Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Đánh giá đặc điểm nông sinh học của 5 giống lúa (số 6, TB13, trường xuân, số 1, số 2) trồng vụ mùa 2017 tại xã cao minh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 48 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======

PHÙNG THỊ HUYỀN TRANG

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA 5 GIỐNG LÚA (SỐ 6, TB13, TRƢỜNG XUÂN,
SỐ 1, SỐ 2) TRỒNG VỤ MÙA 2017 TẠI XÃ
CAO MINH, THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng

HÀ NỘI, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======

PHÙNG THỊ HUYỀN TRANG

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA 5 GIỐNG LÚA (SỐ 6, TB13, TRƢỜNG XUÂN,
SỐ 1, SỐ 2) TRỒNG VỤ MÙA 2017 TẠI XÃ
CAO MINH, THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. DƢƠNG TIẾN VIỆN

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy
giáo TS. Dƣơng Tiến Viện ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng các thầy cô giáo trong
Khoa Sinh - KTNN trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp - những ngƣời
luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
khóa luận này.
Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Phùng Thị Huyền Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận về đề
tài: “Đánh giá đặc điểm nông sinh học của 5 giống lúa (Số 6, TB13,
Trường Xuân, Số 1, Số 2) trồng vụ mùa 2017 tại xã Cao Minh, thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc’’ là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.

Các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã đƣợc cảm ơn.

Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Phùng Thị Huyền Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt

Tiếng việt

1. ĐC

Đối chứng

2. FAO

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

3. IRRI

Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế

4. KNĐN

Khả năng đẻ nhánh


5. NN & PTNN

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

6. P1000

Khối lƣợng 1000 hạt

7. TGST

Thời gian sinh trƣởng

8. YTCTNS

Yếu tố cấu thành năng suất


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Giá trị dinh dƣỡng của lúa gạo (%) chất khô so với một số cây lấy
hạt khác……………………………………………………………………….8
Bảng 1.2. Diện tích và năng suất của lúa gạo trên thế giới ............................. 10
Bảng 1.3. Diện tích và năng suất của lúa gạo ở Việt Nam ............................. 12
Bảng 3.1. Đặc điểm sinh trƣởng phát triển của các giống lúa ........................ 23
Bảng 3.2. Đặc tính nông học của các giống lúa khảo nghiệm ........................ 25
Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái của các giống lúa khảo nghiệm ....................... 27
Bảng 3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa ......................... 29
Bảng 3.5. Năng suất của các giống lúa ........................................................... 31
Bảng 3.6. Mức độ chống chịu sâu hại của các dòng/giống lúa ....................... 32
Bảng 3.7. Mức độ chống chịu bệnh hại của các giống lúa ............................. 34



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 3
1.1. Nguồn gốc, phân loại của cây lúa .............................................................. 3
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa ................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại cây lúa ..................................................................................... 4
1.2. Đặc điểm hình thái của cây lúa .................................................................. 5
1.2.1. Rễ lúa....................................................................................................... 5
1.2.2. Thân lúa ................................................................................................... 5
1.2.3. Lá lúa ....................................................................................................... 5
1.2.4. Bông lúa .................................................................................................. 6
1.3. Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của cây lúa ......................................... 7
1.4. Giá trị của cây lúa ...................................................................................... 8
1.4.1. Giá trị dinh dƣỡng ................................................................................... 8
1.4.2. Giá trị sử dụng ......................................................................................... 9
1.5. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và trên thế giới .......................... 10
1.5.1.Trên thế giới ........................................................................................... 10
1.5.2. Trong nƣớc ............................................................................................ 11
1.6. Tình hình nghiên cứu giống lúa…………………………………………12
1.6.1. Tình hình nghiên cứu giống lúa trên thế giới…………………………12
1.6.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa ở Việt Nam………………………….13
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 10
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 14



2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 15
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 15
2.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng ................................... 15
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 17
2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 21
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 23
3.1. Đặc điểm nông sinh học của 5 giống lúa khảo nghiệm ........................... 23
3.1.1. Đặc điểm sinh trƣởng phát triển của các giống lúa khảo nghiệm ......... 23
3.1.2. Đặc điểm nông học của các giống lúa khảo nghiệm............................. 25
3.1.3. Đặc điểm hình thái của các giống lúa khảo nghiệm ............................. 27
3.2 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ............................................ 28
3.2.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa ................................ 28
3.2.2 Năng suất của các giống lúa ................................................................... 31
3.3. Mức độ chống chịu sâu, bệnh hại của các giống lúa ............................... 32
3.3.1. Mức độ chống chịu sâu hại của các giống lúa ...................................... 32
3.3.2. Khả năng chống chịu một số loại bệnh hại ........................................... 33
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 36
1. Kết luận ....................................................................................................... 36
2. Đề nghị ........................................................................................................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 37


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có dân số đông, trên 80% dân số
sống bằng nghề nông nghiệp. Lúa gạo là cây lƣơng thực chủ yếu và ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu. Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm
2016 khoảng 7,6- 7,7 triệu ha, năng suất bình quân 57,8 tạ/ha, sản lƣợng đạt
44,5 triệu tấn [12].

