Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN BÍCH HẬU

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH
SẢN XUẤT THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG NIÊM YẾT
TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN BÍCH HẬU

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH
SẢN XUẤT THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG NIÊM YẾT
TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM HOÀI HƯƠNG

Đà Nẵng – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Bích Hậu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 3
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP............................................................................................................... 11
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH .......................... 11

1.1.1. Khái niệm về cấu trúc tài chính ...................................................... 11
1.1.2. Các thành phần của cấu trúc tài chính ............................................ 12
1.1.3. Các chỉ tiêu của đo lường cấu trúc tài chính................................... 14
1.1.4. Mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và giá trị doanh nghiệp ......... 15

1.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ......................... 16
1.2.1. Lý thuyết về cấu trúc tài chính theo quan điểm truyền thống ........ 16
1.2.2. Lý thuyết về cấu trúc tài chính theo quan điểm hiện đại ................ 17

1.3. LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ LÝ THUYẾT
CHI PHÍ ĐẠI DIỆN................................................................................ 28
1.3.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) ........ 28
1.3.2. Lý thuyết chi phí đại diện (Agency cost)........................................ 30

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH . 34
1.4.1. Tốc độ tăng trưởng.......................................................................... 34


1.4.2. Quy mô doanh nghiệp ..................................................................... 36
1.4.3. Khả năng sinh lời (RE) ................................................................... 37
1.4.4. Rủi ro kinh doanh ........................................................................... 37
1.4.5. Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình......................................................... 39
1.4.6. Tấm chắn thuế phi nợ ..................................................................... 40

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 42
2.1. DỮ LIỆU TỔNG THỂ NGHIÊN CỨU .......................................... 42
2.2. ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN ................................................................. 42
2.2.1. Các biến phụ thuộc ......................................................................... 42
2.2.2. Các biến độc lập .............................................................................. 43


2.3. GIẢ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU
TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỰC
PHẨM, ĐỒ UỐNG Ở VIỆT NAM ........................................................ 44
2.3.1. Tốc độ tăng trưởng.......................................................................... 44
2.3.2. Quy mô doanh nghiệp ..................................................................... 46
2.3.3. Khả năng sinh lời (RE) ................................................................... 47
2.3.4. Rủi ro kinh doanh ........................................................................... 48
2.3.5. Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình......................................................... 48
2.3.6. Tấm chắn thuế phi nợ ..................................................................... 49

2.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ....................................................... 50
2.4.1. Mô hình sử dụng ............................................................................. 50
2.4.2. Phân tích tương quan và đa cộng tuyến .......................................... 55
2.4.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ................................................ 56

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG Ở VIỆT NAM..... 59


3.1. TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM VÀ ĐỒ
UỐNG ..................................................................................................... 59
3.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ TỔNG THỂ NGHIÊN CỨU ........................ 63
3.3. KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ ĐỊNH CỦA MÔ HÌNH ............................ 66
3.3.1. Ma trận tương quan và đa cộng tuyến ............................................ 66
3.3.2. Kiểm tra dữ liệu phân phối chuẩn................................................... 68

3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 69
3.4.1. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ của các
doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống .......................................... 69

3.4.2. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ ngắn hạn
của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống ............................. 73
3.4.3. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ dài hạn của
các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống ................................... 76

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý RÚT RA TỪ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC
TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỰC
PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG..................................................................................................... 81
4.1. KẾT LUẬN ...................................................................................... 81
4.2. HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................... 84
4.2.1. Đối với doanh nghiệp...................................................................... 84
4.2.2. Đối với nhà đầu tư .......................................................................... 88
4.2.3. Đối với người cho vay .................................................................... 92

KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu


50

bảng
2.1

trúc tài chính của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm
và đồ uống
3.1

Thống kê mô tả các biến

63

3.2

Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình

66

3.3

Kết quả hồi quy giữa tỷ lệ nợ và các biến độc lập bằng 2

69

phương pháp hồi quy FEM và REM
3.4

Kết quả hồi quy giữa tỷ lệ nợ ngắn hạn và các biến độc


73

lập theo 2 phương pháp FEM và REM
3.5

Kết quả hồi quy của biến tỷ lệ nợ dài hạn và các biến

76

độc lập theo 2 phương pháp FEM và REM
4.1

Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp sản
xuất thực phẩm và đồ uống từ năm 2009 - 2013

