Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phát triển nuôi trồng thủy sản huyện phù mỹ tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN VĂN NHUẬN

PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Ở HUYỆN PHÙ MỸ TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN VĂN NHUẬN

PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Ở HUYỆN PHÙ MỸ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã ngành: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN VĂN TÂM

Đà Nẵng - Năm 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ

Nguyễn Văn Nhuận


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 2
5. Bố cục của đề tài ................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN .............................................................................................. 9
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, LOẠI HÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN................................................................................ 9
1.1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản........................................................ 9
1.1.2. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản ......................................................... 9
1.1.3. Các hình thức nuôi trồng thủy sản ................................................ 11
1.1.4. Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản trong nền kinh tế Việt
Nam......................................................................................................... 14

1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ PHẢN ẢNH SỰ PHÁT TRIỂN

CỦA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ......................................................... 17
1.2.1. Nội dung phát triển nuôi trồng thủy sản ....................................... 17
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển nuôi trồng thủy sản............... 21

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN............................................................................................. 22
1.3.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên ......................................................... 22
1.3.2. Con giống và thức ăn .................................................................... 23
1.3.3. Yếu tố về con người...................................................................... 23


1.3.4. Cơ sở hạ tầng................................................................................. 24
1.3.5. Cơ chế chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản......................... 25
1.3.6. Hệ thống cung cấp dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản ........................... 26
1.3.7. Thị trường tiêu thụ sản phẩm........................................................ 26

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ MỸ TỈNH BÌNH ĐỊNH........ 28
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, NGUỒN LỢI THỦY SẢN VÀ TÌNH
HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN PHÙ MỸ TỈNH BÌNH ĐỊNH ẢNH
HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .................. 28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................... 28
2.1.2. Điều kiện xã hội, kinh tế ............................................................... 37

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA
HUYỆN PHÙ MỸ TỈNH BÌNH ĐỊNH.................................................. 47
2.2.1. Thực trạng phát triển theo chiều rộng........................................... 47
2.2.2. Thực trạng phát triển theo chiều sâu............................................. 53

2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG

THỦY SẢN TẠI ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN PHÙ MỸ TỈNH BÌNH
ĐỊNH....................................................................................................... 67
2.3.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................... 67
2.3.2. Con giống và thức ăn .................................................................... 69
2.3.3. Yếu tố con người........................................................................... 70
2.3.4. Cơ sở hạ tầng................................................................................. 71
2.3.5. Cơ chế chính sách và công tác khuyến nông, khuyến ngư ........... 72
2.3.6. Hệ thống cung cấp dịch vụ nuôi trồng thủy sản ........................... 73
2.3.7. Thị trường tiêu thụ sản phẩm........................................................ 74


2.4. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .............. 75
2.4.1. Về mặt kinh tế ............................................................................... 75
2.4.2. Về mặt xã hội ................................................................................ 76
2.4.3. Những tồn tại và nguyên nhân ...................................................... 76

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN PHÙ MỸ TỈNH BÌNH ĐỊNH ......... 79
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA HUYỆN PHÙ MỸ TỈNH BÌNH
ĐỊNH....................................................................................................... 79
3.1.1. Quan điểm phát triển..................................................................... 79
3.1.2. Định hướng phát triển ................................................................... 80
3.1.3. Mục tiêu phát triển ........................................................................ 81

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
HUYỆN PHÙ MỸ .................................................................................. 82
3.2.1. Giống và thức ăn ........................................................................... 82
3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực ............................................................. 84
3.2.3. Cơ sở hạ tầng................................................................................. 85

3.2.4. Hoàn thiện cơ chế chính sách ....................................................... 87
3.2.5. Giải pháp tăng cường công nghệ, dự báo môi trường, và công tác
khuyến ngư.............................................................................................. 90
3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm.................................... 92

KẾT LUẬN ............................................................................................ 95
KIẾN NGHỊ........................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1.
1.2.
2.1.
2.2.
2.3.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phân theo thị trường
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam (20081T/2013)
Bảng Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất của huyện Phù
Mỹ năm 2012
Tình hình dân số, mật độ dân số, lao động huyện Phù
Mỹ năm 2011

Tình hình lao động tham gia trong các ngành kinh tế
của huyện Phù Mỹ, giai đoạn 2008-2012

Trang
16
17
36
38
40

2.4.

Giá trị sản xuất của huyện Phù Mỹ qua các năm

43

2.5.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản qua các năm

45

2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.

Tỷ trọng các ngành kinh tế huyện Phù Mỹ qua các

năm
Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản qua các
năm
Cơ cấu lao động làm việc trong ngành nuôi trồng thủy
sản huyện Phù Mỹ qua các năm
Năng suất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Phù
Mỹ
Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi tôm sú và tôm
thẻ chân trắng năm 2012 phân theo phương thức nuôi
Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản

47
48
51
54
55
56


Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

nước ngọt năm 2012 phân theo phương thức nuôi
2.12.


