Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

luyện đê đọc hiểu thi thpt quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.85 KB, 7 trang )

LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂ
Văn bản 1: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản
thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn
không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng
bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều
được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải
nhận ra những giá trị đó.” (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích. Câu 4. Cho mọi
người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu.
Văn bản 2:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu
Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh (Trích Tự hát - Xuân Quỳnh)
Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước.
Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của
nhân vật “em”?
Câu 8. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong
khoảng từ 3 - 4 câu.
Bài Làm:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………......
..................
Văn bản 3: “Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và
cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc
và năng lực làm dân. Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và
giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của
công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất
nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng
lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một


“tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và
cho mọi người. Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự
mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được
những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ
sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn
vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc.
Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào
hạnh phúc!.” ( “ Để chạm vào hạnh phúc”- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online,
3/2/2012 )
Câu 1. Xác đinh phong c ̣ ách ngôn ngữcủa văn bản.
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản .
Câu 3. Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc
sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm
từ “nhỏ bé” và “con người lớn”
Câu 4. Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm

những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? ( Nêu ít nhất 02 lý do
trong khoảng 5 – 7 dòng)
Văn bản 4:
“Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,
Đứng lại; và chân người bước đến.
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau. ( Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10-1960)
Câu 5. Xác đinh phương thức biểu đạt chính c ̣ ủa văn bản trên.
Câu 6. Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung
của văn bản trên như thế nào?
Câu 7. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng .
Câu 8. Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm nhận ngắn
gọn trong 4 - 6 dòng)
Văn bản 5:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hoá. Trình
độ tri thức văn hoá cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết
đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời; phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hoá.
Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phong cách sống lại rất trái ngược. Họ
mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh
hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó
khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có người học hành chưa nhiều, chưa có



học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong
cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hoá trong phong cách sống
phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.
Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hoá của một người rất
lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lí tưởng có liên
quan mật thiết đến tiềm năng hiếu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách
sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách
sống văn hoá không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.
(Trích Học vấn và văn hoá — Trường Giang)
Câu 1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2. Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hoá của một
người?
Câu 3. Đọc đoạn trích, anh/ chị hiểu yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của một con người là
gì?
Câu 4. Theo anh/ chị, quan điểm của tác giả có phù hợp với cuộc sống hiện đại không? Vì sao?
II/ Làm Văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu văn được gợi ra từ phần
đọc hiểu: Rõ ràng là chất văn hoá trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính
nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.
Văn bản 6
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Niềm vui khi nhận được điểm 9 sẽ sớm phai đi, nhưng lòng đố kị với kẻ được điểm 10 sẽ còn
vương lại mãi trong tâm trí. Đó là chuyện muôn thuở. Ta thường thèm muốn nhiều hơn nhưng hiếm
khi dừng lại để nhận ra những gì chúng ta thực sự có. Chúng ta so sánh mình với người khác chỉ để
thấy rằng hiện tại của ta không đủ tốt. Và bằng cách đó, ta gây áp lực không cần thiết lên chính
mình. Và đó là khởi nguồn của mọi bi kịch.
(2) Khao khát chinh phục những điều tốt hơn là việc đáng hoan nghênh, bởi lẽ nó là nguồn động lực

để ta hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, cũng cần phải trân trọng cái nền tảng nơi ta đang đứng,
những gì ta đang có trong tay. Đôi khi ta dồn sức chiến đấu vì những điều to tát, mà bỏ qua những
niềm vui hàng ngày: tiếng cười của con trẻ, sự quan tâm chăm sóc của người thân, một cuốn sách
hay, hay một mái nhà che chở ta khỏi sương gió nắng mưa. Đừng bao giờ quên những điều nhỏ bé
mà quý giá vô cùng đó!
(Bình an nội tâm – Cân bằng cuộc sống, wallstreetenglish.edu.vn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên là gì ? (0,5 điểm)
Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong văn (2). (1,0 điểm)
Câu 4. Anh/chị hiểu thế nào qua lời nhắn nhủ: “Đừng bao giờ quên những điều nhỏ bé mà vô cùng
quý giá đó?” (1,0 điểm)
Câu 5. Qua đoạn trích trên, tác giả nhắn nhủ anh/chị điều gì? Điều nào có ý nghĩa nhất đối với
anh/chị?


ĐÁP ÁN: Câu 1: Câu 1: Phương thức nghị luận.
Câu 2. Câu khái quát chủ đề đoạn văn là: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra
với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình,
phải nhận ra những giá trị đó.
Câu 3. Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có
mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu
tố thứ hai.
Câu 4. Câu này có đáp án mở, tùy thuộc vào mỗi người.
Câu 5. 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ : Biện pháp điệp từ "biết" và ẩn dụ
"mùa thu này sao bão mưa nhiều"
Câu 6. Ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước: xuất phát từ tình yêu và sự tôn
trọng đối với người mình yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người
mình yêu.
Câu 7. Những từ nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”: khao khát, xúc
động, yêu.