81


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

Minh họa phương pháp tiếp cận truyền thống về cơ cấu

17


biểu đồ
1.1

vốn
1.2

Minh họa lý huyết MM trong trường hợp không thuế

20

1.3

Minh họa lý thuyết MM trường hợp có thuế

22

1.4

Sự đánh đổi giữa lợi ích tấm chắn thuế từ nợ và chi phí phá

25

sản
2.1

So sánh mức thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam với
mức trung bình của khu vực và thế giới trong 5 năm từ
2009-2013

45



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm đổi mới, với những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, góp phần cải thiện mọi mặt đời sống
của người dân, làm nảy sinh nhu cầu hưởng thụ về các giá trị vật chất và tinh
thần ngày càng cao. Bên cạnh đó, tình hình trong khu vực đang có những
chuyển biến tích cực, trở thành một trong những mắt xích quan trọng trong hệ
thống kinh tế thế giới. Chính điều này đang mở ra cơ hội lớn cho ngành sản
xuất thực phẩm, đồ uống của Việt Nam trong việc tìm kiếm và mở rộng thị
trường, khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của ngành. Nói về
điều này, tại Triển lãm quốc tế thực phẩm, đồ uống năm 2013, bà Hồ Thị Kim
Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, ngành sản xuất thực phẩm và
đồ uống là ngành hái ra tiền trong thời điểm hiện nay. Trên thực tế, ngành này
chiếm một tỷ lệ khá lớn sản lượng đầu ra của ngành công nghiệp nói riêng và
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nói chung. Ước tính, lượng tiêu thụ thực phẩm
hàng năm luôn chiếm khoảng 15% GDP, cho thấy đây là một ngành công
nghiệp đầy tiềm năng.
Để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho nền kinh tế Việt Nam thì bản thân mỗi
ngành công nghiệp phải tự tạo ra sức mạnh riêng của mình. Đối với ngành sản
xuất thực phẩm và đồ uống đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh như hiện
nay, thì nhu cầu về vốn là rất cao. Điều này đặt ra thách thức cho các nhà
quản trị doanh nghiệp, làm thế nào để tạo dựng và duy trì nguồn tài trợ ổn
định, tận dụng đòn bẩy tài chính để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn,
nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, còn khá nhiều doanh
nghiệp chưa thực sự chú trọng đến vấn đề xây dựng cấu trúc tài chính phù
hợp với doanh nghiệp mình, trong khi, đối với các doanh nghiệp ở những



2
nước phát triển, đây được xem là vấn đề cốt lõi, quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của một doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong và ngoài nước ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, do đó, việc
xây dựng cấu trúc tài chính phù hợp, vừa đảm bảo nhu cầu tài trợ của doanh
nghiệp, vừa không quá rủi ro đang là một nhu cầu bức thiết đối với các doanh
nghiệp nước ta nói chung và nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất thực
phẩm, đồ uống ở nước ta nói riêng, để có thể hội nhập tốt với nền kinh tế thế
giới cạnh tranh khốc liệt.
Giải quyết yêu cầu đó trong hoạt động của doanh nghiệp, việc nghiên
cứu và vận dụng một cách linh hoạt các lý thuyết kinh tế sẽ là chìa khóa cho
việc tháo gỡ các vướng mắc về cấu trúc tài chính mà các doanh nghiệp sản
xuất thực phẩm, đồ uống đang gặp phải hiện nay. Để làm được điều đó, đòi
hỏi phải làm rõ sự ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc tài chính của
doanh nghiệp, để từ đó rút ra các hàm ý cho các doanh nghiệp sản xuất thực
phẩm, đồ uống ở Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên
nên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài
chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống
niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lý thuyết về cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
- Làm rõ các nhân tố và chiều hướng tác động của các nhân tố đến cấu
trúc tài chính của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống ở Việt Nam.
- Từ kết quả nghiên cứu, rút ra những hàm ý về cấu trúc tài chính đối với
các doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống và các bên liên quan ở
Việt Nam.



3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm:
- Các lý thuyết về cấu trúc tài chính, lý thuyết kinh tế.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp sản
xuất thực phẩm, đồ uống ở Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của 47
doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống niêm yết trên hai sàn chứng
khoán của Việt Nam (Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) trong 5 năm, từ năm 2009 – 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu định lượng, thu thập số liệu từ các báo cáo tài
chính của 47 doanh nghiệp (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính) theo quý, năm của các doanh
nghiệp từ năm 2009 - 2013, để thực hiện tính toán các chỉ tiêu liên quan đến
cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính.
Phương pháp tiếp cận là mô hình hồi quy tuyến tính bội được ứng dụng
trong nghiên cứu này. Dữ liệu thu thập được là dữ liệu bảng cân đối, tiến hành
hồi quy theo mô hình lựa chọn giữa các ảnh hưởng cố định hoặc các ảnh
hưởng ngẫu nhiên.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học, luận văn góp phần làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến
cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống. Từ
đó đưa ra các hàm ý về cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp thực phẩm và
đồ uống ở Việt Nam.



