Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản suất tại công ty TNHH một thành viên sông thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.86 KB, 126 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

VŨ THU HÀ


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................ix
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..............................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................3
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN..........................................................3
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN............................................................................4
CHƯƠNG 1..............................................................................................................5
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT.........................5
1.1.1. KHÁI NIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN
XUẤT................................................................................................................5


1.1.2. VAI TRÒ CỦA KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT................................5
1.2. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ KIỂM SOÁT
CHI PHÍ SẢN XUẤT............................................................................................6
1.2.1. KHÁI NIỆM TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ
SẢN XUẤT.......................................................................................................6
1.2.2. VAI TRÒ TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ
SẢN XUẤT.......................................................................................................8
1.3. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH ĐÓNG TÀU VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN
XUẤT....................................................................................................................8
1.3.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM VÀ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA NGÀNH
ĐÓNG TÀU.......................................................................................................8
1.3.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM.........................10


iii

1.3.3. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM VÀ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA NGÀNH
ĐÓNG TÀU ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ
KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT................................................................13
1.4. TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT
TRONG NGÀNH ĐÓNG TÀU...........................................................................15
1.4.1. TỔ CHỨC PHÂN LOẠI CHI PHÍ PHỤC VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ
SẢN XUẤT.....................................................................................................15
1.4.1.1. PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO CÔNG DỤNG KINH TẾ
.....................................................................................................................15
1.4.1.2. CHI PHÍ KIỂM SOÁT ĐƯỢC VÀ CHI PHÍ KHÔNG KIỂM SOÁT
ĐƯỢC..........................................................................................................18
1.4.1.3. CHI PHÍ TRỰC TIẾP VÀ CHI PHÍ GIÁN TIẾP.............................19
1.4.2. TỔ CHỨC THÔNG TIN ĐỊNH MỨC VÀ DỰ TOÁN – CƠ SỞ ĐỂ

KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT................................................................20
1.4.2.1. KHÁI NIỆM VÀ CÔNG DỤNG CỦA ĐỊNH MỨC VÀ DỰ TOÁN
CPSX...........................................................................................................20
1.4.2.2. TỔ CHỨC THU THẬP THÔNG TIN ĐỊNH MỨC VÀ DỰ TOÁN
CPSX...........................................................................................................21
1.4.2.3. TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ SẢN XUẤT.........22
1.4.2.4. TỔ CHỨC XÂY DỰNG DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT............26
1.4.3. TỔ CHỨC THÔNG TIN THỰC HIỆN CHO CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
CHI PHÍ SẢN XUẤT......................................................................................28
1.4.3.1. TỔ CHỨC THU THẬP THÔNG TIN THỐNG KÊ, NGHIỆP VỤ KỸ
THUẬT........................................................................................................28
1.4.3.2. TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH...........................29
1.4.4. TỔ CHỨC XỬ LÝ THÔNG TIN PHỤC VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN
XUẤT..............................................................................................................30
1.4.4.1. TỔ CHỨC XỬ LÝ THÔNG TIN PHỤC VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ
NVLTT.........................................................................................................30


iv

1.4.4.2. TỔ CHỨC XỬ LÝ THÔNG TIN PHỤC VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ
NCTT...........................................................................................................32
1.4.4.3. TỔ CHỨC XỬ LÝ THÔNG TIN PHỤC VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ
SXC.............................................................................................................35
1.4.5. TỔ CHỨC BÁO CÁO PHỤC VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT.35
1.4.5.1. CÁCH THỨC TỔ CHỨC XÂY DỰNG CÁC BÁO CÁO...............35
1.4.5.2. CÁC BÁO CÁO CẦN THIẾT PHỤC VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ
SẢN XUẤT.................................................................................................36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................38
CHƯƠNG 2:...........................................................................................................40

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SÔNG THU.....40
2.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN...................................40
2.1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ KINH DOANH CỦA CÔNG TY..............41
2.1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT.....................................................41
2.1.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ........................................................42
2.1.5. QUY TRÌNH ĐÓNG MỚI TÀU............................................................47
2.1.6. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN........................................................48
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ
SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SÔNG THU..............50
2.2.1. TỔ CHỨC PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT.....................................50
2.2.3. TỔ CHỨC THÔNG TIN ĐỊNH MỨC VÀ DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT..............................................................................................................52
2.2.3.1. TỔ CHỨC THÔNG TIN ĐỊNH MỨC CHI PHÍ SẢN XUẤT.............52
2.2.3.2. TỔ CHỨC THÔNG TIN DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT................53
2.2.2. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT...................................58
2.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC
VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN SÔNG THU...............................................................................................64
2.3.1. ƯU ĐIỂM..............................................................................................64
2.3.2. NHƯỢC ĐIỂM......................................................................................66


