Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Phát triển cây cao su trên địa bàn Huyện IA HDRAI, Tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.36 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VĨNH THỊNH

PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VĨNH THỊNH

PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO

Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết


quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Vĩnh Thịnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Tính cấ p thiế t của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Bố cục đề tài .......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. NHỮ NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
CÂY CAO SU ................................................................................................ 11
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂY CAO SU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CAO
SU .................................................................................................................... 11
1.1.1. Cây cao su và đặc điểm của cây cao su ........................................ 11
1.1.2. Giá trị kinh tế của cây cao su ........................................................ 17
1.1.3. Khái niệm về phát triển cây cao su ............................................... 19
1.1.4. Vai trò của phát triển cây cao su ................................................... 19
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU21
1.2.1. Gia tăng sản lượng cao su ............................................................. 21
1.2.2. Huy động các nguồn lực phát triển cây cao su ............................. 22
1.2.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .......................................... 25
1.2.4. Gia tăng hiệu quả và đóng góp của cây cao su cho phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương ............................................................................... 26
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CÂY CAO SU ................................................................................................. 28

1.3.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên ............................................... 28
1.3.2. Nhân tố thuộc về điề u kiêṇ xã hô ̣i ................................................ 30
1.3.3. Nhân tố thuô ̣c về điề u kiêṇ kinh tế ............................................... 31


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TẠI
HUYỆN IA H'DRAI ..................................................................................... 34
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN IA H’DRAI ...... 34
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ......................................................... 34
2.1.2. Tình hình kinh tế huyện Ia H’Drai ................................................ 39
2.1.3. Tình hình xã hội huyện Ia H’Drai ................................................. 44
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TẠI HUYỆN IA H’DRAI
......................................................................................................................... 48
2.2.1 Thực trạng gia tăng sản lượng cao su ............................................ 48
2.2.2. Thực trạng về các nguồn lực phát triển cây cao su ....................... 53
2.2.3. Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su ................ 65
2.2.4. Thực trạng về hiệu quả và đóng góp của cây cao su cho phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương ....................................................................... 69
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
CAO SU TẠI HUYỆN IA H’DRAI ............................................................... 73
2.3.1. Thành công .................................................................................... 73
2.3.2. Hạn chế.......................................................................................... 74
2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế ........................................... 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 77
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN IA H’DRAI ............................................................................ 78
3.1.CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH KON TUM .......................... 78
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Ia H’Drai ...................... 78

3.1.2. Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên ............................................ 78


3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN IA H’DRAI....................................................................................... 80
3.2.1. Hoàn thiện và tăng cường quản lý quy hoạch phát triển cây cao su
......................................................................................................................... 80
3.2.2. Giải pháp về các nguồn lực phát triển cây cao su ......................... 82
3.2.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su .................. 89
3.2.4. Nâng cao hiệu quả và đóng góp của cây cao su cho phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương ............................................................................... 92
3.2.5. Nhóm các giải pháp khác .............................................................. 93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 97
KẾT LUẬN .................................................................................................... 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật

ĐVT

: Đơn vị tính

KTCB


: Kiến thiết cơ bản

TKKD

: Thời kỳ kinh doanh

UBND

: Uỷ ban nhân dân



: Lao động


DANH MỤC CÁC BẢN BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1

2.2

2.3

2.4

2.5
2.6
2.7


2.8

2.9
2.10
2.11

2.12
2.13

Tên bảng
Lượng mưa theotháng ở các trạm quan trắc
mưa ở các huyện của tỉnh Kon Tum
Diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện Ia H’Drai
năm 2016
Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện
Ia H’drai năm 2016
Tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất GDP
huyện Ia H’Drai
Cơ cấu ngành của huyện Ia H’Drai, giai đoạn
2012-2106
Dân số tại các xã của huyện Ia H’Drai
Diện tích và sản lượng cao su của huyện, giai
đoạn 2012 – 2016
Sản lượng cao su các xã trên địa bàn huyện,
giai đoạn 2012-2016
Diện tích cao su các xã tại huyện, giai đoạn
2012-2016
Nguồn lao động của huyện Ia H’Drai
Số lượng lao động trong ngành cao su trên địa
bàn huyện

Chất lượng lao động trong ngành cao su, giai
đoạn 2014-2016
Vốn đầu tư trồng cao su theo xã trên địa bàn