Kết quả sản xuất của phương thức nuôi nước ngọt

58

2.13.

Kết quả sản xuất của phương thức nuôi nước lợ

59

2.14.
2.15.
2.16.
2.17.

Hiện trạng cơ sở vật chất sản xuất giống thủy sản
nước mặn, lợ (giai đoạn 2008 – 2012)
Hiện trạng cơ sở vật chất sản xuất giống thủy sản
nước ngọt (giai đoạn 2008 – 2012)
Nhu cầu giống thủy sản phục vụ nuôi trồng năm 2011
Tình hình dịch bệnh tôm qua các năm của huyện Phù
Mỹ

60
61
62
67

Quy hoạch diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản
3.1.


huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định đến năm 2020 tầm

83

nhìn 2030
3.2.

Quy hoạch diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản
huyện Phù Mỹ đến năm 2020 tầm nhìn 2030

89


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1.

Hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2012

37

2.2.


Tình hình dân số của huyện Phù Mỹ năm 2011

38

2.3.

Tình hình số lượng lao động huyện Phù Mỹ năm 2011

39

2.4.

Tình hình lao động tham gia trong các ngành kinh tế

40

2.5.

Giá trị sản xuất của huyện Phù Mỹ qua các năm

44

2.6.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản qua các năm

46

2.7.


Tỷ trọng các ngành kinh tế huyện

47

2.8.

Tình hình lao động trong nuôi trồng thủy sản của huyện

51


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình Định là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, diện tích đất tự nhiên là
6.025,6 km2. Với bờ biển trải dài 134 km nên nuôi trồng thuỷ sản trở thành
thế mạnh và đang được khai thác có hiệu quả.
Phù Mỹ là huyện đồng bằng của tỉnh Bình Định, phía bắc giáp huyện
Hoài Nhơn, tây bắc giáp huyện Hoài Ân, phía nam và phía tây giáp huyện
Phù Cát và biển Đông ở phía đông. Phù Mỹ có 17 xã và 2 thị trấn. Với 4 loại
địa hình chính, địa hình đồi núi, địa hình gò đồi, địa hình đồng bằng, địa hình
trũng. Trong đó địa hình trũng chiếm 10,33% tổng diện tích tự nhiên, đặc
điểm là những dãi đất trũng và mặt nước hoang ven biển, chịu ảnh hưởng của
thủy triều. Diện tích được khai thác sử dụng vào nuôi trồng thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản nuôi trồng thủy sản ở huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định
thời gian qua được khẳng định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã
hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế các vùng nông thôn và ven biển, giải
quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Trong khi khai thác thủy
sản ngày càng khó khăn thì sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản ngày càng có giá

trị cho xuất khẩu và bù đắp thiếu hụt cho các sản phẩm từ khai thác. Bên cạnh
những thành tựu đạt được, nuôi trồng thủy sản ở huyện Phù Mỹ đang phải đối
mặt với nhiều thách thức và khó khăn như: thiếu quy hoạch, các vấn đề nảy
sinh trong quá trình chuyển đổi đất nông lâm nghiệp sang nuôi trồng thủy sản,
các vấn đề về môi trường và xung quanh các khu vực nuôi tập trung do hoạt
động của các ngành kinh tế khác gây ra (công nghiệp hóa, du lịch…) hoặc do
chính hoạt động nuôi trồng thủy sản. Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được đồng
bộ, đặt biệt là hệ thống thủy lợi. Tình hình sử dụng thuốc thú y phục vụ nuôi
trông thủy sản diễn ra tràn lan. Công tác kiểm tra giám sát gặp nhiều bất cập,
tình hình dịch bệnh, con giống kém chất lượng đã làm thiệt hại cho người chăn


2
nuôi, nguồn vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng được
yêu cầu, ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh và mang tính tự phát. Do
đó phần lớn lực lượng lao động trong ngành chưa được đào tạo và chưa đáp
ứng được yêu cầu quản lý và sản xuất. Hơn nữa, những biến động của thị
trường diễn biến phức tạp, những yêu cầu gay gắt, khắt khe của người tiêu
dùng, sự cạnh tranh khốc liệt của các nước xuất khẩu…đang là những yếu tố
gây cản trở cho việc phát triển tiếp theo của ngành nuôi trồng thủy sản.
Với thực tế nêu trên tại địa phương huyện Phù Mỹ, đề tài: “Phát triển
nuôi trồng thủy sản ở huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định” được lựa chọn nhằm
tìm hiểu thực trạng nuôi trồng thủy sản của huyện Phù Mỹ tỉnh Bing Định, từ
đó đề xuất các giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nuôi trồng thủy
sản để hình thành khung nội dung nghiên cứu;
- Đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Phù Mỹ
tỉnh Bình Định;
- Tìm ra các giải pháp duy trì và phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa

phương và trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Phát triển nuôi trồng thủy sản cho huyện Phù Mỹ tỉnh Bình
Định. Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản ở
huyện Phù Mỹ. Xem xét các yếu tố có liên quan: điều kiện tự nhiên, môi trường
và con giống, nguồn lao động, vốn, khoa học công nghệ và đánh giá tính hiệu
quả của việc sử dụng các nguồn lực trên để phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Phạm vi: tập trung các loại đối tượng như tôm và cá trên địa bàn huyện
Phù Mỹ trong thời gian từ năm 2008 – 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Trong luận văn này sử dụng phương pháp cụ thể sau: mô tả thống kê,