4
Về mặt thực tiễn, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các doanh
nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống ở Việt Nam, cũng như cho những ai quan
tâm đến vấn đề cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, cấu trúc của luận văn
gồm: 4 chương, 14 tiết và 33 tiểu tiết.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tác giả Nguyên và Ramachandran (2006), nghiên cứu Cấu trúc vốn
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Trường hợp của Việt Nam sử dụng dữ
liệu của 558 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn 1998 –
2001 để nghiên cứu về cấu trúc vốn ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam. Nghiên cứu đặc biệt sử dụng không chỉ các nhân tố như: tốc độ tăng
trưởng (phần trăm thay đổi trong tổng tài sản), tỷ lệ tài sản cố định hữu hình,
rủi ro kinh doanh, khả năng sinh lời, quy mô của doanh nghiệp mà còn sử
dụng các thuộc tính khác của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến cấu trúc tài
chính của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này như: hình thức sở
hữu, mối quan hệ với ngân hàng, mạng lưới mối quan hệ kinh doanh. Trong
nghiên cứu này hai tác giả sử dụng 3 thước đo khác nhau của cấu trúc tài
chính như: tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ phải trả ngắn hạn, tỷ lệ nợ phải trả ngắn hạn khác.
Với phương pháp phân tích là sử dụng mô hình hồi quy bội, các biến độc lập
và phụ thuộc được tính bằng cách lấy trung bình 4 năm, ngoại trừ khả năng
sinh lời và tốc độ tăng trưởng; đối với yếu tố quyết định hành vi của quản lý
thì các tác giả sử dụng phân tích nhân tố thông qua kỹ thuật thành phần chính.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: tốc độ tăng trưởng, rủi ro kinh doanh, quy mô
doanh nghiệp, hình thức sở hữu có quan hệ thuận với tỷ lệ nợ; rủi ro kinh
doanh, quy mô và hình thức sở hữu có quan hệ thuận với tỷ lệ nợ ngắn hạn,



5
bên cạnh đó tỷ lệ tài sản cố định hữu hình có quan hệ nghịch với cả ba thước
đo của cấu trúc tài chính. [31]
Tác giả Biger và các cộng sự (2008), nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng
đến cấu trúc vốn: Bằng chứng từ Việt Nam sử dụng dữ liệu của 3.778 doanh
nghiệp Việt Nam chưa niêm yết trong giai đoạn 2002 - 2003 để nghiên cứu
cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam. Với mô hình sử dụng các biến
độc lập: Tỷ lệ tài sản cố định, khả năng sinh lời, thuế thu nhập doanh nghiệp,
tấm chắn thuế phi nợ (tỷ lệ khấu hao trên tổng tài sản), quy mô doanh nghiệp,
tốc độ tăng trưởng (phần trăm thay đổi trong tổng tài sản), phân loại ngành,
hình thức sở hữu và các biến phụ thuộc: Tổng nợ phải trả chia cho tổng tài
sản, tỷ lệ nợ, tỷ lệ tổng nợ chia cho tổng nợ và vốn chủ sở hữu. Tất cả các
biến, ngoại trừ khả năng sinh lời và quy mô doanh nghiệp, được lấy trung
bình qua 2 năm; sử dụng ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) cho mô
hình để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Các tác giả đã tìm ra
kết quả như sau: quy mô và tốc độ tăng trưởng có quan hệ thuận với cả 3
thước đo của cấu trúc vốn; tỷ lệ tài sản cố định, khả năng sinh lời, thuế thu
nhập doanh nghiệp và tấm chắn thuế phi nợ có quan hệ nghịch với các thước
đo của cấu trúc vốn. Trong nghiên cứu này các tác giả chỉ ra rằng, các doanh
nghiệp Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nợ ngắn hạn đã phát hành từ các
ngân hàng hơn là dựa vào huy động vốn chủ sở hữu. Đồng thời, nghiên cứu
cũng chỉ ra, ngân hàng Việt Nam có xu hướng chú ý đến chỉ số khả năng
thanh khản hơn là chỉ số tài sản cố định hữu hình bởi vì họ thường cho vay
ngắn hạn. [15]
Tác giả Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng
đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: tiếp cận theo phương pháp phân
tích đường dẫn với số liệu thu thập từ các báo cáo tài chính của 428 doanh
nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà



6
Nội từ năm 2007 - 2009. Các biến độc lập được sử dụng: Hiệu quả kinh
doanh (ROA), rủi ro kinh doanh (độ lệch chuẩn của lợi nhuận), cấu trúc tài
sản, quy mô doanh nghiệp (doanh thu bán hàng), tốc độ tăng trưởng cùng với
biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ. Với cách tiếp cận theo phương pháp phân tích
đường dẫn, nghiên cứu đã chỉ ra: Hiệu quả kinh doanh, rủi ro kinh doanh, cấu
trúc tài sản có quan hệ nghịch với tỷ lệ nợ trong khi đó quy mô doanh nghiệp
có quan hệ thuận với tỷ lệ nợ. [1]
Tác giả Dzung T.Nguyen và các cộng sự (2012), nghiên cứu Sự phát
triển tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ở Việt Nam dựa
trên số liệu thu thập của 116 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán
Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010. Với các biến phụ thuộc: Tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ
ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn và các biến độc lập: Khả năng sinh lời, tỷ lệ tài sản
cố định, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng (phần trăm thay đổi trong
tổng tài sản), tính thanh khoản, hình thức sở hữu. Với dữ liệu thu thập dạng
bảng (panel data), bằng phương pháp GMM (Generalized Method of
Moments) các tác giả đã tìm ra các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn trong
giai đoạn trên như sau: Tỷ suất nợ có mối quan hệ nghịch với khả năng sinh
lời, khả năng thanh khoản, nhưng quan hệ thuận với tăng trưởng, hình thức sở
hữu; đối với tỷ lệ nợ ngắn hạn có quan hệ nghịch với lợi nhuận, tỷ lệ tài sản
cố định, quy mô, khả năng thanh khoản; tỷ lệ nợ dài dài hạn có mối quan hệ
nghịch với khả năng sinh lời và có mối quan hệ ngược lại với tăng trưởng, tỷ
lệ tài sản cố định và quy mô. Các tác giả khẳng định rằng, để giải thích quyết
định tài trợ đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam thì lý thuyết trật tự phân
hạng đưa ra những giải thích tốt hơn lý thuyết đánh đổi. [20]
Trong luận văn về Nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng
đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Trần Thanh Huy (2013),



7
với mẫu nghiên cứu là 53 doanh nghiệp sản xuất thuộc 15 tiểu ngành khác
nhau trong giai đoạn từ 2008 – 2012, tác giả đã lựa chọn 6 nhân tố: Quy mô
doanh nghiệp (doanh thu), tốc độ tăng trưởng (phần trăm thay đổi tổng tài
sản), tỷ lệ tài sản cố định, khả năng sinh lời, rủi ro kinh doanh (độ lệch chuẩn
ROA) và biến giả phân loại ngành là biến độc lập; tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn,
tỷ lệ nợ dài hạn là các biến phụ thuộc. Với việc sử dụng mô hình ảnh hưởng
cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), sử dụng kiểm định
Hausman để tìm ra mô hình phù hợp cho thấy sự tác động của các nhân tố đến
cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất. Tác giả đã tìm ra, quy mô doanh
nghiệp và tốc độ tăng trưởng có mối quan hệ thuận với tỷ lệ nợ, trong khi đó,
khả năng sinh lời và rủi ro kinh doanh có mối quan hệ ngược lại; quy mô
doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng có quan hệ thuận còn tỷ lệ tài sản cố định,
khả năng sinh lời, rủi ro kinh doanh có quan hệ nghịch với tỷ lệ nợ ngắn hạn;
tỷ lệ nợ dài hạn có quan hệ nghịch với khả năng sinh lời và quy mô doanh
nghiệp, có quan hệ thuận với tăng trưởng, tỷ lệ tài sản cố định và rủi ro kinh
doanh.[24]
Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, bằng chứng từ Việt
Nam tác giả Châu Lê Như (2013) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên 137
doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và HNX trong giai đoạn 2007 – 2012.
Với các biến độc lập mới được đưa vào nghiên cứu như: Tấm chắn thuế phi
nợ (tỷ lệ khấu hao trên tổng tài sản), tỷ lệ chia cổ tức (tỷ lệ cổ tức trên lợi
nhuận sau thuế) và các biến được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu gần
đây như: Tốc độ tăng trưởng, tính thanh khoản, tỷ lệ tài sản cố định để nghiên
cứu xem chúng có tác động đến cấu trúc vốn (tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ trên vốn chủ
sở hữu, tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn) của các doanh nghiệp Việt Nam
hay không?. Dữ liệu được thu thập ở dạng bảng cân đối (balanced panel), tác
giả đã sử dụng phương pháp GMM để ước tính ảnh hưởng của các nhân tố