Trang
36

37

38

40

42
44
48

51

53
54
55

56
59


Số hiệu
bảng


Tên bảng

Trang

huyện
2.14

Cơ cấu giống cao su ở các công ty cao su trên
địa bàn huyện

61

Tình hình áp du ̣ng các biê ̣n pháp kỹ thuâ ̣t chăm
2.15

sóccây cao su ở các công ty cao su trên địa bàn

63

huyện
2.16

2.17

2.18

2.19

3.1


Sản lượng cao su chế biến tại huyện từ năm
2012-2016
Tỷ lệ thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su sơ
chế của huyện
Tình hình thị trường xuất khẩu cao su của Việt
Nam
Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản cho 1 ha trồng
cao su
Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên ở các
nước trên thế giới

66

67

68

70

79


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Số hiệu hình
và đồ thị
2.1.

2.2.

2.3:


2.4.

2.5:
2.6:
2.7.

2.8.

2.9.
2.10.
2.11.

2.12.
2.13.

Danh mục hình và đồ thị
Lượng mưa theo tháng ở các trạm quan trắc
mưa ở các huyện của tỉnh Kon Tum
Diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện Ia H’Drai
năm 2016
Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện
Ia H’drai năm 2016
Tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất GDP
huyện Ia H’Drai
Cơ cấu ngành của huyện Ia H’Drai, giai đoạn
2012-2106
Dân số tại các xã của huyện Ia H’Drai
Diện tích và sản lượng cao su của huyện, giai
đoạn 2012 – 2016

Sản lượng cao su các xã trên địa bàn huyện,
giai đoạn 2012-2016
Diện tích cao su các xã tại huyện, giai đoạn
2012-2016
Nguồn lao động của huyện Ia H’Drai
Số lượng lao động trong ngành cao su trên địa
bàn huyện
Chất lượng lao động trong ngành cao su, giai
đoạn 2014-2016
Vốn đầu tư trồng cao su theo xã trên địa bàn

Trang
36

37

38

40

42
44
48

51

53
54
55


56
59


Số hiệu hình
và đồ thị

Danh mục hình và đồ thị

Trang

huyện
2.14.

Cơ cấu giống cao su ở các công ty cao su trên
địa bàn huyện

61

Tình hình áp du ̣ng các biê ̣n pháp kỹ thuâ ̣t
2.15.

chăm sóccây cao su ở các công ty cao su trên

63

địa bàn huyện
2.16.

2.17.


2.18.

2.19.

3.1:

Sản lượng cao su chế biến tại huyện từ năm
2012-2016
Tỷ lệ thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su sơ
chế của huyện
Tình hình thị trường xuất khẩu cao su của Việt
Nam
Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản cho 1 ha trồng
cao su
Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên ở các
nước trên thế giới

66

67

68

70

79


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấ p thiế t của đề tài
Cây Cao su thuộc họ Thầu dầu là cây đa mục đích, có rất nhiều giá trị,
thuộc nhóm cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chu kỳ kinh doanh dài, cho khai thác
liên tục trong nhiều năm (hiê ̣n nay chủ yếu trồng các giống cao su mới, chu
kỳ trên 32 năm), các sản phẩm từ cây cao su đều được sử dụng nhiều trong
cuộc sống, đặc biệt là giá trị và hiệu quả kinh tế mà cây cao su đem lại rấ t cao
so với những cây lâm nghiệp khác. Mủ cao su có giá trị kinh tế cao, 1 ha khai
thác mủ bình quân đạt 1,5 tấn/năm, có nhiều nơi đạt 1,8 - 2,0 tấn/năm (giá bán
hiêṇ nay trên 35 triệu đồng/tấn), phần lớn được dùng làm nguyên liệu cho
nhiều ngành công nghiệp quan trọng, đặc biệt là ngành giao thông vận tải
như: Chế tạo vỏ ruột bánh xe, bánh máy bay (68%); Sản phẩm từ mủ nước:
Găng tay, nệm xốp, bong bóng, chỉ thun,...(8%); Vật liệu kỹ thuật: Xây dựng,
đệm chống động đất, đệm cầu cảng, đệm nối,...(7,8%), đế giày (5%), keo dán
(3,2%) và các sản phẩm: Dụng cụ y tế và đồ chơi,...(8%).
Huyện Ia H’Drai được thành lập theo Nghị quyết 890/NQ-UBTVQH13,
ngày 11-3-2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tách ra từ huyện Sa Thầy)
có 98.013, 22 ha diện tích tự nhiên, 11.644 nhân khẩu. Trong đó: diêṇ tích đấ t
rừng tự nhiên khoảng 59.400ha, độ che phủ rừng của huyện Ia H’Drai hiện
đạt khoảng 60,6%. Diê ̣n tić h đấ t cao su trên điạ bàn là 25.019, chiếm 70,57%
tổng diện tích đất cây trồng của huyện (Tổng diện tích đất trồng trọt toàn
huyện là 35.452 ha. Đây là vùng sản xuấ t chuyên canh trồ ng cao su của tỉnh
Kon Tum, có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho cây cao su; sản
lươ ̣ng bình quân đa ̣t cao nhấ t cả nước đạt từ 1,8 tấn đến 2 tấ n/ha (sản lượng
mủ ổn định sau khi khai thác được 05 năm), cây cao su là cây trồ ng chủ lực
đem la ̣i kinh tế cho doanh nghiêp,
̣ người lao đô ̣ng và ta ̣o nguồ n thu cho nhà