3
chi tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, chuyên gia,… theo nhiều
cách từ riêng lẻ đến kết hợp với nhau. Chúng được sử dụng trong việc phân
tích, đánh giá, so sánh các nghiên cứu và thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản.
- Các phương pháp trên còn được dùng trong đánh giá tình hình phát
triển nuôi trồng thủy sản cũng như việc thực thi chính sách và chỉ ra các vấn
đề tồn tại cùng với các nguyên nhân từ đó hình thành các giải pháp phát triển
nuôi trồng thủy sản của địa phương.
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu trong luận văn:
- Tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí,
Internet, người chăn nuôi;
- Các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của các Sở, Ban,
Ngành trong tỉnh và huyện;
- Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó;
- Kết hợp phương pháp thu thập số liệu để có giữ liệu nghiên cứu và
phân tích đầy đủ; Nguồn thông tin dữ liệu, công cụ phân tích chính:
- Thứ cấp: Chủ yếu sử dụng số liệu của Niên gián thống kê của huyện

Phù Mỹ từ năm 2008, các văn bản của UBND tỉnh Bình Định, báo cáo tổng
kết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, Phòng nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Mỹ ;
- Sơ cấp: Ý kiến của chuyên gia và phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi.
- Công cụ chính: Sử dụng chương trình xử lý số liệu bằng Excel.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đây là một nghiên cứu có tính khái quát về phát triển nuôi trồng thủy
sản tại huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định.
- Các giải pháp đưa ra hoàn toàn dựa vào tính đặc thù và tình hình thực
tế của huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định, đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho
các cấp quản lý tại địa phương để hoạch định chính sách, phát triển quy hoạch
cũng như cho các hộ nông dân đã và đang tham gia nuôi.


4
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản
Chương 2: Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện
Phù Mỹ tỉnh Bình Định
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản
huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tài liệu nước ngoài
Nhà kinh tế học David Ricacdo (thế kỷ 18), đã cho rằng cần phải đẩy
mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản trên quan điểm sử dụng tiết kiệm và có
hiệu quả đất đai và các nguồn tài nguyên gắn với đất và mặt nước trong khi
đất đai có giới hạn và dân số tăng nhanh nên trong phát triển trong nông
nghiệp cần chú ý đến loại tư liệu sản xuất này.

Tác giả Sung Sang Park (1920), đã phát họa ra 3 giai đọan nuôi trồng
thủy sản cần chú ý đến đó là: sơ khai, đang phát triển và phát triển cùng với
các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng trong từng giai đoạn. Trong giai đọan
sơ khai, các yếu tố tự nhiên và lao động đóng vai trò chủ yếu. Giai đoạn tiếp
theo là được bổ sung thêm các yếu tố đầu vào vốn được tạo ra từ khu vực
công nghiệp như thức ăn, hóa chất…Giai đoạn thứ ba là giai đoạn phát triển,
năng xuất thủy sản tăng lên chủ yếu nhờ vào các thành tựu của khoa học và
kỷ thuật và công nghệ.
Theo tác giả Roy Hadod Evsey Domar (1940), trong công trình nghiên
cứu đã nhấn mạnh đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu từ trong nuôi
trồng thủy sản.
Trong nghiên cứu của mình tác giả Robet Solow (1956), cho rằng việc
tăng khối lượng vốn sản xuất qua đầu tư chỉ giúp tăng trưởng sản xuất trong


5
ngắn hạn nhưng không hiệu quả trong dài hạn.
Tại các hội nghị Tôm toàn cầu do Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn
cầu tổ chức đã tổ chức tại các quốc gia: Xin-ga-po (2001), In-đô-nê-xia
(2002), Mê-hi-cô (2003), Thái Lan (2004), Việt Nam (2005). Các đại biểu
tham dự các hội nghị nói trên đã tập trung vào những vấn đề lớn như hiện
trạng và dự báo tình hình sản xuất, xuất khẩu tôm của các nước lớn như Thái
Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Mê-hi-cô, Bra-xin và khu vực Trung Mỹ
và đã đề xuất các giải pháp chung nhằm tăng cường các hoạt động thương mại
liên quan đến tôm trên thị trường thế giới. Các báo cáo khoa học trong các hội
nghị này chủ yếu phân tích tình hình và dự báo diễn biến thị trường tiêu thụ
tôm tại Mỹ, Nhật Bản và các nước EU, phân tích xu thế phát triển trong
nghành sản xuất tôm toàn cầu. Tuy nhiên, các hội nghị này chưa phân tích cụ
thể thực trạng phát triển tôm và chưa đưa ra chính sách cụ thể phù hợp với
từng quốc gia để các quốc gia có nghề nuôi tôm phát triển nghiên cứu hoạch