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản xuất lúa cả
năm 2016 sụt giảm cả về diện tích và năng suất so với năm 2015, đặc biệt là khu
vực phía Nam. Diện tích gieo trồng lúa đạt 7,8 triệu ha, giảm 0,5%, năng suất
ƣớc đạt 56 tạ/ha, giảm 2,8%, là mức giảm năng suất mạnh so với bình quân hàng
năm, do vậy sản lƣợng ƣớc đạt 43,6 triệu tấn, giảm 3,3% so với năm 2015 [13].
Diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp do đô thị hóa và
phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là ở các nƣớc Châu Á. Dân số không ngừng
tăng lên đã làm ảnh hƣởng rất lớn đến thế cân bằng cung - cầu lƣơng thực. Hơn
nữa việc luân canh xen vụ không giải quyết thỏa đáng về nhu cầu gạo có chất
lƣợng cao, phẩm chất tốt trong tƣơng lai nếu không có tiến bộ khoa học về cây
trồng.
Để tăng sản lƣợng lúa phải dựa vào các biện pháp kỹ thuật. Trong hệ
thống các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất thì sử dụng giống có năng suất
cao là biện pháp quan trọng và có hiệu quả nhất.
Vì vậy phải đƣa nhanh những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp,
trong đó đất và giống cây trồng là cơ sở quan trọng để tăng năng suất.
Từ những giá trị của cây lúa yêu cầu thực tiễn đặt ra, tôi nhận thấy rằng
việc đánh giá đặc điểm nông học dựa trên năng suất của lúa trồng là cần thiết.

1


Vì vậy tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá đặc điểm nông học của 5
giống lúa (Số 6, TB13, Trường Xuân, Số 1, Số 2) trồng vụ mùa 2017 tại xã
Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc''.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng, phát triển, năng suất và khả năng
chống chịu của các giống lúa thuần. Chọn ra đƣợc các giống lúa thuần có khả
năng thích nghi và cho năng suất cao để gieo trồng tại tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
Thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu sinh trƣởng - phát triển và YTCTNS
của các giống lúa nhằm cung cấp những thông tin về các đặc trƣng và đặc tính
của 5 giống lúa trong điều kiện gieo trồng tự nhiên tại Vĩnh Phúc, làm cơ sở lựa
chọn giống lúa mới.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chọn đƣợc một số giống lúa có triển vọng, có thể đƣa vào cơ cấu giống lúa
ở khu vực tỉnh Vĩnh Phúc.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc, phân loại của cây lúa
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa
Lúa là cây trồng có lịch sử lâu dài, không thể biết một cách chắc chắn và
đầy đủ thời gian và địa điểm phát sinh của nó. Nhƣng có thể chắc chắn rằng sự
tiến hóa của cây lúa là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử
nông nghiệp của nhiều quốc gia [11]. Tại Việt Nam, theo truyền thuyết để lại
cây lúa trở thành món ăn chủ yếu và là biểu tƣợng tâm hồn Việt Nam từ thời các
vua Hùng và câu chuyện về chàng Lang Liêu và sự tích về bánh trƣng bánh dày.
Bắt đầu từ cây lúa hoang dại con ngƣời đã thuần hóa, chọn lọc để phục vụ
các nhu cầu cuộc sống và dần có đƣợc cây lúa trồng hiện nay.
Xác định tổ tiên trực tiếp của cây lúa trồng Châu Á Ozyza sativa vẫn còn
nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả: Sampath và Rao (1951) và Sampath và
Govidaswani (1958) cho rằng O. sativa có nguồn gốc từ lúa dại lâu năm O.
rufipogon. Tác giả Chatterjee (1951) cho rằng O.sativa tiến hóa từ lúa dại hàng
năm O. nivaza. Theo Sano và cộng sự (1958) và Oka (1998), Mirshima và cộng
sự (1992) cho rằng kiểu trung gian giữa O.rufipogon và O. nivaza giống với tổ
tiên lúa trồng hiện đại hơn cả [11].

