Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Xây dựng nội dung ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 231 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
-----------------------

ĐỖ NGỌC QUANG

XÂY DỰNG NỘI DUNG NGOẠI KHÓA NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ
CHUYÊN MÔN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU THỂ DỤC TRƢỜNG
ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
-----------------------

ĐỖ NGỌC QUANG

XÂY DỰNG NỘI DUNG NGOẠI KHÓA NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ
CHUYÊN MÔN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU THỂ DỤC TRƢỜNG
ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG


Tên ngành :

Giáo dục học

Mã số :

9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS ĐỒNG VĂN TRIỆU

2. TS. PHẠM QUANG KHÁNH

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào.

Tác giả luận án

Đỗ Ngọc Quang


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

5

1.1. Giáo dục đại học ở nƣớc ta.

5

1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục đại học.

5

1.1.2. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đến đào tạo cán bộ
quản lý, giáo viên, huấn luyện viên và hoạt động tập luyện ngoại
khóa Thể dục thể thao cho đối tƣợng học sinh, sinh viên các cấp.

7

1.1.3. Chất lƣợng đào tạo đại học.

8

1.1.4. Đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ.

10


1.2. Tự học.

12

1.2.1. Quan điểm về tự học.

12

1.2.2. Tự học trong giáo dục đại học.

15

1.3. Chƣơng trình đào tạo đại học.

17

1.3.1. Những quy định chung về chƣơng trình đào tạo.

17

1.3.2. Chƣơng trình đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ.

19

1.4. Các khái niệm liên quan.

21

1.4.1. Khái niệm ngoại khóa Thể dục thể thao.


21

1.4.2. Khái niệm về trình độ chuyên môn.

28

1.5. Đào tạo môn chuyên sâu Thể dục tại Trƣờng Đại học TDTT
Đà Nẵng.

29

1.5.1. Đặc điểm môn chuyên sâu Thể dục.

29

1.5.2. Phân loại Thể dục.

30

1.5.3. Đặc điểm cơ bản hoạt động ngoại khóa của sinh viên
chuyên sâu Thể dục Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng.
1.5.4. Những yêu cầu chung khi xây dựng nội dung tập luyện

33


ngoại khóa cho Sinh viên CSTD Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng.

34


1.5.5. Cơ sở lý luận lựa chọn tiêu chí đánh giá hiệu quả nội dung
ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên
chuyên sâu Thể dục.

38

1.6. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

39

1.6.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài.

39

1.6.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc.

43

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU

50

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

50

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.


50

2.2.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

50

2.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn, tọa đàm.

51

2.2.3. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm.

51

2.2.4. Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm.

52

2.2.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.

55

2.2.6. Phƣơng pháp toán học thống kê.

56

2.3. Tổ chức nghiên cứu.

58


2.3.1. Phạm vi nghiên cứu.

58

2.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.

58

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

59

3.1. Nghiên cứu thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên
chuyên sâu Thể dục Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng.

59

3.1.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến trình độ chuyên môn
của sinh viên chuyên sâu Thể dục Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng. 59
3.1.2. Thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên CSTD.
3.1.3. Đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn của sinh viên

70


chuyên sâu Thể dục Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng.

76

3.1.4. Thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội đối với sinh viên

môn chuyên sâu Thể dục.

79

3.1.5. Sự cần thiết của việc tổ chức tập luyện ngoại khóa nâng cao
trình độ chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Thể dục.

86

3.1.6. Bàn luận về kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1.

88

3.2. Xây dựng nội dung tập luyện ngoại khóa cho sinh viên
chuyên sâu Thể dục Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng.

96

3.2.1. Cơ sở xây dựng nội dung tập luyện ngoại khóa cho
sinh viên chuyên sâu Thể dục Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng.

96

3.2.2. Xây dựng nội dung ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên
môn cho sinh viên chuyên sâu Thể dục.

103

3.2.3. Xây dựng chƣơng trình ngoại khóa cho sinh viên chuyên sâu
Thể dục Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng.


105

3.2.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu của mục tiêu 2.

106

3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nội dung ngoại khóa đã
xây dựng cho sinh viên CSTD Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng.

112

3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm.

112

3.3.2. Đánh giá hiệu quả nội dung tập luyện ngoại khóa nâng cao
trình độ chuyên môn cho sinh viên CSTD

114

3.3.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu của mục tiêu 3.

129

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

131

1. Kết luận.


131

2. Kiến nghị.

132

3. Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có
liên quan đến luận án.
4. Tài liệu tham khảo.