định các chính sách nhằm phát triển nghề nuôi tôm.
Hội thảo Quốc tế về “Kế hoạch hành động cho phát triển bền vững và
mở rộng mô hình Hợp tác xã thủy sản” năm 2009 tại Hà Nội, các đại biểu
Việt Nam đã trình bày các kết quả nghiên cứu cũng như kinh nghiệm của một
số nước về phát triển và mở rộng mô hình Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản.
Trong hội nghị này đã đưa ra kinh nghiệm của một số tổ chức phi Chính phủ
tại Việt Nam trong việc hỗ trợ phát triển mô hình Hợp tác xã nuôi trồng thủy
sản.Tuy nhiên các báo cáo khoa học trong hội nghị này chưa đề cập đến một
cách toàn diện đến việc xây dựng, hoạt động, củng cố và phát triển nghề nuôi
trồng thủy sản. Và gần đây nhất là Hội nghị thủy sản Quốc tế IFS
(Internationnal Fisheries Symposium) tại Cần Thơ do Viện nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản tổ chức vào đầu năm 2013, tại hội nghị này nội dung được đưa
ra thảo luận bao gồm kết quả nghiên cứu đầy đủ cho các lĩnh vực khác nhau
cụ thể như giá của tôm sú, chọn giống cá tra, dinh dưỡng và thức ăn, sức tải


6
môi trường sông Tiền và sông Hậu cho nuôi cá tra, hệ thống lọc tuần hoàn
trong nuôi cá tra, tạo chế phẩm sinh học cho phòng bệnh tôm sú và cá tra, kết
quả nghiên cứu bước đầu về nguyên nhân và tác nhân gây bệnh chết sớm trên
tôm nước lợ và mô hình nuôi tôm phù hợp trong điều kiện dịch bệnh, tác động
của biến đổi khí hậu trong nuôi tôm qui mô nhỏ…
Tài liệu trong nước
- Giáo trình Nuôi trồng thủy sản đại cương, Nguyễn Quang Linh, Tôn
Thất Chất, Nguyễn Phi Nam, Lê Văn Dân (2006), Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Huế. Các tác giả đã nêu ra những kiến thức đại cương, những nguyên lý và
kinh nghiệm nuôi trồng, mà tác giả còn hướng dẫn các quy trình nuôi cho
từng loài và đối tượng khác nhau trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản khác
nhau, đặc biệt là cách nhìn nhận về thực tế nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và
hướng giải quyết như thế nào để nâng cao hiệu quả nghề nuôi và khẳng định

vai trò quan trọng của nuôi trồng thủy sản trong kinh tế hộ và kinh tế quốc gia
ở nước ta.
- Giáo trình Hệ thống và quản lý nuôi trồng thủy sản của tác giả Nguyễn
Quang Linh (2011)- Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, NXB Nông
Nghiệp,Thành Phố Hồ Chí Minh, trong giáo trình này tác giả đã đưa ra cách
nhìn nhận về thực tế nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và hướng giải quyết như
thế nào để nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản và khẳng định vai trò
của một ngành có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu trong lĩnh vực nông lâm
thủy sản Việt Nam.
- Nghiên cứu về hiện trạng khai thác, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và
đề xuất phương pháp xử lý nước thải của KS.Trịnh Ngọc Tuấn (2005), Trung
tâm nghiên cứu, quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh
thủy sản khu vực miền Bắc. Trong nghiên cứu này tác giả trình bày các biện
pháp, đề xuất các giải pháp hạn chế tác động của ngành khai thác, nuôi trồng
thủy sản đến môi trường và ngược lại, phân tích các phương án xử lý nước


7
thải nuôi trồng thủy sản.
- Dự án VIE97/030, chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc về phát
triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh bắc miền trung. Dự án VIE 97/030 thử
nghiệm mô hình với mục đích sau:
+ Thử nghiệm các mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển chủ yếu tập
trung vào đối tượng chính là con tôm sú theo các hình thức nuôi: Quảng canh
cải tiến, bán thâm canh và thâm canh.
+ Xây dựng các hướng dẫn quy trình nuôi trồng thuỷ sản ven biển;
+ Khuyến cáo và phổ biến kỹ thuật nuôi trồng thủy sản thông qua các
hoạt động nâng cao năng lực do dự án triển khai;
- Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp của tác giả PGS.TS Đặng Phi Hổ
(2003), NXB Thống kê. Tác giả tập trung chủ yếu những nội dung về nguồn