Theo nghiên cứu của Ting (1933) Sampath và Rao (1951) về xuất xứ của
lúa trồng châu Á cho rằng : O. sativa có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc và
Ấn Độ. Theo kết luận chung của Chang (1976) thì O. sativa xuất hiện đầu tiên
tại Himalaya, Miến Điện, Bắc Lào, Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc [10].
Từ các trung tâm này lúa Indica phát tán lên đến khu vực sông Hoàng Hà
và Dƣơng Tử rồi sang Nhật Bản, Triều Tiên và tƣ đó biến dị hình thành chủng
Japonica (sinica). Lúa Javanica đƣợc hình thành ở Inđonesia là một sản phẩm
của quá trình chọn lọc từ indica [6].

3


Theo Nguyễn Thị Trâm (1988) tại Việt Nam theo khảo sát về nguồn gen
cây lúa cho thấy có 5 loài lúa dại mọc ở Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên
và vùng đồng bằng sông Cửu Long, đó là các loài: O. granulata, O. nivara, O.
ofcilalis, O. rufipogon, O. ridleyi [11].
1.1.2. Phân loại cây lúa
Lúa thuộc bộ lúa (tên khoa học: poalis), họ lúa (poa ceae) chi Oryza. Chi
Oryza hiện nay đƣợc phân bố rộng trên thế giới. theo sự phân loại của viện lúa
quốc tế IRRI chi oryza đƣợc chia làm 22 loài, có loài sống 1 năm, có loài sống
nhiều năm. Trong đó chỉ có 2 loài lúa trồng đó là:
- O. sativa L: đƣợc trồng phổ biến trên thế giới.
- O. glaberrima L: trồng ở một số nƣớc thuộc châu Phi.
Việc phân loại lúa trồng (Oryza sativa L) có nhiều quan điểm khác nhau:
 Theo Kikawa và Kota (1930) đã chia O.sativa thành 2 loài phụ:
+ O. Sativa.L.sub.sp.Japonica (loài phụ Nhật Bản).
+ O. Sativa.L.sub.sp.India (loài phụ Ấn Độ)
 Theo Gustchin (1934 - 1943): chia O. sativa thành 3 loài phụ là: Indica,
Japonica và Javanica.
-


Indica: hạt dài, lá mỏng, mau xanh nhạt, thân cao, mềm, ít chịu phân,
dễ đổ, phẩm chất gạo ngon, năng suất thấp và mẫn cảm với chu kỳ ánh
sáng, phân bố nhiều ở các nƣớc nhiệt đới.

-

Japonica: hạt tròn, thân thấp, cứng, bé, lá xanh, ít đổ, chịu rét tốt, phản
ứng với nhiệt độ, năng suất cao, phân bố ở vùng ôn đới cao nguyên và
vùng nhiệt đới.

-

Javanica: có hình thái trung gian, hạt tròn, thân cao trung bình, năng
suất cao, có khả năng chịu nhiệt, nhóm này gần với Indica hơn [10].

 Theo Hoàng Thị Sản (1999): O. sativa L đƣợc chia thành 2 thứ:
+ O. Sativa.L.Var.Utilissima A. Camus: lúa tẻ.

4


+ O. Sativa.L.Var.Gulutinosa: lúa nếp.
Ở Việt Nam phân loại theo vụ trồng: lúa mùa, lúa chiêm và lúa hè thu.
1.2. Đặc điểm hình thái của cây lúa
Các giống lúa khác nhau sẽ có những đặc điểm nông sinh học khác nhau
nhƣ: chiều cao, khả năng đẻ nhánh, màu sắc lá, năng suất và tính chống chịu
cũng khác nhau ở mỗi giống... Cây lúa gồm có các bộ phận là: rễ, thân, lá, bông
và hạt.
1.2.1. Rễ lúa

- Rễ lúa: Thuộc loại rễ chùm, gồm 2 loại:
+ Rễ chính: là rễ hình thành từ phôi hạt sau khi nảy mầm, chỉ có một rễ
không phân nhánh, phát triển một thời gian rồi teo đi.
+ Rễ phụ: là rễ hình thành từ các mắt đốt gốc của thân cây (thân mẹ và thân
nhánh). Trên rễ phụ mọc ra các rễ nhỏ, rễ chính sau khi phát triển một thời gian
thì rễ phụ mới mọc ra làm nhiệm vụ chính trong việc hút chất dinh dƣỡng cung
cấp cho cây.
1.2.2. Thân lúa
Thân lúa phát triển từ thân mềm có hình ống thân gồm các đốt đặc và giữ
cho cây đứng, là nơi ra rễ, lá nhánh và bông lúa, làm nhiệm vụ vận chuyển dự
trữ nƣớc và muối khoáng lên lá để quang hợp, vận chuyển ôxi và các sản phẩm
quang hợp khác từ lá tới các bộ phận rễ, nhánh, bông, hạt, và là nơi dự trữ
đƣờng, tinh bột vận chuyển về hạt ở thời kì sau trỗ.
1.2.3. Lá lúa
Lá lúa là một đặc trƣng hình thái để phân biệt các giống lúa với nhau đồng
thời lá lúa cũng là bộ phận thực hiện chức năng quang hợp của cây. Lá lúa mọc
ở 2 bên thân chính gồm 2 loại:
- Lá không hoàn toàn : là loại lá chỉ có bẹ ôm lấy thân, phát triển ngay sau
khi hạt nảy mầm.