DANH MỤC BIỂU BẢNG
STT
3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

3.7
3.8
3.9


3.10

NỘI DUNG
Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Thể dục Trường
Đại học TDTT Đà Nẵng
Ý kiến phản hồi của sinh viên về công tác giảng dạy môn
chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng
Số lượng, giới tính sinh viên chuyên sâu Thể dục
Trường Đại học TDTT Đà Nẵng
Thang điểm đánh giá nội dung môn chuyên sâu Thể dục tại
Trường Đại học TDTT Đà Nẵng
Chương trình đào tạo cho sinh viên chuyên sâu Thể dục
Trường Đại học TDTT Đà Nẵng theo niên chế
Chương trình đào tạo cho sinh viên chuyên sâu Thể dục
Trường Đại học TDTT Đà Nẵng theo hệ thống tín chỉ
Ý kiến phản hồi của sinh viên về nội dung, chương trình môn
chuyên sâu Thể dục
Thực trạng cơ sở vật chất dành cho môn Thể dục
Kết quả quan sát thời điểm, thời gian sinh viên chuyên sâu Thể
dục ngoại khóa
Kết quả quan sát nội dung sinh viên chuyên sâu Thể dục
Trường Đại học TDTT Đà Nẵng ngoại khóa

TRANG
59

61

62


65

66

67

68
69
71

72

Thực trạng nhận thức về vai trò, tác dụng của việc tập luyện
3.11

ngoại khóa môn chuyên sâu Thể dục đối với việc nâng cao

73

trình độ chuyên môn
3.12

Ý kiến phản hồi của sinh viên chuyên sâu Thể dục về hứng thú,
mức độ, thời gian, thời điểm và địa điểm ngoại khóa

74


3.13
3.14


3.15

3.16

3.17

3.18

3.19

3.20

3.21

3.22

3.23
3.24

Ý kiến phản hồi của sinh viên về nhu cầu tập luyện ngoại khóa
nâng cao trình độ môn chuyên sâu Thể dục
Ý kiến phản hồi của sinh viên chuyên sâu Thể dục về hình thức
tập luyện ngoại khóa
Kết quả học tập môn chuyên sâu Thể dục của sinh viên khóa
Đại học 7 trong 4 học kỳ
Kết quả học tập môn chuyên sâu của sinh viên chuyên sâu Thể
dục khóa Đại học 8 trong 4 học kỳ
Kết quả học tập môn chuyên sâu của sinh viên chuyên sâu Thể
dục khóa Đại học 9 trong 2 học kỳ

Năng lực tổ chức giờ học và triển khai phương pháp giảng dạy
của sinh viên chuyên sâu Thể dục năm thứ 3
Ý kiến phản hồi của cựu sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường
Đại học TDTT Đà Nẵng sau khi tốt nghiệp
Ý kiến phản hồi của đơn vị cựu sinh viên chuyên sâu Thể dục
công tác
Ý kiến phản hồi về lĩnh vực công tác của sinh viên chuyên sâu
Thể dục sau tốt nghiệp
Ý kiến phản hồi nội dung chuyên sâu được sử dụng trong công
tác sau tốt nghiệp của sinh viên
Ý kiến phản hồi của đơn vị tuyển dụng của đơn vị tuyển dụng
về các nội dung Thể dục cụ thể
Ý kiến phản hồi của sinh viên về sự cần thiết của việc tổ chức
tập luyện ngoại khóa môn chuyên sâu Thể dục

74
75

76

77

77

78

80

81


82

83

85
87

Kết qủa phỏng vấn lần 1 lựa chọn nội dung xây dựng chương
3.25

trình ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho nam sinh
viên chuyên sâu Thể dục

105


Kết qủa phỏng vấn lần 1 lựa chọn nội dung xây dựng chương
3.26

trình ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho nữ sinh

105

viên chuyên sâu Thể dục
Kết qủa phỏng vấn lần 2 lựa chọn nội dung xây dựng chương
3.27

trình ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho nam sinh

105


viên chuyên sâu Thể dục
Kết qủa phỏng vấn lần 2 lựa chọn nội dung xây dựng chương
3.28

trình ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho nữ sinh

105

viên chuyên sâu Thể dục
Kết qủa phỏng vấn lần 1 lựa chọn tiêu chí đánh giá hiệu quả
3.29

nội dung ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh

115

viên CSTD Trường Đại học TDTT Đà Nẵng
Kết qủa phỏng vấn lần 2 lựa chọn tiêu chí đánh giá hiệu quả
3.30

nội dung ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh

115

viên viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng
3.31

3.32


3.33

3.34

3.35

3.36

Kết quả kiểm tra trình độ chuyên môn của nam sinh viên
chuyên sâu Thể dục trước thực nghiệm sư phạm
Kết quả kiểm tra trình độ chuyên môn của nữ sinh viên chuyên
sâu Thể dục trước thực nghiệm sư phạm
Kết quả kiểm tra trình độ chuyên môn của nam sinh viên
chuyên sâu Thể dục sau 6 tháng thực nghiệm sư phạm
Kết quả kiểm tra trình độ chuyên môn của nữ sinh viên chuyên
sâu Thể dục sau 6 tháng thực nghiệm sư phạm
Kết quả kiểm tra trình độ chuyên môn của nam sinh viên
chuyên sâu Thể dục sau 12 tháng thực nghiệm sư phạm
Kết quả kiểm tra trình độ chuyên môn của nữ sinh viên chuyên
sâu Thể dục sau 12 tháng thực nghiệm sư phạm