8
trên đến cấu trúc vốn. Những phát hiện cho thấy rằng, tỷ lệ chia cổ tức, tính
thanh khoản, tỷ lệ tài sản cố định, quy mô doanh nghiệp có tác động nghịch
đến tỷ lệ nợ. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng và tấm chắn thuế phi nợ có quan hệ
thuận với các thước đo của cấu trúc vốn. [32]
Hai tác giả Titman và Wessels (1988) nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn cấu trúc vốn của 469 doanh nghiệp Mỹ, trong khoảng thời
gian từ 1974 - 1982, các tác giả sử dụng dữ liệu thị trường và dữ liệu sổ sách kế
toán để tính toán các biến độc lập: Cấu trúc tài sản, tấm chắn thuế phi nợ, tốc
tăng trưởng, tính riêng biệt của tài sản, phân loại ngành, quy mô, biến động lợi
nhuận, khả năng sinh lời và 6 biến phụ thuộc: nợ dài hạn, nợ ngắn hạn, nợ
chuyển đổi chia cho giá trị sổ sách và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu. Sử
dụng mô hình cấu trúc tuyến tính, các tác giả tìm thấy mức độ sử dụng nợ có
quan hệ nghịch với tính riêng biệt của tài sản (uniquenses), tỷ lệ nợ ngắn hạn có
quan hệ nghịch với quy mô, ngoài ra, các tác giả còn cho rằng, chi phí giao dịch
là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự lựa chọn cơ cấu vốn. [35]
Các tác giả Huang và Song (2001) nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng
đến cấu trúc vốn: Bằng chứng ở Trung Quốc sử dụng dữ liệu thị trường và dữ
liệu sổ sách của 1.000 doanh nghiệp trong giai đoạn 1994 - 2000. Với phương
pháp phân tích OLS, mô hình gồm 8 biến độc lập: Khả năng sinh lời, tỷ lệ tài
sản cố định hữu hình, thuế, quy mô, tấm chắn thuế phi nợ, cơ hội tăng trưởng,
biến động lợi nhuận, cấu trúc sở hữu và 6 biến phụ thuộc gồm: Tỷ lệ nợ dài
hạn, tỷ lệ tổng nợ, tỷ lệ các khoản phải trả được đo lường theo giá trị sổ sách
và giá trị thị trường. Kết quả cho thấy, các doanh nghiệp ở Trung Quốc có
đòn bẩy tăng với quy mô công ty, biến động lợi nhuận, tỷ lệ tài sản cố định và
giảm với lợi nhuận và tấm chắn thuế phi nợ. [23]
Nghiên cứu Cấu trúc vốn và các đặc điểm của doanh nghiệp: Bằng chứng
từ thị trường mới nổi đại diện là 116 doanh nghiệp Malaysian, tác giả Pandey



9
I.M (2001) sử dụng dữ liệu sổ sách và dữ liệu thị trường từ năm 1984 - 1999
chia thành 4 giai đoạn ứng với các giai đoạn điều kiện kinh tế chung tại
Malaysia: Suy thoái, cải thiện, ổn định và tăng trưởng. Bằng việc sử dụng mô
hình Pooled OLS và mô hình ảnh hưởng cố định (fixed effects model) để lựa
chọn mô hình phù hợp. Tác giả tìm thấy, lợi nhuận quan hệ nghịch với đòn bẩy,
là nhân tố quan trọng nhất, chứng tỏ lý thuyết trật tự phân hạng giải thích tốt
quyết định tài trợ tại thị trường mới nổi như Malaysia. Ngoài ra. tăng trưởng và
quy mô doanh nghiệp có tương quan thuận với đòn bẩy, tỷ lệ tài sản cố định hữu
hình tương quan nghịch với đòn bẩy. [33]
Nhìn chung, các nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới về các nhân tố
ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính rất đa dạng, từ những nghiên cứu chung về khu
vực lãnh thổ, các quốc gia có chung đặc điểm kinh tế đến từng quốc gia, từng
lĩnh vực hoạt động, chi tiết hơn là những tiểu ngành. Những nghiên cứu đó đa
phần hướng vào số đông các doanh nghiệp của nhiều ngành khác nhau, trong khi
đó, cấu trúc tài chính chịu ảnh hưởng của đặc tính ngành rất nhiều. Các doanh
nghiệp, nhà đầu tư và các bên liên quan rất cần thiết những thông tin có nét đặc
trưng, cụ thể của ngành để đánh giá hiệu quả và dự đoán tình hình tài chính của
ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Điều này đã đưa ra một hướng nghiên
cứu mới về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính cho những tiểu ngành cụ
thể. Qua những nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trước, tôi lựa chọn các
yếu tố sau, với dự đoán rằng, các yếu tố này có ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính
của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống niêm yết trên sàn chứng
khoán Việt Nam: Khả năng sinh lời, rủi ro kinh doanh, tốc độ tăng trưởng, quy
mô, tấm chắn thuế phi nợ, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình. Các nghiên cứu thực
nghiệm được trình bày bên trên đã sử dụng các phương pháp phân tích khác
nhau tùy vào từng giai đoạn, nhưng có thể thấy, những nghiên cứu trước đây đa
phần sử dụng hồi quy tuyến tính bội với phương pháp ước lượng bình phương bé