lực trong nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng và cách khai thác
nguồn lực này có hiệu quả.
- Báo cáo tóm tắt: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (2012), Viện kinh tế quy hoạch thủy sản,
Tổng cục thủy sản. Trong báo cáo quy hoạch đã nêu ra những nội dung chủ
yếu của quy hoạch:
+ Vị trí, vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân;
+ Đánh giá thực trạng phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2001-2011 và
tình hình thực hiện quy hoạch trong giai đoạn 2006-2010;
+ Dự báo các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến phát triển ngành thủy sản
đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
+ Quy hoạch phát triển các lĩnh vực trong ngành thủy sản trong đó có
nuôi trồng thủy sản;
+ Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch.
- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Bình Định đến năm
2020 và tầm nhìn 2030 (2013), Dự thảo quy hoạch, Sở nông nghiệp và Phát


8
triển nông thôn, tỉnh Bình Định.
- Quyết định số 355/QĐ-UBND ngày 26/6/2007 của UBND tỉnh Bình
Định. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành Thủy sản tỉnh Bình
Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 phải căn cứ và phù hợp với
Chiến lược biển của quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản
Việt Nam, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển
thủy sản chung của vùng. Đến năm 2020 về cơ bản, ngành Thủy sản của tỉnh
đạt trình độ phát triển tiên tiến, tăng trưởng cao, hiệu quả, bền vững, có khả
năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.
- Báo cáo tổng kết sản xuất thủy sản năm 2011 tỉnh Bình Định và kế
hoạch, biện pháp phát triển sản xuất năm 2012 (2011), Sở nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, tỉnh Bình Định.
- Niên giám thống kê tỉnh Bình Định qua các năm.
- Niên giám thống kê huyện Phù Mỹ qua các năm.
- Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm
năm 2013 (2012), Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ.
Nhìn chung, các tài liệu học thuật, đề án, dự án nêu trên chỉ có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn rất lớn, đã đưa ra cơ sở lý luận cũng như nghiên cứu thực
tiễn để phân tích toàn diện bức tranh ngành thủy sản Việt Nam cũng như đề
xuất các định hướng phát triển, các quy hoạch về phân bổ lực lượng sản xuất
thủy sản, và nhiều giải pháp thực hiện. tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên sâu
hướng đến giải quyết mục tiêu duy trì, ổn định và phát triển lâu dài ngành
nuôi trồng thủy sản sao cho mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao cho từng địa
phương, tạo ra sản phẩm vật chất, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm góp
phần xóa đói giảm nghèo là một vấn đề chưa được tập trung nghiên cứu đầy
đủ và cần tiếp tục được nghiên cứu.


9
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, LOẠI HÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN
1.1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở kết hợp giữa tài
nguyên thiên nhiên sẵn có (sông ngòi, mặt nước biển, ao hồ, đầm phá, ruộng
trũng, khí hậu,…) với hệ sinh vật sống dưới nước (chủ yếu là cá, tôm, nhuyễn
thể và các thủy sản khác…) có sự tham gia trực tiếp của con người. Hay nói
một cách cụ thể hơn, nuôi trồng thủy sản là nuôi các loại động vật (cá, tôm

nhuyễn thể…) và thực vật ( rong biển…) trong các môi trường nuôi như nước
ngọt, nước lệ và nước mặn.[7]
Các đối tượng nuôi hiện nay ở nước ta chủ yếu là: tôm sú, tôm thẻ chân
trắng, tôm hùm, tôm càng xanh, cá biển (cá mú, cá chẽm, cá măng, cá
hồng,…), cá nước ngọt (cá chép, cá mè, cá rô phi, cá trê, cá lóc, cá ba sa, cá
tai tượng, cá trắm cỏ,…)
1.1.2. Đặc điểm nuôi trồng thủy sản
- Nuôi trồng thủy sản mang tính vùng miền. Ngành nuôi trồng thủy sản
phát triển mọi vùng miền trong cả nước từ đồng bằng, trung du, miền núi cho
đến các vùng ven biển. Ở đâu có mặt nước là ở đó có thể phát triển nghề nuôi
trồng thủy sản. Nhưng mỗi vùng có điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết khác
nhau nên có sự khác nhau về đối tượng nuôi, kỹ thuật chăm sóc, phương thức
nuôi, hình thức nuôi. Từ đặc điểm này đòi hỏi các vùng, các địa phương phải
nắm bắt rõ điều kiện, thổ nhưỡng của từng vùng đất nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn để phát triển nuôi trồng hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó,


