn chế tới mức
tối đa mọi ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng.
Dù lãi suất thay đổi theo hướng nào, các ngân hàng luôn mong muốn đạt được
thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định. Mô hình tái định giá giúp các nhà
quản lý ngân hàng thực hiện được mục tiêu này.
Mô hình tái định giá tập trung vào những tác động của sự biến động lãi
suất đến thu nhập lãi suất ròng của ngân hàng (NII – Net Interest Income).
Vận dụng mô hình này, các nhà quản lý ngân hàng phải tiến hành xác định
các khoản mục tài sản và nợ nhạy cảm với lãi suất (tức là phải định giá lại)
trong một thời kỳ tương lai, tiếp đến xác định khe hở nhạy cảm lãi suất, đo
lường tổn thất, từ đó xây dựng chiến lược để kiểm soát, hạn chế, phòng ngừa
rủi ro có thể xảy ra.
Các khoản mục tài sản và nợ được coi là nhạy cảm với lãi suất là những
tài sản, nợ được định lại lãi suất theo hoặc gần bằng với lãi suất thị trường
trong kỳ kế hoạch (gọi là kỳ hạn định giá lại). Kỳ hạn định giá lại thường là:
đến 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, trên 1 tháng đến 3 tháng, trên 3 tháng đến 6
tháng, trên 6 tháng đến 1 năm, trên 1 năm đến 5 năm, trên 5 năm.
- Tài sản nhạy cảm lãi suất gồm:
o Khoản cho vay (thường là ngắn hạn) sắp đáo hạn hoặc gia hạn
o Chứng khoán đầu tư đáo hạn
o Các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán có lãi suất thả nổi.


15

- Nợ nhạy cảm lãi suất gồm:
o Vay từ thị trường tiền tệ (vay trên thị trường liên ngân hàng, vay
theo hợp đồng mua lại RPs)
o Tiền gửi tiết kiệm (thường là ngắn hạn) sắp đáo hạn
o Tiền gửi trên thị trường tiền tệ (với lãi suất có thể điều chỉnh)

o Tiền gửi và các khoản vay (bao gồm phát hành giấy tờ có giá) với
lãi suất thả nổi
o Giấy tờ có giá (thường là ngắn hạn) sắp đáo hạn.
- Những tài sản không thể tái định giá gồm:
o Tiền mặt/tiền gửi tại ngân hàng trung ương
o Cho vay dài hạn với lãi suất cố định
o Chứng khoán đầu tư dài hạn với lãi suất cố định
o Tài sản cố định và các tài sản không sinh lời .
- Những khoản mục nợ không thể tái định giá gồm:
o Tiền gửi các loại và các khoản vay (bao gồm giấy tờ có giá phát
hành) có lãi suất cố định.
o Vốn chủ sở hữu.
Khe hở nhạy cảm lãi suất là chênh lệch giữa giá trị tài sản nhạy cảm lãi
suất và giá trị nợ nhạy cảm lãi suất.
IS GAP = RSA – RSL
Trong đó:
 IS GAP: Khe hở nhạy cảm lãi suất

(1.1)


×