v

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................67
CHƯƠNG 3:...........................................................................................................68
3.1. SỰ CẦN THIẾT VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÂN TÍCH PHỤC VỤ
KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
SÔNG THU.........................................................................................................68
3.2. TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SÔNG THU.........................................69
3.2.1. TỔ CHỨC PHÂN LOẠI CHI PHÍ PHỤC VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ
SẢN XUẤT.....................................................................................................69
3.2.2. TỔ CHỨC XÂY DỰNG THÔNG TIN ĐỊNH MỨC CHI PHÍ SẢN
XUẤT..............................................................................................................70
3.2.3. TỔ CHỨC THU THẬP, THEO DÕI THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN CHI PHÍ SẢN XUẤT................................................................74
3.2.3.1. XÁC ĐỊNH LẠI ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT. . .74
3.2.3.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN............................76
3.2.3.3. TỔ CHỨC TÀI KHOẢN CHI TIẾT................................................82
3.2.4. TỔ CHỨC XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ LẬP BÁO CÁO KIỂM SOÁT CHI
PHÍ SẢN XUẤT..............................................................................................85
3.2.4.1 THỐNG KÊ CHI PHÍ SẢN XUẤT PHÁT SINH NGOÀI DỰ TOÁN
.....................................................................................................................85
3.2.4.2. TỔ CHỨC XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ LẬP BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN
XUẤT THEO NỘI DUNG CÔNG VIỆC.....................................................88
3.2.4.3. TỔ CHỨC XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ LẬP BÁO CÁO KIỂM SOÁT
CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO TỪNG LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT PHÁT
SINH............................................................................................................91
3.2.4.4. TỔ CHỨC XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ LẬP BÁO CÁO ĐỐI CHIẾU
CHI PHÍ SẢN XUẤT PHÁT SINH THỰC TẾ VỚI DỰ TOÁN ĐÃ LẬP...94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.....................................................................................114
KẾT LUẬN...........................................................................................................115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


vi

PHỤ LỤC



vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1TV
CP
CPSX
DN
HMCV
NCTT
NVL
NVLTT
SP
SX
SXC
SXTT
TNHH

Một thành viên
Chi phí
Chi phí sản xuất
Doanh nghiệp
Hạng mục công việc
Nhân công trực tiếp
Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu trực tiếp
Sản phẩm
Sản xuất
Sản xuất chung

Sản xuất trực tiếp
Trách nhiệm hữu hạn

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
2.1

Bảng dự toán chi phí NVLTT công đoạn Thân vỏ tàu cho Tàu

54


viii

2.2

HSV 0391
Bảng dự toán chi phí NCTT công đoạn Thân vỏ tàu cho Tàu

55

2.3

HSV 0391

Mẫu Phiếu nhập vật tư, Phiếu xuất vật tư được sử dụng tại

60

2.4

Công ty TNHH 1 TV Sông Thu
Mẫu Bảng thanh toán lương thời gian và Bảng thanh toán

61

lương trực tiếp được sử dụng tại Công ty TNHH 1 TV Sông
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9

Thu
Bảng phân loại chi phí kiểm soát được theo cấp độ quản lý
Bảng hệ thống tài khoản chi phí sản xuất
Mẫu sổ thống kê chi phí sản xuất ngoài dự toán
Bảng tập hợp chi phí NVL trực tiếp
Bảng tập hợp chi phí NC trực tiếp
Bảng tập hợp chi phí SXC
Báo cáo tổng hợp vật tư các loại

Báo cáo CP NVLTT Công đoạn Thân vỏ tàu (đã nghiệm thu)
Báo cáo kiểm soát chi phí NVLTT công đoạn Thân vỏ tàu

69
81
85
86
87
88
90
92
93

3.10

cho Tàu HSV 0391 (đã nghiệm thu)
Báo cáo CP NVLTT Công đoạn Thân vỏ tàu (nghiệm thu sơ

97

3.11

bộ)
Báo cáo kiểm soát chi phí NVLTT công đoạn Hệ hầm máy

98,99

3.12
3.13


cho Tàu HSV 0391 (nghiệm thu sơ bộ)
Báo cáo CP NCTT Công đoạn Thân vỏ tàu (đã hoàn thành)
Báo cáo CP NCTT Công đoạn Hệ hầm máy tàu (nghiệm thu

101
101

3.14

sơ bộ)
Báo cáo kiểm soát chi phí NCTT công đoạn Thân vỏ tàu cho

105,106

3.15

Tàu HSV 0391 (đã nghiệm thu)
Báo cáo kiểm soát chi phí NCTT công đoạn Hệ hầm máy tàu

106,107

3.16

(nghiệm thu sơ bộ)
Báo cáo chi phí sản xuất chung tàu HSV 0391 (nghiệm thu sơ

108

3.17


bộ)
Báo cáo kiểm soát chi phí Sản xuất chung cho tàu HSV 0391

109

(nghiệm thu sơ bộ)


ix


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình
1.1
1.2
2.1
2.2
2.3
3.1
3.2
3.3
3.4

Tên hình
Quy trình đóng tàu tổng quát
Sơ đồ xây dựng định mức CP SXC của từng HMCV
Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty TNHH một thành viên
Sông Thu