10
nhất (OLS), gần đây, các nghiên cứu đã thiên về cách sử dụng dữ liệu dạng bảng
(panel data) hoặc dữ liệu gộp chung với các phương pháp như GMM, REM,
FEM, Pooled OLS… để khai thác được nhiều thông tin hơn từ dữ liệu thu thập
được, nâng cao số quan sát, ít hiện tượng đa cộng tuyến và hiệu quả cao hơn. Vì
những ưu điểm đó, tác giả đã chọn phương pháp REM và FEM là phương pháp
phân tích của mình trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài
chính của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống.


11
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
1.1.1. Khái niệm về cấu trúc tài chính
Xuất phát từ nhiều góc độ, mục đích và phương pháp tiếp cận khác nhau,
do đó, cho đến nay đã có khá nhiều khái niệm khác nhau về cấu trúc tài chính
doanh nghiệp:
Theo tác giả Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên, cấu trúc tài
chính hiểu theo nghĩa rộng, là: “Cấu trúc tài chính phản ánh cấu trúc nguồn
vốn, cấu trúc tài sản và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của doanh
nghiệp” [9, tr.53]. Các tác giả người Pháp Marc Bertonèche và J. Teulie
(1976) thì định nghĩa, “cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là quan hệ tỷ lệ
nợ và vốn chủ sở hữu phục vụ cho quá trình tài trợ của doanh nghiệp, còn
cấu trúc vốn được hiểu là quan hệ tỷ lệ giữa nợ trung, dài hạn và vốn chủ sở
hữu”. [39, tr.196]
Chi tiết hơn, tác giả Horne V. và James C. (1998) cho rằng, “cấu trúc tài

chính là cấu trúc tài trợ của doanh nghiệp, trong đó, bao gồm các khoản phải
trả, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu”. [22]
Mặc dù chưa có sự thống nhất trong định nghĩa về cấu trúc tài chính
doanh nghiệp, song có thể hiểu, cấu trúc tài chính là cơ cấu nguồn vốn mà
doanh nghiệp huy động để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp mình.
Với các khái niệm trên về cấu trúc tài chính, đã phần nào chỉ ra được
cách thức mà doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ cho tài sản của doanh
nghiệp bằng cách kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu.


12

Nợ ngắn hạn
Nợ trung và dài hạn
Cấu trúc vốn

Cấu trúc tài chính

Vốn chủ sở hữu

1.1.2. Các thành phần của cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp gồm 2 thành phần: nợ phải trả
và vốn chủ sở hữu.
- Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị phát sinh từ các giao dịch
và sự kiện đã qua mà đơn vị phải thanh toán từ nguồn lực của mình. Trên
bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp thì nợ phải trả bao gồm khoản phải trả
ngắn hạn và dài hạn. [8, tr.32]
Trong đó, nợ phải trả ngắn hạn là một khoản nợ phải trả được xếp vào
loại nợ ngắn hạn, khi các khoản nợ này được dự kiến thanh toán trong một
chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp hoặc được thanh toán trong

vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Các khoản nợ ngắn hạn có ba thành phần chính đó là:
+ Vay và nợ ngắn hạn: Đối tượng cho vay thường là các ngân hàng
thương mại, khoản nợ này luôn có chi phí sử dụng vốn đi kèm, thời hạn sử
dụng gắn liền với hợp đồng tín dụng từ ngân hàng và các đối tượng khác.
+ Nợ các nhà cung cấp: Khoản nợ này hình thành khi doanh nghiệp mua
hàng trả chậm, chưa thanh toán cho người bán. Đây được xem là khoản nợ
không tốn chi phí sử dụng vì doanh nghiệp chỉ hoàn trả nợ gốc không kèm lãi.
Tuy nhiên, trên thực tế các nhà cung cấp khi cung cấp sản phẩm hàng hóa
dịch vụ cho khách hàng đều đã tính toán cả phần chi phí bị chiếm dụng vốn
này vào sản phẩm. Do đó, giá mua hàng trả chậm thường cao hơn so với giá