119

121

123

124

125


127


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
3.1

NỘI DUNG
Kết quả kiểm tra năng lực vận động chuyên môn của hai
nhóm trước thực nghiệm sư phạm

TRANG
119

Kết quả kiểm tra năng lực tổ chức giờ học và triển khai
3.2

phương pháp giảng dạy - kết quả học tập của hai nhóm

120

trước thực nghiệm
3.3

Kết quả kiểm tra năng lực vận động chuyên môn của nam
sinh viên chuyên sâu Thể dục sau 12 tháng thực nghiệm
Kết quả kiểm tra năng lực tổ chức giờ học và triển khai

125


3.4

phương pháp giảng dạy của hai nhóm sau 12 tháng thực

126

nghiệm
3.5

Kết quả kiểm tra năng lực vận động chuyên môn của nữ
sinh viên chuyên sâu Thể dục sau 12 tháng thực nghiệm

127

Kết quả kiểm tra năng lực tổ chức giờ học và triển khai
3.6

phương pháp giảng dạy - kết quả học tập của nữ sinh viên

128

chuyên sâu Thể dục sau 12 tháng thực nghiệm
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
3.1

NỘI DUNG
Các bước tiến hành thực nghiệm ứng dụng nội dung tập
luyện ngoại khóa môn chuyên sâu Thể dục


TRANG
114


DANH MỤC VIẾT TẮT

CHXHCN:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CLB:

Câu lạc bộ

CTĐT:

Chương trình đào tạo

CSTD:

Chuyên sâu Thể dục

GD:

Giáo dục

GD – ĐT:

Giáo dục và Đào tạo


GDTC:

Giáo dục thể chất

GV:

Giảng viên

HLV :

Huấn luyện viên

KNKX :

Kỹ năng kỹ xảo

NĐC:

Nhóm đối chứng

NTN:

Nhóm thực nghiệm

SL:

Số lượng

SV:


Sinh viên

TDTT:

Thể dục thể thao

TD:

Thể dục

VĐV:

Vận động viên


1
PHẦN MỞ ĐẦU
Giáo dục là nền tảng cơ bản để phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Đầu tư cho giáo dục là
đầu tư cho sự phát triển. Bất cứ quốc gia nào muốn đạt được các mục tiêu đề
ra cần phải phát triển giáo dục, bởi vì giáo dục gắn với việc đào tạo con
người, nhân tố quan trọng nhất trong các nguồn lực để phát triển đất nước.
Trong các bậc học ở nước ta, giáo dục đại học không chỉ giúp người
học lĩnh hội tri thức ở mức độ cao nhất, sự trưởng thành về kiến thức mà còn
là cơ hội để họ đạt được các mục tiêu nghề nghiệp cá nhân. Hơn nữa, giáo dục
đại học còn đào tạo ra những người lao động có giá trị làm việc, giá trị kinh
tế, mức độ cống hiến, đóng góp…lớn nhất cho xã hội. Chính vì vậy, giáo dục
đại học rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng đầu tư.
Giáo dục đại học trên thế giới đã khẳng định đào tạo theo hệ thống tín

chỉ là một trong những phương thức có nhiều ưu thế so với phương thức đào
tạo truyền thống, bởi việc tự học, tự nghiên cứu của người học được coi
trọng-người học là trung tâm, độ linh hoạt của CTĐT giúp cho họ chọn được
những môn học phù hợp, phát huy mạnh mẽ khả năng sáng tạo, tự chủ.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở nước ta đang được thực hiện ở bậc giáo
dục đại học nhưng nhiều SV còn bỡ ngỡ và chưa thay đổi kịp với hình thức
đào tạo này do không còn sự kiểm soát chặt chẽ của người dạy. SV còn xa lạ
với việc tự hoạch định nội dung và quản lý quá trình tự học của mình. Chất
lượng đào tạo của từng môn học trong nhà trường phụ thuộc nhiều vào sự
quản lý, điều hành trong việc xây dựng chương trình, tổ chức hoạt động giảng
dạy và sự nhiệt tình của GV các môn học và tính tích cực tự giác của SV.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và quy định của Bộ GD-ĐT,
Trường ĐH TDTT Đà Nẵng đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ năm 2013. Đào
tạo theo hình thức này, thời lượng các môn học nói chung và môn CSTD