Quy trình đóng mới tàu tại Công ty TNHH 1TV Sông Thu
Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty TNHH 1TV Sông Thu
Mẫu Phiếu xuất vật tư tại Công ty
Mẫu Phiếu xuất vật tư mới theo đề xuất
Mẫu Bảng thanh toán lương trực tiếp tại Công ty
Mẫu Bảng thanh toán lương trực tiếp đề xuất

Trang
11
25
44
47
48
77
77
79
79


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Một trong những vấn đề luôn được các nhà quản trị trong các doanh
nghiệp sản xuất quan tâm hàng đầu đó chính là vấn đề kiểm soát chi phí sản
xuất. Đây là vấn đề quan trọng và mang tính sống còn đối với các doanh
nghiệp sản xuất; vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp
bởi những chi phí đã chi ra.
Nhưng làm thế nào để có thể kiểm soát tốt được chi phí sản xuất? Điều
này chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp có được những thông tin về chi phí

đầy đủ, chính xác, kịp thời và chất lượng. Thông qua những thông tin về chi
phí hữu ích, nhà quản trị sẽ đề ra được những quyết định đúng đắn, mang lại
hiệu quả hoạt động cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Công ty TNHH một thành viên Sông Thu với ngành nghề kinh doanh
chủ yếu là đóng mới và sửa chữa tàu biển nên chi phí phát sinh chủ yếu là chi
phí sản xuất. Vì vậy việc tổ chức tốt thông tin phục vụ cho công tác kiểm soát
chi phí sản xuất là một hoạt động mang tính then chốt tại công ty.
Hiện tại việc tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất tại
công ty vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại
công ty chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Thông tin chi phí sản xuất
liên quan đến việc thực hiện đóng mới và sửa chữa tàu thủy mới chỉ dừng lại ở
mức độ thu thập theo từng đơn đặt hàng, từng hợp đồng ký kết. Công ty không
thực hiện việc theo dõi các thông tin chi tiết liên quan đến từng hạng mục công
việc, từng công đoạn trong quá trình sửa chữa hay đóng mới cũng như không
theo dõi thông tin chi phí theo từng đối tượng, địa điểm phát sinh,... Điều này
làm việc kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty chưa được thực hiện chặt chẽ.
Thông tin về định mức và dự toán chi phí sản xuất cũng chưa được công ty đầu


2

tư đúng mức và cũng không được sử dụng trong công tác phân tích, đánh giá,
nên việc khoanh vùng được những chi phí biến động để tìm hiểu nguyên nhân
phát sinh và nhanh chóng có được giải pháp khắc phục còn giới hạn;...
Xuất phát từ tình hình thực tiễn cũng như nhận thức được vai trò và tầm
quan trọng của thông tin trong kiểm soát chi phí tại công ty, đề tài “Tổ chức
thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty TNHH một thành
viên Sông Thu” được nghiên cứu. Thông qua đề tài, tác giả mong muốn xây
dựng được một hệ thống thông tin chi phí sản xuất chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng; từ
đó góp phần tăng cường công tác kiểm soát chi phí sản xuất, nâng cao hơn nữa

hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty.
2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ sự cần thiết khách quan của việc kiểm soát chi phí sản xuất
trong doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp đóng tàu, nghiên cứu
đề tài này nhằm những mục tiêu cụ thể sau:
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa, tổng hợp những lí luận chung về việc tổ
chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp
sản xuất, trong đó chú trọng đến những đặc điểm riêng biệt của các
doanh nghiệp trong ngành đóng tàu.
- Về mặt thực tiễn: Thông qua việc tìm hiểu tình hình thực tế tổ chức
thông tin tại Công ty TNHH một thành viên Sông Thu, đánh giá thực
trạng về việc tổ chức thông tin tại doanh nghiệp này, từ đó định hướng
lại việc tổ chức thông tin nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kiểm soát chi
phí sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên Sông Thu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận cũng như thực trạng tổ chức
thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản


3

xuất trong ngành đóng tàu nói chung và tại Công ty TNHH một thành
viên Sông Thu nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu việc tổ chức thông tin phục
vụ kiểm soát chi phí sản xuất thuộc mảng đóng mới tàu thủy tại Công ty
TNHH một thành viên Sông Thu. Trên cơ sở đó, tổ chức thông tin phục
vụ kiểm soát chi phí sản xuất có tính chất điển hình, có thể vận dụng cho
các doanh nghiệp đóng tàu nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng là nền tảng trong quá