2

nước. Vì vâ ̣y phát triể n sản xuấ t cây cao su là đô ̣ng lực và là nô ̣i lực để phát
triể n kinh tế của huyê ̣n.
Xuấ t phát từ tính cấ p thiế t và thực tiễn của vấ n đề , tôi cho ̣n đề tài “Phát
triể n cây cao su trên điạ bàn huyê ̣n Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum”. Nhằm phát
triển ngành kinh tế nông nghiệp của huyện, nâng cao đời sống nhân dân trên
cơ sở phát huy, khai thác tiềm năng, lợi thế tự nhiên của vùng chuyên canh
trồ ng cao su, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng; định hướng
kế hoạch sản xuất thời gian đến, những giải pháp trước mắt và lâu dài để tháo
gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động; những giải pháp và mu ̣c tiêu
nhằ m phát triển bền vững loại hình cây cao su trên địa bàn huyê ̣n Ia H’Drai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đánh giá tình hình thực tế phát triển cây cao su trên địa bàn huyê ̣n Ia
H’Drai, tỉnh Kon Tum và đề xuất giải pháp nhằm phát triển cây cao su trên
địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.
2.1. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển cây cao su.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cây cao su trên địa bàn huyê ̣n
Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yế u nhằm phát triển cây cao su trên địa
bàn huyê ̣n Ia H’Drai trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề về phát triển cây cao su trên địa bàn huyê ̣n Ia H’Drai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Nội dung Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn
đề liên quan đến phát triển cây cao su trên địa bàn huyê ̣n Ia H’Drai trong các


3

doanh nghiệp trồng cao su (vì hiện nay ở huyê ̣n Ia H’Drai chỉ có các doanh
nghiệp trồng và sản xuất cao su, không có các hình thức tổ chức sản xuất khác
như trang trại, hợp tác xã, hộ trồng cao su tiểu điền; đây là chủ trương của
tỉnh nhằm giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới).
+ Về mặt không gian: Huyê ̣n Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.
+ Về mặt thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển cây cao su chủ yếu
vào giai đoạn 2012-2016. Các giải pháp đề xuất có giá trị trong những năm
tiếp theo.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp
sau:
- Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này được sử dụng để
tổng hợp các dữ liệu nhằm phân tích những nội dung chủ yếu của đề tài, phân
tích số liệu thống kê từ nhiều nguồn để rút ra những nhận xét, đánh giá mang
tính khái quát cao những nội dung chính của luận văn. Đồng thời sử dụng
phương pháp phân tổ, phương pháp đồ thị và bảng thống kê, trên cơ sở chuỗi
số liệu thu thập được từ năm 2012 đến năm 2016, tổng hợp các chỉ tiêu là số
tuyệt đối và số tương đối từ đó đưa ra các nhận định mô tả thực trạng hiện nay
về phát triển cây cao su, tiến hành phân tích đưa ra các kết luận.
- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này được sử dụng để
đánh giá thực trạng phát triển cây cao su, so sánh chéo với các kết quả nghiên
cứu, so sánh với mục tiêu đặt ra của phát triển cây cao su và kết quả thực
hiện. Từ số liệu thu thập được từ năm 2012-2016, lấy dữ liệu này so sánh với
năm trước nhằm thấy được mức biến động tăng hoặc giảm qua các năm, lý
giải nguyên nhân