10
trong công tác quản lý và người nuôi cần lưu ý đến vấn đề quy hoạch và thực
hiện quy hoạch đồng bộ cho phù hợp với tưng khu vực, từng vùng lãnh thổ.
- Thủy vực vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc
biệt không thể thay thế được. Đối tượng nuôi trồng thủy sản là các sinh vật
gắn với đất đai và diện tích mặt nước. Nếu không có đất đai, diện tích mặt
nước hay nói cách khác là thủy vực thì không thể tiến hành nuôi trồng thủy
sản được. Thủy vực không những là tư liệu sản xuất mà là tư liệu sản xuất đặc
biệt, khác với tư liệu sản xuất khác. Thủy vực có giới hạn, có vị trí cố định,
còn sức sản xuất thì không giới hạn. Do đó, nếu chúng ta biết sử dụng hợp lý
tài nguyên thủy vực bằng cách cải tạo, bảo vệ và bồi dưỡng thì thủy vực
không những không bị hao mòn mà còn tốt hơn.
- Nuôi trồng thủy sản mang tính thời vụ. Nhân tố cơ bản quyết định thời

vụ là quy luật sinh trưởng và phát triển của các đối tượng nuôi trồng, những
biểu hiện chủ yếu của tính thời vụ được thể hiện:
Tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản thường có xu hướng dẫn tới tính
thời vụ trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất nhất là sức lao động. Người lao
động có lúc rất bận rộn nhưng cũng có những lúc nhàn rỗi.
Do điều kiện lao động thủ công, điều kiện tự nhiên, thời tiết diễn biến
phức tạp và bất thường do đó tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản càng gay
gắt nên nhiều vấn đề phức tạp trong tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh.
Cùng một đối tượng nuôi trồng thủy sản nhưng ở những vùng có điều
kiện khí hậu, thời tiết khác nhau thường có mùa vụ sản xuất khác nhau.
Đối với mỗi loại đối tượng nuôi trồng, các giai đoạn sinh trưởng và phát
triển diễn ra trong các khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất nên
đòi hỏi thời gian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới
chúng cũng khác nhau.
- Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể


11
sống. Chúng sinh trưởng, phát triển, phát sinh và phát dục theo các quy luật
sinh học nên rất nhạy cảm với môi trường đặt biệt khi có sự biến động bất
thường về thời tiết như: bão, mưa phùn, gió mùa đông bắc, mưa giông,…đều
gây ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của chúng và năng xuất thu hoạch về sau.
Do đó trong quá trình sản xuất chúng luôn đòi hỏi sự tác động tích cực của
con người và tự nhiên để sinh trưởng và phát triển. Vì thế, có hàng loạt các
vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết để đạt năng xuất cao trong nuôi trồng thủy
sản như: nâng cao chất lượng con giống, quản lý chất lượng môi trường và
xây dựng các quy trình sản xuất tiên tiến cho năng suất cao.
- Sản phẩm thuỷ sản sản xuất đạt chất lượng được giữ lại làm giống tham
gia vào quá trình tái sản xuất. Trong nuôi trồng thủy sản, một số sản phẩm đạt
chất lượng được giữ lại để tái sản xuất cho chu kỳ kế tiếp. Chính do đặc điểm

riêng cơ bản này mà trong quá trình nuôi trồng thủy sản phải quan tâm đến
việc sản xuất ra các loại giống tốt. Đồng thời ngành thủy sản phải quan tâm
xây dựng một hệt thống giống quốc gia, hệ thống giống cho từng vùng, từng
khu vực.
1.1.3. Các hình thức nuôi trồng thủy sản
a. Phân loại theo hình thức nuôi
- Hình thức nuôi trong ao: Đây là hình thức phổ biến và xuất hiện sớm
nhất ở Việt Nam. Từ thời xa xưa, người dân Việt Nam đã biết đào ao thả cá,
sau đó họ xây dựng các mô hình sản xuất tổng hợp theo VAC. Hình thức này
được giới hạn trong một phạm vi nhất định tùy theo diện tích ao nuôi và
người dân có thể áp dụng phương thức nuôi khác nhau từ quảng canh đến
thâm canh.
- Hình thức nuôi trong lồng bè ở các mặt nước lớn ở đảo, sông ngòi, vịnh
hay ven bờ. Đây là hình thức nuôi phổ biến cả ở các thủy vực khác nhau
(ngọt, lợ, mặn). Hình thức này tùy theo thủy vực như hồ đập chứa hay lưu vực


12
các dòng sông hoặc trên các vịnh, đảo hay ven bờ, nơi có độ sâu khoảng 3m
trở lên. Đây là hình thức được phát triển rất mạnh trong 6 năm trở lại đây.
Người dân tận dụng điều kiện mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản và
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hình thúc này có thể áp dụng cho nuôi bán
thâm canh và thâm canh.
- Hình thức nuôi chắn sáo, đăng quầng: Là hình thức nuôi có giới hạn
bằng cách chắn đăng, sáo ở các lưu vực có mặt nước lớn nhưng có độ sâu có
giới hạn nhất định từ 4-6m. Trên các thủy vực này người dân có thể thiết kế
các chắn đăng, sáo bằng vật liệu rẻ tiền để nuôi cá hay các đối tượng hỗn hợp.
Hình thức này có thể áp dụng cho nuôi quảng canh đến thâm canh nhưng
trong thực tế là nuôi quảng canh đến quảng canh cải tiến. Với những vùng
nuôi như mặt nước lớn ở các hồ thủy điện có độ sâu từ 4-6 m hay các vùng