13
hàng trả ngay. Để quyết định sử dụng nguồn này, doanh nghiệp cần cân nhắc,
tính toán cẩn thận chi phí thực tế.
+ Nợ các đối tượng khác: Các đối tượng khác ở đây là Nhà nước (thuế),
người lao động (tiền lương), nợ bảo hiểm xã hội,… Các khoản nợ này có đặc
điểm là thường biến đổi cùng với quy mô hoạt động của doanh nghiệp,
thường liên quan đến luật pháp và chi phí sử dụng vốn coi như không phát
sinh nhưng doanh nghiệp ít khi chiếm dụng nguồn này.
Nợ phải trả dài hạn, là những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên một
năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh bình thường. Nợ dài hạn bao gồm: Vay
dài hạn cho đầu tư phát triển, nợ phải trả nhà cung cấp dài hạn, trái phiếu phát
hành, các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn, thuế thu nhập hoãn lại phải
trả, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng phải trả dài hạn. Về nguyên
tắc, sử dụng nguồn tài trợ này có chi phí sử dụng vốn cao hơn so với sử dụng
nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp ít chịu áp lực trong thanh toán hơn.
- Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Các thành

phần của vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận giữ
lại.
+Vốn góp của chủ sở hữu: Là toàn bộ số vốn góp của chủ sở hữu vào
đơn vị như: Vốn đầu tư của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; vốn
góp của các cổ đông đối với công ty cổ phần; vốn góp của các bên liên quan;
vốn góp của các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn; vốn đầu tư
của chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Lợi nhuận giữ lại: Là số lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp cho nhà nước và chia cho các chủ sở hữu, được giữ lại để tích
lũy bổ sung vốn chủ sở hữu.


14
1.1.3. Các chỉ tiêu của đo lường cấu trúc tài chính
- Tỷ lệ nợ

Trong chỉ tiêu trên, nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ
khác. Tỷ lệ nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các
khoản nợ. Tỷ lệ nợ càng cao phản ánh mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp
càng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp nhận các
khoản vay nợ càng khó một khi doanh nghiệp không thanh toán kịp thời các
khoản và hiệu quả hoạt động kém. Đối với chủ nợ, tỷ lệ này càng cao thì khả
năng thu hồi vốn cho vay – nợ càng ít vì trên thực tế luôn có sự tách rời giữa
giá lịch sử của tài sản với giá hiện hành. Do vậy, các chủ nợ thường thích
những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ thấp. Đây là một trong những chỉ tiêu để nhà
đầu tư đánh giá rủi ro và quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.
- Tỷ lệ nợ ngắn hạn

Tỷ lệ nợ ngắn hạn phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi
các khoản nợ ngắn hạn (khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới 12 tháng). Tỷ

lệ này càng cao thì doanh nghiệp phải chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn
càng cao.
- Tỷ lệ nợ dài hạn

Tỷ lệ nợ dài hạn phản ánh tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng các
khoản vay và nợ trên một năm. Tỷ lệ này giảm dần qua các năm cho thấy
công ty đang dần ít phụ thuộc vào nợ để phát triển doanh nghiệp của họ.


15
1.1.4. Mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và giá trị doanh nghiệp
Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị tài chính doanh
nghiệp là xây dựng cấu trúc tài chính của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ
sở hữu bao nhiêu, nợ bao nhiêu để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay
còn gọi là xây dựng cấu trúc vốn tối ưu. Một cấu trúc vốn tối ưu được định
nghĩa là một cấu trúc vốn trong đó, chi phí sử dụng vốn bình quân nhỏ nhất và
giá trị doanh nghiệp đạt lớn nhất.
Như vậy, cấu trúc vốn có mối quan hệ mật thiết với giá trị của doanh
nghiệp, một doanh nghiệp có cấu trúc vốn hợp lý sẽ làm cho giá trị của doanh
nghiệp tăng lên và ngược lại. Quyết định cấu trúc tài chính là một trong
những quyết định trọng tâm quan trọng mà các giám đốc tài chính phải quan
tâm.
Trước hết, hầu như chắc chắn rằng các thay đổi trong cấu trúc tài chính
sẽ dẫn đến sự thay đổi trong giá trị thị trường của doanh nghiệp.
Thứ hai, lợi ích của tấm chắn thuế từ nợ dẫn đến giá trị doanh nghiệp gia
tăng, ít nhất là đến điểm mà chi phí đại diện và chi phí phá sản gia tăng làm
bù trừ lợi thế về thuế của nợ vay.
Thứ ba, khi các giám đốc thực hiện các thay đổi thể hiện trong cấu trúc
tài chính của doanh nghiệp, các hành động này sẽ chuyển các thông tin quan
trọng đến các nhà đầu tư.