4
4.2. Phương pháp thu thập số liệu

Luận văn thu thập số liệu thứ cấp niên giám thống kê của huyện, từ các
báo cáo của chính quyền, các ban ngành địa phương và doanh nghiê ̣p. Luận
văn có kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây đã công bố.
Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển cây cao su
Chương 2: Thực trạng phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ia H’Drai
Chương 3: Các giải pháp phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ia
H’Drai
6. Tổ ng quan tài liêụ
Liên quan đến vấn đề phát triển cây cao su, đã có nhiều công trình
nghiên cứu đã công bố. Tác giả có tham khảo các công trình nghiên cứu, văn
bản, tài liệu như sau:
+ Phạm Vân Định - Đỗ Kim Chung (1997), Giáo trình Kinh tế nông
nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, giáo trình này phân tích những cơ sở lý
thuyết kinh tế học vi mô về nông nghiệp[8], kinh tế sử dụng các yếu tố nguồn
lực trong nông nghiệp thông qua các ví dụ được trình bày một cách rõ ràng,
mạch lạc. Bên cạnh đó, giáo trình này cũng đề cập tới các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp, sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa sản xuất
nông nghiệp và thâm canh nông nghiệp để người đọc có thêm các kiến thức
nền tảng áp dụng cho việc nghiên cứu.Giáo trình cũng đã trình bày tổng quan
về bức tranh phát triển nông nghiệp của Việt Nam.
+ Đặng Phi Hùng (2003), Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, NXB Thống
kê[10], nhấn mạnh tới nội dung khai thác các nguồn lực để phát triển nông
nghiệp nói chung. Đồng thời, giáo trình này cũng trang bị kiến thức về kinh tế


5
học cung cầu và sự cân bằng thị trường nông sản. Giáo trình này phân tích
một cách sâu sắc về thị trường nông nghiệp Việt Nam và thương mại quốc tế

các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, việc quản lý nhà nước về kinh tế trong
nông nghiệp cũng được chỉ ra một cách hệ thống, đặc biệt tác giả đã phân tích
sâu về kinh tế sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi để xây dựng nên cái
nhìn tổng thể về nền nông nghiệp Việt Nam giai đoạn hiện nay.
+ Tâ ̣p đoàn cao su Viê ̣t Nam và Viê ̣n nghiên cứu cao su Viê ̣t Nam
(2012), ban hành các báo cáo khoa ho ̣c, báo cáo tham luâ ̣n tại Hội thảo “Phát
triển cây cao su”[17]. Đây là những tài liệu chuyên ngành, báo cáo khoa học,
báo cáo tham luận có uy tín về lĩnh vực cây cao su, cụ thể về các nội dung
sau: Giới thiệu về các loại giống cao su mới, trong đó giới thiệu các kỷ thuật
lai tạo, ghép giống cây cao su mới, các giống cao su trong nước và ngoài nước
có năng xuất, chất lượng cao; đã được đưa vào trồng thí điểm hoặc đã được
trồng tại thực địa một số vùng, với thời gian đủ để đánh giá những ưu điểm
mới về chất lượng giống, sức đề kháng sâu bệnh, khả năng sinh trưởng tốt,
thời gian kiến thiết vườn cây cho đến khi thu hoạch mủ, chu kỳ sống của cây.
Giới thiệu về các phương pháp cải tiến, qui trình, kỷ thuật trồng và chăm sóc
cao su trong thời kỳ kiến thiết vườn cây, đối với từng loại giống cụ thể, đối
với từng vùng đồi, núi, đất bằng, phù hợp với từng loại thổ nhưỡng, khí hậu,
thời tiết... nhằm đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí nhân công, phân bón
+ Lê Văn Bình (2004), Quy trình kỹ thuật cây cao su. NXB Nông
Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh[1]. Tác giả nêu quy trình kỹ thuật sản xuất cây
giống – trồng mới và chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản, quản lý vườn cao su
kiến thiết cơ bản; những quy định chung về khai thác mủ, tổ chức khai thác
mủ, chăm sóc vườn cây kinh doanh và quản lý vườn cây kinh doanh. Bên
cạnh đó, tác giả đã nêu lên quy trình kỹ thuật bảo vệ thực vật như những loại
sâu bệnh chính và cỏ trên cây cao su và biện pháp xử lý; cách sử dụng, bảo