Câu 8. Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;...


VD2: ĐÁP ÁN: Câu 1: Phong cách ngôn ngữcủa văn bản : Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên: + Con người có năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm: năng
lực làm người, làm việc, làm dân. + Để chạm đến hạnh phúc con người phải trở thành “con người
lớn” bằng hai cách: làm việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu lớn. => Con người tự tạo ra hạnh
phúc bằng những vệc làm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ.
Câu 3: - Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật, nhấn mạnh đến một ý nghĩa, một
cách hiểu khác có hàm ý… - Nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé”: tầm thường, thua kém, tẻ nhạt…
và “con người lớn”: tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống
cao đẹp, có ích, có ý nghĩa…
Câu 4: Nêu ít nhất 02 lí do thuyết phục để khẳng định lối sống mình chọn theo quan điểm riêng của
bản thân. “Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết,
tràn đầy khát vọng. Còn “tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm đam
mê, cội nguồn của sáng tạo.
Câu 5: Phương thức miêu tả
Câu 6: - Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là số từ. - Góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung: ca ngợi,
tự hào về vùng đất Cà Mau tươi đẹp, trù phú, tràn trề nhựa sống với một quá trình phát triển lâu dài
và bền vững, với hình ảnh rừng đước quen thuộc vững vàng, ôm lấy đất nước trong tư thế kiên
cường.
Câu 7: - Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp ngữ (mũi Cà Mau…), điêp kết cấu giữa hai
đoạn (Tổ quốc…mũi Cà Mau) - Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, điệp đi điệp lại
nhằm nhấn mạnh vị trí của Cà Mau trên dáng hình Việt Nam: nếu đất nước là con tàu thì Cà Mau
chính là mũi của con tàu ấy. Mũi tàu luôn đi trước, luôn hứng chịu gian lao thử thác trước và rẽ sóng
mở đường cho thân…
Câu 8: Nêu được cảm nhận riêng: xúc động, yêu quý, tự hào.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2. Nội dung chính của văn bản: Chúng ta so sánh mình với người khác chỉ để thấy rằng hiện tại
của ta không đủ tốt. Và bằng cách đó, ta gây áp lực không cần thiết lên chính mình. Và đó là khởi

nguồn của mọi bi kịch; “Khao khát chinh phục những điều tốt hơn là việc đáng hoan nghênh”;
“Đừng bao giờ quên những điều nhỏ bé mà quý giá”. Đây là các câu văn chứa đựng chủ đề của văn
bản.
Câu 3.
– Biện pháp tu từ: Liệt kê “Đôi khi ta dồn sức chiến đấu vì những điều to tát, mà bỏ qua những niềm
vui hàng ngày: tiếng cười của con trẻ, sự quan tâm chăm sóc của người thân, một cuốn sách hay,
hay một mái nhà che chở ta khỏi sương gió nắng mưa”.
– Tác dụng: Chỉ ra cụ thể, rõ ràng những điều nhỏ bé bình thường nhưng lại vô cùng đáng quý mà
con người hay bỏ quên.
Câu 4.
Học sinh tham khảo gợi ý sau:
– Điều tác giả nhắn nhủ:
+ Để nội thâm được bình an, thanh thản thì mỗi chúng ta dừng việc đố kị, hơn thua (1).


+ Quan tâm đến những điều nhỏ bé nhưng vô cùng quý giá (2).
– Ý nghĩa. Học sinh tham khảo
+ Chọn (1). Vì để tâm hồn được an nhiên, rèn thêm đức tinh bao dung, vị tha. Có như vậy chúng ta
mới có thể sống hạnh phúc và trở thành tấm gương để người khác noi theo.
+ Chọn (2). Vì để chúng ta hài lòng với những điều hạnh phúc hiện tại, sống đúng nghĩa.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Học sinh có thể đi theo hướng sau:
– Giải thích: “Khao khát những việc làm tốt là đáng hoan nghênh, bởi lẽ nó là nguồn động lực để
ta hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên cũng cần trân trọng cái nền tảng nơi ta đang đứng, những gì ta
đang có trong tay”. Ý kiến của tác giả là lời khuyên mỗi người phát huy khả năng của mỗi người
nhưng cũng cần quý trọng những điều chúng ta có ở hiện tại.
– Phân tích, chứng minh: Học sinh chia làm 2 vế phân tích
+ Vì sao “Khao khát những việc làm tốt là đáng hoan nghênh, bởi lẽ nó là nguồn động lực để ta
hoàn thiện bản thân” ? Dẫn chứng.