5


- Lá hoàn toàn (lá thật): gồm có phiến lá, bẹ lá, tai lá, cổ lá.
Một giống lúa tốt khi có bộ lá thích hợp, thông thoáng sẽ tăng cƣờng khả
năng hấp thụ ánh sáng tốt và hiệu suất quang hợp cao góp phần tăng năng suất.
Vì vậy lá lúa quyết định và ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh trƣởng của cây trong
từng thời kì sinh trƣởng.
Theo Đào Thế Tuấn (1977) [7], một giống lúa có năng suất cao phải có đủ
2 điều kiện:

+ Một là, phải có diện tích lá cao trƣớc trỗ để tạo ra nguồn dự trữ lớn,
muốn vậy lá phải thẳng đứng.
+ Hai là, lá phải có hiệu suất quang hợp sau trỗ cao để tạo ra đƣợc bông lúa
to tức sức chứa lớn.
1.2.4. Bông lúa
- Bông lúa gồm: cuống bông, cổ bông, thân bông, gié, hoa, hạt thóc.
+ Cuống bông là lóng trên cùng của cây lúa, phần cuối của thân bông. Thân
bông và cuống bông đƣợc nối với nhau bằng đốt cổ bông.
+ Cổ bông là đốt giữa cuống bông với thân bông.
+ Thân bông (trục bông): Có từ 5 - 10 đốt, gié cấp 1 và gié cấp 2. Mỗi gié
cấp 1 và cấp 2 đƣợc chia làm nhiều chẽ, mỗi chẽ đính 1 hoa.
+ Hoa lúa: là hoa lƣỡng tính. Gồm: đế hoa, lá bắc, vảy lá, 6 nhị và 2 nhụy.
+ Hạt thóc gồm nội nhũ và phôi. Nội nhũ chiếm phần lớn hạt gạo. Phôi
gồm rễ phôi và trụ phôi.
- Chức năng của bông lúa: là kết quả của mọi hoạt động trong đời sống cây
lúa. Là nơi chứa sản phẩm quan trọng nhất của cây lúa, dự trữ các chất đƣờng,
tinh bột… đƣợc con ngƣời và vật nuôi sử dụng và là cơ quan duy trì thế hệ sau
cho lúa [5], [9].

6


1.3. Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của cây lúa
Thời gian sinh trƣởng của cây lúa đƣợc tính từ khi nảy mầm đến khi chín
và phụ thuộc vào giống, thời vụ, môi trƣờng sinh trƣởng.
- Các thời kì sinh trưởng của cây lúa:
Trong toàn bộ dời sống của cây lúa có thể chia ra làm 3 thời kì chủ yếu là
thời kì sinh trƣởng sinh dƣỡng, sinh trƣởng sinh thực và thời kì chín.
- Thời kì sinh trƣởng sinh dƣỡng: là thời kì đƣợc tính từ khi gieo cấy đến
khi làm đòng. Ở thời kì này, cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển cơ quan

sinh dƣỡng nhƣ: rễ, thân, lá, đẻ nhánh.
- Thời kì sinh trƣởng sinh thực: là thời kì phân hóa hình thành cơ quan sinh
sản (hình thành hoa), tập hợp nhiều hoa thành bông lúa. Nếu chăm sóc chu đáo,
thời kì thứ nhất đã đẻ nhánh, thời tiết thuận lợi thì số hoa của bông lúa sẽ đƣợc
hình thành tối đa.
Cả hai thời này đều phát triển ảnh hƣởng đến nhau, thời kì sinh trƣởng
sinh dƣỡng ảnh hƣởng đến việc hình thành số bông, thời kì sinh trƣởng sinh thực
ảnh hƣởng đến số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc trên bông, hạt lép trên bông, khối
lƣợng 1000 hạt.
- Thời kì chín hoa lúa đƣợc thụ tinh xảy ra quá trình tích lũy tinh bột và sự
phát triển hoàn thiện của phôi. Nếu dinh dƣỡng đủ, không bị sâu bệnh phá hoại,
thời tiết thuận lợi thì các hoa đã đƣợc thụ tinh phát triển thành hạt chắc - sản
phẩm chủ yếu của cây lúa.
Theo IRRI (1996) [10] quá trình sinh trƣởng, phát triển của lúa đƣợc chia
làm 9 giai đoạn:
1-