6
quản thuốc và an toàn trong công tác bảo vệ thực vật.
+ Tôn Thất Trình (2004), "Trồng cao su thiên nhiên", NXB Nông

nghiệp, Hà Nội[19], giới thiệu khá rõ về phương thức sản xuất cao su tự nhiên
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tác giả cũng chỉ ra những tiềm
năng phát triển của cao su thiên nhiên – hay còn gọi là vàng trắng là rất lớn.
Cao su thiên nhiên được sử dụng trên toàn thế giới để làm thành các chất
dính, đai dây chuyền máy, các linh kiện tế bào và bột nổi, các ổ quay cầu, các
đồ điện và đặc biệt là làm lốp xe ô tô, máy bay,... Tại thị trường Việt Nam, tác
giả cũng đã phân tích quá trình sản xuất cao su thiên nhiên suốt hơn 3 thập
niên từ năm 1960 tới năm 1990 đồng thời kêu gọi Việt Nam “đừng để lỡ vận,
tụt hậu lần thứ hai” thông qua việc phát triển trồng cao su, áp dụng lề lối khai
thác mới ở những sinh thái cao su biên tế để Việt Nam mau đạt diện tích trồng
cao su lớn, có thể sánh ngang với các nước khác trên thế giới.
+ Trần Đức Viên (2008), Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam
trong hội nhập KTQT[28], Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, tác giả đã tập
trung phân tích tình hình phát triển qua các giai đoạn từ trước và sau năm
1990 tới nay, đồng thời xem xét tác động của tình hình thị trường thế giới tới
sự phát triển của ngành sản xuất này nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Đồng thời, báo cáo cũng chỉ ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn của ngành cao
su để phát triển theo hướng hiện đại, hợp tác với các quốc gia có tiềm năng để
mở rộng thị trường và nâng cao giá trị cho cây cao su. Trong nghiên cứu này
tác giả đã tập trung phân tích tình hình phát triển qua các giai đoạn từ trước và
sau 1990 tới nay, đồng thời xem xét tác động của tình hình thị trường thế giới
tới sự phát triển của ngành sản xuất này nhất là sau khi Việt Nam ra nhập
WTO. Trên cơ sở đó tác giả kiến nghị các giải pháp phát triển bền vững
ngành sản xuất cao su như:
- Giải pháp về thị trường nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm;


7
- Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cao su;
- Đa dạng hóa hình thức sở hữu và nâng cao vai trò của Hiệp hội;

- Mở rộng diện tích theo hướng nông lâm kết hợp.
Từ đây có thể rút ra những bài học cho phát triển cây cao su ở huyện Ia
H’Drai một địa phương có nhiều điều kiện ưu thế để phát triển.
+ Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (2014), Báo cáo chuyên đề về
ngành cao su Việt Nam đánh giá tổng quan từ năm 2010 đến tháng
01/2014[18], phân tích đầy đủ về tình hình sản xuất, thị trường của ngành cao
su Việt Nam và thế giới; các chính sách của nhà nước tác động đến ngành, thị
trường trong nước và quốc tế, cơ hội và thách thức của ngành cao su Việt
Nam. Báo cáo này cũng đã đề cập tới hoạt động kinh doanh của ngành cao su
Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc so sánh các chỉ tiêu có sẵn trên các báo
cáo kế toán và thống kê, mà đi sâu vào xem xét, nghiên cứu cấu trúc, tính ra
các chỉ tiêu cần thiết và cần vận dụng cùng lúc nhiều phương pháp thích hợp
để đánh giá đầy đủ, trên cơ sở đó đưa ra các kết luận phù hợp với thực tế hiện
tại của cây cao su tại Việt Nam.
+ Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004), “Hướng dẫn về phát triển cao su
tiểu điền trong Dự án đadạng hóa nông nghiệp”, NXB Hà Nội[4], đã nêu lên
mục tiêu tổng quát trong chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn của
Việt Nam là cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng cạnh tranh hơn và
hướng theo nhu cầu. Trong hai thập kỷ qua, mặc dù ngành nông nghiệp của
Việt Nam đã trải qua sự chuyển đổi quan trọng, nó vẫn còn phụ thuộc nhiều
vào sản xuất lúa gạo có giá trị thấp. Trong bối cảnh chuẩn bị gia nhập Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO), cần thiết phải có sự da dạng hoá nông
nghiệp và đa dạng hóa thu nhập ở nông thôn mạnh hơn để đảm bảo tăng
trưởng cao và bền vững, quản lý rủi ro, và cải thiện việc sử dụng và quản lý
tài nguyên thiên nhiên. Trong chiến lược đa dạng hóa nông nghiệp, cao su là


8
một trong số các mặt hàng quan trọng có tiềm năng phát triển và thị trường
rộng lớn. Tuy nhiên, việc trồng cao su chưa được tập trung phát triển với sự