2
được rút ngắn. Để đáp ứng yêu cầu của CTĐT, có kết quả học tập tốt cũng
như nâng cao trình độ chuyên môn SV cần phải tích cực, chủ động ngoại
khóa. Tuy nhiên, để ngoại khóa có hiệu quả thì cần có một nội dung phù hợp
và được tổ chức chặt chẽ, bài bản.
Các môn thực hành nói chung và môn chuyên sâu Thể dục (CSTD) nói
riêng của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng được tổ chức đào tạo theo hệ thống
tín chỉ, đào tạo theo hình thức này sinh viên CSTD phải tích cực tự học, ngoại
khóa và giảng viên cần giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm thì
mới đạt hiệu quả cao, tuy nhiên khai thác triệt để hình thức đào tạo theo hệ
thống tín chỉ hay tuyên truyền, khuyến khích SV tự học, ngoại khóa chưa
được chú ý quan tâm đầy đủ. Vì vậy, việc tập luyện ngoại khóa để nâng cao
trình độ chuyên môn của sinh viên CSTD chỉ mang tính tự phát, chưa phát
triển thành phong trào sâu rộng, hơn nữa việc chưa có một nội dung ngoại

khóa phù hợp, khoa học cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tập luyện.
Trong quá trình nghiên cứu nhằm xây dựng một hệ thống lý luận và
thực tiễn của công tác đào tạo liên quan đến giờ học không chính khóa, đã có
sự đóng góp rất đáng trân trọng của nhiều giảng viên, nhà khoa học, chuyên
gia, các nhà quản lý TDTT có kinh nghiệm như tác giả Mai Thị Thu Hà
(2014) “Nghiên cứu hiệu quả tập luyện và thi đấu Thể dục Aerobic trong hoạt
động ngoại khoá đối với học sinh tiểu học” [27]. Nguyễn Văn Long (2010)
“Nghiên cứu đề ra các giải pháp tổ chức tập luyện ngoại khoá nhằm nâng
cao hiệu quả học tập môn Điền kinh cho sinh viên Trường Đại học TDTT Đà
Nẵng” [43]. Nguyễn Mạnh Hùng (2015) “Đánh giá sự hứng thú đối với môn
Thể dục dụng cụ của sinh viên khoa giáo dục thể chất Trường Đại học Vinh”
[37]. Phạm Việt Hùng (2015), “Thực trạng hoạt động ngoại khóa môn học
thực hành của sinh viên khóa 48 ngành Quản lý Thể dục thể thao Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh” [38].
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chỉ là định hướng mang tính


3

lý luận về cách tiếp cận các nội dung và hình thức tập luyện ngoại khóa cho
học sinh, sinh viên. Đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào
xây dựng hoàn chỉnh nội dung tập luyện ngoại khóa cho sinh viên chuyên sâu
Thể dục để nâng cao trình độ chuyên môn. Vì vậy, với mong muốn góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo môn CSTD, tôi chọn đề tài: “Xây dựng nội dung
ngoại khóa nâng cao trình độ chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Thể
dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng”.
Mục đích nghiên cứu: Xây dựng nội dung ngoại khóa phù hợp cho
sinh viên CSTD Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Thông qua đó, nâng cao
trình độ chuyên môn cho sinh viên CSTD và góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo chung của nhà trường.

Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích của đề tài, các mục tiêu
nghiên cứu sau được đặt ra:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên
chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
Để thực hiện mục tiêu 1, luận án tiến hành giải quyết các nội dung sau:
Thực trạng đội ngũ GV và sinh viên CSTD.
Chương trình đào tạo cho sinh viên CSTD.
Thực trạng kết quả học tập chuyên môn của sinh viên CSTD.
Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác giảng dạy và tập luyện.
Thực trạng nội dung và hình thức ngoại khóa của sinh viên CSTD.
Thực trạng nhu cầu ngoại khóa của sinh viên CSTD.
Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động ngoại khóa của sinh viên CSTD.
Ý thức tham gia ngoại khóa của sinh viên CSTD.
Mục tiêu 2: Xây dựng nội dung ngoại khóa cho sinh viên chuyên sâu
Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
Xây dựng trên cơ sở dựa vào nội dung và hình thức tổ chức hoạt động
ngoại khóa TDTT đã được áp dụng rộng rãi từ trước đến nay.


4
Xây dựng trên cơ sở phỏng vấn chuyên gia, GV và SV.
Xây dựng dựa trên kế hoạch học tập chính khóa của sinh viên CSTD.
Xây dựng trên cơ sở kết quả học tập môn CSTD.
Xây dựng dựa trên nhu cầu xã hội (các đơn vị sử dụng) đối với SV tốt
nghiệp môn CSTD.
Xây dựng được nội dung ngoại khóa phù hợp cho sinh viên CSTD
Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nội dung ngoại khóa đã xây
dựng cho sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
Tiến hành thực nghiệm nội dung ngoại khóa đã xây dựng trên đối

tượng sinh viên CSTD Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
Xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả nội dung ngoại khóa đã xây
dựng cho sinh viên CSTD Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
Kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả nội dung ngoại khóa đã xây dựng và
hoàn thiện quá trình nghiên cứu.
Giả thuyết khoa học: Tổ chức tập luyện khoa học, bài bản các nội
dung ngoại khóa đã xây dựng thì trình độ chuyên môn của sinh viên CSTD sẽ
được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về
TDTT cho đất nước.