Nảy mầm

2-

Mạ

3-

Đẻ nhánh

4-

Vƣơn lóng


5-

Làm đòng

6-

Trổ bông

7-

Chín sữa

8-

Vào chắc

9-

chín

9 giai đoạn này tƣơng ứng với 3 thời kì sinh trƣởng nhƣ sau:

7


 Từ giai đoạn 1 - 4: Thời kì sinh trƣởng sinh dƣỡng.
 Từ giai đoạn 5 - 6: Thời kì sinh trƣởng sinh thực.
 Từ giai đoạn 7 - 9: Thời kì chín [9].
Mỗi thời kì có các đặc điểm khác nhau nên khi nắm bắt đƣợc đặc điểm của

từng thời kì, giai đoạn phát triển sẽ biết đƣợc sự biến đổi của cây lúa qua từng
thời kì và yêu cầu của từng giai đoạn. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho thâm
canh gieo trồng, thu đƣợc năng suất cao, đem lại lợi ích kinh tế cho ngƣời trồng.
1.4. Giá trị của cây lúa
1.4.1. Giá trị dinh dưỡng
Bảng 1.1 Giá trị dinh dƣỡng của lúa gạo (%) chất khô so với một số cây lấy
hạt khác [16]
Hàm lƣợng Loại hạt Tinh bột Protein Lipit Xenluloza Tro Nƣớc
Lúa

62,4

7,9

2,2

9,9

5,7

11,9

Lúa mì

63,8

16,8

2,0


2,0

1,8

13,6

Ngô

69,2

10,6

4,3

2,0

1,4

12,5

Cao lƣơng

71,7

12,7

3,2

1,5


1,6

9,9



59,0

11,3

3,8

8,9

3,6

13,0

Trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dƣỡng nhƣ:
- Tinh bột: Là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Tinh bột chiếm 62,4% trọng lƣợng
hạt gạo. Tinh bột trong hạt gạo gồm có amyloza có cấu tạo mạch thẳng, có nhiều
trong gạo tẻ và amylopectin có cấu tạo mạch ngang (mạch nhánh), có nhiều
trong gạo nếp. Hàm lƣợng amyloza và amylopectin quyết định độ dẻo của hạt

8


gạo. Gạo tẻ có từ 10% ÷ 45% hàm lƣợng amyloza. Gạo nếp có từ 1 ÷ 9% hàm
lƣợng amyloza.
- Protein: Thƣờng chiếm 7 ÷ 9% trong hạt gạo. Gần đây có các giống lúa mới có

hàm lƣợng protein lên tới 10 ÷ 11%. Gạo nếp thƣờng có hàm lƣợng protein cao
hơn gạo tẻ.
- Lipit: Phân bố chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Nếu ở gạo lứt (gạo còn nguyên vỏ cám)
hàm lƣợng lipit là 2,02% thì ở gạo chà trắng (gạo đã bóc hết vỏ cám) chỉ còn
0,52%.
- Vitamin: Trong lúa gạo còn có một số vitamin nhất là vitamin nhóm B nhƣ B1,
B2, B6, PP, … lƣợng vitamin B1 là 0,45mg/100 hạt, phân bố ở phôi 4%, vỏ cám
34,5%, trong hạt gạo chỉ có 3,8%.
1.4.2. Giá trị sử dụng
Con ngƣời mà còn dùng lúa gạo để chế biến đƣợc nhiều mặt hàng khác
nhƣ bún, bánh, mỹ nghệ, kỹ nghệ, chế biến công nghiệp, … lúa gạo còn là
nguồn nguyên liệu quý sản xuất tân dƣợc. Những sản phẩm phụ của cây lúa nhƣ
rơm, rạ, cám, … còn là thức ăn tốt cho chăn nuôi, từ rơm rạ ngƣời ta sản xuất ra
những loại giấy và cacton chất lƣợng cao. Rơm, rạ còn đƣợc dùng để làm giá thể
nuôi trồng những loại nấm có giá trị dinh dƣỡng cao. Sau khi thu hoạch, phần
rơm rạ còn sót lại trên ruộng có tác dụng cải tạo đất, làm tăng độ phì của đất và
làm môi trƣờng tốt cho vi sinh vật sống và hoạt động.
Ngoài giá trị sử dụng chính để làm lƣơng thực, các giá trị sử dụng khác
đƣợc kể đến nhƣ:
- Gạo, tấm dùng làm nguyên liệu để sản xuất rƣợu, bia, bún, bánh, kẹo, thuốc
chữa bệnh, …
- Cám gạo: Dùng để sản xuất thức ăn cho chăn nuôi, sản xuất vitamin B1 chữa
bệnh tê phù, để ép dầu, để chế tạo sơn cao cấp, làm mỹ phẩm, chế xà phòng