đầu tư đồng bộ mà vẫn manh mún, lạc hậu. Vì vậy, trong bối cảnh hội nhập
thế giới, Việt Nam cần đưa ra các định hướng chiến lược rõ ràng cho sản
phẩm cao su để sản phẩm này có thể đáp ứng tiêu chuẩn thế giới, tạo điều
kiện để nâng cao đời sống người dân một cách lâu dài và ổn định.
+ Sally P.Marsh, T.Gordon Macaulay và Phạm Văn Hùng (2007), “Phát
triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở ViệtNam”, Đại học Nông nghiệp I –
Hà Nội[13], nghiên cứu này đã phân tích các chính sách đất đai tại Việt Nam
và chỉ ra những bất cập còn tồn tại khiến cho phát triển nông nghiệp lạc hậu
và thiếu sự chuyên môn hóa. Vì vậy, nghiên cứu này cũng tiến hành đề xuất
các giải pháp tháo gỡ và tầm nhìn chiến lược phù hợp với quy mô phát triển
nông nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới. Các chính sách đất đai cần phù
hợp với nhu cầu của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân để mô hình này có
thể kết hợp đồng bộ với nhau một cách lâu dài, có hiệu quả.
+ Nguyễn Văn Dũng (2014), Luận văn thạc sĩ “Phát triển cây cao su trên
địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai”[7], nội dung luận văn đã nêu rõ vai trò
của cây cao su; đặc điểm sinh học; ý nghĩa của việc phát triển sản xuất cây
cao su; nội dung và tiêu chí phát triển cây cao su bao gồm:gia tăng diêṇ tić h,
năng suấ t, sản lượngcây cao su; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cây
cao su; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su; các nhân tố ảnh
hưởng đến phát triển cây cao su như điều kiện tự nhiên; điều kiện kinh tế - xã
hội; thị trường; các chin
́ h sách của nhà nước đố i với phát triể n cây cao su;
Thực trạng phát triển cây cao sutrên địa bàn huyện Đức Cơ bao gồm: đặc
điểm của huyện Đức Cơ ảnh hưởng tới phát triển cây cao su gồm đặc điểm về
điều kiện tự nhiên; đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hô ̣i. Tình hình phát triển
cây cao su ở huyện Đức Cơ trên các mặt: thực trạng về diêṇ tích, năng suấ t,


9
sản lượng và nguồn lực sản xuất cao su; thực trạng về kỹ thuật và tổ chức sản

xuấ t cao su; thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su, giải pháp
phát triển cây cao su ở huyện Đức Cơ như: hoàn thiêṇ các chính sách phát
triển cây cao su; giải pháp về vốn; giải pháp về lao động;giải pháp về cơ sở hạ
tầng; tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật;
+ Đặng Thế Sửu (2013), Luận văn “Phát triển cây cao su tiểu điền trên
địa bàn tỉnh Gia Lai”[15], nội dung luận văn đã trình bày đă ̣c điể m, vai trò
của cây cao su trong phát triể n kinh tế – xã hô ̣i, Nô ̣i dung phát triển cây cao
su tiểu điền. Các chỉ tiêu đánh giáphát triển cây cao su tiểu điền,những nhân
tố ảnh hưởng đế n phát triển cây cao su tiểu điền như nhóm yếu tố về điều kiện
tự nhiên,nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội, các chính sách của Nhà
nước về phát triển cây cao su, yế u tố thi ̣ trường, điề u kiêṇ sản xuấ t. Thành
công của luận văn là đánh giá thực tra ̣ng phát triể n cây cao sutiểu điền trên
điạ bàn tỉnh Gia Lainhư tình hình ứng dụng các tiến bộ kỷ thuật về giống và
khai thác mủ cao su tiểu điền; thực trạng chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh
Gia Lai; lao động và thu nhập của người lao động sản xuất cao su trên địa
bàn; kết quả và hiệu quả phát triển cây cao su tiểu điền của các nông hộ; các
chính sách phát triển cây cao su và cây cao su tiểu điền; thị trường đầu vào và
đầu ra cho phát triển cây cao su tiểu điền; điều kiện sản xuất của các nông hộ;
những thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn
tỉnh Gia Lai; mô ̣t số giải pháp chủ yế u để phát triển cây cao su tiểu điền trên
địa bàn tỉnh Gia Lai như hoàn thiêṇ quy hoạch phát triển trồng cao su theo
hướng; giải pháp về đất đai; giải pháp về lao động; giải pháp về vố n; giải
pháp về kỹ thuâ ̣t, công nghệ; giải pháp về cơ sở hạ tầng; giải pháp về tiêu thụ.
Các công trình nghiên cứu, văn bản, bài viết của các tác giả nêu trên đã
đề cập một cách khái quát, khá toàn diện từng vấn đề của phát triển cây cao