+ Vì sao “cần trân trọng cái nền tảng nơi ta đang đứng, những gì ta đang có trong tay”? Dẫn chứng.
– Bình luận: Nếu không khát khao những việc làm tốt mà không trân trọng cái nền tảng nơi ta đang
đứng, những gì ta có trong tay sẽ như thế nào?
– Bài học & liên hệ bản thân: Để từ đó rút ra bài học: Chúng ta cần thực hiện những việc làm tốt
và đồng thời trân trọng những gì ta đang có ở hiện tại.
*Lưu ý: Viết thành 01 đoạn văn (viết liền thành đoạn và tuyệt đối không được xuống dòng).
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Phần/ Câu/ Nội dung /Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,25
2 Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động đến phong cách văn hoá của mỗi con người:
-Tiềm năng hiểu biết, vốn tri thức sâu rộng là cơ sở hình thành lối suy nghĩ, cách ứng xử, cách giải
quyết mâu thuẫn, khát vọng và lí tưởng sống của một con người.
-Trên thực tế, đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. 1,00
3 Đọc đoạn trích, có thể thấy yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hoá của một con người là:
-Sự giáo dục của gia đình, nhà trường.
-Đặc biệt là ý thức tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện nhân cách và không ngừng học tập từ thực tế đời
sống của mỗi cá nhân. 0,75
4 HS trình bày theo quan điểm cá nhân. Có lí giải cụ thể. Diễn đạt bằng một đoạn văn ngắn. 1,00
II LÀM VĂN 7.0
1 Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến… 2,0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển
khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự thay đổi cách xây dựng cổng làng ngày nay làm cho
những nét văn hoá xưa bị mai một. 0,25


c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra biện pháp khắc phục hiện tượng. 1,5

– Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề cần nghị luận: Rõ ràng là chất văn hoá trong phong
cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục
gia đình.
– Các câu phát triển đoạn:
+ Giải thích: Văn hoá là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra.Phong cách
sống là những nét điển hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời
sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay là cả một nền văn hóa. Ý thức tu dưỡng tính nết là mỗi
người phải biết tự rèn luyện đạo đức của bản thân. Trường đời là đời sống xã hội, vượt ra ngoài mái
ấm gia đình và trường học. Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người được sinh ra, lớn lên và
trưởng thành trong vòng tay yêu thương của người thân yêu. Ý cả câu: Con người có văn hoá là nhờ
sự kết hợp của ba yếu tố: tự thân rèn luyện, từng trải trong đời và sự giáo dục của gia đình.
+ Phân tích ý nghĩa tác dụng của câu nói:
+ Sự tu dưỡng là một yêu cầu tự nhiên của mỗi cá nhân ở trình độ nhận thức đã phát triển. Mọi cá
nhân đều cần làm cho mình tốt lên, bồi bổ tình cảm và ý chí của mình, khắc phục những thói hư tật
xấu, làm cho mình biết phân biệt điều thiện với điều ác. Do đó, sự tu dưỡng là con đường nhằm hình
thành những phẩm chất đạo đức ở mỗi cá nhân. Tạo cho con người khả năng tự tu dưỡng là một yêu
cầu giáo dục đạo đức trong xã hội. ( dẫn chứng thực tế)
+ Muốn hình thành chất văn hoá trong phong cách sống, con người còn phụ thuộc vào trường đời.
Bởi vì trường đời là nơi thử thách lớn nhất của con người. Những gì tiếp thu ở gia đình, nhà trường
chỉ là một phần nhỏ, là hành trang để ta bước vào đời. Cuộc sống vốn dĩ vô cùng phong phú và phức
tạp. Chỉ khi ta bước qua những trở ngại, thách thức thì mới thực sự trưởng thành về nhận thức và
hành động… ( dẫn chứng thực tế)
+ Gia đình là cái nôi hình thành văn hoá trong phong cách sống mỗi người. Nhờ có gia đình, mỗi
người không những được nuôi dưỡng mà còn được dạy dỗ về tình thương, cách ứng xử trong quan
hệ.( dẫn chứng thực tế)
+ Ba yếu tố trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hình thành nên chất văn hoá trong phong
cách sống của mỗi người.( dẫn chứng thực tế)
+ Phê phán những người tuy có trình độ học vấn nhưng văn hoá thấp, nhất là trong ứng xử giao tiếp,
trong nhận thức và hành động, trở thành kẻ đạo đức giả, có thái độ tự cao, hống hách, coi thường
người khác… 0,25

– Câu kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân: Ý thức được văn hoá của con
người rất quan trọng. Cần phải tu dưỡng đạo đức hằng ngày, biết tự trọng, biết xấu hổ, sống vị tha,
nhân ái… 0,25
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25



×