9


- Trấu: Sản xuất nấm men, làm thức ăn cho gia súc, sản xuất Silic, làm chất đốt,
chất độn chuồng
- Rơm rạ: Dùng để sản xuất giấy, cacton xây dựng, đồ gia dụng, để làm thức ăn

cho gia súc, làm giá thể để sản xuất nấm rơm, làm chất đốt, chất độn chuồng,
phân bón, …
1.5. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và trên thế giới
1.5.1.Trên thế giới
Theo dự báo của Tổ chức lƣơng nông Liên hiệp quốc (FAO), trong 2017,
sự trao đổi thƣơng mại thế giới sẽ tăng 2,1% đến 42,9 triệu tấn gạo [17]. Năm
2016, gạo tồn trữ thế giới khoảng 170,3 triệu tấn, kém hơn năm trƣớc 0,4% do
Thái Lan và Ấn Độ giảm tồn trữ công cộng. Gạo tồn trữ thế giới chiếm 1/3
lƣợng tiêu thụ toàn cầu ở mức an toàn lƣơng thực khá tốt...Theo FAO, sản lƣợng
lúa thế giới đạt đến 748 triệu tấn trong 2016 hay tăng 1,1% so với năm 2015
(739,7 triệu). Diện tích trồng cũng tăng lên 163,1 triệu ha, hay tăng 1,6%. Năng
suất bình quân 4,6 tấn/ha [15].
Bảng 1.2. Diện tích và năng suất của lúa gạo trên thế giới
Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Châu lục

2015

2016

2015

2016

Châu Á

141,81


140,48

4,71

4,75

Châu Âu

0,65

0,67

6,41

6,34

Châu Phi

11,98

12,5

2,5

2,59

Châu Mĩ

6,21


6,12

5,98

5,88

Châu Úc

0,069

0,026

9,91

10,29

Thế giới

160,76

159,81

4,6

4,63

(Nguồn: FAO, 2016)[18]
Diện tích trồng lúa gạo trên thế giới có sự biến động nhẹ trong những năm
gần đây. Năm 2015, diện tích trồng lúa gạo là 160,76 triệu ha thì sang năm

2016, diện tích giảm nhẹ xuống còn 159,81 triệu ha. Nhìn chung, năng suất của

10


lúa gạo trên thế giới có xu hƣớng tăng lên. Năng suất lúa gạo năm 2016 là 4,63
tấn/ha, tăng 0,03 tấn/ha so với năm 2015.
1.5.2. Trong nước
Theo ƣớc tính chính thức mới nhất, sản lƣợng lúa của Việt Nam năm 2016
đạt 43,6 triệu tấn, tƣơng đƣơng 28,3 triệu tấn gạo, giảm 4% so với năm 2015.
Nguyên nhân là do thiếu nƣớc, xâm mặn nghiêm trọng và bão làm giảm năng
suất trung bình. Nông dân Việt Nam hiện đang thời gian cao điểm sản xuất vụ
chính đông xuân. Đến giữa tháng 3/2017, hoạt động sản xuất vụ lúa đầu tiên và
lớn nhất trong 3 vụ đƣợc báo cáo là phục hồi so với hoạt động sản xuất hồi năm
ngoái, đạt diện tích gieo trồng 3,04 triệu ha.
Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đƣa ra dự báo về sản xuất lúa gạo Việt
Nam năm 2017 do cần theo dõi thêm liệu quỹ đạo giảm sản lƣợng có tiếp diễn
trong vụ 3, xét đến định hƣớng của chính phủ muốn chuyển đổi 800.000ha đất
lúa sang các mục đích khác đến năm 2020. Nhìn chung, FAO dự báo Việt Nam
sẽ thu hoạch 44 triệu tấn lúa, tƣơng đƣơng 28,6 triệu tấn gạo trong năm 2017,
tăng 1% so với sản lƣợng năm 2016 [14].
Diện tích và năng suất lúa gạo trong những năm gần đây đƣợc thể hiện
qua bảng 1.3.