5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giáo dục đại học ở nƣớc ta.
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục đại học.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục
và đào tạo thế hệ trẻ, coi đó là quốc sách hàng đầu.
Trước những đòi hỏi cấp bách về nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta
khẳng định, một trong những nhiệm vụ cốt yếu để phát triển trí tuệ cho
nhân dân là nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục-đào tạo và khoa học
công nghệ. Vì vậy, từ Nghị quyết Đại hội VII, Đảng ta đã coi giáo dục và
đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đến các kỳ Đại
hội Đảng VIII, IX, X, XI, XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định đường lối phát
triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, quán triệt quan điểm coi
giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Trải qua các cuộc cải cách có đánh giá kết quả và đúc rút kinh nghiệm
từ thực tiễn, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đưa ra Kết luận số 51KL/TW, ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ 6: “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy; đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ

thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp dạy và
học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật
chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm, trong toàn hệ thống (giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, đào tạo nghề” [89].
Đặc biệt là vấn đề đổi mới giáo dục đại học, Nghị quyết của Ban chấp
hành Trung ương khóa XI, số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 đã nêu rõ mục
tiêu cụ thể: “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao,
bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri
thức, sáng tạo của người học” [2].


6
Nghị quyết trên đã nhấn mạnh, trong giáo dục đại học cần chú trọng
hơn nữa đến phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự làm giàu tri thức, sáng
tạo của SV. Ngoài việc nâng cao kết quả học tập, tự học còn tạo điều kiện hình
thành và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, chủ động lập kế hoạch học tập và
thực hiện, trên cơ sở đó tạo cơ hội học tập suốt đời.
Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục của nước ta giai đoạn 20112020 đã chỉ rõ: “…đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy
độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực
ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm
và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường lao động và một bộ
phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới” [72].
Công văn số 184/2016/BGDĐT-VP, ngày 18/01/2016 của Bộ GD-ĐT
về việc triển khai đánh giá giai đoạn I, Chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo
năm 2011-2020 theo Quyết định số 711/QĐ –TTg, ngày 13/6/2012 của Thủ
tướng Chính phủ đã nêu ra mục đích: “Đề xuất, kiến nghị điều chỉnh lại một
số chỉ tiêu, giải pháp mới trong thực hiện giai đoạn II Chiến lược phát triển
giáo dục 2011-2020 cho phù hợp với thực tế ” [10].
Hơn nữa, Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng và Chỉ thị số 1973-CT/Tg, ngày 07/11/2011 của Thủ tướng
Chính phủ đã nhấn mạnh: “Tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn chương trình, giáo
trình về đạo đức Hồ Chí Minh để giảng dạy ở các cấp học, bậc học thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các học viện, trường
chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp” [71].
Tóm lại, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, nhất
là giáo dục đại học, coi tự học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vị trí rất quan
trọng trong chiến lược giáo dục của đất nước. Bởi vì, chỉ có tự học, tự bồi đắp
tri thức bằng nhiều con đường mới có thể bù đắp được những thiếu khuyết về


7
tri thức khoa học, về đời sống xã hội. Vì vậy, giáo dục SV có khả năng tự học,
tự nghiên cứu, làm việc độc lập là rất cần thiết trong xu thế phát triển của xã
hội hiện đại, giúp SV ra trường có thể thích nghi với môi trường làm việc mới
và không bị bỡ ngỡ, mất thời gian để thích ứng hoặc phải đào tạo lại.
1.1.2. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến đào tạo cán bộ quản
lý, giáo viên, huấn luyện viên và hoạt động ngoại khóa Thể dục thể thao
cho đối tượng học sinh, sinh viên các cấp.
Để tăng cường thể chất cho nhân dân trong thời kỳ kháng chiến. Trên
báo Cứu quốc, ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết lời kêu gọi toàn
dân tập thể dục, chính Người đã nêu gương: “Tự tôi, ngày nào cũng tập" [35].
Điều 20, Luật Thể dục, thể thao (2006) đã nêu rõ: “Hoạt động thể thao
trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo
phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ
nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển
năng khiếu thể thao” [58].
Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục, thể
thao đến năm 2020: “Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở

đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học Thể dục, thể thao. Tập trung xây
dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành, giáo viên Thể dục, thể thao, huấn luyện
viên, cán bộ quản lý có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển
sự nghiệp Thể dục, thể thao” [3].
Nghị quyết số 16-NQ/CP, ngày 14/01/2013 của Chính phủ về việc Ban
hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW nhấn mạnh:
“Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể
chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và
kỹ năng sống của học sinh, sinh viên; thực hiện tốt giáo dục thể chất theo
chương trình nội khóa và phát triển mạnh các hoạt động thể thao ngoại khóa