trình nghiên cứu. Để thực hiện việc nghiên cứu công tác tổ chức thông tin tại
Công ty TNHH một thành viên Sông Thu, phương pháp phỏng vấn được sử
dụng chủ yếu. Đối tượng phỏng vấn là các nhà quản lí (Tổng giám đốc, Phó
Tổng giám đốc sản xuất – kinh doanh, Kế toán trưởng) và các nhân viên kế
toán, kỹ thuật có trình độ chuyên môn, có tay nghề cao.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kiểm soát tốt chi phí luôn là vấn đề được các nhà quản trị công ty quan
tâm, nghiên cứu. Các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam với đặc điểm chi phí sản
xuất chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thành phần chi phí, muốn đứng vững trên thị
trường cũng như cạnh tranh được với các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì
vấn đề kiểm soát tốt chi phí chi phí sản xuất càng cần phải chú trọng.
Thực tế hiện nay, tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam nói chung
cũng như các doanh nghiệp đóng tàu nói riêng, vấn đề kế toán quản trị vẫn chưa
được nhận thức đúng mức. Vì vậy việc tổ chức thông tin phục vụ cho công tác
kế toán quản trị để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí sản xuất vẫn còn hạn
chế, thậm chí chưa được thực hiện, dẫn đến hiệu quả kiểm soát chi phí sản xuất
tại các công ty này chưa cao.


4

Xuất phát từ tình hình trên, việc nghiên cứu đề tài “Tổ chức thông tin
phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên Sông
Thu” vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa, tổng hợp những vấn đề lý luận về tổ chức
thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp đóng
tàu.
- Về mặt thực tiễn: Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá được thực trạng,
những tồn tại trong việc tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản
xuất tại Công ty TNHH một thành viên Sông Thu; từ đó định hướng lại

việc tổ chức thông tin nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kiểm soát chi phí
sản xuất tại Công ty nói riêng và cũng có thể ứng dụng được cho các
doanh nghiệp đóng tàu nói chung.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản
xuất trong ngành đóng tàu.
Chương 2: Thực trạng tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất tại
Công ty TNHH một thành viên Sông Thu.
Chương 3: Tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty
TNHH một thành viên Sông Thu.


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ KIỂM SOÁT
CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG NGÀNH ĐÓNG TÀU
1.1.

Khái niệm, vai trò kiểm soát chi phí sản xuất

1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất và kiểm soát chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động
vật hóa cho sản xuất trong một thời kì kinh doanh nhất định (thường là tháng,
quí, năm) và được biểu hiện dưới hình thái giá trị. Trong ngành đóng tàu thì nó
chính là toàn bộ những chi phí cần bỏ ra để sửa chữa hay đóng mới một con
tàu.
Kiểm soát chi phí sản xuất bao gồm việc lập định mức chi phí, thu thập

thông tin về chi phí thực tế và thực hiện việc so sánh, phân tích, đánh giá định
kỳ dựa trên thông tin chi phí thực tế và định mức có được. Nhờ vậy, việc xác
định sự khác biệt giữa chi phí thực tế phát sinh với các định mức đã lập trở nên
dễ dàng, giúip khoanh vùng những nơi phát sinh biến động chi phí để có hướng
giải quyết phù hợp. [10], [11].
Trong ngành đóng tàu, để thực hiện được việc kiểm soát chi phí sản xuất
các nhà quản trị cũng phải có được các thông tin về định mức chi phí sản xuất,
về chi phí thực tế phát sinh một cách chính xác, cụ thể,... Trên cơ sở đó có được
những thông tin mang tính tổng hợp, phân tích giúp nhanh chóng tìm ra nguyên
nhân phát sinh chi phí để có những biện pháp giải quyết hữu hiệu kịp thời, giúp
loại trừ được sự lãng phí hay sử dụng không hiệu quả trong quá trình sản xuất.
1.1.2. Vai trò của kiểm soát chi phí sản xuất
Kiểm soát tốt chi phí sản xuất là cơ sở giúp các nhà quản trị nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí
sản xuất không cần thiết, hạ giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả


6

trong cạnh tranh, đấu thầu, đảm bảo hoàn thành kế hoạch của đơn vị hoặc
những cam kết với khách hàng.
Thông qua các hoạt động kiểm soát chi phí sản xuất, nhà quản trị dễ
dàng xác định được chi phí phát sinh gắn liền với địa điểm, đối tượng cụ thể;
từ đó giúp nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận toàn doanh
nghiệp trong quá trình sản suất kinh doanh, đồng thời nhanh chóng có được
những biện pháp hữu hiệu đối với chi phí cho doanh nghiệp. [9], [11].
Đối với ngành đóng tàu, chi phí sản xuất phát sinh là khá lớn. Đặc biệt
trong điều kiện hiện nay, khi mà ngành đóng tàu Việt Nam đang trong cơn
khủng hoảng thì việc các doanh nghiệp đóng tàu kiểm soát tốt chi phí sản xuất
đóng một vai trò quan trọng, quyết định đến sự sống còn, phát triển của các

doanh nghiệp.
1.2.