đầm phá có độ sâu từ 2-3 m.
- Hình thức nuôi kết hợp các đối tượng đăng quầng trong ao: Đây là hình
thức nuôi áp dụng cho các mô hình bán thâm canh (BTC) hay quản canh cải
tiến (QCCT), người dân có thể nuôi ghép các đối tượng cá, tôm, cua, rong
biển và cả nhuyễn thể. Hình thức nuôi hỗn hợp này đã mang lại hiệu quả kinh
tế, môi trường và an toàn dịch bệnh hơn. Ở các vùng nội đồng hình thức nuôi
hỗn hợp các đối tượng cá nước ngọt truyền thống khá phổ biến.[8]
b. Phân loại theo loại hình nuôi
- Nuôi quảng canh: Là hình thức nuôi dựa vào hoàn toàn nguồn giống và
thức ăn tự nhiên. Mật độ thủy sản trong ao thường thấp, diện tích ao đầm lớn
để đạt sản lượng cao.
Ưu điểm của hình thức này là vốn vận hành không cao vì không phải
bỏ chi phí nua giống và thức ăn. Kích cở thủy sản thu hoạch lớn, giá bán
cao, cần ít nhân lực trên một đơn vị sản xuất, thời gian nuôi không dài vì con
giống đã lớn.


13
Nhược điểm của hình thức này là năng suất và lãi thấp, thường cần diện
tích lớn, nên khó khăn trong khâu vận hành và quản lý, đặc biệt với những ao
đầm tự nhiên có diện tích lớn, hình dạng phức tạp. Hiện nay mô hình này
đang bị hạn chế vì giá đất và công lao động cao.
- Nuôi quảng canh cải tiến: Đây là hình thức nuôi dựa vào tự nhiên
nhưng có bổ sung thêm giống và thức ăn ở mức độ thấp.
Ưu điểm của hình thức này là chi phí vận hành thấp, có thể bổ sung thêm
nguồn giống nhân tạo, giá bán cao, tăng được năng suất đầm nuôi. Mặt khác
diện tích nuôi cũng được thu hẹp lại tạo điều kiện thuận lợi cho khâu chăm
sóc, quản lý và thu hoạch.
Nhược điểm của hình thức này là bổ sung nguồn giống có kích thước lớn
để trách hao hụt do địch hại nhiều trong ao, năng suất và lãi vẫn còn thấp.

- Nuôi bán thâm canh: Đây là hình thức dùng phân bón để gia tăng
lượng thức ăn tự nhiên trong ao, bằng thức ăn tươi sống như cám gạo…nguồn
giống nuôi từ nguồn giống nhân tạo.
Ưu điểm của hình thức này là hệ thống ao được xây dựng hoàn chỉnh,
kích thước ao nhỏ nên dễ vận hành, quản lý, sản lượng thu hoạch lớn, chi phí
vận hành thấp, thức ăn tự nhiên vẫn chiếm vị trí quan trọng.
Nhược điểm của hình thức này là năng suất vẫn còn thấp so với diện tích
ao sử dụng
- Nuôi thâm canh: Đây là hình thức nuôi hoàn toàn dựa vào nguồn giống
và thức ăn nhân tạo. Thức ăn tự nhiên không đóng vai trò quan trọng mà chỉ
có ý nghĩa về mặt môi trường.
Ưu điểm của hình thức này là ao được xây dựng hoàn chỉnh, cấp và tiêu
nước chủ động, trang thiết bị như máy móc, máy quạt nước, điện, đảm bảo hệ
thống giao thông…đầy đủ dễ quản lý dễ vận hành.
Nhược điểm là chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản


14
phẩm thấp.
- Nuôi siêu thâm canh: Đây là hình thức nuôi chủ yếu trong bể nước
thuần hoàn hay nước chảy tràn, chủ động điều khiển hoàn toàn hệ thống nuôi.
c. Phân loại theo môi trường nuôi
- Nuôi thủy sản nước ngọt: Là hoạt động kinh tế khai thác con giống
trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài
thủy sản (nơi sinh sản cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt
tới kích cỡ thương phẩm. Ở đây, “nước ngọt” được hiểu là môi trường nước
có độ mặn thấp hơn 0,5%o.[9]
- Nuôi trồng thủy sản nước lợ: Là hoạt động kinh tế, nuôi ương các loại
thủy sản trong vùng nước lợ ở vùng cửa sông, ven biển. Ở đây “nước lợ”
được hiểu là môi trường có độ mặn dao động theo mùa. Đối tượng nuôi chủ