8
của học sinh, sinh viên; tiếp tục phát triển các trường lớp năng khiếu thể thao
để phát hiện, đào tạo tài năng thể thao quốc gia” [18].
Quyết định số 641/QĐ-TTg, ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai
đoạn 2011-2030: “Nâng cao chất lượng giờ học thể dục chính khóa; tổ chức
các hoạt động Thể dục, thể thao ngoại khóa, hướng dẫn học sinh tự tập luyện
Thể dục, thể thao để tăng cường thể lực, cải thiện chiều cao thân thể” [70].
Quyết định số 2198/QĐ-TTg, ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt về thực hiện Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao Việt
Nam đến năm 2020 nêu ra các hạn chế: “Công tác giáo dục thể chất trong nhà
trường và các hoạt động thể thao ngoại khóa của học sinh, sinh viên chưa
được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho học
sinh, là một trong số các nguyên nhân khiến cho thể lực và tầm vóc người
Việt Nam thua kém rõ rệt so với một số nước trong khu vực” [69].
Từ đó cho thấy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến đào tạo đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên, huấn luyện viên TDTT và việc tập luyện ngoại
khóa TDTT cho đối tượng là học sinh, SV các cấp để nâng cao thể chất, sức

khỏe của các tầng lớp nhân dân phục vụ công cuộc đổi mới và xây dựng đất
nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.1.3. Chất lượng đào tạo đại học.
Đào tạo là một hoạt động được tổ chức có hệ thống theo một trình tự
nhất định để trang bị, truyền thụ cho người học kỹ năng thực hiện nghề
nghiệp và động lực làm việc, tạo ra giá trị của cải cho xã hội. Nâng cao chất
lượng đào tạo đại học giúp SV có những kỹ năng, kiến thức, tư duy sáng tạo,
có khả năng làm việc, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động nhân lực.
Nguyễn Như Ý (1998), từ điển tiếng Việt: “Chất lượng là cái tạo nên
phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc, cải tạo nên bản chất sự
vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia” [90].


9
Nguyễn Đức Chính: “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích hay sự
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chất lượng là một khái niệm mang tính
tương đối, rộng, đa chiều và với những người khác nhau có những ưu tiên
khác nhau khi xem xét nó” [16].
Hoàng Phê và cộng sự (1998): “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất,
giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” [57].
Nguyễn Kim Dung, Phạm Xuân Thanh: “Chất lượng là sự tuyệt hảo,
hoàn mỹ, chuẩn mực cao” [20].
Tùy theo đối tượng sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Do
con người và nền văn hóa trên thế giới khác nhau, nên cách hiểu về chất
lượng cũng khác nhau. Nói như vậy, không phải chất lượng là một khái niệm
quá trừu tượng đến mức người ta không thể đi đến một cách diễn giải tương
đối thống nhất, mặc dù sẽ còn luôn luôn thay đổi. Tuy nhiên, cần tuân thủ một
số đặc điểm sau của khái niệm chất lượng: Chất lượng được đo bởi sự thỏa
mãn nhu cầu. Nếu một sản phầm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu
chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém. Do chất lượng được đo bởi sự

thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn
luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng.
Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, xét và chỉ xét đến mọi đặc
tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các
nhu cầu này không chỉ từ phía người sử dụng còn từ các bên có liên quan.
Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm. Chất lượng có thể áp dụng
cho một hệ thống, một quá trình.
Từ đó, có thể khái quát, chất lượng là thuộc tính bản chất của sự vật, là
mức độ thể hiện của sản phẩm ấy đối với những chuẩn mực đã được quy định
trước, là sự thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng.
Các quy định của Bộ GD–ĐT về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục đại học, đã định nghĩa: “Chất lượng giáo dục trường đại học là sự đáp


10
ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục
đại học của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho
sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và cả nước” [7].
Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT, ngày 19/5/2017 của Bộ GD-ĐT về
việc ban hành quy định kiểm định chất lượng trong các cơ sở giáo dục đại
học: “Chất lượng của cơ sở giáo dục đại học là sự đáp ứng mục tiêu do cơ sở
giáo dục đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục
đại học, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh
tế-xã hội của địa phương và cả nước” [12].
Cụ thể, có thể quy thành các yếu tố tạo nên chất lượng đào tạo đại học,
gồm chuẩn đầu ra; chương trình đào tạo; tổ chức quy trình đào tạo; phát triển
đội ngũ giảng viên; hệ thống giáo trình, sách tham khảo; tình hình các phòng
thí nghiệm, thực hành; thư viện, Internet; đánh giá chất lượng đào tạo; vai trò
nghiên cứu khoa học với chất lượng đào tạo thực tế ở trường.
Chất lượng dạy học đại học phụ thuộc vào đội ngũ GV, SV, chương

trình đào tạo. Các nhà khoa học cho rằng: “Sản phẩm được coi là có chất
lượng khi chúng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng” [33].
Chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đại học được quy định: “Kiểm
định chất lượng giáo dục được thực hiện theo chu kỳ 5 năm/lần” [5].
Xu thế toàn cầu hóa trong giáo dục đại học đang diễn ra mạnh mẽ, sự
cạnh tranh có mức độ khốc liệt lớn. Trong cuộc cạnh tranh đó, trường nào có
thương hiệu mạnh sẽ thắng cuộc và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chính
là thương hiệu mạnh của trường đó.
1.1.4. Đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ.
Nghị quyết số 06/NQ-CP, ngày 07/3/2012 về việc ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ đã nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
và đào tạo” [17].