Khái niệm, vai trò tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản
xuất

1.2.1. Khái niệm tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất
Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các công ty trong nước và ngoài
nước, cùng với sự tiến bộ nhanh chóng về mặt khoa học, kỹ thuật thúc đẩy quá
trình tự động hóa ngày càng toàn diện, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không
ngừng nâng cao năng suất, hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đối
với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu thì năng suất, hiệu quả
gắn liền với công tác kiểm soát chi phí sản xuất. Trong môi trường như vậy, đòi
hỏi thông tin liên quan trong quá trình thực hiện kiểm soát chi phí thực sự là
cần thiết và cần được tổ chức một cách khoa học mới có thể đáp ứng đầy đủ
được. Như vậy tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất là gì?
Thông tin nói chung là những dữ liệu được tổ chức theo một mục đích
nhất định phục vụ cho việc ra quyết định quản lý. Nó là một nguồn lực quan


7

trọng để đảm bảo cho mọi hoạt động của các thành viên trong tổ chức phù hợp
với mục đích hoạt động của cá nhân và đơn vị mình.
Thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất muốn đề cập ở đây bao
gồm cả thông tin kế toán và thông tin kỹ thuật của quá trình thực hiện một con
tàu. Đó là hệ thống tài khoản, sổ sách, bảng biểu, báo cáo về chi phí sản xuất, là
các chứng từ, định mức, dự toán chi phí sản xuất phát sinh hay các bản vẽ kỹ
thuật công nghệ, bảng dự toán khối lượng chi tiết công việc, biên bản thi công
công trình, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc,… Những nội dung này

không chỉ cung cấp cho nhà quản trị những thông tin quá khứ là những dữ liệu
gốc để theo dõi chi phí sản xuất thực tế hình thành và phát sinh mà cả những
thông tin mang tính chất dự báo phục vụ cho việc lập kế hoạch, tổ chức điều
hành, kiểm tra và ra quyết định của nhà quản trị ở các bộ phận doanh nghiệp.
Tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất thực chất chính là
việc tổ chức lại các thông tin định mức, dự toán và thông tin chi phí sản xuất
thực hiện ban đầu một cách logic, hợp lý. Qua đó nâng cao khả năng cung cấp
các thông tin một cách chính xác, kịp thời cho quá trình xử lý để có được các
thông tin mang tính tổng hợp, phân tích phục vụ tốt cho công tác kiểm soát chi
phí tại doanh nghiệp cũng được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng,...[3], [6],[7].
Cụ thể, tổ chức thông tin có thể thực hiện những nội dung cơ bản sau:
- Tổ chức những dữ liệu để xây dựng được định mức và dự toán chi phí
sản xuất chính xác.
- Tổ chức các dữ liệu về chi phí thực tế phát sinh cụ thể, rõ ràng, giúp cho
việc thu thập, tổng hợp, phân loại chi phí trở nên đơn giản, xác định
được trách nhiệm của các đối tượng, bộ phận liên quan gắn liền với từng
khoản mục chi phí.
- Thông qua việc tổ chức các dữ liệu về chi phí định mức, dự toán và chi
phí phát sinh, có thể cung cấp được những thông tin có tính chất so sánh,


8

tổng hợp, phân tích và lên được các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất
cho nhà quản trị.
1.2.2. Vai trò tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất
Tổ chức tốt thông tin có một ý nghĩa hết sức to lớn trong việc kiểm soát
chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy năng lực, hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Một số lợi ích cụ thể dễ nhận thấy gồm:
- Giúp nhà quản trị có được thông tin về định mức và dự toán chi phí sản

xuất chuẩn xác, căn cứ vào đó sẽ dễ dàng kiểm soát được các chi phí
phát sinh tại doanh nghiệp.
- Thu thập được các thông tin về chi phí thực tế phát sinh gắn với địa điểm
và đối tượng sử dụng, tạo thuận lợi cho công tác tổng hợp, phân loại và
xử lý thông tin để lên các báo cáo kiểm soát chi phí.
- Dễ dàng đánh giá, phân tích được các thông tin về chi phí, nhanh chóng
thấy được sự biến động của chi phí thực tế phát sinh so với định mức và
dự toán đã xây dựng để tìm ra nguyên nhân xử lý và biện pháp điều
chỉnh, khắc phục.
1.3.

Đặc điểm ngành đóng tàu và những ảnh hưởng đối với công tác tổ
chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất

1.3.1. Đặc điểm sản phẩm và sản xuất sản phẩm của ngành đóng tàu
Sản phẩm và sản xuất sản phẩm đóng tàu có những đặc điểm sau:
- Sản phẩm có tính đơn chiếc
Do sự khác biệt về mục đích hay nhu cầu của người sử dụng dẫn đến
mỗi thiết kế (kiểu dáng, kích cỡ, các thông số kỹ thuật,…) và yêu cầu riêng về
vật tư (chủng loại, đặc tính của máy móc, trang bị,…) của từng con tàu là khác
nhau. Vì vậy, hai con tàu tuy có cùng trọng tải nhưng thiết kế khác nhau sẽ có
chi phí sản xuất khác nhau, hay hai tàu có thiết kế như nhau về kiểu vỏ, cabin,
… những có trọng tải khác nhau cũng sẽ có chi phí sản xuất khác nhau,…