11


Bảng 1.3. Diện tích và năng suất của lúa gạo ở Việt Nam
Năm


Diện tích

Năng suất

(ha)

(tấn/ha)

2012

77,613

5,64

2013

79,038

5,57

2014

78,164

5,75

2015

78,311


5,76

2016

77,831

5,58

(Nguồn: FAO, 2016)[18]
Trong những năm gần đây, diện tích lúa gạo ở Việt Nam có sự dao động
nhẹ. Năm 2012, diện tích trồng lúa là 77,613 ha, đến năm 2016 có sự giảm nhẹ
xuống còn 77,831 ha. Về năng suất, có sự biến động không đều, lúc tăng lúc
giảm. Năm 2015, có năng suất lúa gạo cao nhất là 5,76 tấn/ha còn năm 2016, có
năng suất thấp nhất là 5,58 tấn/ha và giảm 0,18 tấn/ha so với năm trƣớc.
1.6. Tình hình nghiên cứu giống lúa
1.6.1. Tình hình nghiên cứu giống lúa trên thế giới
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tƣ liệu sản xuất quan trọng không
kém gì đất đai, phân bón và công cụ sản xuất. Nếu không có giống thì không thể
sản xuất ra một loại nông sản nào cả. Vì thế việc nghiên cứu chọn lọc đƣợc các
nhà khoa học, viện nghiên cứu và các trƣờng đại học nông nghiệp ƣu tiên hàng
đầu. Vào đầu những năm 1960, viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) đã đƣợc
thành lập tại Losbanos, Laguna, Philippin. Sau đó các viện nghiện cứu nông
nghiệp thành lập ở các châu lục và tiểu vùng sinh thái khác nhau nhƣ IRAT,
ICRISAT, CIAT (IRRI, 1997) [19]. Chỉ tính riêng viện nghiên cứu lúa gạo quốc
tế (IRRI) cũng lai tạo và đƣa ra sản xuất hàng nghìn giống lúa các loại, trong đó
tiêu biểu là các giống lúa nhƣ: IR5, IR6, IR8, IR30,… Hiện nay, viện nghiên
cứu lúa Quốc tế (IRRI) đang tập trung vào nghiên cứu chọn tạo ra các giống lúa

12



có năng suất siêu cao có thể đạt 13 tấn/vụ, đồng thời tập trung vào nghiên cứu
chọn tạo giống lúa có chất lƣợng cao để vừa hỗ trợ các nƣớc giải quyết vấn đề
an ninh lƣợng thực, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng
(Cada, E.C, 1997) [20].
1.6.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa ở Việt Nam
Việt Nam có hàng nghìn giống lúa đƣợc gieo trồng từ Bắc vào Nam, trong
đó có rất nhiều giống “cổ truyền” có chất lƣợng cao nhƣ các loại lúa “Tám
Thơm, Lúa Di, Nếp Cái Hoa Vàng, Nàng Thơm,…”. Chúng ta đã nhập và thuần
hóa nhiều giống lúa tốt từ nƣớc ngoài mà nay đã thành giống lúa đặc sản của
Việt Nam có thƣơng hiệu nhƣ: IR64 Điện Biên, Bao Thai Định Hóa,
Khaodomaly Tiền Giang…( Nguyễn Thị Hƣơng Thủy, 2003).
Viện cây lƣơng thực và cây thực phẩm là Viện nghiên cứu các giống lúa
hàng đầu ở Việt Nam đƣợc thành lập từ rất sớm. Viện này đã đƣợc các nhà khoa
học danh tiếng nhƣ: Giáo sƣ Nông học Lƣơng Đình Của, Viện sĩ Vũ Tuyên
Hoàng,… lãnh đạo và chỉ đạo công tác nghiên cứu và chọn lọc các giống lúa.
Hàng trăm giống lúa xuân, lúa mùa, lúa chịu hạn, chịu úng, lúa nếp, lúa có hàm
lƣợng Protein cao, lúa chịu mặn đã đƣợc chọn tạo và bồi dục ở Viện này.
Viện Di truyền nông nghiệp cũng đã nghiên cứu tạo ra các giống lúa mới
nổi tiếng nhƣ: DT12, DT10, V18,… đây là những giống lúa đạt chất lƣợng tốt
cho năng suất cao.
Viện Bảo vệ thực vật cũng đã chọn tạo đƣợc nhiều giống lúa chất lƣợng
tốt năng suất cao nhƣ: CR203, C70, C71,…