11
Phần 3, điều 3, Quyết định số 17/2014/VBHN-BGDĐT, ngày
15/5/2014 của Bộ GD-ĐT về việc ban hành quy chế đào tạo cao đẳng, đại học
chính quy theo hệ thống tín chỉ đã quy định rõ: “Đối với những học phần lý
thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải
dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân” [8].
Nguyễn Trọng Hải (2013), trong bài viết: “Vài nét về đào tạo tín chỉ và
một số nhiệm vụ, giải pháp của việc đào tạo tín chỉ trong các cơ sở giáo dục
đại học của ngành Thể dục, thể thao”, tín chỉ cũng tương tự như đơn vị học
trình, đều là đơn vị đo khối lượng học tập của người học, nhưng khác ở chỗ
người học phải mất 15 giờ chuẩn bị cá nhân để tiếp thu 1 đơn vị học trình,
trong khi phải mất 30 giờ mới tiếp thu được 1 tín chỉ. Nghĩa là học chế tín chỉ
đòi hỏi thời gian tự học nhiều hơn [30].
Bản chất của phương pháp đào tạo này là phát huy tính tích cực, chủ
động, trong đó tự học, tự nghiên cứu là yếu tố quyết định kết quả học tập của
SV được đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Có thể khẳng định, tự học là hình thức

học tập không thể thiếu được của SV đang học tập tại các trường đại học.
Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ lấy người học làm trung tâm
trong quá trình dạy và học, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của người học. Trong phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì tự học, tự
nghiên cứu của người học được coi trọng, được tính vào nội dung và thời
lượng của chương trình. Người học là người tiếp nhận kiến thức nhưng đồng
thời cũng là người chủ động tạo kiến thức, hướng tới đáp ứng những nhu cầu
của thị trường lao động ngoài xã hội. Mọi phương thức đào tạo đều lấy quá
trình dạy học làm trọng tâm. Trong phương thức đào tạo truyền thống, vai trò
của người dạy được coi trọng (lấy người dạy làm trung tâm). Ngược lại, trong
phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ tín chỉ, vai trò của người học được
đặc biệt coi trọng (lấy người học làm trung tâm). Đường hướng lấy người học


12
làm trung tâm được quán triệt từ khâu thiết kế chương trình, biên soạn nội
dung giảng dạy và sử dụng phương pháp giảng dạy.
Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Như Ý (1998), đã nêu lên tư tưởng chủ
đạo của giáo dục-đào tạo nước ta: “Tự học, tự đào tạo-tư tưởng chiến lược
phát triển giáo dục Việt Nam” [73].
Có thể nói, tự học là một trong những vấn đề cơ bản nhất của công tác
giáo dục-đào tạo con người, đặc biệt là trong giáo dục đại học, bước phát triển
cao nhất của giáo dục đó là tự giáo dục. Vấn đề này đã được đề cập đến rất
nhiều trong các văn bản của Đảng và Nhà nước, các công trình nghiên cứu
của nhiều nhà khoa học liên quan đến công tác giáo dục và đào tạo con người,
nguồn lực cho đất nước.
1.2. Tự học.
1.2.1. Quan điểm về tự học.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về vấn đề tự học, tự rèn
luyện. Trong lý lịch tự khai ở Đảng Cộng sản Pháp năm 1920 cũng như tham

dự một số hội nghị và đại hội của Quốc tế Cộng sản năm 1924, Người đều ghi
ở phần trình độ học vấn là: Tự học. Năm 1961, tại Hội nghị chuyên đề SV
quốc tế họp ở Việt Nam, Người kể: “Về văn hóa: Tôi chỉ học hết lớp tiểu
học... Về hiểu biết phổ thông: Năm 17 tuổi, tôi mới thấy ngọn đèn điện lần
đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađiô lần đầu tiên...” [45].
Ngày 17/8/1962, nói chuyện với giáo viên, học sinh trường Thanh niên
lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình, Bác kể lại: “Trước đây lúc tuổi thanh
niên, Bác hoạt động ở Pháp, cũng vừa lao động, vừa học tập, nhưng lúc đó lao
động là lao động nô lệ cho đế quốc. Bác phải làm thế để tự kiếm sống, nhưng
vẫn dành thì giờ để học tập, ngày lao động, đêm học tập, chứ Bác không được
đến trường học đâu” [47].
Người quan niệm: “Tự học là cách học tự động và phải biết tự động
học tập. Tự động học tập tức là tự học một cách tích cực tự giác, chủ động