10
su. Ngoài ra, có nhiều bài viết của các tác giả khác, với nhiều cách tiếp cận

khác nhau đã nêu lên nhiều vấn đề về lý luận và những nội dung cơ bản về
phát triển cây cao su. Tuy nhiên, trên góc độ tìm hiểu về phát triển cây cao su
ở huyê ̣n Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về
vấn đề này. Vì vậy, tác giả đã kế thừa và chọn lọc những công trình đã nghiên
cứu ở trên để thực hiện đề tài này.


11
CHƯƠNG 1
NHỮ NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂY CAO SU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CAO
SU
1.1.1. Cây cao su và đặc điểm của cây cao su
a. Cây Cao su
Là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích chiết ra tựa như nhựa cây
của nó (gọi là mủ) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản
xuất cao su tự nhiên[1].
b. Đặc điểm sinh học
Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20m, rễ ăn rất sâu để giữ
vững cây, hấp thu chất dinh dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có võ nhẵn,
màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần, hoa thuộc loại
hoa đơn, hoa được bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo vì hoa đực
chín sớm hơn hoa cái. Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ
trung bình từ 220C đến 300C, cần mưa nhiều (tốt nhất là 200mm) nhưng
không chịu được sự úng nước và gió.
Cây cao su có nguồn gốc ở Nam Mỹ, mọc hoang dại tại vùng Amazon
khi được nhân trồng trong sản xuất với mật độ từ 400 -571 cây/ha và chu kỳ
sống được giới hạn lại từ 30 - 40 năm[4], chia làm 2 thời kỳ:
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB): Là khoảng thời gian 07 năm của cây

cao su tính từ khi trồng cây. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vành thân
cây cao su đạt 50 cm (đo cách mặt đất 1m). Tuỳ điều kiện sinh thái, chăm sóc
và giống, ở điều kiện sinh thái đặc thù của vùng duyên hải Miền Trung, thời
gian KTCB phổ biến là từ 7 - 8 năm. Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc, quản


12
lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng thích hợp thì có thể
rút ngắn thời gian KTCB từ 06 tháng đến 01 năm.
- Thời kỳ kinh doanh (TKKD): Là khoảng thời gian khai thác mủ cao su,
cây cao su được khai thác khi có trên 50% tổng số cây có vành thân đạt từ 50
cm trở lên, giai đoạn kinh doanh có thể dài từ 25 - 30 năm. Trong giai đoạn
này cây cao su vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với
giai đoạn KTCB. Sản lượng mủ thấp ở những năm đầu tiên, sau đó cao dần ở
những năm cạo thứ ba, thứ tư đến năm thứ năm, năm thứ sáu năng suất đạt
cao dần và ổn định. Sau giai đoạn trung niên khi cây ở tuổi cạo từ năm thứ 18
trở đi năng suất giảm nhanh do ảnh hưởng tới các yếu tố sinh lý, gãy đổ do
mưa bão, bệnh…[4]
Cây Cao Su có chu kỳ sống dài (30 năm) tùy thuộc vào điều kiện tự
nhiên của từng địa bàn, chất lượng giống, cách thức đầu tư chăm sóc. Thời kỳ
KTCB của cây Cao Su kéo dài 7 - 8 năm từ khi trồng mới đến khi cây Cao Su
được đưa vào khai thác mủ. Do vậy, để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả
kinh tế của cây Cao Su với chu kỳ dự toán 30 năm, chúng tôi chia chu kỳ
sống của cây ra các giai đoạn như sau:

Thời kỳ kinh doanh có thể được chia làm 3 thời kỳ[7]
+ Thời kỳ khai thác cao su non: Thời kỳ này kéo dài từ 10 đến 12 năm,
cây phát triển mạnh về số lượng cành nhánh, chu vi thân, độ dày vỏ và sản
lượng mủ tiếp tục tăng. Vỏ ở thời kỳ này mỏng, mềm đang tăng trưởng mạnh
nên việc cạo mủ phải có tay nghề cao tránh cạo phạm vào gỗ.