Có thể hình dung là giá trị của doanh nghiệp khi vay nợ sẽ bằng giá trị
của doanh nghiệp không vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế từ nợ.
Trong trường hợp đặc biệt, khi doanh nghiệp vay nợ hoàn toàn thì hiện giá
của tấm chắn thuế sẽ bằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhân với nợ
vay.
Hiểu được vai trò của cấu trúc vốn tối ưu sẽ giúp các doanh nghiệp xây
dựng một cấu trúc vốn thích hợp với đặc điểm tính chất ngành, bối cảnh của


16
nền kinh tế và những đặc trưng riêng của doanh nghiệp, vì vậy sẽ nâng cao
giá trị doanh nghiệp, cụ thể là tối đa hóa giá trị cổ phần mà các cổ đông đang
nắm giữ.
1.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
1.2.1. Lý thuyết về cấu trúc tài chính theo quan điểm truyền thống
Theo quan điểm truyền thống về cấu trúc tài chính, khi bắt đầu vay
mượn, doanh nghiệp sẽ gặp thuận lợi vượt trội hơn so với bất lợi. Bởi, với ưu
điểm là tận dụng được lá chắn thuế, việc sử dụng nợ sẽ rẻ hơn so với vốn chủ
sở hữu, từ đó làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của doanh
nghiệp giảm nếu tỷ lệ sử dụng nợ tăng lên. Công thức sau sẽ giải thích cụ thể
hơn vấn đề này [42]:
WACC =

+

Trong đó: E: Giá trị vốn chủ sở hữu
D: Giá trị nợ phải trả
rE : Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
rD : Chi phí sử dụng nợ phải trả
T : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Vấn đề đặt ra là nếu lợi ích của việc sử dụng nợ vay quá rõ ràng như vậy
thì sao doanh nghiệp không sử dụng 100% nợ vay để tài trợ cho hoạt động
của doanh nghiệp mình ?. Quan điểm truyền thống đã chỉ ra được rằng, khi tỷ
lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu tăng dần, tác động của rủi ro gia tăng do việc sử
dụng nhiều nợ (nguy cơ phá sản cao hơn) sẽ khiến các chủ sở hữu tăng lợi tức
yêu cầu của họ (nghĩa là chi phí vốn chủ sở hữu tăng), không chỉ vậy, tác
động này còn khiến cho chi phí sử dụng nợ tăng lên do các nhà cung cấp vốn
nhìn nhận được khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang ở mức thấp.


17
Vấn đề chính của quan điểm truyền thống là không có một lý thuyết cơ
sở, một mô hình thể hiện chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu nên tăng bao nhiêu
do tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu, hay chi phí sử dụng nợ nên tăng bao nhiêu
do nguy cơ vỡ nợ. Do đó, sẽ không có cơ sở nào để các doanh nghiệp có thể

Chi phí sử dụng vốn

dựa vào đó để tính toán cơ cấu vốn mục tiêu cho doanh nghiệp mình.

Chi phí sử dụng VCSH
WACC
Chi phí sử dụng nợ

Nợ/VCSH tối ưu

Nợ/VCSH

Biểu đồ 1.1. Minh họa phương pháp tiếp cận truyền thống về cơ cấu vốn
1.2.2. Lý thuyết về cấu trúc tài chính theo quan điểm hiện đại

a. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller
Lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại bắt nguồn từ bài viết của Modigliani và
Miller vào năm 1958 (gọi tắt là học thuyết MM). Theo học thuyết MM, sự lựa
chọn giữa vốn chủ sở hữu và nợ không liên quan đến giá trị của doanh nghiệp.
[27]
Khắc phục hạn chế của quan điểm truyền thống, để đưa ra những luận
điểm của mình, MM đã đưa ra từng trường hợp cụ thể với những giả định
chặt chẽ để làm nổi bật đối tượng cần nghiên cứu. Lý thuyết MM dựa vào
những giả định quan trọng sau đây:


×