13


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

5 giống lúa do trại giống Vũ Di ( Vĩnh Tƣờng- Vĩnh Phúc) cung cấp:
Số 6, TB13, Trƣờng Xuân, Số 1, Số 2 và giống đối chứng (Thiên Ƣu 8).
* Giống Thiên Ưu 8:
Nguồn gốc: Thiên ƣu 8 là giống lúa thuần chất lƣợng, tiềm năng năng suất cao
do Cty CP Giống cây trồng Trung ƣơng chọn tạo. Đã đƣợc Bộ NN- PTNT công
nhận chính thức.
Thời gian sinh trưởng: Vụ Xuân miền Bắc miền Bắc từ 125- 130 ngày, vụ Mùa
100 - 105 ngày tùy vùng khí hậu (nếu gieo sạ thời gian rút ngắn từ 3 – 5 ngày).
Tiềm năng năng suất: Năng suất trung bình 7 – 8 tấn/ha, thâm canh đạt 8,5 – 9
tấn/ha.
Đặc tính: Chống đổ tốt, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính nhƣ Đạo
ôn, khô vằn, bạc lá và rầy nâu… khả năng thích ứng rộng.
Thời vụ: Gieo trồng đƣợc ở tất cả các vụ trong năm.
Thích hợp với loại đất: Thích hợp với chân đất vàn, vàn cao và vàn thấp.
Chất lượng: Chất lƣợng gạo tốt, cơm trắng, bóng, mềm, vị đậm ăn nguội vẫn
dẻo.

14


2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 6/2017 đến tháng 9/2017.
- Địa điểm nghiên cứu:
Tại xã Cao Minh, Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3. Nội dung nghiên cứu
-Nghiên cứu các chỉ tiêu nông sinh học của 5 giống lúa.
-Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh của 5 giống lúa.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng
- Bố trí thí nghiệm đồng ruộng: Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối ngẫu

nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm 10m2 (5m x
2m). Mật độ cấy 40 khóm/m2( cấy 1 dảnh/khóm).
- Sơ đồ thí nghiệm:
Khoảng cách giữa các ô trong cùng 1 lần nhắc lại là 10 cm.
Khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 30 cm.
Xung quanh ruộng thí nghiệm có các hàng lúa bảo vệ.

15


Kí hiệu:

DẢI BẢO VỆ

1: số 1
1

5

2

2: Số 2
3: TB13

2

3

1


4: Số 6
5: Trƣờng Xuân

3

4

5

4

1

3

5

2

6

6

6

4

Lần 1

Lần 2


6: Thiên ƣu 8 ( đc)

Lần 3

DẢI BẢO VỆ
- Hạt giống đƣợc ngâm ủ theo quy trình chung. Hạt nảy mầm đem gieo, mạ
đƣợc gieo riêng rẽ từng lô trên ruộng khác và đƣợc đánh số tên theo giống
lúa.
- Cấy: khi mạ có 3 - 4 lá thật thì đem cấy vào luống ruộng.
- Sửa sang ô: sau khi cấy xong cần điều chỉnh cây mạ ở mỗi ô sao cho
thẳng hàng, đúng 2 dảnh/1 khóm.
- Đánh dấu: cắm biển ghi tên dòng để đánh dấu các ô thí nghiệm tránh
nhầm lẫn để tiện theo dõi và thu hoạch.
- Chăm sóc theo quy trình chung: chế độ tƣới nƣớc, bón phân, phun thuốc
nhƣ nhau.

16


2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
Căn cứ để xác định, theo dõi và thu thập số liệu về đặc điểm nông sinh học
và các YTCTNS của 5 giống lúa là “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen
lúa” - IRRI 1996 [10] và “Quy phạm khảo nghiệm giống lúa” NXB Nông
Nghiệp. Bộ NN & PTNT (2011) [3].
Theo IRRI (1996) các giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa đƣợc quy định nhƣ
sau.
Mã số

Giai đoạn


1

Nảy mầm

2

Mạ

3

Đẻ nhánh

4

Vƣơn lóng

5

Làm đòng

6

Trỗ bông

7

Chín sữa

8


Vào chắc

9

Chín

Các tính trạng về các đặc điểm nông sinh học đƣợc thu thập và đánh giá
theo thang tiêu chuẩn của “Quy phạm khảo nghiệm giống lúa” NXB Nông
Nghiệp. Bộ NN & PTNT (2011) [3].
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Sức sống của mạ (điểm): Quan sát quần thể mạ trƣớc khi nhổ cấy.
Điểm 1: khỏe

Điểm 5: trung bình

Điểm 9: yếu

+ Khả năng đẻ nhánh (nhánh): Đếm số nhánh/ khóm.

17


×