9

- Đa dạng, phong phú về chủng loại
Cũng do xuất phát từ mục đích sử dụng khác nhau làm cho sản phẩm
đóng tàu đa dạng, phong phú về chủng loại. Chẳng hạn trong chủng loại tàu có

các loại như tàu dầu, tàu chở hàng khô, tàu chở khách, tàu quân sự, tàu đánh cá,
tàu du lịch, …chủng loại phao tiêu, sà lan,…Trong mỗi chủng loại lại khác
nhau về thiết kế, quy mô, kích cỡ như chủng loại tàu với các trọng tải: dưới 100
tấn, trên 100 tấn, loại 200 tấn, 400 tấn, 500 tấn, 1.000 tấn, …
- Mỗi sản phẩm có chu kỳ sản xuất khác nhau
Chu kỳ sản xuất mỗi sản phẩm đóng tàu phụ thuộc vào điều kiện sản
suất của mỗi doanh nghiệp. Trong điều kiện sản xuất bình thường, tàu có trọng
tải từ 1.000 tấn trở lên có chu kỳ sản xuất khoảng 5 tháng, tàu 2.000 tấn, 3.000
tấn có chu kỳ sản xuất từ 5 tháng đến 1 năm,… Nếu điều kiện sản xuất tốt, tàu
có trọng tải 1.000 tấn, 2.000 tấn sản xuất trong vòng 4 đến 6 tháng,…
- Đặc tính về hạng mục công việc (HMCV)
Để sản xuất một con tàu phải chia con tàu ra làm nhiều tổng đoạn, trong
mỗi tổng đoạn được chia làm nhiều phân đoạn, trong mỗi phân đoạn chia ra
nhiều HMCV chi tiết, trong mỗi HMCV chi tiết chia ra làm nhiều bước công
việc.
+ HMCV chi tiết hay thường gọi là HMCV hay Hạng mục công nghệ chi
tiết là yêu cầu kỹ thuật công nghệ cụ thể mà công nhân phải thực hiện để sản
xuất sản phẩm. Mỗi HMCV chi tiết thể hiện khối lượng nguyên vật liệu trực
tiếp, số công lao động và chi phí phục vụ sản xuất được phân bổ.
+ Phân đoạn sản xuất là thành phần của sản phẩm được phân chia ra một
cách có khoa học để tiến hành sản xuất sản phẩm theo một quy trình công nghệ
nhất định.
+ Công đoạn sản xuất là một quá trình tiến hành thực hiện những phần
việc của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm bằng việc sử dụng máy móc


10

thiết bị, dây chuyền công nghệ, công cụ dụng cụ, phần mềm tin học,… để tác
động lên NVLTT cấu thành nên thực thể của con tàu. Công đoạn còn là việc

thực hiện một phân đoạn hay là nhiều phân đoạn của sản phẩm hoặc thực hiện
các tính chất công việc của sản phẩm.
+ Bước công nghệ là việc thực hiện trình tự hoặc song song các công
đoạn, các HMCV.
+ Tổng đoạn là tổng hợp nhiều phân đoạn hay công đoạn.
Sản phẩm đóng tàu được chia làm nhiều phân đoạn, nhiều bước công
việc nhưng không phải tất cả các phân đoạn, các bước công việc đều nối tiếp
nhau theo một trình tự nhất định để tạo nên sản phẩm như một số ngành khác
như thực phẩm, giấy, dầu khí,… Sản phẩm đóng tàu có một số công đoạn, một
số HMCV và một số bước công việc được thực hiện đồng thời với nhau.
Các phân đoạn sau khi sản xuất xong được đấu ghép vào nhau gọi là đấu
các phân đoạn thành các tổng đoạn và sau đó là đấu các tổng đoạn thành toàn
bộ con tàu. Sau khi đấu ráp thành một con tàu, tiến hành hoàn thiện các hệ
thống điện, nước, trang trí, hệ thống hút khô, bơm nước, hệ thống xả, hệ thống
phòng cháy chữa cháy,… để hoàn thiện con tàu.
Ngoài phân chia thành nhiều phân đoạn, tổng đoạn, trong sản xuất đóng
tàu còn được chia ra nhiều loại tính chất công việc. Ví dụ Chế tạo và lắp rắp
phần vỏ tàu bao gồm các tính chất công việc: Chế tạo và lắp ráp phần mũi,
phần thân, phần đuôi,…; chế tạo và lắp ráp cabin; công tác mài xoa sơn, phun
cát và sơn tàu; công tác trang trí; công tác thử đường hàn kín nước; … Mỗi tính
chất công việc bao gồm nhiều HMCV. Trong một công đoạn, tổng đoạn cũng
bao gồm nhiều loại tính chất công việc.[1], [2], [4].
1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm


11

Theo tạp chí Vinashin [8, tr.30], quy trình tổng quát khi đóng mới một
con tàu hiện nay tại các doanh nghiệp thường trải qua 10 giai đoạn:
GIAI ĐOẠN 1: THIẾT KẾ