yếu các loài tôm: Tôm sú (P.monodon), tôm he (Penaeus merguesis), tôm bạc
thẻ (P.indicus), tôm nương (P.orentalis), tôm rảo (Metapenaeusensis), tôm thẻ
chân trắng (Lipopenaeus vannamei), tôm rằn (P.semisulcatus) và một số loài
cá như cá vược (cá chẽm), cá dìa-cá nâu, cá mú (cá song), cá kình, cá đối...[8]
Hình thức nuôi gồm chuyên canh một đối tượng và xen canh, luân canh
giữa nhiều đối tượng hoặc nuôi trong rừng ngập mặn.
- Nuôi thủy sản nước mặn (nuôi ở biển): Là hoạt động kinh tế ương nuôi
các loại thủy sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ở biển. Hình thức
nuôi chủ yếu là lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều. Đối tượng nuôi chủ yếu là
tôm hùm, cá biển (cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam…), nhuyễn thể như nghêu,
sò huyết, ốc hương, trai ngọc…[9]
1.1.4. Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản trong nền kinh tế
Việt Nam
Thủy sản là một ngành kinh tế giữ vị trí vai tò quan trọng trong nền kinh
tế Quốc dân. Giai đoạn 2001-2011 đóng góp của thủy sản vào GDP chung


15
toàn quốc dao động trong khoảng 3,1%-3,72% (giá thực tế) và từ 2,55%-2,6%
(giá so sánh). Năm 2011 thủy sản đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung
toàn ngành nông nghiệp khoảng 2,44%, và 6,34% tổng kim ngạch xuất khẩu
toàn quốc. Bình quân giai đoạn 2001-2011 thủy sản giải quyết công ăn việc
làm cho khoảng 150.000 lao động/năm (trong đó, lao động khai thác thủy sản
khoảng 29,55%, lao động nuôi trồng thủy sản khoảng 40,52%, lao động chế
biến thủy sản khoảng 19,35%, lao động hậu cần dịch vụ nghề cá khoảng
10,55%). Trong xóa đói giảm nghèo, nhờ tăng trưởng, ngành thủy sản đã dưa
được 43 xã bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn ra khỏ danh sách các xã
nghèo. Cũng trong giai đoạn này, thủy sản đã cung cấp thực phẩm cho khoảng
80 triệu người dân Việt Nam. Bình quân hàng năm thủy sản đáp ứng khoảng
từ 39,31% - 42,86% tổng sản lượng thực phẩm góp phần quan trọng trong

việc đảm bảo an ninh thực phẩm và dinh dưỡng quốc gia.[16]
Trong quá trình phát triển thời kỳ qua, nuôi trồng thủy sản đã có đóng
góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Cơ cấu
sản xuất nông, lâm, thủy sản chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả, giá trị gắn với thị trường.
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260km với nhiều sông ngòi, kênh rạch,
đầm phá thuận lợi cho cả nuôi thủy sản nước ngọt và nước mặn. Chính những
ưu thế này đã tạo thế mạnh cho ngành nuôi trồng thủy sản và đã đóng một vai
trò không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân của nước ta. Nhờ nuôi trồng thủy
sản tăng nhanh nên sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản tăng với tốc độ
nhanh theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước.


16
Bảng 1.1. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phân theo thị trường
Đơn vị tính: USD
Năm 2011
STT Nước nhập khẩu
Tổng XK thủy

Trị giá XK

Năm 2012

Tỷ trọng
(%)

Trị giá XK

Tỷ trọng

(%)

6.112.415.359

100 6.092.759.831

100

1 Hoa Kỳ

1.159.269.431

19,0 1.166.915.108

19,2

2 Nhật Bản

1.015.906.318

16,6 1.084.978.982

17,8

3 Hàn Quốc

490.260.972

8,0


505.615.766

8,4

4 Trung Quốc

233.117.465

3,7

275.239.307

4,5

5 Australia

162.959.826

2,7

182.002.608

3,0

6 Đức

248.547.530

4,0


201.706.027

3,3

7 Italia

187.624.648

3,1

149.964.113

2,5

8 Hà Lan

158.681.147

2,6

134.923.452

2,2

9 Tây Ban Nha

163.766.594

2,7


132.027.236

2,2

26,7 1.577.304.766

25,9

sản Việt Nam

10 Các nước khác

1.630.9799.039

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Trong năm 2012 Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất
khi chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với giá
trị xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,16 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ
năm 2011. Các khách hàng chính nhập khẩu thủy sản của Việt Nam có mức
tăng trưởng trong năm 2012 là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Australia…Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản chiếm 17,8%, tăng
6%; Hàn Quốc chiếm 8,4%, tăng 4,0%; Australia chiếm 3,0%, tăng 11,7%;
Trung Quốc tuy chỉ chiếm 4,5% tổng kim ngạch nhưng lại tăng đến 23,4%
so với cùng kỳ năm trước.[5]


×