+ Thời kỳ cao su khai thác trung niên: Khi năng suất không còn tăng


13
nhiều nữa và giữ vững mức năng suất đó thì cao su bước vào thời kỳ khai
thác trung niên.
+ Thời kỳ khai thác cao su già: Khi năng suất mủ giảm mạnh và không
có cách nào phục hồi được thì lúc đó cây đã bước vào thời kỳ khai thác cao su
già. Lúc này vườn cây rất mẫn cảm với bệnh rụng lá mùa mưa.
- Đặc tính của mủ cao su: Mủ nước là sản phẩm chính thu được từ mủ
cao su. Mủ nước là một dung dịch thể keo, màu trắng đục như sữa hoặc có
màu hơi vàng hoặc hơi hồng tuỳ theo giống cây. Mủ nước có tỷ trọng từ
0,974 (khi mủ có độ DRC = 40%) đến 0,991 (khi DRC = 25%).
- Điều kiện để cây cao su phát triển: Để cây Cao su phát triển tốt và cho
hiệu quả cao cần chú ý đến các yêu cầu về kỹ thuật trồng. Các yêu cầu đó là:
+ Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp từ
25 - 300C. Các vùng trồng cao su trên Thế giới hiện nay phần lớn ở vùng khí
hậu nhiệt đới có nhiệt độ bình quân năm bằng 28 0 + 20C và biên độ nhiệt
trong ngày là 7 - 80C. Ở nhiệt độ 250C năng suất cây đạt mức tối hảo, nhiệt độ
mát dịu vào buối sáng sớm (1 - 5 giờ sáng) giúp cây sản xuất mủ cao nhất.
+ Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ
1.500 - 2.000 mm nước/năm. Ở những nơi không có điều kiện đất thuận lợi,
cây cao su cần lượng mưa từ 1.800 - 2.000 mm nước/năm. Các trận mưa lớn
kéo dài nhất là các trận mưa buổi sáng gây trở ngại cho việc cạo mủ và đồng
thời làm tăng khả năng lây lan, phát triển của các loại nấm bệnh gây hại trên
mặt cạo cây cao su.
+ Gió: gió nhẹ 1 - 2m/s có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây
thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa.
Trồng cao su ở nơi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại
cho cây cao su, làm bị gãy cành, gãy thân, đổ cây, rễ cây cao su không phát

triển sâu và rộng được.
+ Giờ chiếu sáng, sương mù: Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng


14
trưởng nhanh và sản lượng cao. Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây cao
su bình quân là 1.800 - 2.800 giờ/năm và tối thiểu khoảng 1.600 giờ - 1.700
giờ/năm.
Sương mù nhiều gây một tiểu khí hậu ướt tạo cơ hội cho các loại nấm
bệnh phát triển và tấn công cây cao su như trường hợp bệnh phấn trắng...
+ Đất đai: Cây cao su có thể sống được trên hầu hết các loại đất và phát
triển trên các loại đất mà các cây khác không thể sống được. Cây cao su phát
triển ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt nhưng thành tích và hiệu quả kinh tế
của cây là một vấn đề cần lưu ý hàng đầu khi nhân trồng cao su trên quy mô
lớn, do vậy việc chọn lựa các vùng đất thích hợp cho cây cao su là một vấn đề
cơ bản cần được đặt ra.
+ Độ cao: Cây cao su thích hợp với các vùng đất có độ cao tương đối
thấp: Dưới 200 m, càng lên cao càng bất lợi do độ cao của đất có tương quan
với nhiệt độ thấp và gió mạnh.
+ Độ dốc: Độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất. Đất càng dốc, xói
mòn càng mạnh khiến các dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị
mất đi nhanh chóng. Khi trồng cao su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập
các hệ thống bảo vệ đất chống xói mòn như hệ thống đê, mương, đường đồng
mức... Hơn nữa các diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp khó khăn trong
việc cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ. Do vậy, trong điều kiện có thể lựa
chọn được nên trồng cao su ở đất có ít dốc.
Mục tiêu của công tác trồng cao su là phải tạo nên một vườn cây có:
+ Mật độ đông đặc tốt (đảm bảo 95% mật độ thiết kế vào năm trồng) và tỷ
lệ đồng đều cao để khi đưa vào khai thác số cây cạo nhiều sẽ cho sản lượng cao.
+ Rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản bằng cách đầu tư thâm canh, chọn

đất thích hợp đối với quy mô phát triển cao su đại điền nên chọn các vùng liền
khoảnh có diện tích tương đối tập trung nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư đường


×