GIAI ĐOẠN 2: CẮT TÔN
GIAI ĐOẠN 3:
LẮP RÁP PHÂN, TỔNG ĐOẠN
GIAI ĐOẠN 4:
SƠ BỘ LẮP RÁP CÁC KHÍ CỤ, GIÁ ĐỠ
GIAI ĐOẠN 5: SƠN
GIAI ĐOẠN 6:
ĐẤU TỔNG ĐOẠN TRÊN ĐÀ
GIAI ĐOẠN 7: HẠ THỦY
GIAI ĐOẠN 8:
LẮP HOÀN CHỈNH THIẾT BỊ
GIAI ĐOẠN 9: THỬ ĐƯỜNG DÀI
GIAI ĐOẠN 10: BÀN GIAO

Hình 1.1. Quy trình đóng tàu tổng quát
Giai đoạn 1: Thiết kế
Ở giai đoạn này, người ta thực hiện các bản vẽ thiết kế (thiết kế cơ bản,
thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công) hình dáng vỏ tàu và chân vịt, đồng thời
tiến hành chế tạo và thử mô hình tàu ngay sau khi kí hợp đồng và có những đặc
tính kỹ thuật cơ bản.
Giai đoạn 2: Cắt tôn


12

Đầu tiên các tấm tôn được sơn lót, sau đó được chuyển đến phân xưởng
cắt bằng dây chuyền. Mỗi tấm tôn khi được cắt ra sẽ có kí hiệu riêng và sau đó
chúng được chuyển sang phân xưởng lắp ráp.
Giai đoạn 3: Lắp ráp phân, tổng đoạn
Trong quá trình lắp ráp, các tấm tôn riêng biệt được hàn vào với nhau

thành các phân, tổng đoạn. Công việc lắp ráp được thực hiện theo qui trình sản
xuất, các tấm tôn phẳng như khung dọc, khung ngang được lắp trước, sau đó
mới nối với các phần cong. Quá trình hàn được thực hiện trên dây chuyền.
Giai đoạn 4: Sơ bộ lắp ráp các khí cụ, giá đỡ
Rất nhiều thiết bị được lắp sơ bộ trong khi lắp ráp các phân, tổng đoạn
tàu. Các đường ống, cáp điện lớn và các bệ máy cũng được đặt đồng thời trong
phân, tổng đoạn. Các bộ phận thiết bị cho buồng máy, cho các đường ống, dây
điện cũng được lắp sơ bộ.
Giai đoạn 5: Sơn
Các phân, tổng đoạn sau khi lắp xong được chuyển đến phân xưởng sơn.
Bề mặt các tấm tôn của tổng đoạn được làm sạch và sau đó sơn từ 3 đến 6 lớp
sơn. Các chỗ dùng để nối các tổng đoạn với nhau sẽ được sơn kỹ hơn sau khi
các tổng đoạn đã được hàn nối với nhau trên đà.
Giai đoạn 6: Đấu tổng đoạn trên đà
Sau khi sơn xong ở bãi lắp ráp ngoài trời gần đà, các phân đoạn nhỏ
được hàn với nhau để thành các tổng đoạn lớn. Các tổng đoạn lớn được đưa lên
đà để hàn đấu với nhau thành con tàu.
Giai đoạn 7: Hạ thủy
Sau khi đấu xong các tổng đoạn và các phần mũi, lái, tàu được hạ thủy
xuống nước và đưa ra cầu tàu để tiếp tục lắp phần ca bin thượng tầng và các
thiết bị khác.
Giai đoạn 8: Lắp hoàn chỉnh thiết bị


13

Trên những bệ, giá đã được đặt sẵn ở giai đoạn trước trên tàu, các thiết bị
như máy chính, nồi hơi, thiết bị máy, thiết bị điện được tiến hành lắp và hoàn
thiện trong buồng máy, ca bin cũng như trong các khu vực khác của tàu
Giai đoạn 9: Thử đường dài

Trong quá trình thử đường dài, tất cả chức năng của các hệ thống trên
tàu sẽ được kiểm nghiệm và hoạt động như khi hành trình thật. Máy chính,
trạm phát điện hoạt động cung cấp điện năng cho tất cả các thiết bị để tiến hành
thử các hệ thống.
Giai đoạn 10: Bàn giao
Sau khi tàu thử đường dài xong sẽ làm lễ bàn giao cho chủ tàu.
Sau khi bàn giao xong, tàu được phép chính thức vận hành.
1.3.3. Đặc điểm sản phẩm và sản xuất sản phẩm của ngành đóng tàu ảnh
hưởng đến việc tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất
- Ảnh hưởng đến công tác tổ chức thông tin định mức và dự toán chi phí
sản xuất:
Sản phẩm trong ngành đóng tàu có đặc điểm là đa dạng về chủng loại và
có tính đơn chiếc, được sản xuất trong nhiều chu kỳ, chia ra nhiều phân đoạn,
hạng mục công việc nên việc tổ chức thông tin định mức và dự toán chi phí sản
xuất trong các doanh nghiệp đóng tàu có những điểm khác biệt, ảnh hưởng đến
công tác kiểm soát chi phí sản xuất. Cụ thể như sau:
+ Không có một định mức và dự toán chung cho các sản phẩm đóng tàu
mà được lập một cách riêng biệt, theo từng thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản
phẩm và phụ thuộc vào từng đơn đặt hàng của khách hàng. Điều này đòi hỏi
nhà quản trị phải căn cứ vào từng bản vẽ kỹ thuật của từng con tàu và từng hợp
đồng được kí kết để tổ chức xây dựng định mức và dự toán chi phí sản xuất
thật chính xác, thông qua đó việc kiểm soát chi phí mới chặt chẽ, hợp lí và có
hiệu quả.