13

không cần ai phải nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự mình chủ
động vạch kế hoạch học tập cho mình, rồi tự mình triển khai thực hiện kế
hoạch đó một cách tự giác tích cực, tự mình làm chủ thời gian để học và tự
mình kiểm tra đánh giá việc học của mình” [46].
Nguyễn Hiến Lê cho rằng: “Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình
tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm….người tự học hoàn toàn làm chủ mình,
muốn học môn nào tùy ý, muốn học lúc nào cũng được” hay: “Tự học là cần
thiết nhưng không phải là một sự bắt buộc; ta hoàn toàn được tự do, tự chủ,
nhờ vậy nó là một cái thú” [42].
Tự học là hình thức hoạt động cá nhân do bản thân người học nỗ lực
thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ học tập ở trên lớp hay ngoài lớp. Có thể
diễn ra khi còn đang học, khi đã ra trường và trong suốt cả cuộc đời” hay “Tự
học là một quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội trong hoạt động thực tiễn của

cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ mới cải tiến kinh nghiệm trau
dồi, đối chiếu các mô hình phản ánh thực tại biến tri thức của loài người thành
vốn tri thức kinh nghiệm KNKX của bản thân chủ thể.
Ở một khía cạnh nào đó, người ta xem tự học là tự hoạt động, là hình
thức cùng một lúc người học tự thực hiện đồng thời vị trí của hai chủ thể:
người dạy và người học. Nói như vậy, không có nghĩa là chỉ khi nào không có
thầy hướng dẫn thì mới tự học, tự khám phá tri thức mà kể cả khi có người
hướng dẫn thì hoạt động tự học vẫn cứ diễn ra, tiến hành hoạt động tự học để
đạt được mục đích, mục tiêu của mình đề ra. Hoạt động tự học có thể diễn ra
ở mọi lúc mọi nơi, cứ khi nào người học huy động mọi khả năng nhận thức
hiện có của mình tiến hành các hoạt động tìm tòi, khám phá, tự giác đứng
trước các hiện tượng của thế giới khách quan là lúc đó họ đang tự học.
Lưu Xuân Mới: “Tự học là quá trình tự giác, tích cực, độc lập chiếm
lĩnh tri thức, hình thành kỹ xảo của bản thân người học. Nói cách khác, tự học
là hình thức hoạt động nhận thức cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và


14
kỹ năng do chính sinh viên tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp theo hoặc
không theo chương trình và sách giáo khoa đã quy định” [48].
Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong
quá trình tiếp nhận tri thức, nó có vai trò đặc biệt quan trọng-một trong những
yếu tố tạo nên trí tuệ của con người. Theo tác giả Hà Thị Mai: “Tự giáo dục
bắt đầu bằng việc xây dựng các mục tiêu lý tưởng cho tương lai, tiếp đó là tìm
các biện pháp và quyết tâm thực hiện mục tiêu đã xác định thường xuyên tự
kiểm tra các kết quả và phương thức thực hiện, tìm các giải pháp sáng tạo
mới, xác định quyết tâm mới để hoàn thiện bản thân. Mỗi con người là sản
phẩm của chính mình, tự giáo dục chính là phương pháp tự khẳng định” [44].
Từ nhu cầu thực sự, con người sẽ có động cơ mạnh mẽ để hoạt động,
học tập và làm việc có hiệu quả bởi do thấy được sự cần thiết phải thực hiện

các hành động như vậy. Khi con người có nhu cầu thực sự sẽ nảy sinh ra tính
tích cực tự giác hoạt động, học tập, lao động: “Nguồn gốc của tính tích cực và
hoạt động cá nhân của con người là nhu cầu” [88].
Tự học phải được tiến hành trên cơ sở tự nguyện, tự giác và hoàn toàn
không có sự ép buộc hoặc áp lực từ bất cứ điều gì thì nó sẽ có hiệu quả cao
nhất, có nghĩa là nó phải mang đến hứng thú nhất định cho đối tượng tự học.
Tính tích cực của tự học trong giáo dục và đào tạo đã được thấy rõ. Tuy
nhiên, nếu tự học không có phương pháp, không có đường lối và sự hướng
dẫn của thầy cô thì sẽ dẫn đến những sai lầm, làm lãng phí thời gian, công sức
của người học. Hơn nữa, việc sửa chữa lại những sai lầm đã được định tính,
ăn sâu lại càng khó khăn hơn việc thực hiện giảng dạy, học tập ban đầu.
Nhà nghiên cứu Cao Xuân Hạo (2013), khi bàn về vấn đề tự học đã
nêu: “Trên con đường học vấn của người tự học nhan nhản những cạm bẫy
cực kỳ nguy hiểm khiến cho tri thức của họ có nguy cơ lệch lạc hoặc chứa
những lỗ hổng rất lớn mà bản thân họ không hay biết” [32].


×