14

+ Việc sản xuất sản phẩm trong các doanh nghiệp đóng tàu diễn ra trong
nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy, cần xây dựng
bảng dự toán tiến độ sản xuất sản phẩm theo từng khoảng thời gian có kèm

theo dự toán chi phí sản xuất của từng khoảng thời gian đó. Thông qua đó, nhà
quản trị thuận lợi trong việc kiểm soát chi phí phải được thực hiện theo từng
phân đoạn, hạng mục công việc chi tiết, nhanh chóng phát hiện những hạng
mục phát sinh không có trong dự toán không cần thiết, không đúng với yêu cầu
kỹ thuật công nghệ, yêu cầu của khách hàng,...
- Ảnh hưởng đến công tác tổ chức thông tin thực hiện chi phí sản xuất:
+ Việc sản xuất sản phẩm được phân chia thành nhiều tổng đoạn, phân
đoạn, nhiều HMCV, tính chất công việc khác nhau đòi hỏi việc tổ chức thông
tin thực hiện chi phí sản xuất cũng cần được chi tiết, rõ ràng đến từng nội dung
cụ thể. Có như vậy, việc phân loại, tổng hợp thông tin chi phí sản xuất theo
từng HMCV, từng tính chất công việc và từng sản phẩm mới trở nên đơn giản,
dễ dàng, phục vụ tốt cho công tác kiểm soát chi phí về sau.
+ Sản phẩm được sản xuất không mang tính chất hàng loạt như một số
ngành khác mà có tính riêng biệt đặc thù dẫn đến việc tách chi phí sản xuất
chung thành định phí và biến phí trên đơn vị sản phẩm trở nên mất ý nghĩa. Do
vậy việc theo dõi, kiểm soát chi phí sản xuất chung theo biến phí và định phí
trên mỗi đơn vị sản phẩm là không cần thiết.
- Ảnh hưởng đến việc tổ chức xử lý thông tin và lập các báo cáo phục vụ
kiểm soát chi phí sản xuất:
Đặc điểm về chu kỳ sản xuất của từng sản phẩm dẫn đến việc doanh
nghiệp không thể chờ đến khi sản phẩm đóng tàu hoàn thành mới tiến hành xử
lý thông tin và lập các báo cáo cần thiết. Sau mỗi khoảng thời gian nhất định
(tháng, quý, năm), doanh nghiệp phải tiến hành nghiệm thu sơ bộ, đánh giá
mức độ hoàn thành công việc. Việc nghiệm thu phải được tiến hành theo từng


15

công đoạn, HMCV chi tiết,… theo tính chất HMCV của từng con tàu. Trên cơ
sở những thông tin này, doanh nghiệp tiến hành tổ chức xử lý thông qua việc so

sánh, đánh giá, phân tích các thông tin về chi phí sản xuất. Từ đó lên được các
báo cáo thích hợp, đáp ứng mục đích kiểm soát chi phí sản xuất tại doanh
nghiệp.
1.4.

Tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất trong ngành
đóng tàu

1.4.1. Tổ chức phân loại chi phí phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất
Để thông tin về chi phí sản xuất có tác dụng lớn cho công tác quản trị,
kiểm soát chi phí, doanh nghiệp có thể xem xét chi phí ở nhiều khía cạnh khác
nhau. Cụ thể, chi phí sẽ được phân loại dựa trên các tiêu thức:
- Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế.
- Phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí.
- Các cách phân loại chi phí sản xuất khác phục vụ cho việc kiểm ra và ra
quyết định.
Tuy nhiên, do đặc điểm sản phẩm có tính đơn chiếc đặc thù của ngành
đóng tàu nên việc phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử - theo sự thay đổi
của chi phí tương ứng với các mức độ hoạt động như khối lượng công việc đã
thực hiện, khối lượng sản phẩm sản xuất, số giờ máy hoạt động,… không có
tác dụng lớn trong công tác kiểm soát chi phí sản xuất. Chính vì vậy, việc tổ
chức phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp đóng tàu ở đây chỉ đề
cập đến việc phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế và một số cách
phân loại khác phục vụ cho việc kiểm tra và ra quyết định bao gồm: phân loại
chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được, phân loại chi phí trực
tiếp và chi phí gián tiếp. [7], [10].
1.4.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế



×